intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu mối liên hệ giữa thực hành tổ chức học tập và cam kết tổ chức tại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

19
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này mang một ý nghĩa tích cực đối với thực tiễn tổ chức: Thấy được tầm quan trọng của các hoạt động học tập đối với cam kết tổ chức, nghiên cứu cũng đề xuất các hàm ý về tổ chức học tập sẽ góp phần nâng cao cam kết tổ chức để các nhà quản lý các tổ chức tham khảo áp dụng. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu mối liên hệ giữa thực hành tổ chức học tập và cam kết tổ chức tại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ TỐ QUYÊN NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA THỰC HÀNH TỔ CHỨC HỌC TẬP VÀ CAM KẾT TỔ CHỨC LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ THỊ TỐ QUYÊN NGHIÊN CỨU MỐI LIÊN HỆ GIỮA THỰC HÀNH TỔ CHỨC HỌC TẬP VÀ CAM KẾT TỔ CHỨC Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh (Hướng Nghiên cứu) Mã số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. TRẦN HÀ MINH QUÂN TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2017
  3. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “Nghiên cứu mối liên hệ giữa thực hành tổ chức học tập và cam kết tổ chức tại Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh” được thực hiện trung thực và nghiêm túc. Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô Khoa Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế TP.HCM đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn tôi hoàn thành các học phần trong chương trình đào tạo thạc sĩ của trường. Tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Trần Hà Minh Quân, người Thầy hướng dẫn khoa học của tôi. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, Thầy đã dìu dắt, chỉ bảo, hướng dẫn tôi rất tận tình. Những gợi ý về hướng giải quyết vấn đề trong suốt quá trình nghiên cứu, thực sự là những bài học vô cùng quý giá đối với tôi, không chỉ cho việc thực hiện luận án này mà cả trong công việc và cuộc sống hiện tại của mình. Cuối cùng, tôi xin gửi lời ân tình đến Gia đình của tôi. Trong suốt những năm qua, Gia đình luôn động viên, khích lệ để tôi hoàn thành luận án này. TP.HCM, ngày ….. tháng …. năm 2017 Học viên Lê Thị Tố Quyên
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ TÓM TẮT NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU............................................... 1 1.1Vấn đề nghiên cứu .............................................................................................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 4 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 5 1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 5 1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 5 1.6 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 5 1.7 Bố cục đề tài nghiên cứu.................................................................................... 6 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................ 7 2.1 Thực hành tổ chức học tập ................................................................................. 7 2.1.1 Khái niệm tổ chức học tập ........................................................................... 9 2.1.2 Phân biệt giữa tổ chức học tập và học tập tổ chức ....................................13 2.1.3 Các khía cạnh thực hành tổ chức học tập ..................................................15 2.1.4 Đo lường thực hành tổ chức học tập: DLOQ ............................................16 2.2 Cam kết tổ chức ...............................................................................................18 2.2.1 Các khía cạnh của cam kết tổ chức ...........................................................20 2.2.2 Đo lường cam kết tổ chức: OCQ ..............................................................22 2.3 Mối liên hệ giữa thực hành tổ chức học tập đối với cam kết tổ chức.............24 2.4 Mô hình nghiên cứu .........................................................................................27 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................31 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................32
