intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thuế TNCN ở Việt Nam dựa trên kinh nghiệm Hoa Kỳ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:61

29
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài “Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thuế TNCN ở Việt Nam dựa trên kinh nghiệm Hoa Kỳ” đặt mục tiêu tìm hiểu những nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thuế TNCN ở Việt Nam. Đặc biệt, thông qua việc khảo sát cảm nhận về những lợi ích và chi phí của việc tuân thủ và không tuân thủ cũng như mức độ tiếp cận thông tin về thuế TNCN ở Việt Nam và ở Mỹ, tác giả muốn tìm hiểu ý thức của người dân về thuế TNCN, từ đó đưa ra các giải pháp để tăng mức tuân thủ thuế TNCN ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thuế TNCN ở Việt Nam dựa trên kinh nghiệm Hoa Kỳ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ----------o0o---------- BÙI THỊ THÚY BÌNH PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN LÀM GIẢM ĐỘNG CƠ TUÂN THỦ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM DỰA TRÊN KINH NGHIỆM HOA KỲ LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG TP. HỒ CHÍ MINH, 5/2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT ----------o0o---------- BÙI THỊ THÚY BÌNH PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN LÀM GIẢM ĐỘNG CƠ TUÂN THỦ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM DỰA TRÊN KINH NGHIỆM HOA KỲ Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 60340402 LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. JAY ROSENGARD TP. HỒ CHÍ MINH, 05/2015
  3. -i- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là do tôi thực hiện. Các số liệu, bảng biểu, phát biểu được sử dụng trong luận văn đã được trích nguồn đầy đủ. Luận văn thể hiện quan điểm của tác giả chứ không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2015 Tác giả Bùi Thị Thúy Bình
  4. -ii- LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn tiến sĩ Jay Rosengard. Những tài liệu về tài chính công và sự hướng dẫn của thầy đã giúp tôi xây dựng khung lý thuyết cũng như hiểu biết hơn về hệ thống thuế của hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ. Tôi không thể hoàn thành luận văn này nếu không có sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của tiến sĩ Huỳnh Thế Du, người đã giúp tôi rất nhiều trong việc định hướng và triển khai các nội dung của luận văn. Tôi cũng đã có được hướng dẫn cặn kẽ và nhiệt tình của tiến sĩ Phan Hiển Minh với các kiến thức về thuế ở Việt Nam. Trong lúc bế tắc vì không có nhiều thông tin về hệ thống thuế thu nhập cá nhân (TNCN) ở Việt Nam, thì tôi gặp được thầy Minh. Câu nói của thầy “Đề tài này rất hay” đã như thêm sức mạnh cho tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn là bạn Lê Thị Ngọc Ánh, học viên lớp MPP7 và cũng là người đã làm trực tiếp trong ngành thuế. Bạn Ánh đã cung cấp cho tôi rất nhiều thông tin bổ ích mà chúng đã giúp tôi có cái nhìn khách quan và chuẩn xác hơn về hoạt động của cơ quan thuế liên quan đến thuế TNCN. Luận văn này sẽ không thể hoàn thành nếu thiếu bảng “Khảo sát mức độ tiếp cận thông tin về thuế TNCN ở Việt Nam và ở Mỹ”. Để có được 306 người trả lời cho bảng khảo sát của luận văn, tôi xin cảm ơn người thân, bạn bè, những người đã trả lời bảng khảo sát và đã nhờ người trả lời bảng khảo sát của tôi. Tôi cũng xin cảm ơn các anh chị kế toán, thủ quỹ và các anh chị khác đã nhiệt tình trả lời và kể cho tôi nghe những câu chuyện liên quan đến thuế TNCN. Cuối cùng, tôi không thể quên ơn những người thân trong gia đình đã tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận văn này. Chồng tôi đã tạo cơ hội cho tôi sống gần 5 năm ở nước Mỹ mà ở đó tôi đã có dịp tìm hiểu và trải nghiệm thực tế rất nhiều với việc khai và nộp thuế TNCN. Việc thường xuyên đọc và nhận xét bản thảo các bài viết của chồng tôi đã giúp tôi nâng cao kỹ năng viết và phân tích của mình. Ba mẹ tôi đã giúp tôi vô điều kiện trong thời gian cao điểm, con gái sáu tuổi của tôi luôn chờ đợi ngày tôi hoàn thành luận văn để được chơi với tôi nhiều hơn.
