intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

27
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung chính của luận văn là đánh giá thực trạng và hiệu quả của các trang trại trên địa bàn huyện Ba Chẽ; Xác định những thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển trang trại trên địa bàn nghiên cứu, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển mô hình trang trại trong thời gian tới. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------------- NÔNG VIỆT BẰNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Thái Nguyên, năm 2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------------- NÔNG VIỆT BẰNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA CHẼ, TỈNH QUẢNG NINH Ngành: Kinh tế nông nghiệp Mã số: 8.62.01.15 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Hướng dẫn khoa học: TS. Kiều Thị Thu Hương Thái Nguyên, năm 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của sản xuất kinh doanh theo mô hình trang trại ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. Ngày 15 tháng 10 năm 2020 Tác giả luận văn Nông Việt Bằng
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện Đề tài: “Thực trạng và một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, các quý thầy cô khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn của Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn này. Em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn TS. Kiều Thị Thu Hương đã hướng dẫn em suốt thời gian em nghiên cứu, học tập và viết luận văn. Tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu của các nhà khoa học, các thầy, cô giáo trong Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn được sự giúp đỡ và cộng tác của các đồng chí tại địa điểm nghiên cứu, tôi xin chân thành cảm ơn Thường trực Huyện ủy, UBND và các phòng ban huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đã tạo điều kiện mọi mặt để tôi hoàn thành nghiên cứu này. Tôi xin cảm ơn đồng nghiệp, các bạn và gia đình đã chia sẻ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học và thực hiện luận văn này. Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quý báu đó./. Thái Nguyên, ngày 15 tháng 10 năm 2020 Tác giả luận văn Nông Việt Bằng
  5. iii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1. Mục đích của đề tài - Đánh giá thực trạng và hiệu quả của các trang trại trên địa bàn huyện Ba Chẽ; - Xác định những thuận lợi, khó khăn trong việc phát triển trang trại trên địa bàn nghiên cứu, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển mô hình trang trại trong thời gian tới. 2. Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Ba Chẽ có liên quan đến phát triển KTTT của huyện. - Đánh giá được thực trạng về các nguồn lực sản xuất, tình hình kinh doanh của các mô hình trang trại ở huyện Ba Chẽ nói riêng và tỉnh Quảng Ninh. - Đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại tại huyện Ba Chẽ - Đề xuất được những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình phát triển KTTT ở huyện Ba Chẽ phù hợp với yêu cầu của thị trường 3. Phương pháp nghiên cứu 3.1. Phương pháp thu thập số liệu 2.3.1. Thu thập tài liệu và số liệu thứ cấp Sử dụng phương pháp kế thừa, tất cả các thông tin, số liệu thứ cấp về sản xuất nông lâm nghiệp, chăn nuôi và dịch vụ về kinh tế nông nghiệp, hệ sinh thái nông lâm, về kinh tế vườn, các mô hình kinh tế sản xuất trên đất vườn đồi, sử dụng các mô hình đất trên đất đồi núi trong và ngoài nước, điều kiện tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội, môi trường và các chính sách có liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội của huyện được thu thập thông qua các báo cáo, chuyên đề, báo cáo khoa học, các loại sách do các nhà khoa học viết và công bố bằng Tiếng Việt, các tạp chí, báo ra hàng ngày, hàng tháng của Trung ương và địa phương đều được chọn lọc, chỉ rõ nguồn trích dẫn giúp cho việc phân tích và xử lý số liệu.
