intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu chính sách khả thi thúc đẩy các doanh nghệp viễn thông sử dụng chung cơ sở hạ tầng

Chia sẻ: Caphesuadathemhanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

28
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài tập trung phân tích tình huống ngầm hóa hệ thống mạng viễn thông ở Tp.HCM, là trường hợp bao quát nhất các vấn đề dùng chung hạ tầng viễn thông khác, từ đó xem xét đề xuất chính sách chung cho vấn đề quản lý dùng chung hạ tầng viễn thông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu chính sách khả thi thúc đẩy các doanh nghệp viễn thông sử dụng chung cơ sở hạ tầng

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH NGUYỄN MINH QUANG NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH KHẢ THI THÚC ĐẨY CÁC DOANH NGHỆP VIỄN THÔNG SỬ DỤNG CHUNG CƠ SỞ HẠ TẦNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2010
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM --------------------- CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NGUYỄN MINH QUANG NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH KHẢ THI THÚC ĐẨY CÁC DOANH NGHỆP VIỄN THÔNG SỬ DỤNG CHUNG CƠ SỞ HẠ TẦNG Chuyên ngành: CHÍNH SÁCH CÔNG Mã số : 60.31.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Jay K. Rosengard Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2010
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, tận tình giảng dạy của các thầy, cô và các cộng sự chương trình Fulbright, trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn quí thầy cô chương trình Fulbright đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến tiến sĩ Jay Rosengard, tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh đã dành nhiều thời gian hướng dẫn nghiên cứu, giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám đốc, các anh chị phòng quản lý Bưu chính viễn thông, Sở Thông tin và truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp tôi khảo sát thông tin, đóng góp ý kiến quí báu để tôi hoàn thành luận văn. Mặc dù có nhiều cố gắng với sự nhiệt tình và năng lực của mình để thực hiện luận văn, tuy vậy không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những đóng góp quí báu của quí thầy cô và các bạn. Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 5, Năm 2010 Học viên Nguyễn Minh Quang
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Tp. Hồ Chí Minh, Tháng 5, Năm 2010 Tác giả Nguyễn Minh Quang
  5. -1- MỤC LỤC Trang MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN. .......... 3 TÓM TẮT........................................................................................................................ 4 MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 7 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................... 9 1.1 Đặc điểm của vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 9 1.2 Các đề tài nghiên cứu trước đây .......................................................................... 9 1.3 Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 10 1.4 Khung phân tích chính sách ............................................................................... 10 1.5 Ứng dụng lý thuyết trò chơi ............................................................................... 10 1.6 Hàng hóa công cộng và hệ thống hạ tầng kỹ thuật ............................................. 11 1.7 Viễn thông và hệ thống hạ tầng viễn thông ........................................................ 12 CHƢƠNG 2: TÌNH HUỐNG NGẦM HÓA MẠNG VIỄN THÔNG TP.HCM .......... 14 2.1 Giới thiệu chung về Thành phố Hồ Chí Minh .................................................... 14 2.2 Hiện trạng mạng lưới viễn thông hữu tuyến của Thành phố ............................... 