intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những nhân tố quyết định việc định giá thấp trong ngắn hạn trong IPO

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:76

22
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu đóng góp một mô hình định lượng mức độ định giá thấp trong IPO sát với điều kiện thị trường Việt Nam. Hơn nữa, thông qua kết quả này, các nhà đầu tư và các nhà phát hành sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về chiến lược đầu tư của mình cũng như hiểu rõ hơn thực trạng của việc IPO ở Việt Nam từ đó có thể đưa ra giải pháp để có được kì IPO thành công.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Những nhân tố quyết định việc định giá thấp trong ngắn hạn trong IPO

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THÁI TRUNG NHỮNG NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH VIỆC ĐỊNH DƯỚI GIÁ TRONG NGẮN HẠN TRONG IPO LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. HồChí Minh –Năm 2014
  2. LỜI CAM ĐOAN Đề tài “Những nhân tố quyết định việc định dư ới giá trong ngắn hạn trong IPO” là cho chính tôi thực hiện. Tôi vận dụng các kiến thức đã học, các tài liệu tham khảo trong quá trình tìm hiểu, trao đổi với Giáo viên hướng dẫn để hoàn thành luận văn này. Số liệu thống kê là trung thực, nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa được công bố trong bất cứ nghiên cứu nào cho đến thời điểm này. Tôi xin cam đoan những lời nêu trên là hoàn toán đúng sự thật. Tác giả luận văn Võ Thái Trung
  3. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG TÓM TẮT ........................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI ................................................................................ 5 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VIỆC ĐỊNH DƯỚI GIÁ CỦA HOẠT ĐỘNG IPO TRONG NGẮN HẠN ...................................................................................................... 7 2.1. Nghiên cứu về định dưới giá IPO ở các nước và khu vực trên thế giới ......... 10 2.2. Các giả thuyết giải thích hiện tượng định dưới giá trong hoạt động IPO ....... 16 2.2.1. Lý thuyết sự không chắc chắn về thông tin trước đợt phát hành ........... 16 2.2.2. Giả thuyết đám đông .............................................................................. 18 2.2.3. Lý thuyết uy tín nhà bảo lãnh phát hành ................................................ 18 2.2.4. Lý thuyết cung cấp tín hiệu .................................................................... 20 2.3. Nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc định dưới giá trong IPO .............. 22 2.3.1. Nguồn vốn được nắm giữ nội bộ ........................................................... 22 2.3.2. Sự trợ giá của nhà bảo lãnh phát hành ................................................... 23 2.3.3. Tỷ lệ đăng ký mua vượt trội ................................................................... 24 2.3.4. Độ trễ niêm yết ....................................................................................... 25 2.3.5. Giá phát hành ......................................................................................... 26 2.3.6. Tuổi của công ty phát hành .................................................................... 26 2.3.7. Quy mô của công ty phát hành............................................................... 27 2.3.8. Quy mô phát hành .................................................................................. 27 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU ................................... 29
  4. 3.1. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 29 3.2. Dữ liệu, mô hình và giải thích các biến số hồi quy ........................................ 30 3.2.1. Dữ liệu .................................................................................................... 30 3.2.2. Mô hình .................................................................................................. 31 3.2.3. Giải thích các biến số hồi quy ................................................................ 32 CHƯƠNG 4: NỘI DUNG – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................. 35 4.1. Một số thuận lợi và rủi ro khi tiến hành hoạt động IPO ................................. 35 4.1.1. Thuận lợi ................................................................................................ 