intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam trong quá trình tăng vốn điều lệ giai đoạn 2005 2010

Chia sẻ: Ganuongmuoimatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

28
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn gồm ba chương chính, chương 1 mô tả hệ thống NH Việt Nam và diễn biến tăng VĐL của các NHTM trong giai đoạn 2005-2010. Chương 2 giới thiệu phương pháp phân tích hiệu quả biên theo cách tiếp cận phi tham số (data envelopment analysis DEA); và mô tả tỷ số tài chính mà tác giả sử dụng phân tích hiệu quả hoạt động NHTM Việt Nam. Sau đó, chương 3 trình bày kết quả phân tích chỉ số hiệu quả hoạt động NHTM theo hai phương pháp trên dựa trên số liệu báo cáo tài chính (BCTC) các NH từ năm 2005 đến 2010; từ đó, đề xuất chính sách nâng cao hiệu quả NHTM trong nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại việt nam trong quá trình tăng vốn điều lệ giai đoạn 2005 2010

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>> HOÀNG HOA SƠN TRÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ GIAI ĐOẠN 2005-2010 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH >>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>> HOÀNG HOA SƠN TRÀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ GIAI ĐOẠN 2005-2010 Chuyên ngành: CHÍNH SÁCH CÔNG Mã số: 60.31.14 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: JAY K. ROSENGARD TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
  3. i Lời cam đoan Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. HOÀNG HOA SƠN TRÀ
  4. ii MỤC LỤC Lời cam đoan .....................................................................................................................i MỤC LỤC ....................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ .................................................................. vii TÓM TẮT ........................................................................................................................ 1 GIỚI THIỆU .................................................................................................................... 3 CHƢƠNG 1 ..................................................................................................................... 5 QUÁ TRÌNH TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005-2010 .............................................................................. 5 1.1. Hệ thống ngân hàng Việt Nam ............................................................................................. 5 1.1.1. Quá trình phát triển ................................................................................................... 5 1.1.2. Đặc điểm .................................................................................................................... 7 1.2. Tình hình tăng VĐL hệ thống các NHTM Việt Nam từ năm 2005 đến 2010 ....................... 8 1.2.1. Chủ trƣơng và chính sách nhà nƣớc nhằm tăng cƣờng năng lực tài chính cho hệ thống NHTM trong nƣớc ..................................................................................................... 8 1.2.2. Tình hình tăng VĐL ở các NHTM Việt Nam từ năm 2005 đến 2010 ..................... 10 1.2.2.1. Tăng VĐL ở khối NHTMNN................................................................................ 11 1.2.2.2. Tăng VĐL ở khối NHTMCP ................................................................................ 12 1.2.3. Tăng VĐL và hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam (2005-2010) .... 18 CHƢƠNG 2 ................................................................................................................... 20 PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ........................................ 20 NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ..................................................................................... 20 2.1. Khái niệm “hiệu quả” và phương pháp đánh giá hiệu quả trong hoạt động NH ............. 20 2.1.1. Theo góc độ quản trị ................................................................................................ 20 2.1.2. Theo góc độ tài chính. ............................................................................................. 20 2.1.3. Theo góc độ kinh tế thuần túy .................................................................................. 21 2.2. Phương pháp phân tích chỉ số tài chính ............................................................................ 22 2.2.1. Nhóm chỉ số đo lƣờng lợi nhuận .............................................................................. 22 2.2.1.1. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (Return on equity – ROE) ................................... 22 2.2.1.2. Lợi nhuận trên tài sản (Return on equity – ROA) ................................................. 22 2.2.2. Nhóm chỉ số đo lƣờng rủi ro ................................................................................... 23 2.2.2.1. Tỷ lệ cho vay ......................................................................................................... 23 2.2.2.2. Tỷ lệ thanh khoản .................................................................................................. 23
