intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các yếu tố tác động đến khả năng vay vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:93

29
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là phân tích các yếu tố tác động đến khả năng vay vốn TDCT của các hộ nông dân có nhu cầu vay vốn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, qua đó đề xuất một số chính sách nhằm nâng cao khả năng vay vốn TDCT của hộ nông dân, phục vụ đầu tư phát triển sản xuất, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Trà Vinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích các yếu tố tác động đến khả năng vay vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ___________ TRẦN THỊ KIM PHƢỢNG PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG VAY VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH _____________ TRẦN THỊ KIM PHƢỢNG PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG VAY VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã ngành: 60340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÕ TẤT THẮNG Tp. Hồ Chí Minh - 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn “Phân tích các yếu tố tác động đến khả năng vay vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” là do chính bản thân tôi nghiên cứu thực hiện. Các nội dung, kết quả nghiên cứu của các tác giả đƣợc sử dụng trong luận đều có trích dẫn theo quy định. Các số liệu và kết quả nghiên cứu đƣợc nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Ngày 14 tháng 4 năm 2017 Ngƣời thực hiện Trần Thị Kim Phƣợng
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................. 4 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................ 4 1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 4 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ................................................................................... 5 1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ..................................................... 5 1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu........................................................................................ 5 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 5 1.5. KẾT QUẢ MONG ĐỢI CỦA ĐỀ TÀI ............................................................... 5 1.6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN .......................................................................... 5 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN .............................................................................. 7 2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ........................ 7 2.1.1. Khái niệm .......................................................................................................... 7 2.1.2. Cấu trúc dịch vụ tín dụng nông thôn ................................................................. 8 2.1.3. Đặc điểm của thị trƣờng tín dụng nông thôn .................................................... 9
  5. 2.1.4. Vai trò của tín dụng đối với sự phát triển kinh tế nông thôn ............................ 9 2.1.5. Tín dụng nông nghiệp ở Việt Nam ................................................................. 10 2.2. LÝ THUYẾT CÓ LIÊN QUAN ........................................................................ 11 2.2.1. Lý thuyết về tiếp cận tín dụng ......................................................................... 11 2.2.2. Lý thuyết về thông tin bất đối xứng ................................................................ 12 2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG TIẾP CẬN TÍN DỤNG CỦA HỘ GIA ĐÌNH ................................................................................................ 13 2.4. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ........ 16 2.4.1. Nghiên cứu trong nƣớc.................................................................................... 16 2.4.2. Nghiên cứu nƣớc ngoài ................................................................................... 20 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 24 3.1. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................................ 24 3.1.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất............................................................................ 24 3.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 26 3.2.1. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................... 26 3.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu .......................................................................... 26 3.2.3. Phƣơng pháp phân tích số liệu ........................................................................ 27 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 35 4.1. TỔNG QUAN VỀ TỈNH TRÀ VINH ............................................................... 35 4.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................... 35 4.1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................35 4.1.1.2. Dân số và lao động .......................................................................................35 4.1.1.3. Đất đai và thổ nhƣỡng ..................................................................................36
