intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nhận thức, thái độ và hành vi tiêu dùng thực phẩm chức năng của người dân tại thành phố Tây Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:91

56
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng thực phẩm chức năng của người dân ở lứa tuổi trung niên trở lên tại thành phố Tây Ninh, nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách về y tế, thị trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nhận thức, thái độ và hành vi tiêu dùng thực phẩm chức năng của người dân tại thành phố Tây Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNGĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thanh Thuận NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THÀNH PHỐ TÂY NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh, năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNGĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thanh Thuận NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI TIÊU DÙNG THỰC PHẨM CHỨC NĂNG CỦA NGƯỜI DÂN TẠI THÀNH PHỐ TÂY NINH Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Hữu Dũng Tp. Hồ Chí Minh, năm 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan Luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả luận văn Nguyễn Thanh Thuận
  4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG BIỂU CHƯƠNG 1: PHẦN GIỚI THIỆU ........................................................................ 1 1.1 Bối cảnh nghiên cứu:.................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 5 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: .................................................................................... 5 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 6 1.5. Cấu trúc nghiên cứu .................................................................................... 6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................... 8 2.1 Giới thiệu...................................................................................................... 8 2.2 Một số khái niệm về thực phẩm chức năng ................................................. 8 2.3 Các lý thuyết và nghiên cứu liên quan về thực phẩm chức năng ............... 10 2.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng cá nhân ......................... 14 2.5 Chính sách quản lý TPCN của Việt Nam và thực hiện của chính quyền địa phương: ............................................................................................................ 20 2.5.1 Chính sách quản lý TPCN của Việt Nam ........................................... 20 2.5.2 Công tác quản lý TPCN của chính quyền địa phương Tây Ninh ....... 22 2.6 Tóm tắt chương II: ..................................................................................... 22 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 24 3.1. Giới thiệu................................................................................................... 24
  5. 3.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 24 3.2.1 Nghiên cứu định tính ........................................................................... 24 3.2.2 Nghiên cứu định lượng ....................................................................... 25 3.3 Xác định mẫu nghiên cứu .......................................................................... 25 3.4. Cách thức đo lường các biến số: ............................................................... 26 3.4.1. Kiến thức của người tiêu dùng về TPCN ........................................... 26 3.4.2. Thang đo mức độ quan trọng, thói quen tiêu dùng và hành vi mua sắm ...................................................................................................................... 27 3.4.3 Niềm tin TPCN của người tiêu dùng .................................................. 29 3.4.4 Thang đo thái độ của người tiêu dùng TPCN ..................................... 30 3.4.5 Thang đo mức độ sẵn lòng mua giá cao cho loại TPCN dựa trên các đặc tính có nhiều lợi ích của TPCN. ............................................................ 