intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Long

Chia sẻ: Ochuong_999 Ochuong_999 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:120

133
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Long”được thực hiện để kiểm định thang đo và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động, đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến động lực lao động. Từ đó, tác giả đưa ra các hàm ý nhằm nâng cao động lực làm việc của người lao động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Long.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Long

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG VÕ HOÀNG GIANG NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH VĨNH LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ NGÀNH: 60340102 Vĩnh Long, năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CỬU LONG VÕ HOÀNG GIANG NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH VĨNH LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH MÃ NGÀNH: 60340102 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. LÊ TẤN PHƯỚC Vĩnh Long, năm 2016
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi là: Võ Hoàng Giang, học viên cao học ngành Quản Trị Kinh Doanh K2B, Trường Đại Học Cửu Long, xin cam đoan rằng công trình nghiên cứu này là của tôi và do chính tôi thực hiện, số liệu và kết quả nghiên cứu này chưa từng được công bố trong các nghiên cứu nào trước đó. Vĩnh Long, ngày tháng năm 2016 Người thực hiện Võ Hoàng Giang
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cám ơn quý thầy cô Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Cửu Long đã truyền đạt kiến thức bổ ích cho tôi trong 2 năm học vừa qua. Tôi đặc biệt cám ơn TS. Lê Tấn Phước đã hướng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn này. Tôi xin cám ơn Ban Giám Đốc, các phòng ban, đơn vị trực thuộc của Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Long, đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu để hoàn thiện luận văn. Tôi cám ơn gia đình đã tạo điều kiện về thời gian, tiền bạc trong suốt quá trình tôi học và làm luận văn này. Tuy đã rất cố gắng nhưng do kiến thức và thời gian có hạn nên luận văn này không thể tránh khỏi những sai sót nhất định kính mong các thầy, cô góp ý để luận văn này hoàn thiện hơn. Vĩnh Long, ngày tháng năm 2016 Người thực hiện Võ Hoàng Giang
  5. iii MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................... viii DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ................................................................................ ix DANH MỤC SƠ ĐỒ/ BIỂU ĐỒ ............................................................................. x TÓM TẮT .............................................................................................................. xi CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ....................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề..................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................. 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................... 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 3 1.4. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 3 1.5. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.6. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 3 1.7. Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................... 4 1.8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu ....................................................................... 4 1.9. Cấu trúc luận văn .......................................................................................... 7 CHƯƠNG 2- CƠ SỞ LÝ THUYẾT...................................................................... 8 2.1. Thực trạng Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Long................................................................................ 8 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. ............................................................ 8 2.1.2. Cơ cấu tổ chức ..................................................................................... 10 2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ ........................................................................ 11
  6. iv 2.1.4. Lĩnh vực hoạt động .............................................................................. 11 2.1.5. Mạng lưới giao dịch ............................................................................. 12 2.1.6. Thực trạng về nhân sự BIDV - Chi nhánh Vĩnh Long .......................... 12 2.1.7. Tình hình hoạt động kinh doanh ........................................................... 18 2.1.8. Về công tác tuyển dụng lao động ......................................................... 19 2.1.9. Đối với công tác tiền lương .................................................................. 20 2.1.10. Thuận lợi và khó khăn của BIDV - Chi nhánh Vĩnh Long .................. 21 2.2. Cơ sở lý luận............................................................................................... 22 2.2.1. Tìm hiểu về động lực làm việc ............................................................. 22 2.2.2. Bản chất của động lực trong lao động................................................... 23 2.2.3. Các yếu tố tạo động lực trong lao động ................................................ 24 2.2.4. Tạo động lực trong lao động ................................................................ 27 2.2.5. Sự cần thiết phải tạo động lực trong lao động ....................................... 27 2.3. Các lý thuyết cơ bản ................................................................................... 33 2.3.1. Lý thuyết thứ bậc nhu cầu của Abraham Maslow ................................. 33 2.3.2. Lý thuyết hai nhân tố của F. Herzberg .................................................. 34 2.3.3. Lý thuyết công bằng của J.Stacy.Adams (1963) ................................... 36 2.3.4. Lý thuyết kỳ vọng của Victor Vroom (1964) ........................................ 36 2.3.5. Mô hình mười yếu tố tạo động lực của Kovach (1987) ......................... 37 2.4. Thang đo các yếu tố động lực làm việc ....................................................... 38 2.4.1. Tính chất công việc .............................................................................. 38 2.4.2. Lãnh đạo .............................................................................................. 38 2.4.3. Sự tự chủ trong công việc .................................................................... 39 2.4.4. Lương và phúc lợi ................................................................................ 39 2.4.5. Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp ......................................... 40 2.4.6. Môi trường làm việc ............................................................................. 41 2.4.7. Đồng nghiệp ........................................................................................ 41 2.4.8. Thương hiệu của tổ chức ...................................................................... 42 CHƯƠNG 3- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 43