  5. iii 2.2.2.3. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (Capital Adequacy Ratio - CAR) ............................... 23 2.2.2.4. Tỷ lệ nợ xấu (Non performing loan – NPL).......................................................... 23 2.3. Phương pháp phân tích hiệu quả biên - cách tiếp cận phi tham số (DEA) ....................... 23 2.3.1. DEA theo hƣớng đầu vào/đầu ra .............................................................................. 23 2.3.2. Vận dụng DEA phân tích hoạt động NH Việt Nam ................................................. 25 2.3.3. Chỉ định các tham số khi sử dụng DEA phân tích hiệu quả hoạt động NHTM Việt Nam 2005-2010 .......................................................................................................... 25 2.4. Mô tả dữ liệu, phân nhóm NHTM, các giả định và kiểm định thống kê ............................ 26 2.4.1. Mô tả dữ liệu ........................................................................................................... 26 2.4.2. Phân nhóm NH, các giả định và kiểm định thống kê .............................................. 27 CHƢƠNG 3 ................................................................................................................... 30 KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG .............................. 30 NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 – 2010 ..................... 30 3.1. Kết quả ............................................................................................................................... 30 3.1.1 Hiệu quả hoạt động toàn hệ thống NHTM tăng trong quá trình tăng VĐL giai đoạn 2005-2010 (Giả định 1) ............................................................................................. 30 3.1.2. So với NHTMCP, hiệu quả hoạt động NHTMNN cao hơn nhƣng rủi ro hơn (Giả định 2). ............................................................................................................................... 32 3.1.3. Hiệu quả hoạt động của NHTMCP có mức VĐL ≥ 3,000 tỷ cao hơn nhóm NH chƣa đạt 3,000 tỷ (giả định 3) ............................................................................................ 33 3.1.4 Tăng nhanh VĐL xuất phát từ nhu cầu kinh doanh của chính NH mới có thể tăng hiệu quả hoạt động (Giả định 4) ......................................................................................... 33 3.1.5. Sự tham gia của CĐCL giúp gia tăng hiệu quả hoạt động NHTM (Giả định 5)..... 35 3.2. Khuyến nghị chính sách ..................................................................................................... 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 40 Phụ lục 1: Vốn điều lệ (tỷ đồng) các NHTMCP và NHTMNN ..................................... 42 Phụ lục 2: Cổ đông/đối tác/hợp tác chiến lƣợc các NHTMCP đến 2010 ...................... 44 Phụ lục 3: Kiểm định ý nghĩa thống kế giá trị bình quân các chỉ số hiệu quả ............... 47
  6. iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT ABB NH TMCP An Bình (An Binh Commercial Joint Stock Bank) ACB NH Á Châu (Asia Commercial Joint Stock Bank- ACB) AGRIBANK NH Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam BAOVIETBANK NH TMCP Bảo Việt (Bao Viet Joint Stock Commercial Bank) BCTC Báo cáo tài chính BIDV NH Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam CAR Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CĐCL Cổ đông chiến lƣợc DAIABANK NH TMCP Đại Á (Great Asia Commercial Joint Stock Bank) DEA Phân tích hiệu quả biên theo cách tiếp cận phi tham số EAB NH Đông Á (Dong A Commercial Joint Stock Bank-EAB) NH Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Commercial Joint EIB Stock Export-Import Bank- Eximbank) FCB NH TMCP Đệ Nhất (First Joint Stock Commercial Bank-FCB) GDB NH TMCP Gia Định (Gia Dinh Commercial Joint Stock Bank) NH TMCP Dầu Khí Toàn Cầu (Global Petro Commercial Joint GPB Stock Bank) HBB NH TMCP Nhà Hà Nội (Habubank) NH TMCP Phát Triển Nhà TPHCM ( Housing development HDB Commercial Joint Stock Bank-HD Bank) KLB NH TMCP Kiên Long (Kien Long Commercial Joint Stock Bank) LIENVIETBANK NH TMCP Liên Việt (LienViet Commercial Joint Stock Bank) NH TMCP Quân Đội (Military Commercial Joint Stock Bank- MB MB) NH TMCP Phát Triển Mekong (Mekong Development Joint MDB Stock Bank) MHB NH Phát Triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long NH TMCP Hàng Hải (The Maritime Commercial Joint Stock MSB Bank) NH TMCP Nam Á (Nam A Commercial Joint Stock Bank- NAB NAMA Bank) NASBANK NH TMCP Bắc Á (Bac A Commercial Joint Stock Bank)
  7. v NĐ Nghị định NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc NHTM Ngân hàng thƣơng mại NHTMCP Ngân hàng thƣơng mại cổ phần NHTMNN Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc NPL Tỷ lệ nợ xấu NVB NH TMCP Nam Việt (Nam Viet Commercial Joint Stock Bank) OCB NH Phƣơng Đông (Orient Commercial Joint Stock Bank-OCB) OJB NH TMCP Đại Dƣơng (Ocean Commercial Joint Stock Bank) NH TMCP Việt Nam Tín Nghĩa (VietNam Tin Nghia PCB Commercial Joint Stock Bank) NH TMCP Xăng Dầu Petrolimex (Petrolimex Group Commercial PGB Joint Stock Bank) PNB NH TMCP Phƣơng Nam SCB NH TMCP Sài Gòn (Saigon Commercial Joint Stock Bank-SCB) NH TMCP Đông Nam Á (South East Commercial Joint Stock EABANK Bank- SeaBank) NH TMCP Sài Gòn Công Thƣơng (Saigon bank for Industrial SGB and trade) NH TMCP Sài Gòn-Hà Nội (Saigon-Hanoi Commercial Joint SHB Stock Bank- SHB) STB NH TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín (Sacombank) NH TMCP Kỹ Thƣơng (Vietnam Technological and Commercial TCB Joint Stock Bank-Techcom Bank)