  5. -iii- TÓM TẮT Luận văn tập trung phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thuế thu nhập cá nhân (TNCN) ở Việt Nam dựa trên kinh nghiệm của Hoa Kỳ, một quốc gia có hệ thống thuế tương đối hoàn thiện và mức độ tuân thủ thuế TNCN cao. Các kết quả phân tích đã chỉ ra rằng việc tuân thủ thuế TNCN ở Việt Nam thấp do khi tuân thủ thì chi phí lớn và lợi ích thấp, trong khi chi phí của việc không tuân thủ không cao và lợi ích trực tiếp là không phải nộp thuế. Có thể rút ra năm vấn đề làm giảm động cơ tuân thủ thuế TNCN ở Việt Nam gồm: (i) thông tin về thuế TNCN vừa thiếu vừa không nhất quán, (ii) các chế tài còn lỏng lẻo không đủ tính răn đe; iii) công tác hành thu không đồng nhất; iv) tình trạng tiêu cực, tham nhũng tràn lan và sử dụng ngân sách nhà nước không hiệu quả làm cho người dân không có động cơ nộp thuế; v) người dân chưa cảm thấy việc quyết toán thuế là một nghĩa vụ phải làm. Ở Mỹ, việc tuân thủ thuế TNCN cao là do lợi ích của việc tuân thủ cao và chi phí của việc không tuân thủ cũng cao. Luật thuế TNCN của Mỹ hướng đến từng hoàn cảnh cụ thể, công tác hoàn thuế dễ dàng và thuận tiện, đội ngũ hỗ trợ khai thuế phát huy hiệu quả tốt. Người dân Mỹ có thể nhìn thấy được tiền thuế của họ được dùng như thế nào thông qua các dịch vụ công. Điều đáng chú ý là người dân có được các lợi ích trực tiếp từ việc đóng thuế. Hơn thế, việc áp dụng các hình thức kiểm tra ngẫu nhiên nghiêm minh và chặt chẽ cộng với xác suất kiểm tra khoảng 1% cùng với các hình phạt thích đáng dành cho người trốn thuế đã làm cho chi phí không tuân thủ thuế TNCN ở Mỹ khá cao. Những kết quả phân tích đã được kiểm chứng qua kết quả khảo sát mức độ tiếp cận thông tin về thuế TNCN ở Việt Nam và Mỹ của 306 người. Trong đó, có 45 người thuộc nhóm vừa phải khai và nộp thuế TNCN ở Việt Nam, vừa phải khai và nộp thuế TNCN ở Mỹ. Dựa vào những kết quả phân tích, tác giả đề xuất tám vấn đề nhằm nâng cao việc tuân thủ khai và nộp thuế TNCN ở Việt Nam. Thứ nhất, tích hợp MST với số CMND. Thứ hai, xây dựng một cơ chế kiểm tra thuế đồng bộ, ngẫu nhiên với chế tài đủ tính răn đe. Thứ ba, nên có sổ tay hướng dẫn quyết toán thuế thống nhất cho cả nước và quy các thông tin, thủ tục về thuế chỉ qua một cổng duy nhất là website của Tổng cục thuế. Thứ tư, chỉ có một đầu mối duy nhất trên toàn quốc nhận hồ sơ khai, quyết toán, và nộp thuế bằng đường bưu điện hoặc trực tuyến và không nhận hồ sơ trực tiếp. Thứ năm, chuyển vai trò của kế toán công ty từ quyết toán thuế TNCN thay cho người lao động thành người hướng dẫn. Thứ sáu, chuyển “Tuần lễ hỗ trợ người khai thuế” thành “Tháng hỗ trợ người khai thuế” trên cả nước. Thứ bảy, làm cho việc hoàn thuế đơn giản và dễ dàng hơn. Thứ tám, tạo ra các lợi ích trực tiếp từ việc đóng thuế.
