intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích lợi ích – chi phí nhà máy điện đốt trấu lấp vò – Đồng Tháp

Chia sẻ: Ganuongmuoimatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

46
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của dự án trên quan điểm tổng đầu tƣ và chủ đầu tƣ cũng nhƣ đánh giá tính hiệu quả về mặt kinh tế – xã hội của dự án. Trên cơ sở đó đưa ra những gợi ý chính sách đối với dự án nhiệt điện đốt trấu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích lợi ích – chi phí nhà máy điện đốt trấu lấp vò – Đồng Tháp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------------------- CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT PHAN NGỌC THẢO VY PHÂN TÍCH LỢI ÍCH – CHI PHÍ NHÀ MÁY ĐIỆN ĐỐT TRẤU LẤP VÒ – ĐỒNG THÁP Chuyên ngành: Chính Sách Công Mã số: 603114 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN TẤN BÌNH Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2011   
  2. - i - LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 04 năm 2011 Tác giả luận văn Phan Ngọc Thảo Vy
  3. - ii - LỜI CẢM ƠN Chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã nhiệt tình giảng dạy, cung cấp những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi học và thực hiện luận văn. Sự tận tâm của Quý Thầy Cô chính là tài sản quý giá của Chƣơng trình và là nguồn động viên to lớn đối với học viên. Tôi trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Tấn Bình, Thầy Cao Hào Thi, Thầy Nguyễn Xuân Thành và Cô Lê Thị Quỳnh Trâm đã tận tình hƣớng dẫn, động viên tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Chân thành cảm ơn Anh Nguyễn Hữu Việt – học viên FETP khóa 8, Anh Lê Văn Thành – Công ty Cổ phần Tƣ vấn Xây dựng điện 3 và các Anh, Chị học viên MPP1, MPP2 đã nhiệt tình hỗ trợ thông tin và có những góp ý hữu ích cho đề tài. Trân trọng cảm ơn. Học viên Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Phan Ngọc Thảo Vy
  4. - iii - TÓM TẮT Nhiệt điện đốt trấu là dạng năng lƣợng tái tạo “sạch” đang đƣợc sử dụng ngày càng nhiều trên thế giới. Với sản lƣợng trấu trên 7 triệu tấn mỗi năm, Việt Nam đƣợc đánh giá là quốc gia có nhiều tiềm năng để phát triển loại năng lƣợng này. Những năm gần đây, với chính sách khuyến khích phát triển năng lƣợng tái tạo của Nhà nƣớc, các dự án điện đốt trấu xin cấp phép xây dựng ngày càng nhiều, đặc biệt là ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Điện đốt trấu Lấp Vò là một trong những dự án đó. Dự án ra đời vừa góp phần tăng nguồn cung điện vừa giải quyết lƣợng trấu dƣ thừa đang gây ô nhiễm ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Nhà máy có công suất 10 MW với sản lƣợng điện hàng năm khoảng 65,6 GWh, dự kiến đƣợc xây dựng tại huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp. Mục tiêu của đề tài là góp phần cung cấp cho UBND tỉnh Đồng Tháp một đánh giá khách quan về tính khả thi của dự án thông qua việc phân tích tài chính dự án theo quan điểm tổng đầu tƣ và chủ đầu tƣ có xét đến lạm phát. Đồng thời đề tài tiến hành phân tích rủi ro nhằm nhận diện những yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả dự án, phân tích kinh tế – xã hội nhằm đánh giá tính khả thi của dự án về mặt kinh tế cũng nhƣ xác định những đối tƣợng chịu ngoại tác từ dự án. Kết quả phân tích cho thấy dự án không khả thi về mặt tài chính vì có giá trị hiện tại ròng (NPV) âm và suất sinh lợi nội tại nhỏ hơn chi phí vốn. Tuy nhiên, dự án khả thi về mặt kinh tế với NPV kinh tế đạt 264 tỷ đồng và suất sinh lợi nội tại kinh tế lớn hơn chi phí vốn kinh tế. Nhƣ vậy, có thể thấy dự án điện đốt trấu đáng đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ thực hiện. Phân tích rủi ro cho thấy dự án nhạy cảm với giá bán điện, tỷ lệ điều độ, kịch bản bán CER và tro, chi phí trấu, chi phí đầu tƣ và tốc độ tăng giá điện. Phân tích phân phối cho thấy nhóm đối tƣợng đƣợc hƣởng lợi từ dự án là ngƣời tiêu dùng, ngƣời lao động, Nhà nƣớc và các đơn vị cung cấp nhiên liệu. Nhóm bị thiệt là chủ đầu tƣ, ngân hàng và ngƣời dân bị giải tỏa. Do đó, để có thể khuyến khích đầu tƣ vào dự án điện đốt trấu Lấp Vò nói riêng và các dự án nhiệt điện đốt trấu nói chung, Nhà nƣớc cần có chính sách phù hợp giúp nhà đầu tƣ có lợi nhuận và hạn chế ngoại tác tiêu cực đối với những đối tƣợng chịu thiệt từ dự án.