16 2.3 Ngầm hóa .......................................................................................................... 18 2.3.1. Hiện trạng và chủ trương ngầm hóa........................................................... 18 2.3.2. Vấn đề đào đường ở Tp.HCM.................................................................... 19 2.3.3. Vấn đề thuê cột điện giữa các doanh nghiệp viễn thông với EVN .............. 21 2.3.4. Phân tích sự lựa chọn giữa treo hay ngầm ................................................ 23 2.3.5. Dùng chung hay riêng hạ tầng mạng viễn thông ........................................ 25 2.3.6. Những bất cập trong quá trình ngầm hóa và các khuyến nghị.................... 26 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƢ .................. 31 3.1 Dự án xây dựng đường Tân sơn nhất–Bình lợi–vành đai ngoài .......................... 31 3.2 Phân tích chính sách quản lý dự án đầu tư hiện hữu ........................................... 34 CHƢƠNG 4: NHỮNG ĐIỀU CHỈNH TRONG LUẬT VIỄN THÔNG 2010 VÀ LUẬT QUY HOẠCH ĐÔ THỊ 2010............................................................................. 37 4.1 Luật viễn thông 2010......................................................................................... 37 4.2 Luật quy hoạch đô thị 2010 ............................................................................... 39 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................... 41 5.1 Kết luận ............................................................................................................ 41 5.2 Khuyến nghị...................................................................................................... 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 43
  6. -2- PHỤ LỤC 1: WEBSITE DOWN LOAD THÔNG TIN ............................................... 44 PHỤ LỤC 2: THỊ PHẦN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỄN THÔNG ................... 45 PHỤ LỤC 3: DỰ TOÁN KINH PHÍ ............................................................................ 46 PHỤ LỤC 4: NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG HÀO KỸ THUẬT, HẦM TUY-NEN ..... 48 PHỤ LỤC 5: ĐỊNH NGHĨA VỀ HẠ TẦNG ĐÔ THỊ ................................................. 49 PHỤ LỤC 6: THỦ TỤC THẦM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƢ Ở TP.HCM ............. 50 PHỤ LỤC 7: MỘT SỐ BẢN VẼ MẶT CẮT CÔNG TRÌNH ĐƢỜNG TÂN SƠN NHẤT- BÌNH LỢI – VÀNH ĐAI NGOÀI ................................................................... 52
  7. -3- MỘT SỐ THUẬT NGỮ VÀ TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN. CNTT-TT Công nghệ thông tin và truyền thông DN Doanh nghiệp EVN Electricity of Viet Nam, tập đoàn Điện lực Việt Nam HCM Hồ Chí Minh IPTV Internet Protocol TV MIC Ministry of Information and Communications, Bộ TTTT NXB Nhà xuất bản Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TTTT Thông tin và truyền thông TH Truyền hình ( trong truyền hình cáp ) UBND Ủy ban nhân dân VNPT Vietnam Posts and Telecommunicatons group, tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam XDCB Xây dựng cơ bản
  8. -4- TÓM TẮT Viễn thông là một trong những ngành cung cấp sơ sở hạ tầng, dịch vụ cho sự phát triển của nền kinh tế, xã hội. Bên cạnh sự phát triển nhanh chóng, ngành viễn thông cũng bộc lộ nhiều bất cập, nhất là trong lĩnh vực hạ tầng mạng. Các doanh nghiệp phát triển hạ tầng mạng độc lập, ít chia sẻ dùng chung cơ sở hạ tầng của nhau cho dù năng lực mạng lưới, tiêu chuẩn kỹ thuật đều tương thích, đáp ứng. Nhà nước tỏ ra lúng túng trong khâu quản lý, điều tiết. Điều này làm giảm hiệu suất đầu tư toàn ngành, mất mỹ quan đô thị, nhất là các đô thị đông dân như Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.Viễn thông có vai trò ngày càng quan trọng trong kỷ nguyên thông tin truyền thông. Để