intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích những nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:133

18
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài cho thấy mối quan hệ giữa nợ xấu với những nhân tố tác động lên nợ xấu tại các NHTM Việt Nam trên địa bàn TPHCM, từ đó nhận thức được tầm quan trọng của các nhóm nhân tố này. Cung cấp thông tin và luận cứ khoa học để các nhà quản trị doanh nghiệp, quản trị ngân hàng đề ra các chính sách, phương hướng, kế hoạch và biện pháp cụ thể, thích hợp nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu xuống mức thấp nhất.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích những nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM LÝ THỊ NGỌC QUYÊN PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM LÝ THỊ NGỌC QUYÊN PHÂN TÍCH NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 62340201 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS, TS. TRẦN HUY HOÀNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  3. i LỜI CẢM ƠN Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến ngƣời hƣớng dẫn khoa học của tôi: PGS, TS. Trần Huy Hoàng vì những lời khuyên bổ ích, những ý kiến đóng góp quý báu và những hƣớng dẫn tận tình của Thầy trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Xin chân thành cảm ơn Quý Thầy – Cô đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt hai năm học cao học vừa qua. Chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi nhất và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Trân trọng cảm ơn!
  4. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chƣa đƣợc công bố toàn bộ nội dung này ở bất kỳ đâu. Những số liệu sử dụng cho việc chạy mô hình là trung thực đƣợc chính tác giả thu thập và có nguồn gốc rõ ràng, minh bạch; các số liệu khác phục vụ cho việc phân tích, nhận xét đánh giá đƣợc thu thập từ các nguồn trích dẫn khác nhau và đã ghi trong phần tài liệu tham khảo. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 8 năm 2013 Ngƣời cam đoan Lý Thị Ngọc Quyên
  5. iii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... ii MỤC LỤC ................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ................................................... vii DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ............................................................................ x DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ .................................................................. xi DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ................................................................................. xii PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................xiii 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................xiii 2. Mục tiêu của đề tài .............................................................................................xiii 3. Đối tƣợng nghiên cứu ......................................................................................... xiv 4. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ xiv 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... xiv 6. Kết cấu luận văn .................................................................................................. xv 7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................................. xv Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU .......................................................................................................... 1 1.1. Tổng quan về nợ xấu ........................................................................................ 1 1.1.1. Khái niệm nợ xấu ....................................................................................... 1 1.1.1.1. Nợ xấu theo quan điểm thế giới ........................................................ 1 1.1.1.2. Nợ xấu theo quan điểm Việt Nam .................................................... 2 1.1.2. Mục tiêu của quản lý nợ xấu ..................................................................... 4 1.1.3. Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quản lý nợ xấu (theo Basel) ....... 5 1.2. Tổng quan về những nhân tố tác động đến nợ xấu tại các NHTM ............. 6 1.2.1. Nghiên cứu thực nghiệm ở các nƣớc ......................................................... 6 1.2.2. Nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam ...................................................... 10 1.2.2.1. Nhân tố từ phía khách hàng vay vốn .............................................. 10 1.2.2.2. Nhân tố từ phía ngân hàng .............................................................. 11
