intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu truyền dẫn tiền tệ ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

27
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là hệ thống hóa những vấn đề căn bản có liên quan đến đề tài như chính sách tiền tệ, cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ và một số vấn đề liên quan của thế giới đến Việt Nam như giá gạo, giá dầu, lãi suất; đánh giá thực trạng quá trình thực thi và sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ và cơ chế tác động truyền dẫn của nó đến nền kinh tế Việt Nam thông qua các chỉ số thống kê chính như GDP, chỉ số giá tiêu dùng và cung tiền M2.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nghiên cứu truyền dẫn tiền tệ ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM NGUYỄN ANH KIỆT NGHIÊN CỨU TRUYỀN DẪN TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Mã số ngành: 60.34.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Hướng dẫn khoa học PGS. TS PHAN THỊ BÍCH NGUYỆT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2013
  2. i LỜI CẢM ƠN  Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS Phan Thị Bích Nguyệt đã tận tình hướng dẫn, góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến Quý thầy cô, những người đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong những năm học cao học vừa qua. Sau cùng, lòng biết ơn sâu sắc của tôi xin được gửi đến những người đã luôn thương yêu và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi học tập. Đặc biệt, cảm ơn cuộc đời đã cho tôi một chút niềm tin để tôi hoàn thành bài luận văn này cho dù trong suốt quá trình học tập tôi có trải qua nhiều khó khăn trong công việc và cuộc sống. Gia đình là nguồn động lực to lớn giúp tôi hoàn thành luận văn này. TP Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2013 Nguyễn Anh Kiệt
  3. ii LỜI CAM KẾT  Tôi tên: Nguyễn Anh Kiệt, tác giả của luận văn tốt nghiệp “Nghiên cứu truyền dẫn tiền tệ ở Việt Nam”. Tôi xin cam đoan: Nội dung của luận văn là kết quả nghiên cứu của cá nhân dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Phan Thị Bích Nguyệt. Luận văn được thực hiện và hoàn tất một cách độc lập, tự bản thân tác giả thu thập, thực hiện. Tất cả số liệu, kết quả được tác giả thu thập trung thực. Tất cả tài liệu tham khảo được sử dụng trong luận văn này đều có trích dẫn đầy đủ và rõ ràng. Người cam đoan Nguyễn Anh Kiệt
  4. iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... TP. HCM, ngày ………..tháng ……….năm 2013
  5. iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... TP. HCM, ngày ………..tháng ……….năm 2013
  6. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VAR : Vector tự hồi quy ADF : Kiểm định Dickey – Fuller mở rộng CSTT : Chính sách tiền tệ DTBB : Dự trữ bắt buộc IFS : Nguồn dữ liệu tài chính quốc tế của IMF NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTW : Ngân hàng trung ương VND : Đồng Việt Nam USD : Đồng Dollar Mỹ TTTT : Thị trường tiền tệ
  7. vi DANH MỤC CÁC HÌNH, BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ Hình 1.1. Sơ đồ kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ của NHTW Châu Âu .................5 Hình 1.2. Sơ đồ kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ của NHNN Việt Nam ................7 Bảng 1.1. Các biến trong mô hình cấu trúc tự hồi quy véc tơ ..................................17 Bảng 2.1. Bảng số liêu thu thập ................................................................................28 Bảng 2.2. Ma trận tương quan giữa các biến thuộc nền kinh tế trong nước .............29 Bảng 2.3. Ma trận tương quan giữa các biến thuộc kênh truyền dẫn .......................30 Bảng 2.4. Ma trận tương quan giữa các biến thuộc kênh thay đổi của nền kinh tế thế giới ............................................................................................................................ 31 Hình 2.1. Quan hệ nhân quả và phân tích biến động trong mô hình kênh cơ bản sau biến động 10 quý .......................................................................................................33 Đồ thị 2.1. Hàm phản ứng xung của mô hình kênh cơ bản ......................................34 Hình 2.2. Quan hệ nhân quả và phân tích biến động trong mô hình kênh lãi suất sau biến động 10 quý .......................................................................................................35 Đồ thị 2.2. Hàm phản ứng xung của mô hình kênh lãi suất ......................................37 Hình 2.3. Quan hệ nhân quả và phân tích biến động trong mô hình kênh tỷ giá sau biến động 10 quý .......................................................................................................39 Đồ thị 2.3. Hàm phản ứng xung của mô hình kênh tỷ giá hối đoái ..........................40 Hình 2.4. Quan hệ nhân quả và phân tích biến động trong mô hình kênh tín dụng sau biến động 10 quý.................................................................................................42 Đồ thị 2.4. Hàm phản ứng xung của mô hình kênh tín dụng ....................................44
