intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích chi phí đi vay chính thức của nông dân tại thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

Chia sẻ: Conmeothayxao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:104

17
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài này được thực hiện nhằm đạt các mục tiêu cơ bản sau: Ước lượng chi phí đi vay chính thức của nông dân tại thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Xác định nhân tố ảnh hưởng đến chi phí đi vay của nông dân. Đề xuất giải pháp giảm thiểu chi phí đi vay và giúp tăng khả năng cho vay người nông dân đối với các tổ chức tín dụng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích chi phí đi vay chính thức của nông dân tại thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH ----------------------------- NGUYỄN CẢNH NHẬT PHÂN TÍCH CHI PHÍ ĐI VAY TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG DÂN TẠI THỊ XÃ LONG KHÁNH, TỈNH ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH ------------------------- NGUYỄN CẢNH NHẬT PHÂN TÍCH CHI PHÍ ĐI VAY TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA NÔNG DÂN TẠI THỊ XÃ LONG KHÁNH, TỈNH ĐỒNG NAI Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã Số: 60340102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS NGUYỄN VĂN NGÃI Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các thông tin, số liệu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Sinh viên cao học Nguyễn Cảnh Nhật
  4. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh sách các từ viết tắt Danh mục các bảng biểu và các hình Danh mục các phụ lục CHƯƠNG MỞ ĐẦU..................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .......................... 5 1.1. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................. 5 1.1.1. Tín dụng ....................................................................................................... 5 1.1.1.1. Khái niệm ............................................................................................ 5 1.1.1.2. Chức năng ............................................................................................ 5 1.1.1.3. Vai trò ................................................................................................. 6 1.1.1.4. Phân loại .............................................................................................. 6 1.1.2. Tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn .................................................. 8 1.1.2.1. Khái niệm ............................................................................................. 8 1.1.2.2. Đặc trưng cơ bản ................................................................................... 8 1.1.2.3. Vai trò của tín dụng trong phát triển nông thôn .................................... 9 1.1.3. Chi phí đi vay nông nghiệp, nông thôn ........................................................ 9 1.1.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài ................................................................... 9 1.1.3.2. Các nghiên cứu trong nước ................................................................. 12 1.2. Mô hình nghiên cứu ..................................................................................... 13 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 15 2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 15 2.2. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 21
  5. 2.3. Công cụ thu thập số liệu ................................................................................. 22 2.4. Vùng nghiên cứu và kích thước mẫu ............................................................. 22 2.5. Phương pháp phân tích số liệu ....................................................................... 22 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CHI PHÍ ĐI VAY TẠI THỊ XÃ LONG KHÁNH, TỈNH ĐỒNG NAI ................................................ 26 3.1. Khái quát về địa bàn thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai ............................ 26 3.2. Mô tả kết quả nghiên cứu ............................................................................. 27 3.3. Ước lượng chi phí đi vay của các nông hộ ................................................. .31 3.4. Yếu tố ảnh hưởng chi phí đi vay .................................................................. 41 3.5. Đề xuất giải pháp ......................................................................................... 44 3.5.1. Giải pháp thay đổi số tiền vay............................................................... 44 3.5.2. Giải pháp thay đổi lãi suất .................................................................... 45 3.5.3. Giải pháp thay đổi việc gây ảnh hưởng đối với nhân viên tín dụng ..... 46 3.5.4. Giải pháp thay đổi khoảng cách từ nơi cư trú đến tổ chức tín dụng ..... 48 3.5.5. Giải pháp thay đổi việc thế chấp bằng tài sản đảm bảo ........................ 49 CHƯƠNG KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ ................................................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. BẢNG DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt CP Chính phủ NĐ Nghị định NHCSXH Ngân hàng Chính sách Xã hội NHNN Ngân hàng Nhà Nước NNNT Nông nghiệp, nông thôn NHNo Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NHNo&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn NHTM Ngân hàng thương mại QĐ Quyết định QTDND Quỹ tín dụng Nhân dân TCXH Tổ chức xã hội TCTD Tổ chức tín dụng TDCT Tín dụng chính thức TDNH Tín dụng ngân hàng TMCP Thương mại cổ phần TTg Thủ tướng UBND Ủy ban nhân dân Tiếng Anh ANOVA Analysis of Variance SPSS Statistical Package for the Social Sciences / Statistical Product and Service Solutions.