  7. v 3.1. Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 43 3.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................... 43 3.3. Nghiên cứu sơ bộ ........................................................................................ 44 3.4. Nghiên cứu chính thức ................................................................................ 44 3.5. Mẫu nghiên cứu .......................................................................................... 46 3.6. Thiết kế thang đo cho bảng câu hỏi ............................................................. 46 3.6.1. Thiết kế bảng câu hỏi ........................................................................... 46 3.6.2. Diễn đạt và mã hóa thang đo ................................................................ 47 3.7. Xây dựng mô hình nghiên cứu .................................................................... 50 3.7.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ................................................................. 50 3.7.2. Các giả thuyết nghiên cứu .................................................................... 50 3.8. Phân tích dữ liệu ......................................................................................... 51 3.8.1. Phân tích thống kê ................................................................................ 51 3.8.2. Phân tích độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha. ........................... 52 3.8.3. Phân tích nhân tố khám phá ................................................................. 52 3.8.4. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ...................................................... 53 CHƯƠNG 4- KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 54 4.1. Mô tả mẫu................................................................................................... 54 4.2. Phân tích độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha ................................... 57 4.3. Phân tích nhân tố khám phá với dữ liệu nghiên cứu .................................... 57 4.3.1. Phân tích nhân tố khám phá ................................................................. 57 4.3.2. Kết quả phân tích nhân tố với biến độc lập ........................................... 58 4.3.3. Kết quả phân tích nhân tố với biến phụ thuộc ....................................... 63 4.4. Kiểm định mô hình nghiên cứu bằng phân tích hồi quy............................... 64 4.4.1. Kiểm định mối tương quan giữa các biến độc lập với phụ thuộc bằng hệ số tương quan Pearson .............................................................................. 64 4.4.2. Phân tích hồi quy ................................................................................. 65 4.4.3. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ...................................................... 67
  8. vi 4.5. Kiểm định sự khác biệt các đặc tính cá nhân đến động lực làm việc của nhân viên ........................................................................................................... 68 4.5.1. Sự khác biệt về giới tính....................................................................... 69 4.5.2. Sự khác biệt về độ tuổi ......................................................................... 69 4.5.3. Sự khác biệt về trình độ học vấn .......................................................... 69 4.5.4. Sự khác biệt về chức danh, vị trí công việc........................................... 70 4.5.5. Sự khác biệt về thâm niên công tác ...................................................... 70 4.5.6. Sự khác biệt về thu nhập ...................................................................... 70 4.6. Cơ sở đề xuất các hàm ý nhằm nâng cao động lực làm việc của người lao động tại BIDV - Chi nhánh Vĩnh Long .............................................................. 70 CHƯƠNG 5- KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ HÀM Ý NHẰM NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI BIDV- CHI NHÁNH VĨNH LONG ........................................................................................ 74 5.1. Kết luận ...................................................................................................... 74 5.2. Một số hàm ý nhằm nâng cao động lực cho người lao động ........................ 76 5.3. Kiến nghị .................................................................................................... 82 5.3.1. Đối với Ngân Hàng Nhà Nước ............................................................. 82 5.3.2. Một số kiến nghị đối với BIDV- Chi nhánh Vĩnh Long ........................ 82 5.4. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo ...................................................... 83 5.4.1. Hạn chế nghiên cứu.............................................................................. 83 5.4.2. Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo ..................................................... 83
  9. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải ANOVA Analysis of variance (Phân tích phương sai). EFA Exploratory Factor Analysis (Phương pháp phân tích nhân tố khám phá). KMO Kaiser-Meyer-Olkin measure of sampling adecquacy (Là một chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố). Bartlett Bartlett’s test of sphericity (Kiểm định Bartlett). TVE Total Variance Explained (Tổng phương sai trích). OLS Ordinal Least Square (Phương pháp phân tích bình phương nhỏ nhất thông thường). Sig. Observed significance level (Mức ý nghĩa quan sát ). SPSS Statistical Package for the Social Sciences (Phần mềm thống kê cho khoa học xã hội). VIF Variance inflation factor (Hệ số nhân tố phóng đại phương sai). BIDV Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam (Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam ). WTO World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế giới).
