intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến lạm phát tại Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

67
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu với mục đích là xác định được đâu là những nhân tố gây nên lạm phát tại Việt Nam và ảnh hưởng của các yếu tố ấy đến lạm phát ở Việt Nam như thế nào. Để từ đó có những đề xuất hợp lý trong công cuộc kiềm chế và kiểm soát vấn đề lạm phát ở nước ta.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô đến lạm phát tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- VŨ THỊ TƢƠI PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HồChí Minh – Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM ----------------- VŨ THỊ TƢƠI PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM Chuyên nghành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÕ XUÂN VINH TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Luận văn có sử dụng thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin đã được trích dẫn là hoàn toàn chính xác. TP.Hồ Chí Minh, Ngày tháng năm 2013 Tác giả Vũ Thị Tươi
  4. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT AD Tổng cầu (Agrregate Demand) AS Tổng cung (Agrregate Supply) CPI Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index) GDP Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domectic Product) NHNN Ngân hàng nhà nước OLS Phương pháp bình phương bé nhất thông thường (Odinary Least Squares) VAR Phương pháp vector tự hồi quy (Vector Automatic Regression ) VECM Mô hình Vector hiệu chỉnh sai số (Vector Error Correction Model)
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Các chỉ tiêu thống kê mô tả của các biến ......................................... 40 Bảng 2.2: Kết quả kiểm định tính dừng các chuỗi dữ liệu (Tiêu chuẩn AIC) ........................................................................................................................... 41 Bảng 2.3: Kết quả kiểm định tính dừng các chuỗi dữ liệu (Tiêu chuẩn SIC) ........................................................................................................................... 41 Bảng 2.4: Kết quả xác định độ trễ tối ưu cho các biến theo AIC và SIC ......... 42 Bảng 2.5: Kết quả mô hình hồi quy .................................................................. 43 Bảng 2.6: Chọn lọc các biến có ý nghĩa thống kê............................................. 45 Bảng 2.7: Kết quả hệ số tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình ...... 53 Bảng 2.8: Kết quả kiểm định tính dừng chuỗi phần dư theo AIC và SIC ........ 54
  6. DANH MỤC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ Hình 1.1: Lạm phát cầu kéo .............................................................................. 14 Hình 1.2: Lạm phát chi phí đẩy......................................................................... 15 Hình 1.3: Lạm phát do khoảng chênh sản lượng .............................................. 19 Đồ thị 2.1 : Tình hình lạm phát Việt Nam giai đoạn 1995 – 2006 ................... 30 Đồ thị 2.2: So sánh Mức lạm phát của Việt Nam,Trung Quốc và Malaysia giai đoạn 2000-2006 ................................................................................................. 31 Đồ thị 2.3 : Mối quan hệ giữa tốc độ tăng cung tiền M2 va tốc độ tăng GDP tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2006 ...................................................................... 32 Đồ thị 2.4 và 2.5 : Mối quan hệ giữa tăng trưởng cung tiền M2 và tăng trưởng GDP của Trung Quốc và Malaysia giai đoạn 2000 – 2006 ............................. 33 Đồ thị 2.6 : Mức lạm phát Việt Nam giai đoạn 2007 – 2012 ........................... 34 Đồ thị 2.7: So sánh Mức lạm phát của Việt Nam,Trung Quốc và Malaysia giai đoạn 2000-2006 ................................................................................................. 37 Đồ thị 2.8 : Mối quan hệ giữa tốc độ tăng cung tiền M2 va tốc độ tăng GDP tại Việt Nam giai đoạn 2000 – 2006 ...................................................................... 37 Đồ thị 2.9 : Mối quan hệ giữa tăng trưởng cung tiền M2 và tăng trưởng GDP của Trung Quốc và Malaysia giai đoạn 2006 – 2011 ............................................. 38
  7. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2 3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 2 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2 5. Nội dung nghiên cứu:...................................................................................... 3 Chƣơng 1 ................................................................................................................ 4 TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ LIÊN QUAN ĐẾN LẠM PHÁT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................................................. 4 1.1. Khái quát chung về lạm phát ...................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm về lạm phát ............................................................................. 4 1.1.2. Phân loại lạm phát ................................................................................ 