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU CÁC HÌNH Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu ....................................................................14 Hình 2.1. Quy trình nghiên cứu....................................................................21 Hình 3.1. Cơ cấu người vay phân theo ngân hàng .......................................28 CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính nông thôn ...............................7 Bảng 2.1. Các biến phụ thuộc vào mô hình nghiên cứu ..............................17 Bảng 3.1. Bảng cơ cấu độ tuổi theo ngân hàng vay .....................................29 Bảng 3.2. Bảng cơ cấu số tiền vay theo ngân hàng vay ...............................30 Bảng 3.3. Bảng trung bình của sự phân bố các chi phí giao dịch ................32 Bảng 3.4. Bảng trung bình các nhân tố theo ngân hàng vay ........................34 Bảng 3.5. Bảng trung bình các nhân tố theo số tiền vay ..............................38 Bảng 3.6 Bảng hồi quy các nhân tố theo 2 mô hình. ...................................41 Bảng 3.7. So sánh chi phí khi có và không có thực hiện việc thế chấp. ......44 Bảng 3.8 Bảng quy định mức phí công chứng. ............................................50
  8. DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: ĐỊA BÀN THỊ XÃ LONG KHÁNH, TỈNH ĐỒNG NAI. PHỤ LỤC 2: HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THỊ XÃ LONG KHÁNH PHỤ LỤC 3: CÁCH TÍNH CÁC LOẠI CHI PHÍ PHỤ LỤC 4: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ PHÙ HỢP CỦA MÔ HÌNH HỒI QUY PHỤ LỤC 5: BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN
  9. 1 CHƯƠNG MỞ ĐẦU 1.ĐẶT VẤN ĐỀ Nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập với nền kinh tế thế giới, rất cần có nhiều nguồn lực vững mạnh để tạo điều kiện cho giai đoạn phát triển mới và nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Muốn thực hiện được như vậy, nước ta phải phát triển bền vững từ nông nghiệp. Nông nghiệp có vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển hưng thịnh của đất nước. Ngày 11/04/1946, khi viết “thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam”, Bác đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển nông nghiệp “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế ta lấy canh nông làm gốc... Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh” và coi việc tập trung phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân. Ban chấp hành trung ương với nghị quyết số 26 NQ/TƯ đã chỉ rõ việc phát triển nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước”. Sau đó, Chính phủ đã ban hành ra các chính sách hỗ trợ nhằm phát triển mạnh nông nghiệp, nông thôn như Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn có hiệu lực từ 01/6/2010, tiếp theo là Nghị quyết 12/NQ-CP trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2012. Theo Nghị quyết, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ một cách chủ động, linh hoạt và có hiệu quả, chỉ đạo quyết liệt để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nông hộ tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Long Khánh là một thị xã thuộc tỉnh Đồng Nai, có nền kinh tế khá phát triển. Nhưng vì là một nền kinh tế mới nên thu nhập của người dân vẫn chủ yếu dựa vào
  10. 2 ngành nông nghiệp. Việc đi vay vốn là không thể thiếu đối với người dân nơi đây, nhưng để vay được từ các nguồn chính thức không phải đơn giản, thậm chí là rất tốn kém. Những chi phí phát sinh trong quá trình đi vay được gọi chung lại là chi phí đi vay. Theo Cuevas (1983), những chi phí này được xem như là sự ma sát trong quá trình hoạt động của thị trường tài chính. Chi phí đi vay càng lớn thì chi phí trung gian càng cao và kết quả là khu vực tài chính hoạt động càng kém hiệu quả (Virginia De Guia - Abiad, 1993). Đối với Trần Thọ Đạt (1998), chi phí đi vay có tác động xấu đến quá trình đổi mới của đất nước. Điều này cũng giống như các món tiền vay “rẻ” được cung cấp bởi chính phủ và các nhà tài trợ tập trung vào người nông dân nghèo thật sự không đến được tận tay những người cần thật sự. Bởi vì chi phí đi vay càng cao bao nhiêu thì người nông dân vay được càng ít số tiền cần thiết để sản xuất. Vậy, người đi vay đặc biệt là người nông dân ở thị xã Long Khánh có tốn nhiều chi phí khi đi vay không và có khó khăn trong việc tiếp cận nguồn tín dụng chính thức không. Từ thực tế đó, tôi xin đề cập đến đề tài : “Phân tích chi phí đi vay chính thức của nông dân tại thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai” 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài này được thực hiện nhằm đạt các mục tiêu cơ bản sau: Ước lượng chi phí đi vay chính thức của nông dân tại thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Xác định nhân tố ảnh hưởng đến chi phí đi vay của nông dân. Đề xuất giải pháp giảm thiểu chi phí đi vay và giúp tăng khả năng cho vay người nông dân đối với các tổ chức tín dụng. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Luận văn nghiên cứu về chi phí đi vay chính thức của các nông hộ tại thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Ước lượng và xác định các nhân tố ảnh hưởng chi phí đi vay.
