intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của chính sách hỗ trợ lãi vay đến thu nhập của các hộ sản xuất hoa lan trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2018

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:106

59
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm phân tích tác động của chính sách hỗ trợ lãi vay đến việc cải thiện thu nhập của hộ sản xuất hoa lan trên địa bàn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2018. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của chính sách hỗ trợ lãi vay đến thu nhập của các hộ sản xuất hoa lan trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2018

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ THƠ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI VAY ĐẾN THU NHẬP CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT HOA LAN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI, TP HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2017-2018 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN THỊ THƠ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI VAY ĐẾN THU NHẬP CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT HOA LAN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI, TP HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2017-2018 Chuyên ngành: Kinh tế phát triển (Hướng nghiên cứu) Mã số: 8310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THANH LOAN Thành phố Hồ Chí Minh - 2020
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ LÃI VAY ĐẾN THU NHẬP CỦA CÁC HỘ SẢN XUẤT HOA LAN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI, TP HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2017-2018” là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và kết quả trình bày trong luận văn này là trung thực, có trích dẫn rõ ràng và chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm Tác giả luận văn Trần Thị Thơ
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TÓM TẮT LUẬN VĂN ABSTRACT CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ....................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề ..........................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................4 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................4 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ......................................................................4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................4 1.4. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................4 1.5. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................5 1.6. Giới hạn của đề tài .............................................................................................5 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................6 2.1. Cơ sở lý thuyết ...................................................................................................6 2.1.1. Một số khái niệm ......................................................................................6 2.1.2. Lý thuyết về sự can thiệp của nhà nước ...................................................7 2.1.3. Các lý thuyết về thị trường tín dụng nông thôn .......................................9 2.1.4. Lãi suất cho thị trường tín dụng nông thôn ............................................15 2.1.5. Quan hệ các yếu tố khác tín dụng và thu nhập của nông dân ................16 2.2. Các nghiên cứu trước .......................................................................................17 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................26 3.1. Khung phân tích ...............................................................................................26 3.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................27 3.2.1. Giới thiệu phương pháp khác biệt trong khác biệt .................................28 3.2.2. Kết hợp phương pháp khác biệt trong khác biệt với hồi quy OLS ........30 3.3. Dữ liệu nghiên cứu ...........................................................................................32 3.4. Cấu trúc của mô hình nghiên cứu ....................................................................33
  5. 3.4.1. Mô hình nghiên cứu................................................................................33 3.4.2. Kì vọng dấu các biến ..............................................................................34 3.5. Các bước phân tích và xử lý số liệu .................................................................35 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................37 4.1. Phân tích các yếu tố liên quan đến đặc trưng của lao động chính, hộ gia đình sản xuất hoa lan trên địa bàn huyện Củ Chi .............................................................37 4.2. Phân tích yếu tố liên quan đến đặc trưng sản xuất, tiêu thụ và đánh giá của các hộ vay vốn đối với chính sách hỗ trợ lãi ..................................................................41 4.3. Phân tích cơ cấu chi phí, doanh thu và lợi nhuận (thu nhập) của hộ sản xuất hoa lan trên địa bàn huyện Củ Chi ...........................................................................50 4.4. Phân tích sự khác biệt thu nhập giữa các nhóm hộ gia đình ............................54 4.5. Đánh giá tác động của chính sách hỗ trợ lãi vay đến thu nhập của các hộ sản xuất hoa lan ..............................................................................................................57 4.5.1. Kết quả hồi quy ban đầu .........................................................................57 4.5.2. Kiểm định đa cộng tuyến........................................................................57 4.5.3 Kiểm định tự tương quan.........................................................................57 4.5.4. Kiểm định phương sai sai số thay đổi của mô hình ...............................58 4.5.5. Kết quả hồi quy mô hình sau khi khắc phục hiện tượng đa cộng tuyến, tự tương quan, phương sai thay đổi...........................................................................58 4.6. Ý nghĩa và hàm ý chính sách của nghiên cứu..................................................63 4.6.1. Đánh giá về thực trạng các hộ sản xuất hoa lan và công tác triển khai chính sách hỗ trợ lãi vay trên địa bàn huyện Củ Chi ................................................63 4.6.2. Đánh giá về tác động của chính sách hỗ trợ lai vay đến nâng cao thu nhập cho hộ dân sản xuất hoa lan trên địa bàn huyện Củ Chi ..................................66 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................67 5.1. Kết luận ............................................................................................................67 5.2. Kiến nghị ..........................................................................................................67 5.3. Hạn chế của đề tài ............................................................................................69 5.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo .............................................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt Danh mục tài liệu tiếng Anh PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DID: Difference in Difference (Khác biệt trong khác biệt) OLS: Ordinary Least Squares (Phương pháp bình phương nhỏ nhất) PSM: Propensity Socre Matching (Phương pháp điểm xu hướng) VARHS: Khảo sát nguồn lực hộ gia đình Việt Nam QĐ: Quyết định UBND: Ủy ban nhân dân
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG Tên Bảng Trang Bảng 2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân 17 Bảng 2.2: Bảng tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài 23 Bảng 3.1: Tóm tắt ước lượng DID 30 Bảng 3.2: Kỳ vọng dấu từ mô hình nghiên cứu 34 Bảng 4.1: Các yếu tố liên quan đến đặc trưng lao động chính và đặc 38 trưng của hộ sản xuất hoa lan phân theo nhóm Bảng 4.2: Các yếu tố liên quan đến đặc trưng của hộ gia đình 40 Bảng 4.3: Các yếu tố liên quan đến đặc trưng sản xuất, tiêu thụ và nhu 43 cầu vay vốn của hộ Bảng 4.4: Đánh giá các yếu tố liên quan đến nội dung hỗ trợ của chính 46 sách hỗ trợ lãi vay Bảng 4.5: Đánh giá khó khăn trong quá trình vay vốn, sản xuất của hộ 48 Bảng 4.6: Tỷ lệ thu nhập từ hoa lan trong tổng thu nhập hộ 50 Bảng 4.7: Chi phí đầu tư cơ sở hạ tầng và phân bổ máy móc thiết bị sản 52 xuất của mô hình trồng hoa lan Bảng 4.8: Chi phí sản xuất của mô hình trồng hoa lan 52 Bảng 4.9: Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng hoa lan 53 Bảng 4.10: Sự khác biệt giữa các nhóm 54 Bảng 4.11: Kết quả ước lượng mô hình sau khi khắc phục hiện tượng đa 58 cộng tuyến, tự tương quan, phương sai thay đổi
  8. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Tên hình Trang Hình 3.1: Khung phân tích của đề tài 26 Hình 3.2: Mô tả phương pháp khác biệt trong khác biệt (DID) 29 Hình 4.1: Kênh tiêu thụ hoa lan tại Thành phố Hồ Chí Minh 42 Hình 4.2: Kênh thông tin tiếp cận chính sách 44
  9. TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài nghiên cứu “Phân tích tác động của chính sách hỗ trợ lãi vay đến thu nhập của các hộ sản xuất hoa lan trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2018” dựa trên kết quả khảo sát 105 hộ, trong đó có 48 hộ trồng lan tham gia vay vốn có hỗ trợ lãi vay và 57 hộ trồng lan không vay vốn có hỗ trợ lãi vay trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Bằng phương pháp thống kê mô tả, phương pháp khác biệt trong khác biệt kết hợp hồi quy OLS, nghiên cứu đã chỉ ra chính sách hỗ trợ lãi vay của Thành phố đã có tác động đến tăng thu nhập cho hộ trồng lan. Kết quả nghiên cứu còn chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của hộ trồng lan như: lượng vốn vay (tăng lượng vốn vay thì thu nhập của hộ trồng lan tăng), đào tạo tập huấn (việc tham gia đào tạo tập huấn không có tác động tích cực đến thu nhập của hộ), đầu tư máy móc thiết bị hiện đại (khi đầu tư máy móc thiết bị hiện đại như đầu tư hệ thống tưới phun tự động thì thu nhập của hộ tăng), giống mới (khi hộ sử dụng giống mới thì thu nhập hộ tăng). Đồng thời chỉ ra những biến không ảnh hưởng đến thu nhập của hộ như tuổi, giới tính lao động chính, trình độ lao động chính, mức độ sử dụng lao động. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp giúp ổn định thu nhập của hộ trồng hoa lan trên địa bàn huyện Củ Chi, đồng thời từ kết quả nghiên cứu này có thể mở rộng nghiên cứu tác động của chính sách trên các nhóm đối tượng khác, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Thành phố (rau, hoa cây kiểng, bò sữa, heo, tôm, cá kiểng) nhằm đánh giá tác động của chính sách đến nâng cao thu nhập của hộ dân một cách toàn diện và điều chỉnh chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế.
