intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của các yếu tố vĩ mô lên giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

25
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu này được thực hiện dựa trên nghiên cứu của Lena Shiblee (2009) nhằm chỉ ra các ảnh hưởng khác nhau của lạm phát, GDP, thất nghiệp và cung tiền lên giá chứng khoán ngành công nghiệp, kiểm tra độ nhạy khác nhau của các chứng khoán theo ngành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của các yếu tố vĩ mô lên giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN THỊ LỆ HỒNG THU NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ LÊN GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH  NGUYỄN THỊ LỆ HỒNG THU NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ LÊN GIÁ CỔ PHIẾU TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60.34.0201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN NGỌC ẢNH Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai. Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu của luận văn. Tác giả luận văn Nguyễn Thị Lệ Hồng Thu
  4. LỜI CÁM ƠN Luận văn được hoàn thành ngoài sự nổ lực của bản thân, còn có sự giúp đỡ nhiều mặt của Quý thầy, cô, bạn bè, gia đình và đồng nghiệp. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến: - TS. Nguyễn Ngọc Ảnh, giáo viên hướng dẫn của tôi, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. - Các thầy cô, bạn bè trong lớp Cao học TCDN Đêm 1, K19; TCDN Đêm 4, K19 đã giúp đỡ và chia sẻ nhiều kiến thức. Đặc biệt, xin gửi lời cám ơn đến PGS.TS. Phan Thị Bích Nguyệt, người đã giúp đỡ tôi trong quá trình định hướng và thực hiện đề tài; TS. Nguyễn Khắc Quốc Bảo, người đã tận tình đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thành tốt luận văn. - Gia đình, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi về mặt công việc, cũng như thời gian để hoàn tất luận văn. Trân trọng!
  5. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT CPI : Cost Product Index- Chỉ số giá tiêu dùng GDP : Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội IPI : Industrial Production Index – Chỉ số sản xuất công nghiệp PPI : Producer Price Index- Chỉ số giá sản xuất SGDCK : Sở giao dịch chứng khoán TTCK : Thị trường chứng khoán
  6. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU Trang Bảng 4.1 : Bảng thống kê dữ liệu về giá đóng cửa của các công ty được nghiên cứu ................................................................................... 20 Bảng 4.2 : Bảng thống kê dữ liệu của các biến vĩ mô ........................................... 21 Bảng 4.3 : Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và giá đóng cửa hàng tháng của các công ty được chọn để nghiên cứu .................................................. 21-22 Bảng 4.4 : Mối quan hệ giữa GDP (IPI) và giá đóng cửa hàng tháng của các công ty được chọn để nghiên cứu ........................................................... 22-23 Bảng 4.5 : Mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và giá đóng cửa hàng tháng của các công ty được chọn để nghiên cứu ....................................................... 24 Bảng 4.6 : Mối quan hệ giữa cung tiền (M2) và giá đóng cửa hàng tháng của các công ty được chọn để nghiên cứu ....................................................... 25 Bảng 4.7 : Mức độ phù hợp của mô hình ............................................................. 26 Bảng 4.8 : Kết quả về độ tin cậy của mô hình ...................................................... 27 Bảng 4.9 : Kết quả hệ số của mô hình ............................................................. 27-28 Bảng 4.10 : Tóm tắt về mức độ ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát (CPI), GDP (IPI), tỷ lệ thất nghiệp, cung tiền (M2) lên giá cổ phiếu ....................................... 28