  11. 3 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Luận văn này được tiến hành nghiên cứu 200 hộ nông dân tại 09 xã thuộc thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, bao gồm Bàu Trâm, Bảo Vinh, Bảo Quang, Suối Tre, Xuân Lập, Bàu Sen, Xuân Tân, Hàng Gòn và Bình Lộc. Thời gian thực hiện đề tài này từ 15/01/2013 đến 30/09/2013.Thời gian thực hiện cuộc khảo sát ý kiến người đi vay từ 03/02/2013 đến 15/07/2013. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn này được nghiên cứu dựa trên phương pháp nghiên cứu định lượng: dựa vào bảng khảo sát bao gồm 32 câu hỏi dùng để tính toán các nhân tố tạo ra chi phí đi vay. Sử dụng phần mềm SPSS phân tích dữ liệu thu được, thống kê mô tả và hồi quy mô hình để ước lượng cũng như xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí đi vay. 6. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Phát hiện ra các nhân tố có ảnh hưởng đến chi phí đi vay của các nông hộ có ý nghĩa vô cùng to lớn trong công tác quản trị của tổ chức tài chính. Nghiên cứu này đem lại các ý nghĩa sau: Thứ nhất, luận văn giúp các tổ chức tài chính ước lượng được chi phí đi vay mà người nông dân gặp phải. Thứ hai, thông qua các bản phân tích, chúng ta có thể so sánh sự khác biệt giữa các tổ chức tín dụng về các mức chi phí hình thành theo số tiền vay, chi phí đi vay. Thứ ba, từ các khám phá mới, luận văn giúp cho nhà quản lý tìm ra giải pháp để giảm thiểu chi phí đi vay, đồng thời hoàn thiện công tác quản trị, góp phần vào việc mở rộng khả năng tiếp cận nguồn tín dụng nông nghiệp, nông thôn chính thức tại thị xã Long Khánh.
  12. 4 7. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Luận văn này được chia thành 5 chương Chương mở đầu: Giới thiệu lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu và ý nghĩa thực tiễn của luận văn. Chương 1: Đưa ra các cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu liên quan đến đề tài nghiên cứu và sau đó xây dựng mô hình nghiên cứu chính thức cho luận văn. Chương 2: Phân tích sâu vào thiết kế nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, công cụ thu thập số liệu, vùng nghiên cứu, kích thước mẫu và phương pháp phân tích. Chương 3: Khái quát về địa bàn thị xã Long Khánh, sau đó tiến hành phân tích kết quả thu được bao gồm mô tả, ước lượng và xác định nhân tố ảnh hưởng chi phí đi vay. Chương kết luận và kiến nghị: Tổng kết lại những điều luận văn làm được và chưa làm được. Từ đó, đưa ra hướng phát triển mới cho đề tài nghiên cứu tiếp theo.