  5. 3.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................32 3.2 Phương pháp chọn mẫu và xác định kích thước mẫu ......................................33 3.3 Thu thập dữ liệu ...............................................................................................34 3.4 Công cụ thu thập dữ liệu ..................................................................................34 3.4.1 Thang đo ....................................................................................................34 3.4.2 Mô tả thang đo ...........................................................................................35 3.4.3 Chuyển đổi ngôn ngữ thang đo từ tiếng Anh sang tiếng Việt ...................38 3.4.4 Nghiên cứu sơ bộ và hoàn thiện Bảng câu hỏi ..........................................39 3.4.5 Tóm tắt thành phần thang đo .....................................................................40 3.5 Phân tích dữ liệu ..............................................................................................43 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................44 CHƯƠNG 4 : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..........................................45 4.1 Kiểm định và đánh giá thang đo: .....................................................................45 4.1.1 Kiểm định thang đo LOP: .........................................................................45 4.1.2 Kiểm định thang đo OC: ...........................................................................45 4.2 Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA .............................46 4.2.1 Đánh giá thang đo các thành phần LOP ....................................................46 4.2.2 Đánh giá thang đo các thành phần OC ......................................................48 4.3 Phân tích hồi quy tuyến tính ............................................................................53 4.3.1 Phân tích hồi quy mô hình 1......................................................................54 4.3.2 Phân tích hồi quy mô hình 2......................................................................58 4.3.2 Phân tích hồi quy mô hình 3......................................................................62 4.4 Tóm tắt kết quả hồi quy. ..................................................................................66 TÓM TẮT CHƯƠNG 4 ........................................................................................69 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ........................................................................................70 5.1 Thảo luận .........................................................................................................70 5.1.1 Bảng câu hỏi .............................................................................................70 5.1.2 Mối liên hệ giữa thực hành tổ chức học tập đối với cam kết tổ chức.......70 5.2 Kết luận ............................................................................................................73 5.3 Hàm ý quản trị .................................................................................................74