  7. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cám ơn Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng, biểu và hình vẽ Tóm tắt 1. GIỚI THIỆU ......................................................................................................... 1 2. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ......................................................................................................... 2 Nhận xét: .................................................................................................................... 17 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU ............................................... 17 3.1 Phương pháp nghiên cứu................................................................................ 17 3.1.1 Các biến số .................................................................................................... 17 3.1.2 Mô hình ......................................................................................................... 18 3.2 Dữ liệu ........................................................................................................... 19 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.................................................................................. 20 4.1 Mô tả mẫu...................................................................................................... 20 4.3 Kết quả kiểm định Anova .............................................................................. 26 Nhận xét: .................................................................................................................... 31 5. KẾT LUẬN.......................................................................................................... 33 Tài liệu tham khảo Phụ lục Phụ lục 1 IPI hàng tháng tại Việt Nam từ năm 2007 đến tháng 7 năm 2012 Phụ lục 2 CPI hàng tháng tại Việt Nam từ năm 2007 đến tháng 7 năm 2012 Phụ lục 3 Cung tiền (M2) hàng tháng tại Việt Nam từ năm 2007 đến tháng 7 năm 2012 Phụ lục 4 Tỷ lệ thất nghiệp hàng tháng tại Việt Nam từ năm 2007 đến tháng 7 năm 2012 Phụ lục 5 Giá đóng cửa hàng tháng của KDC từ năm 2007 đến tháng 7 năm 2012
  8. Phụ lục 6 Giá đóng cửa hàng tháng của CYC từ năm 2007 đến tháng 7 năm 2012 Phụ lục 7 Giá đóng cửa hàng tháng của DCT từ năm 2007 đến tháng 7 năm 2012 Phụ lục 8 Giá đóng cửa hàng tháng của DHA từ năm 2007 đến tháng 7 năm 2012 Phụ lục 9 Giá đóng cửa hàng tháng của FMC từ năm 2007 đến tháng 7 năm 2012 Phụ lục 10 Giá đóng cửa hàng tháng của HAS từ năm 2007 đến tháng 7 năm 2012 Phụ lục 11 Giá đóng cửa hàng tháng của VXB từ năm 2007 đến tháng 7 năm 2012 Phụ lục 12 Giá đóng cửa hàng tháng của V15 từ năm 2007 đến tháng 7 năm 2012 Phụ lục 13 Giá đóng cửa hàng tháng của VC1 từ năm 2007 đến tháng 7 năm 2012 Phụ lục 14 Giá đóng cửa hàng tháng của SCD từ năm 2007 đến tháng 7 năm 2012 Phụ lục 15 Giá đóng cửa hàng tháng của TSM từ năm 2007 đến tháng 7 năm 2012 Phụ lục 16 Giá đóng cửa hàng tháng của DIC từ năm 2007 đến tháng 7 năm 2012 Phụ lục 17 Giá đóng cửa hàng tháng của BCC từ năm 2007 đến tháng 7 năm 2012 Phụ lục 18 Xây dựng mô hình hồi quy bội
  9. TÓM TẮT Kiến thức về sự biến đổi của giá chứng khoán rất quan trọng đối với nhà đầu tư. Giá này chịu ảnh hưởng bởi một số nhân tố trong thị trường tài chính. Bốn trong số các nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến giá chứng khoán là: lạm phát, GDP, thất nghiệp và cung tiền. Bài nghiên cứu này được thực hiện dựa trên nghiên cứu của Lena Shiblee (2009) nhằm chỉ ra các ảnh hưởng khác nhau của lạm phát, GDP, thất nghiệp và cung tiền lên giá chứng khoán ngành công nghiệp, kiểm tra độ nhạy khác nhau của các chứng khoán theo ngành. Nghiên cứu được thực hiện tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Giá chứng khoán của các công ty được chọn ngẫu nhiên theo ngành công nghiệp, trong đó chỉ số giá CPI, IPI được xem như là đại diện cho chỉ tiêu về lạm phát, GDP bởi vì nó quan hệ mật thiết với nhau và liên quan với quyết định của nhà đầu tư. Ngoại trừ biến tỷ lệ thất nghiệp được lấy theo nguồn dữ liệu của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB - Asian Development Bank), cung tiền được lấy từ World Bank, dữ liệu CPI, IPI được lấy từ Tổng cục thống kê (GSO) trong suốt thời kỳ từ tháng 1 năm 2007 đến tháng 7 năm 2012. Kết quả từ mẫu cho thấy, bốn biến độc lập có ảnh hưởng khác nhau lên ngành này. Các biến ảnh hưởng ngược chiều theo thứ tự từ cao đến thấp ở hầu hết các công ty trong mẫu từ kết quả thu được là lạm phát, cung tiền và GDP. Biến còn lại có ảnh hưởng cùng chiều lên hầu hết các công ty là tỷ lệ thất nghiệp.
