intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư công - Trường hợp thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:95

62
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác định rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư công trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; định lượng mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, từ đó đề xuất được những giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng đầu tư công. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư công - Trường hợp thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VŨ QUANG LÃM PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG – TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VŨ QUANG LÃM PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG – TRƯỜNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN HỒNG THẮNG Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, không sao chép công trình của người khác. Các số liệu, thông tin được lấy từ nguồn thông tin hợp pháp, chính xác và trung thực. Tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu có bất kỳ sự gian dối nào trong đề tài nghiên cứu này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 09 năm 2010 Tác giả Vũ Quang Lãm
  4. MỤC LỤC Trang PHỤ BÌA MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG, DANH MỤC HÌNH DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG 1.1 Dự án đầu tư ...................................................................................................... 4 1.2 Dự án đầu tư công ............................................................................................ 5 1.3 Quản lý dự án đầu tư công ................................................................................ 5 1.4 Chất lượng đầu tư công ..................................................................................... 6 1.5 Tiêu chuẩn và nhân tố ảnh hưởng (Criteria and Factors) ................................. 7 1.6 Những nhân tố quan trọng trong quản lý dự án ................................................ 7 ™ Kết luận Chương 1………………………………………………………….16 CHƯƠNG 2 NGÂN SÁCH DÀNH CHO ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN VÀ QUI TRÌNH PHÂN CẤP QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1 Vai trò của ngân sách thành phố Hồ Chí Minh ................................................ 17 2.2 Tình hình đầu tư công của thành phố Hồ Chí Minh ....................................... 18 2.3 Phân cấp quản lý và quy trình đầu tư công trên địa bàn thành phố ....................22 2.4 Nhận xét ................................................................................................................24 ™ Kết luận Chương 2............................................................................................ 25
  5. CHƯƠNG 3 KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3.1 Mô hình khảo sát ............................................................................................... 26 3.2 Quy trình khảo sát ............................................................................................. 26 3.2.1 Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi ………………………………………..26 3.2.2 Bước 2: Xác định số lượng mẫu cần thiết và thang đo cho việc khảo sát 27 3.2.3 Bước 3: Gửi phiếu điều tra đến nhà quản lý…………………………… 28 3.2.4 Bước 4: Nhận kết quả trả lời ……………………………………………28 3.2.5 Bước 5: Thu nhận phản hồi từ phía nhà đầu tư …………………………28 3.2.6 Bước 6: Xử lý dữ liệu thông qua việc sử dụng công cụ phân tích SPSS . 29 3.3 Kết quả khảo sát ................................................................................................ 30 3.3.1 Phân tích mô tả..................................................................................... 30 3.3.1.1 Phân tích mô tả đối tượng được khảo sát về mức độ hiểu biết, giới tính, đơn vị công tác, độ tuổi và số năm công tác……………………………30 3.3.1.2 Phân tích mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh. ………………………………………………………30 3.3.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo......................................................... 32 3.3.3 Phân tích nhân tố EFA ........................................................................ 32 3.3.3.1 Phân tích nhân tố biến độc lập ……………………………... 33 3.3.3.2 Phân tích nhân tố biến phụ thuộc (Y)………………………. 39 3.3.3.3 Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ……………………………..41 3.3.4 Hồi quy tuyến tính ............................................................................... .41 3.3.5 Kiểm định mô hình ............................................................................. .47
