intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

29
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là phân tích, nghiên cứu để tìm hiểu thực trạng vay nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay. Định lượng mối quan hệ giữa nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Từ đó, rút ra các nhận xét và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THỊ THÙY TRANG NỢ NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VÕ THỊ THÙY TRANG NỢ NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS Bùi Hữu Phước Tp. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam” là công trình nghiên cứu của chính tác giả, nội dung được đúc kết từ quá trình học tập và các kết quả nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua, số liệu sử dụng là trung thực và có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Bùi Hữu Phước. Tác giả luận văn Võ Thị Thùy Trang
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT EDT: Tổng nợ nước ngoài EXP: Độ mở nền kinh tế FDI: Vốn đầu tư nước ngoài GDP: Tổng sản phẩm quốc nội GSO: Tổng cục thống kê Việt Nam HIPCs: Các nước nghèo có gánh nặng nợ IMF: Quỹ tiền tệ thế giới INV: Đầu tư nội địa MOF: Bộ tài chính NSNN: Ngân sách Nhà nước TB: Cán cân thương mại TDS: Tổng dịch vụ nợ WB: Ngân hàng thế giới – World Bank
  5. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tiêu chí đánh giá an toàn về nợ của IMF ............................................................ 11 Bảng 2.2: Tiêu chí đánh giá về nợ nước ngoài của WB ...................................................... 12 Bảng 2.3: Một số nghiên cứu thực nghiệm gần đây về mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ............................................................................................................... 17 Bảng 3.1: Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư giai đoạn 2003 – 2012 ................................................. 25 Bảng 3.2: Tỷ lệ tăng trưởng vốn đầu tư các thành phần kinh tế (theo giá thực tế) giai đoạn 2003 – 2012 .......................................................................................................................... 27 Bảng 3.3: Cơ cấu đầu tư phân theo ngành giai đoạn 2008 – 2012....................................... 29 Bảng 3.4: Tăng trưởng GDP và ICOR một số quốc gia Châu Á giai đọan từ 2000 – 2012 30 Bảng 3.5: Thâm hụt thương mại của Việt Nam, giai đoạn 2000 – 2012 ............................. 33 Bảng 3.6: Thâm hụt NSNN giai đoạn 2000 – 2013F ........................................................... 35 Bảng 3.7: Thâm hụt NSNN và cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2012 ....... 38 Bảng 3.8: Các tiêu chí đánh giá độ an toàn nợ nước ngoài của IMF và WB cho HIPCs .... 41 Bảng 3.9: Các chỉ tiêu giám sát nợ nước ngoài của Việt Nam ............................................ 42 Bảng 3.10: Mức ngưỡng phụ thuộc vào chính sách và thể chế theo tiêu chuẩn của HIPCs 44
  6. DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 2.1: Đường cong Laffer nợ............................................................................................ 8 Hình 3.1: Nợ nước ngoài, dịch vụ nợ, GDP và tăng tưởng GDP trong giai đọan 1986 – 2012 ...................................................................................................................................... 21 Hình 3.2: Vốn đầu tư theo thành phần kinh tế (giá thực tế, tỷ đồng) giai đoạn 2003 – 201226 Hình 3.3: So sánh tỷ lệ đầu tư/GDP (%) của Việt Nam với các nước trong khu vực châu Á, giai đoạn 2000 – 2011 .......................................................................................................... 27 Hình 3.4: Tỷ lệ tiết kiệm/GDP, giai đoạn 2003 – 2012 ....................................................... 31 Hình 3.5: Quan hệ tỷ lệ thâm hụt NSNN và cán cân thương mại giai đoạn 2000 – 2012 ... 39 Hình 4.1: Đường cong Laffer nợ của Việt Nam giai đoạn 1986 – 2012.............................. 46