  5. - iv - MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. ii TÓM TẮT ...................................................................................................................... iii MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT ............................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .................................................................................... ix DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................... x CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................................. 1 1.1 Đặt vấn đề .......................................................................................................... 1 1.1.1 Lý do hình thành dự án ....................................................................................... 1 1.1.2 Lý do hình thành đề tài ....................................................................................... 7 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 7 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 7 1.4 Phạm vi của đề tài .............................................................................................. 7 1.5 Thu thập dữ liệu ................................................................................................. 8 1.6 Bố cục luận văn .................................................................................................. 8 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN ............................................. 9 2.1 Xu hƣớng phát triển nguồn năng lƣợng mới và tái tạo ........................................ 9 2.2 Tổng quan về nhiệt điện đốt trấu ...................................................................... 10 2.2.1 Tình hình phát triển nhiệt điện đốt trấu trên thế giới ......................................... 10 2.2.2 Tình hình phát triển nhiệt điện đốt trấu ở Việt Nam .......................................... 11 2.2.3 Nguồn nhiên liệu trấu ....................................................................................... 11 2.2.4 Ƣu – nhƣợc điểm của nhiệt điện sử dụng trấu ................................................... 13 2.3 Quan điểm và phƣơng pháp phân tích dự án ..................................................... 15 2.3.1 Quan điểm phân tích dự án ............................................................................... 15 2.3.2 Phƣơng pháp phân tích dự án ........................................................................... 16 CHƢƠNG 3: MÔ TẢ DỰ ÁN ...................................................................................... 18
  6. - v - 3.1 Giới thiệu dự án ............................................................................................... 18 3.2 Giới thiệu các thông số và giả định sử dụng trong phân tích ............................. 18 3.2.1 Thông số vĩ mô ................................................................................................ 18 3.2.2 Thông số vận hành ........................................................................................... 19 3.2.3 Tài trợ dự án..................................................................................................... 20 3.2.4 Cơ sở xác định chi phí dự án ............................................................................ 20 3.2.5 Cơ sở xác định doanh thu ................................................................................. 21 CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ......................................................... 23 4.1 Báo cáo thu nhập .............................................................................................. 23 4.2 Báo cáo ngân lƣu .............................................................................................. 23 4.3 Phân tích tài chính ............................................................................................ 23 4.4 Phân tích độ nhạy ............................................................................................. 25 4.4.1 Biến thiên của NPV theo giá bán điện .............................................................. 25 4.4.2 Biến thiên của NPV theo kịch bản về khả năng bán CER và tro ........................ 