  6. iv 1.2.2.3. Nhân tố khách quan do môi trƣờng kinh doanh và chính sách nhà nƣớc ......................................................................................................................... 16 1.3. Tác động tiêu cực của nợ xấu ........................................................................ 19 1.3.1. Đối với doanh nghiệp .............................................................................. 19 1.3.2. Đối với ngân hàng ................................................................................... 20 1.3.3. Đối với nền kinh tế .................................................................................. 21 1.4. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các nƣớc trên thế giới và bài học cho Việt Nam ......................................................................................................................... 22 1.4.1. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Hàn Quốc ............................................... 23 1.4.2. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Malaysia ................................................. 24 1.4.3. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Trung Quốc ............................................ 25 1.4.4. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của Hungary ................................................. 26 1.4.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong quá trình xử lý nợ xấu .......... 26 Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................... 28 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ......................... 29 2.1. Tổng quan về hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trên địa bàn TPHCM giai đoạn 2007 đến Quý 1/2013 ..................................................... 29 2.2. Phân tích thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam trên địa bàn TPHCM .................................................................................................... 33 Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................... 42 Chƣơng 3: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......................................................... 43 3.1. Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 43 3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................... 43 3.2.1. Nghiên cứu sơ bộ ..................................................................................... 43 3.2.2. Nghiên cứu định lƣợng ............................................................................ 44 3.3. Kế hoạch phân tích dữ liệu ............................................................................ 46 3.3.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA ............................................................ 46
  7. v 3.3.2. Cronbach’s alpha ..................................................................................... 47 3.3.3. Xây dựng phƣơng trình hồi quy .............................................................. 47 3.4. Kết quả nghiên cứu ........................................................................................ 47 3.4.1. Thông tin mẫu nghiên cứu ....................................................................... 47 3.4.2. Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha ......................... 48 3.4.3. Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA ..................... 50 3.4.4. Phân tích hồi quy bội ............................................................................... 54 3.4.5. Phân tích đánh giá của nhân viên tín dụng về các nhân tố tác động đến nợ xấu ........................................................................................................................... 61 3.4.6. Phân tích tác động của biến định tính đến nợ xấu ................................... 64 3.5. Kết luận ........................................................................................................... 66 3.5.1. Tóm lƣợc và giải thích kết quả ................................................................ 66 3.5.2. Kết quả chính và đóng góp của nghiên cứu ............................................ 67 3.5.3. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo .................................................. 67 Kết luận chƣơng 3 .................................................................................................... 68 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ....................................................................................................... 69 4.1. Giải pháp đối với các NHTM trên địa bàn TPHCM ................................... 69 4.1.1. Đánh giá chính xác thực trạng nợ quá hạn và nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn TPHCM ...................................................................................................... 69 4.1.2. Đề xuất quy trình xử lý nợ xấu tại các NHTM trên địa bàn TPHCM ..... 70 4.1.3. Giải quyết nợ xấu phù hợp với từng nhóm nợ trên địa bàn TPHCM ....... 71 4.1.4. Đổi mới tƣ duy về quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng .................... 72 4.1.5. Thay đổi phƣơng thức cấp tín dụng để có thể kiểm soát việc sử dụng vốn đúng mục đích trong hợp đồng tín dụng ................................................................. 73 4.1.6. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để quản trị rủi ro ............. 73 4.1.7. Giải quyết vấn đề con ngƣời ..................................................................... 74 4.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp ..................................................................... 75 4.3. Kiến nghị đối với NHNN ............................................................................... 76