duy trì tốc độ tăng trưởng, tăng hiệu suất đầu tư của ngành viễn thông, Nhà nước cần có chính sách điều phối, quản lý viễn thông phù hợp với giai đoạn phát triển mới. Qua phân tích tình huống ngầm hóa mạng viễn thông Tp.HCM cho thấy: - Tồn tại tình trạng độc quyền, ứng xử độc quyền trong ngành viễn thông mà đặc biệt là liên quan đến hạ tầng kỹ thuật. Độc quyền này có ở dạng độc quyền tự nhiên như hệ thống mạng đường trục, cột điện, cột thông tin và hệ thống cống bể ngầm. Ngoài ra còn có tồn tại dạng độc quyền thị trường do có lợi thế theo qui mô. Các doanh nghiệp ít hợp tác, mà chủ yếu là cạnh tranh lẫn nhau, trong đó có cả những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. - Chính sách của Nhà nước chưa tạo động lực cho doanh nghiệp sử dụng chung cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng ở các đô thị vốn đã bị quá tải do hệ lụy từ việc quản lý quy hoạch đô thị yếu kém. Kèm theo đó là việc doanh nghiệp xây dựng hạ tầng kỹ thuật gây ngoại tác tiêu cực không phải chịu trách nhiệm rỏ ràng, đó là động cơ căn bản cản trở việc dùng chung cơ sở hạ tầng của các doanh nghiệp. - Phương thức tác động của Nhà nước chưa dựa trên các nguyên tắc thị trường. Sự can thiệp của Nhà nước bằng mệnh lệnh hành chính tỏ ra kém hiệu quả, đặc biệt là của chính quyền địa phương với các tập đoàn kinh tế
  9. -5- trong việc thực hiện quy hoạch đô thị. Do đó, các doanh nghiệp xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhận được nhiều ưu đãi từ phía Nhà nước nhưng thiếu trách nhiệm với môi trường đô thị. Vì vậy, để các doanh nghiệp viễn thông thực sự sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật, Nhà nước cần có chính sách kiểm soát, điều phối hiệu quả hơn. Nhà nước cần khẳng định vai trò quyết định trong việc thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng chung cơ sở hạ tầng thông qua cơ chế, chính sách tác động phù hợp với sự phát triển: 1. Quy hoạch và quản lý quy hoạch. Trong quy hoạch và quản lý quy hoạch đô thị, quy hoạch ngành, phải có qui định bắt buộc các doanh nghiệp sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật, không cho phép các doanh nghiệp tự xây dựng hạ tầng riêng lẽ làm phá vỡ quy hoạch, gây mất mỹ quan đô thị. 2. Đấu thầu đầu tư, đấu thầu quản lý hạ tầng kỹ thuật. Thông qua cơ chế này Nhà nước có thêm kênh huy động vốn của các thành phần kinh tế để đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật đô thị. Ngoài ra, thông qua cơ chế này sẽ nâng cao hiệu suất đầu tư, hiệu suất quản lý bằng cách chuyên môn hóa các khâu trong thực hiện đầu tư, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, tạo ra môi trường minh bạch cho các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh. 3. Cơ chế thu phí sử dụng không gian đô thị, cơ chế hỗ trợ tài chính cho các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm. Thu phí sử dụng không gian đô thị một mặt tạo nguồn thu cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mặt khác làm cho các doanh nghiệp ý thức được bảo vệ cảnh quan môi trường công cộng của đô thị. Việc cấp bù hoặc hỗ trợ tín dụng đối với các dự án ngầm hạ tầng kỹ thuật giúp giảm nhẹ chi phí đầu tư ban đầu của doanh nghiệp, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực này. 4. Kiểm soát giá trần cho thuê hạ tầng kỹ thuật và giám sát cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông, giúp cho việc cạnh tranh trong ngành viễn thông diễn ra lành mạnh.
  10. -6- Tóm lại, tự thân các doanh nghiệp viễn thông không có động cơ dùng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nhau. Do đó để tăng hiệu suất đầu tư và bảo đảm mỹ quan đô thị, Nhà nước cần can thiệp bằng quy hoạch, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật và giám sát cạnh tranh phù hợp với giai đoạn phát triển mới của ngành và xã hội.