25 4.4.3 Biến thiên của NPV theo tốc độ tăng giá điện ................................................... 26 4.4.4 Biến thiên của NPV theo tỷ lệ điều độ .............................................................. 27 4.4.5 Biến thiên của NPV theo chi phí mua trấu ........................................................ 27 4.4.6 Biến thiên của NPV theo chi phí đầu tƣ ............................................................ 28 4.4.7 Biến thiên của NPV theo tỷ lệ lạm phát VND ................................................... 28 4.4.8 Biến thiên của NPV theo tỷ lệ lạm phát USD.................................................... 29 4.5 Phân tích kịch bản ............................................................................................ 30 4.6 Mô phỏng Monte Carlo .................................................................................... 31 4.7 Phân tích kết quả .............................................................................................. 31 CHƢƠNG 5: PHÂN TÍCH KINH TẾ - XÃ HỘI .......................................................... 33 5.1 Xác định tỷ giá kinh tế và các hệ số chuyển đổi CFi ......................................... 33 5.1.1 Tỷ giá kinh tế ................................................................................................... 33 5.1.2 Hệ số chuyển đổi CFi ....................................................................................... 33 5.1.3 Phân tích ngoại tác ........................................................................................... 36 5.2 Kết quả phân tích dòng tiền kinh tế .................................................................. 37 5.3 Phân tích độ nhạy kinh tế ................................................................................. 37 5.4 Phân tích kịch bản ............................................................................................ 38
  7. - vi - 5.5 Phân tích xã hội................................................................................................ 40 CHƢƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 41 6.1 Kết luận ........................................................................................................... 41 6.2 Kiến nghị chính sách ........................................................................................ 42 6.2.1 Đối với Nhà nƣớc ............................................................................................. 42 6.2.2 Đối với UBND tỉnh Đồng Tháp ........................................................................ 43 6.2.3 Đối với chủ đầu tƣ ............................................................................................ 43 6.2.4 Đối với tác động môi trƣờng............................................................................. 43 6.3 Hạn chế của đề tài ............................................................................................ 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 45 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 49
  8. - vii - DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT A : Điện năng tiêu thụ CDM Clean Development Mechanism : Cơ chế phát triển sạch CER Certified Emission Reduction : Chứng nhận giảm phát thải CFi Conversion Factor i : Hệ số chuyển đổi i CO2 Carbon Dioxide : Khí CO2 ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long DSCR Debt Service Coverage Ratio : Hệ số an toàn trả nợ EIRR Economic Internal Rate of Return : Suất sinh lợi nội tại kinh tế EVN Vietnam Electricity : Tập đoàn Điện lực Việt Nam FEP Foreign Exchange Premium : Phí thƣởng ngoại hối GW Gigawatt (1.000.000.000 watts) : Gi – ga – oát GWh Gigawatt – hour : Gi – ga – oát giờ IFC International Finance Corporation : Tập đoàn Tài chính Quốc tế IMF Internation Monetary Fund : Quỹ tiền tệ quốc tế IPP Independent Power Producer : Nhà sản xuất điện độc lập IRR Internal Rate of Return : Suất sinh lợi nội tại KW Kilowatt (1.000 watts) : Ki – lô – oát KWh Kilowatt – hour : Ki – lô – oát giờ MVA Mega Volt – Ampere : Mê – ga vôn am – pe MW Megawatt (1.000.000 watts) : Mê – ga – oát NPV Net Present Value : Giá trị hiện tại ròng O&M Operation and Maintenance : Vận hành và bảo dƣỡng P Power : Công suất PPA Power Purchase Agreement : Hợp đồng mua điện PECC3 Power Engineering Consulting : Công ty Cổ phần Tƣ vấn Xây dựng Joint Stock Company 3 điện 3