  10. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 2.1 Phân bố lao động tại BIDV - Chi nhánh Vĩnh Long 13 2.2 Chất lượng lao động của BIDV - Chi nhánh Vĩnh Long 14 2.3 Số lượng lao động 16 2.4 Cơ cấu lao động 17 Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV - Chi nhánh Vĩnh Long 2.5 18 năm 2013-2015 2.6 Các yếu tố tạo động lực và duy trì của Herzberg 34 3.1 Danh sách chuyên gia 47 3.2 Thang đo và mã hóa thang đo 48 4.1 Cơ cấu về giới tính 54 4.2 Cơ cấu về độ tuổi 54 4.3 Cơ cấu về trình độ 55 4.4 Cơ cấu về thâm niên công tác 55 4.5 Cơ cấu về chức danh, vị trí công tác 56 4.6 Cơ cấu về mức thu nhập 56 4.7 Kết quả Cronbach’s Alpha của các thang đo 57 4.8 Kết quả phân tích nhân tố (EFA) của các biến độc lập 60 4.9 Ma trận hệ số tương quan 65 4.10 Kết quả hồi quy sử dụng phương pháp Enter 67 Kết quả các yếu tố ảnh hưởng đến động lực nhân viên sau khi xử 4.11 69 lý số liệu
  11. ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số hiệu hình Tên hình Trang 2.1 Các cấp bậc của nhu cầu Maslow 33 2.2 Thuyết hai nhân tố của Herzberg 35 2.3 Lý thuyết kỳ vọng của Victor Vroom 37 3.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 50 4.1 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh 64
  12. x DANH MỤC SƠ ĐỒ/ BIỂU ĐỒ Số hiệu sơ Tên sơ đồ/biểu đồ Trang đồ/biểu đồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 10 Biểu đồ chất lượng lao động của BIDV- Chi nhánh 2.1 15 Vĩnh Long Biểu đồ số lượng lao động (phân loại theo thâm niên 2.2 16 công tác) 2.3 Biểu đồ cơ cấu lao động 17 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu 43
  13. xi TÓM TẮT - Đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Long”được thực hiện để kiểm định thang đo và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động, đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến động lực lao động. Từ đó, tác giả đưa ra các hàm ý nhằm nâng cao động lực làm việc của người lao động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Long. - Trong mô hình nghiên cứu được thực hiện bởi 8 yếu tố, nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm điều chỉnh và bổ sung các yếu tố cho thang đo. Sau đó, tiến hành nghiên cứu định lượng với số mẫu là 161 biến quan sát, là người lao động đang làm việc tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Long, sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích số liệu; tác giả sử dụng các phương pháp: phương pháp phân tích hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan và phân tích hồi quy. - Kết quả kiểm định thang đo về động lực làm việc của người lao động đạt độ tin cậy. Qua kết quả hồi quy ta thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Long đó là: (1)Tính chất công việc; (2)Lương và phúc lợi; (3)Cơ hội thăng tiến và phát triển; (4)Lãnh đạo; (5)Thương hiệu và văn hóa của doanh nghiệp.