35 4.1.2. Rủi ro ...................................................................................................... 36 4.1. Thị trường IPO ở Việt Nam ............................................................................ 37 4.2. Kết quả nghiên cứu ......................................................................................... 47 4.2.1. Thống kê mô tả ...................................................................................... 47 4.2.2. Kết quả hồi quy ...................................................................................... 51 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ............................................................................................. 57 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC BẢNG
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải Gốc Tiếng Anh (nếu có) Phát hành cổ phiếu ra công Initial Public Offering IPO chúng lần đầu tiên Phương pháp bình phương Ordinary Least Squares OLS bé nhất Sở Giao dịch Chứng khoán Hochiminh Stock HOSE Thành phố Hồ Chí Minh Exchange Sở Giao dịch Chứng khoán Hanoi Stock Exchange HNX Hà Nội Sàn giao dịch chứng khoán Tel Aviv Stock Exchange TASE Tel Aviv TSE Sàn chứng khoán Tunis Tunis Stock Exchange MH Mô hình
  6. DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Số lượng các công ty được niêm yết trong giai đoạn 2000-2012 Bảng 2: Thống kê mô tả MAR của ngày giao dịch đầu tiên , thứ 2, thứ 3 (2005-2013) Bảng 3: Tóm tắt đặc điểm của MAR qua từng năm Bảng 4: Thống kê mô tả biến Bảng 5: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến Bảng 6: Các nhân tố quyết định việc định dưới giá Bảng 7: Danh sách 96 đợt IPO của các công ty ở Việt Nam trong giai đoạn 2005-2013 Bảng 8: Kiểm định phương sai thay đổi trong hồi quy MAR 1 mô hình 1 Bảng 9: Kiểm định phương sai thay đổi trong hồi quy MAR 1 mô hình 2 Bảng 10: Kiểm định phương sai thay đổi trong hồi quy MAR 2 mô hình 1 Bảng 11: Kiểm định phương sai thay đổi trong hồi quy MAR 2 mô hình 2 Bảng 11: Kiểm định phương sai thay đổi trong hồi quy MAR2 mô hình 2 Bảng 13: Kiểm định phương sai thay đổi trong hồi quy MAR 3 mô hình 2
  7. 1 TÓM TẮT Bài nghiên cứu này phân tích thực nghiệm thành quả ngắn hạn của việc phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) ở Việt N am. Nghiên cứu làm sáng tỏ các yếu tố quyết đ ịnh đến IPO trong bối cảnh thị trường sơ khai được đặc trưng bởi sự bất cân xứng thông tin cao. Bằng cách sử dụng một mẫu gồm 96 đợt IPO ở Việt Nam trong giai đoạn 2005- 2013, tác giả nhận thấy, trung bình tỷ suất sinh lợi ban đầu được điều chỉnh theo thị trường cho ba ngày giao dịch đầu tiên lần lượt là 40,26%; 36,59% và 50,59%. Sử dụng phương pháp định lượng dùng mô hình hồi quy đa biến bằng phương pháp b ình phương bé nhất OLS , bài nghiên cứu thu được bằng chứng ủng hộ chọ việc định giá thấp có liên quan đến tỷ lệ đăng ký vượt mức , giá phát hành , quy mô công ty và quy mô phát hành. Tỷ lệ vốn được nắm giữ nội bộ , độ trễ niêm yế t, tuổi của công ty dường như không làm giảm khoản thu nhập trên danh nghĩa của nhà phát hành . Kết quả trên thay đổi sau khi điều chỉnh sự có mặt của các nhà đầu tư tổ chức đối với tỷ suất sinh lợi ban đầu được điều chỉnh theo thị trường trong ngày giao dịch thứ 3. Từ khóa: Phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu tiên (IPO), định dưới giá trong ngắn hạn. o Lý do chọn đề tài Phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu tiên (IPO) là sự kiện có ý nghĩa bước ngoặc quan trọng trong đời sống một doanh nghiệp, đánh dấu quá trình chuyển đổi đơn vị phát hành thành công ty đại chúng. Để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa, Chính phủ đã triển khai nhiều chủ trương, chính sách về việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước và đổi mới hình thức sở hữu tư nhân. Điều này tạo ra một làn sóng mới ồ ạt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) ở Việt Nam. Không chỉ mang giá trị ở khía cạnh thực tiễn, hoạt động IPO còn thu hút sự quan tâm đáng kể của cộng đồng học thuật và là một trong những lĩnh vực được nghiên cứu sâu rộng nhất trong kinh tế tài chính, tập trung vào các mẫu hình bất thường của giá cổ phiếu trong đợt IPO. Xu
