intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo trên địa bàn huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

28
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm mục tiêu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo trên địa bàn huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, qua đó đề xuất một số giải pháp cần thiết để nâng cao việc tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nghèo trên địa bàn huyện Cầu Kè trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo trên địa bàn huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NGỌC LINH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẦU KÈ, TỈNH TRÀ VINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - 2017 27
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NGỌC LINH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA HỘ NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CẦU KÈ, TỈNH TRÀ VINH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUỲNH HOA Tp. Hồ Chí Minh - 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo trên địa bàn huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh” là công trình nghiên cứu của tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Nguyễn Quỳnh Hoa. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 4 năm 2017 Người thực hiện Nguyễn Thị Ngọc Linh
  4. TÓM TẮT Đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo trên địa bàn huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh” nhằm mục tiêu xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo trên địa bàn huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, qua đó đề xuất một số giải pháp cần thiết để nâng cao việc tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nghèo trên địa bàn huyện Cầu Kè trong thời gian tới. Đề tài sử dụng mô hình hồi quy Logit để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn chính thức của hộ nghèo và mô hình hồi quy đa biến để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay của hộ nghèo vay được trên địa bàn nghiên cứu. Kết quả phân tích cho thấy rằng có 6 nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức là số tuổi chủ hộ, trình độ học vấn chủ hộ, số người phụ thuộc, quan hệ xã hội, diện tích, hội viên đoàn thể (trong đó, nhân tố quan hệ xã hội có tác động mạnh nhất), đối với lượng vốn vay tín dụng chính thức thì có 2 nhân tố là quan hệ xã hội và hội viên đoàn thể tác động (trong đó, nhân tố hội viên đoàn thể có tác động mạnh). Cuối cùng là dựa các kết quả phân tích để đề xuất một số giải pháp cần thiết nhằm nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nghèo trên địa bàn huyện Cầu Kè trong thời gian tới.
  5. DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐBKK: Đặc biệt khó khăn ĐBSCL: Đồng bằng Sông Cửu Long HSSV: Học sinh, sinh viên LĐTB&XH: Lao động Thương binh và Xã hội NHCSXH: Ngân hàng Chính sách Xã hội NHNN&PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NS&VSMTNT: Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn SXKD: Sản xuất kinh doanh TCTD: Tổ chức tín dụng UBND: Ủy ban Nhân dân
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1. Tiêu chuẩn nghèo của Việt Nam …………………………………………...... 11 Bảng 2. Số liệu hộ nghèo năm 2015………………………………………………. 29 Bảng 3. Số liệu hộ nghèo từng xã năm 2015 của huyện Cầu Kè…………………. 30 Bảng 4. Phân bổ số hộ điều tra theo xã……………………………………………. 31 Bảng 5. Ký hiệu và đơn vị các biến đưa vào mô hình hồi quy Logit …………… 35 Bảng 6. Ký hiệu và đơn vị các biến đưa vào mô hình hồi quy đa biến …………... 37 Bảng 7. Kết quả giảm nghèo từ năm 2011 - 2015 của huyện Cầu Kè……………. 40 Bảng 8. Thống kê đối tượng vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2013 – 2015………………………………… 42 Bảng 9. Kết quả hoạt động cho vay hỗ trợ người nghèo của Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2013 – 2015…………………......... 44 Bảng 10. Giới tính của chủ hộ nghèo……………………………………………… 46 Bảng 11. Tuổi của chủ hộ nghèo…………………………………………………... 47 Bảng 12. Khoảng cách từ nơi ở đến trung tâm huyện…………………………….. 47 Bảng 13. Trình độ học vấn của hộ nghèo…………………………………………. 48 Bảng 14. Số thành viên phụ thuộc của chủ hộ…………………………………….. 49 Bảng 15. Quan hệ xã hội của hộ nghèo……………………………………………. 49 Bảng 16. Thành viên hội viên đoàn thể……………………………………………. 50 Bảng 17. Tổng diện tích đất của chủ hộ…………………………………………… 50 Bảng 18. Việc tiếp cận vốn chính thức của hộ nghèo……………………………………. 51 Bảng 19. Thông tin về lượng vốn vay của hộ nghèo…………………………….............. 51 Bảng 20. Nguồn thông tin vay của hộ nghèo……………………………………............. 52 Bảng 21. Lãi suất cho vay của hộ nghèo…………………………………………………. 53