  10. 1 1. GIỚI THIỆU Thị trường chứng khoán Việt Nam thay đổi qua các thời kỳ thể hiện sự ảnh hưởng rõ rệt của các nhân tố vĩ mô, cụ thể năm 2008 do lạm phát tăng cao, lãi suất cho vay tăng, cùng với khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho nhu cầu tiêu dùng trên thế giới sụt giảm, dẫn đến lợi nhuận của các doanh nghiệp cũng như giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoản giảm mạnh; đến năm 2011, với chính sách kiềm chế lạm phát và các biện pháp thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã tác động đến thị trường chứng khoán làm cho giá cổ phiếu toàn thị trường giảm nghiêm trọng. Qua bối cảnh Việt Nam như trên cho thấy các nhân tố vĩ mô có ảnh hưởng đến giá chứng khoán và nghiên cứu về xu hướng ảnh hưởng của chúng vào thị trường Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng, đẩy mạnh hiệu quả của thị trường, phát triển kinh tế đất nước. Nghiên cứu này được thực hiện trên thị trường chứng khoán Việt Nam dựa trên nghiên cứu của Lena Shiblee (2009) nhằm chỉ ra rằng lạm phát, GDP, thất nghiệp và cung tiền có ảnh hưởng khác nhau lên mẫu các công ty được chọn trong cùng một ngành nghề, nhưng độ nhạy cảm của chúng đối với giá cổ phiếu của các công ty là khác nhau. Cuộc nghiên cứu này đóng góp thêm cho những lý luận khoa học liên quan đến các thay đổi của giá chứng khoán qua nghiên cứu thực tiễn tại các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Qua cuộc nghiên cứu này, các cơ quan hoạch định chính sách cũng như các nhà kinh tế tại Việt Nam có được những cơ sở đánh giá đúng tầm quan trọng trong việc đưa ra các quyết định vĩ mô, góp phần phát triển thị trường Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng.
  11. 2 2. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 2.1 Các kết quả nghiên cứu trên thế giới Có nhiều nghiên cứu chuyên sâu đã được thực hiện tại các nước trên thế giới về tác động của các yếu tố vĩ mô đến giá chứng khoán. Trước tiên là nói đến các bài nghiên cứu được thực hiện cho một nhóm các quốc gia, chẳng hạn như:  Shiller và Beltratti (1992) đi sâu vào xác định các nhân tố chung trong cổ phiếu và trái phiếu tại Mỹ và Vương quốc liên hiệp Anh. Họ kiểm tra liệu giá cổ phiếu có quá nhạy cảm với trái phiếu, phù hợp với phần bù rủi ro không thay đổi giữa cổ phiếu và trái phiếu ngắn hạn. Việc kiểm định của họ dựa trên sự so sánh mối tương quan thực giữa giá cổ phiếu và trái phiếu ngắn hạn. Họ tìm thấy rằng giá cổ phiếu nhạy cảm nhiều đối với lãi suất thực.  Cheung and Ng (1998) nghiên cứu mối tương quan giữa giá chứng khoán với các nhân tố vĩ mô như giá dầu, nhu cầu tiêu dùng cá nhân, cung tiền M1 và tổng sản phẩm quốc dân GNP ở một nhóm các quốc gia bao gồm Đức, Canada, Ý, Nhật Bản và Mỹ. Họ phát hiện ra rằng trong dài hạn có mối tương quan giữa giá chứng khoán và các nhân tố vĩ mô.  Một số các nghiên cứu khác kiểm tra tác động của các nhân tố vĩ mô lên thị trường chứng khoán tại Nam Phi và các quốc gia có liên quan như: Jefferis và Okeahalam (2000) nghiên cứu mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và các nhân tố kinh tế tại Nam Phi, Zimbabwe và Botswana. Đối với Nam Phi, họ cho thấy thị trường chứng khoán chịu ảnh hưởng cùng chiều bởi GDP thực, tỷ giá hối đoái thực và ảnh hưởng ngược
