intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản, thực trạng và giải pháp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:132

48
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu cơ sở lý luận cơ bản về chiến lược, làm nền tảng cho việc đưa ra các chiến lược và giải pháp để khắc phục khó khăn, hướng tới việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ cho các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản... Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản, thực trạng và giải pháp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TEÁ Tp.HCM --------------- NGUYỄN VĂN BA NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN, THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Thương mại Mã số: 60.34.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC GS.TS Võ Thanh Thu TP.Hồ Chí Minh- Năm 2009
  2. MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3. Phương pháp nghiên cứu 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 5. Tính mới của đề tài 6. Bố cục của đề tài Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN, HƯỚNG TỚI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 1.1. Một số vấn đề về chiến lược và quản trị chiến lược ......................................... 1 1.1.1. Các khái niệm cơ bản ......................................................................................1 1.1.1.1. Chiến lược ...........................................................................................1 1.1.1.2. Xây dựng chiến lược .......................................................................... 2 1.1.1.3. Quản trị chiến lược..............................................................................2 1.1.2. Nội dung các loại hình chiến lược chủ yếu.................................................... 2 1.1.2.1. Các chiến lược kết hợp....................................................................... 2 1.1.2.2. Chiến lược thâm nhập thị trường ....................................................... 2 1.1.2.3. Chiến lược phát triển thị trường ......................................................... 3 1.1.2.4. Chiến lược phát triển sản phẩm.......................................................... 3 1.1.2.5. Chiến lược liên doanh ........................................................................ 3 1.1.3. Vai trò của chiến lược đối với hoạt động xuất nhập khẩu ............................. 3 1.1.4. Quy trình xây dựng chiến lược ...................................................................... 3 1.1.4.1. Xác định mục tiêu chiến lược............................................................. 3 1.1.4.2. Nghiên cứu các yếu tố môi trường bên ngoài tác động đến ngành gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản ................................................................................. 3 1.1.4.2.1. Các yếu tố của môi trường vĩ mô................................................ 4 1.1.4.2.2. Các yếu tố của môi trường vi mô.................................................4
  3. 1.1.4.3. Nghiên cứu tình hình nội bộ công ty.................................................. 5 1.1.5. Xây dựng các phương án chiến lược ..............................................................5 1.1.5.1. Ma trận EFE ...................................................................................... 5 1.1.5.2. Ma trận hình ảnh cạnh tranh............................................................... 6 1.1.5.3. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (ma trận IFE) ........................ 6 1.1.5.4. Ma trận SWOT ................................................................................... 6 1.1.6. Lựa chọn chiến lược........................................................................................7 1.2. Giới thiệu tổng quan về thị trường đồ gỗ Nhật Bản ......................................... 7 1.2.1. Tiềm năng của thị trường đồ gỗ Nhật Bản............................................ 7 1.2.2. Quy mô thị trường đồ gỗ Nhật Bản....................................................... 8 1.2.3. Các kênh phân phối hàng đồ gỗ nhập khẩu của Nhật Bản.................... 9 1.2.4. Nguồn nhập khẩu đồ gỗ Nhật Bản ........................................................ 9 1.2.5. Các định chế và đòi hỏi của thị trường đồ gỗ Nhật Bản ..................... 10 1.2.5.1. Các quy định pháp luật và thủ tục khi nhập khẩu........................ 10 1.2.5.2. Các quy định pháp luật khi kinh doanh đồ gỗ ............................. 10 1.2.6. Chính sách thuế quan .......................................................................... 12 1.2.7. Tình hình thị trường đồ gỗ Nhật Bản .................................................. 12 1.2.8. Sở thích của người tiêu dùng Nhật Bản đối với sản phẩm gỗ............. 13 1.3. Kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp trong nước .................................................. 14 1.3.1. Kinh nghiệm xuất khẩu của các doanh nghiệp Trung Quốc ............... 14 1.3.2. Kinh nghiệm xuất khẩu của Tập đoàn kỹ nghệ gỗ Trường Thành ..... 16 1.3.3. Bài học rút ra từ việc tham khảo kinh nghiệm xuất khẩu của một số doanh nghiệp Trung Quốc và doanh nghiệp trong nước .......................... 16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................................... 17 CHUƠNG 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. Giới thiệu tổng quan về ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam .............................19
