intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu mối quan hệ giữa chiến lược marketing và kết quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ cao su tại khu vực miền Đông Nam Bộ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:127

31
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm tìm hiểu và đánh giá mối quan hệ giữa chiến lược marketing xuất khẩu và kết quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ cao su ở khu vực miền Đông Nam Bộ. Qua đó, tác giả đề xuất phương hướng xây dựng chiến lược marketing thích hợp để nâng cao kết quả kinh doanh xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ cao su tại các doanh nghiệp này. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu mối quan hệ giữa chiến lược marketing và kết quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ cao su tại khu vực miền Đông Nam Bộ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ---------- VÕ MINH QUỐC NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CHIẾN LƯỢC MARKETING VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐỒ GỖ CAO SU TẠI KHU VỰC MIỀN ĐÔNG NAM BỘ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2016
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH ---------- VÕ MINH QUỐC NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA CHIẾN LƯỢC MARKETING VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐỒ GỖ CAO SU TẠI KHU VỰC MIỀN ĐÔNG NAM BỘ Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại Mã số: 60340121 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TRUNG ĐÔNG TP.Hồ Chí Minh – Năm 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Nghiên cứu mối quan hệ giữa chiến lược marketing và kết quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ cao su tại khu vực miền Đông Nam Bộ” là kết quả của quá trình tự nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.Nguyễn Trung Đông. Ngoại trừ các nội dung tham khảo từ các công trình khác như đã nêu rõ trong luận văn, các số liệu điều tra và kết quả nghiên cứu đưa ra trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào đã có từ trước. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 09 năm 2016 Tác giả Võ Minh Quốc
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ................................................ 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 3 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát .......................................................................... 3 1.3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ............................................................................... 4 1.4. Đối tượng nghiên cứu: .............................................................................................. 4 1.5. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 4 1.6. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 5 1.6.1. Nghiên cứu định tính ......................................................................................... 5 1.6.2. Nghiên cứu định lượng ...................................................................................... 5 1.7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...................................................................................... 6 1.8. Kết cấu của luận văn ................................................................................................ 6 Tóm tắt chương 1 ................................................................................................................ 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................... 9 2.1. Lý thuyết về kết quả kinh doanh xuất khẩu ................................................................... 9 2.1.1. Lý thuyết về kết quả kinh doanh ............................................................................ 9 2.1.2. Lý thuyết về kết quả kinh doanh xuất khẩu ............................................................ 9 2.2. Lý thuyết về chiến lược marketing xuất khẩu ..............................................................12 2.2.1. Khái niệm về Marketing .......................................................................................12 2.2.2. Khái niệm về Marketing quốc tế và Marketing xuất khẩu......................................13 2.2.3. Chiến lược marketing xuất khẩu ...........................................................................14 2.2.4. Phân loại chiến lược marketing xuất khẩu .............................................................16 2.2.5. Xây dựng chiến lược Marketing xuất khẩu hỗn hợp ..............................................18