  6. ™ Kết luận Chương 3............................................................................................ 48 CHƯƠNG 4 THẢO LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 4.1. Thảo luận về kết quả nghiên cứu ..................................................................... 49 4.1.1 Khung pháp lý cho công tác quản lý đầu tư công…………………... 49 4.1.2 Vấn đề lựa chọn chủ đầu tư dự án công………..…………………… 51 4.1.3 Vấn đề tính liêm khiết của chủ đầu tư ……………………………….53 4.1.3.1 Về cơ chế ngăn ngừa tiêu cực trong quản lý dự án…………. 54 4.1.3.2 Về cơ chế tài chính - cơ chế đãi ngộ của các chủ đầu tư ……55 4.1.4 Về quy trình triển khai thực hiện công tác quản lý dự án ……………57 4.1.5 Năng lực triển khai của chủ đầu tư …………………………………. 61 4.2 Kiến nghị chính sách: ....................................................................................... 62 4.2.1 Xây dựng khung pháp lý ổn định và Bộ quy tắc đạo đức ứng xử trong quản lý dự án ............................................................................................... 62 4.2.2 Lựa chọn chủ đầu tư............................................................................ 63 4.2.3 Tổ chức đào tạo và Lập kế hoạch tiến độ và kiểm soát rủi ro ……… 63 4.2.4 Cải cách cơ chế chi tiêu chi phí quản lý dự án……………………… 65 4.2.5 Cải tiến quy trình thẩm định dự án đầu tư theo có xem xét đến lợi ích của các nhóm dân cư liên quan và có xét đến việc mở rộng mô hình PPP (Hợp tác công tư)………………………………………………………………... 65 ™ Kết luận Chương 4............................................................................................ 66 Kết luận........................................................................................................ 67 Hạn chế của đề tài ...................................................................................... 67 Kiến nghị về những nghiên cứu tiếp theo ………………………………68
  7. Danh mục tài liệu tham khảo .................................................................................. 69 Danh mục Bảng: - Bảng 1.1: Các nhân tố chính ảnh hưởng đến thành công hoặc thất bại của quản lý dự án – Theo Belassi và Tukel (1996) ...................................... 9 - Bảng 1.2: Những nhân tố quyết định thành công trong quá trình triển khai dự án – Theo Pinto và Slevin (1987) .................................................... 11 - Bảng 1.3: Các nhân tố quyết định thành công trong nghiên cứu lý thuyết – Theo Bellassi và Tukel (1996)........................................................ 12 - Bảng 1.4: Tóm tắt nghiên cứu về các nhân tố quyết định thành công của dự án – Theo Westerveld (2002) .................................................................. 15 - Bảng 2.1: Vốn ngân sách cân đối dành cho chi đầu tư từ 2006-2009 ......... 20 - Bảng 2.2: Cơ cấu bố trí kế hoạch đầu tư công từ năm 2007 đến năm 2009....................................................................................................... 21 - Bảng 3.1: Phân tích mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh .................................................................. 30 - Bảng 3.2: Kết quả phân tích nhân tố EFA các biến độc lập ......................... 33 - Bảng 3.3: Kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc ....................................... 39 - Bảng 3.4: Tóm tắt mô hình hồi quy .............................................................. 42 - Bảng 4.1: Phân tích SWOT đối với các Ban quản lý dự án.......................... 52 - Bảng 4.2: so sánh lương và thu nhập của Ban quản lý dự án ...................... 56 Danh Mục Hình: - Hình 1.1: Mô hình về mối quan hệ giữa chính sách chương trình và dự án công .......................................................................................................... 5 - Hình 1.2: Mô hình về mối liên hệ giữa các thành tố trong quản lý dự án. .................................................................................................................. 6 - Hình 1.3: Nhân tố quyết định thành công và kết nối chúng ......................... 11 - Hình 2.1: Phân cấp và quy trình thực hiện dư án đầu tư ............................. 22 - Hình 2.2: Mô hình quản lý dự án công tại thành phố Hồ Chí Minh............. 23 - Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu mối tương quan giữa các biến định lượng ............................................................................................................. 41
  8. Phụ lục 1: - Bảng PL - 1.1 Hiểu biết về phương thức đầu tư công trên địa bàn thành phố - Bảng PL - 1.2 Giới tính người được khảo sát - Bảng PL - 1.3: Đơn vị công tác của những người được khảo sát - Bảng PL - 1.4 Độ tuổi của những người được khảo sát - Bảng PL - 1.5 Thời gian công tác của những người được khảo sát Phụ lục 2: - Bảng PL.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với các biến quan sát về quy trình trong quản lý đầu tư. - Bảng PL.2.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với các biến quan sát về quy định của Chính phủ liên quan đến lãnh vực đầu tư. - Bảng PL.2.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với các biến quan sát về đánh giá lựa chọn chủ đầu tư thì có ảnh hưởng đến quản lý đầu tư. - Bảng PL.2.4 Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với các biến quan sát về đánh giá về phẩm chất của chủ đầu tư và các bên liên quan. - Bảng PL.2.5 Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với các biến quan sát về Khả năng triển khai thực hiện dự án của chủ đầu tư. - Bảng PL.2.6 Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với các biến quan sát về đánh giá mức độ tác động của các biến nhân tố ảnh hưởng.