  10. ABSTRACT The research project "Analysis of the impact of the policy on loan interest support to income of orchid production households in Cu Chi district, Ho Chi Minh City for the period of 2017-2018" based on the survey results. 105 households, of which 48 orchid growers participated in loan with interest rate support and 57 households with orchid without loan with loan interest support in Cu Chi district, Ho Chi Minh City. By descriptive statistical method, the difference method in difference combined with OLS regression, the research has shown that the interest rate support policy of the City has an impact on increasing income for orchid growers. The research results also indicate factors that affect income of orchid growers such as: amount of loan (increase in loan amount, income of orchid growing household), training and training (participation in training training does not have a positive effect on household income), investment in modern machinery and equipment (when investing in modern machinery and equipment such as automatic sprinkler irrigation systems, the income of households increases), varieties new (when households use new varieties, their income increases). Also indicate variables that do not affect household income such as age, main sex gender, primary labor level, level of employment. On that basis, the author proposes a number of solutions to help stabilize the income of orchids growers in Cu Chi district, and from this research can expand the impact of the above policy. Other target groups, especially the city's key agricultural product group (vegetables, ornamental flowers, dairy cows, pigs, shrimp, ornamental fish) to assess the impact of the policy on income improvement of households in a comprehensive way and adjust policies to suit the actual situation.
  11. On that basis, the author proposes a number of solutions to help stabilize the income of orchids growers in Cu Chi district, and from this research can expand the impact of the above policy. Other target groups, especially the city's key agricultural product group (vegetables, ornamental flowers, dairy cows, pigs, shrimp, ornamental fish) to assess the impact of the policy on income improvement of households in a comprehensive way and adjust policies to suit the actual situation.