  5. 2.3. Các nghiên cứu về chiến lược marketing xuất khẩu, kết quả kinh doanh xuất khẩu và mối quan hệ giữa chúng .....................................................................................................26 2.3.1. Chiến lược marketing xuất khẩu ...........................................................................26 2.3.2. Kết quả kinh doanh xuất khẩu ...............................................................................29 2.3.3. Mối quan hệ giữa chiến lược marketing xuất khẩu và kết quả kinh doanh xuất khẩu .......................................................................................................................................31 2.4. Tổng quan ngành chế biến đồ gỗ cao su xuất khẩu ......................................................32 2.4.1. Ngành chế biến gỗ ................................................................................................32 2.4.2. Ngành chế biến đồ gỗ cao su xuất khẩu.................................................................35 2.5. Mô hình nghiên cứu ....................................................................................................36 2.5.1. Mô hình nghiên cứu của Cavusgil và Zou (1994) ..................................................36 2.5.2. Mô hình nghiên cứu của Julian (2003) ..................................................................38 2.5.3. Mô hình nghiên cứu của Lee & Griffith (2004) .....................................................39 2.5.4. Mô hình nghiên cứu của Abdul và Sidin (2008) ....................................................41 2.5.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất..................................................................................42 Tóm tắt chương 2 ...............................................................................................................45 CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ..............................................................................46 3.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................................46 3.2. Nghiên cứu định tính ...................................................................................................46 3.2.1. Thang đo nháp ......................................................................................................46 3.2.2. Thiết kế nghiên cứu định tính ...............................................................................50 3.2.3. Kết quả thảo luận nhóm ........................................................................................50 3.2.4. Thang đo chính thức .............................................................................................51 3.3. Nghiên cứu định lượng ................................................................................................52 3.3.1. Đối tượng khảo sát................................................................................................52 3.3.2. Mẫu nghiên cứu ....................................................................................................52 3.3.3. Thu thập dữ liệu....................................................................................................53 3.3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu ..............................................................................53 Tóm tắt chương 3 ...............................................................................................................56
  6. CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .........................................................57 4.1. Tổng quan về mẫu nghiên cứu .....................................................................................57 4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo với công cụ Cronbach’s alpha ..................................58 4.2.1. Thang đo các Chiến lược marketing xuất khẩu đồ gỗ cao su .................................58 4.2.2. Thang đo Kết quả kinh doanh xuất khẩu đồ gỗ cao su ...........................................59 4.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ................................................................................60 4.3.1. Thang đo các Chiến lược marketing xuất khẩu đồ gỗ cao su .................................60 4.3.2. Thang đo Kết quả kinh doanh xuất khẩu ...............................................................62 4.4. Hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu ...................................................................................62 4.5. Phân tích tương quan...................................................................................................63 4.6. Phân tích hồi quy tuyến tính ........................................................................................64 4.6.1. Xác định biến độc lập, biến phụ thuộc ..................................................................64 4.6.2. Phân tích hồi quy tuyến tính bội............................................................................64 4.7. Kiểm định các giả định hồi quy ...................................................................................67 4.8. Đánh giá sự khác biệt về kết quả kinh doanh xuất khẩu theo các biến thống kê mô tả ..69 4.8.1. Đánh giá sự khác biệt về kết quả kinh doanh xuất khẩu theo số năm kinh nghiệm xuất khẩu........................................................................................................................69 