  11. -7- MỞ ĐẦU Ngành viễn thông Việt Nam trong những năm qua đã đạt được sự bứt phá mạnh mẽ trong việc đáp ứng nhu cầu dịch vụ thông tin của nhân dân. Năm 2008, mật độ điện thoại bình quân đầu người của cả nước đã đạt 104 máy/100 dân, tỷ lệ người dân sử dụng internet đạt 24,87%, số hộ gia đình có truyền hình cáp đạt 6,8%, doanh thu toàn ngành đạt 5,144 tỷ USD (năm 2008), các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không ngừng phát triển và thị trường cạnh tranh sôi động, đem lại nhiều sự lựa chọn cho người dân1 (Bộ TTTT, 2009). Có 11 doanh nghiệp được cấp phép thiết lập hạ tầng mạng, 14 doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh dịch vụ viễn thông, 81 doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh dịch vụ internet, 47 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình cáp. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp viễn thông (bao gồm các loại hình dịch vụ như điện thoại cố định, di động, internet, truyền số liệu, truyền hình cáp) là việc xây dựng hạ tầng mạng viễn thông2: Nhà trạm, cột antten, cáp truyền dẫn tín hiệu (cáp quang,cáp đồng)... Mỗi doanh nghiệp tự xây dựng hạ tầng mạng riêng của mình, chưa có (hoặc rất ít) các doanh nghiệp sử dụng chung hạ tầng của nhau để cung ứng dịch vụ. Điều này dẫn đến việc đầu tư cơ sở hạ tầng của toàn ngành chồng chéo, kém hiệu quả, thời gian triển khai dự án kéo dài, mỹ quan đô thị nhếch nhác ... mà xã hội chỉ trích như “mạng nhện”, “điệp khúc đào –lấp”, trụ anten phát sóng gây đau đầu... Vấn đề đặt ra là: Tại sao các doanh nghiệp không xây dựng chung cở sở hạ tầng để kinh doanh, đem lại hiệu quả đầu tư cao hơn, đảm bảo mỹ quan đô thị? Vai trò điều phối của Nhà nước trong vấn đề này là gì ? Đây là vấn đề thực tiễn đặt ra cho các nhà quản lý trong ngành thông tin và truyền thông. Thông qua đề tài nghiên cứu, giúp các nhà hoạch định chính sách hình dung một bức tranh tổng quát về sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông hiện tại, những bất cập trong quản lý, vai trò 1 Bộ TTTT,2009, Sách trắng CNTT-TT 2009 2 Theo luật viễn thông(2010), cơ sở hạ tầng viễn thông bao gồm : tập hợp các thiết bị viễn thông, hệ thống thiết bị viễn thông, đường truyền dẫn, mạng viễn thông và các công trình viễn thông.
  12. -8- của Nhà nước và qua đó đề xuất một số giải pháp khả thi có thể triển khai trên thực tế. Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích tình huống, nguồn số liệu chủ yếu dựa vào các văn bản, chính sách hiện hữu của Nhà nước. Các dự án, số liệu thực tế được lựa chọn ở Tp.HCM, lý do là Tp. HCM mang tính đại diện cao cho các đô thị ở Việt Nam vì đây là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước, có mật độ dân số cao, cơ sở hạ tầng đã tồn tại khá lâu và bộc lộ nhiều bất cập trong quản lý và khai thác. Thông qua tình huống ngầm hóa mạng viễn thông Tp.HCM, là một trường hợp nghiên cứu cụ thể, để từ đó thấy được những vấn đề thực tế đang tồn tại ở Thành phố mà thực chất là những vấn đề của nhiều tỉnh thành khác trong cả nước.
  13. -9- Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Đặc điểm của vấn đề nghiên cứu Cơ sở hạ tầng mạng viễn thông là một hệ thống đồng bộ, có kiến trúc chặt chẽ từ khâu thiết kế đến đấu nối, triển khai dịch vụ. Tất cả các khâu đều phải tuân thủ một qui trình kỹ thuật nghiêm ngặt. Bất kỳ một sự bất đồng bộ nào cũng ảnh hưởng đến chất lượng, độ tin cậy của toàn hệ thống. Hệ thống hạ tầng mạng được xem như là một lợi thế cạnh tranh quan trọng nhờ vào lợi thế theo qui mô. Doanh nghiệp nào có mạng viễn thông rộng lớn và hoạt động ổn định sẽ cung cấp dịch vụ có chất lượng cao hơn, giá thành hạ hơn. Ngoài ra, hạ tầng mạng viễn thông còn là lĩnh vực an ninh thông tin của quốc gia (Luật Viễn thông 2010), cần được kiểm soát chặt chẽ. Vì vậy, việc chia sẻ hạ tầng viễn thông thường là vấn đề khó thương lượng giữa các doanh nghiệp do có chi phí giao dịch quá cao, do phải đàm phán quá nhiều qui trình tác nghiệp và đặc biệt tăng cao hơn khi có nhiều bên tham gia đàm phán. 1.2 Các đề tài nghiên cứu trước đây Dùng chung hạ tầng viễn thông là vấn đề mới phát sinh trong quá trình chuyển đổi phương thức quản lý nền kinh tế theo định hướng thị trường của Việt Nam. Gần đây, ngoài những thông tin thời sự phản ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, còn có một số ý kiến của các nhà quản lý, các cơ quan xây dựng pháp luật. Việc Quốc hội thông qua hai luật mới cho thấy tầm quan trọng của phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó có hạ tầng viễn thông. Hai luật mới đó là: Luật viễn thông, có hiệu lực từ ngày 1/7/2010 thay thế cho Pháp lệnh Bưu chính viễn thông trước đây; Luật quy hoạch đô thị có hiệu lực từ ngày 1/1/2010, được tách ra và phát triển từ luật Xây dựng. Mặc dù đã cố gắng tìm kiếm, nhưng với sự hiểu biết của mình, tôi chưa tìm thấy một nghiên cứu chính sách nào tương tự về vấn đề dùng chung hạ tầng viễn thông, đó cũng là một khó khăn, giới hạn trong quá trình thực hiện nghiên cứu của mình.