  8. vi TCTD Tổ chức tín dụng Te Chỉ số hiệu quả kỹ thuật TRUSTBANK NH TMCP Đại Tín (Great Trust Commercial Joint Stock Bank) VAB NH TMCP Việt Á (Viet A Commercial Joint Stock Bank) VCB NH Ngoại Thƣơng Việt Nam VĐL Vốn điều lệ NH TMCP Quốc Tế (Vietnam International Commercial Joint VIB Stock Bank- VIB) NH TMCP Việt Nam Thƣơng tín (Viet Nam Thuong Tin VIETBANK Commercial Joint Stock Bank) VIETINBANK NH Công Thƣơng Việt Nam VPB NH TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng NH TMCP Phƣơng Tây (Western Rural Commercial Joint Stock WB Bank)
  9. vii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
  10. 1 TÓM TẮT Sự vững mạnh hệ thống ngân hàng (NH) là nền tảng quan trọng cho sự phát triển của một nền kinh tế, đặc biệt đối với nền kinh tế chuyển đổi, mới nổi nhƣ Việt Nam. Từ năm 2001 đến nay, trong bối cảnh kinh tế Việt Nam tăng trƣởng cao và áp lực cạnh tranh trƣớc thềm WTO, nhà nƣớc đã thực hiện những điều chỉnh quan trọng, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng thƣơng mại (NHTM), đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực tài chính. Mục tiêu của Nghị định (NĐ) 141 năm 2006 tăng năng lực tài chính cho hệ thống NHTM, sàng lọc những NH đang hoạt động có tiềm lực thấp bằng cách qui định vốn pháp định. Các NHTMCP trong nƣớc phải đạt đƣợc vào cuối 2008, 2010 lần lƣợt là 1000, 3000 tỷ đồng; nhằm mục đích cuối cùng là tăng khả năng cạnh tranh, năng lực quản lí và phòng ngừa rủi ro cho hệ thống NH. Từ phía bên trong, các NHTM Việt Nam đã nỗ lực nâng tăng nguồn vốn tự có để đầu tƣ công nghệ, mở rộng địa bàn hoạt động, tăng khả năng huy động vốn, tăng cƣờng phòng ngừa rủi ro. Từ năm 2005 đến 2010, vốn điều lệ (VĐL) của các NHTM tăng nhanh chóng, tốc độ tăng khoảng 41%/năm1. VĐL tăng nhanh không chỉ diễn ra ở những NH chƣa đạt mức vốn pháp định mà cả ở những NH đã vƣợt qua mức vốn qui định 3000 tỷ. Tăng VĐL, tăng tiềm lực tài chính để đáp ứng nhu cầu tăng trƣởng là xu hƣớng tất yếu trong hoạt động NH nhƣng tăng VĐL quá nhanh (dù do nhu cầu nội tại hay do áp lực từ NĐ 141) của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2005-2010 đặt ra bài toán hiệu quả. Vậy quá trình tăng VĐL 2005-2010 có song hành với hiệu quả hoạt động của các NHTM không? Chính phủ có nên tiếp tục nâng mức vốn pháp định đối với các NHTM trong nước trong thời gian sắp đến? Ngoài ra, trong quá trình huy động các nguồn lực để tăng VĐL của các NHTMCP 2005-2010, nổi lên việc thu hút vốn từ các cổ đông chiến lƣợc (CĐCL) là các định chế tài chính nƣớc ngoài hay các tổng công ty/tập đoàn lớn trong nƣớc. Chiến lƣợc này đƣợc nhiều NH thực hiện vì vừa giải quyết nhu cầu tăng VĐL, vừa giúp các NH tạo uy tín, mở rộng thị phần, tiếp nhận kỹ năng quản lý và công nghệ. Vậy ở những NHTMCP có sự tham gia của các CĐCL nước ngoài thì hiệu quả hoạt động có cao hơn so với các NH còn lại không? 1 Tính toán của tác giả từ báo cáo tài chính NHTM (2005-2010)
  11. 2 Quá trình tăng VĐL NHTM cho thấy, với mục tiêu nâng cao năng lực vốn, NĐ 141 chủ yếu tạo áp lực ở khối NHTMCP. Tuy vậy tính đến cuối 2011, các NHTMCP đều đạt mức VĐL 3,000 tỷ, nghĩa là theo tiêu chuẩn NĐ 141 thì không có NH yếu kém về vốn. Về khả năng sử dụng hiệu quả nguồn lực khi qui mô vốn và tài sản gia tăng, dựa trên dữ liệu từ báo cáo của 42 NHTM (gồm 37 NHTMCP và 5 NHTM nhà nƣớc (NHTMNN) từ 2005 đến 2010, các chỉ số đo lƣờng hiệu quả hoạt động theo hai phƣơng pháp tỷ số tài chính và hiệu quả biên (theo cách tiếp cận phi tham số) cho thấy: (1) NHTM Việt Nam vẫn duy trì đƣợc mức độ hiệu quả hoạt động ổn định, có xu hƣớng tăng từ 2008 đến nay, tuy nhiên mức hiệu quả thấp (chỉ số hoạt động kỹ thuật trung bình 58%, nghĩa là NHTM vẫn có khả năng cải thiện 48% kết quả trên nguồn lực hiện có; (2) so với NHTMCP, hiệu quả hoạt động NHTMNN cao hơn nhƣng rủi ro hơn; (3) hiệu quả hoạt động của NHTMCP có mức VĐL ≥ 3,000 tỷ cao hơn nhóm NH chƣa đạt 3,000; (4) tăng nhanh VĐL xuất phát từ nhu cầu kinh doanh của chính NH mới có thể tăng hiệu quả hoạt động; (5) sự tham gia của CĐCL giúp gia tăng hiệu quả hoạt động NHTM. CĐCL nƣớc ngoài không đẩy hiệu quả hoạt động cao hơn so với CĐCL trong nƣớc. Vì vậy, trong khuôn khổ phân tích các chỉ số đo lƣờng hiệu quả hoạt động NH trên, tác giả đề xuất các khuyến nghị chính sách sau: (1) Không cho phép thành lập NH mới, NHNN nên hƣớng trọng tâm quản lý vào việc củng cố các NHTM đang có. (2) Đối với khối NHTMNN, không nhất thiết tăng năng lực tài chính trƣớc khi thực hiện cổ phần hóa BIDV và Agribank (nhƣ đã thực hiện với VCB và Vietinbank). Đối với VCB, Vietinbank, để phát huy đƣợc cơ chế quản lý của một NHTMCP, là động lực tăng hiệu quả hoạt động từ bên trong NH, nhà nƣớc cần giảm tỷ lệ vốn trong các NH này mà không tiếp tục mở rộng qui mô bằng cách bán cổ phần của mình cho nhà đầu tƣ bên ngoài; chú trọng tìm kiếm CĐCL nƣớc ngoài. (3) Đối với các NH vừa và nhỏ, nên sử dụng cơ chế thị trƣờng để sàng lọc NH hoạt động yếu kém thay cho việc sử dụng vốn pháp định, NHNN nên tăng cƣờng khâu thẩm tra, phê duyệt các phƣơng án tăng vốn mới dựa trên việc đảm bảo chỉ số hiệu quả tài chính chi tiết, yêu cầu NH công khai lộ trình và hình thức tăng vốn và khả năng đảm bảo nguồn nhân lực (4) Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động mua bán sáp nhập, để xử lý NH có hoạt động không đạt tiêu chuẩn.