4.8.2. Đánh giá sự khác biệt về kết quả kinh doanh xuất khẩu theo số lượng lao động ....70 4.8.3. Đánh giá sự khác biệt về kết quả kinh doanh xuất khẩu theo nguồn gốc vốn .........71 4.9. Tổng quát kết quả nghiên cứu .....................................................................................72 Tóm tắt chương 4 ...............................................................................................................74 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ..............................................................75 5.1. Kết luận ......................................................................................................................75 5.2. Hàm ý quản trị ............................................................................................................77 5.2.1. Chiến lược thích nghi giá xuất khẩu đồ gỗ cao su..................................................78 5.2.2. Chiến lược quảng cáo đồ gỗ cao su ở nước ngoài ..................................................79 5.2.3. Chiến lược phân phối trực tiếp đồ gỗ cao su..........................................................80 5.2.4. Chiến lược thích nghi sản phẩm đồ gỗ cao su........................................................80 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................................81
  7. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt Danh mục tài liệu tiếng Anh PHẦN PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI THẢO LUẬN NHÓM A. Dàn bài thảo luận nhóm B. Danh sách các chuyên gia tham gia thảo luận nhóm PHỤ LỤC 2: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT CHÍNH THỨC A. Bảng câu hỏi khảo sát chính thức B. Danh sách lấy mẫu PHỤ LỤC 3: THỐNG KÊ MÔ TẢ PHỤ LỤC 4: PHÂN TÍCH CRONBACH’S ALPHA A. Thang đo Kết quả kinh doanh xuất khẩu B. Thang đo các Chiến lược marketing xuất khẩu PHỤ LỤC 5: PHÂN TÍCH EFA THANG ĐO CÁC CHIẾN LƯỢC MARKTING XUẤT KHẨU ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU PHỤ LỤC 6: PHÂN TÍCH EFA THANG ĐO KẾT QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU PHỤ LỤC 7: PHÂN TÍCH TƯƠNG QUAN PEARSON GIỮA KẾT QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING XUẤT KHẨU PHỤ LỤC 8: PHÂN TÍCH HỒI QUY GIỮA KẾT QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING XUẤT KHẨU (LẦN 1) PHỤ LỤC 8: PHÂN TÍCH HỒI QUY GIỮA KẾT QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC MARKETING XUẤT KHẨU (LẦN 2) PHỤ LỤC 9: PHÂN TÍCH SỰ KHÁC BIỆT VỀ KẾT QUẢ KINH DOANH XUẤT KHẨU THEO CÁC BIẾN THỐNG KÊ MÔ TẢ
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tóm tắt các biến của chiến lược marketing từ các nghiên cứu trước đây ..... 27 Bảng 2.2: Các cách đo lường kết quả kinh doanh xuất khẩu ....................................... 30 Bảng 3.1: Thang đo chính thức ................................................................................... 51 Bảng 4.1: Thông tin về mẫu nghiên cứu ..................................................................... 57 Bảng 4.2: Hệ số Cronbach's Alpha của thang đo các Chiến lược marketing xuất khẩu 59 Bảng 4.3: Hệ số Cronbach's Alpha của thang đo Kết quả kinh doanh xuất khẩu ......... 60 Bảng 4.4: Kết quả phân tích nhân tố EFA thang đo các Chiến lược marketing xuất khẩu ........................................................................................................................... 60 Bảng 4.5: Kết quả phân tích nhân tố EFA thang đo Kết quả kinh doanh xuất khẩu ..... 62 Bảng 4.6: Ma trận tương quan Pearson giữa Biến độc lập và các Biến phụ thuộc ....... 63 Bảng 4.7: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội lần 1 ............................................ 64 Bảng 4.8: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội lần 2 ............................................ 66 Bảng 4.9: Kết quả kiểm định tương quan Pearson giữa phần dư chưa chuẩn hóa và các Chiến lược marketing xuất khẩu ................................................................................. 69 Bảng 4.10: Kết quả phân tích sự khác biệt về kết quả kinh doanh xuất khẩu theo số năm kinh nghiệm xuất khẩu ........................................................................................ 70 Bảng 4.11: Kết quả phân tích sự khác biệt về kết quả kinh doanh xuất khẩu theo số lượng lao động ........................................................................................................... 71 Bảng 4.12: Kết quả phân tích sự khác biệt về kết quả kinh doanh xuất khẩu theo nguồn gốc vốn ....................................................................................................................... 71 Bảng 5.1: Bảng thống kê trung bình Chiến lược thích nghi giá ................................... 79 Bảng 5.2: Bảng thống kê trung bình Chiến lược quảng cáo......................................... 79 Bảng 5.3: Bảng thống kê trung bình Chiến lược phân phối trực tiếp ........................... 80 Bảng 5.4: Bảng thống kê trung bình Chiến lược thích nghi sản phẩm ......................... 81