  6. iv 2.3.2. Thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp - Đối tượng thu thập: Chủ các trang trại, số lượng 10 trang trại hiện có trên địa bàn huyện Ba Chẽ. - Nội dung thu thập: Phỏng vấn theo bảng câu hỏi soạn sẵn nhằm thu thập các thông tin đáp ứng yêu cầu của đề tài. - Phương pháp thu thập: Sử dụng 1 số công cụ trong phương pháp điều tra nhanh nông thôn: phỏng vấn bằng bảng hỏi (xây dựng bộ phiếu điều tra), phỏng vấn sâu. 2.3.2. Chọn điểm nghiên cứu Trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh 2.3.3. Xử lý và tổng hợp số liệu. Số liệu điều tra trang trại sau khi thu thập đủ được chúng tôi tiến hành kiểm tra, rà soát, loại bỏ những thông tin, số liệu bất hợp lý trong quá trình phỏng vấn và chuẩn hoá lại các thông tin làm cơ sở cho việc phân tổ và được nhập vào máy tính, tạo thành một cơ sở dữ liệu. Sau đó dùng các phần mềm chuyên dụng như Excel để tính toán, tổng hợp đưa ra các bảng biểu, các chỉ tiêu nghiên cứu phù hợp với mục tiêu và nội dung đã đặt ra của đề tài. 2.3.4. Các phương pháp phân tích - Phương pháp thống kê mô tả - Phương pháp đối chiếu, so sánh - Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 2.3.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu * Những chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của chủ trang trại - Tuổi đời, giới tính - Thành phần xuất thân, thành phần chính trị - Trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn - Nghề nghiệp * Những chỉ tiêu phản ánh nguồn lực sản xuất của trang trại
  7. v - Quy mô lao động - Quy mô diện tích đất đai, mặt nước - Quy mô vốn đầu tư - Quy mô tư liệu sản xuất chủ yếu * Những chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại - Giá trị sản xuất GO (Gross output): Là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ được tạo ra trên một đơn vị diện tích trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm). - Giá trị trung gian IC (Intermediate Cost): Là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất (trừ tài sản cố định) như các khoản chi phí: Giống, phân bón, thuốc trừ sâu… - Giá trị gia tăng VA (Value Added) là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ của các ngành sản xuất tạo ra trong một kỳ (thường là một năm) giá trị gia tăng được tính theo công thức: VA = GO - IC Nếu trường hợp đi thuê lao động thì phải trừ đi các khoản đi thuê đó… - Giá trị sản phẩm hàng hoá: Đấy là chỉ tiêu nói lên quy mô sản xuất hàng hoá của trang trại. Thông qua chỉ tiêu này phản ánh trình độ chuyên môn hoá của trang trại chỉ tiêu càng cao thì mức độ chuyên môn hoá càng cao. Với công thức: Giá trị sản phẩm hàng hoá/GO = Tỷ suất sản phẩm hàng hoá. Năng suất lao động: Là chỉ tiêu phản ánh giá trị sản xuất được tao ra do một lao động trong một năm, chỉ tiêu này cho thấy một lao động trong một năm sử dụng đồng vốn để tạo ra bao nhiêu thu nhập. Cách tính chỉ tiêu này như sau: Năng suất lao động = GO/LĐ. Tỷ suất giá trị gia tăng: Chỉ tiêu này phản ánh với mức độ đầu tư một đồng chi phí thì giá trị gia tăng là bao nhiêu lần. Chỉ tiêu này được tính như sau: Tỷ suất giá trị gia tăng = VA/IC
  8. vi Chi phí trên một đơn vị diện tích: Chỉ tiêu này cho thấy mức độ đầu tư của trang trại trên một đơn vị diện tích là bao nhiêu. Chỉ tiêu này được tính như sau: Chi phí trên một đơn vị diện tích = tổng chi phí/đơn vị diện tích (m2, 1 ha hoặc 1 sào). * Những chỉ tiêu phản ánh trình độ tiêu thụ sản phẩm của trang trại - Mức độ chế biến nông sản phẩm. - Tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ theo kênh. - Tỷ lệ sản phẩm tiêu thụ theo thị trường. * Những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại - Hiệu quả sử dụng đất đai. + Giá trị sản xuất/ diện tích. + Giá trị gia tăng/ diện tích + Thu nhập hỗn hợp/ trên diện tích Các chỉ tiêu nói lên việc các trang trại sử dụng đất có hiệu quả hay không? - Hiệu quả sử dụng vốn/vốn đầu tư + Giá trị sản xuất/ vốn đầu tư + Giá trị gia tăng/ vốn đầu tư + Thu nhập hỗn hợp/ vốn đầu tư + Giá trị sản xuất/ chi phí trung gian + Giá trị gia tăng/ chi phí trung gian + Thu nhập hỗn hợp/ chi phí trung gian Chỉ tiêu này cho biết lượng vốn đưa vào sản xuất đạt hiệu quả cao hay không? - Hiệu quả sử dụng lao động + Giá trị sản xuất/ lao động gia đình + Giá trị gia tăng/ lao động gia đình + Thu nhập hỗn hợp/ lao động gia đình 4. Kết quả nghiên cứu
