intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích những yếu tố tác động đến sự chấp nhận công nghệ trong việc ứng dụng hệ thống thông tin quản lý bệnh viện tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:136

59
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn nhằm đề xuất những khuyến nghị phù hợp trong quá trình triển khai áp dụng hệ thống thông tin quản lý bệnh viện cho các nhà quản trị bệnh viện, người viết phần mềm nhằm mang lại hiệu quả ứng dụng cao nhất. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích những yếu tố tác động đến sự chấp nhận công nghệ trong việc ứng dụng hệ thống thông tin quản lý bệnh viện tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ MỸ KIM PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN CÔNG NGHỆ TRONG VIỆC ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG NAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ MỸ KIM PHÂN TÍCH NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ CHẤP NHẬN CÔNG NGHỆ TRONG VIỆC ỨNG DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐỒNG NAI Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. HOÀNG THỊ CHỈNH Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Học viên Lê Mỹ Kim xin cam đoan: “Toàn bộ nội dung của bài luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân, được thực hiện theo đề cương nghiên cứu. Các số liệu dùng để phân tích, những kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố ra ngoài dưới bất cứ hình thức nào.” Học viên Lê Mỹ Kim xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 4 năm 2015 Học viên
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng Danh mục các hình Tóm tắt Chương 1 - Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu .......................................... 1 1.1 Sự cần thiết của đề tài ......................................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 3 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................... 3 1.4. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................ 3 1.5 Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 3 1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ................................................................ 4 1.7 Kết cấu của đề tài ................................................................................ 5 Chương 2 - Cơ sở lý thuyết, giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu ......... 7 2.1 Cơ sở lý thuyết .................................................................................... 7 2.1.1 Hệ thống thông tin quản lý bệnh viện FPT eHospital (hệ thống eHospital).................................................................................... 7 2.1.2 Các nội dung chuẩn hóa ............................................................. 10 2.1.2.1 Tiếp nhận bệnh nhân, khám và điều trị bệnh ..................... 10 2.1.2.2 Quản lý cận lâm sàng ......................................................... 11 2.1.2.3 Quản lý lâm sàng ................................................................ 11 2.1.2.4 Quản lý dược phẩm ............................................................ 12 2.1.2.5 Quản lý viện phí ................................................................. 14 2.1.2.6 Báo cáo tổng hợp ................................................................ 14 2.1.3 Khái niệm và lý thuyết về ý định hành vi .................................. 14 2.1.3.1 Thuyết hành động hợp lý TRA .......................................... 14 2.1.3.2 Thuyết hành vi dự định TPB .............................................. 15
  5. 2.1.3.3 Mô hình chấp nhận công nghệ nguyên bản (TAM) ........... 16 2.1.3.4 Mô hình chấp nhận công nghệ phiên bản 2 (TAM 2) ........ 18 2.1.3.5 TAM trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ............................ 19 2.1.3.6 Những biến ngoại sinh trong mô hình TAM mở rộng ................................................................................................. 20 2.2 Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................... 20 2.2.1 Nhận thức tính hữu dụng và nhận thức tính dễ sử dụng ............ 20 2.2.2 Hỗ trợ người dùng cuối.............................................................. 21 2.2.3 Điều kiện thuận lợi .................................................................... 22 2.2.4 Đào tạo ....................................................................................... 22 2.2.5 Sự tự nguyện .............................................................................. 