  4. 2.2. Phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong năm 2007............................................................. 20 2.2.1. Sản phẩm gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản so với việc xuất sang Mỹ và EU ....................................................................................................................... 25 2.2.2. Kim ngạch và tốc độ phát triển xuất sản phẩm gỗ sang Nhật qua các năm so với Mỹ và EU .................................................................................... 25 2.2.3. Hình thức xuất khẩu sang Nhật Bản trong thời gian qua .................... 26 2.2.4. Thực trạng về Logistic cho xuất khẩu đồ gỗ trong thời gian qua ....... 27 2.3. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn- hạn chế, tồn tại, thách thức, triển vọng của ngành gỗ Việt Nam khi xuất sang Nhật Bản ................................................... 28 2.3.1. Những Thuận lợi ................................................................................. 28 2.3.2. Những khó khăn- hạn chế ................................................................... 29 2.3.3. Những tồn tại....................................................................................... 31 2.3.4. Những thách thức ................................................................................ 31 2.3.5. Triển vọng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong năm 2009 và trong những năm sắp tới..................................................32 2.3.6. Đánh giá về chiến lược xuất khẩu ngành gỗ của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương) và của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ .............. 33 2.3.6.1. Đánh giá về chiến lược xuất khẩu ngành gỗ của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương)....................................................................... 33 2.3.6.2. Đánh giá thực trạng chiến lược xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ ....................... 34 2.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ngành công nghiệp đồ gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản ................................................................................................................ 35 2.4.1. Phân tích môi trường bên ngoài ............................................................... 2.4.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô............................................................. 36 2.4.1.1.1. Yếu tố kinh tế, văn hoá, xã hội ................................................. 36 2.4.1.1.2. Yếu tố chính trị, pháp luật, chính phủ....................................... 37 2.4.1.1.3. Yếu tố khoa học, công nghệ...................................................... 39
  5. 2.4.1.1.4. Yếu tố môi trường tự nhiên....................................................... 40 2.4.1.2. Phân tích môi trường vi mô.............................................................. 40 2.4.1.2.1. Các đối thủ cạnh tranh .............................................................. 40 2.4.1.2.2. Khách hàng ............................................................................... 42 2.4.1.2.3. Nhà cung ứng nguyên liệu ........................................................ 42 2.4.1.2.4. Sản phẩm thay thế..................................................................... 43 2.4.1..3. Ma trận đánh giá các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài Đến ngành gỗ xuất khẩu sang Nhật (ma trận EFE)....................................... 44 2.4.1.4. Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Việt Nam về đồ gỗ xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản so với các đối thủ.......................................................... 46 2.4.2. Phân tích môi trường bên trong doanh nghiệp............................................. 47 2.4.2.1. Nguồn nhân lực ................................................................................ 48 2.4.2.2. Nguồn vốn ........................................................................................ 49 2.4.2.3. Nghiên cứu và phát triển .................................................................. 49 2.4.2.4. Công tác Marketing.......................................................................... 50 2.4.2.5. Sản xuất, quản lý .............................................................................. 52 2.4.2.6. Công tác thông tin ............................................................................ 52 2.4.2.7. Ma trận đánh giá môi trường bên trong doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản (Ma trận IEF) .................................. 53 2.4.3. Ma trận SWOT chưa đầy đủ đánh giá sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản ......................................................... 54 TÓM TẮT CHƯƠNG 2......................................................................................... 56 CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC KHÓ KHĂN, HƯỚNG TỚI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VIỆT NAM SANG NHẬT BẢN. 3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn, hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu sang thi trường Nhật Bản, hướng phát triển của ngành đồ gỗ xuất khẩu...... 58 3.1.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn, hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu thị trường Nhật Bản ...................................................................... 58 3.1.2. Phương hướng phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu ............................... 59