  6. -iv- MỤC LỤC CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ................................................................................................. 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu .................................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ................................................................................. 3 1.3. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 3 1.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 4 1.5. Cấu trúc luận văn ........................................................................................................ 4 CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT, KINH NGHIỆM CÁC NƢỚC VÀ KINH NGHIỆM HOA KỲ ............................................................................................................. 5 2.1. Hệ thống thuế hiệu quả ............................................................................................... 5 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế ............................................................. 6 2.3. Thuế thu nhập cá nhân và việc tuân thủ ở một số nước .............................................. 8 2.4. Thuế thu nhập cá nhân và việc tuân thủ ở hoa kỳ ....................................................... 9 2.4.1. Khái quát về luật thuế thu nhập cá nhân............................................................. 10 2.4.2. Mã số thuế .......................................................................................................... 11 2.4.3. Quyết toán thuế thu nhập cá nhân ...................................................................... 11 2.4.4. Tính công bằng ................................................................................................... 12 2.4.5. Thông tin, công tác hỗ trợ và tuyên truyền thuế ................................................. 12 2.4.6. Tính hiệu quả về mặt chi phí .............................................................................. 13 2.4.7. Chi phí không tuân thủ ....................................................................................... 13
  7. -v- 2.4.8. Lợi ích của việc tuân thủ .................................................................................... 14 CHƢƠNG 3 PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ LÀM GIẢM ĐỘNG CƠ TUÂN THỦ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM ............................................................... 17 3.1. Khái quát về thuế thu nhập cá nhân .......................................................................... 17 3.2. Mã số thuế ................................................................................................................. 18 3.3. Kê khai và nộp thuế................................................................................................... 18 3.4. Tính công bằng .......................................................................................................... 21 3.5. Thông tin, hỗ trợ và tuyên truyền thuế ...................................................................... 22 3.6. Tính hiệu quả về mặt chi phí ..................................................................................... 24 3.7. Chi phí không tuân thủ .............................................................................................. 25 3.8. Lợi ích của việc tuân thủ ........................................................................................... 26 CHƢƠNG 4 KHẢO SÁT MỨC ĐỘ TUÂN THỦ TRONG VIỆC KHAI VÀ NỘP THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM ............................................................... 27 4.1. Mục đích.................................................................................................................... 27 4.2. Chọn mẫu và thu thập thông tin ................................................................................ 27 4.3. Phân tích các kết quả ................................................................................................. 28 4.3.1. Xu hướng khai và nộp thuế ở các nhóm thu nhập .............................................. 28 4.3.2. Các lý do ngại quyết toán thuế ........................................................................... 29 4.3.3. Các kênh phổ biến thông tin về thuế .................................................................. 30 4.3.4. Nhóm những người đã/đang ở Mỹ và đã/đang có thu nhập ở Việt Nam ........... 31 CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ................................... 34