  9. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TĂT ADB Ngân hàng phát triển Châu Á AFD Ngân hàng phát triển Pháp AGB Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn BIDV Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Ban QLDA Ban Quản lý dự án BOT Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao ĐT Đầu tư DA Dự án DAĐT Dự án đầu tư FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm quốc dân HĐND Hội đồng nhân dân IDA Hiệp hội Phát triển quốc tế IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế JBIC Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật bản NHTG Ngân hàng thế giới NSĐP Ngân sách địa phương NSNN (TW) Ngân sách nhà nước (Trung ương) ODA Hỗ trợ Phát triển chính thức PPP Mô hình Hợp tác công tư TK Thiết kế TKCS Thiết kế cơ sở UBND Ủy ban nhân dân Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam – VCB Vietcombank VTB Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam XD Xây dựng XDCB Xây dựng cơ bản WB Ngân hàng thế giới
  10. Phần mở đầu Lý do chọn đề tài Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, là đầu mối giao lưu hàng hóa, thông tin liên lạc, trung tâm đầu ngành về dịch vụ y tế, đào tạo, khoa học kỹ thuật của khu vực phía Nam. Với vai trò trung tâm trên các lĩnh vực, thành phố luôn duy trì được nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao trong khi luôn giữ vững ổn định chính trị, xã hội, góp phần quan trọng vào việc giữ vững ổn định chung của đất nước. Sự phát triển kinh tế của thành phố có tác động lớn đến tốc độ phát triển của cả nước. Để đảm bảo tốc độ phát triển trên địa bàn (GDP của thành phố chiếm tỷ trọng khoảng 20% GDP của cả nước), đầu tư công - đầu tư cho phát triển bao giờ cũng là mối quan tâm hàng đầu của chính quyền thành phố Hồ Chí Minh. Hàng năm thành phố dành 25 đến 30% nguồn thu từ ngân sách cho chi đầu tư. Vốn đầu tư phát triển từ ngân sách qua các năm đều tăng (năm 2006 tăng 11,58%, năm 2007 tăng 29,89%, năm 2008 tăng 20%, năm 2009 tăng 17,1%). Bên cạnh nguồn thu từ ngân sách, chính quyền thành phố đã huy động nhiều nguồn vốn để bổ sung cho chi đầu tư phát triển: Đấu giá quyền sử dụng đất, Phát hành trái phiếu đô thị, Chương trình kích cầu đầu tư, Hình thức Hợp tác công – tư PPP sơ khai (đầu tư bằng hình thức BOT-BT-BTO)…. Khi đã huy động được vốn đầu tư thì vấn đề quản lý sử dụng vốn đầu tư một cách hiệu quả là một thách thức lớn cho chính quyền thành phố. Đã có nhiều nghiên cứu về các giải pháp huy động vốn cho đầu tư phát triển của thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, chưa có những nghiên cứu định lượng cụ thể về các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư công trên địa bàn nhằm bảo đảm sử dụng vốn hiệu quả, nâng cao chất lượng đầu tư khu vực công. Bản thân các ngành chức năng của thành phố hàng năm đều có đánh giá phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư công nhưng chỉ là những đánh giá chung chung, định tính. 1