  6. 3.2. Ma trận SWOT- xây dựng chiến lược............................................................. 60 3.3. Ma trận hoạch định chiến lược có thể định lượng (QSPM).............................61 3.3.1. Chiến lược phát triển thị trường .......................................................... 62 3.3.1.1. Cơ sở xây dựng chiến lược phát triển thị trường ......................... 62 3.3.1.2. Nội dung chiến lược phát triển thị trường ................................... 62 3.3.2. Chiến lược phát triển sản phẩm........................................................... 64 3.3.2.1. Cơ sở xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm.......................... 64 3.3.2.2. Nội dung chiến lược phát triển sản phẩm .................................... 65 3.4. Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản .. 67 3.4.1. Giải pháp giải quyết khó khăn về vốn, tạo vốn cho sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản.................................................................. 67 3.4.2. Giải pháp ổn định nguồn nguyên liệu cho sản xuất ............................ 68 3.4.2.1. Nhóm giải pháp Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn............................................................................................................68 3.4.2.2. Nhóm giải pháp cho doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ ......... 69 3.4.3. Giải pháp nâng cao, đổi mới công nghệ sản xuất................................ 70 3.4.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực ................................................... 70 3.4.5. Giải pháp về Marketing, xây dựng thương hiệu ................................. 71 3.5. Kiến nghị......................................................................................................... 73 3.5.1. Kiến nghị đối với Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn để giải quyết nguyên liệu cho sản xuất.......................................................... 73 3.5.2. Kiến nghị với Bộ Tài chính, ngân hàng Nhà nước để giải quyết vấn đề vốn , thuế và nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp .................... 74 3.5.3. Kiến nghị đối với Bộ Giao thông Vận tải về vấn đề phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất xuất khẩu.................................................................... 75 3.5.4. Kiến nghị đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.......................................................................................................... 76 3.5.5. Kiến nghị với doanh nghiệp ................................................................ 76
  7. 3.5.6. Kiến nghị đối với các Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, các Hội ở địa phương ..................................................................................................... 77 3.6. Khuyến nghị đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ vào thị trường Nhật Bản..................................................................................................... 78 3.7. Khuyến nghị cho nghiên cứu tiếp theo ........................................................... 79 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 79 KẾT LUẬN............................................................................................................ 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 83 PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BSL: Đối với các sản phẩm không thuộc phạm vi điều chỉnh của luật JAS và luật JIS. CIF: Cost Insurance and freight (tiền hàng, bảo hiểm và cước phí vận tải) CN: Công nhân CP: Chính phủ CSHT: Cơ sở hạ tầng. DN: Doanh nghiệp ĐK: Điều kiện EU: European Union (Liên Minh Châu Âu) EFE: External factor evaluation (ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài) EXPO: Hội chợ đồ gỗ và thủ công Mỹ nghệ FSC: Forest Stewardship Council (Hội đồng quản trị rừng thế giới) FOB : Free on Board ( giao hàng qua lan can tàu) FDI: Foreign direct investment: Đầu tư trực tiếp nước ngoài. GDP: Gross domestic product: (tổng thu nhập quốc nội) IFE: Internal factor evaluation (ma trận đánh giá các yếu tố bên trong) JAS: Luật Về tiêu chuẩn hoá và dán nhãn các nông lâm sản (viết tắt là JAS) của Nhật Bản JIS: Luật về tiêu chuẩn cơ bản trong công nghiệp (JIS) của Nhật Bản KT: Kinh tế NXB: Nhà xuất bản NB: Nhật Bản NL: Nguyên liệu NC: Nghiên cứu PT: Phát triển QL: Quản lý SWOT: Strenghts, weakness, opportunities, Threats (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, nguy cơ
  9. SGGP: Sài Gòn Giải phóng SP: Sản phẩm TTXVN: Thông Tấn xã Việt Nam TT: Thị trường USD: United States Dollars (đô la Mỹ) WTO: World trade organization (Tổ chức Thương mại thế giới) Vifores: Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam VN: Việt Nam XK: Xuất khẩu
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Tên bảng/biểu Trang Biểu đồ 2.1 Xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường Mỹ Trang 20 giai đoạn 2005-2007. Biểu đồ 2.2 Xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường Nhật Trang 22 Bản giai đoạn 2005-2007. Biểu đồ 2.3 Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam Trang 24 sang thị trường Nhật Bản so sánh với thị trường Mỹ và EU qua các năm. Bảng 2.1 Một số thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Trang 23 Nam năm 2007. Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam Trang 24 sang thị trường Nhật Bản so sánh với thị trường Mỹ và EU qua các năm.