  8. 2 hướng chủ đạo ở hầu hết các nước là định giá IPO thấp , mức độ định giá thấp này là khác nhau giữa các quốc gia. Bên cạnh đó, ở Mỹ và Châu Âu thì mức giá đề nghị được đưa ra vài ngày (hoặc thậm chí là vài giờ ) trước khi được giao dịch trên thị trường chứng khoán . Điều này nghĩa là những d ao động của t hị trường giữa giá IPO và giá giao dịch thì không đáng kể . Nhưng ở các quốc gia như Phần Lan , Đài Loan , Trung Quốc hay Việt Nam , có một sự trì hoãn đáng kể giữa thời điểm IPO và thời điểm lên sàn, nên việc điều chỉnh lại giá IPO khi bị định giá thấp là rất có ý nghĩa . Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán Việt Nam được xem như là một thị trường không tuân theo bất kì quy luật nào , một vấn đề được đặt ra là , như vậy liệu ở Việt Nam có xảy ra hiện tượng định giá thấp trong IPO và nếu có thì các nhân tố ảnh hưởng đến việc định giá thấp trong IPO ở thị trường chứng khoán Việt Nam có giống như trên các thị trường khác hay không ? Từ đó có thể thấy , việc xác định mức độ định giá thấp cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến việc định giá thấp là cần thiết để nâng cao hiệu quả củ a các IPO. Đó là lý do mà tác giả chọn đề tài: “Những nhân tố quyết định việc định giá thấp trong ngắn hạn trong IPO”. o Mục tiêu nghiên cứu Bài nghiên cứu tập trung đi vào xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc định dưới giá trong ngắn hạn của hoạt động IPO ở Việt Nam trong thời gian qua. Để thực hiện mục tiêu trên, bài nghiên cứu cần làm rõ các vấn đề sau đây: - Thực trạng chung của hoạt động định dưới giá trong các hoạt động IPO trên thế giới như thế nào? - Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc định dưới giá trong hoạt động IPO? - Các nhân tố nào ảnh hưởng đến việc định dưới giá trong hoạt động IPO thời gian qua tại Việt Nam? o Phương pháp nghiên cứu • Nguồn dữ liệu và chọn mẫu : tác giả dùng mẫu gồm 96 đợt IPO của các công ty ở Việt Nam trong giai đoạn 2005-2013 để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến định
  9. 3 dưới giá trong IPO. Cơ sở dữ liệu là có sẵn, được thu thập trên các website chuyên về dữ liệu chứng khoán kết hợp với các báo cáo tài chính được các công ty công bố, ngoài ra dữ liệu còn được thu thập từ dữ liệu trực tuyến trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Các thông tin cơ bản của doanh nghiệp IPO được thu thập từ Bản cáo bạch của doanh nghiệp. • Phương pháp nghiên cứu : Nghiên cứu định tính ảnh hưởng của các nhân tố lên mức độ định giá thấp trong IPO thông qua kết quả các nghiên cứu trước đây. Phương pháp định lượng dùng mô hình hồi quy đa biến bằng phương pháp bình phương bé nhất OLS để xác định mức độ tác động của các yếu tố quyết định đến việc định giá thấp trong IPO ở Việt Nam đồng thời thực hiệ n các kiểm định để kiểm tra tính tin cậy trong kết quả của mô hình rồi rút r a kết luận . Phần mềm Eview 7.0 được sử dụng để tiến hành hồi quy và thực hiện các kiểm định. o Nội dung nghiên cứu Nội dung nghiên cứu được trình bày thành các phần như sau: • Chương 1 giới thiệu đề tài. • Chương 2 nghiên cứu tổng quan các giả thiết và kết quả nghiên cứu trước đây về vấn đề định giá thấp trong IPO. • Chương 3 đưa ra phương pháp nghiên cứu và mô hình cụ thể được tác giả áp dụng cho bài nghiên cứu này. • Chương 4 mô tả ngắn gọn cho th ực trạng IPO ở Việt Nam thời gian qua , đồng thời trình bày kết quả thực nghiệm thông qua thống kê mô tả các biến và trình bày và giải thích kết quả mô hình. • Chương 5 kết luận về vấn đề nghiên cứu. Sau khi so sánh kết quả thu được từ nhiều mô hình khác nhau nhằm củng cố tính vững chắc của kết quả thu được, các kết luận được rút ra và trình bày trong phần này. Ngoài ra, một số hạn chế của đề tài cũng được đánh giá và sau cùng là một số hướng mở rộng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài này.
  10. 4 o Đóng góp của đề tài • Về mặt lý thuyết , bài nghiên cứu cho chúng ta cái nhìn tổng quát và sâu sắc hơn về các nhân tố quyết định đến mức độ định giá thấp trong việc IPO ở các thị trường trên thế giới cũng như ở Việt Nam. • Về mặt thực tiễn , bài nghiên cứu đóng góp một mô hình định lượng mức độ định giá thấp trong IPO sát với điều kiện thị trường Việt Nam . Hơn nữa, thông qua kết quả này , các nhà đầu tư và các nhà phát hành sẽ có cái nhìn đúng đắn hơn về chiến lược đầu tư của mình cũng như hiểu rõ hơn thực trạng của việc IPO ở Việt Nam từ đó có thể đưa ra giải pháp để có được kì IPO thành công. o Hướng phát triển của đề tài Đề tài có thể phát triển theo hướng mở rộng số lượng nhân tố có ảnh hưởng đến mức độ định dưới giá trong IPO của Việt Nam với các giai đoạn kéo dài hơn . Cũng có thể mở rộng đề tài bằng việc nghiên cứu thêm về nguyên nhân của việc định dưới giá trong hoạt động IPO của Việt Nam.