  7. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục từ viết tắt Danh mục bảng biểu Danh mục hình vẽ, đồ thị TÓM TẮT ................................................................................................................... 1 1. GIỚI THIỆU ....................................................................................................... 2 1.1 Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 4 1.4 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4 1.5 Bố cục của luận văn ....................................................................................... 4 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .................................... 5 2.1 Khái niệm về nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế ..................................... 5 2.1.1 Nợ nước ngoài ........................................................................................ 5 2.1.2 Tăng trưởng kinh tế ................................................................................ 5 2.1.3 Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ............................ 6 2.1.4 Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn nợ nước ngoài đối các quốc gia có thu nhập thấp ...................................................................................................... 10 2.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ......................................................................................................... 13 2.2.1 Các nghiên cứu của tác giả nước ngoài ................................................ 13 2.2.2 Các nghiên cứu của tác giả trong nước ................................................. 18
  8. 3. THỰC TRẠNG NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 - 2012 ........................................................................................................................... 21 3.1 Tổng quan về nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 1986 - 2012............ 21 3.2 Những nguyên nhân làm gia tăng nợ nước ngoài của Việt Nam ................ 24 3.2.1 Nợ nước ngoài gia tăng do thâm hụt thương mại ................................. 25 3.2.2 Nợ nước ngoài gia tăng do thâm hụt ngân sách.................................... 34 3.3 Đánh giá thực trạng nợ nước ngoài của Việt Nam ...................................... 37 3.3.1 Đánh giá độ an toàn nợ nước ngoài của Việt Nam theo mức ngưỡng của HIPCs ........................................................................................................... 37 3.3.2 Đánh giá tính ổn định của nợ theo các tiêu chí giám sát an toàn nợ nước ngoài của Việt Nam ................................................................................... 38 3.3.3 Đánh giá tính ổn định của nợ theo sức mạnh thể chế và chất lượng chính sách quản lý nợ nước ngoài ...................................................................... 40 4. ĐỊNH LƯỢNG MỐI QUAN HỆ GIỮA NỢ NƯỚC NGOÀI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986 - 2012 .............................. 42 Hình 4.1: Đường cong Laffer nợ của Việt Nam giai đoạn 1986 - 2012................ 43 4.1 Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 44 4.2 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 45 4.3 Kết quả kiểm định........................................................................................ 46 4.3.1 Kiểm định sự phù hợp của mô hình hồi quy......................................... 46 4.3.2 Phân tích cân bằng dài hạn ................................................................... 50 4.3.3 Phân tích cân bằng ngắn hạn - Mô hình VECM ................................... 55 4.3.4 Kết luận mô hình hồi quy ..................................................................... 59 5. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI ..................................................................................................................... 60 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 63 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .................... 65