  7. Bảng 22. Kiểm định giả thuyết mô hình…………………………………………………. 53 Bảng 23. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình……………………………………… 54 Bảng 24. Kiểm định mức độ giải thích của mô hình…………………………………….. 54 Bảng 25. Kiểm định mức độ dự báo tính chính xác của mô hình……………………….. 55 Bảng 26. Mô phỏng xác suất khả năng tiếp cận vốn thay đổi…………………………… 56 Bảng 27. Kết quả ước lượng mô hình hồi quy đa biến.................................................. 58 Bảng 28. Hệ số phù hợp của mô hình.......................................................................... 59 Bảng 29. ANOVA ........................................................................................................ 59
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. Biểu hiện ra bên ngoài của tín dụng…………………………………… 6 Hình 2. Các nhân tố đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân ở cận ngoại thành Hà Nội………………………………………... 16 Hình 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn tỉnh An Giang…………………………………………………….. 17 Hình 4. Khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của hộ nghèo………….. 18 Hình 5. Khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Hậu Giang… 18 Hình 6. Tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh… 19 Hình 7. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ tỉnh An Giang…………………………………………………. 20 Hình 8. Các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long…………………………………….. 21 Hình 9. Về tiếp cận tín dụng của các nông hộ ở huyện Tongren,Trung Quốc……… 22 Hình 10. Về tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở nông thôn Indonesia…….. 22 Hình 11. Về yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng vi mô của nông hộ ở quốc gia Phillipines………………………………………………………. 23 Hình 12. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn chính thức của hộ nghèo…. 26 Hình 13. Quy trình thực hiện nghiên cứu………………………………………. 28
  9. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN TÓM TẮT MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH SÁCH CÁC BẢNG DANH SÁCH CÁC HÌNH CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU…………………… 1 1.1 Đặt vấn đề…………………………………………………………………. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………………… 2 1.2.1. Mục tiêu chung…………………………………………………………. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể…………………………………………………………. 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu……………………………………………………….. 2 1.4. Đối tượng nghiên cứu…………………………………………………….. 3 1.5. Phạm vi nghiên cứu ……………………………………………………… 3 1.6. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………. 3 1.7. Ý nghĩa của nghiên cứu…………………………………………………... 3 1.8. Cấu trúc của luận văn…………………………………………………….. 4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU………… 6 2.1. Tổng quan về tài liệu……………………………………………………... 6 2.1.1. Tổng quan về tín dụng và tín dụng nông thôn…………………………. 6 2.1.2. Tổng quan về nghèo và hộ nghèo………………………………………. 9 2.1.3. Các lý thuyết có liên quan………………………………………………. 14 2.2. Các nghiên cứu liên quan…………………………………………………. 16 2.2.1. Nghiên cứu “Khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân:
  10. trường hợp nghiên cứu ở vùng cận ngoại thành Hà Nội”, Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung2008……………………………………... 16 2.2.2. Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn tỉnh An Giang”, Trần Ái Kết và Huỳnh Trung Thời, 2010……………………………………………………… 17 2.2.3. Nghiên cứu “Khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của hộ nghèo”, Nguyễn Quốc Nghi, 2011…………………………………….. 17 2.2.4. Nghiên cứu “Khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”, Nguyễn Thị Thanh Lâm, 2011……………………… 18 2.2.5. Nghiên cứu “Khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn tỉnh Trà Vinh”, Nguyễn Quốc Vinh, 2015………………. 19 2.2.6. Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ tỉnh An Giang” Nguyễn Phan Như Ngọc & Phạm Đức Chính, 2015………………………………………………… 19 2.2.7. Nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long”, Nguyễn Trọng Hưng, 2015…………………………………………………………….. 