  13. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU Chương 1 sẽ cung cấp cơ sở lý thuyết về đề tài nghiên cứu bao gồm tín dụng, tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn cũng như chi phí đi vay nông nghiệp, nông thôn. Từ đó, đưa ra mô hình nghiên cứu cho luận văn. Chương này sẽ gồm 2 phần. Phần 1 bàn luận về cơ sở lý thuyết; và phần 2 sẽ đưa ra mô hình nghiên cứu luận văn thực hiện. 1.1. Cơ sở lý thuyết 1.1.1. Tín dụng 1.1.1.1. Khái niệm Tín dụng (credit), xuất phát từ tiếng Latin là credo – là sự tin tưởng, sự tín nhiệm và được định nghĩa dưới nhiều gốc độ khác nhau: tín dụng là quan hệ vay mượn trên nguyên tắc hoàn trả, là quá trình tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ hay hiện vật trên nguyên tắc có hoàn trả. Tín dụng cũng có thể là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian sẽ thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Và ở khía cạnh khác, tín dụng là sự chuyển dịch vốn dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật của một tổ chức, cá nhân này cho một tổ chức, cá nhân khác sử dụng trong một thời gian nhất định trên nguyên tắc hoàn trả. Như vậy, tín dụng có thể được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng bản chất của tín dụng là một giao dịch về tài sản giữa một bên là người đi vay và một bên là người cho vay trên cơ sở hoàn trả cả gốc và lãi. 1.1.1.2. Chức năng Tín dụng có ba chức năng chủ yếu Tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ: Đây là chức năng cơ bản nhất của tín dụng, nhờ chức năng này của tín dụng mà các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội được điều chuyển từ nơi “thừa vốn” sang nơi “thiếu vốn” để sử dụng nhằm mục đích phát triển nền kinh tế.
  14. 6 Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội: Hoạt động tín dụng tạo điều kiện cho sự ra đời của các công cụ lưu thông tín dụng như kỳ phiếu, séc, thẻ thanh toán thay thế sự lưu thông tiền mặt và làm giảm chi phí in ấn, vận chuyển, bảo quản tiền. Thông qua ngân hàng, các khách hàng có thể giao dịch với nhau bằng hình thức chuyển khoản hoặc bù trừ; và cũng nhờ hoạt động tín dụng mà nguồn vốn đang nằm trong xã hội được huy động để sử dụng cho sản xuất và lưu thông hàng hóa, làm cho tốc độ chu chuyển vốn trong phạm vi toàn xã hội tăng lên. Chức năng kiểm soát các hoạt động kinh tế: Thông qua hoạt động tín dụng, Nhà nước có thể kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng vay vốn, mà cụ thể trong tín dụng nông thôn là các hộ vay với mục đích và giám sát việc sử dụng vốn. 1.1.1.3. Vai trò Tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của ngân hàng góp phần quan trọng trong sự phát triển chung của nền kinh tế. Tín dụng có vai trò giúp đáp ứng nhu cầu về vốn thiếu hụt để duy trì quá trình sản xuất được liên tục, kịp thời. Tín dụng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất, là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế phát triển và góp phần thúc đẩy các doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả. 1.1.1.4. Phân loại Phân loại tín dụng theo hình thức cho vay, bao gồm tín dụng chính thức, tín dụng bán chính thức và tín dụng phi chính thức. Tín dụng chính thức: Là hình thức hợp pháp, được sự cho phép của nhà nước. Các tổ chức tín dụng chính thức hoạt động dưới sự giám sát và chi phối của Ngân hàng Nhà nước. Các nghiệp vụ hoạt động phải chịu sự điều chỉnh của Luật Ngân hàng như sự quy định khung lãi suất, huy động vốn, cho vay,... và những dịch vụ mà chỉ có các tổ chức tài chính chính thức mới cung cấp được. Các tổ chức tín dụng chính thức bao gồm các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội, quỹ tín dụng nhân dân và các chương trình trợ giúp của Chính phủ. Tín dụng bán chính thức: Là hình thức tín dụng hợp pháp, được sự cho phép của nhà nước. Tín dụng bán chính thức thông qua các tổ chức phi Chính phủ, các tổ
