intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố tác động đến giá vàng tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

20
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung nghiên cứu của luận văn này được đặt dưới góc nhìn của nhà quản lý đối với thị trường vàng trong nước. Thông qua việc xác định các nhân tố tác động đến giá vàng trong nước sẽ giúp đưa ra được các giải pháp quản lý sự biến động của giá vàng và đưa thị trường vàng đi vào hoạt động ổn định góp phần vào sự phát triển ổn định của thị trường tài chính Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các nhân tố tác động đến giá vàng tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- NGUYỄN KHÁNH HOÀNG PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ VÀNG TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- NGUYỄN KHÁNH HOÀNG PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ VÀNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Tài chính ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS. TS. Bùi Kim Yến TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  3. MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng, biểu, hình vẽ, đồ thị PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài:......................................................................................................................................... 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................................... 1 3. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................................................... 1 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................................................ 2 5. Nội dung nghiên cứu .................................................................................................................................... 2 6. Những kết quả đạt được của đề tài ............................................................................................................ 2 Chương 1: Tổng quan về sự tác động của các nhân tố đến giá vàng .............................. 4 1.1. Giới thiệu sơ lược về thị trường vàng...................................................................................................... 4 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vị trí của thị trường vàng trong hệ thống tài chính quốc gia. .................. 4 1.1.1.1 Khái niệm về thị trường vàng. .......................................................................................................... 4 1.1.1.2 Đặc điểm của thị trường vàng .......................................................................................................... 4 1.1.1.3 Vị trí của thị trường vàng trong hệ thống tài chính quốc gia. ........................................................ 5 1.1.2. Vai trò của vàng đối với đời sống kinh tế xã hội ............................................................................... 5 1.1.2.1. Đối với đời sống xã hội .................................................................................................................... 5 1.1.2.2. Đối với hoạt động kinh tế................................................................................................................. 6 1.1.3. Cung và cầu trên thị trường vàng thế giới ...................................................................................... 7 1.1.3.1. Cầu vàng của thị trường ................................................................................................................. 7 1.1.3.2. Cung vàng của thị trường ............................................................................................................... 9 1.2. Các nhân tố tác động đến giá vàng thế giới ........................................................................................ 10 1.2.1. Giá vàng và lạm phát ......................................................................................................................... 10 1.2.2. Giá vàng và tỷ giá hối đoái. ............................................................................................................... 12 1.2.3. Giá vàng và giá dầu, chứng khoán ................................................................................................... 13 1.2.4. Giá vàng và lãi suất: .......................................................................................................................... 14
  4. 1.3. Một số bài học kinh nghiệm về sự biến động giá vàng thế giới ........................................................... 15 1.3.1. Dự trữ vàng của các Ngân hàng Trung ương .................................................................................. 15 1.3.2. Cuộc suy thoái của nền kinh tế Mỹ và sự mất giá của đồng đô la ................................................. 17 1.3.3. Khủng hoảng nợ công trên thế giới .................................................................................................. 19 1.3.4. Nguồn cung và nguồn cầu về vàng của các quốc gia trên thế giới ................................................. 21 1.3.5. Căng thẳng chính trị .......................................................................................................................... 23 1.3.6. Các bài học kinh nghiệm khác .......................................................................................................... 