intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:122

29
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là đúc kết lý luận tổng quan về việc ứng dụng tài chính hành vi để xác định các nhân tố có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân tại thị trường chứng khoán Việt Nam; xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố hành vi đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam; đưa ra các khuyến nghị cho nhà đầu tư cá nhân nhằm gia tăng hiệu quả đầu tư.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------o0o-------- VÕ TUẤN VŨ NHÂN TỐ HÀNH VI ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------o0o-------- VÕ TUẤN VŨ NHÂN TỐ HÀNH VI ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã Ngành: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. TRẦN THỊ MỘNG TUYẾT TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn được thực hiện trên quá trình nghiên cứu trung thực dưới sự cố vấn của người hướng dẫn khoa học. Đây là đề tài luận văn thạc sĩ kinh tế, chuyên ngành Tài Chính-ngân hàng. Luận văn này chưa được ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào và tất cả tài liệu tham khảo đều được trích dẫn đầy đủ. Tp. Hồ Chí Minh, Ngày….Tháng….Năm 2015 Tác giả Võ Tuấn Vũ
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH SÁCH BẢNG BIỂU DANH SÁCH HÌNH VẼ DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT LỜI NÓI ĐẦU CHƯƠNG 1 : LÝ THUYẾT TỔNG QUAN VỀ NHÂN TỐ HÀNH VI ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN .......................................................................................................1 1.1 Lý thuyết tài chính hành vi....................................................................................1 1.2 Các nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cá nhân trên thi trường chứng khoán ................................................................................................................3 1.2.1 Các khái niệm cơ bản về các nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán .........................................................3 1.2.2 Sự cần thiết nghiên cứu các nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán .........................................................6 1.2.3 Các nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán..............................................................................................7 1.3 Các nghiên cứu trước đây về nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán .............................................................................16 1.4 Thiết kế nghiên cứu .............................................................................................17 1.4.1 Thiết kế nghiên cứu ...................................................................................17 1.4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu ...................................................................18 1.4.3 Lựa chọn đối tượng khảo sát .....................................................................19 1.4.4 Thiết kế thang đo và bảng câu hỏi.............................................................20 1.4.5 Xử lý và phân tích dữ liệu .........................................................................23
  5. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..........................................................................................26 CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ HÀNH VI ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ...............................................................................................................27 2.1 Sơ lược về thị trường chứng khoán Việt Nam ....................................................27 2.1.1 Giai đoạn 2000-2005: ................................................................................27 2.1.2 Giai đoạn 2006 đến cuối năm 2007: ..........................................................28 2.1.3 Giai đoạn 2008 đến đầu năm 2009: ...........................................................29 2.1.4 Giai đoạn năm 2009 đến nay: ....................................................................29 2.2 Thực trạng tình hình đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam.....32 2.3 Thực trạng các nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam..................................................................................34 2.3.1 Giai đoạn 2006 đến cuối năm 2007: ..........................................................34 2.3.2 Giai đoạn 2008 đến đầu năm 2009 ............................................................37 2.3.3 Giai đoạn năm 2009 đến nay .....................................................................38 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..........................................................................................40 CHƯƠNG 3 : PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM CÁC NHÂN TỐ HÀNH VI ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ................................................................................41 3.1 Mô hình nghiên cứu ............................................................................................41 3.2 Dữ liệu nghiên cứu ..............................................................................................43 3.3 Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................46 3.3.1 Đo lường độ tin cậy thang đo với hệ số Cronbach Alpha .........................46 3.3.2 Phân tích nhân tố(EFA) các yếu tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư và nhân tố quyết định đầu tư ..........................................................................50 3.3.3 Mức độ tác động của các nhân tố hành vi đến quyết định đầu tư .............53
  6. 3.3.4 Ảnh hưởng của các nhân tố hành vi đến quyết định đầu tư cá nhân bằng phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính SEM .......................................................56 3.4 Phân tích kết quả thực nghiệm ............................................................................60 3.4.1 Các nhân tố hành vi tác động đến quyết định đầu tư ................................60 3.4.2 Quyết định đầu tư ......................................................................................64 3.4.3 Đánh giá kết quả mô hình cấu trúc tuyến tính các nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư ..............................................................................66 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..........................................................................................69 CHƯƠNG 4 : GIẢI PHÁP VẬN DỤNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ HÀNH VI ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ..............................................................70 4.1 Định hướng phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam ..................................70 4.1.1 Định hướng chung .....................................................................................70 4.1.2 Định hướng cho nhà đầu tư cá nhân ..........................................................71 4.2 Giải pháp vận dụng tác động của các nhân tố hành vi đến quyết định đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam ............................................................72 4.2.1 Giải pháp về nhân tố tự nghiệm ................................................................72 4.2.2 Giải pháp về nhân tố triển vọng ................................................................74 4.2.3 Giải pháp về nhân tố thị trường .................................................................74 4.2.4 Giải pháp về nhân tố hiệu ứng đám đông..................................................75 4.3 Các giải pháp hỗ trợ mang tính kiến nghị ...........................................................75 4.3.1 Giải pháp cho Ủy ban chứng khoán. .........................................................75 4.3.2 Giải pháp phát triển hành lang pháp lý. ....................................................76 4.3.3 Giải pháp hoàn thiện việc công bố thông tin .............................................76 4.4 Các hạn chế của đề tài và hướng pháp triển trong tương lai. ..............................77 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4..........................................................................................78