  12. 3 GIỚI THIỆU Sự phát triển của một nền kinh tế luôn có sự hậu thuẫn của hệ thống tài chính của nền kinh tế đó. Đối với nền kinh tế chuyển đổi, mới nổi nhƣ Việt Nam, quá trình tăng trƣởng kinh tế gắn liền với những thay đổi, cải tổ trong hệ thống ngân hàng, vốn là trung tâm của hệ thống tài chính. Vì vậy, hiệu quả hoạt động hay “sức sống” của hệ thống ngân hàng thƣơng mại luôn là mối quan tâm của nhà điều hành và hoạch định chính sách. Từ năm 2001 đến nay, NHNN đã thực hiện những điều chỉnh quan trọng, cơ cấu lại hệ thống NHTM, ngành NH có sự tăng trƣởng mạnh mẽ. Năm 2006, chính phủ ban hành Nghị định 141/2006/NĐ-CP, qui định mức vốn pháp định các NHTMCP phải đạt đƣợc vào cuối 2008, 2010 lần lƣợt là 1000, 3000 tỷ đồng, tạo áp lực pháp lý thúc đẩy NHTMCP tăng nhanh VĐL. Từ phía bên trong, hệ thống NHTM Việt Nam đang nỗ lực nâng cao sức cạnh tranh mà trƣớc tiên là năng lực tài chính trƣớc áp lực và cũng là cơ hội khi mở cửa hoàn toàn lĩnh vực tài chính vào năm 2015 theo cam kết WTO. Tăng VĐL hay rộng hơn là tăng nguồn vốn tự có sẽ giúp các NH đầu tƣ công nghệ, mở rộng địa bàn hoạt động, tăng khả năng huy động vốn, tăng cƣờng phòng ngừa rủi ro. Từ năm 2005 đến 2010, VĐL của các NHTM tăng nhanh chóng, tốc độ tăng khoảng 41%/năm2. VĐL tăng nhanh không chỉ diễn ra ở những NH chƣa đạt mức vốn pháp định mà cả ở những NH đã vƣợt qua mức vốn qui định 3000 tỷ. Tăng VĐL, tăng tiềm lực tài chính để đáp ứng nhu cầu tăng trƣởng là xu hƣớng tất yếu trong hoạt động NH nhƣng tăng VĐL quá nhanh (dù do nhu cầu nội tại hay do áp lực từ NĐ 141) của hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2005-2010 đặt ra bài toán hiệu quả. Vậy quá trình tăng VĐL 2005-2010 có song hành với hiệu quả hoạt động của các NHTM không? Chính phủ có nên tiếp tục nâng mức vốn pháp định đối với các NHTM trong nước trong thời gian sắp đến? Ngoài ra, trong quá trình huy động các nguồn lực để tăng VĐL của các NHTMCP 2005-2010, nổi lên việc thu hút vốn từ các CĐCL là các định chế tài chính nƣớc ngoài hay các tổng công ty/tập đoàn lớn trong nƣớc. Chiến lƣợc này đƣợc nhiều NH thực hiện vì vừa giải quyết nhu cầu tăng VĐL, vừa giúp các NH tạo uy tín, mở rộng thị phần, tiếp nhận kỹ năng quản lý và công nghệ. Với qui định các định chế tài chính nƣớc ngoài chỉ có thể 2 Tính toán của tác giả từ báo cáo tài chính NHTM (2005-2010)
  13. 4 góp vốn tối đa là 30%3, vậy ở những NHTMCP có sự tham gia của các CĐCL nước ngoài thì hiệu quả hoạt động có cao hơn so với các NH còn lại không? Dựa trên thông tin từ báo cáo tài chính của 42 NH (gồm 37 NHTMCP và 5 NHTMNN) trong thời gian 2005-2010, tác giả tính toán chỉ số đo lƣờng hiệu quả hoạt động NH theo hai phƣơng pháp; tỷ số tài chính và phân tích hiệu quả biên, so sánh các chỉ số giữa các nhóm NH nhằm đánh giá ảnh hưởng của quá trình tăng nhanh vốn đến hiệu quả hoạt động của hệ thống NH. Phƣơng pháp tính toán tỷ số tài chính thƣờng đƣợc sử dụng trong phân tích hoạt động NH tại Việt Nam, các nhóm tỷ số tài chính sẽ thể hiện các mặt hoạt động khác nhau của NH. Sau đó kết hợp các nhóm tỷ số để có cái nhìn chung về hiệu quả hoạt động NH dựa trên mục tiêu tăng lợi nhuận và kiểm soát rủi ro. Phƣơng pháp thứ hai tác giả sử dụng, mới bắt đầu áp dụng trong các nghiên cứu hoạt động NH ở Việt Nam, phân tích hiệu quả biên theo cách tiếp cận phi tham số (data envelopment analysis, DEA), có thể đánh giá hiệu quả của toàn bộ hoạt động của mỗi NH bằng cách tính chỉ số hiệu quả kỹ thuật (te), phản ánh khả năng NH đạt đƣợc tối đa đầu ra từ đầu vào nhất định. Do hiệu quả toàn bộ hoạt động NH đƣợc đo lƣờng một chỉ số nên có thể dùng chỉ số hiệu quả kỹ thuật so sánh hiệu quả hoạt động giữa các NH với nhau. Luận văn gồm ba chƣơng chính, chƣơng 1 mô tả hệ thống NH Việt Nam và diễn biến tăng VĐL của các NHTM trong giai đoạn 2005-2010. Chƣơng 2 giới thiệu phƣơng pháp phân tích hiệu quả biên theo cách tiếp cận phi tham số (data envelopment analysis DEA); và mô tả tỷ số tài chính mà tác giả sử dụng phân tích hiệu quả hoạt động NHTM Việt Nam. Sau đó, chƣơng 3 trình bày kết quả phân tích chỉ số hiệu quả hoạt động NHTM theo hai phƣơng pháp trên dựa trên số liệu báo cáo tài chính (BCTC) các NH từ năm 2005 đến 2010; từ đó, đề xuất chính sách nâng cao hiệu quả NHTM trong nƣớc. 3 Nghị định 69/2007/NĐ-CP