23 Kết luận chương 1 .......................................................................................................................................... 24 Chương 2: Phân tích các nhân tố tác động đến giá vàng tại thị trường Việt Nam ...... 25 2.1. Giới thiệu về thị trường vàng Việt Nam qua các thời kỳ. .................................................................... 25 2.1.1. Nhu cầu của người dân và quy mô thị trường ................................................................................. 30 2.1.2. Các chủ thể tham gia trên thị trường vàng trong nước .................................................................. 32 2.1.3. Cơ chế quản lý và điều hành thị trường vàng hiện nay .................................................................. 34 2.2. Các nhân tố tác động đến giá vàng trong nước .................................................................................... 36 2.2.1. Giá vàng thế giới ................................................................................................................................ 36 2.2.2. Chính sách điều tiết của NHNN đối với thị trường vàng................................................................ 37 2.2.3. Hoạt động kinh doanh vàng của các ngân hàng thương mại ........................................................ 38 2.2.4 Tác động của các biến kinh tế cơ bản đến giá vàng trong nước .................................................... 39 2.2.5. Các yếu tố khác tác động đến giá vàng Việt Nam. .......................................................................... 40 2.3. Những mặt tích cực và hạn chế của thị trường vàng Việt Nam trong thời gian qua ........................ 41 2.3.1. Mặt tích cực đạt được ........................................................................................................................ 41 2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại trong việc quản lý thị trường vàng Việt Nam ...................................... 42 2.3.2.1 Chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới .................................................................................. 42 2.3.2.2 Tính độc quyền thương hiệu của SJC ............................................................................................ 44 2.3.2.3 Thiếu cơ chế đối với thị trường vàng nhẫn trơn, vàng phi SJC.................................................... 46 2.4. Mô hình kiểm định các nhân tố tác động đến giá vàng ....................................................................... 47 2.4.1. Giới thiệu về mô hình kiểm định: ..................................................................................................... 47 2.4.2. Giới hạn các biến nghiên cứu ............................................................................................................ 48 2.4.3. Phạm vi dữ liệu nghiên cứu ............................................................................................................... 49 2.5. Kết quả và đánh giá ................................................................................................................................ 49 2.5.1. Kiểm định mối tương quan giữa giá vàng thế giới và giá vàng trong nước .................................. 49 2.5.2. Kiểm định tác động các nhân tố đến giá vàng trong nước. ............................................................ 50
  5. Kết luận chương 2 .......................................................................................................................................... 61 Chương 3: Giải pháp kiểm soát giá vàng tại Việt Nam .................................................. 63 3.1. Kiểm soát sự biến động giá vàng Việt Nam dựa theo mỗi tương quan chặt chẽ với giá vàng thế giới ................................................................................................................................................................... 63 3.2 Giải pháp ổn định các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế ............................................................................. 64 3.2.1 Nhóm giải pháp nhằm kiểm soát tỷ giá ............................................................................................. 65 3.2.2 Nhóm giải pháp nhằm kiểm soát lãi suất: ......................................................................................... 66 3.2.3 Nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát: ...................................................................................... 67 3.3. Tăng cường công tác quản lý giám sát trên thị trường vàng. ............................................................. 68 3.3.1. Hoàn thiện khung pháp lý về vàng ................................................................................................... 68 3.3.2. Chấn chỉnh hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng ............................................................... 69 3.3.3. Quản lý hoạt động huy động và cho vay vốn bằng vàng, kinh doanh vàng tài khoản. ................ 70 3.4. Sở Giao dịch vàng là giải pháp lâu dài giúp kiểm soát tốt giá vàng trong nước................................ 71 3.5. Các giải pháp hỗ trợ khác ...................................................................................................................... 