  6. 5.4 Giới hạn nghiên cứu .........................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. LOP: Thực hành tổ chức học tập (Learning Organization Practices) 2. OC: Cam kết tổ chức (Organizational Commitment) 3. DLOQ: Bảng câu hỏi các khía cạnh tổ chức học tập (Dimensions of Learning Organization Questionnaire) 4. OCQ: Bảng câu hỏi cam kết tổ chức (Organizational Commitment Questionnaire)
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG 1. Bảng 2.1: Lịch sử các khái niệm về tổ chức học tập 2. Bảng 3.1a, 3.1 b: Tỷ lệ trả lời khảo sát 3. Bảng 3.2: Thành phần của thang đo 4. Bảng 3.3: Bảng mã hóa dữ liệu thang đo 5. Bảng 4.1: Kiểm định thang đo LOP 6. Bảng 4.2: Kiểm định thang đo OC 7. Bảng 4.3: Hệ số KMO và Bartlett’s thang đo LOP 8. Bảng 4.4: Bảng phương sai trích nhân tố của LOP 9. Bảng 4.5: Kết quả phân tích nhân tố khám phá các thành phần LOP 10. Bảng 4.6: Hệ số KMO và Bartlett’s thang đo OC 11. Bảng 4.7: Bảng phương sai trích nhân tố của OC 12. Bảng 4.8: Kết quả phân tích nhân tố khám phá các thành phần OC 13. Bảng 4.9: Tóm tắt kết quả phân tích 14. Bảng 4.10: Phân tích ma trận tương quan giữa các khía cạnh của LOP và OC1 15. Bảng 4.11: Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy 1 16. Bảng 4.12: Tóm tắt mô hình hồi quy 1 17. Bảng 4.13: Hệ số mô hình hồi quy 1 18. Bảng 4.14: Phân tích ma trận tương quan giữa các khía cạnh của LOP và OC2 19. Bảng 4.15: Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy 2 20. Bảng 4.16: Tóm tắt mô hình hồi quy 2 21. Bảng 4.17: Hệ số mô hình hồi quy 2 22. Bảng 4.18: Phân tích ma trận tương quan giữa các khía cạnh của LOP và OC3 23. Bảng 4.19: Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy 3 24. Bảng 4.20: Tóm tắt mô hình hồi quy 3 25. Bảng 4.21: Hệ số mô hình hồi quy 3
  9. DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ 1. Hình 2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất 2. Hình 2.2 Các khía cạnh của thực hành tổ chức học tập 3. Hình 2.3 Các khía cạnh của cam kết tổ chức 4. Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu
  10. TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này xem xét Nghiên cứu này nhằm kiểm tra sự tác động giữa thực hành tổ chức học tập và cam kết tổ chức; kiểm định bản chất mối liên hệ giữa các khía cạnh thực hành tổ chức học tập đối với cam kết tổ chức. Vấn đề nghiên cứu cần được làm rõ là: " Mối liên hệ giữa thực hành tổ chức học tập đối với cam kết tổ chức là gì". Nghiên cứu trình bày các khái niệm về “tổ chức học tập”, cơ sở lý thuyết “thực hành tổ chức học tập”. Theo Watkins và Marsick (1999, 2003); Watkins và Marsick (1993, 1996, 1997), thực hành tổ chức học tập bao gồm bảy khía cạnh: (1) Thiết lập hệ thống, (2) yêu cầu và đối thoại, (3) kết nối môi trường, (4) học tập liên tục, (5) hợp tác và học tập đồng đội, (6) sự trao quyền, (7) lãnh đạo chiến lược. Cam kết tổ chức được trình bày trong nghiên cứu này đề cập đến mức độ nhận diện và tham gia của cá nhân đối với tổ chức (Steers, 1977 dẫn theo Wahba, 2013). Khái niệm này được hình thành từ các yếu tố (1) niềm tin và sự chấp nhận các mục tiêu và giá trị của tổ chức, (2) sự sẵn lòng thể hiện nỗ lực thay mặt tổ chức và (3) mong muốn duy trì tư cách thành viên của tổ chức (Mowday & Steers, trang 4). Tác giả xem xét sự tác động giữa bảy bình diện này đến các khía cạnh của cam kết tổ chức. Để kiểm định mối liên hệ giữa thực hành tổ chức học tập và cam kết tổ chức, tác giả tiến hành kiểm tra sự tác động giữa các khía cạnh của thực hành tổ chức học tập và các khía cạnh của cam kết tổ chức, với 21 giả thuyết được chia làm 3 nhóm sau đây: Nhóm giả thuyết thứ nhất: Tác động của 7 biến độc lập-7 khía cạnh của thực hành tổ chức học tập đối với biến phụ thuộc-Mong muốn duy trì tư cách thành viên của tổ chức, bao gồm 7 giả thuyết (từ giả thuyết thứ 1 đến giả thuyết thứ 7): (1) Giả thuyết H1-1: Thiết lập hệ thống tác động đến mong muốn duy trì tư cách thành viên của tổ chức. (2) Giả thuyết H2-1: Yêu cầu và đối thoại tác động đến mong muốn duy trì tư cách thành viên của tổ chức. (3) Giả thuyết H3-1: Kết nối môi trường tác động đến mong muốn duy trì tư cách thành viên của tổ chức. (4) Giả thuyết H4-1: Học tập liên tục tác động đến mong muốn duy trì tư cách thành viên của tổ chức.
  11. (5) Giả thuyết H5-1: Hợp tác và học tập đồng đội tác động đến mong muốn duy trì tư cách thành viên của tổ chức. (6) Giả thuyết H6-1: Sự trao quyền tác động đến mong muốn duy trì tư cách thành viên của tổ chức. (7) Giả thuyết H7-1: Lãnh đạo chiến lược tác động đến mong muốn duy trì tư cách thành viên của tổ chức. Nhóm giả thuyết thứ hai: Tác động của 7 biến độc lập-7 khía cạnh của thực hành tổ chức học tập đối với biến phụ thuộc-Chấp nhận mục tiêu và giá trị của tổ chức, bao gồm 7 giả thuyết (từ giả thuyết thứ 8 đến giả thuyết thứ 14): (8) Giả thuyết H1-2: Thiết lập hệ thống tác động đến chấp nhận mục tiêu và giá trị của tổ chức. (9) Giả thuyết H2-2: Yêu cầu và đối thoại tác động đến chấp nhận mục tiêu và giá trị của tổ chức. (10) Giả thuyết H3-2: Kết nối môi trường tác động đến chấp nhận mục tiêu và giá trị của tổ chức. (11) Giả thuyết H4-2: Học tập liên tục tác động đến chấp nhận mục tiêu và giá trị của tổ chức. (12) Giả thuyết H5-2: Hợp tác và học tập đồng đội tác động đến chấp nhận mục tiêu và giá trị của tổ chức. (13) Giả thuyết H6-2: Sự trao quyền tác động đến chấp nhận mục tiêu và giá trị của tổ chức. (14) Giả thuyết H7-2: Lãnh đạo chiến lược tác động đến chấp nhận mục tiêu và giá trị của tổ chức. Nhóm giả thuyết thứ ba: Tác động của 7 biến độc lập-7 khía cạnh của thực hành tổ chức học tập đối với biến phụ thuộc-Sự sẵn lòng thể hiện nỗ lực trong tổ chức, bao gồm 7 giả thuyết (từ giả thuyết thứ 15 đến giả thuyết thứ 21): (15) Giả thuyết H1-3: Thiết lập hệ thống tác động đến sự sẵn lòng thể hiện nỗ lực trong tổ chức. (16) Giả thuyết H2-3: Yêu cầu và đối thoại tác động đến sự sẵn lòng thể hiện nỗ lực trong tổ chức. (17) Giả thuyết H3-3: Kết nối môi trường tác động đến sự sẵn lòng thể hiện nỗ
  12. lực trong tổ chức. (18) Giả thuyết H4-3: Học tập liên tục tác động đến sự sẵn lòng thể hiện nỗ lực trong tổ chức. (19) Giả thuyết H5-3: Hợp tác và học tập đồng đội tác động đến sự sẵn lòng thể hiện nỗ lực trong tổ chức. (20) Giả thuyết H6-3: Sự trao quyền tác động đến sự sẵn lòng thể hiện nỗ lực trong tổ chức. (21) Giả thuyết H7-3: Lãnh đạo chiến lược tác động đến sự sẵn lòng thể hiện nỗ lực trong tổ chức. Phương pháp định lượng được sử dụng trong nghiên cứu này. Công cụ nghiên cứu là bảng câu hỏi được tạo thành bởi hai thang đo, bao gồm 35 câu hỏi, cụ thể: (1) Bảng câu hỏi các khía cạnh về tổ chức học tập (Marsick & Watkins, 2003; Yang, Marsick & Watkins, 2004, T-seng, 2010) bao gồm 21 câu hỏi; (2) Bảng câu hỏi về cam kết tổ chức (Mowday, Steers, & Porter, 1979, T-seng, 2012) bao gồm 9 câu hỏi và 5 câu hỏi về thông tin nhân khẩu học. Bảng câu hỏi đã được Việt hóa để đảm bảo sự phù hợp khi dùng cho bối cảnh nghiên cứu tại Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tích nhân tố EFA và phân tích hồi quy tuyến tính đa biến để xem xét sự biến thiên của các nhân tố trong mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng hình thức phỏng vấn trực diện để thu thập dữ liệu. Dữ liệu được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện từ 240 nhân viên trong độ tuổi lao động, đang