4 1.1.3. Các chỉ số đo lường lạm phát ................................................................ 5 1.1.4. Tác động của lạm phát ............................................................................. 8 1.1.5. Các biện pháp kiềm chế và kiểm soát lạm phát ...................................... 10 1.2. Các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hƣởng đến lạm phát .................................... 11 1.2.1. Các yếu tố kinh tế vĩ mô liên quan đến lạm phát .................................... 11 1.2.2. Các nguyên nhân gây ra lạm phát ....................................................... 13 1.3. Một số nghiên cứu trƣớc đây ..................................................................... 20 1.3.1. Những nghiên cứu trên thế giới ........................................................... 20 1.3.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam ............................................................ 22 1.4. Xây dựng mô hình nghiên cứu thực nghiệm ............................................. 24 1.4.1. Xây dựng mô hình nghiên cứu ............................................................. 24
  8. 1.4.2. Biến nghiên cứu và nguồn dữ liệu ....................................................... 26 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................................. 28 Chương 2 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ ĐẾN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995 – 2012 ......................... 29 2.1. Thực trạng lạm phát Việt Nam giai đoạn 1995 – 2012 ............................. 29 2.1.1. Tình hình lạm phát Việt Nam giai đoạn 1995 – 2006 ......................... 29 2.1.2. Tình hình lạm phát Việt Nam giai đoạn 2007 – 2012 ......................... 34 2.2. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm .............................................................. 39 2.2.1. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................... 39 2.2.2. Tiến hành hồi quy mô hình .................................................................. 39 2.2.3. Kết quả mô hình hồi quy ...................................................................... 42 2.2.4. Thảo luận kết quả ................................................................................ 46 2.2.5. Kiểm định một số khuyết tật của mô hình ........................................... 51 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................. 56 Chƣơng 3 .............................................................................................................. 57 GIẢI PHÁP NHẰM KIỂM SOÁT VẤN ĐỀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM ... 57 3.1. Đối với yếu tố kỳ vọng về lạm phát của ngƣời dân ................................... 57 3.2. Kiểm soát yếu tố cung tiền trong nền kinh tế ............................................ 59 3.3. Đảm bảo tốc độ tăng trƣởng kinh tế hợp lý ............................................... 61 3.4. Kiểm soát vấn đề tỷ giá .............................................................................. 62 3.5. Đối phó với vấn đề tăng giá của dầu thô thế giới ...................................... 64 3.6. Một số giải pháp khác ................................................................................ 65 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ................................................................................. 66 KẾT LUẬN CHUNG ........................................................................................... 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 68
  9. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam chúng ta đã và đang đối mặt với tình hình lạm phát cao trong thời gian dài, đặc biệt là vào thời kỳ đổi mới với mức siêu lạm phát gần 800%/ năm, và gần đây nhất là vào giai đoạn 2006 cho đến hiện nay, tỷ lệ lạm phát luôn ở mức hai con số, đỉnh điểm là năm 2008 tỷ lệ lạm phát xấp xỉ 23%. Nhƣ chúng ta đã biết chỉ với mức lạm phát thấp thì có tác dụng kích thích nền kinh tế phát triển, còn lạm phát ở mức cao nhƣ Việt Nam chúng ta thì gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế. Lạm phát làm giảm sút nền sản xuất kinh doanh, làm giảm sút nguồn thu thuế của Nhà nƣớc, gây bất ổn cung cầu trong quan hệ mua bán lƣu thông hàng hóa, làm hệ thống tiền tệ tín dụng bị rối loạn và khó kiểm soát…Tóm lại lạm phát gây khó khăn cho toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội của một quốc gia. Nhà nƣớc ta luôn xem việc kiềm chế lạm phát là mục tiêu hàng đầu trong những năm gần đây. Việc phân tích rõ đƣợc những nhân tố ảnh hƣởng đến lạm phát trong giai đoạn hiện nay để từ đó đƣa ra đƣợc những chính sách và định hƣớng đúng đắn là một vấn đề bức thiết hiện nay. Vì thế em đã lựa chọn đề tài “Phân tích tác động của những yếu tố kinh tế vĩ mô đến lạm phát tại Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp của mình, với mục đích là xác định đƣợc đâu là những nhân tố gây nên lạm phát tại Việt Nam và ảnh hƣởng của các yếu tố ấy đến lạm phát ở Việt Nam nhƣ thế nào. Để từ đó có những đề xuất hợp lý trong công cuộc kiềm chế và kiểm soát vấn đề lạm phát ở nƣớc ta.