  14. 1 CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Đặt vấn đề - Nguồn nhân lực là một yếu tố quyết định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Con người được xem là yếu tố căn bản, là nguồn lực có tính quyết định của mọi thời đại. Nền kinh tế nước ta đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, vấn đề cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt vì thế nguồn nhân lực càng được các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp,...đặc biệt quan tâm. Đối với ngành Ngân hàng yếu tố con người càng trở nên quan trọng và quyết định sự thành công của tổ chức, bởi vì cho dù có máy móc kỹ thuật hiện đại, nguồn vốn dồi dào nhưng nếu không có đội ngũ lao động có trình độ và sự tâm huyết trong công việc thì khó có khả năng phát triển như kỳ vọng. Do đó, để Ngân hàng tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải biết khai thác và sử dụng nguồn nhân lực của tổ chức mình sao cho hợp lý. Muốn khai thác và sử dụng nguồn nhân lực hợp lý nhà lãnh đạo ngoài việc tạo ra một môi trường làm việc hấp dẫn mà cần thỏa mãn các nhu cầu lợi ích về vật chất, lợi ích tinh thần của người lao động. Hay nói cách khác, cần phải có biện pháp tạo động lực để người lao động cảm thấy hài lòng với công việc, họ sẽ yên tâm cống hiến sức lực và trí tuệ của mình cho sự phát triển của tổ chức. - Khi người lao động có động lực thì họ làm việc đạt hiệu suất cao, tỷ lệ nghỉ việc và nghỉ phép thấp. Ngược lại, khi không có động lực làm việc sẽ dẫn đến tình trạng người lao động nhảy việc, không đảm bảo chất lượng công việc hoặc duy trì công việc dưới mức tiềm năng, làm việc trong tâm lý chán nản, không đóng góp và sáng tạo, hiệu suất làm việc không đúng với năng lực thật sự. Chính vì vậy, làm thế nào để người lao động có động lực làm việc và hướng hành vi làm việc tích cực nhất là một vấn đề thách thức đối với các nhà quản trị. - Năm 2015, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) công bố quyết định của Ngân hàng nhà nước về việc sáp nhập Ngân hàng Thương mại cổ phần Phát triển nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB). Đứng trước
  15. 2 tình hình của BIDV - Chi nhánh Vĩnh Long chuẩn bị sáp nhập, việc tái cấu trúc bộ máy nhân sự MHB - Chi nhánh Vĩnh Long là điều tất yếu. Song song đó, việc sắp xếp nhân sự, thay đổi cách thức quản lý cũng như luân chuyển một số chức danh theo mô hình mới của BIDV,... ảnh hưởng đến tâm lý của người lao động như: chưa thích nghi với môi trường làm việc theo cách quản lý mới, cảm thấy bố trí công việc chưa phù hợp, mất động lực làm việc... Bên cạnh đó, việc tăng quy mô hoạt động sau khi sáp nhập thì nhu cầu ổn định, nâng cao nguồn nhân lực và xây dựng bộ máy nhân sự mới hoạt động hiệu quả sau khi tái cơ cấu là điều cần thiết. Điều đó đòi hỏi Ban lãnh đạo Chi nhánh phải có những chính sách kích thích động viên và khơi dậy động lực làm việc trong bản thân của mỗi người lao động, đồng thời xây dựng kế hoạch nâng cao động lực làm việc như thế nào, cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm tránh tình trạng người lao động giỏi nhảy việc, hoặc làm việc với năng suất thấp gây ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai. Trong bối cảnh đó, tôi đã chọn đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Long” với mong muốn giải quyết những vấn đề đã nêu và đưa ra những giải pháp giúp Ban lãnh đạo Chi nhánh kịp thời khắc phục những tồn tại, khai thác tối đa các lợi thế và năng lực của người lao động, đáp ứng nhu cầu phát triển hiện tại và trong tương lai. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát - Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại BIDV- Chi nhánh Vĩnh Long. Từ đó, đề ra các giải pháp để nâng cao động lực làm việc cho người lao động. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa lý thuyết về tạo động lực làm việc cho người lao động. - Phân tích thực trạng về nhân sự của BIDV - Chi nhánh Vĩnh Long trong thời gian 03 năm (2013 - 2015).
  16. 3 - Xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến động lực làm việc của người lao động tại BIDV - Chi nhánh Vĩnh Long. - Đề xuất một số giải pháp để nâng cao động lực làm việc của người lao động tại BIDV - Chi nhánh Vĩnh Long. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng làm việc tại BIDV - Chi nhánh Vĩnh Long trong thời gian qua như thế nào ? - Các yếu tố nào ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Long ? - Giải pháp nào tạo động lực làm việc cho nhân viên tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Long ? 1.4. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại BIDV - Chi nhánh Vĩnh Long. - Đối tượng khảo sát: người lao động có trình độ nghiệp vụ chuyên môn đang công tác tại hội sở chi nhánh và các phòng giao dịch trực thuộc (không phân tích về công tác chuyên môn và phân chia cụ thể công việc của người lao động ở các phòng ban của hội sở chi nhánh). 1.5. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại BIDV - Chi nhánh Vĩnh Long. - Phạm vi về thời gian: Thời gian nghiên cứu của đề tài từ: tháng 5 - 11/2016. 1.6. Nội dung nghiên cứu - Cơ sở lý luận khoa học về động lực và tạo động lực làm việc cho người lao động. - Khái quát về Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Long. - Thực trạng động lực làm việc của người lao động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Long.
