intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nhân tố tác động đến thái độ của người sử dụng thẻ ATM để thanh toán qua máy POS

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:114

30
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn tìm hiểu và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến hành vi sử dụng thẻ thanh toán ATM để thanh toán thông qua máy POS của người sử dụng. Xây dựng mô hình nghiên cứu bao gồm các mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến thái độ, ý định sử dụng của người sử dụng thẻ ATM để thanh toán qua máy POS.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nhân tố tác động đến thái độ của người sử dụng thẻ ATM để thanh toán qua máy POS

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------- NGUYỄN CHÍ HÙNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG THẺ ATM ĐỂ THANH TOÁN QUA MÁY POS LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------- NGUYỄN CHÍ HÙNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN THÁI ĐỘ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG THẺ ATM ĐỂ THANH TOÁN QUA MÁY POS Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh Mã số : 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Giáo viên hướng dẫn: TS. VÕ THỊ QUÝ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2012
  3. i LỜI CAM ĐOAN Kính thưa Quý thầy cô, Quý độc giả, Tôi tên : Nguyễn Chí Hùng, là học viên Cao học khoá 18 – Lớp Quản trị Kinh Doanh đêm 4 K18 – Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (MSSV: 7701080433). Cơ sở lý luận được tham khảo từ các tài liệu thu thập từ sách, báo, các nghiên cứu đã được nêu trong phần tài liệu tham khảo. Dữ liệu phân tích trong luận văn là thông tin sơ cấp thu thập thông qua bảng câu hỏi gửi đến những nhân viên, sinh viên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Toàn bộ quá trình xử lý và phân tích dữ liệu do tôi thực hiện và trực tiếp viết kết quả nghiên cứu. Tôi xin cam đoan luận văn này là do bản thân tôi thực hiện, đề tài này không sao chép từ các công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Tp.Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 8 năm 2012. Học viên Nguyễn Chí Hùng
  4. ii LỜI CÁM ƠN Tôi xin phép được gửi lời cảm ơn chân thành đến: - TS. Võ Thị Quý, là giáo viên trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đề cương cho đến khi hoàn tất luận văn. Cô Quý đã giúp tôi có những kiến thức và định hướng tốt hơn về phương pháp nghiên cứu và nội dung đề tài. - Quý thầy cô trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức hữu ích trong những năm theo học đại học và cao học tại trường. - Bạn bè, sinh viên đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hình thành bảng khảo sát và thu thập dữ liệu để phân tích. Trong quá trình thực hiện, tôi đã hết sức cố gắng để hoàn thành luận văn, trao đổi và tiếp thu các ý kiến đóng góp từ thầy cô và bạn bè, tham khảo nhiều tài liệu, song cũng không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận được những đóng góp, phản hồi từ bạn đọc. Xin chân thành cám ơn, Tp.Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 8 năm 2012. Học viên Nguyễn Chí Hùng
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i LỜI CÁM ƠN................................................................................................................. ii TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................................. viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH ............................................................ ix LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .............................................................................................2 1.1 Lý do chọn đề tài: ..................................................................................................2 1.2 Câu hỏi nghiên cứu: ..............................................................................................4 1.3 Mục tiêu nghiên cứu:.............................................................................................4 1.4 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu: ...................................................................5 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu: ........................................................................6 1.6 Cấu trúc của luận văn: ...........................................................................................7 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ............................8 2.1 Giới thiệu:..............................................................................................................8 2.2 Thẻ thanh toán: ......................................................................................................8 2.2.1 Khái niệm: ......................................................................................................8 2.2.2 Phân loại thẻ thanh toán: ................................................................................9