30 3.4.6 Thang đo thái độ của người không mua/tiêu dùng TPCN .................. 31 3.5. Tóm tắt chương: ........................................................................................ 32 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 33 4.1 Giới thiệu: .................................................................................................. 33 4.2 Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu: ............................................................... 33 4.3 Mô tả mẫu nghiên cứu: .............................................................................. 33 4.4 Thông tin, kiến thức về thực phẩm chức năng: .......................................... 37 4.5 Nguồn thông tin về dinh dưỡng và sức khoẻ ............................................. 39 4.6 Niềm tin của người tiêu dùng về dinh dưỡng và sức khoẻ ........................ 41 4.7 Thói quen tiêu dùng và hành vi mua sắm TPCN ....................................... 44 4.8 Niềm tin của người tiêu dùng về thực phẩm chức năng ............................ 46 4.9 Thái độ của người tiêu dùng về thực phẩm chức năng .............................. 47 4.10 Đặc tính của thực phẩm chức năng ảnh hưởng đến mức sẳn lòng mua của người tiêu dùng ................................................................................................ 48
  6. 4.11 Chi phí tiêu dùng thực phẩm chức năng .................................................. 49 4.12 Nhóm không tiêu dùng TPCN ................................................................. 53 4.12.1 Đặc điểm của TPCN ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng không mua, không sử dụng TPCN ............................................................... 53 4.12.2 Đặc điểm của TPCN ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng không mua, không sử dụng TPCN ............................................................... 54 4.12 Tóm lược kết quả nghiên cứu .................................................................. 55 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 56 5.1 Giới thiệu.................................................................................................... 56 5.2 Tóm tắt kết quả nghiên cứu ........................................................................ 56 5.3 Kiến nghị chính sách .................................................................................. 59 5.4 Hạn chế đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo .............................. 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TPCN : Thực phẩm chức năng NTD : Người tiêu dùng SXKD : Sản xuất kinh doanh TP : Thực phẩm HVTD : Hành vi tiêu dùng TN : Tây Ninh
  8. DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ HÌNH VẼ Hình 1.1 Thực phẩm chức năng rất đa dạng Hình 1.2 Số cơ sở sản xuất kinh doanh TPCN Hình 1.3 Số lượng sản phẩm TPCN giai đoạn 2005 - 2013 Hình 2.1 Mô hình để đo lường sự sẳn lòng tiêu dùng TPCN của Urala và Lahteenmaki Hình 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi của người tiêu dùng Hình 4.1 Độ tuổi của người được phỏng vấn Hình 4.2. Nghề nghiệp của những người được phỏng vấn Hình 4.3Thu nhập người tiêu dùng TPCN chiếm trong thu nhập hộ gia đình Hình 4.4 Trình độ của người tiêu dùng được phỏng vấn Hình 4.5 Thông tin kiến thức về thực phẩm chức năng Hình 4.6 Việc đọc thông tin dinh dưỡng ghi trên nhãn sản phẩm TPCN Hình 4.7 Việc đọc thông tin dinh dưỡng ghi trên nhãn sản phẩm TPCN Hình 4.8 Niềm tin về dinh dưỡng và sức khoẻ Hình 4.9 Việc chuyển sang chế độ ăn kiêng Hình 4.10 Mức độ quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua TPCN (giá trị mean) Hình 4.11 Hành vi tiêu dùng Hình 4.12 Tính cách người tiêu dùng Hình 4.13 Niềm tin của người tiêu dùng về thực phẩm chức năng Hình 4.14 Thái độ của người tiêu dùng về TPCN Hình 4.15 Đặc tính về TPCN ảnh hưởng đến mức sẳn lòng mua của NTD