  9. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1: Định giá theo đường cong kinh nghiệm....................................................... 22 Hình 2.2: Kênh phân phối sản phẩm quốc tế ............................................................... 24 Hình 2.3: Một số rào cản trong xúc tiến quốc tế.......................................................... 25 Hình 2.4: Quy trình lập kế hoạch Marketing xuất khẩu ............................................... 25 Hình 2.5: Mô hình lý thuyết về chiến lược marketing xuất khẩu và kết quả xuất khẩu của Cavusgil, Zou, (1994) .......................................................................................... 37 Hình 2.6: Mô hình kết quả nghiên cứu chiến lược marketing xuất khẩu và kết quả xuất khẩu (theo phương pháp OLS) của Cavusgil, Zou, (1994) .......................................... 38 Hình 2.7: Mô hình nghiên cứu của Abdul và Sidin (2008) .......................................... 41 Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả ...................................................... 44 Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu .................................................................................. 46 Hình 4.1: Biểu đồ phân tán giữa các phần dư và giá trị dự đoán ................................. 68 Hình 4.2: Biểu đồ Histogram của phần dư .................................................................. 68 Hình 4.3: Mô hình kết quả nghiên cứu (chuẩn hóa) .................................................... 72
  10. 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Đặt vấn đề Đã hơn 9 năm kể từ sự kiện Việt Nam chính thức được công nhận là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), vấn đề “hội nhập hóa”, “toàn cầu hóa” đã không còn là khái niệm xa lạ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Với việc đánh dấu một bước quan trọng trong tiến trình hội nhập và toàn cầu hóa như vậy, Việt Nam đã và đang tiếp tục có những bước đi vững chắc trong quá trình tiếp cận với xu thế chung của thế giới cũng như khu vực. Đặc biệt ngay trong năm 2015, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), còn được gọi là một hiệp định của thế kỷ 21, đã kết thúc tiến trình đàm phán vào ngày 05/10/2015. Với phạm vi rộng và mức độ cam kết ngày càng sâu, vấn đề đặt ra đối với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam là làm thế nào để khai thác được các cơ hội tự do hóa thương mại, mở cửa thị trường, ưu đãi thuế quan… từ các FTA, TPP mang lại trong thời gian tới. Đồng thời, vấn đề về cạnh tranh toàn cầu đã tạo áp lực rất lớn lên các công ty dựa vào xuất khẩu cần đưa các chiến lược mới và hiệu quả để có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế hiện nay. Là một trong những công cụ giúp doanh nghiệp xuất khẩu tăng lợi nhuận và đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững, chiến lược marketing đã được áp dụng trong nhiều ngành kinh tế thông qua các chương trình quảng bá sáng tạo trên sản phẩm và dịch vụ, với kì vọng sẽ là lời giải cho bài toán cạnh tranh toàn cầu đang diễn ra. Mặc dù vậy, một số chiến lược marketing được thực hiện lại không được thành công như mong đợi. Vì vậy, một vấn đề cấp thiết đặt ra là cần tập trung nghiên cứu vào chiến lược marketing xuất khẩu đối với kết quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh cụ thể để có sự nhìn nhận tốt hơn, đồng thời bổ sung kiến thức cho marketing quốc tế nói chung. Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến và xuất khẩu đồ gỗ đang phát triển nhanh và được nhiều chuyên gia đánh giá là có thế mạnh tại Việt Nam. Theo Bản tin ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ năm 2015, ngành công nghiệp chế biến gỗ đã trở thành ngành hàng xuất khẩu chủ lực đứng thứ 5 của Việt Nam sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu đồ gỗ đứng đầu
  11. 2 Đông Nam Á với chất lượng sản phẩm đồ gỗ Việt Nam luôn được nâng cao, có khả năng cạnh tranh được với các nước trong khu vực (Cục Xúc tiến thương mại, 2015). Sản phẩm gỗ gia dụng Việt Nam hiện đang có mặt tại nhiều thị trường trên thế giới, trong đó sản phầm làm từ gỗ cao su đang chiếm tỷ trọng ngày càng cao và tiềm năng vẫn còn rất lớn. Theo Bản tin cao su Việt Nam số tháng 10 năm 2013, giá trị xuất khẩu của đồ gỗ cao su (bàn, ghế, tủ, vật dụng gia đình và văn phòng) đạt khoảng 400 triệu USD (Trần Thị Thúy Hoa, 2013), và đến năm 2014 thì gỗ cao su góp phần tăng thêm giá trị cho ngành cao su khoảng 600 triệu USD xuất khẩu. Nhưng đứng trước cơ hội ngày càng mở rộng và áp lực cạnh tranh quốc tế ngày càng gay gắt, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ cao su cần tìm ra cách thức áp dụng chiến lược marketing để phát huy tối đa nguồn lực, hóa giải các khó khăn và phát triển hơn nữa việc kinh doanh xuất khẩu sản phẩm gỗ cao su trên thị trường quốc tế với những đặc thù của Việt Nam. Vì vậy, tác giả chọn đề tài cho luận văn là “Nghiên cứu mối quan hệ giữa chiến lược marketing và kết quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ cao su tại khu vực miền Đông Nam Bộ” nhằm phân tích kết quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp trong ngành chế biến đồ gỗ cao su bằng cách theo dõi sự tác động lên nó bởi chiến lược marketing xuất khẩu. Trong đó, khu vực miền Đông Nam Bộ làm đại diện cho một khu vực kinh tế năng động bậc nhất cả nước và là nơi rất tốt để thu hút các đối tác quốc tế tiềm năng. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Trong xu thế tất yếu của toàn cầu hóa và hội nhập hóa, các doanh nghiệp trong nước ở hầu hết các lĩnh vực đã và đang tìm cách vươn ra thị trường thế giới, với hình thức phổ biến nhất là xuất khẩu sản phẩm và dịch vụ. Tuy nhiên, ở một thị trường mới mẻ, nhiều doanh nghiệp không đạt được kết quả kinh doanh xuất khẩu như mong đợi. Từ đó, vấn đề nâng cao kết quả kinh doanh xuất khẩu thông qua chiến lược marketing thích hợp đã thu hút mối quan tâm rất lớn từ các nhà nghiên cứu, tiêu biểu như: - Nghiên cứu của Cavusgil và Zou (1994) là cơ sở cho nhiều nghiên cứu sau này, đưa ra một mô hình mang tính tổng quát về mối quan hệ giữa chiến lược marketing và kết quả kinh doanh xuất khẩu. Nghiên cứu này được thực hiện thông qua phỏng vấn
  12. 3 trực tiếp các nhà quản lý chiến lược marketing xuất khẩu ở các doanh nghiệp thuộc một số tiểu bang của Mỹ như Illinois, Indiana, Michigan, Ohio, và Wisconsin. Kết quả nghiên cứu cho thấy những tác động rõ ràng của chiến lược marketing trong việc nâng cao kết quả kinh doanh xuất khẩu. - Nghiên cứu của Julian (2003) dựa vào mô hình của Cavusgil và Zou (1994), đồng thời điều chỉnh và thử nghiệm với đối tượng là các doanh nghiệp xuất khẩu Thailand. Các doanh nghiệp Thailand được nghiên cứu kinh doanh trên nhiều ngành khác nhau như nông nghiệp, khai thác mỏ, công nghiệp nhẹ, cơ khí, điện, hóa, và dịch vụ. Mặc dù chiến lược marketing xuất khẩu không đủ ý nghĩa thống kê để trở thành một yếu tố tác động đến kết quả kinh doanh xuất khẩu, nhưng tầm quan trọng của chiến lược marketing xuất khẩu đã phần nào được thể hiện qua bài nghiên cứu này. - Nghiên cứu của Lee & Griffith (2004) cũng dựa vào mô hình của Cavusgil và Zou (1994) và một số tác giả khác để tiến hành nghiên cứu ở một nền kinh tế đang phát triển định hướng xuất khẩu là Hàn Quốc, tập trung vào ngành kinh tế mũi nhọn ở đây là hàng điện tử. Nghiên cứu này dựa trên quan điểm về sự ràng buộc chiến lược-môi trường để khám phá sự tác động của chiến lược marketing của doanh nghiệp (như sản phẩm, giá, xúc tiến, phân phối) đến kết quả kinh doanh xuất khẩu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của chiến lược thích nghi marketing xuất khẩu đối với kết quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu Hàn Quốc - Nghiên cứu của Abdul và Sidin (2008) đã kế thừa từ các nghiên cứu của Cavusgil, Zou, (1994) và Julian (2003), và vận dụng vào bối cảnh ngành đồ gỗ nội thất ở Malaysia để đưa thêm giả thuyết về tác động của 2 yếu tố môi trường là: Tình hình kinh tế toàn cầu (Global economic situation) và Chứng chỉ (Certification). Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy chiến lược marketing xuất khẩu không có tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh xuất khẩu ở ngành đồ gỗ nội thất Malaysia. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu 1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát Đề tài hướng đến việc tìm hiểu và đánh giá mối quan hệ giữa chiến lược marketing xuất khẩu và kết quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến
  13. 4 đồ gỗ cao su ở khu vực miền Đông Nam Bộ. Qua đó, tác giả đề xuất phương hướng xây dựng chiến lược marketing thích hợp để nâng cao kết quả kinh doanh xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ cao su tại các doanh nghiệp này. 1.3.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể Đề tài có ba mục tiêu nghiên cứu chính: Một là, xác định các nhân tố của chiến lược marketing tác động đến kết quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ cao su ở khu vực miền Đông Nam Bộ. Hai là, đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến kết quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ cao su ở khu vực miền Đông Nam Bộ, và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Ba là, đề xuất một số hàm ý quản trị đối với các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ cao su ở khu vực miền Đông Nam Bộ nhằm nâng cao kết quả kinh doanh xuất khẩu. 1.4. Đối tượng nghiên cứu: Mối quan hệ giữa kết quả kinh doanh và chiến lược marketing xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ cao su xuất khẩu ở khu vực miền Đông Nam Bộ. 1.5. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu của luận văn được giới hạn trong các tỉnh thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh. Trong đó, các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ cao su xuất khẩu ở các tỉnh này đóng vai trò là đơn vị nghiên cứu của luận văn. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, đồ gỗ được hiểu là các sản phẩm được làm từ gỗ hợp pháp phục vụ cho sử dụng trong nhà - nội thất (indoor) và bên ngoài – ngoại thất (outdoor).