  6. iv 2.3 Nguyên lý thanh toán bằng thẻ ATM qua máy POS: .........................................11 2.3.1 Nguyên lý hoạt động của một giao dịch thẻ: ...............................................11 2.3.2 Thao tác thực hiện các giao dịch trên POS: .................................................12 2.4 Mô hình TAM (Technology Aceptance Model): ................................................13 2.4.1 Hữu ích -PU ( Perceived Usefulness): .........................................................14 2.4.2 Dễ sử dụng-PEOU (Perceived of ease of use): ............................................14 2.4.3 Thái độ (Attitude towards usage): ...............................................................14 2.4.4 Ý định sử dụng (Behavioral Intention to use): ............................................15 2.4.5 Sử dụng thực tế (Actual use): ......................................................................15 2.5 Mở rộng mô hình TAM:......................................................................................15 2.6 Khái niệm về rủi ro: ............................................................................................16 2.7 Mô hình 4P và 4C trong marketing:....................................................................18 2.8 Một số nghiên cứu về sự chấp nhận công nghệ: .................................................19 2.8.1 Sự chấp nhận công nghệ tự phục vụ (SST): ................................................19 2.8.2 Ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng trên thiết bị di động: ............................21 2.9 Mô hình nghiên cứu và các giả thiết: ..................................................................22 2.10 Tóm tắt: .............................................................................................................28 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................................29 3.1 Giới thiệu:............................................................................................................29
  7. v 3.2 Qui trình nghiên cứu: ..........................................................................................29 3.2.1 Giai đoạn nghiên cứu sơ bộ: ........................................................................31 3.2.2 Giai đoạn nghiên cứu chính thức: ................................................................31 3.3 Xây dựng thang đo các khái niệm nghiên cứu: ...................................................31 3.3.1 Đo lường khái niệm Dễ sử dụng: .................................................................32 3.3.2 Đo lường khái niệm Hữu ích: ......................................................................32 3.3.3 Đo lường khái niệm Chi phí: .......................................................................32 3.3.4 Đo lường khái niệm Rủi ro: .........................................................................33 3.3.5 Đo lường khái niệm Thái độ: .......................................................................33 3.3.6 Đo lường khái niệm Ý định: ........................................................................34 3.4 Đánh giá sơ bộ thang đo:.....................................................................................34 3.4.1 Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha:...........................34 3.4.2 Đánh giá thang đo bằng phân tích khám phá nhân tố EFA : .......................35 3.4.3 Số lượng mẫu nghiên cứu : ..........................................................................36 3.5 Tóm tắt: ...............................................................................................................37 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT ....................................................38 4.1 Giới thiệu:............................................................................................................38 4.2 Mô tả mẫu khảo sát và đánh giá các biến nghiên cứu:........................................38 4.2.1 Mô tả mẫu: ...................................................................................................38