  9. vii -Kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Ba Chẽ đang có sự phát triển qua các năm. Số lượng các trang trại đến này đã có 10 trang trại với quy mô trung bình. Sự phát triển của kinh tế trang trại đã góp phần tạo ra công ăn việc làm cho các lao động khác trên địa bàn huyện từ đó góp phần tăng thêm thu thập cho người dân. Bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Ba Chẽ vẫn còn một số hạn chế như: trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của chủ trang trại còn thấp; Số trang trại thiếu vốn sản xuất kinh doanh còn chiếm tỷ lệ lớn, tới 60% tổng số trang trại trên địa bàn huyện; sản phẩm sản xuất của trang trại khó tiêu thụ chiếm 80%; thiếu khoa học ký thuật lên tới 60%, thiếu thông tin về kinh tế thị trường. Điều này phản ánh nhiều hạn chế của chủ trang trại như kế hoạch sản xuất, kỹ năng quản lý cũng như khả năng phản ứng trước sự thay đổi bất lợi của giá cả thị trường. Xuất phát từ những hạn chế còn tồn tại, từ quan điểm và định hướng phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh, tác giả đề xuất một số giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Ba Chẽ, gồm: Khuyến khích tích tụ ruộng đất, mở rộng quy mô sản xuất; Tăng cường công tác khuyến nông, lâm, ngư trên địa bàn huyện; Giúp chủ trang trại tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm; Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu; Hỗ trợ chủ trang trại trong quản lý chất lượng sản phẩm; Giải pháp về huy động vốn vay cho hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại và nhất là áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
  10. viii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ 2 LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... xi DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ xii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1 2.1. Mục tiêu chung. ........................................ Error! Bookmark not defined. 2.2. Mục tiêu cụ thể. ........................................ Error! Bookmark not defined. 3. Những đóng góp mới của luận văn. ............ Error! Bookmark not defined. Chương 1. TỔNG QUAN KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ............................... 5 1.1. Cơ sở khoa học về phát triển kinh tế trang trại .......................................... 5 1.1.1. Trang trại và kinh tế trang trại ................................................................. 5 1.1.2. Vai trò và vị trí của kinh tế trang trại. ..................................................... 8 1.1.3. Đặc trưng của kinh tế trang trại. ............................................................. 9 1.1.4. Phân loại trang trại ................................................................................ 11 1.1.5. Tiêu chí công nhận kinh tế trang trại..................................................... 11 1.1.6. Lý thuyết về phát triển kinh tế trang trại............................................... 12 1.1.7. Kinh tế trang trại, một hình thức kinh tế phù hợp trong nền kinh tế thị trường. ............................................................................................................. 15 1.1.8. Thị trường đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại ......... 16 1.1.9. Các yếu tố ảnh hưởng khác đến phát triển kinh tế trang trại ................ 18 1.2. Tình hình phát triển trang trại trên thế giới và Việt Nam......................... 20 1.2.1. Tình hình phát triển trang trại trên thế giới ........................................... 20
  11. ix 1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam................................ 23 1.3. Những bài học rút ra từ nghiên cứu lý luận.Error! Bookmark not defined. Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU30 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................... 30 2.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 30 2.1.2. Điều kiện kinh tế -xã hội ....................... Error! Bookmark not defined. 2.1.3. Đánh giá về các tác động của điều kiện tự nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội huyện Ba Chẽ nói chung và ảnh hưởng của nó tới hiệu quả phát triển kinh tế trang trại nói riêng....................................................................... 43 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 4 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................. 4 2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 4 2.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 44 2.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 44 2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 44 2.4.2. Chọn điểm nghiên cứu .......................................................................... 