  14. - 10 - 1.3 Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung phân tích tình huống ngầm hóa hệ thống mạng viễn thông ở Tp.HCM, là trường hợp bao quát nhất các vấn đề dùng chung hạ tầng viễn thông khác, từ đó xem xét đề xuất chính sách chung cho vấn đề quản lý dùng chung hạ tầng viễn thông. Vì những giới hạn của vấn đề và của bản thân người nghiên cứu nên đề tài chỉ thực hiện nghiên cứu định tính để tìm ra các yếu tố tác động lên việc quản lý dùng chung cơ sở hạ tầng, chưa tiến hành đo lường cụ thể. 1.4 Khung phân tích chính sách Do đặc điểm của đề tài nghiên cứu, vì vậy tác giả lựa chọn phương pháp nghiên cứu định tính, dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp và thực hiện miêu tả, đối chiếu với các lý thuyết của kinh tế học, tổ chức thông tin theo tình huống để phân tích và chỉ ra các bất cập của vấn đề chính sách. Từ đó, kết hợp với kinh nghiệm công tác, tác giả đưa ra một số khuyến nghị chính sách phù hợp với các lý thuyết kinh tế học và chính sách công mà theo tác giả là có thể giải quyết được những bất cập đã chỉ ra. Tuy nhiên, đó mới là những khuyến nghị chủ quan, kinh viện cần được kiểm nghiệm trên thực tế. 1.5 Ứng dụng lý thuyết trò chơi Ứng dụng lý thuyết trò chơi trong kinh tế học nhằm giải thích các hành vi ra quyết định trong môi trường tương tác với nhau hay nói cách khác là các lựa chọn tối ưu khi lợi ích và chi phí của mỗi lựa chọn là không cố định mà phụ thuộc vào lựa chọn của các cá nhân khác. Trong nghiên cứu này, ứng dụng mô hình trò chơi tĩnh với thông tin đầy đủ để giải thích nguyên nhân của việc ra quyết định treo hay ngầm cáp viễn thông của các doanh nghiệp dựa vào chính sách tương ứng của Nhà nước (xem thêm mục 2.3.4: Phân tích sự lựa chọn giữa treo hay ngầm).