làm việc tại Ngân hàng Đại Dương trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh. Các kết quả cho thấy các khía cạnh thực hành tổ chức học tập có thể được xem như là một yếu tố tiền đề quan trọng đối với cam kết tổ chức. Các phát hiện này không chỉ cung cấp một hướng đi mới cho nghiên cứu tổ chức mà còn tạo ra ý nghĩa quan trọng cho việc ứng dụng trong thực tiễn tổ chức: 1) Thấy được tầm quan trọng của các hoạt động học tập đối với cam kết tổ chức, (2) Nghiên cứu cũng đề xuất các hàm ý về tổ chức học tập sẽ góp phần nâng cao cam kết tổ chức để các nhà quản lý các tổ chức tham khảo áp dụng.
  13. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Vấn đề nghiên cứu Chúng ta đang sống trong một thời đại của sự thay đổi nhanh chóng-sự thay đổi đang định hình lại cách chúng ta sống, làm việc và suy nghĩ. Đó là sự thay đổi có thể tạo ra những doanh nghiệp mới, vững mạnh, giàu có, và cũng có thể là những biến động kinh tế làm gia tăng sự gián đoạn cuộc sống của mọi thành phần kinh tế xã hội. Đó là sự thay đổi có thể tạo ra những cơ hội hay làm sâu sắc hơn những bất công và sự thay đổi đó sẽ chỉ diễn ra với số lượng lớn hơn và nhanh hơn. Hoạt động trong chuỗi giá trị nghĩa là sự thay đổi ở những doanh nghiệp này sẽ kéo theo sự thay đổi ở các doanh nghiệp khác. Kết quả là, doanh nghiệp phải đối mặt với những sự cạnh tranh gay gắt hơn và đứng trước một trong hai viễn cảnh lớn: (1) tự thay đổi chính mình hoặc là chết và (2) trở thành mục tiêu M&A. Tích cực như Samsung để trở thành tập đoàn đa ngành từ một cửa hàng tạp hóa năm 1938; tiêu cực như Vinaxuki phá sản từ một doanh nghiệp sản xuất xe hơi lớn nhất Việt Nam hay thành công như Exxon Mobil chỉ sau một vụ sáp nhập thế kỷ vào năm 1998. Điểm chung của những ví dụ trên là gì, ta có thể thấy được gì từ những ví dụ đó? Đó là khả năng vượt qua sự sợ hãi, sự chấp nhận hay đào thải của từng cá nhân trong một tổ chức. Các tổ chức hoạt động theo hình thức nào là tùy theo cách chúng ta làm việc, suy nghĩ và tương tác lẫn nhau; những thay đổi cần có không phải chỉ đối với tổ chức, mà còn trong chính mỗi người chúng ta. Khi chúng ta học, trưởng thành và đối đầu với những thách thức căn cơ hơn, sự việc sẽ không trở nên dễ dàng hơn. Nó buộc con người phải làm việc chăm chỉ và siêng năng hơn để bù đắp cho sự thất bại trong quá khứ. Việc khích lệ tinh thần và trí tuệ tập thể vốn tiêu biểu cho sự hợp tác và học tập đồng đội ở khả năng tốt nhất. Trong tổ chức đó, mọi nhân viên không ngừng phát huy năng lực của họ để tạo ra những kết quả mà họ thật sự mong muốn, những hình mẫu tư duy tiến bộ mới được nuôi dưỡng, những khát vọng tập thể được giải phóng và con người không ngừng học cách học tập lẫn nhau. Kim (1998) đã chỉ ra rằng khi tổ chức có khả năng tiếp thu khối lượng kiến thức một cách tích cực sẽ làm nên sự thành công của việc học tập trong tổ chức.
  14. 2 Marsick & Watkins (2003) kết luận rằng tổ chức học tập đặc biệt quan trọng trong môi trường làm việc ngày nay, nơi mà các nhân viên có thể thường xuyên thay đổi công việc hay giữ lại những gì có lợi cho riêng họ vì họ biết rằng một khi chia sẻ kiến thức sẽ cản trở sự thành công đến với họ. “Học phải đi đôi với hành”, nguyên lý này đến nay vẫn còn vẹn nguyên ý nghĩa của nó. Học và thực hành những gì được học là điều kiện tiên quyết quan trọng đối với sự thành công của tổ chức. Trở thành một tổ chức học tập sẽ tạo ra một cơ chế đầy hứa hẹn để thích nghi với những thay đổi cần thiết, duy trì sự cạnh tranh và nuôi dưỡng sự cải tiến liên tục (Senge, 1995). Senge (1990, 1995) lập luận rằng một tổ chức học tập có khả năng làm gia tăng hiệu quả tổ chức vì thông qua tổ chức học tập, họ sẽ dễ dàng thích nghi với sự