  11. DANH MỤC PHỤ LỤC STT Tên phụ lục Trang Phụ lục 1 Những điểm cần lưu ý khi xuất khẩu sản phẩm Trang 1 cửa gỗ vào Nhật Bản. Phụ lục 2 Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam năm 2007 Trang 2 Phụ lục 3 Một số văn bản của Nhà nước có liên quan đến Trang 19 ngành đồ gỗ. Phụ lục 4 Thống kê rừng và sản lượng gỗ khai thác qua Trang 22 các năm. Phụ lục 5 Các chỉ tiêu về dân số và lao động sử dụng Trang 22 trong ngành gỗ. Phụ lục 6 Thống kê nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu của Trang 22 Việt Nam từ các nước. Phụ lục 7 Tổng quan về việc cổ phần hoá doanh nghiệp Trang 23 và thu hút vốn FDI vào ngành đồ gỗ. Phụ lục 8 Thị trường nhập khẩu gỗ nguyên liệu bốn tháng Trang 24 đầu năm 2008. Phụ lục 9 Giải thích thêm về ma trận hình ảnh cạnh tranh Trang 25 Phụ lục 10 Danh mục các công ty được chọn lọc phân tích, Trang 27 đánh giá. Phụ lục 11 Kết quả khảo sát, thống kê. Trang 30
  12. LỜI MỞ ĐẦU 1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài. Trong những năm gần đây, đặc biệt là từ năm 2000 trở lại đây, ngành đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam ta luôn gặt hái được nhiều thành quả rất to lớn, kim ngạch xuất khẩu năm sau luôn lớn hơn năm trước và đã đóng góp to lớn vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước nhà. Đối với thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ, Nhật Bản luôn là một trong ba thị trường xuất khẩu lớn, trọng điểm của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường Nhật Bản này vẫn còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với tiềm năng phát triển của ngành. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản còn gặp nhiều khó khăn về thiếu hụt nguyên liệu cho sản xuất, thiếu vốn, năng lực chế biến của doanh nghiệp còn yếu… cộng với thách thức về cạnh tranh rất gây gắt trong việc giành thị trường với các doanh nghiệp cùng ngành của Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, thách thức về áp lực thiếu hụt nguyên liệu.... Đặc biệt, trong năm 2008 và năm 2009 này, sự suy thoái kinh tế thế giới và khủng hoảng tài chính toàn cầu đang tác động xấu đến xuất khẩu Việt Nam nói chung và mặt hàng đồ gỗ xuất khẩu sang Nhật Bản nói riêng. Do đó, việc đưa ra những chiến lược và giải pháp để khắc phục khó khăn, hướng tới việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong lúc này là mang tính cấp bách và rất thiết thực. Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé kiến thức đã học, đã tìm tòi, đã xâm nhập thực tế, em đã mạnh dạng chọn đề tài “Nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản, thực trạng và giải pháp” nhằm giúp cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam có được cái nhìn tổng quát lại toàn cảnh bức tranh của ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Từ đó nghiên cứu, vận dụng linh hoạt các giải pháp vào điều kiện thực tiễn, phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp mình, giải quyết khó khăn, tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu và chiếm lĩnh thị trường đồ gỗ Nhật Bản. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: - Nghiên cứu cơ sở lý luận cơ bản về chiến lược, làm nền tảng cho việc đưa ra các chiến lược và giải pháp để khắc phục khó khăn, hướng tới việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ cho các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