  15. - 11 - 1.6 Hàng hóa công cộng và hệ thống hạ tầng kỹ thuật Hàng hóa, dịch vụ công cộng có hai đặc tính là không tranh giành và không thể loại trừ. Không tranh giành được hiểu là nếu có thêm một người sử dụng thì vẫn không ảnh hưởng đến những người sử dụng khác. Không thể loại trừ được xem là khó có thể ngăn chặn những người không trả phí sử dụng. Trong thực tế có nhiều loại mang cả hai đặc tính trên một cách rõ rệt như quốc phòng, hải đăng, phát thanh...Tuy nhiên, cũng có một số loại chỉ mang một trong hai đặc tính trên như đường cao tốc có thu phí, truyền hình cáp... Hệ thống hạ tầng kỹ thuật 3 là hàng hóa công cộng không thuần túy. Tuy hệ thống hạ tầng kỹ thuật không thể hiện rõ hai đặc tính của hàng hóa công, nhưng ở một khía cạnh thì nên xem nó như một hàng hóa công vì: Về mặt chính trị và đạo đức, rất khó biện minh cho việc loại trừ một hộ gia đình nào đó sử dụng điện, nước, viễn thông, thải nước ...chỉ do họ không đóng đủ tiền, vì đó là những quyền cơ bản của công dân. Các dịch vụ hạ tầng kỹ thuật luôn có xu hướng cung cấp ít hơn nhu cầu do chi phí đầu tư ban đầu lớn, thời gian thu hồi vốn dài, bởi vì không thể tính giá quá cao, vượt quá khả năng chi trả của người dân. Do tính chất độc quyền tự nhiên của hạ tầng đô thị, vì không gian có giới hạn, không thể cấp phép cho nhiều đơn vị cùng xây dựng hạ tầng kỹ thuật trên một tuyến đường. Ngoại tác của hệ thống hạ tầng kỹ thuật lên cảnh quan đô thị là hai chiều, nếu được đầu tư và quản lý tốt thì nó gây nên ngoại tác tích cực và ngược lại. Nhà nước không nhất thiết phải đứng ra cung cấp hạ tầng kỹ thuật, có thể để cho các thành phần kinh tế thực hiện cung ứng với điều kiện Nhà nước quản lý, giám sát thông qua cơ chế điều phối phù hợp. 3 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật: là hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật chính cấp đô thị, bao gồm các trục giao thông, tuyến truyền tải năng lượng, tuyến truyền dẫn cấp nước, tuyến cống thoát nước, tuyến thông tin viễn thông và các công trình đầu mối kỹ thuật(Luật quy hoạch đô thị, 2010).
  16. - 12 - 1.7 Viễn thông và hệ thống hạ tầng viễn thông  Viễn thông là một ngành hạ tầng dịch vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội của quốc gia, viễn thông có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Năm 2008, tổng doanh thu của ngành viễn thông Việt Nam đạt 5,144 tỷ USD tương đương 6% GDP cả nước. Toàn quốc có 14,76 triệu thuê bao điện thoại cố định, 74,87 triệu thuê bao điện thoại di động, 2,88 triệu line internet băng rộng với khoảng 4,48 triệu máy vi tính các loại (Bộ TTTT,2009).  Theo định nghĩa của Bộ TTTT thì hạ tầng viễn thông bao gồm các thiết bị viễn thông, đường truyền dẫn, mạng viễn thông và các công trình viễn thông. - Các thiết bị viễn thông: bao gồm các thiết bị để thiết lập mạng như tổng đài (HOST), các thiết bị tập trung thuê bao, định tuyến (Router/BTS/switching) đến các thiết bị đầu cuối như máy điện thoại, máy fax, computer ... - Đường truyền dẫn: bao gồm đường truyền từ nhà thuê bao đến tổng đài (dây thuê bao) và đường truyền dẫn từ các tổng đài nối với nhau (backbone). Hiện nay việc sử dụng phổ biến 3 loại hình truyền dẫn là cáp đồng (Điện thoại hữu tuyến, fax, TH cáp), cáp quang ( Internet, IPTV, Leaseline) và sóng vô tuyến( điện thoại di động, wifi, vi ba số ... ) - Mạng viễn thông: là tập hợp tất cả các thiết bị, đường truyền dẫn hoạt động trên một giao thức hay một số giao thức để cung cấp một hay một số dịch vụ như mạng điện thoại cố định có dây, mạng internet, mạng di động (Vinaphone), mạng truyền hình cáp (SCTV)... - Các công trình viễn thông: là những vật kiến trúc dùng để thiết lập mạng viễn thông như nhà trạm để chứa thiết bị, cột cao anten để