  14. 5 1.6. Phương pháp nghiên cứu 1.6.1. Nghiên cứu định tính Mục tiêu: Với các tài liệu nghiên cứu trước đó về mối quan hệ giữa chiến lược marketing xuất khẩu và kết quả kinh doanh xuất khẩu, tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu định tính để điều chỉnh, bổ sung thang đo và hiệu chỉnh mô hình nghiên cứu. Phương pháp: Thảo luận nhóm 10 chuyên gia trong ngành. Đây là phương pháp tạo điều kiện cho các chuyên gia có thể tranh luận và đóng góp ý kiến trực tiếp, qua đó giúp tác giả tổng hợp và đưa ra lựa chọn tốt cho luận văn. Đối tượng được mời thảo luận nhóm: Những chuyên gia am hiểu về nội dung ngành xuất khẩu đồ gỗ, về kết quả kinh doanh xuất khẩu và về chiến lược marketing xuất khẩu. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả lựa chọn đối tượng tham gia là những người có chức vụ quản lý ở bộ phận kinh doanh xuất khẩu, giám đốc hoặc phó giám đốc của các công ty chế biến đồ gỗ cao su xuất khẩu ở khu vực miền Đông Nam Bộ hoặc những người đang công tác tại các hiệp hội ngành gỗ, với ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong ngành. Công cụ: Dàn bài thảo luận nhóm được tác giả chuẩn bị trước. (xem Phụ lục 1) 1.6.2. Nghiên cứu định lượng Để hoàn chỉnh bảng câu hỏi khảo sát, đồng thời kiểm tra những vấn đề cần làm rõ như sự rõ ràng, từ ngữ dễ hiểu, hình thức trình bày của bảng câu hỏi, mức độ thời gian mà người trả lời cần có, tác giả tiến hành khảo sát thử (mẫu pilot) trên một nhóm gồm 10 phỏng vấn viên. Thông qua bảng câu hỏi hoàn chỉnh ở bước trên, nghiên cứu chính thức được tiến hành bằng cách khảo sát thực tế 117 doanh nghiệp chế biến đồ gỗ cao su xuất khẩu tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Tây Ninh. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện: Tác giả lựa chọn các doanh nghiệp tiêu biểu trong ngành chế biến đồ gỗ cao su xuất khẩu thông qua việc tìm hiểu từ các chuyên gia ở phần nghiên cứu định tính, từ các báo cáo có liên quan đến ngành gỗ, và từ thông tin của hiệp hội ngành gỗ.
  15. 6 Công cụ xử lí dữ liệu: Phần mềm SPSS 22. Mục tiêu phân tích dữ liệu khảo sát: (1) Phân tích thống kê mô tả; (2) Kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s alpha; (3) Phân tích nhân tố khám phá EFA; (4) Phân tích tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính bội; (5) Kiểm định các giả thuyết thống kê của mô hình nghiên cứu; (6) Kiểm định Anova để đánh giá sự khác biệt về kết quả kinh doanh xuất khẩu theo các biến thống kê mô tả. 1.7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Đề tài mang lại một số ý nghĩa về lý thuyết và thực tiễn cho những người làm công tác kinh doanh xuất khẩu, quản trị chiến lược marketing trong ngành chế biến đồ gỗ cao su xuất khẩu: (1) Giúp doanh nghiệp chế biến đồ gỗ cao su xuất khẩu nhận ra tầm quan trọng của chiến lược marketing xuất khẩu và có sự đầu tư thích đáng; (2) Giúp cho những người làm công tác quản trị kinh doanh xuất khẩu có thể điều chỉnh chiến lược, chính sách kinh doanh và nguồn lực nội tại cho phù hợp. 1.8. Kết cấu của luận văn Luận văn gồm 5 chương với các nội dung như sau: Chương 1 - Tổng quan về đề tài nghiên cứu: Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu. Chương 2 - Cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu: Bằng các cơ sở lý thuyết nền về chiến lược marketing xuất khẩu, kết quả kinh doanh xuất khẩu và mối quan hệ giữa chúng, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu của đề tài và các giả thuyết nghiên cứu.