  9. Hình 4.16 So sánh chi phí tiêu dùng TPCN bình quân theo giới tính Hình 4.17 So sánh chi phí tiêu dùng TPCN bình quân theo địa bàn cư trú Hình 4.18 So sánh chi phí tiêu dùng TPCN bình quân theo nhóm nghề nghiệp Hình 4.19 So sánh chi phí tiêu dùng TPCN bình quân theo nhóm trình độ học vấn Hình 4.20 So sánh chi phí tiêu dùng TPCN bình quân theo nhóm thu nhập Hình 4.22 Đặc điểm của TPCN ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng là không mua hoặc không sử dụng TPCN Hình 4.23 Các điều kiện đáp ứng thì nhóm người tiêu dùng không sử dụng TPCN mới nghĩ đến việc mua TPCN
  10. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Thang đo thông tin và kiến thức về TPCN Bảng 3.2 Thang đo mức độ quan trọng của các yếu tố quyết định mua TPCN Bảng 3.3 Thang đo mức độ thường xuyên của hành vi khi mua sắm Bảng 3.4 Thang đo hành vi khi mua sắm Bảng 3.5 Thang đo mức độ đồng ý về niềm tin TPCN Bảng 3.6 Thang đo thái độ của người tiêu dùng TPCN Bảng 3.7 Thang đo mức độ sẵn lòng Bảng 3.8 Thang đo tầm quan trọng TPCN Bảng 4.1 Thông tin mẫu phỏng vấn. Bảng 4.2 Mối quan tâm về các vấn đề sức khỏe Bảng 4.3 Phân tích Chi phí tiêu dùng TPCN giữa 3 nhóm tuổi
  11. 1 CHƯƠNG 1: PHẦN GIỚI THIỆU 1.1 Bối cảnh nghiên cứu: Hiện nay “cơn sốt thực phẩm chức năng (TPCN)” đang bùng nổ tại Việt Nam với gần 10.000 sản phẩm, trong đó 40% là sản phẩm nhập khẩu. Cả nước có gần 1.800 doanh nghiệp sản xuất TPCN. Từ năm 1999, TPCN từ các nước bắt đầu nhập khẩu chính thức vào Việt Nam. Đồng thời, do có sẵn nguồn nguyên liệu, có lịch sử lâu đời nền y học cổ truyền, có sẵn dây chuyền sản xuất thuốc và đội ngũ công nhân chuyên nghiệp và trào lưu phát triển TPCN trên thế giới, các công ty dược, các cơ sở sản xuất thuốc Y học cổ truyền bắt đầu chuyển sang sản xuất TPCN. Tính đến cuối năm 2012, gần như cả ngành dược Việt Nam đã lao vào lĩnh vực TPCN, với sự tham gia của 1,781 doanh nghiệp (Thanh Huyền, 2013). Hình 1.1 Thực phẩm chức năng rất đa dạng Số lượng cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng năm 2000 là 13 cơ sở, đến cuối 2012 là 1,552 cơ sở, với hơn 5,500 sản phẩm. Năm 2013, số cơ sở SXKD TPCN đã tăng lên 3,512 cơ sở (tăng 226% so với 2012), với 6,851 sản phẩm
  12. 2 (tăng 124%). Trong đó, 80% sản phẩm TPCN là nhập khẩu – 20% sản phẩm sản xuất trong nước. Sản phẩm xuất khẩu đang gia tăng nhanh chóng, tăng 172% giai đoạn 2012-2013, trong khi sản phẩm sản xuất trong nước giảm 23% giai đoạn 2012- 2013. Hình1.2 Số cơ sở sản xuất kinh doanh TPCN Nguồn: Hiệp hội TPCN Việt Nam 2014 Hình 1.3 Số lượng sản phẩm TPCN giai đoạn 2005 - 2013 Nguồn: Hiệp hội TPCN Việt Nam 2014
  13. 3 Do có sự gia tăng quan tâm về khoa học và ưa thích của người tiêu dùng về vai trò trong việc ngăn ngừa bệnh và cải thiện sức khỏe, cho nên thị trường các loại thực phẩm chức năng phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng ở các nước trên thế giới, đặc biệt là châu Á, trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân của sự bùng phát thị trường TPCN là do: sự bùng nổ các bệnh của xã hội công nghiệp và ô nhiễm môi trường; người tiêu dùng đang hướng về một lối sống lành mạnh, quan tâm hơn đến các sản phẩm thiên nhiên và các biện pháp phòng bệnh; công chúng ngày càng quan tâm hơn đến mối quan hệ giữa thực phẩm, chế độ dinh dưỡng và sức khỏe; nguyên nhân quan trọng nhất, nhận thức về tầm quan trọng tự bảo vệ sức khỏe và phòng chống bệnh tật liên quan đến dinh dưỡng và lối sống; và cuối cùng là những kết quả nghiên cứu khoa học về lợi ích của rau quả, ngũ cốc trong phòng bệnh, các chất chống ô xy hóa và các hợp chất toàn phần của thực vật có tác dụng tốt đối với sức khỏe (Lê Văn Truyền, 2013) . Việc hiểu không đúng, sản xuất không đúng, tiêu dùng không đúng đã dẫn đến những phản ứng trái chiều trong xã hội về thực phẩm chức năng. Theo khảo sát của Cục An toàn thực phẩm tại Hà Nội và TP.HCM, trên 50% số người trưởng thành sử dụng thực phẩm chức năng (TPCN); tuy nhiên, lâu nay thói quen của người tiêu dùng sử dụng chủ yếu là qua mách bảo của người quen, người bán hàng mà chưa có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực này (Ngô Đồng, 2013). Thực trạng hiện nay, sản phẩm TPCN muốn được lưu hành chỉ cần dựa vào công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đánh giá tính hiệu quả. Do việc cấp phép chủ yếu căn cứ trên hồ sơ nên việc đánh giá chất lượng sản phẩm chưa hề có bằng chứng khoa học (về nguyên liệu, hàm lượng hoạt chất, độ tinh khiết…).Sản phẩm được cấp phép cũng chưa được khoa học chứng minh về khả năng cải thiện sức khỏe, giảm thiểu nguy cơ như các nhà sản xuất quảng bá. Theo quy định của Bộ Y tế, TPCN không được ghi hay chỉ định có thể điều trị bất cứ loại bệnh nào mà bắt buộc phải có dòng chữ "Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh". Dù vậy, khi quảng cáo trên các phương tiện đại chúng hoặc trên bao bì, ngôn từ bị biến hóa đa dạng, dễ