  6. 4.1.2. Về hộ sản xuất nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp......................................... 36 4.1.3. Tình hình kinh tế tỉnh Trà Vinh ...................................................................... 37 4.1.3.1. Tăng trƣởng kinh tế GRDP ..........................................................................37 4.1.3.2. Tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản và kinh tế nông thôn .........38 4.1.4. Khái quát tình hình cho vay vốn sản xuất nông nghiệp, nông thôn của các TCTD trên địa bàn tỉnh Trà Vinh (2015 - 2016)....................................................... 40 4.2. THỰC TRẠNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN VAY TDCT CỦA HỘ NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TRÀ VINH .............................................................. 41 4.2.1. Đặc điểm của hộ nông dân qua mẫu điều tra .................................................. 41 4.2.2. Thông tin về tín dụng của hộ nông dân ........................................................... 44 4.3. CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN KHẢ NĂNG VAY VỐN TDCT CỦA HỘ NÔNG DÂN.............................................................................................................. 49 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ...................................... 61 5.1. KẾT LUẬN ........................................................................................................ 61 5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..................................................................................... 62 5.2.1. Đối với hộ nông dân ........................................................................................ 63 5.2.2. Đối với các TCTD ........................................................................................... 64 5.2.3. Đối với chính quyền địa phƣơng ..................................................................... 64 5.3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƢỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO ............. 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long GRDP Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh NHCSXH Ngân hàng chính sách xã hội NHNN&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn NHTM Ngân hàng thƣơng mại QTDND Quỹ tín dụng nhân dân TCTD Tổ chức tín dụng TDCT Tín dụng chính thức
  8. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu về khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân .................................................................................................................... 21 Bảng 2.2: Tóm tắt các nghiên cứu về khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nghèo ...... 22 Bảng 3.1: Các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn TDCT của hộ nông dân 24 Bảng 3.2: Ý nghĩa của các biến và kỳ vọng về dấu các hệ số βi của mô hình hồi quy33 Bảng 4.1: Hộ sản xuất nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp tỉnh Trà Vinh ................ 37 Bảng 4.2: Số liệu cho vay sản xuất nông nghiệp của các TCTD (2015 - 2016) ....... 40 Bảng 4.3: Thông tin về giới tính của chủ hộ ............................................................. 41 Bảng 4.4: Thông tin về dân tộc của chủ hộ ............................................................... 41 Bảng 4.5: Thông tin về trình độ học vấn của chủ hộ ................................................ 42 Bảng 4.6: Thông tin liên quan về độ tuổi, số thành viên, số lao động chính của hộ 42 Bảng 4.7: Thông tin về khoảng cách từ nơi sinh sống của hộ đến trung tâm huyện 43 Bảng 4.8: Thông tin về nghề nghiệp chính, quan hệ xã hội của hộ .......................... 43 Bảng 4.9: Thông tin về diện tích đất nông nghiệp, thu nhập hàng năm của hộ ........ 44 Bảng 4.10: Thông tin về khả năng vay vốn TDCT của hộ ....................................... 44 Bảng 4.11: Thông tin về nhu cầu vay vốn TDCT của hộ ......................................... 45 Bảng 4.12: Thông tin về số TCTD ở địa phƣơng ..................................................... 46 Bảng 4.13: Thông tin về tổ chức TDCT mà hộ đã vay vốn ...................................... 47 Bảng 4.14: Thông tin vay vốn của hộ ....................................................................... 47 Bảng 4.15: Nguyên nhân không vay đƣợc vốn TDCT của hộ nông dân .................. 48