  17. - 13 - phát sóng vô tuyến, trụ bê tông để treo cáp trên vỉa hè, cống bể để kéo cáp đi ngầm dưới mặt đất.  Dịch vụ viễn thông là các dịch vụ cung cấp cho người sử dụng thông qua hạ tầng mạng viễn thông như: dịch vụ điện thoại cố định hữu tuyến, dịch vụ fax, dịch vụ internet, dịch vụ thoại di động, dịch vụ 3G, dịch vụ nhắn tin, dịch vụ truy nhập internet băng rộng ...Thông thường mỗi một dịch vụ viễn thông được cung cấp bởi các nhà cung cấp có hạ tầng viễn thông, ví dụ như điện thoại cố định hữu tuyến được cung cấp bởi những nhà cung cấp có hạ tầng cáp đồng (VNPT, Viettel), các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động có hạ tầng mạng BTS...vì vậy đôi lúc chúng ta nhầm tưởng những nhà cung cấp dịch vụ là những nhà cung cấp hạ tầng mạng viễn thông. Tuy nhiên với xu hướng công nghệ hội tụ hiện nay, một nhà cung cấp dịch vụ có thể hoàn toàn tách rời nhà cung cấp hạ tầng mạng. Ví dụ như các công ty cung cấp dịch vụ game online, các công ty cung cấp dịch vụ nội dung số… Họ không cần có hạ tầng mạng cũng có số lượng khách hàng cực kỳ lớn (Vinagame, VTC, OCI ...).
  18. - 14 - Chƣơng 2: TÌNH HUỐNG NGẦM HÓA MẠNG VIỄN THÔNG TP.HCM 2.1 Giới thiệu chung về Thành phố Hồ Chí Minh 2.1.1. Giới thiệu chung Thành phố Hồ Chí Minh (viết tắt là Tp.HCM hay còn gọi là Sài Gòn) có diện tích 2.095 km2 với dân số trên 7 triệu người, có 24 đơn vị hành chính cấp quận huyện. Với vị trí địa lý thuận lợi, TP.HCM là một trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn của Việt Nam. Năm 2009, GDP trên địa bàn Thành phố đạt 332.076 tỷ VND tương đương 18 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người đạt 2.606 USD. Tp.HCM luôn có tốc độ tăng trưởng cao hơn bình quân của cả nước, giai đoạn 2005-2009 tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 11,05 %/năm. Thu ngân sách năm 2009 đạt 128.447 tỷ VND, chi ngân sách năm 2009 đạt 33.867 tỷ đồng, trong đó chi cho đầu tư phát triển chiếm 61,47% (UBND Tp.HCM,2009). 2.1.2. Hạ tầng đô thị Giao thông4: Với lợi thế về vị trí địa lý, Tp.HCM là đầu mối giao thông vận tải quan trọng bậc nhất của cả nước. Thành phố có cảng biển, cảng hàng không nội địa và quốc tế, ga đường sắt Bắc-Nam và các bến xe liên tỉnh. Giao thông nội ô với tỷ lệ mặt đường chiếm khoảng 1,23% diện tích chung của đô thị, có khoảng 340 ngàn ô tô các loại, trên 3,5 triệu xe gắn máy, 3.200 xe buýt , 8.000 xe taxi (Ngô Lực Tải,2008). Có thể nói giao thông nội ô hiện tại chịu sức ép quá tải nặng nề, là thành phố có mức độ kẹt xe và tai nạn giao thông cao nhất trong khu vực. Theo đề án quy hoạch phát triển giao thông Tp.HCM đến năm 2020, Thành phố cần khoảng 22 tỷ USD cho giao thông đô thị. Trong khi ngân sách Thành phố chỉ đáp ứng được khoảng 12% nhu cầu về vốn, còn lại phải huy động từ nhiều nguồn, đó là trở ngại chính khi triển khai thực hiện quy hoạch. 4 Ngô Lực Tải, Tìm lời giải chung cho giao thông ở Hà Nội và TP. HCM. Bộ Giao thông Vận tải, 29 tháng 5, 2008.