  7. KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................79 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC I: BẢNG CÂU HỎI PHỤ LỤC II: PHÂN TÍCH ĐỘ TIN CẬY CRONBACH’S ALPHA PHỤ LỤC III: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ CHO BIẾN HÀNH VI VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ PHỤ LỤC IV: MÔ HÌNH CẤU TRÚC TUYẾN TÍNH CHO BIẾN HÀNH VI ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Tóm tắt các nhân tố hành vi tác động đến quyết định đầu tư ....................15 Bảng 1.2 Thị phân môi giới các công ty chứng khoán quý II/2014 và số bảng khảo sát được gửi ...............................................................................................................20 Bảng 1.3 : Các Thang đo thông tin cá nhân ..............................................................21 Bảng 1.4: Các Thang đo cho biến hành vi và quyết định đầu tư ..............................22 Bảng 1.5 : Tiêu chí chấp nhận trong mô hình SEM ..................................................26 Bảng 3.1 Cronback’s Alpha cho nhân tố tự nghiệm .................................................47 Bảng 3.2 Cronback’s Alpha cho nhân tố triển vọng .................................................48 Bảng 3.3 Cronback’s Alpha cho nhân tố Thị trường-Lần 3 .....................................48 Bảng 3.4 Cronback’s Alpha cho nhân tố Thị trường-Lần 4 .....................................49 Bảng 3.5 Cronback’s Alpha cho nhân tố hiệu ứng đám đông ..................................49 Bảng 3.6 Cronback’s Alpha cho nhân tố quyết định đầu tư .....................................50 Bảng 3.7 Tồng kết kết quả phân tích Cronbach’s Alpha ..........................................50 Bảng 3.8 Phân tích nhân tố khám phá cho biến hành vi và quyết định đầu tư .........52 Bảng 3.9 Mức độ tác động của các biến tự nghiệm vào quyết định đầu tư ..............53 Bảng 3.10 Mức độ tác động của các biến triển vọng vào quyết định đầu tư ............54 Bảng 3.11 Mức độ tác động của các biến thị trường vào quyết định đầu tư ............55 Bảng 3.12 Mức độ tác động của các biến bầyđàn vào quyết định đầu tư .................55 Bảng 3.13 Kết quả của quyết định đầu tư .................................................................56 Bảng 3.14 Độ tin cậy của mô hình SEM ...................................................................58 Bảng 3.15 Phân tích giá trị phân biệt của mô hình SEM ..........................................58 Bảng 3.16 Phân tích kiểm định Bootstrap .................................................................59
  9. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1. VN-Index từ năm 2000 đến tháng 10 năm 2014 .......................................27 Hình 2.2 Tăng trưởng tài khoản giao dịch ................................................................32 Hình 3.1 Mô hình nghiên cứu của luận văn ..............................................................42 Hình 3.2 Thống kê về giới tính, tuổi và kinh nghiệm của nhà đầu tư.......................43 Hình 3.3 Tỷ lệ các nhà đầu tư đã từng tham gia khóa học về thị trường chứng khoán ...................................................................................................................................44 Hình 3.4 Tỷ lệ của các công ty chứng khoán hàng đầu mà nhà đầu tư mở tài khoản để giao dịch ...............................................................................................................45 Hình 3.5 Tỷ lệ vốn đầu tư của nhà đầu tư trong vòng một năm qua ........................46 Hình 3.6 Mô hình cấu trúc tuyến tính cho các biến hành vi và quyết định đầu tư ...60