  14. 5 CHƢƠNG 1 QUÁ TRÌNH TĂNG VỐN ĐIỀU LỆ CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005-2010 1.1. Hệ thống ngân hàng Việt Nam 1.1.1. Quá trình phát triển Năm 1986 Việt Nam thực hiện chính sách Đổi Mới, là bƣớc ngoặt chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trƣờng. Từ đó đến nay, hệ thống ngân hàng (NH) Việt Nam đã có những bƣớc cải tổ quan trọng. Sơ đồ 1.1: Quá trình phát triển hệ thống NH Việt Nam đến 2010 chính thức chuyển sang hệ Cho phép thành lập NH thống ngân hàng 2 cấp 100% vốn nƣớc ngoài Việt Nam gia nhập WTO 1988 2007 2008 Hệ thống NH 1 cấp Quá trình tái cơ cấu & tăng trƣởng hệ thống NHTM Nguồn: Tác giả tổng hợp theo Nguyen Hong Son (2009) Giai đoạn 1988-1990, là sự nỗ lực chuyển từ hệ thống NH một cấp sang hai cấp, tách chức năng quản lý của ngân hàng nhà nƣớc (NHNN) ra khỏi hệ thống ngân hàng thƣơng mại (NHTM) thông qua Nghị định 53/HĐBT ngày 26/3/1988, Pháp lệnh NH và các tổ chức tín dụng năm 1990 (sau chuyển thành Luật NHNN và Luật các tổ chức tín dụng 1997, có hiệu lực từ 01/10/1998). Giai đoạn 1990-1999, sự hậu thuẫn của khuôn khổ pháp lý đã cho ra đời các ngân hàng thƣơng mại cổ phần (NHTMCP), các chi nhánh NH nƣớc ngoài, NH liên doanh đóng góp tích cực cho quá trình phát triển kinh tế. Mặc dù các NHTM nỗ lực hoàn thiện cơ chế quản lý, đa dạng hóa dịch vụ nhƣng huy động tiết kiệm và cho vay vẫn là hoạt động trọng yếu của các NHTM, với tình trạng rủi ro cao do không/khó thu hồi nợ gia tăng.
  15. 6 Sang giai đoạn 2000-2005, chính phủ thực hiện chƣơng trình tái cơ cấu ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc (NHTMNN) nhằm tăng cƣờng năng lực quản lý, năng lực kinh doanh, năng lực tài chính (thông qua chƣơng trình tái cấp vốn, thành lập công ty quản lý, mua bán nợ) và một lần nữa xác lập rõ ràng chức năng kinh doanh của NHTM tách biệt với NH chính sách. Đối với các NHTMCP, tiến hành giải thể, sáp nhập những NH có kết quả hoạt động kinh doanh yếu kém. Giai đoạn 2006-2010, chứng kiến sự phục hồi của các NHTMCP có hoạt động yếu kém trƣớc đó, quá trình chuyển đổi từ NH nông thôn thành NH cổ phần thành thị, nỗ lực đa dạng hóa dịch vụ và mở rộng phạm vi hoạt động và tăng trƣởng của hệ thống NH trong nƣớc, đáng chú ý là sự tăng trƣởng mạnh mẽ một số NHTMCP (Á Châu, Đông Á,..) hƣớng đến mô hình NH đa năng nhiều công ty trực thuộc. Sau khi kí kết hiệp định thƣơng mại Việt Mỹ, chính thức tham gia WTO vào năm 2007, với cam kết mở cửa ngành dịch vụ tài chính sau 7 năm (2015), hệ thống tài chính trong đó có hệ thống NH đứng trƣớc áp lực cạnh tranh từ nƣớc ngoài, đòi hỏi NHTM trong nƣớc phải nhanh chóng nâng cao năng lực tài chính. Khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009 làm suy giảm mức tăng trƣởng hoạt động NH, làm cho việc tăng VĐL không thuận lợi nhƣng đa số NHTMCP hoàn thành mục tiêu tăng VĐL lên 3,000 tỷ đồng theo Nghị định141/2006/NĐ-CP. Tóm lại, nhu cầu nội tại và áp lực cạnh tranh (WTO) và áp lực pháp lý (NĐ141) dẫn đến nhu cầu nâng cao năng lực tài chính trong toàn hệ thống NH. Cuối năm 2010, Luật NHNN số 46/2010/QH12 và Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 (có hiệu lực từ 01/01/2011, thay thế luật trƣớc đó) đƣợc ban hành, hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động NH, bổ sung qui định liên quan hoạt động NH có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, chuẩn bị cho tiến trình hội nhập. Bảng 1.1: Hệ thống NH Việt Nam 1991 – 2010 NH 1991 1999 2001 2003 2005 2006 2007 2008 2009 2010 NHTMNN 4 5 5 5 5 5 5 5 5 5 NH TMCP 4 48 39 37 37 34 34 40 37 37 NH liên doanh 1 4 4 4 5 5 5 5 5 5 Chi nhánh NH nƣớc ngoài 0 26 26 27 31 31 41 39 40 48 NH 100% vốn nƣớc ngoài - - - - 5 5 5 Cộng 9 83 74 73 78 75 85 94 92 100 Nguồn : Báo cáo thường niên NHNN