23 2.2.6 Sự phù hợp với công việc .......................................................... 23 2.2.7 Minh chứng kết quả ................................................................... 23 2.2.8 Sự tự tin ..................................................................................... 24 2.2.9 Trạng thái lo lắng ....................................................................... 24 2.2.10 Chi phí tài chính....................................................................... 25 2.2.11 Sự tín nhiệm ............................................................................. 25 2.2.12 Văn hóa .................................................................................... 25 2.2.13 Chuẩn xã hội ............................................................................ 26 2.3 Mô hình nghiên cứu .......................................................................... 27 Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 29 3.1 Thiết kế nghiên cứu........................................................................... 29 3.1.1 Phương pháp nghiên cứu ........................................................... 29 3.1.2 Quy trình nghiên cứu ................................................................. 30 3.2 Xây dựng thang đo ............................................................................ 32 3.2.1 Thang đo nhận thức tính hữu dụng (7 biến) .............................. 32 3.2.2 Thang đo nhận thức tính dễ sử dụng (6 biến) ............................ 33 3.2.3 Thang đo hỗ trợ người dùng cuối (3 biến)................................. 34 3.2.4 Thang đo điều kiện thuận lợi (4 biến) ....................................... 34
  6. 3.2.5 Thang đo đào tạo (5 biến) .......................................................... 35 3.2.6 Thang đo sự phù hợp với công việc (2 biến) ............................. 36 3.2.7 Thang đo minh chứng kết quả (4 biến) ...................................... 36 3.2.8 Thang đo sự tự tin (5 biến) ........................................................ 36 3.2.9 Thang đo trạng thái lo lắng (4 biến) .......................................... 37 3.2.10 Thang đo chuẩn xã hội (4 biến) ............................................... 38 3.2.11 Thang đo ý định hành vi sử dụng eHospital (5 biến) .............. 38 3.2.12 Thang đo các yếu tố nhân khẩu học ........................................ 39 3.3 Thiết kế mẫu...................................................................................... 40 3.3.1 Xác định đối tượng khảo sát ...................................................... 40 3.3.2 Xác định kích thước mẫu ........................................................... 40 3.3.3 Kỹ thuật lấy mẫu ........................................................................ 40 Chương 4 - Kết quả nghiên cứu ........................................................................... 42 4.1 Thông tin mẫu nghiên cứu ................................................................ 42 4.2 Kiểm định thang đo ........................................................................... 43 4.2.1 Nhân tố “Nhận thức tính hữu dụng” .......................................... 44 4.2.2 Nhân tố “Nhận thức tính dễ sử dụng” ....................................... 45 4.2.3 Nhân tố “Hỗ trợ người dùng cuối” ............................................ 46 4.2.4 Nhân tố “Điều kiện thuận lợi” ................................................... 46 4.2.5 Nhân tố “Đào tạo” ..................................................................... 47 4.2.6 Nhân tố “Sự phù hợp với công việc” ......................................... 47 4.2.7 Nhân tố “Minh chứng kết quả” .................................................. 48 4.2.8 Nhân tố “Sự tự tin” .................................................................... 48 4.2.9 Nhân tố “Trạng thái lo lắng” ..................................................... 49 4.2.10 Nhân tố “Chuẩn xã hội” ........................................................... 49 4.2.11 Ý định hành vi sử dụng eHospital ........................................... 50 4.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ..................................................... 50 4.3.1 Phân tố nhân tố khám phá EFA đối với các biến độc lập .......... 51 4.3.2 Phân tố nhân tố khám phá EFA đối với biến phụ thuộc ............ 54