  12. 3 chiều với lãi suất dài hạn. Alam và Uddin (2009) xem xét mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và lãi suất tại 15 quốc gia. Đối với Nam Phi, họ chỉ ra rằng giá cổ phiếu chịu ảnh hưởng đáng kể bởi lãi suất. Chinzara và Aziakpono (2009) thấy rằng lãi từ cổ phiếu và biến động ở Nam Phi có liên quan đến các thị trường chứng khoán chủ yếu trên thế giới như Australia, Trung Quốc và Mỹ và các biến động đó bất đối xứng và ổn định qua thời gian, và họ cũng tìm thấy sự thiếu bằng chứng về giả thuyết phần bù rủi ro. Alagidede và Panagiotidis (2010) điều tra các mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và lạm phát tại các thị trường chứng khoán Châu Phi. Đối với Nam Phi, họ tiết lộ rằng tính đàn hồi của giá cổ phiếu đối với giá tiêu dùng là 2,264 và giá cổ phiếu phản ứng ngược chiều tạm thời đến giá tiêu dùng trong ngắn hạn và phản ứng cùng chiều trong dài hạn. Do đó, cổ phiếu là một sự phòng ngừa chống lại lạm phát trong dài hạn. Arjoon, Botes, Chesang và Gupta (2010) phân tích mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và lạm phát tại Nam Phi. Họ nhận ra rằng giá cổ phiếu thực không bị ảnh hưởng bởi thay đổi tỷ lệ lạm phát trong dài hạn và cho rằng bất kỳ độ lệch nào xảy ra trong ngắn hạn đối với giá cổ phiếu thực sẽ được điều chỉnh trong dài hạn. Gupta và Modise (2011) ước tính sức mạnh dự đoán của các biến vĩ mô tại Nam Phi. Trong mẫu được chọn, họ cho rằng lãi suất, cung tiền và tăng trưởng sản xuất dầu thế giới có một số khả năng dự báo trong ngắn hạn. Chinzara (2011) nghiên cứu bất ổn kinh tế vĩ mô và biến động thị trường chứng khoán tại Nam Phi. Ông chỉ ra rằng biến động thị trường chứng khoán bị ảnh hưởng đáng kể bởi các bất ổn của yếu tố vĩ mô. Ông cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính làm tăng biến động thị trường chứng khoán, và biến động tỷ giá hối đoái và lãi suất ngắn hạn là những biến số có ảnh hưởng nhất, ảnh hưởng đến biến động thị trường chứng khoán trong khi các biến động bất thường của giá dầu, giá vàng và lạm phát đóng
  13. 4 vai trò nhỏ trong ảnh hưởng đến biến động của thị trường chứng khoán. Đi sâu vào nghiên cứu về các ảnh hưởng của từng yếu tố vĩ mô này lên giá cổ phiếu tại thị trường chứng khoán từng quốc gia hay khu vực, các nghiên cứu sau đã góp phần làm rõ cho các câu hỏi mở của các nghiên cứu trước đó:  Cochrane (1994) tìm thấy bằng chứng rằng các khác biệt đáng kể của sự tăng trưởng GDP và thu nhập từ cổ phiếu là do các cú sốc tạm thời khi thực hiện nghiên cứu với dữ liệu sau chiến tranh tại Mỹ. Ông định nghĩa cú sốc tạm thời đối với tiêu dùng-GDP như một cú sốc để GDP duy trì hằng số tiêu dùng để mà cú sốc đó không ảnh hưởng đến tiêu dùng khi nó xảy ra. Sự thật là tỷ số tiêu dùng/GDP không dự báo sự tăng trưởng tiêu dùng và tiêu dùng như là một đường đi ngẫu nhiên dẫn dắt định nghĩa này.  Steven Sharpe (1999) thấy rằng mối quan hệ ngược chiều giữa việc định giá vốn và lạm phát kỳ vọng tại Mỹ là kết quả từ hai ảnh hưởng: một sự gia tăng lạm phát kỳ vọng xảy ra đồng thời cùng với (i) tăng trưởng thu nhập thực mong đợi thấp hơn và (ii) thu nhập thực đòi hỏi cao hơn. Các kênh thu nhập không chỉ phản ánh dấu hiệu suy thoái của lạm phát. Ảnh hưởng của lạm phát lên thu nhập thực từ cổ phiếu mong đợi trong dài hạn cũng quan trọng. Một phần trăm lạm phát kỳ vọng tăng được ước tính làm tăng thu nhập thực mong đợi từ cổ phiếu khoảng một phần trăm, làm giảm khoảng 20% giá cổ phiếu. Vào cùng thời điểm, thành phần trong thu nhập thực từ cổ phiếu liên quan đến lạm phát có mức độ tương đồng cao với thành phần liên quan đến lợi tức thực mong đợi từ trái phiếu dài hạn.