  10. DANH SÁCH TỪ NGỮ VIẾT TẮT AMOS Phần mềm phân tích AMOS Confirmatory Factor Analysis(CFA) Phân tích nhân tố khẳng định CTCK Công ty chứng khoán Expected Unility Theoty(EUT) Lý thuyết về độ thoả dụng kỳ vọng Exploratory Factor Analysis(EFA) Phân tích nhân tố khám phá HNX-Index(HASTC) Chỉ số Chứng khoán sở giao dịch chứng khoán Hà Nội Ho Chi Minh Stock Exchange(HOSE) Sở giao dịch Chứng Khoán TP. Hồ Chí Minh NĐT Nhà đầu tư NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại Structural Equation Modeling (SEM) Mô hình cấu trúc tuyến tính TCHV Tài chính hành vi TSSL Tỷ suất sinh lời TTCK Thị trường chứng khoán UBCK Ủy ban chứng khoán VN-Indiex Chỉ số Chứng khoán Việt Nam
  11. LỜI MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Với vai trò của mình thị trường chứng khoán là tiêu chuẩn đánh giá cho sức mạnh và phát triển của nền kinh tế mà xu hướng của thị trường chứng khoán là sự đại diện cho sức khỏe của nền kinh tế. Sự gia tăng trong xu hướng giá chứng khoán liên quan đến sự gia tăng của đầu tư, sẽ đưa đến sự tăng trưởng cao hơn của một công ty nói riêng và nền kinh tế nói chung. Thị trường chứng khoán (TTCK ) ảnh hưởng đến nền kinh tế thông qua tính thanh khoản. Thanh khoản giúp cho các nhà đầu tư cổ phiếu một cách dễ dàng và nhanh chóng, trong khi các công ty sử dụng vốn một cách dài hạn cho sự phát triển bền vững. Thông qua đa dạng hóa rủi ro, thị trường chứng khoán có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bằng cách chuyển các khoản đầu tư vào các dự án (kênh đầu tư) mang lại lợi nhuận cao hơn. Bên cạnh đó, thị trường cổ phiếu thúc đẩy việc mua bán các thông tin về doanh nghiệp, sẽ mang lại nhiều lợi ích trước khi thông tin đó trở nên rộng rãi và làm giá thay đổi. Điều đó thúc đẩy các nhà đầu tư nghiên cứu và quan sát doanh nghiệp một cách tốt hơn. TTCK là nơi thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thông qua việc phân bổ nguồn lực và tối ưu hóa việc sử dụng nguồn lực, thông qua TTCK, dòng tiền tiết kiệm từ nhà đầu tư sẽ đi vào sản xuất sản phẩm và dịch vụ. Qua đó có thể thấy tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của TTCK đến sự phát triển của nền kinh tế là không thể phủ nhận. TTCK Việt Nam, từ khi ra đời đến nay đã trải qua nhiều cung bậc thăng trầm khác nhau. Từ những ngày đầu chỉ số VN- Index ở mức 100 điểm vươn lên 571 điểm (25/6/2001) rồi sau đó quay lại mức 150 điểm, hay sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường trong giai đoạn 2005-2008, mức đỉnh điểm là 1170.67 điểm (12/3/2007). Nhưng sau đó là một chuỗi dài khó khăn của thị trường, khi mà mọi bất cập của thị trường bị bộc lộ. Chúng ta thấy được mối quan hệ tương quan dương giữa TTCK và nền kinh tế, sự gia tăng của TTCK tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế và ngược lại. Theo cách đó, các quyết định của các nhà đầu tư trên TTCK đóng một vai trò quan trọng trong xu hướng của thị trường, điều mà sẽ ảnh hưởng tới nền kinh tế. Để
  12. hiểu được và đưa ra cách giải thích phù hợp cho các quyết định của nhà đầu tư, điều quan trọng là nghiên cứu các nhân tố hành vi tác động đến quyết định của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Điều đó thực sự có ích cho các nhà đầu tư khi hiểu được các hành vi phổ biến, từ đó giúp họ có các phản ứng tốt hơn. Nhà quản lý thị trường cũng sử dụng thông tin này để hiểu rõ hơn về các nhà đầu tư để dự báo một cách chính xác hơn, đưa ra được các khuyến nghị tốt hơn. Do đó, tác giả chọn đề tài “Nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam” nhằm mục đích ứng dụng tài chính hành vi tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Mục tiêu nghiên cứu Đúc kết lý luận tổng quan về việc ứng dụng tài chính hành vi để xác định các nhân tố có thể ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân tại thị trường chứng khoán Việt Nam. Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố hành vi đến quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đưa ra các khuyến nghị cho nhà đầu tư cá nhân nhằm gia tăng hiệu quả đầu tư. Ý nghĩa của đề tài mang lại Đối với các nhà đầu tư cá nhân: Đề tài có thể là tài liệu tham khảo về hành vi trong đầu tư chứng khoán giúp các nhà đầu tư cân nhắc và phân tích xu hướng thị trường chứng khoán trước khi đưa ra các quyết định phù hợp hơn trong đầu tư. Đối với nhà quản lý thị trường: Đề tài cung cấp cho họ một nền tảng tốt cho dự đoán xu hướng của TTCK trong tương lai và đưa ra các tư vấn hợp lý hơn cho các nhà đầu tư. Đối với lĩnh vực tài chính hành vi: Các khái niệm của tài chính hành vi (TCHV) tương đối mới mẻ so với các lý thuyết tài chính khác. Trong một TTCK phát triển, TCHV thì được biết đến một cách rộng rãi về việc khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. Trong khi, TCHV có rất ít ứng dụng tại các TTCK kém
  13. phát triển. Đề tài này hy vọng mang lại một xác nhận về sự phù hợp trong việc ứng dụng TCHV vào tất cả các loại TTCK. Đối với tác giả: Đề tài mang lại một thay đổi tốt cho tác giả hiểu được nhiều hơn về lý thuyết và thực hành về TTCK cũng như là các lý thuyết về TCHV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Với đề tài “Nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam”, đối tượng nghiên cứu là nghiên cứu tác động của các nhân tố hành vi đến quyết định đầu tư cá nhân. Do giới hạn về thời gian, luận văn chỉ tập trung vào hành vi của các nhà đầu tư cá nhân tại Sở giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE). Nghiên cứu thực trạng đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ năm 2000 đến tháng 6 năm 2014. Bảng khảo sát thực tế thực hiện từ tháng 8 năm 2014 đến tháng 9 năm 2014. Nếu thực sự cần thiết, sẽ mở rộng nghiên cứu cho toàn bộ TTCK Việt Nam để cho một bức tranh tổng quát hơn. Bên cạnh đó là các nhà đầu tư tổ chức, như ngân hàng, công ty chứng khoán… cũng nên được khám phá để có thể có những thông tin tin cậy về các nhân tố hành vi ảnh hưởng đến TTCK Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu Dựa vào nền tảng các lý thuyết về tài chính hành vi, các ảnh hưởng của hành vi trong quyết định đầu tư. Đề tài dựa vào phân tích định lượng, dựa trên bảng câu hỏi và khảo sát thực tế và kết hợp lý thuyết nền tảng, các nghiên cứu đi trước, các thực nghiệm thị trường để giải thích các nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 4 chương:  Chương 1: Lý thuyết tổng quan về nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán.  Chương 2: Thực trạng các nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
  14.  Chương 3: Phân tích thực nghiệm các nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam.  Chương 4: Giải pháp vận dụng tác động các nhân tố hành vi đến quyết định đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
  15. 1 CHƯƠNG 1 : LÝ THUYẾT TỔNG QUAN VỀ NHÂN TỐ HÀNH VI ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ CÁ NHÂN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1 Lý thuyết tài chính hành vi Trong thời gian gần đây lĩnh vực tài chính hành vi (behavioral finance) được nhắc đến như một hướng nghiên cứu mới của các nhà kinh tế. Các ứng dụng của tài chính hành vi là khá phổ biến tại các quốc gia có thị trường tài chính phát triển, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Tài chính hành vi là một bộ phận của tài chính. Trong khi tài chính truyền thống (tranditional finance) nghiên cứu dựa trên các mô hình định giá thì tài chính hành vi hướng nghiên cứu vào các hành vi của con người thể hiện trên thị trường tài chính, ứng dụng kiến thức của tâm lý học, xã hội học và kiến thức tài chính giải thích các điểm bất thường của