  8. vii MỤC LỤC Lời cảm ơn ...................................................................................................................i Lời cam kết................................................................................................................. ii Nhận xét của giáo viên hướng dẫn ............................................................................ iii Nhận xét của giáo viên phản biện ..............................................................................iv Danh mục các chữ viết tắt ...........................................................................................v Danh mục các hình, bảng biểu và đồ thị ....................................................................vi Mục lục ................................................................................................................... vii Lời mở đầu ..................................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài ...............................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài....................................................................1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................ 2 4. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................2 5. Kết cấu của đề tài .........................................................................................3 Chương 1. Cơ sở lý luận về cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ .............................. 4 1.1. Chính sách tiền tệ .........................................................................................4 1.1.1. Khái niệm .....................................................................................................4 1.1.2. Kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ .............................................................. 4 1.2. Các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ .................................................4 1.3.1. Kênh lãi suất .................................................................................................7 1.3.1.1. Kênh lãi suất tác động đến tiêu dùng và đầu tư ...........................................7 1.3.1.2. Kênh lãi suất tác động đến thu nhập ............................................................8 1.3.2. Kênh tỷ giá hối đoái .....................................................................................8
  9. viii 1.3.2.1. Kênh tỷ giá hối đoái tác động đến xuất khẩu thuần: ....................................9 1.3.2.2. Kênh tỷ giá hối đoái tác động đến bảng cân đối tài sản của các đơn vị:......9 1.3.3. Kênh giá tài sản ............................................................................................9 1.3.4. Kênh tín dụng ............................................................................................. 10 1.3.4.1. Kênh tín dụng ngân hàng ........................................................................... 11 1.3.4.2. Kênh bảng cân đối tài sản .......................................................................... 11 1.3. Điểm lại các nghiên cứu - phân tích dựa trên kinh nghiệm của các nước về cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ .........................................................................12 1.4.1. Singapore ....................................................................................................13 1.4.2. Ấn Độ .........................................................................................................13 1.4.3. Các nước Đông Á .......................................................................................14 1.4.4. Ý .................................................................................................................14 1.4.5. Nhật Bản .....................................................................................................15 1.4.6. Thái Lan .....................................................................................................15 1.4.7. Trung Quốc .................................................................................................16 Kết luận chương 1 .....................................................................................................19 Chương 2. Phân tích cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ Việt Nam ................20 2.1. Tóm tắt thực trạng chính sách sách tiền tệ .................................................20 2.1.1. Chính sách tiền tệ Việt Nam từ năm 1986 đến năm 1999 ..........................20 2.1.2. Chính sách tiền tệ Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2005 ..........................20 2.1.3. Chính sách tiền tệ Việt Nam từ năm 2006 đến năm 2011 ..........................22 2.1.4. Đánh giá tác động của CSTT đến nền kinh tế qua kênh lãi suất ................26 2.1.5. Đánh giá tác động của CSTT đến nền kinh tế qua kênh tỷ giá ..................26 2.1.6. Đánh giá tác động của CSTT đến nền kinh tế qua kênh tín dụng ..............27 2.2. Phân tích cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ Việt Nam....................27 2.2.1. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu ...........................................................27