  14. 5  Gupta, Chevalier (2000) kiểm tra mối quan hệ giữa lãi suất, tỷ giá hối đoái và giá cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Jakarta. Nghiên cứu tìm thấy trong hầu hết các trường hợp, không có quan hệ nhân quả mạnh mẽ giữa giá cổ phiếu và lãi suất. Cụ thể bài nghiên cứu được thực hiện cho giai đoạn năm năm từ năm 1993 đến 1997 và được chia làm ba giai đoạn. Phụ thuộc vào giai đoạn được xem xét, các tác giả tìm thấy mối quan hệ nhân quả theo một hướng duy nhất thỉnh thoảng mới gặp giữa giá đóng cửa và lãi suất và ngược lại; và mối quan hệ nhân quả yếu giữa tỷ giá hối đoái và giá cổ phiếu. Tuy nhiên, tất cả các bằng chứng đều thất bại trong việc xác lập bất kỳ mối quan hệ nhân quả phù hợp giữa bất kỳ các biến kinh tế theo nghiên cứu. Do đó, có vẻ như thị trường Jakarta không kết hợp hiệu quả lãi suất và tỷ giá hối đoái vào sự thay đổi giá tại thời điểm đóng cửa thị trường. Các kết quả này có thể được sử dụng để đo lường tính hiệu quả của thị trường. Các tác giả cũng lưu ý rằng, có nhiều hướng khác phải được nghiên cứu trước khi đi đến bất kỳ kết luận nào về định nghĩa tính hiệu quả.  Giá cổ phiếu nhạy cảm với sự thay đổi của tỷ lệ tăng trưởng (g %), cụ thể đối với giá của cổ phiếu, ta có các quy luật sau:  Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức càng lớn thì giá cổ phiếu càng cao  Tỷ lệ thu nhập được trả như cổ tức càng lớn thì giá cổ phiếu càng cao  Mức lãi suất càng thấp thì giá trên một cổ phần càng cao Công ty có ít rủi ro có giá hơn công ty có nhiều rủi ro, r được xem như là rủi ro trừ lãi suất, rf, cộng phần bù rủi ro, rp, (r=rf+rp), vì vậy phần bù rủi ro càng thấp, tỷ lệ lãi yêu cầu càng thấp thì giá cổ phiếu càng cao.
  15. 6 John Y.Campbell và Tuomo Vuolteenaho (2004) phân tích thực nghiệm lợi tức của S&P 500 tại Mỹ cho rằng lạm phát cao có mối tương quan dương với sự tăng trưởng cổ tức thực mong đợi ở mức vừa phải, vì vậy ảnh hưởng ngược chiều của lạm phát lên giá cổ phiếu không thể được giải thích thông qua hướng này. Họ nhận thấy lạm phát hầu như không có tương quan với phần bù rủi ro chủ quan.  Đối với yếu tố tỷ lệ thất nghiệp: Các lý thuyết kinh tế khác nhau đưa ra các đo lường khác nhau để hạn chế thất nghiệp và xác định tầm quan trọng của nó; ví dụ: Phương pháp kiểm tra sự lưu thông của tiền tệ cho rằng kiểm soát lạm phát để dễ dàng tăng trưởng và đầu tư là quan trọng hơn, và sẽ dẫn đến tăng việc làm. Theo nhà kinh tế học Edmond Malivaud, thất nghiệp xảy ra phụ thuộc vào tình hình của thị trường hàng hóa, hơn là phụ thuộc vào các lý thuyết kinh tế đối lập. Nếu thị trường hàng hóa là thị trường của những người mua (ví dụ việc bán hàng bị hạn chế bởi nhu cầu), thất nghiệp theo thuyết kinh tế học của Keynes có thể xảy ra sau, trong khi khả năng sản xuất hạn chế lại phù hợp hơn với thất nghiệp cổ điển. Dù nhiều người quan tâm về số lượng bị thất nghiệp, các nhà kinh tế học chỉ tập trung vào tỷ lệ thất nghiệp. Tỷ lệ này điều chỉnh sự gia tăng thông thường số người bị thất nghiệp do tăng dân số và tăng lực lượng lao động liên quan đến dân số. Boyd và Jagannathan (2006) sử dụng dữ liệu từ các thông báo thất nghiệp của Cục thống kê lao động tại Mỹ và thấy rằng trung bình một sự gia tăng bất ngờ của thất nghiệp là “tin tốt” đối với cổ phiếu trong suốt giai đoạn nền kinh tế mở và là “tin xấu” trong suốt giai đoạn nền kinh tế thắt chặt. Tin thất nghiệp bao gồm thông tin về lãi suất trong tương lai, phần bù rủi ro vốn và thu nhập công ty. Đối với cổ phiếu, nhóm thông tin về lãi suất có ảnh hưởng lớn trong thời kỳ nền kinh tế