  8. vi 4.2.2 Đánh giá thang đo: .......................................................................................39 4.3 Phân tích tác động của Dễ sử dụng, Hữu ích, Rủi ro, Chi phí đối với Thái độ: .42 4.3.1 Xem xét mối tương quan của các biến thành phần: .....................................42 4.3.2 Phân tích hồi quy: ........................................................................................43 4.4 Phân tích tác động của Thái độ đối với Ý định: ..................................................48 4.4.1 Xem xét mối tương quan của các biến thành phần: .....................................48 4.4.2 Phân tích hồi quy: ........................................................................................49 4.5 Phân tích tác động của giới tính: .........................................................................52 4.6 Phân tích tác động của kinh nghiệm sử dụng:.....................................................53 4.7 Phân tích tác động của thu nhập:.........................................................................54 4.8 Phân tích tác động của nhóm tuổi của người sử dụng: .......................................56 4.9 Tóm tắt: ...............................................................................................................57 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN .............................................................................................58 5.1 Tóm tắt nghiên cứu: ............................................................................................58 5.2 Kết quả và ý nghĩa của nghiên cứu: ....................................................................59 5.3 Hạn chế của nghiên cứu và các bước nghiên cứu tiếp theo: ...............................62 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................64 Tài liệu tiếng Việt ......................................................................................................64 PHỤ LỤC ......................................................................................................................70
  9. vii PHỤ LỤC 1: DÀN BÀI KHẢO SÁT ĐỊNH TÍNH .................................................70 PHỤ LỤC 2: BẢNG KHẢO SÁT ............................................................................74 PHỤ LỤC 3: PHÂN TÍCH THANG ĐO SƠ BỘ .....................................................76 PHỤ LỤC 4: PHÂN TÍCH THANG ĐO CHÍNH THỨC ........................................80 PHỤ LỤC 5: PHÂN TÍCH HỒI QUI 1 ....................................................................84 PHỤ LỤC 6: PHÂN TÍCH HỒI QUI 2 ....................................................................90 PHỤ LỤC 7: PHÂN TÍCH Independent-samples T-test -giới tính ..........................94 PHỤ LỤC 8: PHÂN TÍCH Independent-samples T-test - số lần sử dụng ...............96 PHỤ LỤC 9: PHÂN TÍCH One-Way ANOVA - thu nhập ......................................98 PHỤ LỤC 10: PHÂN TÍCH One-Way ANOVA - nhóm tuổi................................101
  10. viii TỪ VIẾT TẮT ATM : Automated teller machine (máy rút tiền tự động). POS : Point Of Sale (máy chấp nhận thanh toán bằng thẻ) EDC : Electric data capture (điểm thanh toán). TAM : Technology acceptance model (mô hình chấp nhận công nghệ). TTKDTM : Thanh toán không dùng tiền mặt. STT : Self- service technology (công nghệ tự phục vụ)
  11. ix DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH Bảng 1-1: Mức độ phát triển thẻ thanh toán/POS Bảng 2-1: Các nhân tố của Rủi ro Bảng 2-2: TAM và ngân hàng trên hệ thống công nghệ thông tin Bảng 3.1: Cronbach’s Alpha của các khái niệm nghiên cứu - sơ bộ Bảng 3.2: Kết quả phân tích khám phá nhân tố EFA - sơ bộ Bảng 4-1: Mô tả mẫu Bảng 4-2: Cronbach’s Alpha của các khái niệm nghiên cứu Bảng 4-3: Kết quả phân tích khám phá nhân tố EFA Bảng 4-4: Ma trận hệ số tương quan - hồi qui 1 Bảng 4-5: Hệ số phương trình - hồi qui 1 Bảng 4-6: Ma trận tương quan hạng Spearman-hồi qui 1 Bảng 4-7: Kiểm định Kolmogorov-Smirnov - hồi qui 1 Bảng 4-8: Kiểm định tính độc lập của phần dư - hồi qui 1 Bảng 4-9: Kiểm định F - hồi qui 1 Bảng 4-10: Ma trận hệ số tương quan - hồi qui 2 Bảng 4-11: Ma trận tương quan hạng Spearman - hồi qui 2 Bảng 4-12: Kiểm định tính độc lập của phần dư - hồi qui 2 Bảng 4-13: Kiểm định F - hồi qui 2