  12. 1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề: Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một trong những chủ trương lớn của Chính phủ với mục tiêu duy trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Đồng thời, chương trình góp phần quan trọng nâng cao thu nhập và cải thiện mức sống cho cư dân nông thôn, góp phần hoàn thành chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế xã hội lớn nhất cả nước, có tốc độ thị hóa nhanh với phát triển nông nghiệp tập trung tại 05 huyện ngoại thành, gồm huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè và Cần Giờ, với tổng diện tích sản xuất nông nghiệp là 99.643.071 m2, chiếm 93% tổng diện tích đất nông nghiệp của Thành phố (theo số liệu Tổng Điều tra nông nghiệp, nông dân, nông thôn năm 2016), ngoài ra còn số lượng nhỏ tại các quận ngoại thành như quận 9, 12, Gò Vấp, Thủ Đức, Bình Tân. Do đó, thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp là nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố, góp phần quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, giảm diện tích cây trồng vật nuôi kém hiệu quả sang những cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao hơn, cải thiện thu nhập của hộ nông dân. Trong giai đoạn 2016-2020, Thành phố đã đề ra nhiều chương trình, đề án, cơ chế, chính sách nhằm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó nổi bật là chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đô thị (còn gọi là chính sách hỗ trợ lãi vay) được thành phố ban hành theo Quyết định số 04/2016/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2016 (trước đây là Quyết định số 36/2011/QĐ-UBND ngày 10 tháng 6 năm 2011, Quyết định số 13/2013/QĐ-UBND ngày 20 tháng 3 năm 2013, nay là Quyết định số 655/QĐ-UBND ngày 12 tháng 02 năm 2018). Năm 2016 được xem là năm có những thay đổi lớn về cơ chế chính sách khi Thành phố ban hành Quyết định 04 với mức hỗ trợ cao hơn đối với đầu tư phát triển sản xuất một số đối tượng cây trồng vật nuôi như hoa lan, cây kiểng, cá cảnh hoặc nuôi trồng thủy sản khai thác
  13. 2 hiệu quả nguồn nước kênh Đông được hỗ trợ 80% lãi suất (trước đây là 60% lãi suất). Theo số liệu tổng hợp của Chi cục Phát triển nông thôn thành phố Hồ Chí Minh tổng hợp từ các quận huyện, trong năm 2016-2018, Thành phố đã phê duyệt hỗ trợ cho 4.152 lượt hộ dân, doanh nghiệp vay vốn có hỗ trợ lãi vay, với tổng vốn đầu tư 3.045,368 tỷ đồng, tổng vốn vay 1.887,136 tỷ đồng, tổng kinh phí ngân sách hỗ trợ là 120,8 tỷ đồng. Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả của chính sách nhằm thực hiện đúng mục tiêu đề ra là nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn và góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn thành phố thì có 01 đề tài thạc sỹ được thực hiện trong giai đoạn 2011-2014 và thực hiện đánh giá tác động của chính sách đến thu nhập của hộ nông dân (với nhiều nhóm nghề chăn nuôi, trồng trọt) tại huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, đề tài cũng chỉ ra sự tác động của chính sách đến các nhóm đối tượng nhưng chưa đi sâu đánh giá tác động của chính sách đến đặc điểm của từng đối tượng riêng biệt của hộ nông dân. Trên thế giới và tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực tín dụng trong nông nghiệp, tác động đến thu nhập của người dân, cụ thể như: Nghiên cứu của Nawaz AHMAD (2011) về tác động của tín dụng đến đầu ra nông nghiệp: trường hợp nghiên cứu tại Pakistan, kết quả nghiên cứu cho thấy, tín dụng có vai trò quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp, nguồn vốn tín dụng giúp nông dân Pakistan đầu tư máy móc hiện đại, muc giống, phân bón,.. vào trong sản xuất nông nghiệp; Nghiên cứu của Gobezie và Garber (2007) về tác động của tín dụng vi mô ở Amhara phía bắc Ethiopia cũng cho kết luận rằng tài chính vi mô có tác động tích cực tới đời sống, khả năng giảm nghèo của các hộ gia đình; Nghiên cứu của Đinh Phi Hổ và Đông Đức (2015) về tác động tín dụng chính thức đến thu nhập của nông hộ ở Việt Nam thông qua sử dụng dữ liệu bảng được rút từ bộ dữ liệu VARHS (Khảo sát nguồn lực hộ gia đình Việt Nam) từ 2006 đến 2012, trên cơ sở của phương pháp sai biệt kép kết hợp với mô hình hồi quy POOL-OLS và xác định được tín dụng chính thức tác động đến thu nhập của nông hộ. Nghiên cứu của Ngô Hải Thanh (2011) về tác động của tín dụng từ ngân hàng nông nghiệp và Phát triển