  14. 4 khiến người dùng hiểu lầm.Hơn nữa, chức năng "tăng cường sức khỏe" của TPCN được cơ quan có thẩm quyền thông qua đã tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp lợi dụng để quảng cáo thực phẩm như thần dược. Việc TPCN được bày bán tràn lan trong hiệu thuốc cũng gây hiểu nhầm "coi như thuốc" với người dùng. Nhiều bác sĩ khi kê đơn cũng kê luôn TPCN mà không hề hướng dẫn cho bệnh nhân biết đó chỉ là thực phẩm nên dùng chứ không bắt buộc phải dùng hoặc không có khả năng chữa bệnh. Do đó, nhiều bệnh nhân đã đánh đồng TPCN như thuốc điều trị (Ngọc Dung, 2013). Xã hội hiện đại giúp chất lượng cuộc sống được nâng cao đáng kể, từ đó con người càng chú trọng đến vấn đề sức khỏe. Bên cạnh việc ăn uống hợp lý, thể dục điều độ thì bổ sung dinh dưỡng từ các loại thực phẩm chức năng (TPCN) đang được quan tâm. Thế nhưng, bản chất của TPCN đang bị hiểu chưa đúng dẫn đến những tranh cãi trong cộng đồng người tiêu dùng. Trước tiên, công dụng của TPCN là không thể bàn cãi. Không chỉ cung cấp dinh dưỡng cơ bản, TPCN còn có giúp phòng bệnh và tăng cường sức khỏe nhờ các chất chống oxy hóa (beta-caroten, lycopen, lutein, vitamin C, E...), chất xơ và một số thành phần khác. Những lợi ích này giúp người dùng bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết từ thiên nhiên. Bên cạnh việc ăn uống hợp lí và vận động vừa sức thì TPCN sẽ giúp người dùng đạt được sức khỏe tối ưu. Với những hiệu quả trên, việc người tiêu dùng đổ xô sử dụng TPCN là điều dễ hiểu.Tuy nhiên, xét cho cùng TPCN cũng chỉ là một phương thức bổ sung dinh dưỡng, việc lạm dụng quá đà và không phù hợp với cơ thể mỗi người có thể gây nên tình trạng thừa chất. Nhiều người ngộ nhận đây là thần dược nên có quan điểm dùng càng nhiều càng ngừa được nhiều bệnh (Thành Nguyễn, 2014). Trước tình hình đó, Bộ Y tế ban hành Thông tư số 43/2014/TT-BYT ngày 24/11/2014 thông tư quy định về quản lý thực phẩm chức năng, liên quan đến các hoạt động sản xuất kinh doanh, công bố sản phẩm, ghi nhãn và hướng dẫn sử dụng thực phẩm chức năng, tuy nhiên để các quy định, biện pháp kiểm soát đối với thị
  15. 5 trường TPCN đi vào cuộc sống cần có những chính sách, quy định của pháp luật cụ thể hơn, chặt chẻ hơn. Có thể nói TPCN là vấn đề rất được quan tâm trong thời gian qua từ các cơ quan quản lý nhà nước, đến các phương tiện truyền thông đại chúng và thật sự cần thiết phải tìm hiểu, nghiên cứu nhằm phục vụ cho công tác đề ra các chính sách quản lý phù hợp đối với lĩnh vực này. Cho nên, tác giả đã chọn đề tài “ Nhận thức, thái độ và hành vi tiêu dùng thực phẩm chức năng của người dân tại thành phố Tây Ninh” để nghiên cứu và đề ra một số giải pháp nhằm quản lý thực phẩm chức năng và điều chỉnh hành vi tiêu dùng thực phẩm chức năng của người dân Việt Nam nói chung và ở thành phố Tây Ninh nói riêng. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng thực phẩm chức năng của người dân ở lứa tuổi trung niên trở lên tại thành phố Tây Ninh, nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách về y tế, thị trường. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau: a. Tìm hiểu nhận thức, thái độ của người tiêu dùng thực phẩm chức năng về lợi ích, rủi ro, giá sản phẩm. b. Mô tả hiện trạng các kiểu hình tiêu dùng các loại thực phẩm chức năng. c. Xác định các yếu tố thúc đẩy, làm giảm nhu cầu tiêu dùng thực phẩm chức năng nhằm đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau: a. Người tiêu dùng có nhận thức, thái độ về thực phẩm chức năng như thế nào ? Lợi ích của TPCN đối với sức khoẻ ra sao? Và giá sản phẩm có phù hợp không ? b. Hành vi tiêu dùng các loại thực phẩm chức năng của người tiêu dùng hiện nay ra sao?