  11. Do đó, tác giả chọn đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư công - trường hợp Thành phố Hồ Chí Minh” để làm luận văn tốt nghiệp của mình. Mục tiêu nghiên cứu: - Xác định rõ các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư công trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh; - Định lượng được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, từ đó đề xuất được những giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy và nâng cao chất lượng đầu tư công. Đối tượng nghiên cứu: - Các nhân tố tác động đến quản lý dự án đầu tư công. Phạm vi nghiên cứu: - Các dự án đầu tư công trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2007 đến 2009: Các dự án chuẩn bị đầu tư, các dự án quy hoạch, các dự án bồi thường giải phóng mặt bằng, các dự án đầu tư xây dựng mới, các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA), các dự án đầu tư theo hình thức BOT và các dự án thuộc chương trình kích cầu đầu tư. - Khung pháp lý và các định chế tài chính hiện hành theo các quy định của Chính phủ trong lĩnh vực đầu tư công. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng hai phương pháp nghiên cứu chính: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. - Nghiên cứu định tính được tiến hành với kỹ thuật thảo luận nhóm. Nhóm lựa chọn gồm các chuyên viên đang trực tiếp thực hiện quản lý đầu tư công tại 4 Sở chức năng: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải và Sở Tài chính; cùng một số cán bộ tại các Ban Quản lý dự án lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh. 2
  12. - Nghiên cứu định lượng: thực hiện bằng kỹ thuật thu thập thông tin bằng phiếu khảo sát từ các cán bộ đang làm công tác quản lý dự án công tại các Ban Quản lý dự án, các Sở chuyên ngành của thành phố. Số lượng mẫu điều tra khoảng 300 mẫu. Việc kiểm định thang đo cùng các giả thuyết đề ra bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha; phân tích nhân tố khám phá (EFA), phân tích hồi qui tuyến tính bội... dựa trên kết quả xử lý số liệu thống kê SPSS16. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Từ trước đến nay, các cơ quan chức năng của thành phố khi đánh giá về công tác quản lý đầu tư công thường chỉ bằng những nhận xét chung chung mà chưa có bước thống kê định lượng cụ thể. Những đánh giá này chưa xác định chính xác nhân tố nào tác động tích cực dẫn đến thành công và những nhân tố nào tác động tiêu cực ảnh hưởng đến hiệu quả trong công tác quản lý đầu tư công. Khi chưa có kết luận chính xác thì chưa thể đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm cải thiện công tác quản lý, từ đó nâng cao hiệu quả đầu tư. Đề tài này hướng đến việc phân tích rõ những nhân tố cụ thể và đo lường mức độ ảnh hưởng của một (hoặc từng nhóm) nhân tố trong bối cảnh cụ thể là thành phố Hồ Chí Minh; qua đó đề xuất những giải pháp mang tính thực tiễn cao nhằm cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực quản lý, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong quản lý đầu tư công. Nội dung luận văn: Luận văn gồm: 70 trang với 12 bảng, 06 hình và 2 phụ lục Ngoài mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 4 chương: Chương 1 : Lý thuyết về quản lý dự án đầu tư công. Chương 2 : Ngân sách dành cho đầu tư phát triển và quy trình phân cấp quản lý dự án đầu tư công tại thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3 : Khảo sát sự tác động các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư công trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Chương 4: Thảo luận và đề xuất. 3