  14. 3 nông thôn tới mức sống hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam đã sử dụng phương pháp hồi quy OLS kết hợp DID (khác biệt trong khác biệt) và chỉ ra rằng chưa tìm thấy ảnh hưởng tích cực của tín dụng Agribank tới thu nhập cũng như chi tiêu của các hộ gia đình trong giai đoạn 2006-2008 nhưng chứng minh được một số nhân số có tác động mạnh tới mức sống hộ gia đình như tình trạng nghèo, quy mô hộ, tỷ lệ phụ thuộc, trình độ giáo dục chủ hộ, số lao động phi nông nghiệp. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bảo (2015) về tác động của chính sách hỗ trợ tín dụng của thành phố Hồ Chí Minh đến thu nhập người dân nông thôn huyện Củ Chi giai đoạn 2011- 2014, đã sử dụng phương pháp hồi quy OLS kết hợp DID và chỉ ra rằng chính sách của thành phố có tác động đến quá trình sản xuất của người dân vùng nông thôn làm tăng thu nhập của người dân nông thôn trên địa bàn huyện Củ Chi và các yếu tố không thể thiếu đối với mô hình và có ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập trong nông nghiệp của người dân bao gồm: đào tạo, tập huấn; khoa học công nghệ, lượng vốn vay, đối tượng sản xuất. Huyện Củ Chi là huyện còn sản xuất nông nghiệp nhiều so với các quận huyện khác, tập trung các sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, có điều kiện tự nhiên phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của thành phố như: hoa lan, cây kiểng, bò sữa, rau,…; trong đó hoa lan là cây trồng chủ lực của huyện, có quy mô 145,663 ha, chiếm 39,69% so với tổng diện tích hoa lan toàn thành phố (367 ha). Trong số 10 quận – huyện tham gia thực hiện chính sách hỗ trợ lãi vay, huyện Củ Chi đứng thứ 2 (chỉ sau huyện Cần Giờ) về số lượng phương án, số hộ vay vốn đầu tư sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ lãi vay. Trong 3 năm 2016- 2018, thực hiện triển khai chính sách hỗ trợ lãi vay theo Quyết định số 04/2016/QĐ- UBND, huyện Củ Chi đã phê duyệt hỗ trợ cho 1.256 lượt hộ dân, doanh nghiệp vay vốn có hỗ trợ lãi vay chiếm 30,25% so với cả Thành phố, với tổng vốn đầu tư 1.042,271 tỷ đồng chiếm 34,22%, tổng vốn vay 622,237 tỷ đồng chiếm 32,97%, tổng kinh phí ngân sách hỗ trợ là 62,167 tỷ đồng chiếm 51,46%. Riêng đối với phương án vay vốn có hỗ trợ lãi vay đầu tư sản xuất hoa lan là 75 hộ dân, tổng vốn đầu tư 98,396 tỷ đồng, tổng vốn vay 68,23 tỷ đồng.
  15. 4 Mặc dù, chủ đề về đánh giá tác động của chính sách tín dụng đến thu nhập người dân không mới, nhưng để đánh giá riêng tại thành phố Hồ Chí Minh và với một chính sách tín dụng cụ thể, đặc biệt là chính sách hỗ trợ lãi vay của Thành phố thì có rất ít đề tài nghiên cứu. Vì vậy, để hiểu rõ hơn sự tác động của chính sách hỗ trợ lãi vay đến thu nhập của nông dân tại thành phố, đặc biệt là nhóm hộ với nghề sản xuất cụ thể, có thật sự hiệu quả, giúp cải thiện thu nhập và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp hay không, tác giả chọn địa bàn huyện Củ Chi là địa phương điển hình cho nông nghiệp đô thị của Thành phố để thực hiện nghiên cứu đề tài “Phân tích tác động của chính sách hỗ trợ lãi vay đến thu nhập của các hộ sản xuất hoa lan trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2018”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Phân tích tác động của chính sách hỗ trợ lãi vay đến việc cải thiện thu nhập của hộ sản xuất hoa lan trên địa bàn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2018. 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể Phân tích các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ sản xuất hoa lan trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2018. Phân tích tác động của chính sách hỗ trợ lãi vay đến việc nâng cao thu nhập của hộ sản xuất hoa lan trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2018; 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: Mức độ tác động của Chính sách hỗ trợ lãi vay đến việc nâng cao thu nhập của hộ nông dân trên địa bàn huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017- 2018? 1.4. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của chính sách hỗ trợ lãi vay đến thu nhập của các hộ sản xuất hoa lan trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2017-2018.