  16. 6 c. Giải pháp nào có thể được đề nghị để thúc đẩy hoặc làm giảm nhu cầu tiêu dùng thực phẩm chức năng nhằm đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng đồng thời thực hiện tốt chức năng quản lý của nhà nước đối với thực phẩm chức năng. 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: tác giả nghiên cứu về thái độ, nhận thức và hành vi tiêu dùng thực phẩm chức năng của người dân ở lứa tuổi trưởng thành và trung niên trở lên. - Phạm vi nghiên cứu: là người tiêu dùng ở lứa tuổi trưởng thành và trung niên trên địa bàn thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. 1.5. Cấu trúc nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được tác giả xây dựng gồm có các chương như sau: Chương 1: Phần giới thiệu Giới thiệu sơ lược về đề tài bào gồm bối cảnh nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, cấu trúc nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận Trình bày một số khái niệm và lý thuyết về thực phẩm chức năng. Giới thiệu một cách tổng quan về thị trường thực phẩm chức năng tại Việt Nam và các bên có liên quan đến thực phẩm chức năng. Ngoài ra chương 2 còn trình bà một số khái niệm về thị trường người tiêu dùng và hành vi người tiêu dùng nhằm tạo tiền đề cho chương 3 tiếp theo. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Trình bày phương pháp nghiên cứu; cách thức xây dựng thang đo và cách thức xử lý các nguồn dữ liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương này sẽ tiến hành đánh giá kết quả khảo sát thông qua đánh giá sơ bộ các thang đo - bảng câu hỏi và so sánh kết quả giữa các nhóm, độ tin cậy của thang
  17. 7 đo, kiểm định mô hình lý thuyết và cuối cùng là tóm lược kết quả quá trình nghiên cứu. Chương 5: Kết luận và kiến nghị Mục đích của chương này là tóm tắt kết quả nghiên cứu và thảo luận ý nghĩa của các kết quả này. Ba nội dung được trình bày là (1) Tóm tắt kết quả nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu, (2) Thảo luận kết quả và gợi ý chính sách, (3) Các hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo.
  18. 8 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1 Giới thiệu Chương I đã khái quát mục tiêu nghiên cứu, đó là tìm hiểu nhận thức, thái độ và hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng thực phẩm chức năng của người dân ở lứa tuổi trung niên trở lên tại thành phố Tây Ninh, nhằm cung cấp thông tin cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách về y tế, thị trường. Nội dung Chương II trình bày các lý thuyết liên quan đến khái niệm về TPCN, các nghiên cứu liên quan và mô hình nghiên cứu trước đây làm cơ sở đánh giá, giải thích việc hình thành nên nhận thức, thái độ, hành vi của người tiêu dùng. Đồng thời trình bày các chính sách, biện pháp của chính quyền trong việc thực hiện quản lý và định hướng tiêu dùng TPCN hiện nay. 2.2 Một số khái niệm về thực phẩm chức năng Theo Wikipedia, thực phẩm chức năng (tiếng Anh: functional foods) là các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên hoặc là thực phẩm trong quá trình chế biến được bổ sung thêm các chất "chức năng". Khái niệm thực phẩm chức năng được người Nhật sử dụng đầu tiên trong những năm 1980 để chỉ những thực phẩm chế biến có chứa những thành phần tuy không có giá trị dinh dưỡng nhưng giúp nâng cao sức khoẻ cho người sử dụng. Theo Viện Khoa học và Đời sống quốc tế (International Life Science Institute - ILSI) thì "thực phẩm chức năng là thực phẩm có lợi cho một hay nhiều hoạt động của cơ thể như cải thiện tình trạng sức khoẻ và làm giảm nguy cơ mắc bệnh hơn là so với giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại". Theo Frewer và cộng sự (2003): thực phẩm chức năng đã được đưa ra một loạt các định nghĩa bao gồm "các loại thực phẩm có thể đem lại lợi ích cho sức khỏe ngoài dinh dưỡng cơ bản; các loại thực phẩm bao gồm các sản phẩm có tiềm năng hữu dụng , bao gồm bất kỳ thực phẩm biến đổi hoặc thành phần thực phẩm mà chúng có thể đem lại lợi ích cho sức khỏe ngoài của các chất dinh dưỡng truyền