  9. 1 TÓM TẮT Bài nghiên cứu này với mục đích đo lường mối quan hệ giữa nợ nước ngoài đối với sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong thời gian từ khi Việt Nam bắt đầu mở cửa nền kinh tế năm 1986 đến năm 2012. Bằng kỹ thuật kiểm định đồng liên kết Jonhansen, nghiên cứu đã tìm ra được mối quan hệ cân bằng trong dài hạn giữa các biến nghiên cứu. Mô hình hiệu chỉnh sai số VECM được sử dụng để ước lượng mối quan hệ trong ngắn hạn giữa các biến. Kết quả đã khẳng định rằng có tồn tại mối quan hệ giữa nợ nước ngoài đối với sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Nợ nước ngoài hiện vẫn có tác động tích cực đối với sự tăng trưởng kinh tế và dịch vụ nợ thì lại có tác động tiêu cực với sự tăng trưởng kinh tế. Từ khóa: Nợ nước ngoài, Dịch vụ nợ, Tăng trưởng kinh tế
  10. 2 1. GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn mở cửa hội nhập để phát triển kinh tế. Để nền kinh tế tăng trưởng thì bên cạnh các nguồn lực trong nước, chúng ta cần huy động thêm các nguồn lực bên ngoài, trong đó có vấn đề vay nợ nước ngoài. Vay nợ nước ngoài nhằm bổ sung các nguồn lực cần thiết để thúc đầy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nhưng nó cũng có cái giá phải trả khi nợ nước ngoài tăng nhanh, việc sử dụng nợ vay kém hiệu quả, thất thoát lãng phí, dịch vụ trả nợ tăng nhanh trong khi nền kinh tế tăng trưởng chậm, xuất khẩu gặp khó khăn sẽ dẫn đến khủng hoảng nợ. Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, khủng hoảng tiền tệ luôn đe dọa các nền kinh tế, việc vay nợ nước ngoài luôn gắn với các rủi ro tài chính qua các yếu tố tỷ giá, chi phí sử dụng nợ, lạm phát,… đây là vấn đề mà nhiều nhà kinh tế đã cảnh báo. Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát cao, giá trị đồng nội tệ ngày càng suy giảm so với ngoại tệ vay nợ, thì quy mô nợ và gánh nặng trả nợ ngày càng lớn. Thực tế các nước cho thấy, việc vay nợ và sử dụng nợ kém hiệu quả đã dẫn nhiều nước đến tình trạng “vạ nợ”, chìm đắm trong khủng hoảng nợ. Như vậy, có thể xem nợ nước ngoài như là một “con dao hai lưỡi”, vừa giúp các nước đang “thiếu vốn” tăng cường và đẩy mạnh phát triển kinh tế, ngược lại sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế của nước vay nợ. Tìm hiểu vấn đề này, trong nước cũng đã có nhiều các phân tích về mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và phát triển kinh tế nhưng phần lớn các phân tích thuộc về định tính, tổng hợp và đưa ra nhận xét tình hình nợ nước ngoài của nước ta hiện nay. Một số ít nghiên cứu sử dụng mô hình định lượng nhưng không có biến trực tiếp giải thích mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, để tìm hiểu kỹ
  11. 3 hơn về vấn đề này, tác giả quyết định chọn đề tài “Nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình. Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, làm cho nợ công và nợ nước ngoài trở thành vấn đề sống còn của nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước Châu Âu đang chìm đắm trong nợ và đang là vấn đề được quan tâm đặt biệt ở Việt Nam hiện nay. Bởi vì, nợ nước ngoài là một biến kinh tế vĩ mô tác động mạnh đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Những năm gần đây, nợ nước ngoài của Việt Nam tăng lên rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế, điều này đã gây nhiều quan ngại cho những nhà kinh tế, nhà hoạch định chính sách và Chính phủ Việt Nam. Do đó, việc nghiên cứu sâu hơn sự tác động này trong thực trạng của nền kinh tế Việt Nam là hết sức cần thiết, để rút kinh nghiệm và đề xuất những biện pháp, những chính sách quản lý vay nợ nước ngoài một cách có hiệu quả nhất, đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế bền vững trong tương lai. Ngoài việc tập trung phân tích nguyên nhân gia tăng nợ nước ngoài ở hai góc độ thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách, nghiên cứu còn đo lường một số yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam bằng kỹ thuật phân tích đồng liên kết và mô hình hiệu chỉnh sai số (VECM –Vector Error correction model). Đây là kỹ thuật được rất nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài ứng dụng khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế, vì nó phù hợp với đặc điểm dữ liệu chuỗi thời gian. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài là phân tích, nghiên cứu để tìm hiểu thực trạng vay nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay. Định lượng mối quan hệ giữa nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Từ đó, rút ra các nhận xét và đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam.