  9. - viii - PC2 Power Company Number 2 : Công ty Điện lực 2 SI Sensitive Index : Chỉ số độ nhạy cảm SW Switching Value : Giá trị hoán chuyển UBND : Ủy ban nhân dân USD United States Dollars : Đồng đô la Mỹ VND Vietnamese Dong : Đồng Việt Nam WACC Weight Avarage Cost of Capital : Chi phí vốn bình quân trọng số WB World Bank : Ngân hàng Thế giới
  10. - ix - DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Chỉ tiêu sử dụng điện cho một ngƣời dân tỉnh Đồng Tháp 2010 – 2020 ............. 2 Bảng 1.2: Cân đối nguồn và phụ tải tỉnh Đồng Tháp .......................................................... 2 Bảng 1.3: Cân đối nguồn và phụ tải vùng 3 ....................................................................... 3 Bảng 1.4: Nhu cầu điện năng của Huyện Lấp Vò giai đoạn 2005 – 2020 ........................... 4 Bảng 1.5: Ƣớc tính sản lƣợng trấu ở Việt Nam .................................................................. 6 Bảng 2.1: Chƣơng trình phát triển nguồn điện đến năm 2025............................................. 9 Bảng 2.2: Tiềm năng sản xuất điện từ trấu ở Việt Nam từ sau năm 2010 ......................... 12 Bảng 2.3: So sánh mức phát thải của các hình thức nhiệt điện ......................................... 14 Bảng 2.4: So sánh trấu và các loại nhiên liệu khác ........................................................... 14 Bảng 4.1: Chi phí vốn của dự án ...................................................................................... 23 Bảng 4.2: Kết quả phân tích tài chính .............................................................................. 24 Bảng 4.3: Kết quả biến thiên của NPV theo giá bán điện ................................................. 25 Bảng 4.4: Kết quả biến thiên của NPV theo kịch bản về khả năng bán CER và tro........... 26 Bảng 4.5: Kết quả biến thiên của NPV theo tốc độ tăng giá điện ...................................... 27 Bảng 4.6: Kết quả biến thiên của NPV theo tỷ lệ điều độ ................................................. 27 Bảng 4.7: Kết quả biến thiên của NPV theo chi phí trấu .................................................. 28 Bảng 4.8: Kết quả biến thiên của NPV theo chi phí đầu tƣ ............................................... 28 Bảng 4.9: Kịch bản thay đổi tỷ lệ lạm phát VND ............................................................. 29 Bảng 4.10: Kết quả biến thiên NPV theo tỷ lệ lạm phát VND .......................................... 29 Bảng 4.11: Kịch bản thay đổi tỷ lệ lạm phát USD ............................................................ 29 Bảng 4.12: Kết quả biến thiên NPV theo tỷ lệ lạm phát USD........................................... 29 Bảng 4.13: Kết quả phân tích kịch bản tổng hợp .............................................................. 30 Bảng 5.1: Biến thiên của NPV và IRR theo giá điện kinh tế............................................. 38 Bảng 5.2: Kết quả phân tích kịch bản tổng hợp ................................................................ 39 Bảng 5.3: Kết quả phân phối thu nhập ............................................................................. 40
  11. - x - DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: Kết quả mô phỏng NPV theo quan điểm tổng đầu tƣ và chủ đầu tƣ .................. 32 Hình 5.1: Kết quả mô phỏng NPV ................................................................................... 39
  12. - 1 - CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU Nội dung chƣơng 1 nhằm giới thiệu lý do hình thành dự án nhà máy điện đốt trấu và lý do hình thành đề tài nghiên cứu, đồng thời trình bày mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, cách thức thu thập dữ liệu và bố cục của đề tài. 1.1 Đặt vấn đề 1.1.1 Lý do hình thành dự án Dự án đƣợc hình thành xuất phát từ ba nhân tố chính (1) thực trạng nguồn cung điện chƣa đáp ứng nhu cầu điện của tỉnh Đồng Tháp nói chung và huyện Lấp Vò nói riêng, (2) khả năng tiếp cận các nguồn năng lƣợng của Đồng Tháp và (3) yêu cầu giải quyết đầu ra cho lƣợng trấu dƣ thừa đang gây ô nhiễm môi trƣờng ở các tỉnh ĐBSCL. 