  9. Bảng 4.16: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến của mô hình ...................................... 50 Bảng 4.17: Kết quả ƣớc lƣợng mô hình hồi quy (thể hiện chiều hƣớng tác động của các biến). ................................................................................................................... 51 Bảng 4.18: Kết quả ƣớc lƣợng mô hình hồi quy (thể hiện mức độ tác động biên của các biến) .................................................................................................................... 56
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 3.1: Khung phân tích các yếu tố tác động đến khả năng vay vốn TDCT của hộ nông dân có nhu cầu vay vốn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. ........................................ 25 Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu của đề tài ................................................................ 26
  11. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nông nghiệp, nông thôn có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói riêng của nhiều quốc gia. Nông nghiệp là một trong những ngành sản xuất của cải vật chất của nền kinh tế quốc dân, là một bộ phận trọng yếu của tái sản xuất xã hội. Nông nghiệp là ngành sản xuất có vai trò rất quan trọng, bởi vì nông nghiệp sản xuất và cung cấp những sản phẩm thiết yếu cho đời sống của con ngƣời nhƣ lƣơng thực, thực phẩm và những sản phẩm tiêu dùng khác, không có những sản phẩm thiết yếu đó con ngƣời không thể tồn tại và phát triển đƣợc. Nông nghiệp là khu vực cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến. Nông nghiệp còn có vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra nhiều sản phẩm chất lƣợng cao, giá trị kinh tế lớn cho xuất khẩu quốc gia. Nông nghiệp, đặc biệt ở các nƣớc đang phát triển, là khu vực cung cấp lao động cho sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ. Nông thôn là địa bàn của sản xuất nông nghiệp, là nơi nông dân sinh sống và làm việc trong từng gia đình - tế bào của xã hội. Gia đình nông dân là đơn vị tiêu dùng, đơn vị sản xuất - đơn vị kinh tế nông hộ. Nông nghiệp, nông thôn là thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn của công nghiệp và dịch vụ; đồng thời còn là bộ phận quan trọng trong việc phát triển bền vững và gìn giữ sự ổn định của môi trƣờng sinh thái. Việt Nam là một quốc gia với sản xuất nông nghiệp là ngành truyền thống, có hơn 70% dân số sống ở khu vực nông thôn, thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới của đất nƣớc, nông nghiệp, nông thôn đã có những bƣớc chuyển biến vƣợt bậc, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Khu vực nông nghiệp, nông thôn không những bảo đảm về an ninh lƣơng thực cho quốc gia, cung cấp nông sản với khối lƣợng lớn và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời dân, mà còn đƣa nƣớc
  12. 2 ta trở thành một trong những nƣớc xuất khẩu đƣợc nhiều mặt hàng nông thủy sản, thông qua đó đã nâng cao đời sống của nông dân và bộ mặt nông thôn đƣợc thay đổi, ngày càng phát triển. Xác định tầm quan trọng của nông nghiệp, nông thôn, nhiều chính sách từ khâu quy hoạch, sản xuất, tiêu thụ, tạo vốn… đã đƣợc chính phủ chú trọng thực hiện và không ngừng đổi mới để tạo điều kiện hỗ trợ, thúc đẩy cho nông nghiệp, nông thôn phát triển. Trong đó, tín dụng đƣợc xem nhƣ là công cụ để hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn phát triển. Cho nên cần phát triển một thị trƣờng tài chính cho khu vực nông thôn, với hoạt động tín dụng là yếu tố chính để thu hút vốn cho phát triển nông nghiệp và nông thôn. Thực tế ở khu vực nông thôn Việt Nam, các hộ nông dân đầu tƣ vốn để phát triển sản xuất kinh doanh một phần là nguồn vốn tự có, phần khác đƣợc huy động từ các nguồn tín dụng chính thức và phi chính thức. Khảo sát của Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (2015) về mức sống của ngƣời Việt Nam, kết quả chỉ có 49% hộ gia đình vay vốn từ các tổ chức tài chính chính thức, kết quả này cho thấy thị trƣờng tín dụng nông thôn còn hạn chế nhất định. Thị trƣờng tài chính nông thôn bao gồm tín dụng chính thức và tín dụng không chính thức cho hộ nông dân ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu với mức độ và khía cạnh khác nhau. Nghiên cứu của Trịnh Thị Thu Hằng (2015) về các yếu tố ảnh hƣởng đến tiếp cận tín dụng của hộ nông dân Việt Nam có đề cập đến nội dung đánh giá của Ngân hàng Thế giới (1998); Dƣơng và Izumida (2002) nhƣ sau: ở khu vực nông thôn nói chung và Việt Nam, nông hộ nhỏ đƣợc công nhận là phải đối mặt với những hạn chế tín dụng. Nghiên cứu của Lê Thị Thanh Tâm (2008), đã chỉ ra rằng, với những khoản vay nhỏ (lên đến 10 triệu đồng) thì các nhà kinh doanh nhỏ, hộ nông dân có thể dễ dàng tiếp cận với các TCTD nông thôn. Tuy nhiên, các hộ nông dân dƣờng nhƣ gặp rất nhiều khó khăn đối với các khoản vay lớn hơn 10 triệu đồng hay với các khoản vay trung và dài hạn, do thiếu kế hoạch đầu tƣ khả thi và chƣa có hệ thống cảnh báo rủi ro sớm đối với khách hàng khu vực nông nghiệp, nông thôn.