  15. 7 chức hùn vốn ở địa phương thông qua các hội nghề nghiệp như Hội phụ nữ, Hội nông dân, hợp tác xã, hình thức này có tính tương trợ cao, lãi suất cho vay rất thấp có khi bằng không, thời hạn vay chủ yếu là ngắn hạn. Tín dụng phi chính thức: Là các hình thức tín dụng nằm ngoài sự quản lý của Nhà nước, thường là hình thức tín dụng nặng lãi. Các hình thức này tồn tại khắp nơi và gồm nhiều nguồn cung vốn như cho vay chuyên nghiệp, thương lái cho vay, người thân, bạn bè, họ hàng hay cửa hàng vật tư nông nghiệp, hụi. Lãi suất cho vay và những quy định trên thị trường này do người cho vay và người vay quyết định. Trong đó, hình thức cho vay nặng lãi bị Nhà nước nghiêm cấm. Bảng 1.1 Các nhà cung cấp dịch vụ tài chính nông thôn Khu vực chính thức Khu vực bán chính Khu vực phi chính thức thức Ngân hàng trung ương Các hợp tác xã tín dụng và Các hiệp hội tiết kiệm. Các ngân hàng thương tiết kiệm. Cá hiệp hội tín dụng và mại, đầu tư, tiết kiệm, Các hiệp hội tín dụng. tiết kiệm quay vòng và phát triền. Các ngân hàng nhân dân. biến thể của nó. Các ngân hàng phục vụ Các ngân hàng hợp tác xã. Các công ty tài chính, đầu nông thôn. Các quỹ tiết kiệm tạo việc tư phi chính thức. Các ngân hàng theo mô làm. Những người cho vay cá hình hợp tác xã. Các ngân hàng làng xã. nhân thương mại. (Ví dụ: Các tổ chức phi ngân hàng Các dự án phát triển, các người cho vay nặng lãi); khác. tổ chức phi chính phủ. và phi thương mại ( hàng Các tổ chức tiết kiệm theo Các nhóm tương hỗ. xóm, bạn bè, họ hàng, ...) hợp đồng, Quỹ hưu trí. Các thương gia và chủ Các công ty bảo hiểm. hiệu. Các thị trường ( cổ phiếu, trái phiếu) Nguồn: Legerwood (1999)
  16. 8 Tín dụng được phân loại theo kỳ hạn hay thời gian cho vay, được chia ra làm 3 loại: Ngắn hạn: các món vay có thời hạn dưới 12 tháng. Đây là loại tín dụng phổ biến trong tín dụng nông thôn, với các nhu cầu sản xuất trong một vụ mùa. Lãi suất của các món vay này thường thấp. Trung hạn: các món vay có thời gian vay từ 12 tháng đến 60 tháng, dùng để cho vay mở rộng sản xuất, đầu tư phát triển nông nghiệp như mua giống vật nuôi, cây trồng lâu năm và xây dựng các công trình nhỏ. Dài hạn: các món vay có thời gian vay từ 60 tháng trở lên, chủ yếu dành cho các đối tượng nông hộ đầu tư sản xuất có quy mô lớn và kế hoạch sản xuất khả thi. Hình thức này rất ít khi xảy ra và thường mang rủi ro cao. 1.1.2. Tín dụng lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn 1.1.2.1. Khái niệm Hộ sản xuất nông nghiệp là hộ chuyên sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm: trồng trọt, chăn nuôi, làm kinh tế tổng hợp và một số hoạt động khác nhau nhằm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Hơn thế nữa, hộ sản xuất nông nghiệp có tính chất tự sản xuất, do các cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm toàn bộ kết quả sản xuất kinh doanh. 1.1.2.2. Đặc trưng cơ bản Tính chất thời vụ trong cho vay nông nghiệp có liên quan đến chu kỳ sinh trưởng của động, thực vật trong ngành nông nghiệp. Tính thời vụ được biểu hiện ở những phương diện sau: Vụ, mùa trong sản xuất nông nghiệp quyết định thời điểm cho vay và thu nợ. Chu kỳ sinh trưởng, phát triển và thu hoạch cây, con là yếu tố quyết định thời hạn cho vay. Ngoài ra, cho vay lĩnh vực nông nghiệp còn có đặc điểm là chi phí tổ chức cho vay có liên quan đến nhiều yếu tố như chi phí tổ chức mạng lưới, chi phí cho vay thẩm định, theo dõi khách hàng, chi phí phòng ngừa rủi ro. Cụ thể là:
  17. 9 Cho vay nông nghiệp đặc biệt là cho vay các hộ sản xuất thường chi phí nghiệp vụ cho mỗi đồng vay vốn thường cao do quy mô từng lần vay vốn nhỏ. Số lượng khách hàng đông, phân bố ở khắp nơi nên mở rộng cho vay thường liên quan tới việc mở rộng mạng lưới cho vay và thu nợ (mở chi nhánh, phòng giao dịch, tổ cho vay ở xã) Mặt khác, do ngành nông nghiệp có độ rủi ro tương đối cao (thiên tai, dịch bệnh) nên chi phí cho dự phòng rủi ro là tương đối lớn so với các ngành khác. 1.1.2.3. Vai trò của tín dụng trong phát triển nông thôn Tín dụng góp phần dịch chuyển cơ cấu nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập và đời sống nông dân, thu hẹp sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị, cũng như tạo điều kiện cho người nông dân được áp dụng các kỹ thuật công nghệ vào sản xuất kinh doanh tiến bộ, đẩy mạnh phát triển ngành mũi nhọn thu nhiều ngoại tệ cho quốc gia. Từ đó, tín dụng góp phần tích lũy cho nền kinh tế. 1.1.3. Chi phí đi vay nông nghiệp, nông thôn 1.1.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài Tác phẩm “An Analysis of Transaction Costs of Obtaining Credits in Rural Iran” của Hosseini, Khaladi, Ghorbani và Brewin (2012). Chi phí đi vay bao gồm tất cả các chi phí ngoại trừ chi phí lãi vay, phát sinh trong quá trình vay tín dụng. Vì vậy, tổng chi phí có thể được xem xét như sau: TCC = IC + TC. TCC là tổng chi phí vay tín dụng. IC đại diện cho chi phí lãi vay và TC là các chi phí đi vay cần thiết để vay được tiền, bao gồm các khoản chi phí người đi vay phải tốn khi phải đến ngân hàng nhiều lần để nộp đơn xin vay, thương lượng, rút tiền vay, trả lãi vay, hay thời gian chờ đợi hàng giờ, thậm chí cả hàng tháng. Chi phí đi vay bao gồm 07 loại chi phí kết hợp lại, bao gồm: Chi phí đi lại, chi phí cơ hội, chi phí hành chính, chi phí thế chấp, chi phí giấy tờ, chi phí tư vấn và chi phí khác.
  18. 10 Tác phẩm “Borrower Transaction Costs and Credit Rationing in Rural Financial Markets: The Philippine Case” của Virginia De Guia-Abiad (1993). Chi phí đi vay của người đi vay theo giả thuyết được quyết định bởi 2 nhân tố là tổng số tiền mặt bỏ ra ban đầu để được vay và chi phí thời gian. Và công thức tính chi phí đi vay như sau: lnTC = a0 + a1ln L + a2ln (i) + a3ln A + b1COL + b2 DEL + b3 BANK + b4 YEAR + b5 DIST Với: TC = Chi phí đi vay của người đi vay. L = Tổng số tiền vay cần thiết. i = Lãi vay thực được tính trên số tiền vay. A = Diện tích đất sở hữu. COL = Biến giả dùng để phân biệt loại tài sản thế chấp; 1 là bất động sản và 0 là các loại khác. DEL = Biến giả dùng để chỉ hoạt động trả lãi của người đi vay; 1 dùng để chỉ người đi vay để quá hạn trong quá khứ, 0 là các dạng khác. BANK = Biến giả dùng để phân biệt loại ngân hàng cho vay; 1 dùng để chỉ ngân hàng nông nghiệp, 0 dùng để chi các ngân hàng khác. YEAR = Biến giả dùng đề phân biệt số tiền vay được vay trước hay sau sự thay đổi về lãi suất; 1 được dùng để chi giai đoạn (1986-1987) và 0 được dùng để chi giai đoạn (1972-1985). DIST = Khoảng cách đến ngân hàng (được đo bằng thời gian đi lại). Trong tác phẩm “Borrowing Costs and the Demand for Rural Credit” của Adams và Nehman (1978). Người đi vay số tiền ít và cá nhân chưa có kinh nghiệm đi vay có thể sẽ phát sinh nhiều chi phí đi vay lớn để có thể vay được tiền. Ít nhất là có 3 chi phí mà người đi vay có thể gặp phải, đó là: (1) các loại phí trên món tiền vay bên cạnh lãi vay như phí nộp đơn, phí dịch vụ, phí bồi hoàn và phí tất toán khoản nợ. Người cho vay cũng có thể tăng chi phí đi vay bằng cách khấu trừ lãi vay trước hay thu lãi vay