  11. 5 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI Một số nghiên cứu dựa trên thực nghiệm đã ghi nhận rằng ban đầu có sự tồn tại của các hiện tượng dư ới giá đối với các công ty mới niêm yết trong những ngày đầu của giao dịch thông qua các nước và thị trường vốn . Các nghiên cứu trước đây đã nghiên cứu về thành quả của IPO ở thị trường Mỹ . Ibbotson (1975) cho thấy tỷ suất sinh lợi bất thường trung bình là 11,4%. Loughran và Ritter (1995) dựa trên khảo sát của họ về các nghiên cứu IPO dưới giá cho thấy tỷ suất sinh lợi ban đầu trung bình là 10%. Mới đây hơn, Purnanadam và Swaminathan (2004) cho thấy tỷ suất sinh lợi từ 14% đến 50% tùy thuộc vào tiêu chí sử dụng phù hợp . Tuy nhiên đây là một vấn đề vẫn còn đang gây tranh cãi rất nhiều khi mà với cấp độ quốc tế , hầu hết các nhà nghiên cứu đã tìm thấy các kết quả khác so với kết quả của các nhà nghiên cứu Mỹ . Ở thị trường Đức , Ljungqvist (1997) sử dụng một mẫu 189 công ty trong giai đoạn 1970-1993 cho thấy việc định giá thấp ban đầu khoảng 10,9%. Ở Pháp , Jacquillat cùng McDonald (1974) và Dubois (1987) chỉ ra mọi định giá thấp ban đầu tương ứng khoảng 4,2% và 19%. Trong bối cảnh thị trường mới nổi , một số nghiên cứu nhấn mạnh rằng IPO ở Trung Quốc có tỷ suất sinh lợi ban đầu cao nhất thế giới . Trong số đó , Mok và Hui (1998), Tian (2003) Chan và đồng sự (2004), Larry và đồng sự (2008) chỉ ra rằng việc định giá thấp khoảng giữa 100-300%. Mức độ này cao hơn nhiều so với mức trung bình 60% trong thị trường mới nổi (Jenkinson và Ljungqvist , năm 2001). Ví dụ , Yong và Isa (2003)cho thấy lợi nhuận ban đầu trung bình là 80,3% đối với các đợt IPO ở Malaysia trong giai đoạn 1980-1991. Gần đây hơn , Agarwal và đồng sự (2008) cho thấy tỷ suất sinh lợi ban đầu trung bình là 20,8% đối với IPO ở Hong Kong . Cuối cùng , Kiymaz (2000) ghi nhận một mức dưới giá trung bình là 13,6% trong giai đoạn 1990-1995 cho mẫu các đợt IPO ở Thổ Nhĩ Kì.
  12. 6 Bài nghiên cứu gốc mở rộng các nghiên cứu quốc tế về IPO bằng cách nghiê n cứu IPO ở sàn chứng khoán Tunis (TSE), một thị trường sơ khai được đặc trưng bởi bất đối xứng thông tin cao , hiệu quả thông tin thấp , giao dịch kém và sự có mặt của các nhà giao dịch nhiễu. Bài nghiên cứu này vì vậy làm sáng tỏ các yếu tố quyết định của IPO trong tình huống khảo sát một cách không đầy đủ . Trong thực tế, một số lượng giới hạn của các nghiên cứu đã được nghiên cứu về IPO dưới giá trong bối cảnh của thị trường sơ khai. Đặc biệt, trên sàn giao dịch TSE , hầu hết các nghiên cứu đã làm bật lên hiện tượng mà không giải thích về nó . Ví dụ, Ben Naceur và Ghanem (2001) cho thấy mức dưới giá trung bình là 27,8% cho các đợt phát hành được tiến hành trong giai đoạn 1990-1999. Gana và Ammari (2008) nghiên cứu sự tác động của việc chuyển giao cổ phần bởi các cổ đông sáng lập vào việc định giá thấp ban đầu . Bằng cách sử dụng mẫu các công ty ở Tunisia trong giai đoạn 1992-2006, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra việc định giá thấp ban đầu khoảng 19,2%, điều này phụ thuộc chủ yếu và cổ đông sáng lập và cổ đông kiểm soát. Trong bài nghiên cứu này tác giả nghiên cứu các nhân tố chính quyết định đến thành quả IPO ban đầu dựa trên mẫu 96 đợt IPO được niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX trong giai đoạn 2005-2013. Tỷ suất sinh lợi ban đầu trung bình được đưa ra là 40,26%, 36,59% và 50,59% tương ứng với ngày giao dịch đầu tiên, thứ 2 và thứ 3. Việc định dưới giá liên quan đến mức tỷ lệ vốn được giữ lại nội bộ (do cổ đông kiểm soát nắm giữ), giá phát hành, quy mô công ty và quy mô phát hành .