  13. 3 Trong nghiên cứu về khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của hộ nông dân ở vùng cận ngoại thành Hà Nội, Nguyễn Quốc Oánh và Phạm Thị Mỹ Dung (2010) đã chỉ ra các nhân tố có ảnh hƣởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân đó là độ tuổi, địa vị xã hội của chủ hộ, hộ đã vay tín dụng không chính thức và thủ tục vay vốn tín dụng chính thức. Nguồn vốn tín dụng chính thức bị ảnh hƣởng bởi các nhân tố: trình độ học vấn, số năm sinh sống tại địa phƣơng, thu nhập bình quân, kinh nghiệm nuôi tôm, lãi suất, thủ tục cho vay, có phƣơng án sản xuất phù hợp, có tài sản thế chấp (Phạm Bảo Quốc và Nguyễn Thị Búp, 2016). Trà Vinh là một tỉnh nông nghiệp ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích tự nhiên 234.115 ha (chiếm 5,76% diện tích trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long), trong đó đất nông nghiệp 184.834 ha, chiếm 78,95% diện tích đất tự nhiên của tỉnh; có 65 km bờ biển. Toàn tỉnh có 255.190 hộ, trong đó có khoảng 86% hộ sinh sống ở vùng nông thôn, chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực đóng góp quan trọng vào sự tăng trƣởng kinh tế (GRDP) hàng năm của tỉnh trong thời gian qua. Trong những năm gần đây, các hộ nông dân ở khu vực nông thôn tỉnh Trà Vinh đang thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất với những loại cây trồng, vật nuôi có thế mạnh của tỉnh mang lại giá trị kinh tế cao nhƣ nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cua biển, cá lóc, trồng đậu phộng, ớt chỉ thiên, nuôi bò… với quy mô sản xuất lớn; đồng thời, cũng tăng cƣờng ứng dụng khoa học công nghệ vào sản suất, nhằm tăng thu nhập cho kinh tế gia đình, góp phần phát triển kinh tế nông thôn. Với xu hƣớng phát triển sản xuất nêu trên, các hộ nông dân có nhu cầu nguồn vốn từ đầu tƣ của các TCTD với lãi suất phù hợp, để đầu tƣ sản xuất nông nghiệp. Tính đến hết tháng 12/2016, có 86.636 lƣợt hộ nông dân có vay vốn sản xuất nông nghiệp từ các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh (chiếm 62,56% so với tổng số hộ nông dân trong toàn tỉnh); dƣ nợ cho vay hộ sản xuất nông nghiệp của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh là 8.254.768 triệu đồng (chiếm 48,52% so với tổng
  14. 4 dƣ nợ cho vay chung của các TCTD trong tỉnh) trong này không bao gồm dƣ nợ của ngân hàng chính sách xã hội (Ngân hàng Nhà nƣớc Chi nhánh tỉnh Trà Vinh, 2016). Thực tế, hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh vẫn còn gặp phải một số khó khăn trong việc tiếp cận vốn TDCT, do một số nguyên nhân chủ yếu: hộ nông dân không đáp ứng đƣợc đầy đủ những yêu cầu cơ bản khi xem xét cho vay của các TCTD nhƣ không đủ tài sản thế chấp, hay thủ tục vay vốn phức tạp, hộ không lập đƣợc phƣơng án, kế hoạch sản xuất cụ thể, đi lại khó khăn, phải chờ đợi giải quyết nhiều ngày, số tiền cho vay từ các TCTD quá ít không đủ để sản xuất… Nhằm phân tích về thực trạng khả năng vay vốn TDCT của hộ nông dân thời gian qua và các yếu tố có tác động đến khả năng vay vốn TDCT của hộ nông dân có nhu cầu vay vốn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, qua đó kiến nghị một số giải pháp góp phần nâng cao khả năng vay vốn TDCT của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, hỗ trợ cho việc phát triển sản xuất, tăng thu nhập của hộ gia đình, đóng góp vào sự phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh. Tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích các yếu tố tác động đến khả năng vay vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” để làm luận văn tốt nghiệp. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Phân tích các yếu tố tác động đến khả năng vay vốn TDCT của các hộ nông dân có nhu cầu vay vốn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, qua đó đề xuất một số chính sách nhằm nâng cao khả năng vay vốn TDCT của hộ nông dân, phục vụ đầu tƣ phát triển sản xuất, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Trà Vinh. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng vay vốn tín dụng chính thức của các hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. - Phân tích các yếu tố tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân có nhu cầu vay vốn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
  15. 5 - Hàm ý một số chính sách để nâng cao khả năng vay vốn tín dụng chính thức, nhằm đảm bảo đầu tƣ, nâng cao hiệu sản xuất nông nghiệp của hộ nông dân. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Câu hỏi 1: Thực trạng khả năng vay vốn TDCT của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh ra sao? Câu hỏi 2: Những yếu tố nào tác động đến khả năng vay vốn TDCT của hộ nông dân có nhu cầu vay vốn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh? Câu hỏi 3: Chính sách gì để nâng cao khả năng vay vốn TDCT của hộ nông dân tỉnh Trà Vinh? 1.4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu các yếu tố tác động đến khả năng vay vốn TDCT của hộ nông dân làm nghề sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: là hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, chủ yếu tại 4 huyện Cầu Ngang, Cầu Kè, Tiểu Cần, Trà Cú. Phạm vi thời gian: Năm 2016. 1.5. KẾT QUẢ MONG ĐỢI CỦA ĐỀ TÀI Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố có tác động đến khả năng vay vốn TDCT của hộ nông dân, từ đó đề xuất các giải pháp để giúp hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh có khả năng vay vốn TDCT đƣợc dễ dàng hơn. 1.6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Luận văn bao gồm 5 chƣơng:
  16. 6 Chƣơng 1: Giới thiệu Giới thiệu vấn đề nghiên cứu. Xác định mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể của luận văn. Câu hỏi nghiên cứu. Giới hạn phạm vi nghiên cứu về không gian và thời gian. Sơ lƣợc cấu trúc luận văn. Chƣơng 2: Cơ sở lý luận Trình bày các khái niệm, các lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các mô hình nghiên cứu mang tính lý thuyết; qua các phƣơng pháp thì rút ra đƣợc phƣơng pháp, mô hình, khái niệm để xây dựng đề tài. Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu Trình bày khung phân tích nghiên cứu của đề tài; các số liệu cần thu thập cho nghiên cứu, nguồn và cách thu thập các loại số liệu; phƣơng pháp phân tích xử lý số liệu; công cụ phân tích; tiến trình nghiên cứu. Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu Trình bày các nội dung đã nghiên cứu chủ yếu của vấn đề nghiên cứu; minh họa bằng bảng số liệu và biểu đồ, hình ảnh (nếu có); phân tích và thảo luận đi kèm; so sánh đối chiếu các kết quả nghiên cứu với các nghiên cứu trƣớc đây, có bình luận, thảo luận. Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị Nêu kết luận về vấn đề nghiên cứu và đƣa ra các kiến nghị đối với vấn đề khả năng vay vốn TDCT của hộ nông dân trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, đồng thời nêu ra những hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo.