  16. 7 Tính đến năm 2010, Việt Nam có 5 NHTMNN (gồm VCB, Vietinbank, BIDV, AGRIB, MHB), 37 NHTMCP, 5 NH liên doanh, 48 chi nhánh NH nƣớc ngoài và 5 NH 100% vốn nƣớc ngoài hoạt động. Tháng 6/2008, Vietcombank là NHTMNN đầu tiên đã tiến hành quá trình cổ phần hóa sau nhiều lần trì hoãn. Sau đó Vietinbank chính thức chuyển thành NHTMCP vào tháng 8/2009. Tuy nhiên theo Nghị định 59/2009/NĐ-CP, 2 NH này vẫn là NHTMNN do vốn nhà nƣớc có tỷ lệ lớn hơn 50%. 1.1.2. Đặc điểm Sự tăng trƣởng cao của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua thúc đẩy quá trình tăng trƣởng nhanh của hệ thông NH. Bảng 1.2 trình bày tốc độ tăng trƣởng kinh tế và chỉ số liên quan tổng tài sản, hoạt động huy động tiền gửi và cho vay, là hoạt động chính của hệ thống NHTM hiện nay. Tốc độ tăng tổng tài sản các NHTM năm 2005-2010 là 30.85%/năm4. Trong tổng thu nhập của NH thì thu nhập ròng từ lãi giao động từ 53%-84%5. Trong giai đoạn 2005-2008, tăng trƣởng tín dụng, mức tăng tiền gửi tiết kiệm hàng năm lần lƣợt là 34.34% và 38.54%; mức tăng tƣơng đối ổn định so với giai đoạn 2000-2004 (38.51%, 35.31%). Trong giai đoạn này, hoạt động tín dụng NH có yếu tố nƣớc ngoài phát triển mạnh (mức tăng trƣởng tín dụng 2008/2007 toàn hệ thống NH là 28%, trong đó mức tăng trƣởng tín dụng khối NHTMNN, NHTMCP, NH liên doanh và nƣớc ngoài, khối tổ chức tín dụng khác lần lƣợt là 19%, 22%, 47%, 46%6). Điều đáng lƣu ý là tỷ lệ tín dụng/GDP giai đoạn 2005-2010 cao cách biệt so với giai đoạn 2000-2004 (92.07%/năm so với 42.87%) cho thấy giai đoạn tăng trƣởng tín dụng nóng của nền kinh tế Việt Nam. Bảng 1.2: Chỉ số hoạt động NH Việt Nam năm 2000-2009 BQ BQ Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2000-2004 2005-2009 Tốc độ tăng GDP (%) 7.18 8.44 8.23 8.46 6.31 5.32 7.35 Tốc độ tăng tài sản (%) na 42.31 20.41 47.19 11.46 32.86 30.85 Tốc độ tăng tiền gửi (%) 35.31 36.65 38.48 57.45 21.60 na 38.54 Tiền gửi / GDP (%) 39.30 43.26 41.17 41.09 49.18 57.14 46.37 Tốc độ tăng tín dụng nội địa (%) 38.51 34.74 24.72 50.18 27.71 na 34.34 Tín dụng / GDP (%) 42.87 71.22 75.38 96.19 94.53 123.01 92.07 Nguồn : Tác giả tính toán từ số liệu NH thế giới (2009) 4 Tác giả tính toán dựa trên BCTC của NHTM, chƣa bao gồm các tổ chức tín dụng còn lại trong hệ thống. Theo báo cáo thƣờng niên NHNN năm 2009, trang 29 thì tổng tài sản toàn hệ thống tăng 36.39% (2009/2008) 5 Moody’s global banking, Banking system outlook Vietnam (2009, tr.10) 6 Báo cáo thƣờng niên NHNN (2008, tr. 26)
  17. 8 Tuy nhiên, so với các nƣớc trong khu vực có nền kinh tế phát triển hơn Việt Nam (Malaysia, Thailand) thì ngành ngân hàng Việt Nam vẫn có khả năng tiếp tục tăng trƣởng (bảng 1.3). Ngoài ra, hoạt động cho vay luôn cao hơn lƣợng tiền gửi, tỷ lệ tín dụng/tiền gửi BQ 1,99 lần7 (2005-2010); trong khi nguồn vốn tự có của các NH Việt Nam còn thấp (so với các nƣớc trong khu vực) mang lại rủi ro trong hoạt động các NH. Bảng 1.3: So sánh tỷ lệ tín dụng/GDP Việt Nam với các nƣớc trong khu vực Tín dụng/GDP (%) Việt Nam Indonesia Maylaysia Philipines Singapore Thái Lan 2000-2004 66.96 53.27 139.18 58.93 81.41 129.98 2005-2009 92.07 40.42 121.50 49.75 72.31 125.40 Nguồn : Tác giả tính toán từ số liệu NH thế giới (2009) Tuy hiện nay thu nhập chính của hệ thống NH đến từ hoạt động cho vay nhƣng mới chỉ có 17% dân số sử dụng tài khoản NH (2008, tăng so với 2007 là 10%)8 và thói quen dùng tiền mặt có dấu hiệu giảm (tỷ lệ tiền mặt trên tổng phƣơng tiện thanh toán năm 2009 là 14.01%, (giảm so với năm 2008 14.60%, 2007 16.36%, 2006 17.31%)9, thì mảng kinh doanh ngoài hoạt động cho vay là cơ hội lớn của các NH. Nói tóm lại, ngành NH Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng và còn nhiều tiềm năng phát triển. Tuy nhiên cần phải lƣu ý trong hệ thống NH thì các NHTMNN đóng vai trò chủ đạo. Cuối năm 2008, tổng tài sản toàn bộ NH/GDP là 120%, trong đó tỷ trọng tài sản 4 NHTMNH (gồm AGRIB, BIDV, VCB, Vietinbank) trên toàn hệ thống NH là 60%10. Vì vậy, hiệu quả hoạt động khối NHTMNN (bao gồm cả VCB, Vietinbank) là có tác động quan trọng toàn ngành NH. 1.2. Tình hình tăng VĐL hệ thống các NHTM Việt Nam từ năm 2005 đến 2010 1.2.1. Chủ trƣơng và chính sách nhà nƣớc nhằm tăng cƣờng năng lực tài chính cho hệ thống NHTM trong nƣớc Trong bối cảnh phải thực hiện cam kết WTO, mở cửa hoàn toàn khu vực tài chính trong năm 2015, chủ trƣơng của chính phủ, NHNN Việt Nam là hạn chế sự tham gia của định chế nƣớc ngoài để hệ thống NH trong nƣớc “lớn mạnh”, đủ sức cạnh tranh khi chính thức hội nhập. Vì vậy, từ năm 2000 đến nay, các qui định cơ cấu lại hệ thống NHTM 7 Tác giả tính toán từ số liệu NH thế giới (2009) 8 Moody’s global banking (2009, tr. 7) 9 Báo cáo thƣờng niên NHNN (2009, tr. 17) 10 Moody’s global banking (2009, tr.6). Tỷ lệ tài sản NHTMNN/tổng tài sản toàn hệ thống là 45.55% (2009), 51.48% (2008) theo báo cáo thƣờng niên NHNN (2009, tr. 29)
  18. 9 trong nƣớc theo hƣớng tăng tính hiệu quả và khả năng cạnh tranh đã đƣợc ban hành nhƣ: yêu cầu NH phải trích 5% lợi nhuận sau thuế lập quỹ dự trữ bổ sung VĐL, không đƣợc phân chia quỹ ngoài mục đích trên (Nghị định166/1999/NĐ-CP), bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu - CAR11 là 8% (Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN), sau tăng lên 9% (Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN). Để bảo đảm năng lực tài chính cho NHTMCP, mức vốn pháp định mà các NH này phải đạt vào năm 2010 là 3000 tỷ (Nghị định 141/2006/NĐ-CP); đồng thời yêu cầu NH tăng vốn phải nêu rõ phƣơng án sử dụng vốn (mở rộng cho vay hay mở rộng phạm vi kinh doanh sang các lĩnh vực khác nhƣ chứng khoán, cho thuê tài chính..., hay mở rộng địa bàn) và hiệu quả kinh doanh trên cơ sở VĐL mới12 . Để hạn chế việc NH ồ ạt mở rộng mạng lƣới, NH nhà nƣớc ban hành Quyết định 13/2008/QĐ-NHNN (thay thế Quyết định 888/2005/QĐ-NHNN và Quyết định 1090/2003/QĐ-NHNN) qui định điều kiện khắt khe hơn việc mở rộng mạng lƣới hoạt động của NHTM, cụ thể tổng số chi nhánh NHTM đã mở và đề nghị mở phải đảm bảo VĐL của NH đáp ứng trên mức 100 tỷ đồng/chi nhánh nếu chi nhánh đƣợc mở tại TP. HCM và Hà Nội (trƣớc đây là 20 tỷ đồng/chi nhánh); trên mức 50 tỷ đồng/chi nhánh đối với các đơn vị hành chính khác (trƣớc đây là 10 tỷ đồng/chi nhánh). Để chuẩn bị hành lang pháp lý cho việc mua bán sáp nhập các NH hoạt động yếu kém, có năng lực tài chính thấp, sau thời gian tham khảo ý kiến các Bộ, ngành liên quan, NHNN ban hành thông tƣ 04/2010/TT-NHNH hƣớng dẫn việc mua bán sáp nhập các tổ chức tín dụng trên cơ sở kế thừa Quyết định 241/1998/QĐ-NHNN. Các qui định hạn chế sự tham gia (nhƣng vẫn cho phép sự thâm nhập thị trƣờng để đảm môi trƣờng cạnh tranh) của các định chế nƣớc ngoài cụ thể nhƣ sau: giới hạn tổng mức sở hữu của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài (gồm cổ đông hiện hữu và ngƣời liên quan cổ đông đó) tối đa 30% VĐL của NHTMCP; một tổ chức tín dụng nƣớc ngoài đƣợc tham gia hội đồng quản trị tại không quá hai NH Việt Nam; một NH hoặc tập đoàn tài chính nƣớc ngoài chỉ đƣợc là nhà đầu tƣ chiến lƣợc tại một NH Việt Nam (Nghị định 69/2007/NĐ-CP). Từ năm 2007, NHTMCP trong nƣớc muốn bán cổ phần cho đối tác nƣớc ngoài phải có VĐL trên 1,000 tỷ. Trong hoạt động kinh doanh thì hạn chế hoạt động huy động đồng nội tệ, triển khai hệ thống ATM của chi nhánh NH nƣớc ngoài. 11 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tài sản có rủi ro 12 Trích “Ngân hàng Nhà nƣớc quy định chặt chẽ chấp thuận tăng vốn điều lệ của các NHTMCP”, http://www.agribanklangha.vn/Default.aspx?tabid=3&CatID=66&ArticleID=199, cập nhật ngày 25/06/2011.