  16. 7 mở, và thông tin về thu nhập trong tương lai lại chi phối trong suốt thời kỳ nền kinh tế thắt chặt. Do đó, (a) giả định các điều kiện khác không thay đổi, mối tương quan giữa cổ phiếu và thu nhập từ trái phiếu sẽ mạnh hơn trong suốt giai đoạn kinh tế mở và (b) giá cổ phiếu phản ứng lại với tin thất nghiệp sẽ chuyển tải thông tin về tình trạng của nền kinh tế. Bản chất của thông tin thay đổi theo thời gian phụ thuộc vào tình hình kinh tế, và do đó tầm quan trọng liên quan của các nhân tố cũng bị ảnh hưởng. Đối với các cổ phiếu dạng nhóm, thông tin về lãi suất chiếm ưu thế trong suốt giai đoạn kinh tế mở và thông tin về cổ tức công ty tương lai có ảnh hưởng lớn trong suốt giao đoạn thắt chặt kinh tế. Về vấn đề này, Lena Shiblee (2009) cho rằng thất nghiệp có thể có thuận lợi cũng như bất lợi cho toàn bộ nền kinh tế. Đặc biệt, nó có thể giúp đẩy lùi lạm phát dễ dàng, nó có ảnh hưởng tiêu cực đến mọi người trong nền kinh tế và tạo ra chi phí kinh tế dài hạn nghiêm trọng. Tuy nhiên, giả định quá khứ cho rằng toàn bộ việc làm địa phương trực tiếp dẫn đến lạm phát địa phương đã giảm bớt, vì thương mại quốc tế được mở rộng gần đây đã chỉ ra bản thân nó có thể tiếp tục cung cấp hàng hóa được định giá thấp ngay cả khi tỷ lệ việc làm địa phương tăng ít hơn đối với toàn bộ việc làm. Theo Lena Shiblee, chống lại lạm phát mang lại lợi ích cho toàn bộ nền kinh tế do mức độ thất nghiệp giả định cao nhất đã được nghiên cứu toàn diện. Trước khi mức độ hiện tại của thương mại quốc tế phát triển, thất nghiệp được chứng minh là để giảm lạm phát. Ngoại trừ lợi ích của lạm phát được kiểm soát, thất nghiệp ma sát đem đến cho người chủ nhóm người nộp đơn xin việc nhiều hơn để từ đó chọn ra người lao động phù hợp với công việc có sẵn. Thất nghiệp cần cho
  17. 8 mục đích này có thể là rất nhỏ, tuy nhiên vì nó khá dễ dàng để tìm kiếm một công việc mới mà không mất đi một người hiện tại của một ai đó. Và khi quá nhiều việc cho quá ít lao động (thất nghiệp thấp), nó cho phép người lao động tìm công việc tốt hơn phù hợp với sở thích, tài năng và nhu cầu của họ. Thất nghiệp tối ưu được bảo vệ như là một công cụ để phá vỡ sự tăng trưởng GDP được thúc đẩy liên tục để duy trì mức độ có thể chịu đựng được trong tình hình hạn chế nguồn lực và tác động của môi trường. Tuy nhiên công cụ chặn công việc đối với người lao động sẵn có như là một công cụ cùn đối với việc bảo vệ nguồn lực và môi trường, nó giảm sự sử dụng lao động thất nghiệp về toàn diện, và chỉ trong ngắn hạn. Toàn bộ việc làm của lao động thất nghiệp, tất cả tập trung hướng đến mục tiêu phát triển nhiều phương pháp hữu hiệu về môi trường cho sản xuất và việc sử dụng có thể cung cấp lợi ích môi trường tích lũy lâu dài và giảm việc tiêu dùng nguồn lực. Vì vậy nền kinh tế và lao động tương lai sẽ có lợi ích từ sự gia tăng cơ cấu tổng hợp trong sự tăng trưởng của GDP ở mức có thể chịu đựng được.  