  10. ix 2.2.2. Hệ số tương quan giữa các biến .................................................................29 2.2.3. Mô hình kênh cơ bản ..................................................................................32 2.2.4. Mô hình kênh lãi suất .................................................................................34 2.2.5. Mô hình kênh tỷ giá hối đoái .....................................................................38 2.2.6. Mô hình kênh tín dụng ...............................................................................41 Kết luận chương 2 .....................................................................................................45 Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ.........47 3.1. Định hướng phát triển kinh tế ....................................................................47 3.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế .................................................................47 3.1.2. Ảnh hưởng của hội nhập đến cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ..........47 3.1.3. Mặt hạn chế trong điều hành chính sách tiền tệ hiện nay .........................48 3.1.4. Một số định hướng .....................................................................................50 3.2 Giải pháp hoàn thiện cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ....................51 3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện và nâng cao năng lực điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước ..............................................................................51 3.2.2. Nhóm giải pháp về việc hoàn thiện các công cụ của chính sách tiền tệ ...52 3.3. Bài học về cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ ........................................54 Kết luận chương 3 .....................................................................................................57 Kết luận ....................................................................................................................58 Tài liệu tham khảo .....................................................................................................59 Tiếng Việt ..................................................................................................................59 Tiếng Anh .................................................................................................................61 Phụ lục ....................................................................................................................63 Phụ lục 1. Bảng số liệu thống kê ...............................................................................63 Phụ lục 2. Mô hình nghiên cứu .................................................................................65 Phụ lục 3: Kết quả phân tích thực nghiệm ................................................................ 74
  11. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chính sách tiền tệ là tổng thể các biện pháp mà Ngân hàng trung ương thực hiện thông qua việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ tác động đến mục tiêu hoạt động làm thay đổi cung tiền, qua đó đạt được mục tiêu cuối cùng là kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế và hạn chế thất nghiệp. Vấn đề mà tất cả các ngân hàng trung ương trên thế giới quan tâm để đảm bảo thực thi chính sách tiền tệ đạt mục tiêu mong muốn, đó là cách thức chính sách tiền tệ tác động đến nền kinh tế, hay kênh truyền dẫn mà chính sách tiền tệ tác động đến. Việc Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt từ lúc gia nhập WTO là mốc khởi điểm của quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, hội nhập mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít khó khăn trong điều kiện chính sách tiền tệ hiện tại chưa ổn định, việc điều hành với việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ chưa rõ ràng, mang tính bị động, ngắn hạn, việc xác định cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ qua các kênh và còn hạn chế. Vì vậy, để có một chính sách tiền tệ phù hợp, đòi hỏi các nhà hoạch định chính sách phải có một sự hiểu biết về cơ chế truyền dẫn tiền tệ và tầm quan trọng của các kênh truyền dẫn khác nhau như lãi suất cho vay, tín dụng nội địa, tỷ giá hối đoái… và ảnh hưởng của các kênh truyền dẫn này đến các khu vực của nền kinh tế, đặc biệt là khu vực sản xuất. Đứng trước thực tiễn trên, đề tài “Nghiên cứu truyền dẫn tiền tệ ở Việt Nam” được lựa chọn nghiên cứu. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Hệ thống hóa những vấn đề căn bản có liên quan đến đề tài như chính sách tiền tệ, cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ và một số vấn đề liên quan của thế giới đến Việt Nam như giá gạo, giá dẩu, lãi suất.