  12. 4 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên thì luận văn đi tìm câu trả lời cho các câu hỏi sau: - Mức vay nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay cao hay thấp? - Có tồn tại mối quan hệ giữa nợ nước ngoài với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam hay không? 1.4 Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp: - Định tính: Thu thập thông tin, tổng hợp và phân tích số liệu từ các bài viết, bài nghiên cứu trong và ngoài nước. - Định lượng: Tác giả sử dụng kỹ thuật phân tích đồng liên kết để phân tích cân bằng dài hạn và mô hình VECM để phân tích cân bằng ngắn hạn của một số yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế giai đoan 1986 - 2012. 1.5 Bố cục của luận văn Ngoài phần giới thiệu này thì phần còn lại của luận văn được chia thành 4 phần: - Phần 2: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế - Phần 3: Thực trạng nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 1986 - 2012 - Phần 4: Định lượng mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam - Phần 5: Một số đề xuất nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam
  13. 5 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 2.1 Khái niệm về nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế 2.1.1 Nợ nước ngoài Theo từ điển thuật ngữ về ngân hàng và tài chính của Nhà xuất bản Peter Collin tái bản năm 1997, thì nợ nước ngoài là khoản vay nợ của một quốc gia từ một quốc gia khác, nói cách khác, chủ nợ thường trú ở nước ngoài và con nợ thường trú trong nước. Như vậy, nợ nước ngoài bao gồm các khoản nợ trên thị trường nợ nội địa nhưng chủ nợ là những người không cư trú ở nội địa. Về cơ cấu, nợ nước ngoài bao gồm nợ nước ngoài của khu vực công và nợ nước ngoài của khu vực tư nhân. Nợ nước ngoài của khu vực công bao gồm: nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ nước ngoài của chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (nếu có), nợ nước ngoài của các doanh nghiệp nhà nước, các tổ chức tài chính, tín dụng nhà nước và các tổ chức kinh tế nhà nước trực tiếp vay nước ngoài và nợ nước ngoài của khu vực tư nhân có bảo lãnh của Chính phủ. 2.1.2 Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về giá trị trong phạm vi một nền kinh tế. Tăng trưởng kinh tế được phản ánh ở nhiều chỉ tiêu nhưng chỉ tiêu thường được sử dụng là Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng thu nhập quốc dân (GNI), tăng trưởng vốn, lao động, sự gia tăng dung lượng thị trường... Sự tương tác giữa các bộ phận cấu thành GDP như tiêu dùng nội địa, đầu tư, chi tiêu chính phủ và cán cân thương mại sẽ làm thay đổi tốc độ tăng trưởng kinh tế. Quá trình tăng trưởng thể hiện các nguồn lực tăng trưởng như tài nguyên thiên nhiên, vốn, lao động, công nghệ, quản lý, quan hệ, thị trường... được khai thác và sử
  14. 6 dụng có hiệu quả cao nhất. Tăng trưởng kinh tế bao hàm cả tăng trưởng theo chiều rộng và chiều sâu, số lượng và chất lượng, ngắn hạn và dài hạn... Nhiều công trình nghiên cứu trong ngoài nước đã lượng hóa tác động của các nguồn lực tăng trưởng đến chất lượng và động thái tăng trưởng thông qua các mô hình như mô hình tái sản xuất giản đơn của C.Mác, tái sản xuất mở rộng của V.I.Lênin, mô hình các giai đoạn tăng trưởng kinh tế của W.Rostow hoặc Solow... hoặc hàm sản xuất Cob Douglas. Quá trình tăng trưởng kinh tế có thể có nhiều mô hình khác nhau như tăng trưởng kinh tế hướng nội, tăng trưởng kinh tế hướng ngoại hoặc sự kết hợp của cả hai mô hình này tùy điều kiện và sự lựa chọn chiến lược của các quốc gia. Như vậy, tăng trưởng kinh tế là quá trình tích lũy giá trị gia tăng của một nền kinh tế từ các nguồn lực trong và ngoài nước và nó phải được thúc đẩy bằng những động lực đủ mạnh của chính sách, lòng tự hào dân tộc hoặc những yếu tố khác trong điều kiện toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. 