  8. -vi- 5.1. Kết luận ..................................................................................................................... 34 5.2. Khuyến nghị chính sách ............................................................................................ 35 5.3. Hạn chế của luận văn ................................................................................................ 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 38 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 42
  9. -vii- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Tuân thủ về nộp tờ khai theo các sắc thuế chính của Việt Nam 2010 .................. 2 Bảng 2.2: Tỷ trọng thuế TNCN của một số nước Châu Á năm 2002 .................................... 9 Bảng 2.3: Tỷ phần thuế TNCN so với thu ngân sách và GDP của Hoa Kỳ ........................ 10 Bảng 2.5: Thống kê điều tra và kết án tội hình sự ở Hoa Kỳ .............................................. 14 Bảng 3.1: Tỷ phần thuế TNCN so với thu ngân sách và GDP của Việt Nam ..................... 17 Bảng 4.1: Kết quả từ mô hình Probit ................................................................................... 29 Bảng 2.1: Tỷ trọng thuế TNCN trên tổng thu thuế và GDP theo vùng ............................... 47 Bảng 2.4a: Diện phải khai thuế năm 2014 ở Hoa Kỳ .......................................................... 47 Bảng 2.4b: Mức giảm trừ tiêu chuẩn ở Hoa Kỳ................................................................... 47 Bảng 2.4c: Thuế suất cận biên cho người độc thân ở Hoa Kỳ ............................................ 47 Bảng 2.4e: Thuế suất cận biên cho vợ chồng khai chung ở Hoa Kỳ ................................... 48 Bảng 2.4f: Thuế suất cận biên cho vợ chồng khai riêng ở Hoa Kỳ ..................................... 48 Bảng 2.4g: Thuế suất cận biên cho chủ hộ ở Hoa Kỳ.......................................................... 49 Bảng 3.2: Biểu thuế suất biên Việt Nam năm 2014............................................................. 49
  10. -viii- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Cấu trúc nguồn thu thuế ở các nước đông nam Á ................................................. 1 Hình 2.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tuân thủ thuế ........................................................ 7 Hình 3.1: Băng rôn tuyên truyền thuế.................................................................................. 24 Hình 4.1: Các nhóm quyết toán thuế ................................................................................... 27 Hình 4.2: Các nhóm thu nhập của mẫu ................................................................................ 28 Hình 4.3: Lý do ngại quyết toán thuế .................................................................................. 30 Hình 4.4: Kênh thông tin về thuế ......................................................................................... 30 Hình 4.5: Các nhóm quyết toán thuế ................................................................................... 31 Hình 4.6: Các lý do khai hoặc ngại khai thuế ...................................................................... 32 Hình 4.7: Kênh tiếp nhận thông tin thuế .............................................................................. 32
  11. -ix- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt AGI Adjust Gross Income Thu nhập gộp đã điều chỉnh ASEAN Association of Southeast Asian Cộng đồng các nước đông nam Á Nations FDI Foreign Direct Invest Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài GI Gross Income Thu nhập gộp GTGT Giá trị gia tăng IRS Internal Revenue Service Cơ quan quản lý thuế hay Cục thuế Hoa Kỳ ITIN Individual Taxpayer Mã số thuế ở Mỹ (được cấp nếu Identification Number không có SSN) MST Mã số thuế OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế SSN Social Security Number Số an sinh xã hội TNCN Thu nhập cá nhân TNDN Thu nhập doanh nghiệp VAT Value Added Tax Thuế giá trị gia tăng VITA Volunteer Income Tax Tình nguyên viên trợ giúp khai thuế Assistance) thu nhập TCE Tax Counseling for the Elderly Hướng dẫn khai thuế cho người già XNK Xuất nhập khẩu
  12. -1- CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Thuế là nguồn thu ngân sách chủ yếu của các quốc gia (Stiglitz và Rosengard, 2015, Gruber, 2011). Có hai loại thuế cơ bản gồm thuế trực thu và thuế gián thu. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và thuế tài sản là các loại thuế trực thu phổ biến nhất. Thuế VAT hay thuế tiêu dùng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất nhập khẩu là những loại thuế gián thu phổ biến nhất. Thuế trực thu ít gây biến dạng và thường ổn định hơn, nhưng thuế gián thu lại dễ thu hơn (Chand, 2015). Do vậy, ở các nước phát triển thuế trực thu thường chiếm tỷ phần lớn trong các nguồn thu và các nước đang phát triển thì theo chiều ngược lại (Keen và Simone, 2004). Mỗi quốc gia có các chiến lược dựa vào một số loại thuế để bảo đảm nguồn thu. Tuy nhiên, khuynh hướng chung là các nước muốn gia tăng tỷ lệ thuế trực thu và giảm tỷ phần thuế gián thu (Musgrave, 1990). Hình 1.1: Cấu trúc nguồn thu thuế ở các nƣớc đông nam Á Thuế TN cá nhân Thuế TN doanh nghiệp Thuế gián thu: VAT, tiêu dùng Thuế gián thu: Tiêu thụ đặc biệt Thuế bất động sản Thuế khác, bao gồm cả thuế XNK Nguồn: OECD (2013).