  13. 7 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VIỆC ĐỊNH DƯỚI GIÁ CỦA HOẠT ĐỘNG IPO TRONG NGẮN HẠN Trong phần này, tác giả sẽ trình bày một cách tổng thể các nghiên cứu trước đây về định dưới giá trong IPO trong ngắn hạn cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến việc định dưới giá trong IPO trong ngắn hạn. Giống như tên gọi, IPO xảy ra khi một doanh nghiệp lần đầu tiên cung cấp các cổ phiếu ra công chúng. Hoạt động IPO có thể được xem như việc doanh nghiệp đang muốn huy động thêm vốn để gia tăng vốn cổ phần hoặc thực hiện vay nợ. IPO luôn là đề tài hấp dẫn trong lĩnh vực kinh tế - tài chính, trong đó nghiên cứu về hiện tượng định dưới giá khi IPO đã được quan tâm từ thập niên 1970. Sự định dưới giá của cổ phiếu khi phát hành chứng khoán lần đầu ra công chúng được xem như một trong những đặc tính nổi trội nhất của hoạt động IPO, với thực tế mẫu hình định dưới giá đã được xác nhận, khảo sát và nghiên cứu rộng khắp trên các thị trường tài chính thế giới. Ở góc độ cơ sở lý luận, một cổ phiếu phát hành ra công chúng được xem là định dưới giá khi có giá xác định bởi thị trường thấp hơn so với giá trị nội tại của cổ phiếu đó, đồng nghĩa với tỷ lệ % chênh lệch giữa giá trị nội tại và giá trị phát hành là dương. Trong đó giá trị nội tại được tính toán dựa trên kỹ thuật chiết khấu các ước lượng dòng tiền thu nhập trong tương lai về thời điểm hiện tại theo suất chiết khấu phù hợp. Trong đó giá trị nội tại được tính toán dựa trên kỹ thuật chiết khấu các ước lượng dòng tiền thu nhập trong tương lai về thời điểm hiện tại theo suất chiết khấu phù hợp. Tuy nhiên, trên thực tế, do sự không chắc chắn trong ước lượng dòng tiền trong tương lai cũng như việc lựa chọn tỷ suất chiết khấu phù hợp, ước lượng hiện giá của cổ phiếu thường rất phức tạp. Do đó, trong thực nghiệm, một cổ phiếu trong đợt IPO được xem là định dưới giá khi giá phát hành – mức giá mà nhà đầu tư phải trả cho công ty phát hành để
  14. 8 sở hữu cổ phần – thấp hơn so với giá đóng cửa trong ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu đó trên thị trường niêm yết, nghĩa là tỷ suất sinh lợi ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu đạt giá trị dương. Nhìn chung, tài liệu nghiên cứu về IPO cho thấy chúng đạt lợi nhuận ban đầu dương (thường được đo bằng phần trăm thay đổi từ giá chào bán và giá đóng cửa của IPO vào ngày giao dịch đầu tiên) cả ở thị trường Mỹ và quốc tế. Điều này cho ra một hiện tượng được gọi là phát hành IPO hoặc cụ thể hơn là phát hành dưới giá của IPO. Tỷ suất sinh lợi thị trường kéo theo sau (thời gian thường được tính tháng đầu tiên đến năm thứ 5) được xác định, tỷ suất sinh lợi bất thường thường trở thành không có ý nghĩa hay trở nên âm. Hiệu suất ngắn hạn và dài hạn của các đợt IPO cũng là chủ đề nghiên cứu thường xuyên về IPO châu Á hiện nay. Việc phát hành cổ phiếu lần đầu tiên ra công chúng là bước đầu tiên đem đến nhiều thuận lợi cho bên công ty phát hành như: công ty có thể huy động vốn khi thành lập hoặc để mở rộng kinh doanh, nguồn vốn này lại có ưu điểm là không gây áp lực cho công ty như một khoản nợ và khả năng cân đối thanh khoản cũng giảm rất nhiều. Bên cạnh đó phát hành ra công chúng sẽ tạo ra hình ảnh đẹp và sự nổi tiếng của công ty, nhờ vậy công ty sẽ dễ dàng và tốn ít chi phí hơn trong việc huy động vốn qua phát hành cổ phiếu ở những lần sau. Thêm vào đó, khách hàng và nhà cung ứng của công ty cũng sẽ trở thành cổ đông của công ty và do vậy công ty sẽ rất có lợi trong việc mua nguyên liệu và thuận lợi trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, phát hành chứng khoán ra công chúng sẽ làm tăng giá trị tài sản ròng, giúp công ty có được nguồn vốn lớn và có thể vay vốn của ngân hành với lãi suất ưu đãi hơn cũng như các điều khoản về tài sản cầm cố sẽ ít phiền hà hơn. Phát hành chứng khoán ra công là tăng chất lượng và độ chính xác của các báo cáo của công ty bởi vì các báo cáo của công ty được lập theo các tiêu chuẩn chung do cơ quan quản lý quy định. Điều này làm cho việc đánh giá và so sánh kết quả hoạt động của công ty được thực hiện dễ dàng và chính xác hơn nữa.