  13. CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CÔNG Chương này trình bày một số lý thuyết nền và các nghiên cứu trước đây có liên quan đến dự án, quản lý dự án và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư công. 1.1 Dự án đầu tư (1) Theo định nghĩa của Tunner (1993): “Dự án là nỗ lực của con người, (hoặc máy móc), nguồn lực tài chính và vật chất được tổ chức theo một cách mới để tiến hành một công việc đặc thù với đặc điểm kỹ thuật cho trước, trong điều kiện ràng buộc về thời gian và chi phí để đưa ra một thay đổi có ích được xác định bởi mục tiêu định tính và định lượng”. Mới đây, hướng dẫn của Viện quản lý dự án (Project Management Institute’s guide to management body of knowledge) đã phát triển một định nghĩa mới về dự án: “Dự án là một nỗ lực tạm thời để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ đặc thù. Tạm thời có nghĩa là mỗi một dự án có một kết thúc xác định. Đặc thù có nghĩa là sản phẩm hoặc dịch vụ đó khác biệt ở một cách khác so với tất cả sản phẩm hoặc dịch vụ cùng loại”. Theo Luật Xây dựng được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2003 thì: “Dự án đầu tư xây dựng công trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở”. Critical success factors in Project management an annalysis of Infrastructure projects in (1) VietNam, Ph D Cao Hao Thi, May 2006. 4
  14. 1.2 Dự án đầu tư công (2) Dự án đầu tư công là những dự án do Chính phủ tài trợ (cấp vốn) toàn bộ hay một phần hoặc do dân chúng tự nguyện đóng góp bằng tiền hay bằng ngày công nhằm đáp ứng mọi nhu cầu mang tính cộng đồng. Nếu mở rộng hơn nữa dự án công còn bao gồm những dự án mà Chính phủ hoặc chính quyền địa phương đề xuất kêu gọi tài trợ quốc tế. Cũng được xem là dự án công cho dù dự án đó do một đơn vị kinh doanh thực hiện nếu nó hướng đến việc nâng cao phúc lợi công cộng. Như vậy, nhận diện tính chất công của một dự án ở mục đích của nó - Hướng đến việc tạo ra những lợi ích cộng đồng. Ta có mô hình về mối quan hệ giữa chính sách chương trình và dự án công. Hình 1.1: Mô hình về mối quan hệ giữa chính sách chương trình và dự án công Chính sách, chiến lược phát triển quốc gia và vùng lãnh thổ Chương trình Chương trình quốc gia … Chương trình quốc gia … quốc gia … Dự Dự Dự Dự Dự Dự Dự Dự án án án án án án án án 1.3 Quản lý dự án đầu tư công (3) Morris (1994) định nghĩa quản lý dự án như sau: “Quản lý dự án là một quá trình kết nối các công tác, nhiệm vụ (đặc biệt là sử dụng những phương pháp quản lý dự án mang tính kỹ thuật) thông qua từng giai đoạn chu kỳ hoạt động của dự án (từ khi còn là ý tưởng đến khi chuyển giao) để đạt được mục đích của dự án”. (2) Giáo trình thẩm định dự án đầu tư khu vực công, TS. Nguyễn Hồng Thắng và TS. Nguyễn Thị Huyền (3) Critical success factors in Project management an annalysis of Infrastructure projects in VietNam, PhD Cao Hao Thi,, May 2006. 5
  15. PMBOK (2000) định nghĩa: “Quản lý dự án là việc áp dụng kiến thức, kỹ năng, công cụ và kỹ thuật vào các hoạt động của dự án để đáp ứng yêu cầu của dự án”. Nói cách khác, nhà quản lý dự án (project manager) phải làm tất cả những yêu cầu cần thiết theo đúng trình tự, trong giới hạn thời gian và ngân sách cho phép để đạt được mục tiêu đề ra. Ta có mô hình về mối quan hệ này: Hình 1.2: Mô hình về mối liên hệ giữa các thành tố trong quản lý dự án. Ngân sách MỤC TIÊU Chi Thời phí gian 1.4 Chất lượng đầu tư công 4 Chất lượng đầu tư công là một khái niệm nội hàm gồm 5 phẩm chất: Hiệu suất, Hiệu quả, Tác động, Mức độ phù hợp và Tính bền vững. Giáo trình thẩm định dự án đầu tư khu vực công, TS. Nguyễn Hồng Thắng và TS. Nguyễn (4) Thị Huyền 6