20 2.2.8. Nghiên cứu “Về tiếp cận tín dụng của các nông hộ ở Tongren, Trung Quốc” Guangwen và Lili, 2005……………………………………….. 21 2.2.9. Nghiên cứu “Về tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ ở vùng nông thôn Indonesia” Nuryartono và ctv, 2005……………………………… 22 2.2.10. Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận tín dụng vi mô của nông hộ ở quốc gia Phillipines” Gan et al, 2007…………….. 23 2.3. Các nhân tố tác động đến việc tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nghèo…… 24 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................ 28 3.1. Quy trình nghiên cứu……………………………………………………... 28 3.2. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………. 29
  11. 3.2.1 Phương pháp cho vùng và điểm nghiên cứu……………………………. 29 3.2.2 Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu…………………………………….. 30 3.3. Phương pháp thu thập số liệu……………………………………………... 32 3.4. Thiết kế bảng câu hỏi…………………………………………………….. 32 3.5. Phương pháp phân tích số liệu……………………………………………. 32 3.5.1. Phương pháp phân tích tổng hợp……………………………………….. 32 3.5.2. Phương pháp thống kê mô tả…………………………………………… 33 3.5.3 Phương pháp phân tích hồi quy ………………………………………… 33 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU……………………………………... 39 4.1. Tổng quan về huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh……………………………… 39 4.1.1. Giới thiệu khái quát về huyện Cầu Kè………………………………….. 39 4.1.2. Công tác giảm nghèo ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh………………….. 39 4.1.3. Khái quát về thị trường tín dụng huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh………… 40 4.2. Mô tả mẫu nghiên cứu……………………………………………………. 45 4.2.1. Sơ lược về địa bàn lấy mẫu khảo sát…………………………………… 45 4.2.2. Đặc điểm mẫu khảo sát…………………………………………………. 46 4.3. Kết quả phân tích mô hình hồi quy Logit về các nhân tố ảnh hưởng đến việc 53 tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh…… 4.3.1. Kiểm định giả thuyết hồi quy…………………………………………... 53 4.3.2. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình………………………………. 54 4.3.3. Kiểm định mức độ giải thích của mô hình……………………………… 54 4.3.4. Kiểm định mức độ dự báo tính chính xác của mô hình………………… 55 4.3.5. Thảo luận kết quả hồi quy………………………………………………. 55 4.4. Kết quả phân tích mô hình hồi quy đa biến về các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay tín dụng chính thức của hộ nghèo huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh………… 57 4.4.1. Kiểm định giả thuyết hồi quy…………………………………………... 57
  12. 4.4.2. Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy ……………………………. 58 4.4.3 Kiểm định độ phù hợp của mô hình ……………………………………. 59 4.4.4 Thảo luận kết quả hồi quy……………………………………………….. 59 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH……………………… 61 5.1. Kết luận…………………………………………………………………... 61 5.2. Hàm ý chính sách………………………………………………………… 62 5.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo..................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN (DỰ KIẾN) PHỤ LỤC 2: TỔNG HỢP Ý KIẾN PHỎNG VẤN PHỤ LỤC 3: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN (CHÍNH THỨC) PHỤ LỤC 4: THỐNG KÊ MÔ TẢ PHỤ LỤC 5: PHÂN TÍCH HỒI QUY LOGIT PHỤ LỤC 6: PHÂN TÍCH HỒI QUY ĐA BIẾN
  13.     1  4CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Đặt vấn đề Giảm nghèo bền vững là một trong những yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, nhất là ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam và tín dụng ngày càng được chấp nhận như là một công cụ mạnh mẽ để giúp đỡ người nghèo thoát ra khỏi luẩn quẩn chu kỳ nghèo, từng bước nâng cao thu nhập, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa các nhóm dân cư trong xã hội. Nền kinh tế Việt Nam đang hoạt động trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Phần lớn dân cư tận dụng được nhiều cơ hội thuận lợi, phát triển sản xuất kinh doanh vươn lên khá, giàu. Một bộ phận dân cư khác do gặp những rủi ro bất khả kháng rơi vào hoàn cảnh nghèo đói. Thực tế cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo tập trung ở những vùng nông thôn khó khăn, chứa đựng nhiều yếu tố bất lợi như rủi ro do thiên tai, kết cấu hạ tầng yếu kém, trình độ dân trí thấp, cách thức sản xuất manh mún và hấu hết có ít diện tích đất sản xuất nông nghiệp nên không thể trông cậy vào thu nhập từ công việc đồng áng để cải thiện điều kiện cuộc sống nên đại bộ phận hộ nghèo nông thôn thường sống dựa vào khai thác nguồn lợi tự nhiên, chăn nuôi hoặc làm thuê trong nông nhiệp. Trà Vinh là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao thứ hai trong các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, đứng sau tỉnh Sóc Trăng, với tỷ lệ hộ nghèo là 16,64%, cận nghèo 9,04% (Bộ Lao động Thương binh Xã hội, 2013). Tỉnh Trà Vinh gồm có 1 thành phố, 1 thị xã và 8 huyện, trong đó Cầu Kè là một huyện có điều kiện đặc thù là vùng nông thôn, có đông đồng bào dân tộc Khmer, là huyện có tỷ lệ hộ nghèo đứng thứ năm trong tỉnh, đứng sau huyện Duyên Hải, Trà Cú, Cầu Ngang, Châu Thành, với tỷ lệ hộ nghèo 9,29% (Ủy ban Nhân dân tỉnh Trà Vinh, 2016). Đa số bộ phận dân cư của huyện sinh sống dựa vào nông nghiệp, thu nhập của hộ dân phụ thuộc nhiều rủi ro như: khí hậu thời tiết dễ biến đổi, dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ, các hình thức liên kết trong sản xuất chưa mang lại hiệu quả, giá
  14.     2  hàng hóa nông sản biến động, chính vì thế đã gây không ít trợ ngại cho người dân ở đây, mà đối tượng chịu nhiều nhất là hộ nghèo. Trong những năm qua, huyện Cầu Kè theo chủ trương của Đảng và Nhà nước đã quan tâm và thực hiện nhiều giải pháp để giảm nghèo, trong đó có giải pháp tập trung hỗ trợ vốn tín dụng. Số hộ nghèo được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức ngày càng gia tăng, số hộ nghèo giảm qua các năm. Tuy nhiên, không phải hộ gia đình nghèo nào cũng có thể tiếp cận được nguồn vốn tín dụng này. Những hộ không vay được, nguyên nhân một phần là do phần đông hộ nghèo có trình độ học vấn thấp, không quen biết; một phần là do các hộ nghèo không đủ điều kiện cho vay vốn theo như quy định của các tổ chức tín dụng về tài sản thế chấp, là hội viên các đoàn thể…Vì vậy, nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo trên địa bàn huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh đã được tác giả chọn làm vấn đề nghiên cứu nhằm nâng cao việc tiếp cận tín dụng của hộ nghèo với các tổ chức tín dụng chính thức, qua đó cải thiện điều kiện sống của hộ nghèo, góp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Cầu Kè. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo trên địa bàn huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh từ đó đề xuất các giải pháp nhằm góp phần nâng cao việc tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nghèo trên địa bàn huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo. (2) Đề xuất các giải pháp cần thiết nhằm nâng cao việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo trong thời gian sắp tới. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu - Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo trên địa bàn huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh?
  15.     3  - Giải pháp cần thiết nào sẽ góp phần để nâng cao việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo ở huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh? 1.4. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo. - Đối tượng khảo sát của đề tài: Hộ gia đình nghèo trên địa bàn huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. 1.5. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đề tài này chỉ giới hạn nghiên cứu về việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo trên địa bàn huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. - Phạm vi về không gian: Các thông tin trong đề tài được thu thập, tổng hợp từ nhiều nguồn: từ thông tin chung của cả nước, của tỉnh Trà Vinh đến thông tin riêng của huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Đề tài nghiên cứu được thực hiện khảo sát thực tế tại 02 xã đại diện của huyện Cầu Kè: Châu Điền và Thông Hòa. - Phạm vi về thời gian: Các số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu được thu thập từ năm 2013 đến năm 2015. Đề tài được thực hiện và hoàn thành từ tháng 9/2016 đến tháng 4/2017. 1.6. Phương pháp nghiên cứu Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu nêu trên, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp thống kê mô và phương pháp phân tích định lượng. Thu thập dữ liệu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi. Dùng thang đo danh nghĩa, thứ bậc, tỷ số để đo lường giá trị các biến số trong nghiên cứu. Phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu thuận tiện và dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 20. 1.7. Ý nghĩa của nghiên cứu Nhằm xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo trên địa bàn huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, từ đó đưa ra các giải pháp cần thiết để giúp cho hộ nghèo trên địa bàn huyện Cầu Kè nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nghèo với các tổ chức tín dụng chính thức,