  13. - Nghiên cứu kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp Trung Quốc, của doanh nghiệp nghiệp Việt Nam, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm áp dụng vào điều kiện thực tiễn cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam khi xuất sản phẩm đồ gỗ vào Nhật Bản. - Đánh giá một cách tổng quát về thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong thời gian qua. Rút ra được những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản. - Nghiên cứu xây dựng đưa ra các chiến lược và giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam sang Nhật Bản, đưa ra các kiến nghị đối với Hiệp hội ngành gỗ, kiến nghị với Bộ Công thương, Bộ Giao thông Vận tải, ngân hàng Nhà nước… trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản cho các doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên cơ sở nền tảng lý luận về chiến lược, kết hợp với việc thu thập số liệu sơ cấp, thứ cấp, tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các nhà Quản trị của các công ty đang sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật, lấy số liệu từ các Niên giám Thống kê, các tạp chí chuyên ngành đồ gỗ, sách, báo, internet…Ngoài ra, thông qua việc việc đi khảo sát từ thực tế và bằng phương pháp thống kê, tổng hợp, chọn lọc từ 141 doanh nghiệp, sử dụng phần mềm Exel phân tích, đánh giá, từ đó tác giả đưa ra chiến lược và giải pháp (xin xem kết qủa khảo sát nêu ở phụ lục 10, 11). 4. Đối tượng và phạm vi của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam trên thị trường Nhật Bản. - Phạm vi thời gian: Đề tài được được nghiên cứu dựa trên tình hình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản từ năm 2004 đến nay. - Phạm vị không gian: Nghiên cứu một số doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ ở hai cụm có kim ngạch xuất khẩu cao là cụm Thành Phố Hồ Chí Minh- Bình Dương- Đồng Nai, cụm Bình Định- Tây Nguyên, nghiên cứu thị trường đồ gỗ Nhật Bản.
  14. - Trong phạm vi đề tài này, em chỉ tập trung vào nghiên cứu ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Nhật Bản, đưa ra chiến lược và các giải pháp mang tính vĩ mô, để từ đó các doanh nghiệp có thể vận dụng linh hoạt vào điều kiện thực tiễn, phù hợp với khả năng, thế mạnh, thuận lợi riêng ở mỗi doanh nghiệp. 5. Tính mới của đề tài Để nghiên cứu đề tài này, tác giả đã nghiên cứu trước các đề tài nghiên cứu của các tác giả sau đây: - Nhan Phương Thy (2004), Chiến lược Marketing xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường EU. - Đỗ Kim Vũ (2005), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ ở Thành Phố Hồ Chí Minh sang thị trường Hoa Kỳ. - Đỗ Nguyễn Ngân Tuyền (2006), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu gỗ Thành Phố Hồ Chí Minh sang thị trường EU. - Trần Thanh Sơn (2006), Chiến lược phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu Việt Nam sang thị trường Mỹ đến năm 2015. - Đỗ Đoan Trang (2007), Giải pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh và phát triển ngành đồ gỗ xuất khẩu tại tỉnh Bình Dương sau khi Việt Nam gia nhập WTO. - Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương), Chiến lược đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 5.56 tỷ USD vào năm 2010 và đạt 7 tỷ USD vào năm 2020. Các đề tài có liên quan trên chưa đề cập hoặc ít đề cập đến thị trường đồ gỗ Nhật Bản, chưa đưa ra các chiến lược và giải pháp để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản cho năm 2009 và cho những năm tới. Đề tài này được nghiên cứu sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO và sau sự kiện hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản đã nhấn mạnh quyết tâm đẩy mạnh quan hệ hai bên “hướng tới xây dựng một đối tác chiến lược vì hoà bình, phồn vinh ở châu Á” trong năm 2006 và sau chuyến thăm của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sang thăm Nhật Bản vào tháng 11 năm 2007. Tính mới của đề tài so với các đề tài thể hiện qua: - Đánh giá lại chiến lược xuất khẩu ngành gỗ của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương), của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản.