  15. 9 Một số công ty phát hành chứng khoán ra công chúng bao giờ cũng dành một tỷ lệ chứng khoán nhất định để bán cho nhân viên của mình. Với quyền mua cổ phiếu này, nhân viên của công ty trở thành cổ đông và được hưởng lãi trên vốn thay vì thu nhập thông thường. Điều này làm cho nhân viên của công ty có hiệu quả và tâm huyết hơn. Còn đối với nhà đầu tư trên thị trường mua cổ phiếu của công ty phát hành, giấy chứng nhận sỡ hữu cổ phần được phát hành dưới dạng chứng thư có giá và được xác định thông qua việc chuyển dịch, mua bán chúng trên thị trường chứng khoán giữa các chủ thể đầu tư và được pháp luật bảo vệ. Mặt khác, người đầu tư cho rằng đồng vốn của họ được sử dụng có hiệu quả và có dự định sinh lợi cao và nhận thành quả đó qua việc thanh toán cổ tức cho cổ đông, đồng thời giá trị cổ phần sở hữu cũng sẽ gia tăng trên cơ sở thực tại và triển vọng của công ty mình đã chọn. Sự xuất hiện của hiện tượng định dưới giá đặt ra nhiều vấn đề cho toàn bộ các chủ thể chính tham gia vào hoạt động IPO, bao gồm doanh nghiệp phát hành, nhà bảo lãnh phát hành và nhà đầu tư. Về bản chất, khi đó lượng vốn doanh nghiệp huy động được trong đợt IPO sẽ thấp hơn mức các nhà đầu tư trên thị trường sẵn sàng chấp nhận chi trả. Giá trị khoảng chênh lệch này là giá trị định dưới giá trong đợt phát hành, là khoản chi phí khá lớn mà nhà phát hành phải gánh chịu, chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí liên quan đến hoạt động IPO. Hiện tượng định dưới giá ngắn hạn trong IPO thu hút sự quan tâm nghiên cứu, khảo sát của đông đảo cộng đồng học thuật trên thế giới ở nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Việc dưới giá IPO – một lợi ích lớn tích cực ngay lập tức của một phát hành mới sau khi phát hành – là một hiện tượng định kỳ ở nhiều thị trường và đã được ghi nhận như là một trong 10 vấn đề nghiên cứu tài chính năm 2002 (theo Brealey và Myers). Trong phạm vi liên quan của bài nghiên cứu này, tác giả tập trung vào hai hướng tổng kết chính sau. Đầu tiên, tác giả tổng kết các bằng chứng thực nghiệm chứng minh sự tồn tại của mẫu hình định dưới giá trên thị trường tài chính toàn cầu, tập trung vào các thị trường đang phát triển do có nhiều nét tương đồng
  16. 10 với thị trường IPO của Việt Nam. Tiếp theo, tác giả nghiên cứu các nhân tố tác động đến việc định dưới giá trong ngắn hạn của hoạt động IPO. 2.1. Nghiên cứu về dưới giá IPO ở các nước và khu vực trên thế giới: Một đánh giá chung là dưới giá IPO là một thách thức đối với thị trường hiệu quả và có thể đe dọa các công ty mới nổi cố gắng huy động vốn để mở rộng (Loughran và cộng sự, 1994). Một số lý thuyết của việc dưới giá IPO đã được đưa ra và thử nghiệm chống lại các dữ liệu của các thị trường chứng khoán khác nhau. Ibbotson và các đồng nghiệp (1988) đã thấy tỷ suất sinh lợi trung bình ngày đầu tiên IPO là 16,3% trong các năm từ 1960- 1987 tại thị trường Mỹ. Nhưng theo Levis (1990) nghiên cứu một mẫu của 123 mẫu phát hành bán trên thị trường chứng khoán Luân Đôn giai đoạn 1985-1988 và thấy rằng giá thị trường điều chỉnh giảm trung bình 8,6% vào ngày giao dịch đầu tiên. Loughran và cộng sự (1994) cũng khẳng định rằng hiện tượng dưới giá IPO này tồn tại ở 25 quốc gia đang được nghiên cứu, dưới giá IPO tại các thị trường đang phát triển cao hơn ở thị trường phát triển. Mức độ dưới giá IPO ở các thị trường chứng khoán lâu đời vẫn còn nhiều tranh cãi như vậy, thế còn ở các thị trường mới nổi thì sao? Chúng ta cùng tiếp tục với các nghiên cứu sau đây: Các nghiên cứu trước đây cho thấy rằng dưới giá ban đầu là một hiện tượng phổ biến tại các thị trường trên toàn thế giới. Tuy nhiên, có rất nhiều biến đổi trong dưới giá tùy trên mỗi thị trường và khu vực. Về tỷ suất sinh lợi ban đầu trong khu vực châu Á, Islam (1999) nghiên cứu 116% ở Bangladesh, Chen và cộng sự (2004) nghiên cứu được 145% ở Trung Quốc, Marisetty và Subrahmanyam (2005) tìm thấy 94% ở Ấn Độ. Boulton cùng các đồng nghiệp (2007) cho thấy bằng chứng về dưới giá ở Indonesia (41%), Malaysia (41%), Hàn Quốc (44%), Đài Loan (13%) và Thái Lan (26%). Hơn nữa, Amihud cùng cộng sự (2002) tìm thấy dưới giá 12% ở Israel và Sullivan, Unite