1.1.1.1 Thực trạng và nhu cầu điện của tỉnh Đồng Tháp Tỉnh Đồng Tháp đƣợc cấp điện chủ yếu từ hệ thống điện quốc gia, trong đó nguồn điện chính là từ nhà máy điện tua bin khí chu trình hỗn hợp Cà Mau, nhà máy nhiệt điện Ô Môn 1 và nhà máy điện Cần Thơ. Hiện các hộ tiêu thụ điện trên địa bàn tỉnh nhận điện từ hệ thống điện miền Nam thông qua các trạm trung gian gồm trạm Cao Lãnh thuộc thành phố Cao Lãnh, trạm An Long thuộc huyện Tam Nông, trạm Hồng Ngự thuộc thị xã Hồng Ngự, trạm Sa Đéc thuộc thị xã Sa Đéc và trạm Thạnh Hƣng thuộc huyện Lấp Vò. Phần lớn các trạm biến áp là một pha nên chỉ phục vụ nhu cầu ánh sáng cho sinh hoạt ngƣời dân, còn nhu cầu điện cho sản xuất vẫn còn hạn chế. Các trạm biến áp phân bố không đều, thƣờng tập trung nhiều ở các trục và nhánh chính, sau đó kéo hạ thế đi xa, gây tổn thất lớn, chất lƣợng cung cấp điện kém. Bảng 1.1 cho thấy bình quân điện thƣơng phẩm trên đầu ngƣời của tỉnh Đồng Tháp năm 2010 là 657 kWh/năm, khá thấp so với mức bình quân cả nƣớc là 1.010 kWh/năm. Mục tiêu của ngành điện Đồng Tháp là có số hộ sử dụng điện đạt 99,8% vào năm 2015 và xấp xỉ 100% vào năm 2020. Đồng thời, tăng chỉ tiêu điện thƣơng phẩm bình quân đầu ngƣời lên 1.235 kWh/ngƣời/năm vào năm 2015 và 2.256 kWh/ngƣời/năm vào năm 2020 tiến gần đến mức bình quân chung của cả nƣớc.
  13. - 2 - Bảng 1.1: Chỉ tiêu sử dụng điện cho một ngƣời dân tỉnh Đồng Tháp 2010 – 2020 Đơn vị: kWh/người/năm Hạng mục Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020 Điện thƣơng phẩm bình quân 657 1.235 2.256 Bình quân chung cả nƣớc 1.010 1.860 2.840 Điện sinh hoạt bình quân 246 370 577 Tỷ lệ điện khí hoá (%) 99,2 99,8 99,9 Nguồn: UBND tỉnh Đồng Tháp (2011), Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 – 2015 có xét đến 2020 [37] Đi cùng với sự tăng trƣởng của cả nƣớc, Đồng Tháp có tốc độ tăng trƣởng ngày càng cao. Ƣớc tính GDP năm 2010 của tỉnh đạt 14.362 tỷ đồng với mức tăng bình quân khoảng 14,5% giai đoạn 2006 – 2010 và dự kiến đạt 14,3% – 15,2% giai đoạn 2011 – 2015; 13,4% – 14,1% giai đoạn 2016 – 2020. Tốc độ tăng trƣởng bình quân từ 14,1% đến 14,6% trong 15 năm, cao gấp 1,28 – 1,33 lần toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long1. Theo đó, nhu cầu điện của tỉnh cũng tăng khá nhanh với tốc độ tăng dự kiến giai đoạn 2011 – 2015 là 15,18% và giai đoạn 2016 – 2020 là 12,81%, thể hiện trong Phụ lục 1. Nhu cầu điện ngày càng tăng, trong khi nguồn cung chậm cải thiện, dẫn đến thiếu hụt điện tại Đồng Tháp ngày càng nhiều. Ƣớc tính đến năm 2020, nguồn điện tại tỉnh chỉ đáp ứng đƣợc 12,18% nhu cầu của tỉnh, thể hiện trong Bảng 1.2. Bảng 1.2: Cân đối nguồn và phụ tải tỉnh Đồng Tháp Hạng mục Đơn vị Năm 2010 Năm 2015 Năm 2020 Nhu cầu nguồn cấp MVA 337 595 1.026 Nguồn hiện có: MVA 125 125 125 Trạm 220kV Cao Lãnh 2 MVA 125 125 125 Tỷ trọng nguồn hiện có/nhu cầu % 37,09 21 12,18 nguồn cấp Cân đối thừa (+)/thiếu (-) MVA - 212 - 470 - 901 Nguồn: UBND tỉnh Đồng Tháp (2011), Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 – 2015 có xét đến 2020 [37] 1 UBND tỉnh Đồng Tháp (2008), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đến 2020 [35]
  14. - 3 - Tƣơng tự, từ năm 2015, các trạm biến áp 110kV hiện có trên địa bàn Vùng 32 không đảm bảo cấp đủ điện cho các phụ tải vùng và đến năm 2020 chỉ cung cấp đƣợc 46,23% nhu cầu của vùng, thể hiện trong Bảng 1.3. Bảng 1.3: Cân đối nguồn và phụ tải vùng 3 Hạng mục Đơn vị 2015 2020 Nhu cầu nguồn cấp MVA 303,90 503,90 Nguồn cấp hiện có MVA 233 233 + 110kV Sa Đéc MVA 25 + 40 25 + 40 + 110kV An Hòa MVA 63 63 + 110kV Thạnh Hƣng MVA 2 x 40 2 x 40 Tỷ trọng nguồn hiện có/nhu cầu nguồn cấp % 76,67 46,23 Nguồn đang đầu tƣ xây dựng + 110kV KCN Sông Hậu MVA 25 25 Cân đối thừa, thiếu (-) MVA - 70,90 - 270,90 Nguồn: UBND tỉnh Đồng Tháp (2011), Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 – 2015 có xét đến 2020 [37] Vùng 3 có tiềm năng phát triển kinh tế khá mạnh với nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với mức tăng trƣởng bình quân 19,9%/năm giai đoạn 2006 – 1010 và dự kiến tăng 14,2%/năm giai đoạn 2011 – 2015; 14,8%/năm giai đoạn 2016 – 20203. Đi cùng với tăng trƣởng kinh tế, nhu cầu tiêu thụ điện của Vùng 3 nói chung và huyện Lấp Vò nói riêng cũng tăng nhanh. Bảng 1.4 cho thấy nhu cầu điện của Lấp Vò giai đoạn 2005 – 2020 tăng khá nhanh, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng. 2 Vùng 3 gồm thị xã Sa Đéc, huyện Châu Thành, huyện Lai Vung và huyện Lấp Vò 3 UBND tỉnh Đồng Tháp (2008), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Tháp đến 2020 [35]