  15. - Thông qua việc tổng hợp, phân tích tất cả các khía cạnh, từ những mặt thuận lợi, khó khăn cũng như các thách thức mà ngành mà ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam ta sang Nhật Bản đang phải đối mặt, từ đó người viết đưa ra các chiến lược: Chiến lược phát triển thị trường, chiến lược phát triển sản phẩm, và những giải pháp cụ thể, chi tiết cho việc giải quyết vấn đề vốn cho hoạt động sản xuất, giải quyết tình trạng thiếu hụt nguyên liệu, phát triển nguồn nhân lực, đổi mới máy móc, công nghệ sản xuất, góp phần với Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong việc quản lý, thúc đẩy sự phát triển của ngành gỗ nói chung và đối với các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật Bản nói riêng, giúp doanh nghiệp khắc phục được những khó khăn, vượt qua thách thức, tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản. - Đưa ra các kiến nghị với Chính Phủ, Bộ Công thương, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, Bộ Tài chính, góp phần khắc phục những khó khăn, thách thức hiện tại, hướng tới việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản cho năm 2009 và cho những năm sắp tới. 6. Bố cục của đề tài Đề tài được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn, hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang Nhật . Nội dung cơ bản của chương 1: Lấy cơ cở nền tảng khoa học về xây dựng chiến lược, phân tích thị trường đồ gỗ Nhật Bản từ các khía cạnh tiềm năng, quy mô, các kênh phân phối, các quy định về luật pháp của Nhật Bản đối với sản phẩm gỗ, phân tích kinh nghiệm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp Trung Quốc, của một số doanh nghiệp trong nước, để từ đó làm nền tảng cho việc xây dựng chiến lược và đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Chương 2: Thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong thời gian qua. Nội dung cơ bản của chương 2: Phân tích thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam ta sang thị trường Nhật Bản trong thời gian qua, nhìn lại toàn cảnh bức tranh xuất khẩu từ tất cả các khía cạnh thuận lợi, khó khăn, cơ hội, thách thức, đánh giá chiến
  16. lược xuất khẩu ngành gỗ của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương), đánh giá chiến lược của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong chiến lược xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản, phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tác động từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp, phân tích các nhân tố tác động từ môi trường bên trong doanh nghiệp. Từ đó làm cơ sở cho việc đề ra chiến lược, các giải pháp thực thi chiến lược, giải quyết khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Nhật Bản. Chương 3: Những giải pháp. Nội dung cơ bản của chương 3: Từ ma trận SWOT, xây dựng nên các chiến lược xuất khẩu, từ ma trân QSPM lựa chọn chiến lược phát triển thị trường, chiến lược phát triển sản phẩm. Từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục khó khăn, hướng tới đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản. Đồng thời đưa ra các kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, kiến nghị với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam nhằm khắc phục các khó khăn, giúp ổn định nguồn nguyên liệu cho sản xuất, vốn …và tiến tới đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