  17. 11 (1999) đã tính được ở Philippines là 23%. Yonguan Qiao (2008) trong bài nghiên cứu “Analysis into IPO underpricing and clustering in Hong Kong equity market” xác nhận tỷ suất sinh lợi ngày giao dịch đầu tiên tìm được là 34.9% từ 490 cuộc IPO trong giai đoạn 1999-2005. Tác giả đồng thời kiểm định được quy mô phát hành lần đầu có tác động đáng kể đến mối quan hệ tự tương quan giữa mức độ định dưới giá của thị trường qua các năm. Sử dụng mô hình tự hồi quy theo phương pháp OLS, kết quả bài nghiên cứu chỉ ra hiện tượng định dưới giá có thể được giải thích một phần nhờ tính thanh khoản của thị trường và không liên quan đến rủi ro đặc thù của từng ngành sản xuất kinh doanh. Joshi, Sabhaya và Pandya (2013) trong bài nghiên cứu “Are IPOs underpriced? Empirical Evidence from India” sử dụng thước đo tỷ suất sinh lợi ngày giao dịch đầu tiên điều chỉnh theo tỷ suất sinh lợi kỳ vọng (xác định qua mô hình CAPM) trên mẫu 150 cuộc IPO giai đoạn 2005-2012 tìm được mức độ định dưới giá ngắn hạn là 42.36% và sụt giảm dần, thể hiện kết quả kém trong dài hạn. Trước đó, Ghosh Saurabh (2005) trong nghiên cứu “Underpricing of Initial Public Offerings: The Indian experience” trên 1842 đợt IPO ở thị trường chứng khoán Bombay giai đoạn 1993-2001 thu được kết quả kiểm định cho thấy vấn đề thiếu thông tin và sự không chắc chắn làm trầm trọng hóa hiện tượng định dưới giá, trong khi công ty phát hành với quy mô lớn và có thực hiện phát hành chứng khoán bổ sung (SEOs) giảm đáng kể mức độ định dưới giá. Như vậy, nước láng giềng của SriLanka - Ấn Độ đã có bề dày trong việc dưới giá. Các thị trường trong khu vực châu Á đã cho thấy dưới giá với mức độ lớn hơn nhiều so với các thị trường trong bất kỳ khu vực khác, chủ yếu là do dưới giá cao ở Bangladesh, Trung Quốc và Ấn Độ. Các bằng chứng hiện có của dưới giá tại các thị trường châu Âu mới nổi cho thấy lợi nhuận ban đầu 21% ở Síp (Gounopoulos và cộng sự năm 2008), 28% ở Hy Lạp (Boulton và cộng sự 2007), 15% ở Hungary và 55% tại Ba Lan (Lyn và Zychowicz năm 2003) và 13% ở Thổ Nhĩ Kỳ (Kiymaz năm 2000). Các thị trường mới nổi ở châu Mỹ Latinh dường như có mức dưới giá cao thứ hai giữa các vùng. Boulton và cộng sự
  18. 12 (2007) tìm ra 44% tỷ suất sinh lợi ban đầu ở Argentina. Aggarwal và cộng sự (1993) tìm thấy tỷ suất sinh lợi ban đầu là 79% ở Brazil, 16% ở Chile và 3% ở Mexico. Do đó, các quốc gia với tỷ suất sinh lợi ban đầu tương đối cao ở Mỹ Latinh bao gồm các thị trường lớn ở Argentina và Brazil. Chỉ có vài nghiên cứu đưa ra cung cấp bằng chứng về dưới giá IPO đầu tiên ở châu Phi như: Omran (2005) cho thấy dưới giá ban đầu là 8% ở Ai Cập, trong khi Alli và cộng sự (2006) tìm thấy tỷ suất sinh lợi ban đầu là 7% ở Nam Phi. Như vậy, hiện có bằng chứng cho thấy mức độ dưới giá rất thấp của các thị trường ở Châu Phi. Cụ thể hơn tác giả sẽ đến với các nghiên cứu về định dưới giá IPO trong ngắn hạn ở các thị trường châu Á. Phần dưới đây sẽ tiến hành so sánh việc định dưới giá trên 3 thị trường ở Mỹ, Anh và nước châu Á đó là Nhật Bản. Sự tồn tại của hiện tượng dưới giá IPO Mỹ cũng là tài liệu hữu ích cho việc nghiên cứu. Một đánh giá toàn diện được tìm thấy trong nghiên cứu của Ibbotson và Ritter (1995), Ivo Welch và Jay Ritter (2002) trong công trình nghiên cứu “A review of IPO activity, pricing and allocations” đã thực hiện đánh giá hệ thống thị trường phát hành chứng khoán ở Mỹ, một trong những thị trường IPO quy mô lớn và năng động nhất thế giới. Các tác giả tìm thấy mức độ định dưới giá ở Mỹ trong giai đoạn 1980-2001 trên mẫu 6249 đợt phát hành là 18.8% khi sử dụng thước đo tỷ suất sinh lợi ngày giao dịch đầu tiên của cổ phiếu phát hành, đồng thời có sự biến động lớn trong mức độ này qua các năm, hàm ý điều kiện thị trường là nhân tố quan trọng chi phối mẫu hình định dưới giá. Sử dụng phương pháp hồi quy chuỗi thời gian cho mô hình 3 nhân tố của Fama- French (1993), bài nghiên cứu đánh giá kết quả thu được khi nhà đầu tư thực hiện chiến lược mua và nắm giữ đối với cổ phiếu IPO và tìm ra tỷ suất sinh lợi đạt được phụ thuộc vào tình trạng thị trường. Các tác giả thừa nhận lý thuyết bất cân xứng thông tin có khả năng giải thích nhưng chỉ một phần mức độ định dưới giá, và sự cần thiết nghiên cứu sâu hơn vào lý thuyết uy tín nhà bảo lãnh phát hành và xung đột đại lý. David Chambers và Elroy Dimson (2009) trong nghiên cứu “IPO Underpricing over