  17. 4 - Các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Ngân hàng. 1.7. Ý nghĩa của đề tài - Về mặt lý thuyết: hệ thống lại một số khái niệm về động lực làm việc, các lý thuyết về động lực làm việc, trình bày khái quát một số nghiên cứu trước có liên quan. - Về mặt thực tiễn: với quá trình nghiên cứu chi tiết và số liệu thu thập chính xác từ thực tế trong Ngân hàng, nghiên cứu sẽ giúp cho nhà quản trị biết được các yếu tố nào tác động đến động lực làm việc của nhân viên trong Ngân hàng. Xác định được nhân viên mình đang ở mức nhu cầu nào, từ đó các nhà quản trị có các biện pháp, kế hoạch để tạo động lực hiệu quả, kích thích nhân viên lao động sáng tạo, góp phần vào việc hoàn thành xuất sắc mục tiêu của tổ chức đã đề ra. - Giải pháp tạo động lực thúc đẩy làm việc cho người lao động tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Long. 1.8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu Các nghiên cứu trong nước - Tác giả PGS.TS Tô Ngọc Hưng (2009) với bài viết “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020”, bài viết tiếp cận việc xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Ngân hàng Việt Nam. Tập trung ba vấn đề: Thứ nhất, quan điểm về nguồn nhân lực chất lượng cao. Thứ hai, thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Ngân hàng Việt Nam. Thứ ba, giải pháp thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. - Tác giả Phan Thị Minh Lý (2011) với bài viết “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc của nhân viên trong các Ngân hàng thương mại trên địa bàn Thừa Thiên Huế”, bài viết dựa trên số liệu khảo sát 200 nhân viên trong 20 Ngân hàng thương mại đang hoạt động. Tác giả đo lường 06 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc của nhân viên và đề xuất 04 giải
  18. 5 pháp, trong đó các Ngân hàng thương mại chú trọng cải thiện tiền lương, chế độ đãi ngộ và nhân tố lãnh đạo. - Tác giả Nguyễn Thị Đan Thanh (2015) với “Nghiên cứu động lực làm việc người lao động tại Công ty điện lực Thủ Thiêm”, nghiên cứu dựa trên số liệu khảo sát 250 người từ các phòng, ban, đội tại Công ty. Tác giả đo lường 05 nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động: điều kiện làm việc; môi trường làm việc; đào tạo và khả năng thăng tiến; lương và phúc lợi xã hội; chính sách khen thưởng. Kết quả chỉ ra rằng Công ty cần quan tâm nhiều đến các chính sách lương và phúc lợi để cải thiện thu nhập và người lao động an tâm công tác. - Tác giả Lê Thị Bích Phụng (2011) nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên các doanh nghiệp tại TPHCM”. Dựa trên mô hình 10 yếu tố động viên của Kovach. Mục tiêu của đề tài là xác định và kiểm định thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ động viên của nhân viên, đánh giá từng yếu tố và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao mức độ động viên tại các doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng. Tác giả nghiên cứu 08 yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên: (1)Công việc thú vị và thách thức; (2)Quản lý trực tiếp; (3)Thu nhập và phúc lợi; (4)Đào tạo và phát triển; (5)Môi trường làm việc; (6)Được tham gia lập kế hoạch; (7)Thương hiệu và văn hóa Công ty; (8)Chính sách khen thưởng; (9)Công nhận. Kết quả các yếu tố tác động đến động lực làm việc theo mức độ giảm dần như sau: (1)Công việc ổn định; (2)Thương hiệu văn hóa công ty; (3) Cấp trên trực tiếp; (4)Chính sách đãi ngộ; (5)Thu nhập và phúc lợi; (6)Đồng nghiệp. - Tác giả Nguyễn Đức Dũng (2014) nghiên cứu đề tài: “Các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên Công ty TNHH MTV xổ số kiến thiết Đồng Tháp”. Mô hình nghiên cứu ban đầu gồm 08 yếu tố tạo động lực làm việc của Kovach bao gồm: (1) Công việc thú vị, (2) Lương cao, (3) Được công nhận đầy đủ công việc đã làm, (4) Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp, (5) Sự tự chủ trong công việc, (6) Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên, (7) Phê bình kỷ luật khéo léo, tế nhị, (8) Sự giúp đỡ của cấp trên để giải quyết những vấn đề cá nhân. Kết quả