  19. 9 thống chứa trong nó; thực phẩm tương tự xuất hiện đến thực phẩm thông thường đó được tiêu thụ như là một phần của chế độ ăn uống bình thường, nhưng đã được biến đổi để giúp đỡ vai trò sinh lý ngoài việc cung cấp các nhu cầu dinh dưỡng đơn giản". Viện Y học của Viện hàn lâm Khoa học giới hạn thực phẩm chức năng là những loại mà trong đó nồng độ của một hoặc nhiều thành phần đã được chế tác hoặc biến đổi để tăng cường sự đóng góp của chúng cho một chế độ ăn uống lành mạnh (Báo cáoADA, 2004). Theo Hiệp hội Dinh dưỡng Mỹ, các thực phẩm chưa biến đổi hoàn toàn như trái cây và các loại rau quả đại diện cho các hình thức đơn giản nhất của thực phẩm chức năng và thuật ngữ thực phẩm chức năng không nên được sử dụng để ngụ ý rằng có những loại thực phẩm tốt và thực phẩm xấu. Tất cả các loại thực phẩm có thể được kết hợp vào một kế hoạch ăn uống lành mạnh - chìa khóa là điều độ và đa dạng (ADA, 2004). Theo các bác sĩ thì thực phẩm chức năng có vai trò quan trọng trong hỗ trợ điều trị. Khi phải sử dụng thuốc đặc trị, thuốc kháng sinh liều cao dài ngày, việc bổ sung thực phẩm chức năng sẽ giúp hỗ trợ cơ thể chịu tác động trực tiếp và gián tiếp trong quá trình điều trị, giảm bớt ảnh hưởng đối với gan, thận. Theo Bộ Y tế Việt Nam, “Thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ gây bệnh. Tuỳ theo công thức, hàm lượng vi chất và hướng dẫn sử dụng, thực phẩm chức năng còn có các tên gọi sau: thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, sản phẩm dinh dưỡng y học”. Theo Điều 2.23 Luật An toàn thực phẩm 55/2010/QH12 của Việt Nam, thực phẩm chức năng được định nghĩa là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học
  20. 10 2.3 Các lý thuyết và nghiên cứu liên quan về thực phẩm chức năng Mặc dù trong xã hội hiện đại, xu hướng hành vi tiêu dùng đang hướng nhiều về các loại TPCN, Menrad (2003) cho thấy có nhiều thử thách rất lớn trong việc tiếp thị các loại TPCNnày đến tay người tiêu dùng. Trong kho tàng học thuật chỉ ra rằng để phát triển các loại sản phẩm như vậy thì sự chấp nhận của người tiêu dùng về khái niệm TPCN, và sự hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu dùng là các yếu tố quyết định đến thành công trong thị trường. Trên quan điểm của người tiêu dùng thì các loại TPCNkhông phải là cùng một nhóm đồng nhất mà khác nhau giữa các đặc tính của thực phẩm, tác dụng của nó đối với sức khỏe, và đặc điểm của người tiêu dùng. DeJong và cộng sự (2003) đã kết luận rằng đặc điểm của những người tiêu dung TPCNkhông thể khái quát hóa do sự khác nhau quá rõ ràng giữa những người tiêu dùng các loại TPCN khác nhau. Hầu hết các nghiên cứu đã chứng minh rằng các yếu tố về nhận thức, động lực và thái độ chấp nhận của khách hàng và sự sẳn lòng sử dụng thay đổi khá khác biệt giữa các nhóm người, các vùng và các quốc gia. Những khác biệt này chủ yếu do những khác nhau về nhân văn và xã hội, sự hiện diện của các tập quán, chế độ ăn kiêng không giống nhau, sự khác biệt về chính sách của quốc gia trong việc nâng cao sức khỏe cộng đồng, và những khác biệt về truyền thống văn hóa.Xem xét trên khía cạnh nhân văn của người tiêu dùng, lý thuyết cho thấy rằng phụ nữ là nhóm đối tượng hứa hẹn nhiều tiềm năng trong viêc tiêu dùng TPCNso với nam giới, một phần là do phụ nữ nói chung có nhiều hứng thú đến sức khỏe của họ. Những người có hiểu biết, người trung niên và người lớn tuổi có xu hướng sử dụng nhiều thực phẩm có lợi cho sức khỏe hơn người ít hiểu biết và người trẻ tuổi. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy các yếu tố chính ảnh hưởng đến hành vi mua TPCNcó khác biệt giữa các biến số về cách sống, sự quan tâm đến sức khỏe, và thái độ đối với các loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, và các biến số này có quan hệ chặc đến đặc điểm của sản phẩm. Urala và Lahteenmaki (2007) khi nghiên cứu về các biến số về cách sống đã kết luận rằng một yếu tố quan trọng trong việc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2