2.1.3 Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Theo Tokunbo và cộng sự (2007), các nghiên cứu ban đầu của các nhà kinh tế trong những thập niên 50 và 60 đã tìm thấy một lý thuyết chung về nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế. Tất cả họ đều chia sẻ quan điểm chung rằng việc chuyển giao các nguồn lực nước ngoài (thông qua các khoản vay, viện trợ và tài trợ) tại các nước kém phát triển là cần thiết, nó bổ sung nguồn vốn thiếu hụt trong nước. Với nguồn vốn được bổ sung sẽ giúp các nước chuyển đổi nền kinh tế của họ để tạo ra mức tăng trưởng cao hơn. Qua quá trình này có thể thấy mối liên hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế là với một quốc gia đang phát triển mức vay nợ hợp lý có khả năng tăng cường tăng trưởng kinh tế. Các quốc gia ở giai đoạn phát triển đầu với dung lượng vốn nhỏ hơn sẽ có những cơ hội đầu tư với tỷ suất hoàn vốn cao hơn so với các nền kinh tế phát triển. Do vậy chỉ cần các quốc gia này sử dụng vốn vay để
  15. 7 đầu tư sản xuất, tăng trưởng sẽ tăng và cho phép họ thanh toán các khoản nợ vay kịp thời. Điều này cũng hàm ý rằng trong ngắn hạn mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng có thể giúp các nước này vượt qua chu kỳ nợ hợp lý. Theo Soludo (2001), chu kỳ nợ có 3 giai đoạn: trong giai đoạn đầu tiên nợ phát triển để bổ sung vào nguồn lực thiếu hụt trong nước, trong giai đoạn thứ hai, quá trình sử dụng nợ tạo ra thặng dư nhưng có thể không đủ bù đắp các khoản thanh toán lãi suất, trong khi giai đoạn thứ ba, quá trình sử dụng nợ phải tạo ra thặng dư đủ để trang trải lãi và nợ gốc. Câu hỏi đặt ra là tại sao mức nợ tích lũy cao quá mức hợp lý lại có thể dẫn tới tăng trưởng kinh tế thấp hơn. Sự lý giải tốt nhất có thể xuất phát từ lý thuyết “debt overhang”. Theo Krugman (1988) định nghĩa “debt overhang” là tình trạng trong đó số tiền dự kiến chi trả nợ nước ngoài sẽ giảm dần khi dung lượng nợ tăng lên. Lý thuyết “debt overhang” cho rằng nếu như nợ trong tương lai vượt quá khả năng trả nợ của một nước thì các chi phí dự tính chi trả cho các khoản nợ sẽ kìm hãm đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, từ đó ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng. Các nhà đầu tư tiềm năng sẽ lo sợ rằng khi quốc gia đó sản xuất càng nhiều, họ sẽ bị các nước đánh thuế nặng hơn để chi trả cho các khoản nợ nước ngoài, do đó các nhà đầu tư sẽ khó có thể bỏ các chi phí đầu tư hiện tại để thu về sản lượng cao hơn trong tương lai. Lý thuyết “debt overhang” còn đi đến một kết quả rộng hơn, đó là mức nợ nước ngoài quá cao sẽ làm giảm các ưu đãi của chính phủ cho các hoạt động cải tổ cơ cấu và tài khóa do việc củng cố tình hình tài khóa quốc gia có thể làm tăng áp lực trả nợ cho nước ngoài. Những bất lợi này đối với công cuộc cải tổ đang là mối quan ngại lớn ở các nước có thu nhập thấp, nơi mà việc cải cách cơ cấu là cần thiết để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế.
  16. 8 Tình trạng “Debt overhang” cũng đồng thời kìm hãm đầu tư và tăng trưởng do gây ra sự lo ngại về các quyết định của Chính phủ. Khi quy mô nợ công tăng lên, khó có thể chắc chắc rằng chính phủ sẽ viện tới những chính sách gì để giải quyết các khoản nợ phải trả. Trên thực tế, người ta cho rằng Chính phủ có thể dùng các công cụ tác động đến đầu tư để chi trả cho các khoản nợ (theo Agenor và Montiel 1996). Lập luận này có thể được xem xét trong đường cong Laffer về nợ (Hình 2.1), cho thấy rằng tổng nợ càng lớn sẽ đi kèm với khả năng trả nợ càng giảm. Trên phần dốc lên của đường cong, giá trị hiện tại của nợ càng tăng sẽ đi cùng với khả năng trả nợ cũng tăng lên.Trên phần dốc xuống của đường cong, giá trị hiện tại của nợ càng tăng lại đi kèm với khả năng trả nợ càng giảm. Debt Overhang Khả năng trả nợ Dung lượng nợ Hình 2.1: Đường cong Laffer nợ Nguồn: Catherine Pattillo, Hélène Poirson and Luca Ricci (2002): “External Debt and Growth”, Magazine Finance and Development of the IMF