  12. 2 Đánh giá thực trạng quá trình thực thi và sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ và cơ chế tác động truyền dẫn của nó đến nền kinh tế Việt Nam thông qua các chỉ số thống kê chính như GDP, chỉ số giá tiêu dùng và cung tiền M2. Từ kết quả nghiên cứu, dựa vào tính truyền dẫn của chính sách tiền tệ, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề về lý luận liên quan đến chính sách tiền tệ và cơ chế truyền dẫn tiền tệ, những vấn đề về kinh tế hội nhập và ảnh hưởng của nó đến chính sách tiền tệ và cơ chế truyền dẫn tiền tệ theo phương diện lý thuyết cũng như thực tiễn của Việt Nam. Trong phạm vi của đề tài tập trung vào các yếu tố như: CPI, GDP, cung tiền M2, lãi suất cho vay, tín dụng của Việt Nam, giá dầu thô thế giới, giá gạo thế giới và lãi suất của quỹ liên bang Hoa Kỳ. Toàn bộ dữ liệu được lấy theo bình quân quý. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phân tích định lượng. Trong phân tích định tính, luận văn tập trung vào khía cạnh các nhân tố tác động trong điều kiện lịch sử cụ thể, trên cơ sở các lý thuyết kinh tế vĩ mô, chính sách tiền tệ và ngân hàng. Trong phân tích định lượng, luận văn sử dụng mô hình VAR để phân tích, mô hình VAR được xem là linh hoạt vì nó có thể chứa nhiều mối quan hệ qua lại giữa các biến số kinh tế vĩ mô, dựa trên lý thuyết kinh tế và lần lượt cho phép ta xác định được những cú sốc tiền tệ trực giao. Trong mô hình này, tác giả thiết lập các điều kiện cần thiết để tìm ra những cú sốc tiền tệ, sau đó đánh giá hiệu quả tác động của chính sách tiền tệ và các kênh truyền dẫn khác nhau đến giá cả hàng hóa và các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế trong nước dựa trên nguồn số liệu thu thập từ Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), thống kê tài chính Quốc
  13. 3 Tế (IFS), ngoại trừ GDP (từ Tổng cục Thống kê Việt Nam) và REER (CPI-based, tính toán với số liệu thu thập từ IFS của IMF và cơ sở dữ liệu Direction of Trade). 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương, bao gồm: Phần mở đầu  Chương 1: Cơ sở lý luận về cơ chế truyền dẫn tiền tệ  Chương 2: Phân tích cơ chế truyền dẫn của chính sách tiền tệ Việt Nam.  Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ Phần kết luận
  14. 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ TRUYỀN DẪN CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ 1.1. Chính sách tiền tệ 1.1.1. Khái niệm Chính sách tiền tệ là hệ thống các biện pháp, các công cụ do Ngân hàng trung ương thực hiện để điều tiết cung tiền, nhằm thực hiện các mục tiêu của chính sách tiền tệ, thường là hướng tới một lãi suất mong muốn để đạt được những mục đích ổn định và tăng trưởng kinh tế như kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỷ giá, đạt được toàn dụng lao động. 1.1.2. Kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ Cách mà Ngân hàng trung ương sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ tác động đến mục tiêu hoạt động làm thay đổi cung tiền, qua đó đạt được mục tiêu cuối cùng là kiểm soát lạm phát, tăng trưởng kinh tế và hạn chế thất nghiệp. 1.2. Các kênh truyền dẫn của chính sách tiền tệ Chính sách tiền tệ được thực hiện thông qua các công cụ và các kênh truyền dẫn của nó, từ đó tác động đến các yếu tố của nền kinh tế như lãi suất, tỷ giá, để thực hiện mục tiêu của NHTW. Ở các nước phát triển, công cụ phổ biến của chính sách tiền tệ thường được sử dụng bắt đầu từ kênh truyền dẫn lãi suất. Một sơ đồ mô tả các cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ từ lãi suất mục tiêu để thay đổi giá cả thị trường. Những cú sốc kinh tế có ảnh hưởng đến giá cả, nhưng ngân hàng trung ương không thể kiểm soát, bao gồm các thay đổi lớn trong nền kinh tế toàn cầu, vốn ngân hàng, chính sách tài khóa, và giá cả hàng hóa:
  15. 5 Lãi suất chính thức Lãi suất kỳ vọng Lãi suất thị trường Tiền & tín dụng Giá tài sản Lãi suất ngân hàng Tỷ giá T hối đoái Lương và giá cố định Cung và cầu Giá trong nước Giá nhập khẩu Thay đổi giá (Nguồn: http://thismatter.com/money/banking/european-central-bank-monetary-policy.htm) Hình 1.1. Sơ đồ kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ NHTW Châu Âu1 Trong lịch sử, ngân hàng trung ương Châu Âu đã sử dụng các mục tiêu trung gian, để đạt được mục tiêu chính sách. Tuy nhiên, đôi khi mối liên kết giữa các công cụ điều hành và các mục tiêu trung gian hoặc các mục tiêu trung gian và mục tiêu cuối cùng là mong manh, với kết quả đôi khi không thể đoán trước. Vì vậy, NHTW Châu Âu hiện nay tập trung vào mục tiêu cuối cùng, đó là ổn định giá cả. Theo sơ đồ, cơ chế truyền dẫn chính sách tiền tệ NHTW Châu Âu bao gồm các bước thay đổi trong chính sách tiền tệ dẫn đến một thay đổi trong nền kinh tế như sau: - Thay đổi lãi suất tái cấp vốn trực tiếp ảnh hưởng đến tỷ lệ lãi suất thị trường tiền tệ. 1 Chính sách tiền tệ của NHTW Châu Âu, đọc tại http://thismaster.com/money
  16. 6 - Những kỳ vọng lãi suất và lạm phát trong tương lai, ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất trung và dài hạn. - Những thay đổi quyết định tiết kiệm và đầu tư của cả hộ gia đình và các công ty khi lãi suất tăng cao, với mức tiết kiệm và đầu tư ngày càng tăng trong khi tiêu thụ giảm. Lãi suất cao làm tăng nguy cơ không trả được nợ của người đi vay. - Lãi suất ảnh hưởng đến giá tài sản, nhất là tài sản được mua bằng tiền vay. - Lãi suất cũng ảnh hưởng đến tổng cầu và tổng cung, ảnh hưởng đến tiền lương và giá cả chung. - Lãi suất thấp làm gia tăng các khoản vay do sự gia tăng giá trị tài sản được sử dụng như tài sản thế chấp, việc thẩm định tự tin hơn cho cả khách hàng vay và người cho vay, vì người cho vay sẵn sàng chấp nhận rủi ro để kiếm được một khoản lợi cao hơn. Kết quả của việc giữ lãi suất thấp quá lâu là một phần gây ra cuộc khủng hoảng tín dụng năm 2008. Tại những nước có nền tài chính chưa phát triển, công cụ chính sách tiền tệ trực tiếp thường được áp dụng, Việt Nam là một điền hình. Theo sơ đồ hình 1.2, cơ chế truyền dẫn CSTT bao gồm các bước thay đổi cung tiền cơ bản dẫn đến thay đổi lãi suất, tỷ giá, tín dụng, giá cả tài sản, từ đó tác động đến tổng cầu để đạt được mục tiêu cuối cùng là ổn định giá cả (kiểm soát lạm phát). Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác điều hành CSTT nước ta tùy mỗi thời kỳ mà có những mục tiêu khác nhau, thậm chí theo đuổi cùng một lúc nhiều mục tiêu.
  17. 7 Hình 1.2. Sơ đồ kênh truyền dẫn chính sách tiền tệ NHNN Việt Nam2 1.3.1. Kênh lãi suất Theo Mishkin (2004)3, chính sách tiền tệ mở rộng làm cho mức lãi suất thực (ir) giảm xuống, có nghĩa là chi phí vốn được hạ xuống. Giảm tỷ lệ lãi suất thực khuyến khích các chủ thể trong nền kinh tế chi tiêu và đầu tư nhiều hơn. Sự gia tăng chi tiêu và đầu tư (I) lần lượt dẫn đến sự gia tăng tổng hợp nhu cầu và tăng sản lượng (Y). Quá trình này được minh họa theo sơ đồ sau: M ↑ => ir ↓ => I ↑ => Y ↑ Có hai cách tác động thông qua kênh lãi suất: 1.3.1.1. Kênh lãi suất tác động đến tiêu dùng và đầu tư Khi khối lượng cung tiền tăng lên làm cho mức lãi suất giảm xuống, khuyến khích các chủ thể trong nền kinh tế chi tiêu đầu tư nhiều hơn, về phía cá nhân hộ gia 2 PGS. TS. Sử Đình Thành, TS. Vũ Thị Minh Hằng (2008), Nhập môn tài chính tiền tệ, NXB đại học Quốc Gia TP HCM, trang 137. 3 Frederic S. Mishkin (2004), The Economics of Money, Banking and Financial Markets, Pearson – Addition Wesley.