  8. vi 4.3.1. Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả công tác thanh tra, giám sát NHNN đối với TCTD ...................................................................................................................... 76 4.3.2. Mua bán, hợp nhất, sáp nhập ngân hàng ................................................. 77 4.3.3. Đẩy nhanh quá trình cổ phần hoá NHTMNN ......................................... 77 4.3.4. Cần cơ chế và khung pháp lý thích hợp cho việc mua bán và xử lý nợ xấu thông qua Công ty mua nợ và quản lý tài sản (VAMC) ......................................... 78 4.3.5. Tăng cƣờng pháp chế trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng ...... 79 4.4. Kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành ............................................................. 80 Kết luận chƣơng 4 ................................................................................................... 81 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 82 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. vii DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT ACB Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Á Châu Agribank Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn BCTC Báo cáo tài chính BIDV Ngân hàng đầu tƣ và phát triển CBTD Cán bộ tín dụng CIC Trung tâm thông tin tín dụng trực thuộc Ngân hàng nhà nƣớc DANAHARTA Tổ chức xử lý nợ quốc gia Malaysia DNNN Doanh nghiệp nhà nƣớc DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ DongABank Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đông Á ĐTLNH Điện tử liên ngân hàng Eximbank Ngân hàng thƣơng mại cổ phần xuất nhập khẩu HDBank Ngân hàng thƣơng mại cổ phần phát triển TPHCM HĐQT Hội đồng quản trị IBRA Cơ quan Tái cấu trúc ngân hàng Indonesia KAMCO Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc KHNNg Khách hàng nƣớc ngoài LienVietPostBank Ngân hàng Bƣu điện Liên Việt Maritime Bank Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Hàng Hải MB Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân Đội MHB Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long NHLD Ngân hàng liên doanh NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam NHTM Ngân hàng thƣơng mại NHTMCP Ngân hàng thƣơng mại cổ phần NHTMNN Ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc NHNNg Ngân hàng nƣớc ngoài OCB Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phƣơng Đông OceanBank Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đại Dƣơng
  10. viii QĐ Quyết định Sacombank Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài gòn Thƣơng Tín Saigonbank Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn Công thƣơng SCB Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn SeaBank Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đông Nam Á SHB Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội SouthernBank Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Phƣơng Nam TAMC Công ty quản lý tài sản Thái Lan TCKT Tổ chức kinh tế TCTD Tổ chức tín dụng Techcombank Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Kỹ Thƣơng TGĐ Tổng giám đốc TKDC Tiết kiệm dân cƣ TNHH Trách nhiệm hữu hạn TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TS Tài sản TSĐB Tài sản đảm bảo VAMC Công ty Quản lý tài sản Việt Nam VCB Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại Thƣơng VIB Ngân hàng Quốc Tế Vietinbank Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng VNĐ Việt Nam đồng VPBank Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam - Thịnh Vƣợng
  11. ix TIẾNG ANH AMC Asset Management Company ATM Automated Teller Machine BCBS Basel Committee on Banking supervision CAR Capital Adequacy Ratio EAD Exposure at Default EFA Exploratory Factor Analysic EL Expected Loss FSIs Financial Soundness Indicators GDP Gross Domestic Product IAS International Accounting Standards IFRS International Financial Reporting Standards IMF International Monetary Fund LGD Loss Given Default NPL Non-performing loan PD Probability of Default POS Point Of Sale ROA Return on Assets ROE Return on Equity SPSS Statistical Package for the Social Sciences USD United State Dollar
  12. x DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 1.1: Nợ xấu Kamco đã mua năm 1997 – 2002 .............................................. 23 Bảng 1.2: Nợ xấu tại các TCTD của Hàn Quốc năm 1998 – 2002 .......................... 24 Bảng 2.1: Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của TPHCM ............................................ 29 Bảng 2.2: Cơ cấu GDP của TPHCM ...................................................................... 29 Bảng 2.3: Quy mô vốn điều lệ, vốn tự có và tổng tài sản có của NHTMCP trên địa bàn TPHCM ............................................................................................................ 30 Bảng 2.4: Số lƣợng chi nhánh của hệ thống NHTM trên địa bàn TPHCM ............. 31 Bảng 2.5: Tỷ trọng vốn huy động của các NHTM trên địa bàn TPHCM so với cả nƣớc ......................................................................................................................... 31 Bảng 2.6: Dƣ nợ tín dụng của các ngân hàng trên địa bàn TPHCM ...................... 35 Bảng 2.7: Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM trên địa bàn TPHCM ............................... 38 Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ giai đoạn 2007 – 2012 của một số NHTM Việt Nam ................................................................................................................. 40 Bảng 3.1: Kết quả Cronbach’s Alpha ..................................................................... 48 Bảng 3.2: Kết quả EFA ........................................................................................... 52 Bảng 3.3: Giả thuyết nghiên cứu sau phân tích EFA ............................................... 54 Bảng 3.4: Kết quả kiểm định giả thuyết .................................................................. 59