  16.     4  qua đó cải thiện điều kiện sống của hộ nghèo, góp phần thực hiện tốt hơn công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện. 1.8. Cấu trúc của luận văn Nội dung đề tài bao gồm 5 chương: - Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu. Với vấn đề được xác định là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo trên địa bàn huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, trong chương này tác giả tiến hành xác định: mục tiêu, câu hỏi, đối tượng, phạm vi, phương pháp, ý nghĩa nghiên cứu và cấu trúc của luận văn. - Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Chương này tác giả sẽ trình bày cơ sở lý thuyết có liên quan đến việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo bao gồm: Tổng quan về tín dụng và tín dụng nông thôn; Tổng quan về nghèo và hộ nghèo; Lý thuyết về thông tin bất đối xứng; Lý thuyết về tiếp cận tín dụng. Ngoài ra, tác giả đưa ra các mô hình nghiên cứu trước đây của nhiều tác giả nước ngoài và trong nước liên quan đến việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân, hộ nghèo, từ đó tác giả phát triển khung phân tích cho đề tài nghiên cứu. - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Trong chương 3 tác giả sẽ trình bày: quy trình nghiên cứu, phương pháp chọn vùng và điểm nghiên cứu, phương pháp chọn mẫu nghiên cứu, phương pháp thu thập số liệu, thiết kế bảng câu hỏi và phương pháp phân tích số liệu. Trong trình bày phương pháp phân tích số liệu tác giả sẽ phân tích tổng hợp, phân tích thống kê mô tả, phân tích hồi quy mô hình Logit để tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vay vốn chính thức của hộ nghèo và phân tích hồi quy đa biến để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lượng vốn vay mà hộ nghèo có vay được. - Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương này sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu thông qua việc phân tích dữ liệu thu thập được. Tác giả thực hiện các bước của phân tích hồi quy Logit và
  17.     5  hồi quy đa biến để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc tiếp cận vay vốn chính thức và lượng vốn vay của hộ nghèo. - Chương 5: Kết luận và đề xuất hàm ý chính sách. Căn cứ theo kết quả nghiên cứu chương 4, trong chương 5 tác giả sẽ đưa ra kết luận về các nhân tố ảnh hưởng việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo cũng như lượng vốn vay của hộ nghèo, từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách cần thiết cho hộ nghèo, cho các tổ chức tín dụng, chính quyền địa phương để nâng cao việc tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nghèo trên địa bàn huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.
  18.     6  CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Tổng quan về tài liệu 2.1.1. Tổng quan về tín dụng và tín dụng nông thôn 2.1.1.1. Khái niệm tín dụng và tín dụng nông thôn * Khái niệm về tín dụng Theo Sử Đình Thành – Vũ Thị Minh Hằng (2008), khái niệm tổng quát về tín dụng như sau: “Tín dụng là một phạm trù kinh tế phản ánh sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng trong một thời gian nhất định và với khoản chi phí nhất định”. Người sở hữu Vốn Người sử dụng Sau một thời gian: Vốn Người sở hữu Người sử dụng Hình 2.1: Biểu hiện ra bên ngoài của tín dụng (Nguồn: Sử Đình Thành – Vũ Thị Minh Hằng, 2008) Từ khái niệm cho thấy tín dụng có ba đặc trưng cơ bản: Một là, chỉ làm thay đổi quyền sử dụng, không làm thay đổi quyền sở hữu vốn; Hai là, quá trình chuyển giao vốn phải có thời hạn và thời hạn này được xác định dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên tham gia quan hệ tín dụng; Ba là, Chủ sở hữu được nhận lại một phần thu nhập dưới dạng lợi tức tín dụng. Bởi lẻ, nếu thiếu một trong các đặc trưng cơ bản này thì không thể gọi là quan hệ tín dụng, thể hiện nếu thiếu đặc trưng thứ ba thì là quan hệ mượn, nếu thiếu đặc trưng thứ hai và thứ ba thì đây là quan hệ biếu tặng, cho luôn; và khi không có ba đặc trưng thì không có sự chuyển giao vốn thì không có quan hệ kinh tế xảy ra. * Khái niệm về nông thôn Theo Điều 3, Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính Phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn có nêu: “Nông thôn