  18. 8 đình được lợi do chi phí vốn vay để mua hàng giảm xuống, do đó sẽ khuyến khích chi tiêu. Hơn nữa lãi suất tiết kiệm giảm, không khuyến khích gởi tiết kiệm, tiêu dùng hiện tại sẽ tăng. Đối với doanh nghiệp, lãi suất đi vay thấp, khuyến khích đầu tư, mở rộng dự án kinh doanh. Ngoài ra với mức lãi suất thấp cũng làm giảm chi phí lưu giữ vốn lưu động và do đó các khoản đầu tư dưới dạng vốn lưu động tăng lên. 1.3.1.2. Kênh lãi suất tác động đến thu nhập Khi lãi suất thực giảm xuống người gởi tiền tiết kiệm sẽ bất lợi, nhưng người đi vay thì được lợi dẫn đến sự phân phối lại thu nhập từ người cho vay sang người đi vay, người đi vay sẽ tăng cường vay để phục vụ tiêu dùng, đầu tư vào những dự án tăng thu nhập, trong khi người gởi tiết kiệm chi tiêu bị hạn chế do thu nhập từ tiền lãi giảm. tuy nhiên, sự giảm chi tiêu này thấp hơn nhiều so với nhu cầu đầu tư, tiêu dùng của người đi vay, dẫn đến chi tiêu tăng, GDP tăng. Việc lãi suất có tác động đến chi tiêu, đầu tư là lãi suất thực chứ không phải lãi suất danh nghĩa, khi lãi suất danh nghĩa ở mức 0%, một sự mở rộng cung tiền tệ (M) có thể tăng mức giá dự kiến (Pe) khiến làm phát dự kiến tăng (π), qua đó giảm lãi suất thực (ir↓); ngay cả khi lãi suất danh nghĩa cố định ở 0%, vẫn khuyến khích chỉ tiêu thông qua kênh truyền dẫn bằng lãi suất đã nêu ở trên. Vì vậy, cơ chế này chỉ ra rằng chính sách tiền tệ vẫn có thể có hiệu quả ngay cả khi lãi suất danh nghĩa bị đẩy xuống 0%. Nhìn chung, hiệu quả của kênh truyền dẫn này phụ thuộc vào mức độ phát triển của thị trường tài chính. 1.3.2. Kênh tỷ giá hối đoái Sự biến động của cung tiền sẽ làm thay đổi tỷ giá hối đoái, tỷ giá hối đoái thay đổi có liên quan đến lãi suất, khi lãi suất thực trong nước giảm, tiền gửi bằng nội tệ sẽ kém hấp dẫn hơn so với tiền gửi bằng ngoại tệ, dẫn tới sự sụt giảm giá trị của tiền gửi bằng nội tệ so với tiền gửi bằng ngoại tệ, giá trị của đồng nội tệ thấp hơn làm cho hàng hóa nước đó trở nên rẻ hơn so với hàng hóa nước ngoài và do đó làm tăng
  19. 9 xuất khẩu ròng và tăng GDP. Sơ đồ hoạt động cơ chế truyền dẫn tiền tệ thông qua tỷ giá hối đoái được minh họa như sau: M ↑ => ir ↓ => E ↓ => NX ↑ => Y ↑ Kênh tỷ giá hối đoái truyền dẫn qua hai kênh cơ bản: 1.3.2.1. Kênh tỷ giá hối đoái tác động đến xuất khẩu thuần: Nền kinh tế càng mở cửa thì cơ chế truyền dẫn tiền tệ qua kênh này càng lớn. Khi thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng dẫn đến lãi suất đồng nội tệ giảm, kéo theo đồng tiền nội tệ giảm giá so với đồng ngoại tệ. Sự giảm giá đồng nội tệ làm cho hàng hóa trong nước rẻ hơn hàng hóa nước ngoài, xuất khẩu ròng gia tăng, và vì thế gia tăng sản lượng (Y↑). Sơ đồ truyền dẫn như sau: M↑=> E↑=> NX↑=>Y↑ 1.3.2.2. Kênh tỷ giá hối đoái tác động đến bảng cân đối tài