  15. - 4 - Bảng 1.4: Nhu cầu điện năng của Huyện Lấp Vò giai đoạn 2005 – 2020 Đơn vị tính: GWh Hạng mục 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2015 2020 Công nghiệp 25,89 29,08 34,10 54,27 67,06 76,87 171,46 303,07 – xây dựng Nông – lâm – 0,61 0,37 0,53 0,78 0,61 0,63 3,13 5,52 thủy sản Thƣơng nghiệp – 0,10 0,21 0,27 0,48 0,48 1,39 2,93 5,64 khách sạn – nhà hàng Quản lý tiêu dùng và dân 26,76 29,48 31,57 32,41 38,28 42,94 69,72 108,76 cƣ - Cơ quan - - - - - 0,67 1,36 1,37 quản lý - Tiêu dùng - - - - - 42,27 68,36 107,39 dân cƣ Hoạt động 0,58 0,65 0,77 0,97 1,32 1,17 2,44 4,59 khác Tổng điện thƣơng 53,93 59,78 67,24 88,91 107,75 122,99 249,68 427,58 phẩm Công suất của huyện 24,70 47,20 77,90 (MW) Nguồn: UBND tỉnh Đồng Tháp (2011), Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 – 2015 có xét đến 2020 [37] Dự án điện đốt trấu đƣợc hình thành góp phần tăng nguồn cung điện cho huyện Lấp Vò và giảm áp lực điện cho tỉnh Đồng Tháp. Cụ thể, với công suất 10 MW và sản lƣợng điện trung bình hàng năm là 65,6 GWh, nhà máy chiếm hơn 1/5 công suất huyện Lấp Vò và có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng điện dân cƣ cho đến năm 2015. Để bổ sung nguồn điện nhằm đáp ứng nhu cầu điện trên địa bàn tỉnh, Đồng Tháp có thể chọn phát triển các hình thức nhiệt điện truyền thống từ diesel, than… hoặc các dạng năng lƣợng mới nhƣ phong điện, điện mặt trời, năng lƣợng sinh khối… Tuy nhiên, do nhiên liệu hóa thạch ngày càng trở nên khan hiếm và việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch gây tác hại xấu đến môi trƣờng nên Việt Nam cũng nhƣ thế giới hiện chú trọng phát triển các nguồn
  16. - 5 - năng lƣợng tái tạo. Theo hƣớng ƣu tiên phát triển nguồn năng lƣợng tái tạo, đánh giá khả năng khai thác các nguồn năng lƣợng trên địa bàn Đồng Tháp trong Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh [37] cho thấy nguồn điện mặt trời tuy đã đƣợc ứng dụng tại tỉnh nhƣng chƣa phổ biến do công suất nhỏ chỉ phù hợp cho sinh hoạt gia đình, trong khi suất đầu tƣ lại cao, giá thành điện lên đến 40 – 50 xen/kWh vƣợt quá mức chi trả của ngƣời dân. Trong khi đó, phong điện có ƣu điểm không gây ô nhiễm môi trƣờng nhƣng phụ thuộc vào điều kiện khí tƣợng, chỉ thích hợp ở những vùng có nhiều gió. Vận tốc gió ở Đồng Tháp nhỏ hơn 5m/s nên chỉ có thể lắp máy phát điện gió cỡ nhỏ, không có tính kinh tế do suất đầu tƣ cao dẫn đến giá thành điện cao. Tuy không có lợi thế để phát triển điện mặt trời và phong điện nhƣng Đồng Tháp đƣợc đánh giá có nguồn nhiên liệu trấu dồi dào, có nhiều tiềm năng phát triển nhiệt điện đốt trấu vì Đồng Tháp là một trong những tỉnh có sản lƣợng lúa cao nhất ĐBSCL và có ngành công nghiệp xay xát phát triển. Phân tích sơ bộ cho thấy tỉnh Đồng Tháp cần có phƣơng án bổ sung nguồn điện và điện đốt trấu là sự lựa chọn thích hợp. Dự án đƣợc hình thành ngoài việc đáp ứng nhu cầu về điện của địa phƣơng, còn giúp giải quyết lƣợng trấu dƣ thừa đang gây ô nhiễm tại Đồng Tháp cũng nhƣ các tỉnh ĐBSCL. 1.1.1.2 Tình trạng ô nhiễm do trấu Việt Nam là một trong những quốc gia sản xuất gạo lớn nhất thế giới với sản lƣợng lúa năm 2010 ƣớc tính 37,6 triệu tấn, thể hiện trong Bảng 1.5. Trong đó, ĐBSCL có sản lƣợng trên 20 triệu tấn/năm, chiếm 90% sản lƣợng gạo xuất khẩu4. Quá trình xay xát 1 tấn lúa ở Việt Nam thƣờng cho khoảng 0,18 – 0,21 tấn trấu tùy thuộc vào loại lúa, công nghệ và điều kiện vận hành của nhà máy xay xát. Ƣớc tính trung bình 1 tấn lúa cho 0,2 tấn trấu5 thì sản lƣợng trấu năm 2010 ở Việt Nam là 7,52 triệu tấn và ĐBSCL có trên 4 triệu tấn trấu. Chỉ riêng tỉnh Đồng Tháp, lƣợng trấu hàng năm đã trên 400 ngàn tấn6. 4 Phương Lê (2011), “ĐBSCL: cung cấp 90% lượng gạo xuất khẩu năm 2011”, FBNC, truy cập ngày 14/01/2011 tại địa chỉ: http://www.fbnc.com.vn/DetailSelect/Index/11824 5 Robert Choronowski, Tran Quang Cu, Nguyen Le Truong (2009), Vietnam: Rice Husk Market Study, IFC 6 UBND tỉnh Đồng Tháp (2011), Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 – 2015 có xét đến năm 2020