45 Trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh ................................................ 45 2.4.3. Xử lý và tổng hợp số liệu. ..................................................................... 45 2.4.4. Các phương pháp phân tích ................................................................... 45 2.4.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................... 45 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 48 3.1. Thực trạng về phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Ba Chẽ ............ 48 3.1.1. Khái quát sự hình thành, phát triển và phân loại trang trại ở Ba Chẽ ......... 48 3.1.2. Đặc điểm tình hình cơ bản của chủ trang trại ....................................... 49 3.2. Thực trạng về điều kiện sản xuất của các trang trại ở huyện Ba Chẽ ...... 53 3.2.1. Nguồn gốc và tình hình sử dụng đất đai của các trang trại nông lâm nghiệp ở huyện Ba Chẽ .................................................................................... 53
  12. x 3.2.2. Vốn và nguồn vốn của trang trại ........................................................... 56 3.2.3. Tình hình trang bị và sử dụng máy móc thiết bị của các trang trại....... 57 3.2. 4. Tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật và công tác thú y tại các trang trại ..... 59 3.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế trang trại tại huyện Ba Chẽ ............................ 60 3.3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại .................................... 60 3.3.2. Hiệu quả kinh tế của các trang trại ở huyện Ba Chẽ ............................. 63 3.3.3. Những vấn đề rút ra từ nghiên cứu thực trạng hiệu quả kinh tế của các trang trại ở huyện Ba Chẽ ............................................................................... 68 3.3.4. Định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế trang trại tại huyện Ba Chẽ........ 71 3.4. Đề xuất giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại tại Ba Chẽ.............. 71 3.4.1. Giải pháp về đất đai............................................................................... 72 3.4.2. Giải pháp về vốn ................................................................................... 72 3.4.3. Giải pháp về thị trường ......................................................................... 72 3.4.4. Giải pháp về khoa học công nghệ ......................................................... 73 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 75 1. Kết luận ....................................................................................................... 75 2. Kiến nghị ..................................................................................................... 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 77
  13. xi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT CHỮ VIẾT TẮT NGUYÊN NGHĨA 1 CNH Công nghiệp hoá 2 CSDL Cơ sở dữ liệu 3 DĐĐT Dồn điền đổi thửa 4 HĐH Hiện đại hoá 5 KTTT Kinh tế trang trại 6 KH &CN Khoa học và công nghệ 7 GTSX Giá trị sản xuất 8 PTNT Phát triển nông thôn 9 PGS-TS Phó Giáo sư - Tiến sỹ 10 SXKD Sản xuất kinh doanh 11 TNHH Thu nhập hỗn hợp 12 TT Trồng trọt 13 TBCN Tư bản chủ nghĩa 14 UBND Uỷ ban nhân dân
  14. xii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai huyện Ba Chẽ qua 3 năm 2017-2019........................................................ Error! Bookmark not defined. Bảng 2.2. Tổng hợp các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hộiError! Bookmark not defined. Bảng 3.1. Số lượng trang trại chia theo đơn vị xã .......................................... 48 Bảng 3.2. Thông tin cơ bản về chủ trang trại huyện Ba Chẽ .......................... 49 Bảng 3.3. Tình hình sử dụng LĐ của trang trại năm 2018.................................... 54 Bảng 3.4. Cơ cấu trang trại theo hướng kinh doanh chính ............................. 50 Bảng 3.5. Cơ cấu trang trại theo quy mô đất đai ............................................ 52 Bảng 3.6. Cơ cấu trang trại theo quy mô kinh phí .......................................... 52 Bảng 3.7. Nguồn gốc và tình hình sử dụng đất đai của các trang trại năm 2018 ......................................................................................................................... 55 Bảng 3.8. Vốn và cơ cấu nguồn vốn của các trang trại ở huyện Ba Chẽ ............. 56 Bảng 3.9: Phương tiện, công cụ sản xuất của các trang trại ........................... 58 Bảng 3.10. Công tác thú y ở các trang trại ...................................................... 