  13. -2- Ở Việt Nam, thuế gián thu chiếm trên 60% tổng nguồn thu (Hình 1). Trong đó, nguồn thu từ dầu thô và thuế nhập khẩu chiếm một tỉ phần rất lớn trong cơ cấu ngân sách. Trong giai đoạn 2009-2014, hai nguồn này chiếm hơn 30% tổng nguồn thu (Bộ Tài chính, 2015). Với lộ trình cắt giảm các loại thuế khi tham gia vào tổ chức thương mại thế giới, cộng đồng kinh tế ASEAN và có thể là TPP sắp đến, Việt Nam sẽ phải cắt giảm thuế nhập khẩu theo lộ trình. Do vậy, nguồn thu thuế xuất nhập khẩu sẽ giảm dần. Nguồn thu dựa vào dầu thô cũng sẽ giảm theo thời gian do việc tập trung khai thác nhiều trong thời gian qua và nó là nguồn tài nguyên hữu hạn. Hơn nữa nguồn thu từ xuất khẩu dầu thô thường không ổn định vì nó phụ thuộc vào giá cả thế giới. Để đảm bảo ngân sách, Việt Nam cần dựa vào các loại thuế khác mang tính ổn định hơn như thuế TNCN chẳng hạn. Tuy vậy, nguồn thu này hiện chỉ chiếm 5,6% nguồn thu ngân sách (Bộ Tài Chính, 2015), tương đương 1,2% GDP. Theo số liệu so sánh vào năm 2011 của OECD (2013), tỷ phần thuế TNCN trong tổng nguồn thu của Việt Nam chỉ tương đương Campuchia và thấp hơn nhiều các nước trong khu vực. Do vậy, thuế TNCN là một nguồn thu tiềm năng cho Việt Nam. Bảng 1.1: Tuân thủ về nộp tờ khai theo các sắc thuế chính của Việt Nam 2010 Sắc thuế Tuân thủ về nộp tờ khai của các Tuân thủ về nộp tờ khai đối tượng nộp thuế đã đăng ký tờ khai đúng hạn Thuế TNDN 71% 58% Thuế TNCN 44% 16% Thuế GTGT 91% 72% Thuế tiêu thụ đặc biệt 47% 19% Nguồn: Shukla và đ.t.g (2011, tr.76). Để có thể gia tăng nguồn thu từ thuế TNCN, việc kê khai và nộp thuế là hết sức quan trọng. Tuy nhiên, chỉ có 44% số người tuân thủ về nộp tờ khai và 16% đúng hạn trên tổng số người đã đăng ký ở cơ quan thuế vào năm 2010 (Bảng 1.1). Hơn thế, việc trốn thuế TNCN của các "sao" Việt luôn là một đề tài nóng. Không ít ca sĩ bị triệu tập đến cục thuế để nộp thêm thuế. Bảy người phải nộp bổ sung hơn 4,4 tỉ đồng trong giai đoạn 2009-2014 (Lệ Thanh, 2015). Tuy nhiên, ý thức về nghĩa vụ phải nộp thuế dường như không có. Có ca sĩ đã nói rằng: "Nhớ nhớ quên quên là chuyên bình thường, chứ không cố tình trốn thuế!" (Đ. Phong, 2013). Một số người làm trong ngành thuế cũng cho rằng do người dân không
  14. -3- hiểu luật thuế TNCN nên việc tuân thủ kê khai và quyết toán thuế của họ thường không cao. 1 Đây là thách thức rất lớn. 1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu Tìm hiểu các nguyên làm giảm động cơ tuân thủ thuế TNCN ở Việt Nam là hết sức quan trọng nhằm gia tăng nguồn thu này trong tương lai. Đề tài “Phân tích các nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thuế TNCN ở Việt Nam dựa trên kinh nghiệm Hoa Kỳ” đặt mục tiêu tìm hiểu những nguyên nhân làm giảm động cơ tuân thủ thuế TNCN ở Việt Nam. Đặc biệt, thông qua việc khảo sát cảm nhận về những lợi ích và chi phí của việc tuân thủ và không tuân thủ cũng như mức độ tiếp cận thông tin về thuế TNCN ở Việt Nam và ở Mỹ, tác giả muốn tìm hiểu ý thức của người dân về thuế TNCN, từ đó đưa ra các giải pháp để tăng mức tuân thủ thuế TNCN ở Việt Nam. Để đạt được mục tiêu trên, câu hỏi nghiên cứu của đề tài được đưa ra như sau: (i) Đâu là những nguyên nhân không khuyến khích việc tuân thủ khai và nộp thuế TNCN ở Việt Nam? (ii) Làm thế nào để tăng mức độ tuân thủ khai và nộp thuế TNCN của người lao động ở Việt Nam? 1.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu chính là việc kê khai và nộp thuế TNCN ở Việt Nam thông qua việc đối chiếu với mô hình của Hoa Kỳ bằng phân tích các quy định và quy trình cũng như khảo sát mức độ tuân thủ. Thời gian phân tích chủ yếu từ năm 2009 - thời điểm Luật thuế TNCN mới của Việt Nam có hiệu lực đến năm 2015. Sở dĩ Hoa Kỳ được chọn là vì ba lý do. Thứ nhất, hệ thống thuế TNCN của Hoa Kỳ được xem là khá hoàn thiện (Stiglitz và Rosengard 2015). Cho dù việc xây dựng hệ thống thuế của Hoa Kỳ cần rất nhiều thời gian, nhưng việc dựa vào một mô hình như vậy có thể đưa ra các ngụ ý chính sách cần thiết cho Việt Nam ở các mức độ và giai đoạn khác nhau. Thứ hai, việc chỉ chọn một quốc gia để làm cơ sở đối chiếu, sẽ giúp việc phân tích một cách chi 1 Tác giả phỏng vấn ngày 15/11/2014 và ngày 21/11/2014.