  17. 7 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 2.1.1. Khái niệm Hộ: là tất cả những ngƣời sống chung trong một ngôi nhà và nhóm ngƣời đó có cùng huyết tộc và ngƣời làm công, ngƣời cùng ăn chung (theo một số từ điển ngôn ngữ học cũng nhƣ một số từ điển chuyên ngành kinh tế). Thống kê Liên hợp quốc cũng có khái niệm về “Hộ” gồm những ngƣời sống chung dƣới một ngôi nhà, cùng ăn chung, làm chung và cùng có chung một ngân quỹ. Hộ nông dân: là hộ gia đình mà nông nghiệp là hoạt động sản xuất chủ yếu của họ. Ngoài các hoạt động nông nghiệp, hộ nông dân còn có thể tiến hành thêm các hoạt động khác, tuy nhiên đó chỉ là các hoạt động phụ. Nông thôn: là khu vực địa giới hành chính không bao gồm địa bàn của phƣờng, quận thuộc thị xã, thành phố (Điều 3, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ). Nông nghiệp: là phân ngành trong hệ thống ngành kinh tế quốc dân, bao gồm các lĩnh vực nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản (Điều 3, Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ). Tín dụng: xuất phát từ chữ Latinh là Creditium có nghĩa là tin tƣởng, tín nhiệm. Trong tiếng Anh đƣợc gọi là Credit. Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam, tín dụng là sự vay mƣợn. Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng tới khách hàng theo những điều kiện ràng buộc nhất định. Tín dụng ngân hàng chứa đựng ba nội dung: có sự chuyển nhƣợng quyền sử dụng vốn từ ngƣời sở hữu sang cho ngƣời sử dụng; sự chuyển nhƣợng này có thời hạn cụ thể; sự chuyển nhƣợng này có kèm theo chi phí (Lê Nguyễn Phƣơng Ngọc, 2007).
  18. 8 Tổ chức tín dụng: là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân (Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã đƣợc Quốc hội khóa XII thông qua ngày 16/6/2010). Cấp tín dụng: là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác (Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã đƣợc Quốc hội khóa XII thông qua ngày 16/6/2010). Cho vay: là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả gốc và lãi (Điều 4, Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 đã đƣợc Quốc hội khóa XII thông qua ngày 16/6/2010). 2.1.2. Cấu trúc dịch vụ tín dụng nông thôn Tín dụng nông thôn bao gồm 3 hình thức đó là tín dụng chính thức, tín dụng bán chính thức và tín dụng không chính thức (Trần Tiến Khai, 2014). Tín dụng chính thức: ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng phát triển, ngân hàng tiết kiệm đặc biệt, tiết kiệm bƣu điện, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh các ngân hàng trung ƣơng và khu vực, đó là những tổ chức tín dụng hoạt động theo quy định và quản lý của ngân hàng trung ƣơng, có chức năng cho vay ra và nhận tiền gửi. Tín dụng bán chính thức: hội nông dân, quỹ tín dụng hợp tác xã, hiệp hội tín dụng, ngân hàng cấp xã, nhóm trợ giúp, các chƣơng trình phát triển nông thôn, các chƣơng trình tài chính phi chính phủ (NGO), đƣợc phép cho vay ra, không đƣợc phép nhận tiền gửi. Tín dụng không chính thức: câu lạc bộ tiết kiệm cộng đồng, quỹ tƣơng hỗ, họ - hụi, đại lý vật tƣ nông nghiệp, chủ kho, thƣơng gia/nông dân/ngƣời cho vay,