  10. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Tổng hợp các lý thuyết nền tảng và một số các nghiên cứu trƣớc đây của thế giới và Việt Nam về phân tích lạm phát để có thể xây dựng đƣợc mô hình nghiên cứu cho trƣờng hợp Việt Nam. Thực hiện phân tích định tính về những nguyên nhân gây ra lạm phát giai đoạn 1995 – 2012, sau đó kết hợp với kết quả phân tích định lƣợng để kiểm định lại những nhân tố kinh tế vĩ mô trong và ngoài nƣớc thực sự ảnh hƣởng đến tỷ lệ lạm phát Việt Nam giai đoạn 1995 – 2012. Từ kết quả nghiên cứu có thể đề ra một số khuyến nghị cho việc kiểm soát lạm phát tại Việt Nam 3. Câu hỏi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu đặt ra những câu hỏi nhƣ sau:  Liệu cung tiền M2, Khoảng chênh sản lƣợng gap, tỷ giá VND/USD, giá dầu thế giới, và lạm phát kỳ vọng có ảnh hƣởng đến tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 1995 - 2012 ?  Trong các nhân tố kể trên thì nhân tố nào tác động mạnh nhất đến việc việc gia tăng tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn 1995 – 2012 ? 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu: o Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng – lạm phát của Việt Nam o Một số chuỗi biến số kinh tế nhƣ cung tiền M2, GDP thực, giá dầu thế giới, tỷ giá VND/USD
  11. 3  Phạm vi thời gian: Số liệu đƣợc thu thập theo quý từ nhiều nguồn khác nhau trong giai đoạn 1995 – 2012 5. Nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu gồm 3 chƣơng Chƣơng 1: Tổng quan về các yếu tố kinh tế vĩ mô liên quan đến lạm phát và mô hình nghiên cứu Chƣơng 2: Thực trạng tác động các yếu tố kinh tế vĩ mô đến lạm phát tại Việt Nam giai đoạn 1995 – 2012 Chƣơng 3: Giải pháp nhằm kiểm soát lạm phát tại Việt Nam
  12. 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ CÁC YẾU TỐ KINH TẾ VĨ MÔ LIÊN QUAN ĐẾN LẠM PHÁT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Khái quát chung về lạm phát 1.1.1. Khái niệm về lạm phát Lạm phát là tình trạng mức giá chung của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định. Mức giá chung là mức giá trung bình của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ trong nền kinh tế ở kỳ này so với kỳ gốc. Ngoài ra, một số nhà kinh tế khác đã đƣa ra những khái niệm đề cập đến nguyên nhân, ảnh hƣởng, hay các đặc trƣng của quá trình lạm phát. Friedman cho rằng “Lạm phát là một hiện tƣợng tiền tệ tạo nên sự dƣ cầu về hàng hóa, tức là do lƣợng tiền trong nền kinh tế quá nhiều để theo đuổi một khối lƣợng hàng hoá có hạn”. Nhìn chung, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế. Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trƣờng hay giảm sức mua của đồng tiền. Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác. 1.1.2. Phân loại lạm phát Trong kinh tế học, ngƣời ta chia lạm phát thành 3 loại:
  13. 5 a. Lạm phát vừa phải: còn gọi là lạm phát một con số, tức là lạm phát với tỷ lệ dƣới 10% một năm. Lạm phát ở mức độ này không gây ra những tác động đáng kể đối với nền kinh tế. b. Lạm phát phi mã: xảy ra khi giá cả tăng tƣơng đối nhanh với tỷ lệ 2 hoặc 3 con số trong một năm. Loại lạm phát này kéo dài sẽ gây ra những biến dạng kinh tế nghiêm trọng. c. Siêu lạm phát: Siêu lạm phát đƣợc xác định khi tỷ lệ lạm phát hàng tháng vƣợt quá 50%. Trong giai đoạn sau chiến tranh thế giới thứ II, siêu lạm phát xuất hiện ở nhiều nƣớc châu Âu nhƣ Đức, Ba Lan, Áo, Nga và Hungary. Tại Việt Nam, giai đoạn 1986-1988, nền kinh tế đã rơi vào tình trạng siêu lạm phát (liên tục ở mức 3 con số). Trong giai đoạn này, Nhà nƣớc đã sử dụng công cụ chính sách tiền tệ để kiềm chế và đã thành công. 1.1.3. Các chỉ số đo lường lạm phát Mức độ lạm phát đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ lạm phát. Tỷ lệ lạm phát (Ký hiệu là If) là tỷ lệ phần trăm gia tăng trong mức giá chung của kỳ này so với kỳ trƣớc. - Pt là chỉ số giá năm t - Pt-1 là chỉ số giá năm t-1 Hoặc được tính xấp xỉ theo công thức: If = lnPt – lnPt-1
  14. 6 - lnPt là giá trị ln của chỉ số giá năm t - lnPt-1 là giá trị ln của chỉ số giá năm t-1 Các chỉ số giá ở công thức trên có thể là một trong các chỉ số dƣới đây. a. Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index) Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là thƣớc đo mức giá chung của giỏ hàng hoá và dịch vụ điển hình mà ngƣời tiêu dùng mua. Giỏ hàng hoá đƣợc ấn định đối với một năm cơ sở, chỉ số CPI là một chỉ số Laspeyres, đƣợc tính bởi công thức: Trong đó: Pti là giá của hàng hóa thứ i ở năm t Pi0 , Qi0 là giá và lƣợng của hàng hóa thứ i ở năm cơ sở b. Chỉ số điều chỉnh GDP (GDP deflator) GDP danh nghĩa sử dụng giá hiện hành để tính giá trị sản lƣợng hàng hóa và dịch vụ, GDP thực tế sử dụng giá cố định để tính giá trị sản lƣợng hàng hóa và dịch vụ sản xuất ra trên lãnh thổ quốc gia. Chỉ số điều chỉnh GDP, còn gọi là chỉ số giảm phát theo GDP
  15. 7 Pit , Qti là giá và lƣợng của hàng hóa thứ i ở năm t Pi0 là giá và lƣợng của hàng hóa thứ i ở năm cơ sở n là số lƣợng sản phẩm sản xuất trong một quốc gia c. Một số chỉ số khác Ngoài ra, ngƣời ta còn đo lƣờng lạm phát theo những chỉ số sau: ‾ Chỉ số giá sản xuất (PPI – Production Price Index): PPI là chỉ số đƣợc xây dựng để tính mức giá chung trong lần bán đầu tiên. Chỉ số này rất có ích, vì nó đƣợc tính chi tiết sát với những thay đổi thực tế. ‾ Chỉ số giá bán buôn (WPI - Whosesale Price Index) đo sự thay đổi trong giá cả của hàng hóa bán buôn (thông thƣờng là trƣớc khi bán có thuế). Chỉ số này rất giống với PPI. ‾ Chỉ số giá bán lẻ (RPI - Retail Price Index) là chỉ số phản ánh tình hình biến động giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ trên thị trƣờng theo thời gian (tháng, quý, năm hay một chu kì nhiều năm) và không gian (thị trƣờng thế giới, thị trƣờng toàn quốc, thị trƣờng khu vực, tỉnh, thành phố). Chỉ số này đƣợc tính theo phƣơng pháp bình quân gia quyền số lƣợng hàng hoá lƣu thông trên thị trƣờng và giá bán lẻ hàng ở hai thời điểm khác nhau.