  16. - Hiệu suất: Phản ảnh năng suất của dự án. Nó đo lường mức độ chuyển hóa những đơn vị đầu vào thành một đơn vị đầu ra. Một dự án đạt hiệu suất cao nhất khi sử dụng các nguồn lực với chi phí thấp nhất có thể đạt được đầu ra mong muốn. Biểu hiện cụ thể là hiện giá thuần tài chính càng dương càng tốt. - Hiệu quả: Là thước đo mức độ đạt được các kết quả và mục tiêu từ những sản phẩm (đầu ra) của dự án. - Tác động: hàm ý những thay đổi tích cực hay tiêu cực; trực tiếp hoặc gián tiếp; chủ ý hay không chủ ý do việc thực thi dự án tạo ra. - Mức độ phù hợp: mức độ thích hợp của dự án đối với ưu tiên mang tính chiến lược của đất nước. - Tính bền vững: độ dài lâu của những lợi ích mà dự án mang lại. 1.5 Tiêu chuẩn và nhân tố ảnh hưởng (Criteria and Factors)(5) Theo Hayword và Sparkes (1990) thì tiêu chuẩn và nhân tố ảnh hưởng được định nghĩa như sau: - Tiêu chuẩn (criteria): Là nguyên lý (principle) hoặc chuẩn mực/mức độ (standard) dùng làm cơ sở để đánh giá sự việc nào đó. - Nhân tố (factor) : Là bất cứ tình huống (circumstance), sự kiện (fact) hay ảnh hưởng (influence) nào tác động đến kết quả của sự việc. 1.6 Những nhân tố quan trọng trong quản lý dự án (Key Project Management Factors)(6) Những nhân tố quyết định sự thành công của quản lý dự án được mô tả trong các nghiên cứu lý thuyết thường không dựa trên thành quả thực tế. Để đánh giá những nhân tố này có thật sự thành công hay không còn tùy thuộc vào hiệu quả tác động của chúng đến thành quả dự án. Critical success factors in Project management an annalysis of Infrastructure projects in (5),(6) VietNam, PhD Cao Hao Thi, May 2006. 7
  17. Rubin và Seeling (1967) nghiên cứu mối quan hệ về kinh nghiệm của nhà quản lý dự án đến sự thành công hay thất bại của dự án. Những phát hiện của họ chỉ ra rằng kinh nghiệm trước đây của nhà quản lý dự án chỉ có ảnh hưởng tối thiểu đến thành quả của dự án. Quy mô của các dự án được quản lý trước đây cũng không ảnh hưởng đến thành quả của nhà quản lý dự án. Hughes (1986) tiến hành một cuộc điều tra để nhận định các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả dự án (project performance). Ông kết luận rằng dự án thất bại vì: hệ thống quản lý đặt trọng tâm thiếu chính xác (improper focus of the management system), tưởng thưởng cho các hành động sai (rewarding the wrong actions) và việc công khai các mục đích bị giới hạn (limited communication of goals). Tuy nhiên, việc hiểu thất bại không có nghĩa là đảm bảo được thành công trong tương lai. Tái tạo những nhân tố quyết định sự thành công (critical success factors) ở những dự án mới là một cách tiếp cận hiệu quả hơn. Dvir và các cộng sự (1998) cho rằng những nhân tố quyết định sự thành công không phải phổ biến cho tất cả các loại dự án. Các loại dự án khác nhau sẽ chịu ảnh hưởng bởi những nhóm nhân tố khác nhau. Vì thế, khi nghiên cứu về lý thuyết và thực trạng quản lý dự án phải tiếp cận theo từng dự án cụ thể thì mới đảm bảo tính chính xác. Belassi và Tukel (1996) phân loại những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công trong quản lý dự án gồm: - Những nhân tố liên quan đến môi trường ngoại vi - Những nhân tố liên quan đến nhà quản lý dự án và thành viên nhóm dự án - Những nhân tố liên quan đến tổ chức - Những nhân tố liên quan đến dự án Việc nhận dạng các nhân tố quyết định sẽ dẫn tới việc đánh giá chính xác hơn cho dự án. Các nhân tố quyết định liên kết với hiệu quả của chúng (gọi là 8