sản của các đơn vị: Biến động tỷ giá có thể cải thiện hoặc làm xấu đi tình trạng tài chính của các chủ thể. Đối với các chủ thể có các khoản vay bằng ngoại tệ, khi thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng sẽ làm giảm giá trị đồng nội tệ, gia tăng gánh nặng nợ vay bằng ngoại tệ, kéo theo là giá trị tài sản thuần giảm (NW↓), dẫn đến vay mượn giảm (L↓), giảm đầu tư (I↓) và giảm sản lượng (Y↓). Có thể tóm lược cơ chế truyền dẫn như sau: M↑=> NW↓=>L↓=>I↓=>Y↓ 1.3.3. Kênh giá tài sản Khi lãi suất thị trường thay đổi sẽ ảnh hưởng đến giá trị thị trường của các tài sản tài chính như: cổ phiếu, trái phiếu …và tài sản thực như: bất động sản…do đó sẽ ảnh hưởng đến quyết định đầu tư, chi tiêu của các chủ thể kinh tế. Mối quan hệ giữa lãi suất và giá cả thị trường là quan hệ nghich chiều, khi lãi suất thị trường
  20. 10 giảm xuống, các chủ thể sẽ chuyển vốn sang các kênh đầu tư tài sản tăng lên, xu hướng đầu tư, tiêu dùng tăng lên sẽ làm tăng GDP, và ngược lại khi lãi suất thị trường tăng sẽ làm giảm GDP. Một cách tiếp cận khác là xem xét ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến giá cổ phiếu của công ty, thể hiện ở tỷ lệ giữa giá trị thị trường của công ty với giá thay thế tài sản. Khi NHTW giảm cung tiền sẽ làm giá cổ phiếu giảm theo hai cách: (i) Khi cung tiền giảm làm cho các cá nhân, họ gia đình thiếu phương tiện thanh toán, buộc họ phải giảm chi tiêu và các khoản giảm trước tiên là cổ phiếu hoặc trái phiếu, cầu chứng khoán giảm, dẫn đến giá chứng khoán giảm. (ii) Khi cung tiền giảm làm lãi suất thị trường tăng, lãi suất tiết kiệm ngân hàng tăng, sẽ hấp dẫn và khuyến khích cá nhân gởi tiền tại ngân hàng hơn là đầu tư chứng khoán, do đó giá chứng khoán giảm. Ngược lại, cung tiền tăng làm giá chứng khoán tăng. Khi giá chứng khoán tăng lên có tác dụng nâng cao giá trị của công ty trên thị trường, giá trị này của công ty có thể cao hơn giá thay thế tài sản (q > 1), điều này kích thích doanh nghiệp mở rộng đầu tư nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị… bởi giá đầu vào của những khoản này rẻ một cách tương đối so với giá cổ phiếu, đầu tư lúc này tăng, sản lượng tăng. Và ngược lại, chỉ số q < 1 nhu cầu đầu tư mới của doanh nghiệp sẽ giảm. Cơ chế truyền dẫn qua kênh này như sau: M↑=> Pe ↑ => q ↑ => I ↑ => Y ↑ 1.3.4. Kênh tín dụng Các trung gian tài chính trong đó chủ yếu là các ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế. Sự mở rộng hay thu hẹp quy mô tín dụng quyết định đến quy mô của tổng cầu, từ đó quyết định đến tăng trưởng kinh tế. Tín dụng là kênh truyền dẫn ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến khả năng cấp tín dụng của các trung gian tài chính. Kênh này truyền dẫn qua hai kênh:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2