thay đổi của môi trường luôn biến động và duy trì lợi thế cạnh tranh của họ. Trong quá trình trở thành tổ chức học tập, tổ chức đó có thể thiết lập các cấu trúc hành động một cách khôn ngoan để phản ứng với những thay đổi phức tạp (Watkins và Marsick, 1993). Hơn nữa, khái niệm tổ chức học tập đã được liên kết với sự đổi mới, học tập theo nhóm, học tập liên tục và hoạt động trong các tổ chức (Watkins và Marsick, 1993, 1999). Khái niệm tổ chức học tập đã được giới thiệu gần ba thập kỷ trước và trong thời gian đó, có rất nhiều học giả quan tâm đến khái niệm này và nhiều nghiên cứu đã được ra đời. Trong những năm gần đây, nền kinh tế xã hội nói chung và thị trường tài chính nói riêng ở Việt Nam có nhiều biến động, liên tục bùng nổ những thương vụ mua bán, sáp nhập giữa các doanh nghiệp và đặc biệt là sự sáp nhập ngân hàng với Nhà nước. Hình thức này được hiểu là quốc hữu hóa, nghĩa là Nhà nước chính thức nhận quyền sở hữu ngân hàng, đồng thời đứng ra kiểm soát trực tiếp để đảm bảo khả năng thanh khoản cho Ngân hàng thực hiện những hoạt động cần thiết, lành mạnh và khả thi trong thời gian dài. Quốc hữu hóa có thể là một khái niệm khó hiểu vì nó hiện diện một loạt các lý do được đưa ra bởi những lập luận ủng hộ hoặc không ủng hộ đối với một động thái như vậy. Chính vì thế, ngân hàng thực sự cần thiết duy trì một nền văn hoá học tập khi có sự thay đổi lớn về thể chế. Trên thực tế, lĩnh vực thương mại-nơi đầy rẫy những áp lực về tài chính
  15. 3 và sự cạnh tranh gay gắt đã phần nào làm hạn chế tính đạo đức, nhân cách của nhân viên đối với sự sống còn của tổ chức. Trong bối cảnh đó, sự cần thiết phải học tập rõ ràng là yếu tố cực kỳ quan trọng. Có thể thấy rằng duy trì việc học tập trong khu vực tài chính ngân hàng chưa được thực sự quan tâm trong những năm trở lại đây, trong bối cảnh sáp nhập. “Các tổ chức không thể bỏ qua việc học, vì điều này đồng nghĩa rằng tổ chức đó chấp nhận sự bắt đầu sụp đổ của họ. Sự tồn tại lâu dài, khả năng cạnh tranh và đạt được hiệu suất cao, tất cả đều phụ thuộc vào khả năng thích ứng của tổ chức đối với những thay đổi liên tục của môi trường” (Montes, Moreno và Morales, 2005). “Những nghiên cứu ban đầu và ứng dụng các nguyên tắc tổ chức học tập trong thực tế đã dẫn đến sự gia tăng mối liên hệ giữa văn hoá học tập tổ chức và kết quả của tổ chức” (Egan, Yang và Bartlett, 2004). Mặc dù các học viên và các học giả đã làm rõ lý thuyết và thực tiễn học tập trong nhiều năm qua nhưng vẫn cần phải tìm hiểu thêm về sự ảnh hưởng văn hóa học tập của tổ chức đối với các kết quả của tổ chức (Egan và cộng sự, 2004, dẫn theo Rose và cộng sự, 2009, trang 55). Theo Bartlett (2001), phần lớn sự quan tâm đến cam kết tổ chức bắt nguồn từ các báo cáo kết quả nghiên cứu về hành vi của nhân viên và kết quả công việc mong muốn từ cam kết của tổ chức. Ngày nay, khía cạnh cam kết tổ chức ngày càng được chú trọng hơn vì nó được xem là yếu tố thúc đẩy hoạt động của tổ chức (Kamarul và Raida, 2003, dẫn theo Farsi và cộng sự, 2015, trang 240). Những lợi ích gắn liền với sự quan tâm đến cam kết trong công việc đã được các cá nhân và tổ chức thực sự khuyến khích (Somers and Birnbaum, 2000, dẫn theo Kim, 2005). Nó cũng là một khía cạnh quan trọng trong việc nhận diện các hành vi liên quan đến công việc cũng như tác động của nó đối với hiệu suất (Benkoff, 1997). Wright (1997) đã tiến hành một nghiên cứu để kiểm tra mối liên hệ giữa việc học tập tổ chức và học tập cá nhân đối với cam kết tổ chức và sự hài lòng công việc. Kết quả cho thấy rằng hai yếu tố này chịu sự tác động mạnh mẽ của việc học tập trong tổ chức. Yeo (2002) đề xuất rằng học tập vòng lặp, vòng lặp đôi và lặp lại sẽ dẫn đến thái độ tích cực và cam kết làm việc giữa các cá nhân,