  7. 4.3.3 Khẳng định mô hình nghiên cứu ............................................... 55 4.4 Kiểm định mô hình nghiên cứu......................................................... 57 4.4.1 Kiểm định hệ số tương quan Pearson ........................................ 57 4.4.2 Kiểm định giả thuyết ................................................................. 58 4.4.3 Kiểm định vi phạm các giả định trong hồi qui tuyến tính ......... 59 4.4.4 Tổng kết kết quả kiểm định các giả thuyết ................................ 60 Chương 5 - Thảo luận và giải pháp ...................................................................... 62 5.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu ........................................................... 62 5.1.1 So sánh kết quả nghiên cứu và các giả thuyết ban đầu.............. 62 5.1.1.1 Yếu tố nhận thức tính hữu dụng và nhận thức tính dễ sử dụng ...................................................................................... 62 5.1.1.2 Yếu tố hỗ trợ người dùng cuối ........................................... 63 5.1.1.3 Yếu tố điều kiện thuận lợi .................................................. 64 5.1.1.4 Yếu tố đào tạo .................................................................... 64 5.1.1.5 Yếu tố sự phù hợp với công việc........................................ 65 5.1.1.6 Yếu tố minh chứng kết quả ................................................ 65 5.1.1.7 Yếu tố sự tự tin ................................................................... 66 5.1.1.8 Yếu tố trạng thái lo lắng ..................................................... 67 5.1.1.9 Yếu tố chuẩn xã hội ............................................................ 68 5.1.2 So sánh kết quả nghiên cứu với các mục tiêu nghiên cứu ......... 68 5.1.3 Ý nghĩa của nghiên cứu ............................................................. 69 5.2 Giải pháp nâng cao ý định sử dụng eHospital tại BVĐK Đồng Nai ................................................................................................. 70 5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo ................. 72 KẾT LUẬN ............................................................................................ 74 TÀI LIÊU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  8. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRA Theory of Reasoned Action Thuyết Hành động hợp lý TPB Theory of Planned Behavior Thuyết hành vi dự định TAM Technology Acceptance Model Mô hình chấp nhận công nghệ CNTT Công nghệ thông tin BVĐK Bệnh viện Đa khoa
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Tỷ lệ trả lời ...................................................................................... 42 Bảng 4.2. Bảng thống kê các yếu tố nhân khẩu học của mẫu khảo sát ........... 43 Bảng 4.3. Độ tin cậy thang đo nhân tố “Nhận thức tính hữu dụng” ................ 44 Bảng 4.4. Độ tin cậy thang đo nhân tố “Nhận thức tính hữu dụng” sau khi loại biến PU5 ............................................................................................ 44 Bảng 4.5. Độ tin cậy thang đo nhân tố “Nhận thức tính hữu dụng” sau khi loại biến PU4 ............................................................................................ 45 Bảng 4.6. Độ tin cậy thang đo nhân tố “Nhận thức tính dễ sử dụng” ............. 45 Bảng 4.7. Độ tin cậy thang đo nhân tố “Hỗ trợ người dùng cuối” .................. 46 Bảng 4.8. Độ tin cậy thang đo nhân tố “Điều kiện thuận lợi” ......................... 46 Bảng 4.9. Độ tin cậy thang đo nhân tố “Đào tạo” ........................................... 47 Bảng 4.10. Độ tin cậy thang đo nhân tố “Sự phù hợp với công việc” ............. 47 Bảng 4.11. Độ tin cậy thang đo nhân tố “Minh chứng kết quả”...................... 48 Bảng 4.12. Độ tin cậy thang đo nhân tố “Sự tự tin” ........................................ 48 Bảng 4.13. Độ tin cậy thang đo nhân tố “Trạng thái lo lắng” ......................... 49 Bảng 4.14. Độ tin cậy thang đo nhân tố “Chuẩn xã hội” ................................ 49 Bảng 4.15. Độ tin cậy thang đo “Ý định hành vi sử dụng eHospital” ............. 50 Bảng 4.16. Kiểm định KMO và Bartlett’s cho biến độc lập ........................... 51 Bảng 4.17. Ma trận nhân tố với phép xoay Principal Varimax cho biến độc lập .............................................................................................................. 52 Bảng 4.18. Kiểm định KMO và Bartlett’s cho biến phụ thuộc ....................... 54 Bảng 4.19. Ma trận nhân tố cho biến phụ thuộc .............................................. 55 Bảng 4.20. Định nghĩa các biến độc lập trích xuất được từ phân tích nhân tố EFA ..................................................................................................... 56 Bảng 4.21. Khẳng định các giả thiết trong mô hình nghiên cứu ..................... 56 Bảng 4.22. Kết quả phân tích tương quan ....................................................... 57 Bảng 4.23. Bảng tóm tắt các hệ số hồi quy ..................................................... 58 Bảng 4.24. Bảng kết quả kiểm định các giả thuyết mô hình ........................... 61