Shostak Frank (2007) xem xét ảnh hưởng của lạm phát kỳ vọng lên giá cổ phiếu và thu nhập mong đợi trong dài hạn. Ước tính thu nhập mong đợi dài hạn bắt nguồn từ việc kết hợp các ước tính về sự mong đợi của các nhà đầu tư đối với dòng tiền trong tương lai của doanh nghiệp trong một biến thể của mô hình tỷ lệ giá-cổ tức của Campbell và Shillver. Trong mô hình này, hàm log tỷ số giá-thu nhập được thể hiện như một công thức tuyến tính về thu nhập mong đợi trong tương lai, tỷ lệ tăng trưởng thu nhập mong đợi, và hàm log của tỷ số thanh toán-cổ tức hiện hành. Sự mong đợi của các nhà đầu tư về tỷ lệ tăng trưởng thu nhập được suy ra từ việc dự báo thu nhập từ việc phân tích
  18. 9 vốn; lạm phát kỳ vọng được đưa ra từ các cuộc khảo sát của các nhà dự báo chuyên nghiệp.  Lena Shiblee (2009) cho rằng: Mối quan hệ giữa lạm phát và sản lượng đầu ra kinh tế (GDP) như một điệu nhảy tinh tế. Đối với các nhà đầu tư thị trường cổ phiếu, sự tăng trưởng hàng năm rất quan trọng. Nếu tổng sản lượng đầu ra kinh tế giảm hay chỉ giữ ổn định, hầu hết các công ty sẽ không thể tăng lợi nhuận của họ. Tuy nhiên, GDP tăng trưởng quá nhiều cũng nguy hiểm, vì nó hầu hết sẽ dẫn đến sự gia tăng của lạm phát, làm xói mòn lợi nhuận thị trường cổ phiếu bằng việc làm cho tiền của chúng ta (và lợi nhuận công ty trong tương lai) có giá trị thấp. Hầu hết các nhà kinh tế hiện nay đồng ý rằng tốc độ tăng trưởng GDP 2,5-3,5% hàng năm là hầu như nền kinh tế của chúng ta an toàn mà không gây những ảnh hưởng ngược lại. Theo thời gian, tốc độ tăng trưởng GDP gây ra lạm phát, và lạm phát sinh ra lạm phát tăng nhanh. Một khi quá trình này xảy ra, nó có thể nhanh chóng trở thành một cái vòng tự tăng thêm sức mạnh trở lại. Bởi vì trong một thế giới mà lạm phát tăng, người ta tiêu nhiều tiền hơn vì họ biết rằng nó sẽ có ít giá trị hơn trong tương lai. Điều này gây ra sự tăng trưởng trong tương lai của GDP trong ngắn hạn, dẫn đến tăng giá trong tương lai. Yếu tố cung tiền và thị trường chứng khoán có mối liên hệ nào không? Giá của cổ phiếu được xác định bởi giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai. Giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai được tính bằng cách chiết khấu dòng tiền tương lai theo lãi suất chiết khấu. Cung tiền có mối quan hệ với lãi suất chiết khấu và do đó có quan hệ với giá trị hiện tại của dòng tiền. Có nhiều lý thuyết tranh luận về việc làm thế nào cung tiền ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Chẳng hạn:
  19. 10  N.Gregory Mankiw trong Macroeconomics, second edition 1997, chỉ ra rằng mức giá không chỉ phụ thuộc vào mức cung ứng tiền tệ hiện tại, mà còn phụ thuộc vào mức cung ứng tiền tệ dự kiến trong tương lai. Để thấy được điều đó, ông giả định Fed công bố sẽ tăng mức cung ứng tiền tệ trong tương lai, chứ không thay đổi ngay mức cung ứng tiền tệ. Thông báo này làm cho dân chúng dự kiến cung ứng tiền tệ sẽ tăng và lạm phát cũng tăng theo. Sự gia tăng tỷ lệ lạm phát dự kiến này sẽ làm tăng lãi suất danh nghĩa thông qua hiệu ứng Fisher. Lãi suất danh nghĩa cao hơn ngay lập tức làm giảm nhu cầu về số dư tiền tệ thực tế. Vì lượng tiền chưa thay đổi, sự suy giảm của nhu cầu về số dư thực tế dẫn đến mức giá cao hơn. Do vậy, mức cung ứng tiền tệ dự kiến cao hơn trong tương lai làm tăng giá cả hiện tại. Từ phương trình trao đổi tiền, Mankiw đưa ra kết luận: ngân hàng trung ương kiểm soát mức cung ứng tiền tệ, trực tiếp kiểm soát tỷ lệ lạm phát. Nếu ngân hàng trung ương giữ cho mức cung ứng tiền tệ ổn định, thì mức giá cũng ổn định. Nếu ngân hàng trung ương tăng mức cung ứng tiền tệ một cách nhanh chóng, mức giá cũng tăng lên nhanh chóng. Nói cách khác, nếu cung tiền tăng nhanh hơn tốc độ tăng của GDP thực (được mô tả như “sự mở rộng nợ không sản xuất”), thì lạm phát sẽ theo sau (“lạm phát luôn và mọi lúc là hiện tượng tiền tệ”, Milton Friedman, 1976).  Fazal Husain và Tariq Mahmood (1999) nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự mở rộng tiền tệ và thu nhập từ cổ phiếu tại Pakistan. M1 và M2 được sử dụng như là các biến độc lập và chỉ số chứng khoán của sáu ngành được sử dụng như là biến phụ thuộc. Kiểm định Augemented Dickery Fuller được sử dụng để tìm hiểu mối liên hệ giữa cung tiền và thay đổi trong ngắn và dài hạn của giá trên thị trường cổ phiếu. Nghiên cứu chỉ ra rằng cung tiền gây ra thay đổi
  20. 11 trong giá cổ phiếu không chỉ trong dài hạn mà cả trong ngắn hạn, dự đoán thị trường cổ phiếu không hiệu quả đối với cung tiền, hay nói cách khác, họ tìm thấy rằng giả thiết thị trường hiệu quả là không tồn tại.  Peter Sellin (2001) sau khi trình bày tổng quan về các bài nghiên cứu về sự tương tác giữa thu nhập thực từ cổ phiếu, lạm phát, và sự tăng trưởng cung tiền, đặc biệt quan tâm đến vai trò của chính sách tiền tệ, đã tranh luận rằng cung tiền sẽ ảnh hưởng đến giá cổ phiếu chỉ khi sự thay đổi về cung tiền làm thay đổi sự kỳ vọng về chính sách tiền tệ trong tương lai. Ông ta cho rằng cú sốc cung tiền dương sẽ làm người ta dự đoán về chính sách tiền tệ thắt chặt trong tương lai. Sự gia tăng sau đó trong việc đấu thầu trái phiếu sẽ làm tăng tỷ lệ lãi suất hiện hành. Khi tỷ lệ lãi suất tăng, tỷ lệ chiết khấu cũng đi lên và giá trị hiện tại của thu nhập trong tương lai sẽ giảm xuống. Kết quả giá cổ phiếu giảm. Ông còn cho rằng hoạt động kinh tế giảm xuống như là kết quả của việc tăng tỷ lệ lãi suất, mà xa hơn là giá cổ phiếu đi xuống. Mặt khác, các nhà kinh tế học thực nghiệm cho rằng một cú sốc cung tiền dương sẽ làm giá cổ phiếu tăng. Theo họ thì thay đổi trong cung tiền cho biết thông tin về cầu tiền, mà cầu tiền được tạo ra bởi các kỳ vọng về sản lượng đầu ra trong tương lai. Theo Sellin (2001) nếu cung tiền tăng, điều này có nghĩa là cầu tiền tăng, hệ quả là đưa ra dấu hiệu về sự gia tăng hoạt động kinh tế. Hoạt động kinh tế cao hơn ngụ ý rằng dòng tiền sẽ cao hơn, điều này làm giá cổ phiếu tăng.  Trên TTCK, cổ phiếu của các công ty niêm yết là hàng hóa. Do đó, về trực quan, ta có thể thấy thay đổi trong giá cổ phiếu phần lớn từ thay đổi trong cung tiền, các nhà kinh tế học cho rằng một sự gia tăng tỷ lệ tăng trưởng trong cung tiền làm tăng tỷ lệ gia tăng trong giá cổ phiếu. Ngược lại, tỷ lệ tăng trưởng trong cung tiền giảm sẽ làm chậm xuống
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2