60 Bảng 3.11. Chi phí của trang trại năm 2018 ................................................... 61 Bảng 3.12. Thu nhập hỗn hợp của các trang trại năm 2018 ........................... 62 Bảng 3.13. Hiệu quả 1 đồng chi phí của các trang trại ở huyện Ba Chẽ ........ 64 Bảng 3.14. Hiệu quả trên 1 ha canh tác của các trang trại .............................. 65 Bảng 3.15. Khó khăn của các trang trại được điều tra trên địa bàn huyện ..... 66 Ba Chẽ năm 2018 ............................................................................................ 66 Bảng 3.16. Nguyện vọng của các chủ trang trại được điều ............................ 67 tra trên địa bàn huyện Ba Chẽ ......................................................................... 67
  15. xiii
  16. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế trang trại (KTTT) có lịch sử hình thành và phát triển từ lâu đời ở các nước trên thế giới. Trải qua quá trình công nghiệp hóa, số lượng các trang trại có giảm về số lượng, nhưng quy mô, diện tích và doanh thu lại tăng lên. Như vậy, trang trại đã khẳng định được vai trò và vị thế của mình là một mô hình tổ chức sản xuất phổ biến trong nông nghiệp, xu thế tất yếu của sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Qua nghiên cứu, ở Việt Nam KTTT đã manh nha từ rất lâu, nhưng chỉ trong khoảng hai chục năm trở lại đây vai trò của nó mới thực sự được công nhận và được quan tâm, đặc biệt là sau khi có Luật Đất đai năm 1993 ra đời (được sửa đổi, bổ sung ngày càng hoàn thiện qua các năm 1998, năm 2003, năm 2013) và có Nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về Kinh tế trang trại thì KTTT mới được Nhà nước hỗ trợ về cơ chế, chính sách như các doanh nghiệp thông thường trong nền kinh tế thị trường. Trong tiến trình phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện nay ở nước ta, sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa với quy mô ngày càng lớn và mang tính thâm canh, chuyên canh đang là một yêu cầu tất yếu khách quan. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho nền kinh tế nói chung và cho nền nông nghiệp nói riêng. Thách thức lớn nhất mà nông nghiệp Việt Nam phải đối mặt đó là việc mở cửa cho hàng hóa nông sản của các nước trong WTO lưu thông không bị hàng rào thuế quan ngăn cản. Do đó hàng hóa nông sản của ta sẽ bị cạnh tranh khốc liệt. Những sản phẩm sản xuất theo kiểu truyền thống, với mô hình tự cung, tự cấp sẽ không thể cạnh tranh với nông sản nhập ngoại, cho nên cần có những giải pháp để thúc đẩy sản xuất hàng hóa nông sản Việt Nam. KTTT là một loại hình sản xuất hàng hóa nông sản đáp ứng được các yêu cầu trong giai đoạn hiện nay. Việc nghiên cứu, phát triển KTTT sẽ mang lại một khối lượng
  17. 2 sản phẩm nông nghiệp phong phú, sử dụng được nguồn lao động nông nghiệp trong sản xuất hàng hóa. Quảng Ninh là tỉnh ven biển, biên giới thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Quảng Ninh được ví như một Việt Nam thu nhỏ, vì có cả biển, đảo, đồng bằng, trung du, đồi núi, biên giới. Quảng Ninh có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nói chung và phát triển KTTT nói riêng. Cũng như nhiều địa phương khác, KTTT Quảng Ninh được hình thành từ chủ trương chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước. Những năm gần đây KTTT của Quảng Ninh đã có những bước phát triển mạnh ở hầu hết các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Tính đến hết tháng 12/2018 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 472 trang trại, tăng 30 trang trại so với năm 2017, trong đó: có 17 trang trại hoạt động dịch vụ trồng trọt, 230 trang trại hoạt động dịch chăn nuôi, 05 trang trại hoạt động dịch vụ lâm nghiệp, 142 trang trại hoạt động dịch vụ thủy sản và 78 trang trại hoạt động dịch vụ tổng hợp (Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh, 2019). Ba Chẽ là một huyện miền núi vùng cao nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, cách Thành phố Hạ Long hơn 75 km; Tổng diện tích toàn huyện là 60.855,56 ha; Dân số hơn 22.565 người; Huyện gồm 8 đơn vị hành chính, gồm 7 xã và 1 thị trấn. Cơ cấu phát triển kinh tế của huyện là lâm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ, trong đó kinh tế lâm nông nghiệp là chủ đạo. Những năm qua KTTT trên địa bàn huyện Ba Chẽ đang trong quá trình hình thành và từng bước phát triển, số lượng trang trại trên địa bàn huyện tính đến ngày 31/12/2018 có 10 trang trại được cấp Giấy chứng nhận KTTT theo Thông tư số 27/2011/TT-BNN&PTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Quy định tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Tuy nhiên, số lượng trang trại được hình thành chưa nhiều, phần lớn các trang trại có quy mô nhỏ, KTTT phát triển chưa tương xứng với