  12. x Bảng 4-14: Hệ số phương trình hồi qui - hồi qui 2 Bảng 4-15: Đánh giá sự khác biệt - giới tính Bảng 4-16: Giá trị trung bình theo nhóm - giới tính Bảng 4-17: Đánh giá sự khác biệt - số lần sử dụng Bảng 4-18: Giá trị trung bình theo nhóm- số lần sử dụng Bảng 4-19: Kiểm định phương sai - thu nhập Bảng 4-20: Kết quả phân tích ANOVA - thu nhập Bảng 4-21: Kết quả phân tích ANOVA - thu nhập Bảng 4-22: Kết quả phân tích ANOVA - nhóm tuổi Hình 2-1: Nguyên lý thanh toán bằng ATM qua máy POS Hình 2-2: Mô hình TAM Hình 2-3: TAM và 4 hình thức mở rộng Hình 2-4: Sự chấp nhận công nghệ tự phục vụ Hình 2-5: Ý định sử dụng dịch vụ ngân hàng bằng thiết bị di động Hình 2-6: Mô hình nghiên cứu Hình 3-1: Quy trình nghiên cứu
  13. 1 LỜI MỞ ĐẦU Thẻ thanh toán ra đời từ những năm 1970, với mục đích ban đầu là để người sử dụng không cần phải đến ngân hàng và chờ đợi nhân viên của ngân hàng làm các thủ tục rút tiền trong tài khoản của mình. Thay vào đó, họ chỉ cần dùng thẻ thanh toán do ngân hàng phát hành để rút tiền tại bất cứ lúc nào, bất cứ nơi nào có máy ATM. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, các ứng dụng của thẻ thanh toán ngày càng được mở rộng. Hiện nay thẻ thanh toán được dùng để rút tiền, chuyển khoản, gởi tiền, mua hàng hoá….Thẻ thanh toán được sử dụng trong nước ta từ 1993, rất nhiều tiện ích của thẻ thanh toán chưa được người dùng thẻ khai thác, chủ yếu chỉ để rút tiền lương hàng tháng. Thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) đang được khuyến khích phát triển tại nước ta vì những lợi ích của nó đối với nền kinh tế, xã hội và là một xu thế tất yếu khi hội nhập với kinh tế quốc tế. Một trong những phương thức thanh toán không dùng tiền mặt là sử dụng thẻ ATM để thanh toán hàng hóa, dịch vụ thông qua máy chấp nhận thẻ POS. Bài nghiên cứu này xác định và đánh giá các nhân tố tác động sử dụng thẻ thanh toán ATM để thực hiện thanh toán hàng hóa dịch vụ thông qua máy chấp nhận thẻ POS. Từ đó các ngân hàng phát hành thẻ, nhà cung cấp các ứng dụng liên quan đến thẻ thanh toán, các đơn vị cung cấp hàng hóa, dịch vụ … sẽ có những giải pháp để thu hút người dùng thẻ vào hoạt động kinh doanh của mình. Mô hình nghiên cứu được phát triển từ mô hình Chấp nhận công nghệ TAM. Các nhân tố được xem xét và đánh giá mức độ tác động đến Thái độ và Ý định sử dụng thẻ ATM để thanh toán qua máy POS là Hữu ích, Dễ sử dụng, Rủi ro, Chi phí. Thang đo lường các khái niệm được điều chỉnh từ các nghiên cứu đã có để phù hợp với đề tài nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu định lượng cho 237 mẫu quan sát cho thấy các thang đo đều đạt độ tin cậy và giá trị cho phép, mô hình lý thuyết phù hợp với thông tin thị trường. Thái độ của người sử dụng phương thức thanh toán bằng thẻ ATM qua máy POS sẽ có tác động tích cực từ cảm nhận hữu ích, dễ sử dụng và chịu tác động tiêu cực từ cảm nhận rủi ro, chi phí của người sử dụng. Thái độ của người sử dụng cũng sẽ có tác dụng tích cực đến ý định sử dụng của họ.
  14. 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài: Cùng với quá trình phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa là sự biến đổi hình thức của tiền tệ. Tiền tệ dưới dạng hàng hóa như vỏ trai, gạo, vải… được thay thế bằng kim loại từ thế kỉ thứ 7 trước công nguyên và sau đó là tiền giấy (tiền mặt), tiền qua ngân hàng, tiền điện tử. Hiện tại, tiền mặt là phương thức thanh toán chủ yếu ở nước ta trong khu vực công, doanh nghiệp, dân cư trong khi ở các nước tiên tiến, hình thức không dùng tiền mặt là chủ yếu. Theo Ngân hàng Nhà nước, nếu tính trên GDP theo chuẩn quốc tế để đánh giá thì tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt của Việt Nam trong những năm gần đây khoảng 20%, tức là cao gấp gần 2,5 lần Thái Lan, gấp gần 4 lần Malaysia và gấp hơn 5 lần các nước châu Âu. Thanh toán bằng tiền mặt sẽ tạo ra nhiều bất lợi và rủi ro cho xã hội như chi phí của xã hội để tổ chức hoạt động thanh toán bao gồm in tiền, phân phối tiền, chống tiền giả và dễ bị các tội phạm lợi dụng để trốn thuế, trì hoãn thanh toán, rửa tiền…. Xu hướng toàn cầu hóa, tự do hóa tài chính và sự phát triển của hệ thống ngân hàng, công nghệ thông tin, tự động hóa…đã làm cho các hình thức TTKDTM ngày càng được phổ biến. Ngày 29/12/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 291/2006/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án TTKDTM giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam. Để góp phần triển khai đề án, Chính phủ đã ban hành chỉ thị 20/2007-CT-TTg về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương ngân sách nhà nước. Các chính sách này đã thể hiện quyết tâm của Chính phủ để thúc đẩy các phương tiện TTKDTM trong nền kinh tế. Mức độ phát triển nhanh chóng của thẻ thanh toán trong những năm gần đây cho thấy vai trò quan trọng của thẻ thanh toán để phát triển TTKDTM ở khu vực dân cư tại nước ta hiện nay.