  10. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Các phân hệ quản lý chính của hệ thống eHospital ........................... 8 Hình 2.2. Mô hình ứng dụng 03 lớp (03 layers) ................................................ 9 Hình 2.3. Mô hình thuyết hành động hợp lý TRA (Fishbein and Ajzen ,1975) .. .......................................................................................................................... 15 Hình 2.4. Mô hình thuyết hành vi dự định (TPB) (Ajzen, 1991) .................... 16 Hình 2.5. Mô hình chấp nhận công nghệ TAM nguyên bản của (Davis, 1989) .......................................................................................................................... 16 Hình 2.6. Mô hình chấp nhận công nghệ phiên bản 2 (Venkatesh, 2002) ...... 19 Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu đề xuất ............................................................ 28 Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu ....................................................................... 31
  11. TÓM TẮT Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là ứng dụng hệ thống thông tin quản lý đồng bộ tại các bệnh viện ở nước ta hiện nay được xác định là nhiệm vụ trọng điểm của ngành Y tế53. Một trong những vấn đề cốt lõi trong việc triển khai hệ thống CNTT quản lý tại bệnh viện là sự chấp nhận công nghệ dẫn đến việc sử dụng hiệu quả hệ thống của người sử dụng (nhân viên y tế). Do đó, mục tiêu của nghiên cứu này là phát triển một phương pháp nghiên cứu nhằm đóng góp cho việc lý giải sự chấp nhận của người dùng đối với hệ thống thông tin quản lý bệnh viện, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nâng cao ý định sử dụng công nghệ của nhân viên y tế nhằm mang lại hiệu quả và chất lượng trong công tác chăm sóc sức khỏe. Mô hình nghiên cứu được xây dựng bằng cách mở rộng mô hình chấp nhận công nghệ TAM (Technology Acceptance Model, Davis 1989) dựa trên nền tảng của việc kết hợp mô hình chấp nhận công nghệ TAM với thuyết hành vi dự định TPB (Theory of Planned Behaviour, Ajzen 1991). Để xây dựng thang đo, tác giả tham khảo các thang đo của các tác giả nước ngoài đo lường các khái niệm về sự chấp nhận công nghệ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Có 49 biến quan sát cho 11 khái niệm là: (1) nhận thức tính hữu dụng, (2) nhận thức tính dễ sử dụng, (3) hỗ trợ người dùng cuối, (4) điều kiện thuận lợi, (5) đào tạo, (6) sự phù hợp với công việc, (7) minh chứng kết quả, (8) sự tự tin, (9) trạng thái lo lắng, (10) chuẩn xã hội và (11) ý định hành vi sử dụng. Tiến hành khảo sát định tính hai lần, lần đầu với 05 người để hiệu chỉnh thang đo, lần sau với 10 người để xác định mức độ rõ ràng, dễ hiểu của câu hỏi, từ đó xây dựng bảng câu hỏi khảo sát định lượng và tiến hành khảo sát nhân viên Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai (gồm các bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên và nhân viên hành chính). Nghiên cứu được tiến hành với cỡ mẫu là 245. Dữ liệu thu về được xử lý trên phần mềm SPSS 16.0. Các công cụ được sử dụng để phân tích là đánh giá độ tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tương quan, hồi qui, T-test. Quá trình đánh giá thang đo và phân tích nhân tố đã loại ra 07 quan sát
  12. (gồm 02 quan sát của nhân tố nhận thức tính hữu dụng và toàn bộ 05 quan sát của nhân tố sự tự tin), 42 quan sát còn lại được đưa vào phân tích tương quan và hồi qui. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 06 yếu tố ảnh hưởng theo chiều thuận đến ý định sử dụng. Trong đó, ảnh hưởng mạnh nhất là nhận thức tính dễ sử dụng, thứ nhì là nhận thức tính hữu dụng, thứ ba là tình trạng lo lắng, thứ tư là minh chứng kết quả, thứ năm là sự phù hợp với công việc và cuối cùng là hỗ trợ người dùng cuối. Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số khuyến nghị cho các nhà quản lý BVĐK Đồng Nai cũng như đối tác cung cấp hệ thống phần mềm nhằm nâng cao ý định sử dụng công nghệ cho các nhân viên y tế, hướng đến một bệnh viện hiện đại với việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng và tin cậy.