  18. “phản ứng mang tính hệ thống”– “system responses”) dẫn đến sự thành công hoặc thất bại của dự án. Nhận định được mối quan hệ nguyên nhân - hệ quả này sẽ tăng cường thành quả dự án. Mối ảnh hưởng của các nhóm nhân tố trong quản lý dự án là một nhân tố trong nhóm này có thể ảnh hưởng một nhân tố của nhóm khác và sự kết hợp của một số nhân tố từ các nhóm các khác nhau có thể dẫn đến thất bại của dự án. Cần lưu ý rằng bốn nhóm này cung cấp một tập hợp thấu đáo hơn đến mức bất kỳ một nhân tố nào đã được liệt kê trong lý thuyết hoặc thậm chí những quan điểm cụ thể đều thuộc về ít nhất một nhóm. Tóm lại, Bellassi và Tukel (1996) nhấn mạnh đến việc phân nhóm những nhân tố và giải thích mối tương quan giữa chúng thay vì việc nhận định từng nhân tố riêng biệt. Họ tin rằng trong tương lai sẽ có những nghiên cứu bổ sung tập trung vào mối quan hệ nguyên nhân - hệ quả giữa các nhân tố và các biện pháp đánh giá kỹ thuật. Bảng 1.1: Các nhân tố chính ảnh hưởng đến thành công hoặc thất bại của quản lý dự án – Theo Belassi và Tukel (1996) STT Nhóm nhân tố 1 Môi trường ngoại vi - Môi trường chính trị - Môi trường kinh tế - Môi trường xã hội - Môi trường kỹ thuật - Yếu tố tự nhiên - Khách hàng - Đối thủ cạnh tranh - Nhà thầu phụ 2 a) Nhà quản lý dự án - Khả năng phân quyền cho cấp dưới - Khả năng thỏa hiệp - Khả năng hợp tác, điều phối 9
  19. - Nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình - Có năng lực - Cam kết gắn bó với dự án b) Thành viên nhóm dự án - Kiến thức cơ bản về kỹ thuật - Kỹ năng giao tiếp - Kỹ năng xử lý tình huống - Cam kết gắn bó với dự án 3 Tổ chức - Ủng hộ của nhà quản lý cấp cao - Cơ cấu tổ chức - Ủng hộ của nhà quản lý chức năng 4 Dự án - Quy mô và giá trị của dự án - Các hoạt động đặc thù của dự án - Mật độ của dự án - Chu kỳ hoạt động - Tính cần thiết của dự án 5 Phản ứng hệ thống Sự chấp nhận và tư vấn khách hang Đánh giá thành quả công việc của nhà quản lý dự án : - Hiệu quả trong việc đề ra kế hoạch và đảm bảo tiến độ thực hiện - Hiệu quả trong việc hợp tác và giao tiếp - Sử dụng kỹ năng quản lý hiệu quả - Giám sát và kiểm soát hiệu quả - Sử dụng công nghệ hiệu quả Dự toán chi phí sơ bộ của dự án Tính có sẵn của nguồn lực: con người, tài chính, nguyên liệu thô và các phương tiện Nguồn: Bellassi và Tukel (1996). 10
  20. Š Pinto và Slevin (1987) phát hiện 10 nhân tố quyết định thành công và kết nối chúng theo sơ đồ tại hình dưới đây. Hình 1.3 :Nhân tố quyết định thành công và kết nối chúng Truyền thông Ủng hộ Lập kế Tư vấn Tuyển Nhiệm vụ Khách Nhiệm vụ của nhà hoạch/tiến khách dụng và kỹ thuật hàng chấp của dự án quản lý độ hàng đào tạo nhận cấp cao nhân sự Giám sát và phản hồi Xử lý tình huống Mười nhân tố này có mối quan hệ mật thiết với các hệ thống lý thuyết trong các nghiên cứu khoa học. Pinto và Slevin (1987) còn mô tả quá trình 10 nhân tố này được sử dụng để dự đoán thành công của quản lý dự án. Bảng 1.2 mô tả định nghĩa ngắn gọn về 10 nhân tố này. Tuy nhiên, Pinto và Slevin (1987) chỉ mới chỉ ra các nhân tố quan trọng, chứ chưa đánh giá tầm quan trọng của mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến thành công của dự án. Sơ đồ trên cũng chỉ mới làm rõ tính quan trọng của các nhân tố khác nhau chứ chưa đưa ra mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các nhân tố. Bảng 1.2: Những nhân tố quyết định thành công trong quá trình triển khai dự án – Theo Pinto và Slevin (1987) STT Những nhân tố Định nghĩa 1 Nhiệm vụ của dự án Mục tiêu và định hướng chung được xác định rõ ràng ngay từ đầu 2 Ủng hộ của nhà quản lý Các nhà quản lý cấp cao sẵn lòng cung cấp cao cấp các nguồn lực cần thiết và đảm bảo thẩm quyền để đảm bảo dự án thành công 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2