  16. 5 1.5. Phạm vi nghiên cứu: - Giới hạn về thời gian: Nghiên cứu sử dụng số liệu trong giai đoạn 2016-2018. Đây là giai đoạn, chính sách có nhiều điểm mới, đáp ứng nhu cầu thực tiễn của người dân khi tiếp cận vay vốn và có hỗ trợ lãi vay. Mặt khác, cũng phù hợp để đánh giá hiệu quả đầu tư của các hộ dân vay vốn có hỗ trợ lãi vay đến thời điểm thực hiện đề tài này. - Giới hạn về không gian: Địa bàn nghiên cứu là huyện Củ Chi thành phố Hồ Chí Minh 1.6. Giới hạn của đề tài: Mặc dù, chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp (chính sách hỗ trợ lãi vay) được triển khai trên địa bàn Thành phố gồm 05 huyện ngoại thành và 05 quận, tuy nhiên tác giả chọn huyện Củ Chi là địa bàn nghiên cứu và các hộ sản xuất hoa lan vì những lý do sau đây: Huyện Củ Chi là huyện còn sản xuất nông nghiệp nhiều, tập trung các sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, có điều kiện tự nhiên phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của thành phố như: hoa lan, cây kiểng, bò sữa, rau,…Trong số 10 quận – huyện tham gia thực hiện chính sách hỗ trợ lãi vay, huyện Củ Chi đứng thứ 2 (chỉ sau huyện Cần Giờ) về số lượng phương án, số hộ vay vốn đầu tư sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ lãi vay. Mặt khác, do khả năng có hạn nên tác giả chọn địa bàn huyện Củ Chi để thuận lợi hơn trong quá trình thu thập dữ liệu sơ cấp. Một cách rõ ràng là chính sách sẽ đem lại nhiều tác động về khuyến khích đầu tư, cải thiện kỹ thuật, tăng năng suất và hiệu quả canh tác hoa lan trên địa bàn khảo sát. Đề tài chọn yếu tố thu nhập làm trọng tâm phân tích định lượng, một số yếu tố khác cũng được xem xét trong phần phân tích mô tả.
  17. 6 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý thuyết: 2.1.1. Một số khái niệm: 2.1.1.1. Thu nhập hộ Tổng cục Thống kê (2010) định nghĩa “thu nhập của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời gian nhất định, thường là 1 năm”. Thu nhập của hộ bao gồm: Thu nhập từ tiền công, tiền lương, thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (sau khi đã trừ chi phí và thuế sản xuất); thu nhập từ sản xuất ngành nghề phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (sau khi đã trừ chi phí và thuế sản xuất); thu khác được tính vào thu nhập như thu cho, biếu, mừng, lãi tiết kiệm… Các khoản thu không tính vào thu nhập gồm rút tiền tiết kiệm, thu nợ, bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh… Trong nghiên cứu này, thu nhập của hộ gia đình từ nghề trồng hoa lan được tính từ lợi nhuận trồng hoa lan, do đó xác định có thể là thu nhập hộ gia đình nếu hộ chỉ có hoạt động sản xuất hoa lan, là một phần trong tổng thu nhập hộ nếu hộ gia đình có những ngành nghề khác. 2.1.1.2. Tín dụng Tín dụng là quan hệ kinh tế giữa người đi vay và người cho vay (quan hệ vay mượn), là sự chuyển nhượng sử dụng một giá trị hay hiện vật theo những điều kiện hai bên thỏa thuận, hết thời hạn thì người đi vay phải trả cho người cho vay số tài sản kèm theo một số lợi tức (lãi suất). Theo từ điển thuật ngữ tài chính thì “tín dụng là một phạm trù kinh tế tồn tại trong các phương thức sản xuất hàng hóa khác nhau và được biểu hiện như sự vay mượn trong thời hạn nào đó”. Khái niệm vay mượn bao gồm sự hoàn trả. Chính sự hoàn trả là đặc trưng thuộc bản chất của tín dụng, là dấu ấn phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù cấp phát tín dụng khác.