  17. - 6 - Bảng 1.5: Ƣớc tính sản lƣợng trấu ở Việt Nam 2007 2010 2020 Sản lƣợng lúa (triệu tấn) 35,87 37,60 39,50 Tỷ lệ trấu/lúa (%) 20 20 20 Sản lƣợng trấu (triệu tấn) 7,17 7,52 7,90 Nguồn: Lấy từ IFC (08/2009), Vietnam: Rice Husk Market Study, Bảng 9, trang 38 [46] Trong hơn 4 triệu tấn trấu/năm ở ĐBSCL, hiện chỉ có 20% đƣợc sử dụng làm thức ăn gia súc, làm chất đốt trong các hộ gia đình, nung gạch hoặc đốt lấy tro làm phân bón7… Lƣợng trấu còn lại chƣa mang lại lợi ích gì, lại không có nơi chứa nên đƣợc thải tràn lan, gây ô nhiễm sông rạch ảnh hƣởng đến nguồn nƣớc sinh hoạt và sức khỏe ngƣời dân, đồng thời lãng phí một lƣợng tài nguyên rất lớn. Nếu không tìm đƣợc đầu ra cho trấu thì trấu sẽ thật sự trở thành vấn nạn nghiêm trọng đối với môi trƣờng vì khi nền nông nghiệp và kỹ thuật xay xát phát triển, lƣợng trấu thải ra sẽ nhiều hơn, trong khi đó các ngành truyền thống nhƣ lò gạch, lò gốm… trƣớc đây là nguồn tiêu thụ trấu chủ yếu nay đã bị nhà nƣớc cấm sử dụng trấu làm chất đốt do quá trình đốt trấu không triệt để gây ô nhiễm môi trƣờng. Bên cạnh đó, kinh tế phát triển, mức sống ngƣời dân nông thôn đƣợc cải thiện sẽ dẫn đến sự thay thế nhiên liệu theo hƣớng tăng dần nhu cầu sử dụng năng lƣợng từ điện, dầu, khí, than và giảm sử dụng trấu. Theo khảo sát của tác giả, vào những mùa cao điểm, các nhà máy xay xát không chỉ cho không trấu mà họ còn tốn chi phí thuê ghe chở trấu đi bỏ. Việc giải quyết đầu ra cho trấu đang là vấn đề cấp bách để bảo vệ môi trƣờng và giảm lãng phí tài nguyên. Với công suất 10 MW, mỗi nhà máy điện đốt trấu có thể đốt khoảng 90.000 tấn trấu/năm, giúp giải quyết đƣợc khá nhiều lƣợng trấu thải ra sông, rạch. Các phân tích trên cho thấy việc xây dựng nhà máy điện đốt trấu vừa cung cấp thêm nguồn điện phục vụ cho nhu cầu dân cƣ vừa góp phần giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trƣờng tại Đồng Tháp và các tỉnh ĐBSCL. 7 Tấn Hiền (2010), “Nguồn trấu dư thừa ở các tỉnh ĐBSCL có thể sản xuất 500 MW điện”, Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, truy cập ngày 14/01/2011 tại địa chỉ: http://www.monre.gov.vn/v35/default.aspx?tabid=428&cateID=39&id=78782&code=GVHNL78782
  18. - 7 - 1.1.2 Lý do hình thành đề tài Theo Quy hoạch Phát triển Điện lực tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011 – 2015 có xét đến năm 2020 [37], nhà máy điện đốt trấu dự kiến đƣợc xây dựng trong giai đoạn 2011 – 2015 với tổng vốn đầu tƣ 362 tỷ đồng. Việc đầu tƣ vào dự án không chỉ cần đảm bảo hiệu quả về mặt tài chính cho chủ đầu tƣ mà còn phải mang lại lợi ích về mặt kinh tế đối với quốc gia và phù hợp với định hƣớng phát triển của tỉnh Đồng Tháp. Do đó, đề tài đƣợc hình thành nhằm đánh giá tính khả thi về tài chính và kinh tế của dự án với kỳ vọng kết quả phân tích của đề tài đƣợc sử dụng nhƣ một nguồn tham khảo trong việc xem xét, đánh giá và ra quyết định của cơ quan quản lý nhà nƣớc địa phƣơng trong quá trình thực hiện dự án. Đồng thời, từ kết quả phân tích dự án, đề tài đƣa ra các khuyến nghị chính sách cho Nhà nƣớc đối với dự án điện đốt trấu Lấp Vò nói riêng và các dự án điện đốt trấu nói chung. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của đề tài nhằm đánh giá tính khả thi về mặt tài chính của dự án trên quan điểm tổng đầu tƣ và chủ đầu tƣ cũng nhƣ đánh giá tính hiệu quả về mặt kinh tế – xã hội của dự án. Trên cơ sở đó đƣa ra những gợi ý chính sách đối với dự án nhiệt điện đốt trấu. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Thông qua tình huống nhà máy điện đốt trấu Lấp Vò, Đồng Tháp, câu hỏi đề tài đặt ra là dự án có hiệu quả về mặt tài chính và kinh tế không? Nếu dự án khả thi về mặt kinh tế nhƣng không khả thi về mặt tài chính thì Nhà nƣớc cần có những chính sách gì để dự án điện đốt trấu Lấp Vò nói riêng và lĩnh vực điện đốt trấu nói chung có thể phát triển? 1.4 Phạm vi của đề tài Phạm vi nghiên cứu của đề tài ở mức độ tiền khả thi, tập trung vào các mặt tài chính, kinh tế và xã hội của dự án. Đề tài sử dụng các số liệu cơ sở từ báo cáo đầu tƣ, trong đó điều chỉnh tổng mức đầu tƣ theo lạm phát và theo quy định hiện hành. Đồng thời, qua tham khảo các nghiên cứu, các quy định có liên quan và khảo sát thực tế, đề tài có sự điều chỉnh các thông số kỹ thuật và tài chính của dự án. Đề tài mở rộng nghiên cứu thông qua việc phân tích tài chính có xét đến lạm phát, xác định suất chiết khấu của dự án, phân tích rủi ro có xét phân phối xác suất của các biến đầu vào, phân tích kinh tế và xã hội trên cơ sở định lƣợng theo phƣơng pháp hệ số chuyển đổi và phân tích ngoại tác.