  13. 1 CHƯƠNG 1 - GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1 Sự cần thiết của đề tài Ngày nay việc ứng dụng CNTT trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trở nên vô cùng quan trọng, có thể nói là vấn đề sống còn của các tổ chức chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là các bệnh viện. Chính phủ các nước, các bác sĩ, các quản trị viên bệnh viện đều nhận thức được lợi ích của việc ứng dụng và phát triển CNTT trong lĩnh vực này. Trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, thông tin đóng vai trò nền tảng bởi vì đó là cơ sở để đưa ra các chẩn đoán và quyết định điều trị theo hướng có lợi nhất cho bệnh nhân cũng như để quản lý và tổ chức các hoạt động trong bệnh viện. Các thông tin cá nhân và y tế của bệnh nhân, mức lương và thâm niên của nhân viên, báo cáo thu chi và hiệu quả hoạt động của bệnh viện, mức tồn kho của các vật liệu và thuốc…là một số thành phần chính của hệ thống thông tin quản lý bệnh viện, cần được lưu trữ và xử lý trên toàn hệ thống. Mặc dù CNTT giúp gia tăng hiệu quả trong việc quản lý, tổ chức và thúc đẩy tiến bộ của bệnh viện, nhưng những phản kháng có thể có từ phía nhân viên sử dụng đối với công nghệ mới làm cho việc áp dụng nó một cách hiệu quả trở nên khó khăn và mất nhiều thời gian hơn. Chính vì thế, cùng với xu hướng vi tính hóa, việc đánh giá mức độ chấp nhận công nghệ trở thành một vấn đề quan trọng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe ngày nay. Các nghiên cứu về sự chấp nhận công nghệ vì vậy rất quan trọng trong việc phát triển các hệ thống thông tin quản lý bệnh viện. Bên cạnh đó, các báo cáo của Viện Y học (Institute of Medicine) năm 2003 cho thấy tỷ lệ các sai sót y khoa tại các bệnh viện Mỹ dao động từ 2.9% đến 3.7%. Khoảng một nửa trong số đó là những sai sót có thể được phòng ngừa và ngăn chặn. Trong những báo cáo trên, các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy rằng khoảng 44.000 đến 98.000 bệnh nhân thiệt mạng vì những sai sót trong lĩnh vực y khoa, chi phí của những sai sót có thể phòng ngừa là vào khoảng 17 đến 29 tỷ USD31. Bên cạnh đó, một số thống kê phân tích khác chỉ ra rằng các bệnh viện cần cải thiện tình trạng thiếu hụt hệ thống thông tin quản lý y tế và mô tả những
  14. 2 đặc điểm mới cần có của các hệ thống đó. Vì vậy, việc cải thiện các hệ thống thông tin trong lĩnh vực y tế theo quan điểm của người sử dụng cần được điều tra và nghiên cứu. Trên cơ sở đó, việc nghiên cứu mức độ chấp nhận sử dụng công nghệ sẽ giúp đề ra các giải pháp làm tăng hiệu quả ứng dụng, và từ đó giảm tỷ lệ mắc lỗi trong công tác chăm sóc sức khỏe. Ngoài lợi ích quan trọng nhất của việc ứng dụng CNTT trong lĩnh vực sức khỏe là nâng cao chất lượng chăm sóc bệnh nhân, các chuyên gia y tế còn đang bị thuyết phục bởi những lợi thế khác như: bảo mật dữ liệu, tốc độ cao khi tải các dữ liệu liên quan đến bệnh nhân từ hệ thống, giảm chi phí tài chính, giảm số lượng công việc. Nhận thức được những lợi ích vượt trội, các bệnh viện ở Việt Nam trong thời gian qua cũng đã tiến hành tìm hiểu và ứng dụng CNTT trong việc quản lý, vận hành bệnh viện. Tuy nhiên, đa số các bệnh viện mới dừng lại ở việc khai thác công việc văn phòng, thống kê, báo cáo. Một số mới chỉ ứng dụng được từng phần riêng lẻ như quản lý nhân sự, viện phí, quản lý kho dược, bệnh nhân ra vào viện,… gây lãng phí nhân lực nhập số liệu của bệnh viện. Hiện nay, đã có một số bệnh viện lớn đầu tư một hệ thống thông tin hoàn chỉnh có thể quản lý đồng bộ tổng thể như Bệnh viện Gia Định, Bệnh viện Hữu Nghị, Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới... Cùng với sự vận động và phát triển đó, BVĐK Đồng Nai sau khi chuyển sang cơ sở mới, với sứ mệnh chăm sóc sức khỏe nhân dân và tầm nhìn vươn ra quốc tế, cũng lựa chọn và triển khai một hệ thống thông tin quản lý tổng thể bệnh viện từ đầu năm 2015. Thời điểm này, hệ thống đang trong quá trình được chuyển giao cho bệnh viện, vấn đề đặt ra là rút ngắn thời gian cần thiết để ổn định hệ thống cũng như để nhân viên có thể chấp nhận và sử dụng một cách thành thạo và hiệu quả. Do đó, việc tìm ra các yếu tố thực sự ảnh hưởng đến ý định sử dụng công nghệ của các nhân viên bệnh viện rất quan trọng. Đó là lý do tác giả chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích những yếu tố tác động đến sự chấp nhận công nghệ trong việc ứng dụng hệ thống thông tin quản lý bệnh viện tại BVĐK Đồng Nai”.