  17. -1- CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHĂC PHỤC KHÓ KHĂN, HƯỚNG TỚI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN Để đẩy mạnh xuất khẩu một sản phẩm sang thị trường bất kỳ thì trước hết cần phải có một chiến luợc khoa học và phù hợp. Qua quá trình nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản, tác giả nhận thấy rằng mặt dù Nhật Bản luôn được Chính phủ, ngành gỗ xác nhận rằng Nhật Bản luôn là một trong ba thị trường lớn, xuất khẩu trọng điểm của sản phẩm gỗ Việt Nam trong thời gian qua và trong những năm tới. Tuy nhiên, mức kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường này vẫn còn rất khiêm tốn, chưa phát triển tương xứng với tiềm năng của ngành. Bên cạnh đó, qua quá trình thu thập dữ liệu, đi khảo sát từ thực tế, tác giả nhận thấy rất nhiều doanh nghiệP Việt Nam chưa xây dựng được một chiến lược khoa học và phù hợp để xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường này. Chính vì vậy, trước khi giới thiệu về thị trường đồ gỗ Nhật Bản, đưa ra các giải pháp, tác giả xin trình bày một số vấn đề về chiến lược và quản trị chiến lược để làm nền tảng cho việc đưa ra các giải pháp. 1.1. Một số vấn đề về chiến lược 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Chiến lược Định nghĩa về chiến lược của Michael E. Porter. Theo ông chiến lược là: - Sự sáng tạo ra vị thế có giá trị và độc đáo bao gồm các hoạt động khác biệt. - Sự chọn lựa, đánh đổi trong cạnh tranh. - Việc tạo ra sự phù hợp giữa tất cả các hoạt động của công ty. (nguồn: M.E. Porter (1996), What is Strategy, Havard Business Review). Theo John I Thompson, chiến lược là sự kết hợp các nguồn lực – môi trường và các giá trị cần đạt được. Thông qua việc bàn về một số khái niệm chiến lược của các nhà kinh tế, chúng ta có thể định nghiã về chiến lược như sau: Là tổng hợp các động thái cạnh tranh và phương pháp kinh doanh sử dụng bởi những người quản lý để vận hành công ty. Là “kế hoạch chơi” của ban quản lý để: + Thu hút và hài lòng khách hàng
  18. -2- + Chiếm giữ một vị trí thị trường + Cạnh tranh thành công + Tăng trưởng kinh doanh + Đạt được mục tiêu đã đề ra 1.1.1.2. Xây dựng chiến lược Xây dựng chiến lược (hình thành chiến lược) là quá trình thiết lập nhiệm vụ kinh doanh, thực hiện điều tra nghiên cứu để xác định các khuyết điểm bên trong doanh nghiệp và các nhân tố tác động bởi môi trường bên ngoài doanh nghiệp, để từ đó đề ra các mục tiêu dài hạn và lựa chọn những chiến lược thay thế (nguồn: Fred R. David (2006), Khái luận về Quản trị chiến lược, NXB thống kê, trang 23). 1.1.1.3. Quản trị chiến lược Quản trị chiến lược là một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra (nguồn: Fred R. David (2006), Khái luận về Quản trị chiến lược của, NXB thống kê, trang 9). Quá trình quản trị chiến lược gồm có ba giai đoạn: Thiết lập chiến lược, thực hiện chiến lược và đánh giá chiến lược. Giai đoạn thiết lập chiến lược gồm việc phát triển nhiệm vụ kinh doanh, xác định các cơ hội và nguy cơ đối với doanh nghiệp bởi các yếu tố tác động từ môi trường bên ngoài doanh nghiệp, chỉ rõ các điểm mạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp, thiết lập các mục tiêu dài hạn, tạo ra các chiến lược thay thế và chọn ra các chiến lược đặc thù để theo đuổi (nguồn: Fred R. David (2006), Khái luận về Quản trị chiến lược , NXB thống kê, trang 9). 1.1.2. Nội dung các loại hình chiến lược chủ yếu 1.1.2.1. Các chiến lược kết hợp: Đó là các chiến lược kết hợp về phía trước, kết hợp về phía sau, kết hợp theo chiều ngang đôi khi được xem là các chiến lược kết hợp theo chiều dọc. Các chiến lược kết hợp theo chiều dọc cho phép một công ty có được sự kiểm soát đối với các nhà phân phối sản phẩm, nhà cung cấp nguyên liệu và / hoặc đối thủ cạnh tranh trên thị trường. 1.1.2.2. Chiến lược thâm nhập thị trường: Chiến lược thâm nhập thị trường nhằm làm tăng thị phần cho các sản phẩm, dịch vụ hiện có tại các thị trường hiện có bằng những nỗ lực tiếp thị lớn hơn.