  19. 11 cho toàn bộ số tiền vay mặc dù người đi vay chỉ rút một phần món tiền vay thôi. (2) Ở các nước thu nhập thấp, những người nông dân nghèo có thể bị ép buộc phải thỏa thuận với trung gian, “cò tín dụng” trước khi được vay. Cá nhân đó có thể là một nhân viên, một cán bộ địa phương, hay một lãnh đạo. Trong một số trường hợp, một khách hàng đi vay tiềm năng phải trả chi phí để nhờ chuyên gia kiểm định và theo dõi món vay. (3) Trong nhiều trường hợp, chi phí lớn nhất và quan trọng nhất chính là thời gian và chi phí đi lại mà người đi vay phải bỏ ra để vay được tiền. Rất nhiều người đi vay mới hay vay những món tiền nhỏ được yêu cầu ghé chỗ cá nhân, tổ chức cho vay chính thức nhiều lần để thỏa thuận món tiền vay, lấy từng phần tiền vay và thực hiện việc chi trả. Một số chuyến ghé thăm này đòi hỏi phải liên tục đợi trong một khoảng thời gian dài và đi một khoảng đường xa. Việc mất thời gian lao động có thể cũng rất quan trọng, đặc biệt khi các giao dịch vay mượn ấy nhằm vào mùa vụ gieo trồng hay gặt hái, khi đó chi phí cơ hội của thời gian người đi vay rất quan trọng. Trong tác phẩm “Rural Financial Markets in Low-income Countries: Recent Controversies and Lessons” của Dale W. Adams và Robert C. Vogel (1986). Thị trường tài chính cũng giống như một cổ máy để hoạt động suôn sẻ, cần phải có một ít sự ma sát nhỏ, và chính điều đó tạo nên chi phí đi vay giữa những bên tham gia. Chi phí đi vay đối với người cho vay chính là chi phí huy động vốn để cho vay, chi phí thu thập thông tin những người đi vay tiềm năng, chi phí duy trì món tiền và thu lãi vay. Còn đối với người đi vay, chi phí đi vay chính là chi phí đi lại và thời gian chờ đợi để thương lượng, thực hiện vay nợ và chi trả món nợ, thậm chí còn phải tặng quà cho cán bộ tín dụng. Lãi suất trần đã làm giới hạn khả năng của các tổ chức trung gian thu lời đối với người đi vay, nên đã tăng các yêu cầu về thế chấp, và thẩm định như là chi phí thay thế.
  20. 12 1.1.3.2. Các nghiên cứu trong nước Tác phẩm “Borrower Transaction Costs and Credit Rationing: A study of the rural credit market in Viet Nam” (1998) của Trần Thọ Đạt. Chi phí đi vay đóng một vai trò quan trọng trong việc phân phối lại vốn vay và cấu trúc của thị trường tài chính nông thôn. Chi phí đi vay nên được xem là những chi phí xuất hiện trong quá trình đi vay vốn hơn là chi phí của chỉ chính dịch vụ đó thôi. Mở rộng ra, chi phí đi vay có thể bao gồm cả chi phí nghiên cứu, chi phí lựa chọn, chi phí thương lượng hợp đồng, chi phí kiểm soát và các chi phí khác liên quan trong việc tất toán các hợp đồng sửa đổi, hợp đồng bị hủy. Để lượng hóa chí phí giao dịch, Trần Thọ Đạt đã chỉ định ít nhất 4 loại chi phí đi vay sau: Chi phí món tiền vay thông qua phí được thu bởi người cho vay (ngoài chi phí trả lãi vay); phí dịch vụ thu bởi cán bộ địa phương hay UBND (chi phí công chứng, ...); và chi phí thế chấp tài sản. Chi phí đi lại để vay được vốn. Đường xấu hay cấu trúc hạ tầng thấp kém sẽ làm cho người đi vay tốn nhiều thời gian hơn để hoàn tất các thủ tục giấy tờ cần thiết, cũng như đi công chứng, ký kết theo yêu cầu của ngân hàng cho vay. Chi phí để thu hút sự quan tâm của nhân viên ngân hàng. Bởi vì trong quá trình vay vốn, người đi vay phải làm việc với nhiều bộ phận công chức nên để cho mọi việc nhanh chóng thì những món quà như gói thuốc, tiền cà phê là không thể thiếu. Thêm vào đó, các nhân viên ngân hàng còn có thể cung cấp cho khách hàng những ưu đãi với các điều kiện tốt hơn rất nhiều. Chi phí cơ hội là chi phí đi vay quan trọng nhất mà người đi vay phải bỏ ra đó chính là thời gian. Ngân hàng đời hỏi rất nhiều giấy tờ, chứng từ liên quan và giữa thời gian nộp “đơn yêu cầu xin vay” đến khi quyết định cho vay rất lâu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2