  13. xi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ HÌNH VẼ Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu .............................................................................. 43 Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu sau phân tích EFA ................................................. 53 Hình 3.3: Kết quả kiểm định mô hình lý thuyết ...................................................... 60 ĐỒ THỊ Đồ thị 2.1: Tỷ trọng dƣ nợ tín dụng của các NHTM trên địa bàn TPHCM so với cả nƣớc giai đoạn năm 2007 – 2012 ............................................................................ 32 Đồ thị 2.2: Tốc độ tăng trƣởng tín dụng, huy động vốn và tốc độ tăng trƣởng kinh tế giai đoạn 2007 – 2012 ............................................................................................. 34 Đồ thị 2.3: Tỷ lệ nợ xấu của các NHTM trên địa bàn TPHCM .............................. 39
  14. xii DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Chỉ tiêu kinh tế tổng hợp của TPHCM Phụ lục 2: Trích quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo QĐ 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 (điều 6, điều 7) Phụ lục 3: Trích quy định phân loại nợ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi o tín dụng trong hoạt động ngân hàng ngân hàng của tổ chức tín dụng theo QĐ 18/2007/QĐ- NHNN ngày 25/04/2007 Phụ lục 4: Danh sách đại diện các ngân hàng tham gia phỏng vấn sơ bộ ở thảo luận tay đôi Phụ lục 5: Mã hoá các nhân tố tác động đến nợ xấu Phụ lục 7: Phân tích nhân tố EFA Phụ lục 8: Kết quả phân tích hồi quy Phụ lục 9: Kết quả xây dựng hàm hồi quy với biến giả (biến nhóm ngân hàng)
  15. xiii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Nền kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế TPHCM nói riêng thời gian gần đây đối diện với nhiều biến động: sự tụt dốc của thị trƣờng chứng khoán, diễn biến phức tạp của thị trƣờng bất động sản, giá vàng lên xuống thất thƣờng, sự đổ vỡ của nhiều chủ nợ tín dụng “đen” đã ảnh hƣởng không nhỏ đến chất lƣợng tín dụng và đƣa đến hậu quả không tránh khỏi là nợ xấu của hệ thống ngân hàng tăng mạnh. Chƣa bao giờ công tác quản lý rủi ro tại các ngân hàng lại trở nên cấp thiết và thu hút nhiều sự quan tâm của Chính phủ, các chuyên gia kinh tế và nhà quản trị ngân hàng nhƣ hiện nay. Chính phủ cũng nhƣ NHNN liên tục ban hành hàng loạt các văn bản pháp quy chi phối hoạt động của hệ thống ngân hàng trƣớc thực trạng kinh tế còn quá nhiều bất ổn. Tất cả những sự kiện này đã có tác động tiêu cực đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đến uy tín của hệ thống ngân hàng, nhận thức về năng lực quản lý của Chính phủ, của Ngân hàng và lòng tin của công chúng. Do đó, việc xem xét, phân tích các nhân tố tác động đến nợ xấu của ngân hàng đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết, bởi lẽ nợ xấu đang là vấn đề nổi cộm và đƣợc quan tâm nhất trong lĩnh vực ngân hàng. Rất nhiều câu hỏi đƣợc đặt ra về thực trạng nợ xấu của các TCTD, nhƣng thực sự tỷ lệ nợ xấu cao nhƣ hiện nay là do đâu và có những giải pháp nào để giải quyết? Để trả lời cho câu hỏi nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Phân tích những nhân tố tác động đến nợ xấu tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Mục tiêu của đề tài: Phân tích và đánh giá tác động của những nhân tố đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam trên địa bàn TPHCM. Xác định mức độ tác động của những nhân tố đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam trên địa bàn TPHCM. Đƣa ra một số đề xuất gợi ý nhằm góp phần hạn chế và xử lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam trên địa bàn TPHCM hiện nay.
  16. xiv 3. Đối tƣợng nghiên cứu: Tình hình nợ xấu của các NHTM trên địa bàn TPHCM Những nhân tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng 4. Phạm vi nghiên cứu: Tác giả tiến hành nghiên cứu và phân tích những nhân tố tác động đến nợ xấu của ngân hàng chủ yếu ở nhân viên tín dụng của các NHTM Việt Nam trên địa bàn TPHCM. Dữ liệu phân tích đƣợc lấy từ các nguồn BCTN, BCTC theo quý và năm của các NHTM Việt Nam tại TPHCM, BCTN của NHNN, website của các NHTM, Tổng cục thống kê …công bố trong giai đoạn từ năm 2007 đến quý 1/2013. Đồ thị dƣới mô tả 05 NHTMNN và 16 NHTMCP đƣợc chọn trong nghiên cứu này phân theo quy mô tài sản tính đến ngày 31/12/2012. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng phƣơng pháp định tính và định lƣợng: - Phƣơng pháp định tính: bằng bảng số liệu, đồ thị tác giả phân tích tình hình nợ xấu ngân hàng và những nhân tố tác động đƣợc đúc kết từ các tài liệu nghiên cứu trƣớc đây. - Phƣơng pháp định lƣợng: + Lập bảng câu hỏi khảo sát các nhân tố tác động đến nợ xấu đƣợc thực hiện thông qua phỏng vấn cấp quản lý và nhân viên đang công tác trong lĩnh vực cho vay tại các NHTM Việt Nam trên địa bàn TPHCM. + Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả và chạy phần mềm SPSS để phân tích kết quả khảo sát. + Sử dụng phƣơng pháp Cronbach’s alpha để đánh giá độ tin cậy của thang đo. + Phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá EFA để đánh giá giá trị của thang đo. + Xây dựng phƣơng trình hồi quy tuyến tính thể hiện mối quan hệ giữa các nhân tố tác động đến nợ xấu.