  16. 7 Chương 3 – Thiết kế nghiên cứu: Trình bày các bước để nghiên cứu đề tài gồm quy trình nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và đo lường các khái niệm nghiên cứu trong mô hình. Chương 4 – Kết quả phân tích mẫu nghiên cứu: Trình bày kết quả nghiên cứu, mô tả mẫu khảo sát, kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo, kết quả phân tích nhân tố, mô hình hồi quy đo lường mối quan hệ giữa chiến lược marketing xuất khẩu và kết quả kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ cao su tại khu vực miền Đông Nam Bộ. Chương 5 – Kết luận và hàm ý quản trị: Trình bày các kết luận và hàm ý quản trị của tác giả đối với ngành chế biến đồ gỗ cao su xuất khẩu tại khu vực miền Đông Nam Bộ. Đưa ra những hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.
  17. 8 Tóm tắt chương 1 Thông qua chương đầu tiên, tác giả đã cho thấy tầm quan trọng của việc nghiên cứu tác động của chiến lược marketing đến kết quả của hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong ngành chế biến đồ gỗ cao su ở khu vực miền Đông Nam Bộ, trong bối cảnh nước ta đang hội nhập ngày càng sâu và rộng với các nước trên thế giới. Những nội dung chính xuyên suốt luận văn cũng lần lượt được giới thiệu như đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của luận văn. Điều này nhằm tạo một nền tảng khởi đầu vững chắc cho việc nghiên cứu các chương tiếp theo.
  18. 9 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1. Lý thuyết về kết quả kinh doanh xuất khẩu 2.1.1. Lý thuyết về kết quả kinh doanh Kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc thực hiện tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư sản xuất đến tiêu thụ, hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Trong điều kiện kinh tế hiện nay, nền kinh tế nước ta đã chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Để duy trì và phát triển doanh nghiệp của mình thì trước hết đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải đạt được kết quả kinh doanh cao. Trong đó, kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng về các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong một kì kế toán nhất định, được biểu hiện bằng phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của các hoạt động kinh tế đã được thực hiện, tức là lãi (nếu doanh thu lớn hơn chi phí) hoặc lỗ (nếu doanh thu nhỏ hơn chi phí). Trong giáo trình Nguyên lý kế toán (Võ Văn Nhị, 2014), kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh; Kết quả hoạt động tài chính; và Kết quả hoạt động khác. Các yếu tố doanh thu, chi phí, lợi nhuận là các chỉ tiêu phản ánh tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, vấn đề bao trùm và xuyên suốt trong công tác quản lý là doanh nghiệp cần kiểm tra doanh thu, chi phí, phải biết kinh doanh mặt hàng nào, mở rộng sản phẩm nào, hạn chế sản phẩm nào để có thể đạt được kết quả cao nhất. 2.1.2. Lý thuyết về kết quả kinh doanh xuất khẩu 2.1.2.1. Tổng quan về hoạt động xuất khẩu Đối với một công ty kinh doanh trên thị trường quốc tế thì việc lựa chọn cách thức thâm nhập vào từng thị trường nước ngoài là điều cực kì quan trọng. Những phương thức chủ yếu để thâm nhập một thị trường nước ngoài bao gồm: Hình thức thâm nhập thị trường thông qua xuất khẩu và buôn bán qua lại; Hình thức thâm nhập thông qua hợp đồng như hợp đồng sử dụng giấy phép, hợp đồng kinh tiêu, hợp đồng