73 3.5.1. Đối với các công ty kinh doanh vàng ............................................................................................... 73 3.5.2. Đối với nhà đầu tư vàng ................................................................................................................... 74 3.5.3. Đối với các Ngân hàng được cấp phép hoạt động kinh doanh vàng .............................................. 74 Kết luận chương 3 .......................................................................................................................................... 75 PHẦN KẾT LUẬN ............................................................................................................ 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1,2
  6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CPI : Chỉ số giá tiêu dùng Nghị định 24 : Nghị định 24/2012/NĐ-CP ban hành ngày 03/04/2012 NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại QE : Chương trình nới lỏng định lượng của Mỹ SGDV : Sở giao dịch vàng quốc gia SJC : vàng SJC của công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn – SJC TCTD : Tổ chức tín dụng USD : Đồng đôla Mỹ VAR : Mô hình vectơ tự hồi quy VAT : Thuế giá trị gia tăng
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG – BIỂU Bảng 1.1: Nhu cầu tiêu thụ vàng trung bình 5 năm 2007-2011 Bảng 1.2: Nguồn cung vàng trung bình 5 năm 2007-2011 Bảng 1.3: Tổng hợp một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát và giá vàng Bảng 1.4: Thống kê mối tương quan giữa vàng và một số loại tài sản khác Bảng 1.5: Số liệu về dự trữ vàng của một số quốc gia tháng 12/2011 Bảng 1.6: Tỷ lệ dự trữ vàng của một số Ngân hàng trung ương trên thế giới Bảng 1.7: Biều đồ tương quan giữa giá vàng thế giới và các chương trình QE Bảng 1.8: Biểu đồ diễn biến cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu (2011) và giá vàng Bảng 1.9: Biểu đồ nhu cầu vàng của thị trường Trung Quốc Bảng 2.1: Biểu đồ tương quan giữa giá vàng trong nước và nhu cầu của thị trường Bảng 2.2: Sơ đồ các chủ thể tham gia giao dịch trên thị trường vàng Bảng 2.3: Biểu đồ giá vàng thế giới (08/2003 – 07/2013) Bảng 2.4: Biểu đồ giá vàng Việt Nam (08/2003 – 07/2013) Bảng 2.5: Biểu đồ chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới (11/2009 - 01/2013)
  8. 1 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ VÀNG TẠI VIỆT NAM PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Sự biến động khó lường của giá vàng trong thời gian vừa qua đã gây ra nhiều tác động tiêu cực cho nền kinh tế, chính vì vậy vấn đề được đặt ra là phải nghiên cứu các giải pháp giúp hạn chế đến mức thấp nhất tác động tiêu cực của nó góp phần bình ổn thị trường vàng Việt Nam. Mặt khác, muốn xây dựng những giải pháp thì trước hết cần hiểu rõ giá vàng trong nước thời gian qua chịu tác động của những nhân tố nào. Việt Nam là nước nhập khẩu vàng là chủ yếu nên giá vàng trong nước biến động phụ thuộc theo giá vàng thế giới là điều chắc chắn. Nhưng tại sao có những giai đoạn giá vàng trong nước biến động cùng chiều nhưng không hiếm khi biến động ngược chiều với giá vàng thế giới. Điều này nhất định là còn phải tính đến một số yếu tố kinh tế cũng như chính sách điều tiết của Nhà nước. Đây là điều mà nội dung luận văn muốn làm rõ. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các nhân tố như giá vàng thế giới, lãi suất huy động, tỷ giá, chỉ số giá tiêu dùng tác động như thế nào đến giá vàng trong nước. 2.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn dựa trên số liệu kinh tế từ tháng 08.2003 đến tháng 7.2013 gồm 120 chu kỳ, mỗi chu kỳ ứng với 1 tháng. 3. Mục tiêu nghiên cứu
  9. 2 Nội dung nghiên cứu của luận văn này được đặt dưới góc nhìn của nhà quản lý đối với thị trường vàng trong nước. Thông qua việc xác định các nhân tố tác động đến giá vàng trong nước sẽ giúp đưa ra được các giải pháp quản lý sự biến động của giá vàng và đưa thị trường vàng đi vào hoạt động ổn định góp phần vào sự phát triển ổn định của thị trường tài chính Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phân tích sự biến động của giá vàng và đề xuất các giải pháp nhằm quản lý hiệu quả sự biến động của giá vàng. Bài nghiên cứu chủ yếu sử dụng phương pháp định tính, định lượng, thống kê so sánh tổng hợp để làm rõ vấn đề nghiên cứu. Đồng thời sử dụng mô hình VAR để kiểm định tác động của các nhân tố đến giá vàng. Phần mềm được sử dụng để chạy mô hình là Eviews 6 5. Nội dung nghiên cứu: bài nghiên cứu gồm ba phần chính Chương 1: Tổng quan về sự tác động của các nhân tố đến giá vàng Chương 2: Phân tích các nhân tố tác động đến giá vàng tại thị trường Việt Nam Chương 3: Giải pháp kiểm soát giá vàng tại Việt Nam 6. Những kết quả đạt đƣợc của đề tài. 6.1. Luận văn đã hệ thống lại một số nghiên cứu trước đây về các vấn đề liên quan đến bài nghiên cứu. 6.2. Tổng quan về thị trường vàng những năm gần đây để phân tích những mặt tích cực và những vấn đề còn tồn tại trong cách thức quản lý của cơ quan có thẩm quyền. 6.3. Sử dụng mô hình Vectơ tự hồi quy VAR để làm rõ tác động qua lại giữa giá vàng trong nước và các biến tác động theo các khía cạnh như tần suất tác động, độ mạnh tác động, cũng như mức độ giải thích cho giá vàng trong nước. Đồng thời đưa ra các lý giải cụ thể cho các vấn đề nêu trên.