  15. 3 Bảng 1-1: Mức độ phát triển thẻ thanh toán/POS Năm Thẻ thanh toán Máy POS Số lượng (lũy kế) tăng so với năm Số lượng (lũy kế) tăng so với năm triệu thẻ N-1(%) N-1(%) 2006 5.1 - 11.000 - 2007 9.34 83.1 19.616 78.3 2008 15.03 60.9 26.930 37.2 2009 22 46.3 36.620 35.9 2010 31.7 44.1 53.952 47.3 30-6-2011 36.53 15.2 63.405 17 Nguồn: Báo cáo của Hiệp hội thẻ Ngân hàng Việt Nam 2006-2011 trích trong Đặng Công Hoàn (2011). Theo thống kê của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam, tính đến ngày 30/6/2011, đã có gần 36 triệu thẻ được phát hành, cao gấp 7 lần so với năm 2006, trong đó, gần 90% là thẻ ghi nợ nội địa (32.4 triệu thẻ), còn lại là thẻ quốc tế (hơn 1.2 triệu thẻ ghi nợ và gần 800 000 thẻ tín dụng quốc tế), thẻ trả trước. Có thể thấy rằng, thẻ ghi nợ nội địa hay còn gọi là thẻ ATM chiếm tỉ lệ chủ yếu trong các loại thẻ thanh toán ở nước ta. Bên cạnh đó, số lượng của máy chấp nhận thẻ POS cũng có mức độ tăng trưởng khoảng 35% mỗi năm và ngày càng được các ngân hàng chú trọng. Do đó thanh toán bằng thẻ ATM thông qua máy POS chính là đòn bẩy cho sự phát triển TTKDTM ở nước ta. Thanh toán bằng thẻ ATM thông qua máy POS có nhiều lý do để trở thành lựa chọn của người dân. Chủ trương của nhà nước về trả lương qua tài khoản không chỉ được áp dụng cho cho đối tượng hưởng lương ngân sách nhà nước mà đã được nhiều tổ chức kinh tế áp dụng để trả lương cho người lao động. Chính điều này đã làm cho thẻ ATM trở nên rất phổ biến trong khu vực dân cư. Khi sử dụng thẻ ATM để thanh toán qua máy POS sẽ không còn rủi ro do tiền giả, tiền rách, mất cắp do mang số lượng tiền lớn, người tiêu dùng không mất thời gian để xếp hàng chờ đợi rút tiền ở các máy ATM, số tiền thanh toán sẽ được trừ trực tiếp vào tài khoản của thẻ…. Tuy nhiên thực tế lại cho thấy, người dân vẫn chủ yếu là dùng thẻ ATM chỉ để rút tiền mặt sau đó sử dụng tiền mặt để thanh toán hàng hóa dịch vụ. Có nhiều lý do để giải thích trong trường hợp này như sử dụng thẻ thanh toán vẫn tồn tại nhiều rủi ro có thể làm mất tiền
  16. 4 do mất thẻ, sai sót trong kỹ thuật từ các nhà cung cấp dịch vụ thẻ, chi phí liên quan đến sử dụng thẻ thanh toán còn cao, người dân chưa có thói quen dụng thẻ trong thanh toán, còn quá ít các điểm chấp nhận thẻ… Do đó, tìm hiểu và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến hành vi sử dụng thẻ thanh toán ATM để thanh toán thông qua máy POS của người sử dụng là rất cần thiết để nhà cung cấp dịch vụ thẻ, tổ chức kinh tế tìm ra giải pháp để phát triển thẻ thanh toán không chỉ ở số lượng thẻ phát hành mà ngày càng tận dụng các ưu điểm của thẻ thanh toán trong giao dịch, thu hút người dân sử dụng thẻ thanh toán trong mua bán, để thẻ thanh toán thật sự là phương tiện thanh toán không sử dụng tiền mặt, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội. 1.2 Câu