  19.     7  là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã”. * Khái niệm về tín dụng nông thôn Tài chính nông thôn là các giao dịch tài chính liên quan đến các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp diễn ra giữa các hộ gia đình và các thể chế ở khu vực nông thôn (Trần Tiến Khai, 2014), từ khái niệm về tài chính nông thôn, ta có thể thấy tín dụng nông thôn là một bộ phận của tài chính nông thôn, cung cấp các dịch vụ tài chính của ngân hàng cho riêng thị trường nông thôn về các khoản vay dành cho hộ gia đình có sản xuất trong nông nghiệp, các hộ có hoàn cảnh khó khăn nhằm phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. * Khái niệm về tín dụng nông thôn chính thức Tín dụng nông thôn chính thức là các khoản vay được cung cấp bởi các tổ chức tín dụng thuộc khu vực Chính phủ ủy quyền và phải tuân theo các quy định và sự kiểm soát của ngành ngân hàng (Lê Thanh Tâm, 2008). 2.1.1.2. Vai trò của tín dụng và tín dụng nông thôn * Vai trò của tín dụng Trong kinh tế thị trường, tín dụng có các vai trò: Tín dụng là công cụ thực hiện tích tụ, tập trung vốn và tài trợ vốn cho các ngành kinh tế, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển; Tín dụng là công cụ góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả và kiềm chế kiểm soát lạm phát; Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự xã hội; Tín dụng là một trong những phương tiện kết nối nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế của cộng đồng thế giới, góp phần phát triển mối quan hệ đối ngoại (Sử Đình Thành – Vũ Thị Minh Hằng, 2008). * Vai trò của tín dụng nông thôn Theo Đinh Phi Hổ (2008), nguồn vốn dùng trong nông nghiệp được hình thành từ nhiều nguồn như: (1) nguồn vốn tích lũy từ bản thân khu vực nông nghiệp, đây là nguồn vốn tự do, do nông dân tiết kiệm được và sử dụng đầu tư vào tái mở rộng sản xuất; (2) nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn này được dùng vào việc xây dựng vùng kinh tế mới, thủy lợi, trung tâm nghiên
  20.     8  cứu kỹ thuật nông nghiệp; (3) nguồn vốn từ tín dụng nông thôn là vốn vay từ các hệ thống ngân hàng, các định chế tài chính thuộc khu vực chính thức, bán chính thức và phi chính thức nhằm đầu tư cho sản xuất nông nghiệp của nông hộ, trang trại và các doanh nghiệp nông nghiệp; (4) nguồn vốn nước ngoài gồm vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn đầu tư gián tiếp. Ở Việt Nam, trong khu vực nông nghiệp thì vốn tín dụng nông thôn là nguồn bổ sung vốn quan trọng cho phát triển nông nghiệp, với lý do: ngoài nguồn vốn tích lũy của các hộ gia đình trong khu vực nông nghiệp thì lĩnh vực nông nghiệp kém khả năng thu hút đầu tư từ nước ngoài hay của Chính phủ do giá trị tạo ra không cao so với công nghiệp và dịch vụ. 2.1.1.3. Thị trường tín dụng nông thôn ở Việt Nam Theo Trần Tiến Khai (2014), Thị trường tín dụng nông thôn có các đặc điểm: (1) Chi phí giao dịch cao: do khách hàng cư trú phân tán, sống rải rác trên địa bàn rộng lớn, mật độ dân số thấp, cộng đồng nông dân đa dạng, giá trị vay nợ thấp, tốn nhiều thời gian đi lại, chi phí khác cần cho vay và thu hồi nợ, chi phí thông tin và marketing cao do cơ sở hạ tầng thông tin kém; (2) Nhiều rủi ro: do khí hậu thời tiết dễ biến đổi nên ảnh hưởng nhiều đến sản xuất nông nghiệp, lợi nhuận từ nông nghiệp thấp, nhu cầu tiêu dùng của gia đình có thể sử dụng vốn vay không đúng mục đích, tương đồng về điều kiện tự nhiên khi có dịch bệnh thường xảy ra đồng loạt trên cả một vùng rộng lớn; giá hàng hóa nông sản biến độn, xác suất mất khả năng chi trả cao do sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên; thế chấp kém, quyền sử dụng đất đai chưa toàn vẹn, hệ thống pháp lý yếu, khả năng thu hồi kém; (3) Hệ quả: Ngân hàng thương mại không muốn cho vay, người cho vay tập trung vào nông trại quy mô lớn và thị trường phi chính thức phát triển. Ở Việt Nam các nhà cung cấp tín dụng nông thôn ở ba khu vực, gồm: (1) Khu vực chính thức: là các hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng được thành lập và hoạt động theo Luật Ngân hàng và Luật các tổ chức tín dụng, bao
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2