  17. 9 Đỉnh đường cong Laffer nợ (hình 2.1) là điểm mà tại đó sự tăng lên trong tổng nợ bắt đầu tạo ra gánh nặng cho đầu tư, cải tổ kinh tế và các hoạt động khác, điểm này có thể liên quan đến điểm mà tại đó nợ bắt đầu ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng. Do vậy, ở mức nợ hợp lí, vay nợ tăng lên sẽ có tác động tích cực đến tăng trưởng. Ngược lại, tổng nợ tích lũy lớn sẽ có thể cản trở tăng trưởng. Dung lượng nợ lớn có thể ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng do tác động xấu đến tích lũy vốn sản xuất và tăng trưởng năng suất các nhân tố tổng hợp. Bên cạnh đó, môi trường chính sách của Chính phủ cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa nợ và tăng trưởng. Nợ công đã tăng lên đáng kể ở hầu hết các nước đã và đang phát triển hiện nay, đây là hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Và sự gia tăng nợ công đã dấy lên lo ngại liệu nó đang bắt đầu đạt đến mức độ mà tại đó nó có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế. Có một "đỉnh điểm" tồn tại? Làm thế nào tác động tăng trưởng mạnh mẽ được nếu nợ đã vượt qua ngưỡng? Điều gì sẽ xảy ra nếu nợ vẫn ở mức cao trong một thời gian dài? Theo nghiên cứu của Reinhart và Rogoff (2010), sử dụng biểu đồ tổng hợp từ 44 quốc gia phát triển và đang phát triển, họ tìm thấy một ngưỡng nợ của chính phủ trên GDP 90%, nếu vượt quá mốc này tốc độ tăng trưởng thực tế giảm. Ngưỡng này được xem là “điểm tới hạn” hay “ngưỡng nợ”. Theo nghiên cứu của Mehmet Caner, Thomas Grennes và Koehler Fritzi-Geib, các chuyên gia kinh tế của World bank (2010) bằng lý thuyết và thực nghiệm trên mẫu là 101 quốc gia (75 quốc gia đang phát triển và 26 quốc gia phát triển), trong đó có Việt Nam, về mối quan hệ trong dài hạn giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế, giai đoạn 1980 - 2008, phân tích này cung cấp một nền tảng cho sự phát triển các nghiên cứu chứng minh sự tồn tại ngưỡng nợ và ước tính ngưỡng nợ (nợ công trên GDP)
  18. 10 cho từng quốc gia, từ đó có những chính sách phù hợp đối phó với nguy cơ khủng hoảng nợ đang đe dọa các nước có nợ nước ngoài cao hiện nay. Và kết quả nghiên cứu cho thấy có sự tồn tại ngưỡng nợ (Debt threshold), mức ngưỡng của tỷ lệ nợ công trung bình dài hạn so với GDP là 77% cho các nhóm mẫu chung (gồm các quốc gia đã phát triển và đang phát triển) và 64% cho các các nước đang phát triển. Nếu nợ công vượt qua mức 77%, mỗi điểm phần trăm tăng thêm trong tỷ lệ nợ công trên GDP của nền kinh tế làm mất 0,0174 điểm phần trăm tăng trưởng thực trung bình hàng năm. Hiệu ứng này là rất quan trọng. Dưới ngưỡng này, mỗi điểm phần trăm tăng thêm trong tỷ lệ nợ công trên GDP của nền kinh tế làm tăng 0,065 điểm phần trăm tăng trưởng thực trung bình hàng năm. Như vậy, có sự tồn tại ngưỡng nợ, đây là giá trị tới hạn. 2.1.4 Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn nợ nước ngoài đối các quốc gia có thu nhập thấp Các chỉ số đánh giá mức độ an toàn về nợ nước ngoài được xây dựng thành hệ thống nhằm xác định mức độ nghiêm trọng của nợ nước ngoài đối với an ninh tài chính quốc gia. Cũng cần phải xác định lại là các chỉ tiêu đánh giá chung về nợ nước ngoài, trong đó nợ nước ngoài của Chính phủ là chủ yếu, còn nợ của khu vực tư nhân hầu như không đáng kể. a. Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn nợ nước ngoài của IMF Theo quan điểm của IMF thì tiêu chí đánh giá an toàn nợ nước ngoài đối với các quốc gia có thu nhập thấp dựa vào hiện giá thuần của nợ và dịch vụ nợ (nghĩa vụ trả nợ), một chính sách nợ yếu đồng nghĩa an toàn về nợ và một chính sách nợ mạnh đồng nghĩa với kém an toàn về nợ.