thị trường tài chính mà các lý thuyết cổ điển trước đây không giải quyết được. Nghiên cứu tài chính truyền thống luôn dựa vào giả thiết thị trường hiệu quả. Trong thị trường kinh doanh chênh lệch giá tồn tại, và thị trường có thể tự điều chỉnh. Tuy nhiên lý thuyết hành vi sẽ giải thích tại sao có những thời điểm thị trường không thể tự điều chỉnh. Lý thuyết tài chính hành vi là một phạm trù của tài chính, nghiên cứu bổ sung cho các lý thuyết tài chính truyền thống bằng việc đưa ra các hành vi tác động đến tiến trình ra quyết định. Lý thuyết này liên quan đến cá nhân và cách thức thu thập, sử dụng thông tin. Nghiên cứu lý thuyết tài chính hành vi giúp hiểu và dự báo những thay đổi bất thường mang tính tâm lý trên thị trường tài chính. Lý thuyết tài chính hành vi tồn tại khi: Tồn tại hành vi không hợp lý, hành vi bất thường mang tính hệ thống và giới hạn khả năng chênh lệch giá. Với ba điều kiện này đã tạo ra nền tảng “thị trường không luôn luôn đúng” là đối trọng cho lý thuyết thị trường hiệu quả trước đây. Trải qua thời gian mấy chục năm phát triển, nhưng tài chính hành vi vẫn rất mới mẻ, đặc biệt là ở Châu Á. Việt Nam là một quốc gia có nền kinh tế mới nổi ở
  16. 2 Châu Á với nhiều đặc trưng văn hóa tương tự như các nước châu Á khác. Để tạo tiền đề cho đề tài nghiên cứu này tại Việt Nam, tác giả xin điểm lại một số bài nghiên cứu trước đây tại Châu Á. Châu Á được biết đến với sự đa dạng về mức tư bản (capitalism level) và kinh nghiệm về tài chính giữa các thị trường là khác nhau, do đó là một nơi thú vị để nghiên cứu tài chính hành vi. Mặc dù một số quốc gia vẫn ở giai đoạn đang phát triển, một số thì đã phát triển từ lâu. Mức độ khác biệt về kiến thức và kinh nghiệm dẫn đến sự khác biệt trong việc đưa ra quyết định. Châu Á là nền tảng tuyệt vời để nghiên cứu tài chính hành vi. Hơn nữa, người Châu Á có vẻ bị ảnh hưởng bởi những sai lệch về mặt nhận thức (cognitive biases) hơn người phương Tây làm cho các nhà đầu tư châu Á được coi như những con bạc (gamblers). Về mặt lý thuyết, các nhà khoa học xã hội và tâm lý học cho rằng sự gia tăng của các sai lệch về mặt hành vi (behavioral biases) có thể được nuôi dưỡng bởi văn hóa dù mức độ có thể khác nhau. Kim và Nofsinger (2008, trang 2-5) giải thích sự khác biệt giữa các nền văn hóa bằng một thể về liên tục chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể (individualism collectivism continuum). Các nền văn hóa Châu Á được cho là thuộc về mô hình xã hội tập thể, được cho là nguyên nhân gây ra sự quá tự tin (overconfident) của nhà đầu tư dẫn đến sai lệch hành vi. Sự khác biệt về văn hóa, cụ thể hơn là kinh nghiệm và giáo dục có thể ảnh hưởng đến hành vi, do đó người ta tin rằng khuynh hướng hành vi có thể khác nhau giữa nền văn hóa khác nhau. Một số bằng chứng chỉ rằng biểu hiện sự sai lệch hành vi của người Châu Á là nhiều hơn là các người lớn lên ở Châu Âu và Mỹ (Yates và cộng sự, 1997, trang 87). Mặc dù có một số tài liệu về sự khác biệt những sai lệch về hành vi giữa người Châu Á và người phương Tây, nhưng vẫn còn quá ít. Một tài liệu có hệ thống về các hành vi của người châu Á và đưa ra ảnh hưởng đến ra quyết định đầu tư được đề xuất bởi Chen và cộng sự (2007, trang 425-451). Dựa vào đó, họ thấy rằng các nhà đầu tư Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi sự quá tự tin và hiệu quả phân bổ nhiều hơn so với các nhà đầu tư Mỹ.