  15. 3 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu bao gồm: - Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Hệ thống eHospital của các nhân viên BVĐK Đồng Nai. - Xác định mức độ ảnh hưởng của mỗi yếu tố đó tới ý định sử dụng Hệ thống eHospital của nhân viên BVĐK Đồng Nai. - Đề xuất những khuyến nghị phù hợp trong quá trình triển khai áp dụng hệ thống thông tin quản lý bệnh viện cho các nhà quản trị bệnh viện, người viết phần mềm nhằm mang lại hiệu quả ứng dụng cao nhất. 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Sản phẩm nghiên cứu: hệ thống thông tin quản lý bệnh viện FPT eHospital (sau đây gọi tắt là hệ thống eHospital) - Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống eHospital của nhân viên BVĐK Đồng Nai. - Đối tượng khảo sát: nhân viên BVĐK Đồng Nai. - Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01 đến tháng 04 năm 2015. 1.4 Câu hỏi nghiên cứu Với mục tiêu và phạm vi nghiên cứu đã trình bày, bài viết sẽ trả lời 03 câu hỏi nghiên cứu sau: - Câu hỏi 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng hệ thống thông tin quản lý của nhân viên Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai? - Câu hỏi 2: Mức độ tác động của các yếu tố này đến ý định sử dụng hệ thống thông tin quản lý bệnh viện như thế nào? - Câu hỏi 3: Giải pháp nào giúp nâng cao ý định sử dụng hệ thống của nhân viên Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai nhằm mang lại hiệu quả ứng dụng cao nhất? 1.5 Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu khám phá được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính thông qua kỹ thuật thảo luận tay đôi. Đối tượng được chọn là các quản trị
  16. 4 viên cấp cao và các chuyên gia về CNTT của BVĐK Đồng Nai và công ty FPT. Nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua kỹ thuật thu thập thông tin bằng cách phỏng vấn trực tiếp các nhân viên của BVĐK Đồng Nai, với thang đo đã được kiểm định bởi các chuyên gia. Các mẫu nghiên cứu sẽ được đo lường trên thang đo Likert 5 điểm với 1 là hoàn toàn không đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý Các dữ liệu sau khi đi thu thập về được làm sạch, loại bỏ những bản trả lời không hợp lệ và dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 (Statistical Package for Social Sciences). Với các công cụ thống kê mô tả, phân tích tương quan, kiểm định thang đo với Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi qui, T-test. 1.6 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Các bệnh viện ở các nước phát triển trên thế giới, với cơ sở hạ tầng CNTT hiện đại đã tự động hóa trong công tác quản lý hồ sơ bệnh án, theo dõi bệnh nhân, quản lý toàn diện quá trình điều trị. Một số ca phẫu thuật đặc biệt có thể được truyền hình trực tiếp qua các màn hình lớn, thực hiện hội chẩn, giao ban từ xa, trợ giúp đắc lực trong công tác điều trị, đào tạo và nghiên cứu khoa học. Ngược lại thì ở Việt Nam, việc ứng dụng và phát triển CNTT trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe mới chỉ diễn ra mạnh mẽ trong những năm gần đây. Sự phát triển của nền kinh tế xã hội Việt Nam đã tạo ra cho ngành y tế những thuận lợi đáng kể, song cũng đặt ra yêu cầu cấp thiết về nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc sức khỏe nhân dân, mở rộng hợp tác trong nước và quốc tế. Vì vậy, các bệnh viện hiện nay một mặt tìm cách cải tiến và trang bị máy móc thiết bị y tế mới, đồng thời mặt khác từng bước ứng dụng CNTT vào việc quản lý. Với lợi thế về vốn và tính chủ động, thời gian qua, nhiều bệnh viện tư nhân đã mạnh dạn đầu tư đúng mức phần cứng, phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện và đã thu được hiệu quả cao trong quản lý, nâng cao chất lượng phục vụ, điều trị bệnh nhân. Tại các bệnh viện công, chủ trương xã hội hóa ngành y tế và tự chủ tài chính đã tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh viện đầu tư phát triển cơ sở hạ