  16. 8 1.1.4. Tác động của lạm phát Nếu lạm phát ở mức thấp sẽ có tác dụng kích thích sản xuất, bôi trơn các hoạt động kinh tế, giúp nền kinh tế tăng trƣởng. Nhƣng một tỷ lệ lạm phát cao sẽ gây ảnh hƣởng tiêu cực đối với nền kinh tế  Đời sống người dân trở nên khó khăn Do mất cân đối giữa lƣợng tiền và lƣợng hàng hóa nên sức mua đồng tiền giảm sút và giá cả hàng hóa ngày càng tăng, điều này làm cho đới sống ngƣời dân ngày càng khó khăn hơn, thậm chí có một bộ phận ngƣời dân với mức thu nhập thấp không thể đáp ứng đầy đủ những nhu cầu tối thiểu trong thời kỳ lạm phát.  Đối với lĩnh vực sản xuất Đối với nhà sản xuất, tỷ lệ lạm phát cao làm cho giá đầu vào và đầu ra biến động không ngừng, gây ra sự khó khăn cho quá trình sản xuất. Mặt khác khi tình trạng lạm phát xảy ra dai dẳng làm cho sức mua ngày càng yếu, khiến hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ đƣợc, điều này làm doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn về tài chính và có thể dẫn đến phá sản. Và khi nhiều doanh nghiệp, nhiều ngành nghề lâm vào khó khăn thì nền kinh tế sẽ rơi vào vòng suy thoái  Đối với lĩnh vực lưu thông Lạm phát làm diễn ra quá trình đầu cơ tích trữ dẫn đến khan hiếm hàng hóa, gây hỗn loạn quan hệ cung cầu, tạo sự mất cân đối giả tạo làm cho lĩnh vực lƣu thông cũng bị rối loạn.  Đối với lĩnh vực tiền tệ, tín dụng
  17. 9 Lạm phát làm cho quan hệ tín dụng, thƣơng mại và ngân hàng bị thu hẹp. Số ngƣời gửi tiền vào ngân hàng giảm đi rất nhiều. Về phía hệ thống ngân hàng, do lƣợng tiền gửi vào giảm mạnh nên không đáp ứng đƣợc nhu cầu của ngƣời đi vay, cộng với việc sụt giá của đồng tiền quá nhanh, sự điều chỉnh lãi suất tiền gửi không làm an tâm những ngƣời hiện có lƣợng tiền mặt nhàn rỗi trong tay. Về phía ngƣời đi vay, họ là những ngƣời có lợi lớn nhờ sự mất giá đồng tiền một cách nhanh chóng. Do vậy, hoạt động của hệ thống ngân hàng không còn bình thƣờng nữa. Chức năng kinh doanh tiền tệ bị hạn chế, các chức năng của tiền tệ không còn nguyên vẹn bởi khi có lạm phát thì ngƣời dân sẽ không thích tích trữ của cải dƣới hình thức tiền mặt.  Phân phối lại thu nhập Những ngƣời có thu nhập cố định nhƣ công nhân viên chức, cán bộ hƣu trí...nhận thấy thu nhập thực của mình đã giảm sút vì giá cả hàng hóa gia tăng, sức mua đồng tiền giảm. Có thể nói lạm phát là một loại thuế vô hình đánh vào đối tƣợng có thu nhập ổn định.  Đối với chính sách kinh tế tài chính của Nhà nước Ảnh hƣởng nặng nề và lâu dài của lạm phát lại làm giảm nguồn thu của ngân sách, chủ yếu là thuế do sản xuất bị sút kém, nhiều doanh nghiệp, công ty bị phá sản, giải thể,…. khiến ngân sách thất thu, từ đó Chính phủ khó khăn trong việc cấp vốn đầu tƣ cho nền kinh tế và thực hiện những chƣơng trình an sinh phúc lợi. Tóm lại, hậu quả của lạm phát rất nặng nề và nghiêm trọng. Lạm phát gây hậu quả đến toàn bộ đời sống kinh tế – xã hội của một nƣớc. Lạm phát làm cho quá trình phân hoá giàu nghèo nghiêm trọng hơn. Lạm phát làm cho nhóm này
  18. 10 kiếm đƣợc lợi lộc nhƣng lại làm cho nhóm khác thiệt hại nặng nề, nhất là đối với ngƣời lao động. 1.1.5. Các biện pháp kiềm chế và kiểm soát lạm phát Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát cao thì phải thực hiện những biện pháp có tính chất cấp bách để kiềm chế lạm phát. Và khi nền kinh tế trong tình trạng lạm phát thấp thì những biện pháp kiểm soát lạm phát lại rất cần thiết nhằm duy trì một mức lạm phát thấp nhằm kích thích nền kinh tế tăng trƣởng a. Biện pháp có tính chất cấp bách  Triển khai chính sách thắt chặt tiền tệ Ngân hàng Trung Ƣơng sử dụng các công cụ của