  15. -4- tiết, cụ thể và logic hơn. Thứ ba, đội ngũ du học sinh Việt Nam ở Mỹ rất đông đảo với nhiều người đã và đang trải nghiệm qua cả hai hệ thống thuế. Điều này đảm bảo mục tiêu có được số lượng mẫu đủ lớn (trên 30 quan sát) ở các nhóm chính để tránh sự thiên lệch hay không đại diện trong phân tích thống kê. 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp định tính trên cơ sở trần thuật những gì đã và đang xảy ra trên thực tế kết hợp với khảo sát điều tra, thống kê mô tả để đưa ra các phân tích, lập luận. 1.5. Cấu trúc luận văn Để đạt được các mục tiêu, luận văn được cấu trúc thành năm chương. Chương II trình bày về cơ sở lý thuyết, kinh nghiệm quốc tế và kinh nghiệm Hoa Kỳ. Chương này phân tích một cách chi tiết việc tuân thủ kê khai và nộp thuế TNCN ở Hoa Kỳ sau khi trình bày các nội dung lý thuyết quan trọng và kinh nghiệm từ một số nước. Chương III phân tích các nhân tố làm giảm động cơ tuân thủ thuế TNCN ở Việt Nam dựa trên việc đối chiếu với Hoa Kỳ từ kết quả phân tích ở Chương II. Chương IV phân tích kết quả khảo sát các rào cản trong việc tuân thủ kê khai và nộp thuế TNCN ở Việt Nam. Chương này sẽ kiểm chứng một số phân tích chính ở Chương III. Các kết luận và khuyến nghị chính sách được trình bày ở chương cuối cùng.
  16. -5- CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT, KINH NGHIỆM CÁC NƢỚC VÀ KINH NGHIỆM HOA KỲ 2.1. Hệ thống thuế hiệu quả Theo Stiglitz và Rosengard (2015), có năm đặc tính quan trọng của một hệ thống thuế gồm: hiệu quả kinh tế, đơn giản về mặt hành chính, linh hoạt, trách nhiệm về mặt chính trị, và công bằng. Hiệu quả kinh tế là làm cho tổn thất xã hội nhỏ nhất. Đơn giản về mặt hành chính là hệ thống thuế phải đơn giản để việc hành thu và quản lý không quá tốn kém. Tính linh hoạt là khả năng thích ứng của hệ thống thuế khi tình hình kinh tế thay đổi, khi kinh tế hưng thịnh thì mức thuế suất trung bình sẽ tăng và ngược lại. Trách nhiệm chính trị là việc công khai minh bạch chi tiêu công để người dân biết tiền thuế của mình có được sử dụng đúng mục đích chưa. Công bằng theo chiều ngang tức là những người giống nhau nên được đối xử như nhau; công bằng theo chiều dọc nghĩa là ai có khả năng nộp thuế cao hơn thì phải nộp thuế cao hơn. Viện chính sách Oklahoma (2014) cho rằng một hệ thống thuế tốt nên có bốn đặc tính gồm: công bằng, đầy đủ, minh bạch, và khả thi về mặt quản lý. Tính công bằng như định nghĩa của Stiglitz và Rosengard (2015). Tính đầy đủ tức là thuế thu được phải đáp ứng đầy đủ cho việc chi trả các nhu cầu cơ bản của xã hội. Tính minh bạch nghĩa là người nộp thuế có thể dễ dàng tìm thấy thông tin về hệ thống thuế và tiền thuế được sử dụng như thế nào. Tính khả thi về mặt quản lý được hiểu là hệ thống thuế không quá phức tạp và không quá tốn kém cho cả người nộp thuế và người thu thuế. Đối với thuế thu nhập, Goode (1952) cho rằng những đặc tính cần thiết để cho một hệ thống thuế thu nhập hiệu quả là có một nền kinh tế tiền tệ, có tỷ lệ dân số biết chữ cao, những người đóng thuế có mức tuân thủ tự nguyện cao, có các tiêu chuẩn kế toán phổ biến trung thực và tin cậy, có một hệ thống chính trị không bị chi phối bởi bất kỳ ai, có cơ chế quản lý trung thực và hiệu quả.