hỏi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện để trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: - Các nhân tố nào tác động tiêu cực, tích cực đến thái độ sử dụng thẻ ATM để thanh toán qua máy POS? - Mối quan hệ thái độ đối với xu hướng hành vi của người sử dụng thẻ ATM để thanh toán qua máy POS? - Các thành phần của nhân khẩu học như giới tính, thu nhập, tuổi, kinh nghiệm sử dụng… có vai trò như thế nào đối với các nhân tố khác? 1.3 Mục tiêu nghiên cứu: Phương thức thanh toán không dùng tiền mặt ở nước ta chủ yếu áp dụng ở các doanh nghiệp như phương thức thanh toán tín dụng (L/C), phương thức thanh toán nhờ thu, thanh toán bằng séc… Ở khu vực dân cư, hầu hết người dân vẫn sử dụng tiền mặt để thanh toán các giao dịch mua bán. Cho dù thẻ thanh toán ATM được người dân sử dụng rất nhiều, nhưng chủ yếu để rút tiền từ máy ATM thay vì để thanh toán không dùng tiền mặt qua máy POS. Để đánh giá các nhân tố tác động đến hành vi sử dụng thẻ ATM thanh toán qua máy POS, nghiên cứu này sử dụng mô hình chấp nhận công nghệ
  17. 5 TAM làm cơ sở cho xây dựng mô hình nghiên cứu và mô hình TAM ban đầu sẽ được bổ sung các nhân tố để phù hợp với đề tài. Nghiên cứu sẽ có mục đích sau: - Xây dựng mô hình nghiên cứu bao gồm các mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến thái độ, ý định sử dụng của người sử dụng thẻ ATM để thanh toán qua máy POS. - Điều chỉnh thang đo để phù hợp với đề tài nghiên cứu. - Dựa vào dữ liệu khảo sát thực tế, nghiên cứu này sẽ kiểm định mô hình nghiên cứu, thang đo. 1.4 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Người sử dụng thẻ ATM được chọn trong nghiên cứu cần có hiểu biết về sử dụng thẻ ATM để thanh toán hàng hóa, dịch vụ qua máy POS. Dữ liệu được sử dụng trong đề tài nghiên cứu này được thu thập từ ngày 25/6/ 2012 đến ngày 5/8/2012. Sau khi loại các bảng trả lời phỏng vấn không phù hợp, có tất cả 237 bảng khảo sát được dùng làm cơ sở dữ liệu để phân tích mô hình nghiên cứu. Nghiên cứu này kế thừa các mô hình nghiên cứu và các thang đo trong các nghiên cứu đã được thực hiện. Ngoài ra, các dữ liệu thứ cấp, kết luận trong các bài nghiên cứu trên tạp chí cũng được sử dụng để điều chỉnh thang đo và mô hình. Phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm được thực hiện để hoàn thiện thang đo cũng như mô hình nghiên cứu. Sau khi đã xây dựng được thang đo và mô hình nghiên cứu, nghiên cứu sẽ được thực hiện bằng phương pháp định lượng. Bảng câu hỏi sẽ được sử dụng để thu thập dữ liệu bằng phỏng vấn trực tiếp từ người sử dụng thẻ thanh toán. Mẫu dữ liệu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên, thuận tiện với kích thước mẫu là 237. Dữ liệu này sẽ được phân tích bằng phần mềm SPSS nhằm mục đích kiểm định thang đo và mô hình nghiên cứu đã được xây dựng trong bước nghiên cứu sơ bộ dùng phương pháp nghiên cứu định tính.