  19. 9 bạn bè, bà con, hoạt động hoàn toàn không nằm dƣới sự quản lý, kiểm soát của chính phủ, hoạt động không cần sự cấp phép của cơ quan có thẩm quyền nào, chủ yếu dựa vào cam kết, điều lệ do chính các thành viên trong nhóm đặt ra. 2.1.3. Đặc điểm của thị trƣờng tín dụng nông thôn Cũng theo Trần Tiến Khai (2014), thị trƣờng tín dụng nông thôn có các đặc điểm sau: (i) Chi phí giao dịch cao là do: khách hàng cƣ trú phân tán; cộng đồng nông dân đa dạng, có độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, dân tộc, phong tục tập quán khác nhau,…; giá trị vay nợ thấp; tốn nhiều thời gian đi lại, chi phí khác cần có khi cho vay và thu hồi nợ; chi phí thông tin và marketing cao do cơ sở hạ tầng thông tin kém. (ii) Nhiều rủi ro, do: khí hậu thời tiết biến đổi ảnh hƣởng đến sản xuất nông nghiệp; lợi nhuận từ nông nghiệp thấp; do nhu cầu tiêu dùng của gia đình nhƣ để trả nợ, trị bệnh, chi phí cho việc học tập… có thể sử dụng vốn vay không đúng mục đích; tƣơng đồng về điều kiện tự nhiên nhƣ khi có dịch bệnh xảy ra đồng loạt trên cả một vùng; giá hàng hóa nông sản biến động; thế chấp kém, quyền sử dụng đất đai chƣa toàn vẹn; hệ thống pháp lý yếu; khả năng thu hồi nợ kém. (iii) Hệ quả là, ngân hàng thƣơng mại không muốn cho vay; ngƣời cho vay tập trung vào nông trại quy mô lớn, bỏ qua nông trại nhỏ do nguy cơ chi phí giao dịch cao và không bảo đảm khả năng chi trả; thị trƣờng tín dụng phi chính thức phát triển, vì chi phí giao dịch thấp, quay vòng vốn nhanh, tín gần gũi, mặc dù lãi suất cao. 2.1.4. Vai trò của tín dụng đối với sự phát triển kinh tế nông thôn Theo Nguyễn Bích Đào (2008), tín dụng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, nó đã đƣợc các nhà kinh tế công nhận, vai trò quan trọng đó đƣợc thể hiện ở mặt kinh tế và xã hội nhƣ sau:
  20. 10 Về mặt kinh tế, tín dụng góp phần thúc đẩy hình thành thị trƣờng tài chính nông thôn. Thị trƣờng tài chính ở nông thôn là nơi giải quyết quan hệ cung cầu về vốn, nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế nông thôn. Thị trƣờng này bao gồm thị trƣờng vốn và thị trƣờng tiền tệ, trong đó ngân hàng nông nghiệp có vai trò hết sức quan trọng, vì nó có hệ thống đến tận huyện. Bên cạnh, còn có quỹ tín dụng nhân dân cơ sở ở từng xã, khu vực. Hoạt động tín dụng đã góp phần đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập trung vốn, tƣ liệu sản xuất, khoa học công nghệ, xây dựng kết cấu hạ tầng để phát triển kinh tế nông thôn. Tín dụng đã góp phần tận dụng khai thác mọi tiềm năng về đất đai, lao động và tài nguyên thiên nhiên. Bên cạnh đó tín dụng cũng đã góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện cho nông dân tiếp thu công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh. Một vấn đề nữa là tín dụng tạo điều kiện cho phát triển ngành nghề truyền thống, ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm cho ngƣời lao động ở vùng nông thôn. Tín dụng đã tạo cho ngƣời dân không ngừng nâng cao trình độ sản xuất, tăng cƣờng hạch toán kinh tế, đồng thời tạo tâm lý tiết kiệm tiêu dùng. Về mặt xã hội, tín dụng có vai trò góp phần bảo đảm về hiệu quả xã hội, nâng cao đời sống cho ngƣời nông dân về mặt tinh thần và vật chất. Hoạt động tín dụng đƣợc thực hiện tốt sẽ góp phần giảm bớt tình trạng cho vay nặng lãi ở vùng nông thôn, ngƣời dân ít bị bóc lột hơn và họ sẽ hƣởng đƣợc thành quả lao động của chính mình một cách thực sự hơn. Nói tóm lại, tín dụng có vai trò quan trọng trong mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội ở vùng nông thôn. Vấn đề là nên sử dụng tín dụng nhƣ một công cụ đắc lực để phát huy đƣợc vai trò to lớn của nó, nhằm thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển. 2.1.5. Tín dụng nông nghiệp ở Việt Nam Theo Trịnh Thị Thu Hằng (2015), hệ thống tài chính cho khu vực nông thôn ở Việt Nam có thể đƣợc phân thành 3 loại nhƣ sau:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2