  17. xv 6. Kết cấu luận văn: Luận văn gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1: Tổng quan về nợ xấu và những nhân tố tác động đến nợ xấu Chƣơng 2: Thực trạng nợ xấu tại các NHTM Việt Nam trên địa bàn TPHCM Chƣơng 3: Nghiên cứu thực nghiệm những nhân tố tác động đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam trên địa bàn TPHCM Chƣơng 4: Giải pháp nhằm hạn chế và xử lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam trên địa bàn TPHCM 7. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: - Đề tài cho thấy mối quan hệ giữa nợ xấu với những nhân tố tác động lên nợ xấu tại các NHTM Việt Nam trên địa bàn TPHCM, từ đó nhận thức đƣợc tầm quan trọng của các nhóm nhân tố này. - Cung cấp thông tin và luận cứ khoa học để các nhà quản trị doanh nghiệp, quản trị ngân hàng đề ra các chính sách, phƣơng hƣớng, kế hoạch và biện pháp cụ thể, thích hợp nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu xuống mức thấp nhất. - Đề tài là tài liệu tham khảo hữu ích trong việc xây dựng những công cụ đo lƣờng những nhân tố tác động đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam trên địa bàn TPHCM.
  18. 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU 1.1. Tổng quan về nợ xấu: 1.1.1. Khái niệm nợ xấu: 1.1.1.1. Nợ xấu theo quan điểm thế giới: Theo Ngân hàng Trung ƣơng Liên minh Châu Âu: Nợ xấu của NHTM gồm: + Khoản nợ không thể thu hồi được: khoản nợ đã hết hiệu lực hoặc không có căn cứ để đòi bồi thƣờng; ngƣời mắc nợ bỏ trốn hoặc bị mất tích, không còn tài sản để thanh toán nợ; khoản nợ mà ngân hàng không thể liên lạc đƣợc với ngƣời mắc nợ hoặc không thể tìm đƣợc ngƣời mắc nợ; khoản nợ mà khách nợ đã chấm dứt hoạt động kinh doanh, thanh lý tài sản, hoặc kinh doanh bị thua lỗ và tài sản còn lại không đủ để trả nợ. + Nợ có thể thu không thanh toán đầy đủ cho ngân hàng: là những khoản nợ không có tài sản thế chấp hoặc tài sản thế chấp không đủ trả nợ. Những khoản nợ mà lãi hoặc gốc có thời hạn thanh toán nhƣng ngƣời mắc nợ không liên lạc với ngân hàng để trả, hoặc hoàn cảnh chỉ ra rằng khoản nợ sẽ không thể thu hồi đƣợc đầy đủ. Theo Phòng thống kê của Liên hợp quốc (AEG) thống nhất định nghĩa “về cơ bản, một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các khoản lãi chưa trả từ 90 ngày trở lên đã được nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo thỏa thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dưới 90 ngày nhưng có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ”. Nói cách khác, nợ xấu đƣợc xác định dựa trên hai yếu tố: (i) quá hạn trên 90 ngày; và (ii) khả năng trả nợ nghi ngờ. Theo Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (BCBS): không đƣa ra định nghĩa cụ thể về nợ xấu. Tuy nhiên, trong các hƣớng dẫn về các thông lệ chung tại nhiều quốc gia về quản lý rủi ro tín dụng, BCBS xác định, việc khoản nợ bị coi là không có khả năng hoàn trả khi một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau xảy ra: (i) ngân hàng thấy người vay không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chưa