chính sách tiền tệ để hút bớt lƣợng tiền ngoài lƣu thông vào. Cụ thể là: ‾ Tăng lãi suất tiền gửi nhằm thu hút lƣợng tiền ngoài dân cƣ và doanh nghiệp vào ngân hàng ‾ Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc để giảm nguồn vốn khả dụng của hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng nhằm hạn chế khả năng tạo tiền mới của hệ thống NHTM ‾ NHTW thực hiện việc bán các loại trái phiếu, tín phiếu trên thị trƣờng nhằm thu hút vốn tiền tệ của NHTM, dân cƣ và doanh nghiệp ‾ Ấn định hạn mức tín dụng cho các NHTM và các tổ chức tín dụng nhằm hạn chế khả năng cho vay của các NHTM ra nền kinh tế  Thực hiện chính sách tài chính quốc gia tích cực: ‾ Tiết kiệm chi ngân sách, cắt giảm những khoản chi chƣa thất cần thiết nhằm giảm thiểu tình trạng căng thẳng ngân sách ‾ Tăng cƣờng và mở rộng những khoản thu, chống thất thu, thực hiện thu
  19. 11 đúng, thu đủ và công bằng để không gây ảnh hƣởng tiêu cực đến sản xuất và đời sống b. Biện pháp cơ bản Những biện pháp cơ bản nhằm tác động đồng bộ lên nhiều mặt trong hoạt động nền kinh tế nhằm tạo cho nền kinh tế phát triển cân đối và vững mạnh ổn định sức mua đồng tiền và tăng trƣởng kinh tế ổn định ‾ Tập trung mọi nguồn lực để đẩy mạnh hoạt động sản xuất hàng hóa, góp phần ổn định mặt bằng giá cả ‾ Khuyến khích nhập khẩu những mặt hàng đang thiếu và lên giá nhằm tăng lƣợng hàng hóa để cân đối với lƣợng tiền trong nền kinh tế ‾ Điều chỉnh cơ cấu kinh tế hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu cơ bản về đới sống và việc làm của nhân dân lao động ‾ Dùng lạm phát để chống lạm phát: Chấp nhận một mức lạm phát vừa phải để kích thích tăng trƣởng kinh tế nhằm tạo thế mạnh cho nền kinh tế phát triển ổn định 1.2. Các yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hƣởng đến lạm phát 1.2.1. Các yếu tố kinh tế vĩ mô liên quan đến lạm phát Các yếu tố kinh tế vĩ mô là các số liệu thống kê cho thấy trạng thái kinh tế hiện thời của một quốc gia. Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô bao gồm:  Tổng sản phẩm quốc nội GDP (GDP - Gross Dosmetic Product) Tổng sản phẩm quốc nội GDP là chỉ tiêu phản ánh giá trị bằng tiền của toàn bộ sản phẩm cuối cùng đƣợc sản xuất ra trên một lãnh thổ một nƣớc trong một khoảng thời gian nhất định, thƣờng là một năm.
  20. 12  Tổng cầu AD (AD – Aggregate Demand) Tổng cầu AD là tổng khối lƣợng hàng hóa và dịch vụ mà các chủ thể kinh tế muốn mua ở mức giá chung trong một khoảng thời gian nhất định và trong những điều kiện nhất định  Tổng cung AS (Aggregate Supply) Tổng cung AS là tổng khối lƣợng hàng hóa và dịch vụ cuối cùng của nền sản xuất xã hội cung cấp cho xã hội đó trong một thời gian nhất định  Khối cung tiền Là toàn bộ khối lƣợng tiền đƣợc tạo ra trong nền kinh tế; bao gồm: M1 = Tiền mặt + Tiền gửi không kỳ hạn M2 = M1 + Tiền gửi có kỳ hạn  Tỷ giá hối đoái Là tỷ lệ trao đổi giữa đồng tiền trong nƣớc và đồng tiền nƣớc ngoài. Hoặc tỷ giá hối đoái còn đƣợc hiểu là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một nƣớc đƣợc tính bằng tiền tệ nƣớc khác.  Một số yếu tố khác Ngoài những yếu tố kể trên thì còn một số yếu tố kinh tế vĩ mô khác liên quan đến lạm phát nhƣ lãi suất, giá dầu thô, giá gạo,... Việc phân tích rõ sự ảnh hƣởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô tác động đến lạm phát theo những chiều hƣớng nhƣ thế nào rất quan trọng và cần thiết trong công cuộc kiềm chế và kiểm soát lạm phát. Đồng nghĩa với việc này là đi tìm những nguyên nhân gây ra lạm phát, đƣợc trình bày chi tiết ở mục 1.2.2 sau đây
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2