  19. 6 nghiên cứu đã chỉ ra rằng với 07 yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên Công ty TNHH MTV Xổ Số Kiến Thiết Đồng Tháp, bao gồm: Lương và phúc lợi, Đồng nghiệp, Lãnh đạo, Chính sách khen thưởng và sự công nhận, Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp, Sự tự chủ trong công việc, Thương hiệu của tổ chức. Cụ thể, trong mô hình, yếu tố Lương và phúc lợi ảnh hưởng mạnh nhất đến Động lực làm việc với hệ số β = 0,351; lớn nhất trong các β, tiếp theo là Lãnh đạo với hệ số β = 0,319; Chính sách khen thưởng và sự công nhận với hệ số β = 0,232; Cơ hội thăng tiến và phát triển nghề nghiệp với hệ số β = 0,208; Sự tự chủ trong công việc với hệ số β = 0,193; yếu tố Đồng nghiệp với hệ số β = 0,190; và cuối cùng là Thương hiệu của tổ chức với hệ số β =0,153. Các nghiên cứu nước ngoài - Wong, Siu, Tsang (1999) nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến động lực làm việc của nhân viên khách sạn ở Hong Kong”. Dựa trên mô hình 10 yếu tố động viên của Kovach. Mục tiêu của nghiên cứu mối quan hệ giữa yếu tố cá nhân và mười yếu tố công việc, đề xuất các giải pháp tác động đến động lực làm việc của nhân viên dựa trên những đặc điểm cá nhân khác nhau. Kết quả cho thấy ba yếu tố liên quan đến việc động viên của người lao động được xác định: (1) Cơ hội thăng tiến và phát triển, (2) Sự quan tâm của cấp trên, (3) Lương cao. - Aworemi et al (2011) thực hiện nghiên cứu thực nghiệm về “Các yếu tố tạo động lực cho nhân viên ở Nigeria”. Nghiên cứu tìm cách mô tả tầm quan trọng của các yếu tố động viên: (1)Công việc ổn định; (2)Sự gắn bó của cấp trên với nhân viên; (3)Công việc thú vị; (4)Thăng tiến và phát triển trong tổ chức; (5)Được công nhận đầy đủ công việc đã làm; (5)Lương và (6)Điều kiện làm việc. Nghiên cứu được thực hiện ở 15 công ty ở các lĩnh vực giáo dục, dịch vụ, khách sạn, vận tải, bán lẻ và sản xuất ở Nigeria. Dữ liệu được thu thập bằng bảng câu hỏi cấu trúc gởi đến các nhân viên đang làm việc tại các Công ty. Kết quả phân tích cho thấy: (1)Điều kiện làm việc tốt; (2)Công việc thú vị; (3)Lương cao là các yếu tố quan
  20. 7 trọng thúc đẩy động lực người lao động. Nghiên cứu đã bổ sung thêm biến; (4)Chính sách khen thưởng để tạo động lực và duy trì đội ngũ nguồn nhân lực. 1.9. Cấu trúc luận văn Luận văn: “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động tại Ngân hàng Thương mại Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Long” bao gồm 05 chương: Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu: Trình bày lý do chọn đề tài nghiên cứu, mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu, tổng quan tài liệu nghiên cứu, cấu trúc luận văn. Chương 2. Cơ sở lý thuyết: Trình bày về thực trạng BIDV - Chi nhánh Vĩnh Long. những thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động. Đồng thời ở chương này cũng trình bày cơ sở lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu. Chương 3. Phương pháp nghiên cứu: Trình bày về quy trình, mục tiêu nghiên cứu đối với vấn đề cần nghiên cứu. Song song đó, trình bày phương pháp nghiên cứu, xây dựng mô hình nghiên cứu và phương pháp phân tích dữ liệu nghiên cứu. Chương 4. Kết quả nghiên cứu: Trình bày thực trạng về đối tượng khảo sát trong mẫu điều tra và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của người lao động BIDV- Chi nhánh Vĩnh Long. Chương 5. Kết luận và một số hàm ý: Kết luận những vấn đề đã nêu và những hạn chế trong nghiên cứu. Từ đó, đề xuất một số hàm ý nâng cao động lực làm việc của người lao động. Tiếp theo là kiến nghị Ngân hàng nhà nước và lãnh đạo BIDV - Chi nhánh Vĩnh Long trong việc đưa ra các hàm ý nâng cao động lực làm việc của người lao động.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2