  17. 3 Mặc dù tài chính hành vi vẫn còn là một chủ đề tranh cãi, các nhà phân tích tài chính hiện nay có sự hiểu biết tốt hơn về hành vi của con người và được chấp nhận rằng các hành vi đó ảnh hưởng đến quyết định tài chính. Nhiều nhà nghiên cứu cũng đồng ý rằng kinh doanh chênh lệch giá (arbitrage) là giới hạn. Do đó, những hành vi có thể ảnh hưởng đến giá. Trong khi đó, tài chính hành vi đã giúp chúng ta hiểu biết hơn về thị trường tài chính. Lĩnh vực này hứa hẹn nhiều hơn trong tương lai. 1.2 Các nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cá nhân trên thi trường chứng khoán 1.2.1 Các khái niệm cơ bản về các nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán 1.2.1.1 Khái niệm nhà đầu tư cá nhân Nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán có thể phân loại thành nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư tổ chức. Trong đó, nhà đầu tư cá nhân là những người có vồn nhàn rỗi tạm thời, thực hiện đầu tư trên tài khoản của chính mình để đạt được mục tiêu tài chính của cá nhân. Các đặc điểm của nhà đầu tư cá nhân - Nhà đầu tư cá nhân thường có vốn đầu tư nhỏ nên mức độ đa dạng hoá danh mục đầu tư thấp, quy mô và khối lượng giao dịch không lớn như các nhà đầu tư tổ chức. - Nhà đầu tư cá nhân thường không có chiến lược đầu tư dài hạn và theo các triết lý đầu tư cụ thể, dễ bị tác động và bị tổn thương. - Quá trình ra quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân thường diễn ra nhanh chóng do bản thân nhà đầu tư tự quyết định trên tài khoản đầu tư của mình. - Các nhà đầu tư cá nhân thường bị ảnh hưởng bởi yếu tố đám đông nhiều hơn các nhà đầu tư tổ chức. 1.2.1.2 Khái niệm hành vi nhà đầu tư cá nhân Các nhà sinh học cho rằng hành vi là cách sống và hoạt động trong một môi trường nhất định dựa trên sự cần thiết thích nghi tối thiểu của cơ thể với môi trường. Những người theo chủ nghĩa hành vi quan niệm “hành vi là tổ hợp các phản ứng của
  18. 4 cơ thể trả lời các kích thích tác động vào cơ thể”. Trong khi đó, tâm lý học Mácxít coi con người là một chủ thể tích cực chứ không phải là một cá thể thích nghi thụ động với môi trường, do đó hành vi của con người bao giờ cũng có mục đích để đảm bảo cho con người không chỉ tồn tại mà còn phát triển. Vì vậy, hành vi được hiểu là “một chuỗi các hành động nối tiếp nhau một cách tương đối nhằm đạt mục đích để thoã mãn nhu cầu của con người” Như vậy, hành vi nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán có thể được hiểu là chuỗi hành động của nhà đầu tư trước các kích thích của môi trường bên ngoài có liên quan đến thị trường chứng khoán và các yếu tố bên trong thuộc về nhà đầu tư. 1.2.1.3 Khái niệm về quyết định đầu tư của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Là các quyết định liên quan đến đầu tư chứng khoán của các nhà đầu tư. Các quyết định trên bao gồm: Quyết định mua, quyết định bán, quyết định thời gian nắm giữ cổ phiếu, quyết định khối lượng giao dịch. Tuy nhiên hai quyết định quan trọng nhất là quyết định mua và bán. Quyết định bán: Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng các nhà đầu tư trì hoãn và ngần ngại đưa ra các quyết định bán tài sản khi xuất hiện một khoản lỗ so sánh với giá mua ban đầu hay vội vàng bán các cổ phiếu lời quá sớm để chứng tỏ quyết định chính xác của mình, xu hướng đó được gọi là hiệu ứng ngược vị thế (dispositon effect) đề xuất bởi Shefrin và và Statman (1985, trang 778). Odean (1998b, trang 1795) cũng xác nhận một xu hướng rằng các nhà đầu tư cá nhân có xu hướng bán cổ phiếu giá trị (tăng giá hơn so sánh với giá mua gốc) hơn là việc bán các cổ phiếu đang giảm giá. Tuy nhiên, thật khó để chứng minh hiện tượng này như là một cơ sở tin cậy. Điều này không phải thực sự hợp lý để kết luận rằng các nhà đầu tư lý trí bán các cổ phiếu tốt của họ bởi vì họ có thể thấy được cổ phiếu của mình kém hiệu quả. Bên cạnh đó, Odean cũng nhận ra rằng lợi nhuận trung bình của các cổ phiếu bán ra lớn hơn so với lợi nhuận trung bình của các cổ phiếu mà nhà đầu tư nắm giữ.