  10. 3 6.4 Từ các kết quả nêu trên tác giả đưa ra giải pháp đứng trên góc độ của nhà quản lý nhằm bình ổn thị trường, hạn chế các tác động tiêu cực của biến động giá vàng đến sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế. 6.5 Luận văn đã đưa ra các hướng nghiên cứu, mở rộng vấn đề cho các bài nghiên cứu tiếp theo.
  11. 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN GIÁ VÀNG 1.1. Giới thiệu sơ lƣợc về thị trƣờng vàng 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vị trí của thị trƣờng vàng trong hệ thống tài chính quốc gia. 1.1.1.1 Khái niệm về thị trường vàng. Thị trường vàng là nơi diễn ra các hoạt động kinh doanh trao đổi vàng bao gồm vàng vật chất, vàng nguyên liệu, vàng trang sức, vàng tài khoản và các công cụ phái sinh vàng. 1.1.1.2 Đặc điểm của thị trường vàng Thị trường vàng mang tính chất toàn cầu vì nó không tập trung cụ thể tại một địa điểm nào mà tại bất cứ nơi đâu nếu có cung cầu thì đều giao dịch được. Thị trường có thể gồm nhiều thành phần tham gia ở nhiều khu vực địa lý khác nhau. Thị trường vàng có tính chất toàn cầu hoạt động 24/24 giờ từ thứ 2 đến thứ 6 trừ các ngày nghỉ lễ. Do có sự chênh lệch múi giờ nên hoạt động giao dịch diễn ra liên tục bắt đầu với thị trường châu Á, đến lượt thị trường châu Âu, rồi thị trường châu Mỹ… Thị trường vàng rất nhạy cảm với các chính sách kinh tế quốc gia cũng như các biến động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trên thế giới. Dễ dàng tiếp cận: các thông tin của thị trường vàng được cập nhật liên tục, đồng thời các giao dịch trên thị trường được thực hiện nhanh chóng dựa vào tính thanh khoản cao và hệ thống công nghệ thông tin hiện đại, dù các bên tham gia ở cách xa nhau vẫn dễ dàng giao dịch với nhau.
  12. 5 1.1.1.3 Vị trí của thị trường vàng trong hệ thống tài chính quốc gia. Thị trường vàng là một bộ phận cấu thành hệ thống tài chính của quốc gia, có mối quan hệ chặt chẽ với các thị trường khác như thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối. Biến động trên thị trường vàng có thể tác động mạnh đến các thị trường khác, gây xáo trộn sự ổn định vĩ mô của nền kinh tế, ảnh hưởng đến chính sách điều hành của Chính phủ. Tuy thị trường vàng không nắm vai trò chủ đạo trong hệ thống tài chính của nền kinh tế nhưng sự ổn định, phát triển của thị trường vàng sẽ tạo động lực phát triển cho thị trường tài chính, qua đó tạo ra một kênh đầu tư sinh lợi nữa cho người dân, giúp đa dạng hóa danh mục của nhà đầu tư. Đồng thời khi các thị trường khác phát triển, dòng vốn quay trở lại thị trường mạnh mẽ cũng sẽ làm cho thị trường vàng sôi động tăng trưởng mạnh mẽ hơn. Tại Việt Nam, từ sau giai đoạn năm 1975 thị trường vàng phát triển mạnh mẽ không ngừng và đến nay sau nhiều biến cố thăng trầm nhưng thị trường vàng vẫn có sức hút rất mạnh mẽ đối với các nguồn lực của xã hội. Theo ước lượng của các tổ chức trong và ngoài nước, chỉ với lượng vàng đang được dự trữ trong dân là khoảng 400 tấn quy ra tương đương với 20 tỷ USD theo giá trị hiện tại chưa tính đến các nguồn vàng khác đã cho thấy quy mô thị trường vàng Việt Nam là không nhỏ chút nào. Điều này cho thấy tiềm năng của thị trường này là rất lớn, việc khơi thông nguồn vốn khổng lồ này sẽ giúp tạo đà phát triển cho cả hệ thống tài chính nói riêng và cả nền kinh tế nói chung. 