  17. -6- Nhìn chung, một cơ chế thuế tốt thì trước hết phải có một hệ thống đăng ký mã số thuế (MST) hiệu quả. Hệ thống này nên được thiết kế làm sao để tất cả người dân đều tự nguyện đăng ký. Thứ hai là phải có ngưỡng đóng thuế thực tế. Ngưỡng này để đảm bảo cho người thu nhập thấp đủ trang trải sinh hoạt phí trước khi phải đóng thuế đồng thời giảm bớt gánh nặng quyết toán thuế cho người dân cũng như việc thu nhận, kiểm tra hồ sơ của cơ quan thuế. Thứ ba là việc tối đa hóa khả năng khấu trừ tại nguồn. Thứ tư là yêu cầu lưu giữ chứng từ rõ ràng. Thứ năm, quyền xác định nơi phát sinh nghĩa vụ thuế. Thứ sáu, thủ tục khiếu nại công bằng. 2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc tuân thủ thuế Cơ quan quản lý thuế Hoa Kỳ (IRS) định nghĩa tuân thủ thuế là việc khai thuế2 theo yêu cầu và trả đủ tiền thuế, tiền phạt, và lãi nếu có. Palil (2010) đã cho thấy mức độ tuân thủ tự nguyện có thể đạt được nếu người nộp thế hoàn thành việc khai thuế đúng và nộp đủ thuế. Shukla và đ.t.g (2011) cho rằng trốn thuế và tránh thuế là hai yếu tố quan trọng nhất của việc không tuân thủ thuế. Boidman (1983) đã chỉ ra ba hình thức không tuân thủ thuế gồm: (i) không nộp tờ quyết toán thuế; (ii) không kê khai đúng thu nhập; (iii) kê khai không đúng những khoản miễn giảm hoặc khấu trừ. Eriksen và Fallan (1996) cho rằng việc tuân thủ có thể được cải thiện nếu người dân hiểu biết về thuế nhiều. Theo McLure (2014) hệ thống thuế nên ổn định, nếu nó thường xuyên thay đổi thì có thể làm giảm việc tuân thủ. Crane và Nourzad (1986) phân tích rằng lạm phát làm giảm giá trị thực của thu nhập và do đó làm tăng động cơ trốn thuế. Theo Palil (2010), kiến thức về thuế như hiểu biết về các hình phạt, trách nhiệm và quyền của người nộp thuế, các khoản giảm trừ ảnh hưởng nhiều đến việc tuân thủ thuế. Ngoài ra, các nhân tố như nhận thức về chi tiêu của chính phủ, xác suất bị kiểm tra cũng ảnh hưởng đến hành vi tuân thủ thuế. Theo Gordon (1990), hệ thống đăng ký MST nếu được xây dựng và hoạt động hiệu quả sẽ cải thiện việc tuân thủ thuế. Bird (2004) cho rằng để cải thiện việc tuân thủ thuế, cần phải có các tờ khai dễ hiểu, hướng dẫn rõ ràng, các dịch vụ trợ giúp 2 Ở Mỹ, du học sinh thường dịch từ tax filing là khai thuế trong khi thuật ngữ khai thuế và quyết toán thuế ở Việt Nam là khác nhau. Để thuận tiện cho việc hỏi, thuật ngữ khai thuế trong luận văn này cũng có nghĩa là quyết toán thuế.
  18. -7- và thông tin cần thiết. Cơ cấu xử phạt thích đáng cần phải được xây dựng và áp dụng để tăng chi phí cho việc không tuân thủ (Oldman, 1965, trích trong Gordon, 1990). Theo Shukla và đ.t.g (2011), việc không tuân thủ thuế có nguyên nhân chủ quan gồm: chính sách thuế, năng lực của cơ quan thuế, tính hiệu quả và liêm chính, và chi phí tuân thủ. Nguyên nhân khách quan gồm: trách nhiệm giải trình trong chi tiêu công, tham nhũng, và quy mô của nền kinh tế phi chính thức (Hình 2.1). Hình 2.1: Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc tuân thủ thuế Nguồn: Shukla và đ.t.g (2011). Như vậy, hai yếu tố nhằm nâng cao sự tuân thủ thuế gồm: giảm chi phí và tăng lợi ích của việc tuân thủ; và giảm lợi ích và tăng chi phí của việc không tuân thủ. Để giảm chi phí tuân thủ thì luật thuế cần đơn giản, số mức thuế hợp lý, dịch vụ trợ giúp về chuyên môn tốt. Những yếu tố làm tăng lợi ích của việc tuân thủ là luật thuế cần phải rõ ràng, nhất quán và hướng đến hoàn cảnh của từng người/gia đình; việc khai/quyết toán thuế dễ dàng và dịch vụ hỗ trợ tốt; công tác hoàn thuế dễ dàng; lợi ích trực tiếp từ việc đóng thuế cao; và tiền thuế được sử dụng đúng mục đích. Để tăng chi phí của việc không tuân thủ, cần phải tăng xác suất bị phát hiện, có các hình phạt thích đáng và áp dụng các hình phạt này nghiêm minh, công bằng.