  19. 5 Genesove và Mayer (2001, trang 19) cho rằng các nhà đầu tư bán tài sản đang thua lỗ mong đợi rằng giá bán sẽ cao hơn mức giá bán của các người bán khác yêu cầu. Điều đó không chỉ là kỳ vọng của người bán, mà còn là sự điều chỉnh của thị trường ảnh hưởng đến giá bán: Nhà đầu tư (NĐT) gặp phải một sự tổn thất thường làm cho các giao dịch ở mức giá tương đối cao so với những người khác. Coval và Shumway (2000, trang 3) tìm thấy rằng các NĐT, theo lý thuyết triển vọng, có lợi nhuận (lỗ) trong nửa đầu của ngày giao dịch có xu hướng bị ít (nhiều) rủi ro trong nửa cuối phiên giao dịch. Quyết định mua: Odean (1999, trang 1293) cung cấp một số hiểu biết về các cổ phiếu mà các NĐT cá nhân muốn mua. Như đã đề cập ở trên, quyết định bán chủ yếu ưu tiên các cổ phiếu tốt, trong khi đó, các quyết định mua thường liên quan đến tất cả các cổ phiếu. Odean nói rằng quyết định mua có thể là một kết quả của một hiệu ứng chú ý. Khi đưa ra quyết định mua, người ta có thể không tìm thấy cổ phiếu tốt sau khi xem xét hệ thống hàng ngàn cổ phiếu niêm yết. Họ thường mua một cổ phiếu mà tạo ra sự chú ý của họ được gọi là hiệu ứng chú ý (attention effect). Theo Barberis và Thaler (2003, trang 1103), các NĐT cá nhân dường như ít bị ảnh hưởng bởi sự nắm bắt sự chú ý (attention-grasping) trong các quyết định bán bởi vì quyết định mua và quyết định bán khác nhau hoàn toàn. Bởi vì hạn chế của bán khống, khi quyết định chọn một cổ phiếu để bán, họ có thể chỉ tập trung những cổ phiếu thuộc về họ. Trong khi đó, với một quyết định mua, các nhà đầu tư cá nhân có nhiều cơ hội để lựa chọn các cổ phiếu mong muốn từ nhiều nguồn lựa chọn, điều này giải thích tại sao các yếu tố tác động đến sự chú ý ảnh hưởng nhiều hơn vào quyết định mua cổ phiếu hơn là quyết định bán. Barber & Odean (2002, trang 2) đã chứng minh rằng quyết định bán ít quyết định bởi sự chú ý hơn quyết định mua trong trường hợp NĐT cá nhân. Để đưa ra quyết định này, họ tạo ra một danh mục các cổ phiếu nắm bắt sự chú ý (attention- grasping stocks) với một vài tiêu chí: cổ phiếu có khối lượng giao dịch cao bất thường, cổ phiếu có tỷ suất sinh lời (TSSL) cao hoặc thấp bất thường và các cổ phiếu bao gồm các các tin tức được thông báo. Cuối cùng các tác giả khám phá rằng các NĐT cá
  20. 6 nhân trong mẩu của họ quan tâm vào việc mua các cổ phiếu được chú ý cao hơn là bán chúng. Như vậy, từ quan điểm tài chính hành vi, quyết định bán và quyết định mua trong quyết định đầu tư bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau. Trong khi quyết định bán tác động bởi hiệu ứng ngược vị thế thì quyết định mua là một hành vi của sự chú ý. 1.2.2 Sự cần thiết nghiên cứu các nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Qua một quá trình phát triển không lâu. Tuy còn nhiều tranh cãi nhưng tài chính hành vi dường như đang mang lại hiệu quả trong thực tiễn đầu tư hiện nay. Trước đây, phân tích tài chính và đầu tư, luôn gắn liền với các lý thuyết kinh điển. Phân tích đầu tư dựa vào mô hình định giá tài sản, giá chứng khoán được xác định dựa trên giá trị nội tại. Bên cạnh đó với lý thuyết thị trường hiệu quả nặng nề luôn cho rằng thị trường luôn hợp lý và thể hiện giá trị thực. Qua hai cuộc khủng hoảng thế giới 1987 và 2008. Dường như mọi thứ đã thay đổi, các nhà tiên phong đã tìm kiếm cho lý do vì sao các cuộc khủng hoảng đến quá nhanh và không thể ngăn chặn. Lý thuyết tài chính hành vi là một lý thuyết hợp lý khi đưa ra quan điểm thị trường không hoàn toàn lý trí mà luôn tồn tại các yếu tố về hành vi. Các nhà đầu tư, rõ hơn là các nhà đầu tư cá nhân là các nhân tố quyết định đến xu hướng của thị trường. Các quyết định của họ dựa vào một hệ thống các xử lý, hành vi, các tác động dẫn đến việc ra quyết định của họ. Các quyết định của các nhà đầu tư có thể không theo lý trí, làm cho các quyết định sai lệch ảnh hưởng đến giá cả thị trường. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu tài chính hành vi, cụ thể là các nhân tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư cá nhận tại Châu Á, mang lại nhiều ý nghĩa thực tiễn, khi thị trường tài chính ở khu vực này biến động rất lớn, mà thực tế nguyên nhân bắt nguồn từ các quyết định thiếu lý trí của nhà đầu tư. Do đó, việc nghiên cứu các hành vi ảnh hưởng quyết định đầu tư cá nhân hy vọng mang lại cho các nhà đầu tư cá nhân một tài liệu tốt để điều chỉnh các hành vi của mình tốt hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2