1.1.2. Vai trò của vàng đối với đời sống kinh tế xã hội 1.1.2.1. Đối với đời sống xã hội Từ bao đời nay vàng đã có một giá trị rất to lớn trong đời sống hằng ngày ở nước ta, do đặc tính không bị ăn mòn, có màu sắc đẹp dễ gia công thành đồ trang sức nên đồ trang sức bằng vàng từ lâu đã rất được ưa chuộng trong nước nhờ tính thẩm mỹ, sang trọng và độ bền với thời gian của nó. Bên cạnh vai trò là thành phần không thể thiếu trong việc sản xuất linh kiện trong máy móc thiết bị như máy tính điện tử, máy bay, tàu vũ trụ, thông tin liên lạc, y tế, làm đẹp da trong các trung tâm spa… người dân còn sử
  13. 6 dụng vàng để làm đồ trang sức cho ngày cưới, để tặng cho trong các dịp lễ hay để cất trữ giá trị trong nhà hay trong các ngân hàng. Ngày nay với sự phát triển không ngừng của trình độ chế tác kim hoàn, nhiều mẫu mã ra đời thu hút được một lượng cầu rất lớn của người dân và ngày càng tăng lên không ngừng. 1.1.2.2. Đối với hoạt động kinh tế Vai trò rõ nét nhất của vàng đó là vàng đã đang và ngày càng tham gia nhiều vào trong mọi hoạt động kinh tế của đất nước. Mặc dù chủ trương của Nhà nước là không để nền kinh tế bị vàng hoá nhưng có một thực tế đang tồn tại là vàng đang được nhiều người dùng làm phương tiện thanh toán cất trữ và giao dịch. Không khó để ta có thể tìm thấy một mẩu tin quảng cáo mua bán nhà đất trong đó đơn giá một m2 được quy ra thành lượng vàng hay chỉ vàng. Điều này bắt nguồn từ thói quen giao dịch lâu đời của người dân nước ta và để thay đổi được điều này không phải là chuyện một sớm một chiều. Ở nước ta trước đây ngân hàng thương mại được phép huy động giữ hộ vàng và tự do chuyển đổi vàng thành tiền đồng phục vụ hoạt động kinh doanh. Người dân Việt Nam có truyền thống cất trữ vàng phòng khi có thiên tai, chiến tranh… nên hoạt động mua bán, ký gửi, đầu cơ tích trữ vàng miếng phát triển rất mạnh đây là một đặc điểm rất riêng biệt ở nước ta so với thế giới. Một vai trò nữa của vàng đối với nền kinh tế đó là khả năng thanh toán đa dạng với nhiều nước trên thế giới không phân biệt quốc gia và lãnh thổ. Lấy ví dụ giai đoạn cuối năm 2012 tại Iran do áp lực cấm vận kinh tế của Mỹ đã khiến cho nội tệ nước này mất giá hơn 50% vì vậy nước này rất khó khăn trong việc mua hàng hoá nhu yếu phẩm từ bên ngoài. Chính vì vậy giữa chính phủ Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đã có thoả thuận trong đó Iran xuất khẩu dầu mỏ vào Thổ Nhĩ Kỳ đổi lại nước này thanh toán lại bàng Vàng cho Iran và Iran dùng vàng này một lần nữa mua hàng hoá của các quốc gia láng giềng. Điều này cho thấy vai trò của Vàng trong khủng hoảng quốc gia to lớn như thế nào.