  18. 3 tiềm năng, lợi thế của huyện, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa hình thành được nhiều vùng sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung, một số trang trại mặc dù đã được cấp Giấy chứng nhận KTTT và được quan tâm hỗ trợ theo cơ chế, chính sách của huyện, của tỉnh nhưng vẫn hoạt động cầm chừng, kém hiệu quả, còn lúng túng trong việc quản lý, tổ chức sản xuất, kinh doanh và tìm kiếm thị trường, còn tồn tại một số vấn đề cần phải nghiên cứu và hoàn thiện. Xuất phát từ thực tế khách quan đó, tôi lựa chọn nội đề tài “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh”, từ đó đánh giá được thực trạng phát triển kinh tế trang trại của huyện từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại của huyện. 2. Mục tiêu của đề tài - Cập nhật và hệ thống hóa một số vấn đề lý luận, lý thuyết và thực tiễn liên quan đến phát triển kinh tế trang trại. - Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quang Ninh. - Phân tích yếu tố ảnh hưởng, khó khăn, thách thức tác động đến phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Phú Bình, trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quang Ninh. - Đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển bền vững kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quang Ninh. 3. Những đóng góp mới của luận văn Hệ thống hóa lý luận cơ bản về kinh tế trang trại ở Việt Nam, tổng kết những mô hình, kinh nghiệm phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam nói chung và Ba Chẽ nói riêng. Chỉ ra thực trạng phát triển của các mô hình kinh tế trang trại Ba Chẽ trong những năm vừa qua. Đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển cũng như hiệu quả của các mô hình kinh
  19. 4 tế trang trại của huyện Ba Chẽ. Đưa ra một số các giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại trên địa bàn huyện trong những năm tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Đề tài là các vấn đề về liên quan đến kinh tế trang trại trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu 4.2.1. Về thời gian Đề tài tập trung nghiên cứu sự phát triển KTTT của huyện Ba Chẽ trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2018, số liệu điều tra khảo sát năm 2019. 4.2.2. Về địa điểm Đề tài nghiên cứu trên phạm vi huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh. 4.2.3. Nội dung nghiên cứu Tập trung nghiên cứu về số lượng trang trại, chất lượng trang trại, nguồn lực và một số chỉ tiêu kinh tế, yếu tố ảnh hưởng, khó khăn, thách thức tác động đến phát triển kinh tế trang trại (gồm chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản và hỗn hợp) trên địa bàn huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh.
  20. 5 Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Trang trại và kinh tế trang trại 1.1.1.1. Khái niệm về trang trại Khi chúng ta nói về “trang trại” tức là nói đến những cơ sở sản xuất kinh doanh (SXKD) nông nghiệp của một loại hình tổ chức sản xuất nhất định theo nghĩa rộng bao gồm cả hoạt động xã hội kinh doanh trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản (NTTS)... Bản thân cụm từ “trang trại” là đề cập đến tổng thể những mối quan hệ kinh tế-xã hội (KT- XH), môi trường nảy sinh trong quá trình hoạt động SXKD của các trang trại, quan hệ giữa các trang trại với nhau, giữa các trang trại (TT) với các tổ chức kinh tế khác, với Nhà nước, với thị trường, với môi trường sinh thái tự nhiên (Lê Trọng, 2000) Có quan điểm cho rằng, "trang trại là một tổ chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp (bao gồm nông, lâm, ngư nghiệp) có mục đích là sản xuất hàng hoá, tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của một người chủ độc lập, sản xuất được tiến hành trên qui mô ruộng đất và các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn với phương thức tổ chức quản lý sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ và luôn gắn với thị trường" (Nguyễn Đình Hà, Nguyễn Khánh Quắc, 1999) Theo tác giả Đào Hữu Hòa: “TT là cơ sở, là doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp của một hoặc một số nhóm nhà kinh doanh”. Qua đó “TT” là thuật ngữ dùng để mô tả, chỉ tên và gắn liền với hình thức sản xuất nông nghiệp (SXNN) tập trung trên một diện tích đủ lớn, với quy mô hộ gia đình là chủ yếu, trong điều kiện sản xuất hàng hoá của nền kinh tế thị trường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2