  17. 5 tầng cũng như nâng cao chất lượng phục vụ. Trong bối cảnh đó, Ban Lãnh đạo BVĐK Đồng Nai với tầm nhìn đưa bệnh viện đến tầm cao tiêu chuẩn quốc tế, đã quyết định đầu tư hệ thống thông tin quản lý bệnh viện một cách toàn diện (FPT.eHospital) và bắt đầu được triển khai từ đầu năm 2015. Tại thời điểm này, hệ thống đang trong quá trình được chuyển giao cho bệnh viện. Do đó, vấn đề ổn định hệ thống cũng như vấn đề làm cách nào để giúp các nhân viên có thể chấp nhận và sử dụng một cách thành thạo, hiệu quả trong thời gian ngắn nhất là những vấn đề cấp thiết và được chú trọng. Việc sớm sử dụng thành thạo và ổn định hệ thống góp phần gia tăng hiệu quả cũng như giảm chi phí không cần thiết trong quá trình triển khai hệ thống và trong hoạt động chăm sóc sức khỏe dài hạn của bệnh viện. Ý thức được điều đó, luận văn Phân tích những yếu tố tác động đến sự chấp nhận công nghệ trong việc ứng dụng hệ thống thông tin quản lý bệnh viện tại BVĐK Đồng Nai mong muốn góp phần đưa ra các khuyến nghị ban đầu để hướng nhân viên bệnh viện đến sự chấp nhận và hợp tác trong việc triển khai sử dụng hệ thống eHospital, từng bước cải thiện cách tiếp cận của hệ thống thông tin quản lý tại BVĐK Đồng Nai nói riêng và các bệnh viện trên cả nước nói chung. 1.7 Kết cấu của đề tài Đề tài bao gồm 5 chương:  Chương 1 - Giới thiệu tổng quan: chương này tác giả nêu lên sự cần thiết và lý do chọn đề tài, đồng thời trình bày các nội dung như mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu một cách tổng quát.  Chương 2 - Cơ sở lý thuyết: trong chương này, tác giả nghiên cứu tài liệu về mô hình chấp nhận công nghệ. Các thông tin chi tiết về các yếu tố chính và các yếu tố ngoại sinh của TAM được đưa ra.  Chương 3 - Phương pháp nghiên cứu: trong chương này, mô hình mở rộng được giải thích với từng yếu tố. Các giả thuyết nghiên cứu được
  18. 6 giải thích và đồng thời các phương pháp nghiên cứu được giới thiệu và mô tả cụ thể. Những thông tin chi tiết về các công cụ thống kê và các giai đoạn thu thập dữ liệu cũng được đưa ra trong phần này.  Chương 4 - Kết quả nghiên cứu: chương này tập trung phân tích dữ liệu thống kê theo các dữ liệu thu thập được từ các bệnh viện được đề cập. Các kết quả phân tích này được đưa ra và các giả thuyết được đánh giá theo kết quả.  Chương 5 - Thảo luận và giải pháp: đưa ra kết luận về mô hình nghiên cứu, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, từ đó đề xuất giải pháp cho các nhà nghiên cứu khoa học hành vi, các nhà quản lý bệnh viện trong việc khuyến khích cán bộ nhân viên y tế trong việc ứng dụng CNTT trong công tác chuyên môn và quản lý. Ngoài ra phần này còn đề cập đến các hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo.
  19. 7 CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT, GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý thuyết 2.1.1 Hệ thống thông tin quản lý bệnh viện FPT.eHospital (hệ thống eHospital) Hệ thống thông tin quản lý bệnh viện eHospital là hệ thống quản lý toàn diện cho một bệnh viện, quản lý toàn bộ hoạt động thông suốt từ lúc tiếp nhận bệnh nhân vào viện cho đến khi ra viện. eHospital là một thể thống nhất và tối ưu hoá việc sử dụng các nguồn lực. Hệ thống được phân chia thành nhiều phân hệ nghiệp vụ và kết hợp các phân hệ này tạo thành luồng thông tin thống nhất, đem lại sức mạnh tổng lực cho bệnh viện. Ngoài ra, eHospital là hệ thống mở, thuận tiện cho việc mở rộng hệ thống cũng như kết nối và tích hợp thông tin giữa các phân hệ hiện tại và tương lai. Hệ thống gồm nhiều chương trình phần mềm chuyên môn (module) quản lý từng phần việc chuyên biệt khác nhau. Mỗi chương trình phần mềm chuyên môn quản lý kết nối thành một thể thống nhất, số liệu tập trung duy nhất toàn bệnh viện. Các chương trình quản lý nghiệp vụ bao gồm nhiều chương trình con và được phân bổ thành các phân hệ quản lý (module) chính như sau:
  20. 8 Hình 2.1. Các phân hệ quản lý chính của hệ thống eHospital (Nguồn: Công ty FPT, 2014) Hệ thống phần mềm được thiết kế theo mô hình ứng dụng 03 lớp (03 Layers): giao diện, xử lý nghiệp vụ và truy xuất dữ liệu. Ngoài ra còn có thêm các thành phần hỗ trợ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2