  14. 7 1.1.3. Cung và cầu trên thị trƣờng vàng thế giới 1.1.3.1. Cầu vàng của thị trường Theo số liệu của WGC năm 2012 cả thế giới tiêu thụ 4.405,5 tấn vàng với giá trị ước tính 236,4 tỷ USD cao hơn 15% so với trung bình 5 năm trước. Bảng 1.1 Nhu cầu tiêu thụ vàng trung bình 5 năm 2007-2011 Cầu về vàng thể hiện ở 3 khía cạnh sau * Chế tác vàng trang sức: đây là nhu cầu chiếm tỷ trọng cao trong nhu cầu tiêu thụ vàng. Năm 2012 nhu cầu tiêu thụ vàng trang sức lên tới 1.908,1 tấn tương đương giá 102,3 tỷ và chiếm gần một nửa nhu cầu về vàng. Trong đó nhu cầu vàng trang sức của Ấn Độ và Trung Quốc là lớn nhất. Trong tháng 4/2013, tổng lượng vàng nhập khẩu của Ấn Độ lên tới 117 tấn, và đạt mức cao kỷ lục vào tháng 5/2013 với 162 tấn (bình quân cùng kỳ giai đoạn 2012-13 là 70 tấn/tháng). Nhập khẩu vàng lớn khiến Ấn Độ thâm hụt cán cân vãng lai và dẫn tới nhiều hệ lụy cho nền kinh tế. Có thể thấy, giống như một vài nước châu Á, người dân Ấn Độ là tín đồ sùng bái vàng. Họ mua vàng để cất giữ, làm trang sức, dùng để thanh toán. Người dân ở thành thị có điều kiện gửi vàng vào ngân hàng lấy lãi hay cầm cố
  15. 8 vàng vay tiền lên tới 100% giá trị để đầu tư... Trong khi người dân nông thôn thích mua vàng đầu tư trong bối cảnh thiếu các dịch vụ ngân hàng ở khu vực nông thôn...Tổng số tiền mà Ấn Độ phải bỏ ra nhập vàng trong năm 2012-2013 là gần 54 tỷ USD. Con số trong năm liền trước là 56,5 tỷ USD. Các con số này cho thấy đồng rupee mất giá một phần do nhu cầu USD tăng cao và trong bối cảnh USD cũng lên giá so với các ngoại tệ khác. Với vị trí là nước tiêu thụ vàng thứ 2 thế giới (nhập khẩu chiếm khoảng 25% toàn cầu) và lượng vàng ước tính khoảng 20.000 tấn, có thể thấy, đây là nguyên nhân chính dẫn đến tăng thâm hụt cán cân vãng lai, qua đó tác động lên dự trữ ngoại hối nước này và kéo theo các hệ lụy khác là khó tránh khỏi. * Nhu cầu đầu tƣ: Xuất phát từ khả năng bảo tồn giá trị, chống lại các biến động bất ổn nên đã thúc đẩy hoạt động đầu tư của các các nhân và tổ chức. Hoạt động đầu tư vàng có thể bao gồm nhiều hình thức khác nhau như vàng vật chất, vàng tài khoản, phái sinh vàng hay đầu tư vào chứng khoán của các nhà sản xuất vàng, các quỹ đầu tư vàng… Nhu cầu đầu tư vàng đã tăng trưởng mạnh mẽ từ năm 2003. Giai đoạn 2006- 2011 giá trị đầu tư đã tăng trưởng gần 534%, riêng năm 2011 nhu cầu đầu tư ròng đã đạt xấp xỉ 85,9 tỷ USD. Năm 2012 nhu cầu đầu tư vàng của toàn cầu đạt 1534,6 tấn giá trị giảm nhẹ còn 82,3 tỷ USD. * Sử dụng trong công nghệ: Việc sử dụng vàng trong các ngành điện tử, y tế, công nghiệp chiếm khoảng 12% tổng nhu cầu vàng và tiêu thụ trung bình khoảng 450 tấn vàng giai đoạn 2007-2011.
  16. 9 1.1.3.2. Cung vàng của thị trường Bảng 1.2 Nguồn cung vàng trung bình 5 năm 2007-2011 Cung vàng của thị trường thể hiện ở các khía cạnh sau * Khai thác vàng tại các mỏ: Hiện tại có hàng trăm mỏ vàng hoạt động trên toàn cầu với quy mô đa dạng. Nguồn cung từ các mỏ xấp xỉ 2.602,2 tấn vàng mỗi năm tính trong thời gian 5 năm trở lại đây. Tuy nhiên để đưa một mỏ mới vào sản xuất ước tính cần khoảng 10 năm chuẩn bị nên có thể nói sản lượng khai thác ít dao động khó có thể phản ứng nhanh chóng để có thể ảnh hưởng ngay đến giá vàng. Từ năm 2011 đến nay, nguồn cung vàng đôi khi bị gián đoạn do các cuộc đình công ở Nam Phi. * Tái chế vàng: Trong khi sản lượng khai thác vàng từ mỏ ít dao động thì hoạt động tái chế (nung chảy, tinh chế, tái chế) vàng giúp đảm bảo nguồn cung thương mại cho thị trường góp phần để ổn định thị trường vàng. Giai đoạn 2007-2011 vàng tái chế chiếm khoảng 37% nguồn cung hằng năm.
  17. 10 * Ngân hàng trung ương của các nước: ngân hàng trung ương và các tổ chức đa quốc gia ( như Quỹ Tiền Tệ Quốc tế) hiện nắm giữ khoảng 1/5 tổng dự trữ vàng toàn cầu làm tài sản dự trữ (ước tính số lượng khoảng 29.000 tấn được cất trữ ở 110 tổ chức). Tính trung bình, vàng chiếm khoảng 15% tài sản dự trữ của các chính phủ, tuy nhiên tỷ lệ này có khác nhau giữa các nước. Các nước phát triển Tây Âu và Bắc Mỹ giữ khoảng hơn 40% tổng dự trữ toàn cầu. Các nước đang phát triển nắm giữ khoảng 5% tổng dự trữ. Mặc dù một số các ngân hàng trung ương đã tăng lượng dự trữ vàng trong những thập niên gần đây, nhưng đây cũng chính là nguồn cung cấp lượng vàng lớn ra thị trường từ năm 1989 đến năm 2009. Sang năm 2010, các ngân hàng trung ương lần đầu tiên mua ròng vàng trong 21 năm. 1.2. Các nhân tố tác động đến giá vàng thế giới 1.2.1. Giá vàng và lạm phát Lạm phát xét về khái niệm là hiện tượng cung tiền tệ kéo dài làm cho mức giá cả chung của nền kinh tế tăng lên liên tục trong một thời gian nhất định. Xuất phát từ giá trị nội tại, vàng đã được sử dụng rộng rãi như là một loại tiền tệ từ rất lâu và do đó được cho là có hiệu quả phòng ngừa lạm phát và giảm phát. Tuy nhiên trái với niềm tin này, nhiều nghiên cứu đã thất bại trong việc chứng minh được mối quan hệ chính xác giữa biến động giá vàng và lạm phát. Sherman (1983) và Moore (1990) đã kết luận rằng giữa giá vàng và lạm phát có mối quan hệ cùng chiều với nhau, và lạm phát có thể được sử dụng như là một chỉ báo quan trọng để dự báo giá vàng. Thêm vào đó, Christie-David và cộng sự (2000) đã nghiên cứu dữ liệu giao dịch vàng tương lai và phát hiện rằng mất 15 phút để giá vàng tương lai phản ánh các thông báo về lạm phát, điều đó cho thấy lạm phát không kỳ vọng có thể giúp dự báo giá vàng tương lai ít nhất là trong ngắn hạn. Mặt khác, Jaffe(1989), Garner(1995), Larson and McQueen(1995), Cecchetti và cộng sự (2000) kết luận rằng giá vàng không chịu ảnh hưởng của lạm phát. Một vài nghiên
  18. 11 cứu chỉ ra rằng lạm phát ở các quốc gia không phải Mỹ không dự báo một cách chính xác giá vàng và còn chỉ ra rằng vàng không bảo hiểm ngăn ngừa lạm phát ở nhiều quốc gia. Các nghiên cứu này đã sử dụng dữ liệu bao gồm giá vàng năm 1999 không chứng minh được mối quan hệ giữa giá vàng và lạm phát. Bảng 1.3 Tổng hợp một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa lạm phát và giá vàng Giai đoạn Tác giả Kỳ dữ liệu Kết quả nghiên cứu nghiên cứu Sherman (1983) 1970~1980 Hàng năm Giá vàng có mối quan hệ tích cực đáng kể với lạm phát ngoài kỳ vọng. Jaffe (1989) 1971~1987 Hàng tháng Sự biến động của giá vàng là không dự báo được sự thay đổi trong tương lai của CPI. Moore (1990) 1970~1988 Hàng tháng Giá vàng được dự báo bởi các chỉ số quan trọng của lạm phát. Mahdavi &Zhou 1970~1994 Hàng quý Không có bằng chứng về mối (1997) quan hệ đồng liên kết giữa CPI và giá vàng. Cecchetti và các 1975~1984 Hàng quý Giá vàng không cung cấp một cộng sự (2000) tín hiệu chính xác cho lạm phát. Christe-David và 1992~1995 Trong ngày Giá vàng tương lai phản ứng cộng sự (2000) với các thay đổi không mong đợi của CPI có ý nghĩa trong 15 phút kể từ khi tin tức được công