  18. 7 2.1.2.3. Lãi suất thương mại Theo Pindyck, R.S., D. L. Rubinfeld (1989), lãi suất thương mại hay còn gọi là lãi suất trên thị trường được quy định bởi cung và cầu của các tổ chức tín dụng. Hộ gia đình cung cấp quỹ vốn để họ có thể tiêu dùng nhiều hơn trong tương lai,lãi suất càng cao, họ càng muốn cung cấp nhiều hơn. Hộ gia đình, các doanh nghiệp có cầu về các tổ chức tín dụng nhưng cầu của họ càng giảm khi lãi suất lên cao. Những dịch chuyển trong cung cầu là nguyên nhân làm cho lãi suất thay đổi. 2.1.2.4. Lãi suất hỗ trợ Trong đề tài nghiên cứu này, lãi suất hỗ trợ được xác định là lãi suất huy động tiết kiệm bằng tiền đồng kỳ hạn 12 tháng bình quân của 4 ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh và Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh công bố hàng tháng (loại trả lãi sau) cộng thêm phí quản lý 2%/năm. Lãi suất này do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh thông báo hàng tháng. Phần lãi suất chênh lệch giữa lãi suất thương mại và lãi suất hỗ trợ, người dân phải trả cho các tổ chức tín dụng khi vay vốn đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thành phố được cấp thẩm quyền phê duyệt. 2.1.2. Lý thuyết về sự can thiệp của nhà nước Lý thuyết Keynes thể hiện rõ sự can thiệp của nhà nước, trong đó có chính sách khuyến khích đầu tư; lý thuyết Keynes chủ trương sử dụng ngân sách để kích thích đầu tư trong nền kinh tế (bao gồm cả đầu tư tư nhân và đầu tư Nhà nước), qua đó kích thích kinh tế tăng trưởng. Nhà nước nên thực hiện các chương trình đầu tư quy mô lớn để kích thích kinh tế tăng trưởng. Đồng thời, qua đó theo cơ chế số nhân, sẽ có tác động làm khuyếch đại thu nhập quốc dân. Khái niệm về số nhân đầu tư của Keynes là mối quan hệ tỷ lệ giữa sự gia tăng thu nhập so với gia tăng đầu tư,
  19. 8 thể hiện khi có sự gia tăng về đầu tư thêm một đơn vị thì thu nhập sẽ tăng lên bao nhiêu lần: k = R/I (k là số nhân đầu tư, R là gia tăng thu nhập, I là gia tăng đầu tư). Đối với công cụ tiền tệ và chính sách tiền tệ của Chính phủ, học thuyết Keynes đánh giá cao vai trò của công cụ chính sách tiền tệ và lãi suất. Đồng thời trong thực tế, Chính phủ đều đã có sự vận dụng công cụ và chính sách tiền tệ để tác động tới nên kinh tế. Chính sách tiền tệ được thể hiện tập trung thông qua việc ngân hàng Trung ương thay đổi mức cung tiền và tỷ lệ lãi suất, nhờ đó tác động đến lượng tiền mặt và lãi suất trên thị trường, cũng qua đó tác động đến tổng cung tổng cầu của nên kinh tế. Như vậy, học thuyết Keynes đã chỉ ra những chính sách và công cụ kinh tế mà nhà nước có thể dùng nó can thiệp và tác động tới nền kinh tế, nhưng nếu lạm dụng cũng có thế gây ra mặt tiêu cực. Một số mặt tiêu cực nếu lạm dụng học thuyết Keynes như: - Về chính sách giảm giá để kích cầu nền kinh tế: sự giảm giá rõ ràng có tác động kích thích tiêu dùng nâng cao tổng cầu, ngược lại cũng có thể gây hại cho nền kinh tế. Ví dụ như sự giám giá sẽ tác động lên số nợ kinh doanh của các doanh