  19. 2 thực hiện hành động gì để gắng thu hồi ví dụ như giải chấp chứng khoán (nếu đang nắm giữ); (ii) người vay đã quá hạn trả nợ quá 90 ngày. Theo Basel II, các ngân hàng sẽ sử dụng các mô hình dựa trên hệ thống dữ liệu nội bộ để xác định khả năng tổn thất tín dụng. Với mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất có thể ƣớc tính đƣợc tính toán dựa trên công thức nhƣ sau: EL = PD x EAD x LGD (Trong đó PD – Probability of Default: xác suất khách hàng không trả đƣợc nợ; LGD: Loss Given Default – tỷ trọng tổn thất ƣớc tính; EAD: Exposure at Default – tổng dƣ nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả đƣợc nợ; EI: Expected Loss – tổn thất có thể ƣớc tính) Trong Hƣớng dẫn để tính toán các chỉ số lành mạnh tài chính tại các quốc gia (FSIs), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF) đƣa ra định nghĩa về nợ xấu “một khoản vay được coi là nợ xấu khi quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi 90 ngày hoặc hơn; khi các khoản lãi suất đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại, hoặc trì hoãn theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày nhưng có thể nhận thấy các dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ không thể hoàn trả nợ đầy đủ (ví dụ khi người vay phá sản). Sau khi khoản vay được xếp vào danh mục nợ xấu, nó hoặc bất cứ khoản vay thay thế nào cũng nên được xếp vào danh mục nợ xấu cho tới thời điểm phải xóa nợ hoặc thu hồi được lãi và gốc của khoản vay thay thế” (IMF’s Compilation Guide on Financial Soundness Indicators, 2004). Theo các sách giáo khoa tài chính, các tác giả thƣờng đƣa ra những thuật ngữ về nợ xấu nhƣ “bad debt”, “non-performing loan”, “doubtful debt” hoặc là các khoản cho vay bắt đầu đƣợc đƣa vào nợ xấu khi đã quá hạn trả nợ gốc và lãi 90 ngày trở lên. 1.1.1.2. Nợ xấu theo quan điểm Việt Nam: Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn, nhƣng ở cấp độ nghiêm trọng hơn, do đó đƣợc gọi là nợ xấu. Nợ xấu có thể gây ảnh hƣởng nặng nề đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, do đó cần đƣợc theo dõi quản lý chặt chẽ (Nguyễn Đăng Dờn, 2012).
  20. 3 Theo quyết định của Thống đốc NHNN số 493/2005/QĐ-NHNN Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD cho rằng: - “Nợ” bao gồm các khoản cho vay, ứng trƣớc, thấu chi và cho thuê tài chính; các khoản chiết khấu, tái chiết khấu thƣơng phiếu và giấy tờ có giá khác; các khoản bao thanh toán; các hình thức tín dụng khác. - “Nợ quá hạn” là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. - “Nợ xấu” là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5 bao gồm nợ dƣới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lƣợng tín dụng của TCTD. Quy định cụ thể Phân loại nợ (xem phụ lục 2):  Phân loại nợ theo phương pháp định lượng  Phân loại nợ theo phương pháp định tính Theo quyết định của NHNN số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN (xem phụ lục 3) Nhƣ vậy khi xem xét định nghĩa nợ xấu của các NHTM có thể thấy về mặt định lƣợng thời gian trả nợ quá hạn từ 91 ngày trong định nghĩa nợ xấu của Việt Nam và thông lệ quốc tế là khá tƣơng đồng. Tuy nhiên, để đánh giá chính xác hơn nợ xấu thì yếu tố định tính xem xét khả năng trả nợ của ngƣời vay, đặc biệt không chỉ có dấu hiệu rõ ràng về việc không trả đƣợc nợ, mà còn phải xét tới các tổn thất có thể xảy ra trong tƣơng lai là rất quan trọng. Ở Việt Nam, một số ít các ngân hàng áp dụng phƣơng pháp định tính trong phân loại nợ (BIDV, Agribank, VCB) sẽ có tính toán nợ xấu cao hơn so với các ngân hàng chỉ tính toán theo phƣơng pháp định lƣợng. Ngoài ra, một số yếu tố chi tiết hơn trong phân loại nợ và trích lập dự phòng sẽ tiếp tục làm cho khoảng cách nợ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2