  19. 10 Nói tóm lại, chính sách của chính phủ, NHNN giai đoạn 2005-2010 là thúc đẩy NHTM trong nƣớc tăng năng lực tài chính thông qua việc tăng VĐL, hƣớng đến hiệu quả và thận trọng với sự tham gia của các định chế tài chính nƣớc ngoài. 1.2.2. Tình hình tăng VĐL ở các NHTM Việt Nam từ năm 2005 đến 2010 Tiến trình cơ cấu lại hệ thống NHTM bắt đầu từ năm 2000. Từ năm 2000 đến 2004, trong khi khối NHTMNN tập trung xử lý các khoản nợ xấu, bổ sung nguồn vốn (4 lần bơm vốn), chuẩn bị cho cổ phần hóa (bắt đầu từ năm 2004) thì ở khối NHTMCP diễn ra quá trình giải thể, sáp nhập những NH hoạt động kém hiệu quả, khởi động cho quá trình tích lũy tăng VĐL từ năm 2005 cho đến nay. Bảng 1.4: VĐL hệ thống NHTM từ 2005 đến 2010 VĐL (tỷ đồng) 2005 2006 2007 2008 2009 2010 BQ Số NHTM có dữ liệu/Tổng 33/42 35/39 36/39 40/45 41/42 42/42 số NHTM Toàn hệ thống NHTM Tổng vốn 28,219 40,071 74,847 112,712 143,883 200,820 Vốn / NH 855 1,145 2,079 2,818 3,509 4,781 - Tỷ lệ tăng VĐL 34% 82% 36% 25% 36% 41% NHTMNN Tổng vốn 19,090 19,337 31,090 40,314 45,958 67,309 %/(tổng vốn hệ thống 68% 48% 42% 36% 32% 34% NHTM) Vốn/NH 3,818 3,867 6,218 8,063 9,192 13,462 Tỷ lệ tăng VĐL 1% 61% 30% 14% 46% 29% NHTMCP Tổng vốn 9,129 20,734 43,757 72,398 97,925 133,511 %/(tổng vốn toàn hệ 32% 52% 58% 64% 68% 66% thống NHTM) Vốn / NH 326 691 1,412 2,069 2,720 3,608 - Tỷ lệ tăng VĐL 112% 104% 47% 32% 33% 62% Nguồn: Tác giả tổng hợp từ BCTC các NHTM từ 2005 đến 2010 Bảng 1.4 tổng hợp thông tin liên quan tổng VĐL các NHTMCP và 5 NHTMNN giai đoạn 2005-2010. Tỷ lệ tăng VĐL BQ năm là 41% tƣơng ứng mức tăng khoảng 785 tỷ
  20. 11 đồng/NH/năm; trong đó khối NHTMCP (62%) tăng nhanh hơn so với khối NHTMNN (29%). Với tốc độ tăng vốn nhanh hơn, tổng năng lực VĐL của khối NHTMCP đang dần cao hơn khối NHTMNN. Nhƣ vậy, trong thời gian 6 năm, BQ mỗi NH tăng vốn 5.59 lần13, ấn tƣợng nhất là NH MDB, KLB với mức tăng vốn tƣơng ứng 120 lần, 107 lần. (xem phụ lục 1) Mặc dù tăng nhanh nhƣng qui mô VĐL của NHTM Việt Nam vào thời điểm cuối năm 2010 (trung bình 253 triệu USD/NH) 14 vẫn còn rất thấp so với các nƣớc trong khu vực (Thái Lan 919 triệu USD/NH, Maylaysia 1,862 triệu USD/NH)15. 1.2.2.1. Tăng VĐL ở khối NHTMNN 1.2.2.1.1. Diễn biến Trong khối NHTMNN, NHTMNN đã cổ phần hóa (VCB và Vietinbank) có tốc độ tăng VĐL cao (bảng 1.5). So với NHTMCP, các NHTMNN có tốc độ tăng VĐL thấp hơn do đã đạt qui mô vốn tƣơng đối lớn; sự gia tăng vốn diễn ra nhanh khi nền kinh tế tăng trƣởng cao từ 2006 sang 2007 (AGB, BIDV, Vietinbank đều tăng vốn gần gấp đôi) cũng nhƣ khi nền kinh tế bắt đầu phục hồi sau khủng hoảng 2010 (AGB, BIDV, MHB). Ngoài ra, việc bơm vốn cho NHTMNN nhằm mục đích lành mạnh tài chính NH trƣớc khi cổ phần hóa (VĐL của VCB, Vietinbank tăng tƣơng ứng 2.7 và 1.5 lần trƣớc khi cổ phần hóa năm 2008, 2009). Bảng 1.5: VĐL NHTMNN 2005-2010 VĐL (tỷ đồng) 2005 2006 2007 2008 2009 2010 %/năm AGRIBANK 6,567 6,513 10,543 10,924 11,283 21,483 27% BIDV 3,971 4,077 7,699 8,756 10,499 14,374 21% MHB 768 774 810 817 823 3,056 1% VCB 4,279 4,357 4,429 12,100 12,100 13,224 25% VIETINBANK 3,505 3,616 7,609 7,717 11,253 15,172 34% Cộng 19,090 19,337 31,090 40,314 45,958 67,309 29% Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo NHTM 2005-2010 và web NHNN. 13 Tính toán của tác giả dựa trên BCTC NHTM 14 Tính toán của tác giả từ số liệu VĐL năm 2010 các NHTM Việt Nam, qui đổi theo tỷ giá liên NH ngày 30/12/2010 của NHNN Việt Nam 15 Tính toán của tác giả từ số liệu VĐL, tỷ giá (30/12) năm 2010 từ trang web của Bank of Thailand, Bank Negara Malaysia
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2