  19. -8- 2.3. Thuế thu nhập cá nhân và việc tuân thủ ở một số nƣớc Hầu hết các nước trên thế giới áp dụng thuế lũy tiến và khấu trừ tại nguồn cho thuế TNCN. Tuy nhiên, mỗi nước quy định mức giảm trừ khác nhau và thuế suất biên cũng không giống nhau. Các khoản giảm trừ được chia thành các loại: giảm trừ chung hoặc cho bản thân, cho người phụ thuộc, và các khoản giảm trừ khác như chi phí y tế, giáo dục, chi phí tạo ra thu nhập. Mức giảm trừ chung so với GDP bình quân đầu người của các nước đang phát triển cao hơn nhiều so với các nước phát triển. Ví dụ, mức giảm trừ chung so với GDP đầu người của Thái Lan là 97%, của Indonesia là 52%, trong khi đó của Mỹ là 25%, Úc là 21%, và Canada là 17% (OECD 2013). Khái niệm về người phụ thuộc ở các nước cũng không giống nhau. Có nước cho phép vợ/chồng trong độ tuổi lao động và không bị khuyết tật là người phụ thuộc nếu như không có thu nhập như Mỹ, Thái Lan và Malaysia, nhưng Việt Nam lại không cho phép điều này. Thái Lan, Indonesia khống chế số người phụ thuộc nhưng Mỹ và Anh lại không. Về các khoản giảm trừ khác, các nước quy định rất khác nhau nhưng có nhiều nước cho phép trừ chi phí học tập cho con cái, khám chữa bệnh, lãi mua căn nhà đầu tiên (Bộ tài chính 2013). Theo Chu và đ.t.g (2000) các nước phát triển khá thành công trong việc sử dụng thuế để làm giảm bất bình đẳng trong thu nhập trong khi đó việc này ở các nước đang phát triển còn rất hạn chế. Sự phân phối lại thu nhập là rất ít ở các nước đang phát triển (Engel và đ.t.g., 1999, trích trong Bird và Zolt, 2005). Thuế TNCN ở các nước đang phát triển không lũy tiến nhiều bằng các nước phát triển (Bird và Zolt, 2005).
  20. -9- Bảng 2.2: Tỷ trọng thuế TNCN của một số nƣớc Châu Á năm 2002 Quốc gia So với tổng thu thuế (%) So với GDP (%) Trung Quốc 1,7 0,3 Việt Nam 2002 2,6 0,4 Việt Nam 2014 6,1 1,2 Indonesia 16,6 1,3 Ấn Độ 16,1 1,4 Thái Lan 14,5 1,9 Philippin 17,2 2,1 Đài Loan 24,5 2,3 Malaysia 14,7 2,7 Nhật Bản 15,9 3,0 Hàn Quốc 17,9 3,0 Nguồn: Bird và Zolt (2005) và Bộ Tài chính (2015). Ở các nước đang phát triển, thuế TNCN chiếm khoảng từ 5 đến 10% tổng thu thuế và dưới 2% GDP. Ở các nước phát triển lần lượt là 25% và hơn 7% (Bird and Zolt, 2005). Vai trò của thuế TNCN của các nước ở châu Á khá thấp (Bảng 2.1, phụ lục 2). Tuy nhiên, tỷ lệ thuế TNCN trong tổng thu thuế và so với GDP của các nước trong khu vực năm 2002 là khá cao so với của Việt Nam năm 2014 (Bảng 2.2). Đảm bảo việc tuân thủ thuế luôn là thách thức ở các quốc gia. Ở các nước đang phát triển thì khó khăn hơn và nhất là đối với thuế TNCN (IMF 2011). Chi phí hành thu ở các nước phát triển khoảng 1% số tiền thuế thu và con số này cao hơn ở các nước đang phát triển (Mann, 2002, trích trong Bird và Zolt, 2005). Hoa Kỳ 0,4%, Indonesia 0,58%, Singapore 0,80%, Malaysia 0,84% và Việt Nam 2% (Bộ Tài Chính, 2012). 2.4. Thuế thu nhập cá nhân và việc tuân thủ ở hoa kỳ Thuế TNCN là một nguồn thu chính của ngân sách Hoa Kỳ. Nguồn thu này dao động ở mức 30% trong tổng nguồn thu và từ 8% đến 10% GDP (Bảng 2.3).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2