  16. 4 do đó giúp các tổ chức hoạt động hiệu quả hơn trong thời gian dài. (Rose và cộng sự, 2009, trang 57). Nhiều Doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của việc làm thế nào để trở thành một tổ chức học tập và nhận thức rằng những hoạt động học tập trong môi trường biến đổi liên tục, sự khuyến khích chuyển đổi cơ bản sẽ tạo nên sự thành công hơn và tạo ra năng suất cao cho tổ chức (Argyris & Schon, 1996). Vậy để thay đổi một cách tích cực, các doanh nghiệp cần phải xây dựng tổ chức học tập như thế nào? Ta có thể hình dung thế này, một tổ chức có nền văn hóa, môi trường học tập tốt là khi có sự gắn kết và chia sẻ tri thức giữa mọi người với nhau, cùng nhau hướng đến tầm nhìn chung của tổ chức. Vậy, vào những lúc tổ chức gặp khó khăn, liệu rằng việc học tập có còn tồn tại? Tồn tại ở tập thể tổ chức hay chỉ ở một số bộ phận đơn lẻ? Nếu ta làm việc trong một môi trường không có sự học hỏi, tương tác giữa các thành viên, không có mục tiêu rõ ràng, cụ thể thì việc rời bỏ tổ chức chỉ còn là vấn đề thời gian. Khi đó, sự cam kết, ràng buộc với tổ chức sẽ không còn hiện hữu. Và ngược lại, khi tổ chức có được sự cam kết cao của nhân viên, đồng nghĩa với việc nhân viên đó muốn duy trì và gắn kết với tổ chức. Cam kết tổ chức thể hiện dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Ta có thể hiểu rằng từ sự cam kết đó, nhân viên sẽ thể hiện sự nỗ lực của họ hay thờ ơ đối với những hoạt động của tổ chức. Vì thế, các tổ chức cần thiết thiết lập hệ thống học tập trong bối cảnh sáp nhập để xem xét rằng nền văn hóa học tập ở các tổ chức tác động như thế nào đến sự cam kết của nhân viên. Đó là lý do để nghiên cứu mối liên hệ giữa thực hành tổ chức học tập và cam kết tổ chức. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu (1) Nghiên cứu này nhằm kiểm tra sự tác động giữa thực hành tổ chức học tập và cam kết tổ chức; (2) Kiểm định bản chất mối liên hệ giữa các khía cạnh thực hành tổ chức học tập đối với cam kết tổ chức.
  17. 5 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Để đi tìm câu hỏi nghiên cứu, trước hết, ta cần tìm hiểu những yếu tố nào cấu thành nên thực hành tổ chức học tập và những yếu tố nào thúc đẩy cam kết tổ chức. Tiếp theo, câu hỏi nghiên cứu được đưa ra là: Mối liên hệ giữa thực hành tổ chức học tập đối với cam kết tổ chức là gì? 1.4 Đối tượng khảo sát và phạm vi nghiên cứu Đối tượng khảo sát: Các nhân viên trong độ tuổi lao động, đang làm việc tại Ngân hàng Đại Dương (Oceanbank) khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu: Không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại các chi nhánh, phòng giao dịch hoạt động ở khu vực thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian: Từ tháng 6/2017 đến tháng 10/2017. 1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Trên thực tế, hầu hết các tổ chức đều thiết lập cho mình một bộ máy vận hành riêng, trong đó hệ thống học tập cũng được chú trọng phát triển nhằm tạo ra một xã hội kinh doanh dựa trên tri thức. Nghiên cứu này mang một ý nghĩa tích cực đối với thực tiễn tổ chức: (1) Thấy được tầm quan trọng của các hoạt động học tập đối với cam kết tổ chức, (2) Nghiên cứu cũng đề xuất các hàm ý về tổ chức học tập sẽ góp phần nâng cao cam kết tổ chức để các nhà quản lý các tổ chức tham khảo áp dụng. 1.6 Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện: chọn mẫu khảo sát là các nhân viên đang làm việc tại Ngân hàng Đại Dương khu vực TP.Hồ Chí Minh. Quy trình nghiên cứu gồm 02 giai đoạn: Giai đoạn 1: Nghiên cứu sơ bộ (Nghiên cứu định tính): Phỏng vấn định tính và phỏng vấn sơ bộ. Giai đoạn 2: Nghiên cứu chính thức (Nghiên cứu định lượng): Phỏng vấn chính thức.