  19. 12 bố. Lawrence (2003) 1975~2001 Hàng quý Giá vàng không phản ứng với thay đổi với chỉ số giá thành sản xuất. Adrangi và cộng sự 1968~1999 Hàng tháng Giá vàng có mối quan hệ tích (2003) cực với lạm phát kỳ vọng nhưng không có quan hệ với lạm phát không kỳ vọng. Blose (2010) 1988~2008 Hàng tháng Sự thay đổi không như kỳ vọng trong CPI không ảnh hưởng đến giá vàng giao ngay và các nhà đầu tư không thể xác định được kỳ vọng lạm phát của thị trường dựa trên cơ sở giá vàng. 1.2.2. Giá vàng và tỷ giá hối đoái. Sự biến động của giá vàng chịu tác động của rất nhiều yếu tố trong đó một nhân tố chủ chốt trong những năm gần đây đó là biến động tỷ giá. Khi giá trị đồng ngoại tệ thay đổi sẽ dẫn đến việc giá vàng được định giá theo ngoại tệ đó thay đổi theo. Hiện nay do USD là đồng tiền thanh toán mang tính toàn cầu nên các hàng hóa, giao dịch trên thế giới chủ yếu được định giá theo đồng USD trong đó bao gồm cả vàng. Cho nên bất cứ tác động nào tác động làm tăng giảm giá trị đồng USD cũng làm biến động đến giá vàng. Mặt khác vàng cũng là một công cụ phòng ngừa phổ biến của các tổ chức lớn để phòng ngừa rủi ro khi đồng USD mất giá. Khi đồng USD mất giá so với các loại tiền tệ còn lại thì vàng tăng giá và ngược lại nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng vì còn phải tính đến nhiều nhân tố tác động đến giá vàng khác.
  20. 13 Đối với thị trường vàng trong nước, giá vàng trong nước được quy đổi từ giá vàng thế giới theo công thức: Giá vàng quy đổi (VND/lượng) = Giá vàng thế giới (USD/Oz) * 1.20556 * Tỷ giá USD/VND (nguồn www.acb.com.vn) Như vậy từ trong công thức ta đã thấy được giá vàng và tỷ giá có mối quan hệ chặt chẽ như thế nào. Đặc biệt do đặc thù Việt Nam là nước nhập khẩu vàng là chính nên tỷ giá USD/VND biến động thì sẽ làm giá vàng trong nước biến động theo. 1.2.3. Giá vàng và giá dầu, chứng khoán Giữa giá vàng và giá chứng khoán có mối liên hệ không rõ ràng lắm. Nghiên cứu của Baur và Mc Dermott (2009) đưa ra kết luận rằng: Vàng đồng thời là một kênh trú ẩn ngắn hạn lẫn phòng ngừa rủi ro cho phần lớn các thị trường chứng khoán Châu Âu và Mỹ. Vàng có thể tạo lực ổn định cho hệ thống tài chính bằng cách làm giảm bớt các khoản thua lỗ khi thị trường chứng khoán đối diện với những cú sốc tiêu cực. Baur và Lucey (2010) cũng đưa ra những bằng chứng thực nghiệm tại Mỹ và Anh về việc vàng là một kênh trú ẩn an toàn cho chứng khoán, nhưng trong một thời gian hạn chế - cụ thể là chỉ trong 15 ngày giao dịch của thị trường. Còn trong dài hạn, vàng không còn là một kênh trú ẩn an toàn cho thị trường chứng khoán. Lịch sử thế giới ghi nhận giá vàng và giá dầu thế giới luôn song hành với nhau qua các thời kỳ. Do dầu là nguồn nguyên liệu đầu vào quan trọng của hoạt động sản xuất nên bất cứ sự biến động nào của giá dầu mỏ cũng gây tác động dây chuyền lên cả nền kinh tế thế giới. Vì thế để giữ ổn định cho nền kinh tế, các nước lớn thường xây dựng các kho dự trữ dầu lớn và tăng cường tích trữ vàng bởi đây là hai loại hàng hóa không bị mất giá trị. Dầu mỏ dưới vai trò là hàng hóa tích trữ khi giá dầu mỏ tăng tất yếu dẫn đến hệ quả là đồng USD mất giá, khi đó các nước sẽ mua vàng để tích trữ giá trị, kéo theo nhu cầu vàng trên thế giới sẽ tăng làm giá vàng tăng theo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2