  19. - 15 - Hệ thống điện: Để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của hơn 7 triệu dân và toàn bộ ngành công nghiệp và dịch vụ của thành phố, hệ thống cung cấp điện với gần 5.000km lưới điện trung, cao thế, trên 9.000km lưới điện hạ thế, hàng năm cung cấp cho thành phố trên 13 tỷ kwh điện thương phẩm phục vụ sản xuất và nhu cầu sinh hoạt của người dân. Toàn thành phố có 47 trạm biến áp 110kv với tổng công suất 4.525MVA và 21.509 trạm biến áp phân phối với tổng dung lượng 7.678MVA, cung cấp điện cho gần 1,7 triệu khách khách hàng (UBND Tp.HCM,2009). Theo đề án phát triển điện lực Tp.HCM giai đoạn 2010-2020, thành phố sẽ đầu tư khoảng 38.000 tỷ để nâng cấp, cải tạo lưới điện để đáp ứng nhu cầu điện năng, nâng cao chất lượng cung cấp điện và tăng cường ngầm hóa. Nƣớc sạch5: Hệ thống cấp nước thành phố hiện tại có tổng chiều dài đường ống các loại lên đến 3.132km, công suất cấp nước của các nhà máy nước khoảng 1.340.100 m3/ngày. Tỷ lệ hộ dân được cấp nước sạch đạt 91,5% ( năm 2009). Theo định hướng phát triển cấp nước của thành phố, nhằm đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng, ổn định và đảm bảo chất lượng, đến năm 2025 công suất cấp nước sẽ đạt 3,2 triệu m3/ngày, phát triển thêm 2.775km đường ống, cải tạo thay thế 993km đường ống cũ, với tổng vốn đầu tư khoảng 4tỷ USD. Viễn thông6: Toàn Thành phố có 17,25 triệu thuê bao điện thoại (1,77 triệu máy cố định, 15,48 triệu máy di động), đạt tỷ lệ 242 máy/100 dân. Thuê bao truyền hình cáp đạt 900.000 thuê bao, Thành phố có 610.000 thuê bao internet băng rộng. Doanh thu năm 2009 của Ngành đạt 26,250 tỷ đồng tương đương 1,45 tỷ USD. 5 UBND TP, Báo cáo tình hình KT-XH 2009 và kế hoạch phát triển KT-XH 2010, www.hochiminhcity.gov.vn, 152 /BC-UBND, Ngày 25/12/2009 6 Nt
  20. - 16 - 2.2 Hiện trạng mạng lưới viễn thông hữu tuyến của Thành phố Với vai trò là một ngành kinh tế mũi nhọn, là nền tảng cho việc phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. Mạng viễn thông đóng góp vai trò to lớn, từng bước tăng chất lượng, giảm giá thành, tăng mật độ phục vụ thông tin liên lạc cho mọi tầng lớp nhân dân. Mạng viễn thông Thành phố trong những năm gần đây đã có bước tăng trưởng nhảy vọt, đến năm 2009 mật độ thuê bao điện thoại (cố định+di động) đạt tỷ lệ 242 máy/100 dân (xem biểu đồ tăng trưởng thuê bao điện thoại của Thành phố dưới đây). Tăng trưởng thuê bao điện thoại TP HCM qua các năm 2002 2005 2006 2007 2008 2009 Cố định 710,249 1,085,164 1,439,854 1,617,314 1,705,358 1,770,000 Di động N/A 2,500,000 3,610,000 7,000,000 12,400,000 15,480,000 Tổng cộng 710,249 3,585,164 5,049,854 8,617,314 14,105,358 17,250,000 Nguồn : Bộ TTTT, Báo cáo KTXH TP các năm Hình 2.1: Biểu đồ tăng trưởng thuê bao điện thoại của Tp.HCM Hiện tại, trên địa bàn Thành phố có 16 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực viễn thông. Trong đó, kinh doanh điện thoại cố định hữu tuyến 4 đơn vị: Viễn thông Thành phố-VNPT ( gồm công ty điện thoại Đông Thành phố EHTC và công ty điện thoại Tây Thành phố WHTC), Sài gòn Postel
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2