  19. 13 the very long run” đã đánh giá toàn diện hiện tượng định dưới giá xuyên suốt theo sự phát triển của thị trường chứng khoán Anh nhờ sử dụng quy mô mẫu lớn: 4540 cuộc IPO trong 90 năm từ 1917-2007, cho thấy tỷ suất sinh lợi ngày giao dịch đầu tiên trung bình toàn mẫu là 14.57%, trong đó giai đoạn từ 1987-2007 có mức độ định dưới giá là 19%. Công trình có ý nghĩa quan trọng khi đưa ra cơ sở cho thấy mẫu hình định dưới giá có xu hướng biến động qua các năm, các giai đoạn nhưng hiện tượng định dưới giá đã duy trì sự tồn tại xuyên suốt, phủ định lý thuyết thị trường hiệu quả trong thời gian dài. Một nghiên cứu khác để so sánh của Jenkinson (1990) xem xét việc tiến hành IPO tại Nhật Bản cũng như các đợt IPO tại Mỹ và Anh đã đưa ra kết luận rằng đợt IPO tại các quốc gia này có hệ thống giá giảm so với giá giao dịch tiếp theo của chúng; tại Mỹ chiết khấu là khoảng 10%, trong khi ở Anh khoảng 7%. Ngược lại, IPO của Nhật Bản tăng giá, trung bình gần 55% sau 1 tuần. Hamao và cộng sự (2000) thấy rằng IPO Nhật Bản, trong đó các nhà kinh doanh vốn đồng thời cũng chỉ là bảo lãnh phát hành chính có tỷ suất sinh lợi ngày đầu tiên cao hơn so với các dự án hỗ trợ vốn IPO khác. Tim Loughran, Jay Ritter và Kristian Rydqvist (1994) trong công trình nổi tiếng “Initial Public Offerings: International Insights” đã tiến hành một cuộc khảo sát toàn diện để xác định mức độ định dưới giá bằng thước đo tỷ suất sinh lợi ngày giao dịch đầu tiên của các công ty sẽ phát hành cổ phiếu ra công chúng tại 25 quốc gia, trong đó có 7 quốc gia châu Á (với tỷ suất sinh lợi ban đầu trung bình ở Hồng Kông là 17,6%, Nhật Bản 32,5%, Hàn Quốc 78,1%, của Malaysia 80,3%, Singapore 27,0%; ở Đài Loan 45,0% và Thái Lan là 58,1%). Sau đó, nghiên cứu của các tác giả cập nhật gần nhất vào tháng 03/2013, với thống kê của hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bài nghiên cứu thực hiện trích lọc thông tin thống kê một số quốc gia đại diện cho các thị trường khác nhau và các quốc gia có sự tương đồng trong thị trường IPO với Việt Nam như trong bảng 1 bên dưới.
  20. 14 Bảng 1: Tỷ suất sinh lợi ngày giao dịch đầu tiên trung bình ở một số quốc gia Quy mô Giai đoạn TSSL trung bình Quốc gia Tác giả công trình nghiên cứu mẫu nghiên cứu ngày GD đầu tiên Australia Lee, Taylor và Walter, Ritter 1562 1976-2011 21.8% Brazil Aggarwal, Leal và Hernandez 275 1979-2011 33.1% Canada Jog và Riding 696 1971-2010 6.7% China Chen, Choi và Jiang 2102 1990-2010 137.4% Egypt Omran 53 1990-2000 8.4% France Husson và Jacquillat 697 1983-2010 10.5% Germany Ljungqvist, Rocholl, Ritter 736 1978-2011 24.2% Indonesia Suherman 410 1990-2012 25.7% Japan Fukuda, Dawson và Hiraki 3136 1970-2011 40.2% Korea Dhatt, Kim và Lim 1593 1980-2010 61.6% Malaysia Isa và Yong 413 1980-2009 62.6% Nigeria Ikoku, Achua 114 1989-2006 12.7% Philipines Sullivan và Unite, Ritter 123 1987-2006 21.2% Singapore Lee, Taylor và Walter 591 1973-2011 26.1% Sri Lanka Samarakoon 105 1987-2008 33.5% Taiwan Chen 1312 1980-2006 37.2% Thailand Wethyavivorn và Koo-smit 459 1987-2007 36.6% US Ibbotson, Sindelar và Ritter 12340 1960-2012 18.8% Nguồn: trích từ nghiên cứu Initial Public Offerings: International Insights của Loughran, Ritter và Rydqvist (1994). Số liệu cập nhật bởi các tác giả tháng 03/2013. Như vậy, nhìn chung ở cấp độ tổng thể, mức độ định dưới giá ngắn hạn trung bình ghi nhận được ở khu vực thị trường mới nổi như Trung Quốc (137.4%), Hàn Quốc (61.6%), Thái Lan (36.6%), Argentina (44%), Ba Lan (55%) và khu vực thị trường đang phát triển như Nigeria (43.1%), SriLanka (34%), Philippines (21.2%) cao hơn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2