  18. 6 Bảng trả lời phỏng vấn của người sử dụng thẻ thanh toán sẽ được xử lý để loại bỏ các bảng trả lời không đạt yêu cầu. Thang đo các khái niệm sẽ được đánh giá độ tin cậy và tính giá trị của thang đo thông qua kiểm định bằng EFA, Cronback’s Alpha. Mối quan hệ giữa các nhân tố, biến định tính sẽ được kiểm định, đánh giá bằng phân tích hồi qui, Independent -samples T-test, One-Way ANOVA… 1.5 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu: Hình thức thanh toán bằng thẻ ATM qua máy POS đang được sử dụng phổ biến trên thế giới và đang nhận được những chính sách khuyến khích phát triển trong nước. Mặc dù cách thức thanh toán bằng thẻ ATM qua máy POS không quá khác biệt với cách thức thanh toán bằng tiền mặt, trong đó quẹt thẻ và bấm số PIN thay thế cho đưa và đếm tiền, nhưng thanh toán bằng tiền mặt vẫn là chủ yếu ở khu vực dân cư. Nghiên cứu này có ý nghĩa thực tiễn đối với ngân hàng phát hành thẻ, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. - Đối với các ngân hàng phát hành thẻ: Các ngân hàng sẽ phát hiện các đối tượng tiềm năng đối với dịch vụ thẻ, các nhân tố tác động đến hành vi sử dụng thẻ thanh toán để có xây dựng các chiến lược markerting phù hợp. Ngân hàng có được những thông tin để phát triển các hình thức khác của thanh toán không dùng tiền mặt. - Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh: Các doanh nghiệp sẽ phát hiện các nguyên nhân và xây dựng các giải pháp để người mua hàng chấp nhận thanh toán bằng thẻ thay vì chủ yếu muốn trả bằng tiền mặt như hiện nay. Có được phương thức thanh toán tiện lợi, chi phí thấp sẽ tạo ra yếu tố cạnh tranh cho doanh nghiệp và tạo cơ sở để doanh nghiệp phát triển thương mại điện tử. - Thang đo và mô hình nghiên cứu của đề tài này là tài liệu tham khảo để nghiên cứu các đề tài liên quan như sự chấp nhận công nghệ tự phục vụ, thương mại điện tử như ngân hàng trực tuyến, ngân hàng trên điện thoại di động, máy bán hàng, mua bán trực tuyến và các hàng hóa liên quan đến công nghệ thông tin ….
  19. 7 1.6 Cấu trúc của luận văn: Luận văn được chia thành năm chương. - Chương 1: Giới thiệu. Trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm lý do hình thành đề tài, mục tiêu, ý nghĩa của đề tài. - Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Đưa ra các lý thuyết liên quan và các nghiên cứu đã được thực hiện để hình thành mô hình nghiên cứu và các giả thiết nghiên cứu - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu. Nêu lên trình tự các bước, phương pháp thực hiện nghiên cứu. Xây dựng thang đo các khái niệm. Ước tính số lượng mẫu cần thu thập. -Chương 4: Phân tích kết quả khảo sát. Xử lý và phân tích dữ liệu thu thập. Đưa ra kết quả nghiên cứu. -Chương 5: Kết luận Tóm tắt nghiên cứu. Đánh giá ý nghĩa và hạn chế của nghiên cứu.
  20. 8 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Giới thiệu: Nội dung của chương 2 sẽ trình bày các khái niệm và lý thuyết liên quan để làm cơ sở hình thành mô hình nghiên cứu. Mô hình nền tảng ban đầu TAM và một số mô hình nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới cũng sẽ được giới thiệu. Chương 2 cũng nêu ra các thông tin, hiện tượng trong thực tế để phát triển, đưa thêm các nhân tố mới vào mô hình nghiên cứu. 2.2 Thẻ thanh toán: 2.2.1 Khái niệm: Đối với thẻ thanh toán có nhiều khái niệm để diễn đạt nó, mỗi một cách diễn đạt nhằm làm nổi bật một nội dung nào đó. - Thẻ thanh toán (thẻ chi trả) là một phương tiện thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ hoặc có thể được dùng để rút tiền mặt tại các ngân hàng đại lý hoặc các máy rút tiền tự động. Thẻ thanh toán là một loại thẻ giao dịch tài chính được phát hành bởi ngân hàng, các tổ chức tài chính hay các công ty. - Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà người chủ thẻ có thể sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền mua hàng hoá, dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ. - Thẻ thanh toán là phương thức ghi sổ những số tiền cần thanh toán thông qua máy đọc thẻ phối hợp với hệ thống mạng máy tính kết nối giữa ngân hàng hay tổ chức tài chính với các điểm thanh toán (Merchant). Nó cho phép thực hiện thanh toán nhanh chóng, thuận lợi và an toàn đối với các thành phần tham gia thanh toán. (Trần Thanh Điện, 2008)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2