  19. - 8 - 1.5 Thu thập dữ liệu Dữ liệu đƣợc sử dụng trong đề tài chủ yếu thu thập từ nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp. Cụ thể, số liệu thông số vĩ mô thu thập từ các báo cáo của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF). Số liệu tổng quát về tình hình cung – cầu điện tại tỉnh Đồng Tháp thu thập từ Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 – 2015 có xét đến năm 2025, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và Quy hoạch phát triển điện lực Đồng Tháp đến năm 2020. Nguồn số liệu khác từ báo cáo đầu tƣ dự án Nhà máy nhiệt điện đốt trấu Lấp Vò, Đồng Tháp và dữ liệu từ các dự án điện đốt trấu tại Việt Nam và trên thế giới. Bên cạnh đó, đề tài khảo sát thực tế một số thông tin nhƣ mức sẵn lòng chi trả giá điện của ngƣời dân, giá trấu, giá đất tại Lấp Vò và chi phí vận chuyển. Từ các số liệu thu thập đƣợc, đề tài sử dụng các phƣơng pháp phân tích dự án và phân tích rủi ro để đánh giá tính hiệu quả của dự án nhiệt điện đốt trấu tại thời điểm thẩm định. 1.6 Bố cục luận văn Luận văn gồm sáu chƣơng. Chƣơng 1 giới thiệu cơ sở hình thành đề tài, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, cách thu thập dữ liệu và bố cục luận văn. Chƣơng 2 trình bày tổng quan về nhiệt điện đốt trấu ở Việt Nam và trên thế giới; phƣơng pháp và quan điểm sử dụng trong phân tích tài chính, kinh tế – xã hội của dự án. Chƣơng 3 mô tả dự án thông qua việc đánh giá về nguồn nhiên liệu, giới thiệu dự án và các thông số dự án. Chƣơng 4 phân tích tài chính dự án và phân tích rủi ro thông qua phân tích độ nhạy, phân tích kịch bản, phân tích Monte Carlo và đánh giá kết quả thu đƣợc. Chƣơng 5 phân tích kinh tế – xã hội bao gồm phân tích ngân lƣu kinh tế, phân tích độ nhạy, mô phỏng và hiệu quả xã hội của dự án. Cuối cùng, chƣơng 6 trình bày kết luận về dự án và kiến nghị chính sách.
  20. - 9 - CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VÀ PHƢƠNG PHÁP LUẬN Nội dung chƣơng 2 nhằm giới thiệu tổng quan về nhiệt điện đốt trấu trên thế giới và ở Việt Nam, đồng thời trình bày những phƣơng pháp và quan điểm sử dụng trong phân tích dự án. 2.1 Xu hƣớng phát triển nguồn năng lƣợng mới và tái tạo8 Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia [26], đến 2016 – 2017 hầu hết các công trình thủy điện tiềm năng đã đƣợc đƣa vào khai thác với tổng công suất 16.000 MW và hiện nay mực nƣớc ở các hồ thủy điện không ngừng hạ thấp. Nguồn nhiên liệu hóa thạch cũng ngày càng khan hiếm9. Theo chƣơng trình phát triển nguồn điện ở Bảng 2.1, để đạt công suất điện từ nhiệt điện than nhƣ dự kiến, Việt Nam phải nhập khẩu than từ năm 2016. Do sự cạn kiệt dần của các nguồn năng lƣợng truyền thống, mục tiêu phát triển của ngành năng lƣợng Việt Nam là ƣu tiên phát triển năng lƣợng tái tạo nhƣ năng lƣợng gió, mặt trời, thủy điện nhỏ, sinh khối… nhằm tăng tỷ lệ các nguồn năng lƣợng này từ mức không đáng kể hiện nay lên 2,7% năng lƣợng thƣơng mại sơ cấp năm 2015, thể hiện trong Bảng 2.1. Bảng 2.1: Chƣơng trình phát triển nguồn điện đến năm 2025 Đến 2015 Đến 2020 Đến 2025 Công Công Công Tỷ Tỷ suất suất Tỷ trọng suất trọng trọng (MW) (MW) (MW) Thủy điện và thủy 15.294 36,40% 16.600 26,77% 20.180 22,70% điện tích năng Nhiệt điện khí – dầu 13.614 32,40% 15.000 24,19% 17.200 19,35% Nhiệt điện than 9.286 22,10% 20.900 33,71% 36.300 40,84% Điện hạt nhân – – 3.000 4,84% 8.000 9,00% Năng lƣợng mới* 1.134 2,70% 1.700 2,74% 2.400 2,70% Điện nhập khẩu 2.689 6,40% 4.800 7,74% 4.800 5,40% Tổng công suất 42.017 100% 62.000 100% 88.880 100% * Năng lƣợng gió, mặt trời, sinh khối Nguồn: Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, Chương 7: Chương trình phát triển nguồn điện [26] 8 Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2006 – 2015 có xét đến năm 2025 [26] 9 Dầu mỏ trên thế giới sẽ cạn kiệt trong 50 – 70 năm nữa, than đá cạn kiệt trong 100 – 150 năm nữa [28]
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2