  19. 10 quản lí, dự án chìa khóa trao tay; Hình thức thâm nhập thông qua đầu tư như chi nhánh sở hữu toàn bộ, liên doanh, liên minh chiến lược,… Xuất khẩu hàng hóa là hình thức đầu tiên của quá trình thâm nhập thị trường quốc tế, và phần lớn các công ty bắt đầu việc mở rộng thị trường với tư cách là những nhà xuất khẩu và sau đó mới chuyển sang phương thức khác để phục vụ thị trường nước ngoài. Đỗ Đức Bình - Nguyễn Thường Lạng (2013) đã định nghĩa trong giáo trình Kinh tế quốc tế: “Xuất khẩu là hoạt động đưa hàng hóa và dịch vụ từ quốc gia này sang quốc gia khác”. Hiện nay, hình thức xuất khẩu được các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng phổ biến do trong giai đoạn mới tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, khả năng mở rộng thị trường nước ngoài bằng con đường khác còn nhiều hạn chế. Theo Nguyễn Đông Phong (2012), hoạt động xuất khẩu diễn ra dưới hai hình thức là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu gián tiếp. a) Hình thức xuất khẩu trực tiếp: Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng trực tiếp của công ty cho khách hàng của mình ở thị trường nước ngoài với hai hình thức chủ yếu là đại diện bán hàng và đại lý phân phối. Hình thức này đòi hỏi chính doanh nghiệp phải tự lo bán trực tiếp các sản phẩm của mình ra nước ngoài. b) Hình thức xuất khẩu gián tiếp: Xuất khẩu gián tiếp là hình thức bán hàng và dịch vụ của công ty ra nước ngoài thông qua trung gian, không đòi hỏi có sự tiếp xúc trực tiếp giữa người mua nước ngoài và người sản xuất trong nước. Các doanh nghiệp có thể thực hiện xuất khẩu gián tiếp thông qua các hình thức sau đây: - Các công ty quản lý xuất khẩu; - Thông qua khách hàng nước ngoài; - Qua ủy thác xuất khẩu; - Qua môi giới xuất khẩu; - Qua hãng buôn xuất khẩu.
  20. 11 2.1.2.2. Kết quả kinh doanh xuất khẩu Kết quả kinh doanh xuất khẩu cũng là kết quả kinh doanh nói chung, nó cũng được biểu hiện bằng phần tiền chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí xuất khẩu đã được thực hiện. Đối với một công ty kinh doanh cả nội địa lẫn kinh doanh xuất khẩu thì kết quả kinh doanh xuất khẩu chỉ là một bộ phận của kết quả kinh doanh nói chung của công ty này. Còn đối với công ty chỉ kinh doanh xuất khẩu thì kết quả kinh doanh xuất khẩu cũng chính là kết quả kinh doanh chung của công ty. Tóm lại, kết quả kinh doanh xuất khẩu là một bộ phận của kết quả kinh doanh đặc thù gắn với hình thức kinh doanh xuất khẩu. Để đánh giá kết quả kinh doanh xuất khẩu, doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ tiêu sau: a) Chi phí hàng xuất khẩu: Trong quá trình kinh doanh xuất khẩu, doanh nghiệp phải tiến hành các hoạt động với khoản chi phí sau đây: - Chi phí thu mua hàng, sản xuất hàng xuất khẩu; - Chi phí đóng gói bao bì; - Chi phí lưu thông trong nội địa; - Thuế xuất khẩu; - Phí thủ tục giấy tờ, giao nhận hàng, giám định, hun trùng,…; - Các chi phí ngân hàng. b) Doanh thu xuất khẩu: là toàn bộ giá trị hàng hóa đã bán ra, đã thu tiền hoặc chưa thu tiền (trả chậm). c) Lợi nhận xuất khẩu: là chỉ tiêu tuyệt đối biểu hiện kết quả hoạt động xuất khẩu, phản ánh đầy đủ năng lực của doanh nghiệp trong việc sử dụng các yếu tố cho hoạt động xuất khẩu. Lợi nhuận là mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, là đòn bẩy kinh tế quan trọng khuyến khích nâng cao hiệu quả kinh tế của mọi đơn vị, là nguồn gốc để tái sản xuất và phát triển. Trong đó, lợi nhuận xuất khẩu là phần còn lại của doanh thu hàng xuất khẩu sau khi trừ đi giá vốn hàng xuất khẩu và các chi phí lưu thông. d) Các tỉ số phân tích kết quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2