  19. -3- 1.1.2.3. Chiến lược phát triển thị trường: Là chiến lược liên quan đến việc đưa những sản phẩm hoặc dịch vụ hiện có vào những khu vực điạ lý mới. 1.1.2.4. Chiến lược phát triển sản phẩm: Là chiến lược nhằm tăng doanh thu bằng việc cải tiến hoặc sửa đổi những sản phẩm hoặc dịch vụ hiện tại. 1.1.2.5. Chiến lược liên doanh: Chiến lược liên doanh là một chiến lược phổ biến thường xảy ra khi hai hay nhiều công ty thành lập nên một hợp doanh hay một congxooxiom tạm thời nhằm mục đích khai thác một cơ hội nào đó. Hay liên doanh là một chiến lược phổ biến thường xảy ra khi hai hay nhiều công ty thành lập nên một công ty thứ ba (độc lập với các công ty mẹ) nhằm mục đích khai thác một cơ hội nào đó. 1.1.3. Vai trò của chiến lược đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, nếu có một chiến lược đúng sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp thấy được hướng đi, hướng phát triển cho tương lai. Từ đó đề ra các hành động cụ thể để đạt được mục tiêu đề ra, giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển. Bên cạnh đó, khi có thách thức mới, nguy cơ mới sắp sảy ra, các nhà quản lý sẽ nhanh chóng đưa ra các quyết định kịp thời, các giải pháp ứng phó để đưa doanh nghiệp vượt qua khó khăn và phát triển đi lên. 1.1.4. Quy trình xây dựng chiến lược 1.1.4.1. Xác định mục tiêu chiến lược Để xây dựng chiến lược, điều quan trọng là xác định mục tiêu cho chiến lược, xác định mục tiêu kim ngạch xuất khẩu cho thị trường mà doanh nghiệp sẽ hướng tới. 1.1.4.2. Nghiên cứu các yếu tố môi trường bên ngoài tác động đến doanh nghiệp Khái niệm môi trường bên ngoài tác động đến doanh nghiệp: Môi trường bên ngoài tác động đến doanh nghiệp gồm những yếu tố, những lực lượng, những thể chế… xảy ra ở bên ngoài doanh nghiệp, nhưng ảnh hưởng đến hoạt động và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Theo Fred R. David, các ảnh hưởng của môi trường bên ngoài có tác động đến doanh nghiệp bao gồm: (1) Ảnh hưởng về kinh tế; (2) ảnh hưởng về văn hoá, xã hội, địa lý và nhân khẩu; (3) ảnh hưởng của luật pháp, Chính phủ và chính trị; (4) ảnh hưởng của công nghệ; (5) ảnh hưởng của cạnh tranh.
  20. -4- Môi trường bên ngoài doanh nghiệp được chia thành hai loại: Môi trường vĩ mô và môi trường vi mô. 1.1.4.2.1. Các yếu tố của môi trường vĩ mô * Yếu tố kinh tế: Đó là sự tác động của các yếu tố như chu kỳ kinh tế, nạn thất nghiệp, thu nhập quốc dân và xu hướng thu nhập quốc dân, lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, cán cân thanh toán, chính sách tài chính và tiền tệ, thuế …Những diễn biến của môi trường kinh tế bao giờ cũng chứa đựng những cơ hội và đe dọa khác nhau đối với từng doanh nghiệp trong các ngành khác nhau và có ảnh hưởng tiềm tàng đến chiến lược chung của ngành và doanh nghiệp. * Yếu tố chính trị và luật pháp: Đó là sự tác động của các quan điểm, đường lối chính trị của Chính phủ, hệ thống luật hiện hành, các xu hướng chính trị ngoại giao của Chính phủ và những diễn biến chính trị trong nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. * Yếu tố văn hoá xã hội: Bao gồm những chuẩn mực, giá trị mà những chuẩn mực và giá trị này được chấp nhận và tôn trọng bởi một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể. * Yếu tố tự nhiên: Điều kiện tự nhiên bao gồm vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất đai, sông biển, các nguồn tài nguyên khoán sản trong lòng đất, tài nguyên rừng biển, sự trong sạch của môi trường nước và không khí …. * Yếu tố công nghệ: Các ảnh hưởng của công nghệ cho thấy những vận hội và mối đe doạ mà chúng phải được xem xét trong việc soạn thảo các chiến lược. Sự tiến bộ kỹ thuật có thể tác động sâu sắc lên những sản phẩm, dịch vụ, thị trường, nhà cung cấp, nhà phân phối, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, quá trình sản xuất, thực tiễn tiếp thị, và vị thế cạnh tranh của những tổ chức. 1.1.4.2.2. Các yếu tố của môi trường vi mô Có 5 yếu tố cơ bản: Đối thủ cạnh tranh, người mua (khách hàng), nhà cung cấp, các đối thủ mới tiềm ẩn và sản phẩm thay thế. * Yếu tố đối thủ cạnh tranh: Đó là những doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng cùng loại với công ty. Đối thủ cạnh tranh chia sẻ thị phần với công ty, có thể vươn lên nếu có vị thế cạnh tranh cao hơn. Việc nhận diện được tất cả các đối thủ cạnh tranh và xác định được các ưu thế, khuyết điểm, khả năng, vận hội, mối đe
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2