  19. 11 Bảng 2.1: Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn về nợ của IMF Gánh nặng nợ theo tiêu chí DSF NPV của nợ so với Dịch vụ nợ so với (%) (%) Xuất Thu ngân Xuất Thu ngân GDP khẩu sách khẩu sách Chính sách nợ yếu 100 30 200 15 25 Chính sách nợ 150 40 250 20 30 trung bình Chính sách nợ 200 50 300 25 35 mạnh - Tỷ lệ NPV của nợ/xuất khẩu (NPV/X): đo lường hiện giá thuần của nợ nước ngoài liên quan đến khả năng trả nợ của quốc gia từ nguồn thu xuất khẩu. Một nước có chính sách nợ yếu hay ở trong ngưỡng an toàn về nợ nước ngoài thì sẽ có tỷ lệ NPV nợ/xuất khẩu ≤ 100%, chính sách nợ trung bình với tỷ lệ là 150% và chính sách nợ mạnh hay kém an toàn về nợ thì tỷ lệ này là 200%. - Tỷ lệ NPV của nợ/thu ngân sách nhà nước (NPV/DBR): đo lường hiện giá thuần của nợ nước ngoài liên quan đến khả năng trả nợ của quốc gia lấy từ nguồn thu ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, chỉ tiêu thứ hai chỉ được sử dụng nếu như đáp ứng hai điều kiện: (i) tỷ lệ xuất khẩu/GDP (X/GDP) phải lớn hoặc bằng 30% và (ii) tỷ lệ thu ngân sách nhà nước/GDP ( DBR/GDP) phải lớn hơn 15%. Một quốc gia được xem là an toàn nếu như NPVcủa nợ/X nhỏ hơn 100%; NPVcủa nợ/DBR nhỏ hơn 200%. - Tỷ lệ NPV của nợ/GDP (NPV/GDP): đo lường hiện giá thuần của nợ nước ngoài trên tổng thu nhập quốc nội.
  20. 12 - Dịch vụ nợ/xuất khẩu (TDS/X) và dịch vụ nợ/nguồn thu ngân sách (TDS/DBR): là những chỉ tiêu đo lường tính lỏng được IMF đưa vào để đánh giá mức độ bền vững nợ công. TDS/X đo lường khả năng thanh toán dịch vụ nợ từ nguồn thu xuất khẩu. Còn TDS/DBR đo lường khả năng thanh toán dịch vụ nợ từ thu ngân sách nhà nước. Một quốc gia đảm bảo tính lỏng, TDS/X phải thấp hơn 15% và TDS/DBR thấp hơn 25%. b. Tiêu chí của Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá mức độ nợ của các quốc gia vay nợ Bảng 2.2: Tiêu chí đánh giá mức độ nợ nước ngoài của WB Mức độ Mức độ Mức độ Chỉ số bình thường khó trầm trọng Tỷ lệ % tổng nợ nước ngoài so với GDP ≤30% 30-50% ≥50% Tỷ lệ % tổng nợ nước ngoài so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ≤165% 165-200% ≥200% Tỷ lệ % nghĩa vụ trả nợ so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ≤18% 18-30% ≥30% Tỷ lệ % nghĩa vụ trả nợ so với GDP ≤2% 2-4% ≥4% Tỷ lệ % nghĩa vụ trả lãi so với kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ ≤12% 12-20% ≥20% Dựa vào các chỉ số trên, các tổ chức tài chính quốc tế có thể đánh giá mức độ nợ nần và khả năng tài trợ cho các nước thành viên. Các chỉ số này cũng là căn cứ để các quốc gia vay nợ tham khảo, xác định tình trạng nợ để hoạch định chiến lược vay nợ cho quốc gia.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2