  18. 6 1.7 Bố cục đề tài nghiên cứu Đề tài nghiên cứu có kết cấu gồm 5 chương như sau: Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu. Chương 5: Kết luận
  19. 7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Chương này tóm tắt cơ sở lý thuyết về thực hành tổ chức học tập, cam kết tổ chức và mối liên hệ giữa hai yếu tố này. Thứ nhất, trình bày các khía cạnh của thực hành tổ chức học tập, bảng câu hỏi các khía cạnh của tổ chức học tập (DLOQ). Thứ hai, trình bày khái niệm cam kết tổ chức và bảng câu hỏi cam kết tổ chức (OCQ). Thứ ba, trình bày mối liên hệ giữa thực hành tổ chức học tập và cam kết tổ chức. Cuối cùng, đề xuất mô hình nghiên cứu. 2.1 Thực hành tổ chức học tập Đầu tiên, tác giả đề cập đến lý thuyết về một nền văn hoá học tập bằng cách sơ lược lại quá trình phát triển tổ chức học tập của Watkins và Marsick (1993). Marsick và Watkins (1990) cho rằng hầu hết việc thực hành học tập trong tổ chức xảy ra một cách tự nhiên, xuất phát từ công việc. Họ đã đưa ra các minh chứng chứng minh bản chất không chính thức và ngẫu nhiên của việc học tập này. Marsick và Watkins (1990) mở rộng quan niệm về phát triển nguồn nhân lực bao gồm khả năng giúp đỡ các cá nhân, đồng đội, tổ chức và thậm chí cả ngành nghề để tạo ra các cấu trúc tổ chức và môi trường văn hoá, nơi mà việc học tập cần được diễn ra liên tục, phổ biến và được thiết lập chính trong công việc. Họ nhấn mạnh đòn bẩy việc học: học tập tự phát, tự chủ, chủ động, sáng tạo và phản ánh phê bình. (Watkins và O’Neil, 2013, trang 134). Hướng suy nghĩ và tiếp cận vấn đề của Watkins và Marsick đã được trình bày cụ thể trong cuốn sách có tiêu đề “Đẩy mạnh tổ chức học tập: Các bài học nghệ thuật và khoa học về sự thay đổi hệ thống”. Trong cuốn sách này, họ mô tả các nghiên cứu nhằm thiết lập môi trường học tập theo sáu khía cạnh và đưa ra kết luận về những thay đổi cần thiết ở bốn cấp độ của một tổ chức học tập, đó là cấp độ cá nhân, nhóm, tổ chức, và xã hội. Watkins và Marsick (1993) cho biết mục đích của họ trong việc viết cuốn sách này là giúp mọi người có cái nhìn rõ ràng về tổ chức học tập, và để cho thấy rằng một số tổ chức hướng tới tương lai đã bắt đầu biến đổi thành tổ chức học tập. Họ nhấn mạnh sáu khía cạnh thiết yếu của một nền văn hoá biến đổi:
  20. 8 (1) Tạo ra cơ hội học tập liên tục; (2) Thúc đẩy yêu cầu và đối thoại; (3) Khuyến khích hợp tác và học tập đồng đội; (4) Thiết lập hệ thống để nắm bắt và chia sẻ học tập; (5) Trao quyền cho nhân viên để chia sẻ tầm nhìn chung; (6) Kết nối tổ chức với môi trường. Watkins và Marsick (1993) lưu ý rằng để bắt đầu xây dựng một tổ chức học tập, trước hết chúng ta phải xem xét năng lực hiện tại của tổ chức để học hỏi và thay đổi ở bốn cấp độ: (1) Thay đổi hành vi, kiến thức, động cơ và khả năng học tập của cá nhân; (2) Thay đổi năng lực của một nhóm nhằm đổi mới và tạo ra kiến thức mới; (3) Thay đổi năng lực của tổ chức nhằm đổi mới và tạo ra kiến thức mới; (4) Thay đổi năng lực chung của cộng đồng và xã hội thông qua chất lượng cuộc sống làm việc và các phương tiện khác. Watkins và Marsick đã nêu rõ: “Tổ chức học tập không phải là đích đến, mà là một hành trình; nó không phải là một công thức, nhưng nó có liên quan đến một số nguyên tắc chính có thể được sử dụng để điều chỉnh cấu trúc một cách linh hoạt”. (Watkins và O’Neil, 2013). Một tổ chức học tập phải làm những việc sau: (1) Tạo ra văn hóa học tập, không chỉ là tạo ra bộ phận đào tạo trong tổ chức mà còn là tạo ra một phương tiện nắm bắt và phổ biến kiến thức cho các nhân viên trong tổ chức; (2) Nuôi dưỡng thói quen học tập và khuyến khích các sáng kiến và tư duy ở nhân viên; (3) Thường xuyên kiểm tra vốn kiến thức trong tổ chức và phát triển học tập, loại bỏ rào cản đối với việc học. Vào năm 1999, Marsick và Watkins phát hành cuốn sách khác với tựa đề “Thích nghi với tổ chức học tập” và đưa ra khía cạnh cuối cùng “Cung cấp lãnh đạo chiến lược cho việc học”. Họ cho rằng vai trò của lãnh đạo chiến lược có thể định hướng cho tổ chức trở thành tổ chức học tập.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2