nghiệp, tạo thành gánh nặng về tài chính; sự giảm giá cụng làm giảm sút lợi nhuận của các doanh nghiệp, trong khi lợi nhuận là động lực kinh doanh. Do đó không khuyến khích đầu tư và gia tăng tổng cầu. - Về chính sách tài khóa của Chính phủ: học thuyết Keynes đã lập luận, cần thiết phải có vai trò của nhà nước trong điều tiết kinh tế để đối phó với khủng hoảng và thất nghiệp. Nhà nước nên sử dụng quyền hạn đó để đánh thuế và gia tăng chi tiêu, qua đó tác động lên chu kỳ kinh doanh. Chi tiêu của Chính phủ là khoản đầu tư công cộng, bơm thêm tiền vào dòng chảy thu nhập, dẫn đến nâng cao tổng cầu. - Về chính sách tiền tệ của Chính phủ: Chính sách này thể hiện rõ nhất thông qua chính sách về cung ứng tiền tệ và chính sách về lãi suất. Cả hai công cụ đều hữu hiệu trong tác động và điều tiết kinh tế nhưng cũng có thể gây ra những mặt trái như:
  20. 9 + Nếu lượng tiền mặt phát hành quá mức thì sẽ đẩy mức giá cả lên cao và có nguy cơ gây ra lạm phát. + Nếu thực hiện chính sách giảm lãi suất để khuyển khích đầu tư nhằm nâng cao tổng cầu, thì đồng thời làm gia tăng mức cung ứng tiền tệ và do đó cũng có nguy cơ gây ra lạm phát. Vận dụng học thuyết Keynes trong đề tài nghiên cứu này, có thể thấy rằng chính sách hỗ trợ lãi vay của Thành phố là chính sách hỗ trợ mọt phần lãi suất tiền vay từ ngân sách theo chương trình kích cầu đầu tư của Thành phố. Thông qua chính sách này, Thành phố khuyến khích người dân, doanh nghiệp mạnh dạn vay vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, đặc biệt nông nghiệp công nghệ cao nhằm tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, tạo lợi thế cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp Thành phố. Việc thực hiện chính sách này được kiểm soát thông qua vai trò trung gian của các tổ chức tín dụng, cụ thể: trước tiên hộ dân, doanh nghiệp phải được tổ chức tín dụng chấp thuận cho vay (theo đó phải đảm bảo vấn đề về tài sản đảm bảo, phương án đầu tư khả thi), sau đó cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét đối tượng đầu tư có phù hợp với định hướng, quy hoạch phát triển nông nghiệp Thành phố thì sẽ ban hành quyết định hỗ trợ. Như vậy, hộ dân, doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm với số tiền vay để đầu tư có hiệu quả (vẫn phải trả nợ gốc và một phần lãi suất còn lại), không ỷ lại sự hỗ trợ của nhà nước, từ đó hạn chế được những tác động tiêu cực của chính sách. 2.1.3. Các lý thuyết về thị trường tín dụng nông thôn 2.1.3.1. Vai trò của vốn trong phát triển nông nghiệp Todaro và Smith (2009) đã đề cập đến vai trò của vốn trong việc phát triển nông nghiệp. Các tác giả đã chia sự phát triển của nông nghiệp ra làm ba giai đoạn lớn: - Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn có sản lượng và năng suất thấp, chủ yếu là hình thức tự cung tự cấp với nhân tố chính là đất đai và lao động, vốn được đầu tư ít. Do đó, người nông dân có thu nhập thấp và không ổn định.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2