intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của giá dầu lên cán cân thương mại tại Việt Nam

Chia sẻ: Thiên Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:63

39
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của giá dầu lên cán cân thương mại tại Việt Nam trong khuôn khổ đa biến, thông qua các phân tích đồng liên kết trong giai đoạn 1987–2018. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của giá dầu lên cán cân thương mại tại Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ ÁNH LY PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ DẦU LÊN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH PHẠM THỊ ÁNH LY PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA GIÁ DẦU LÊN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính–Ngân hàng Hướng đào tạo: Hướng ứng dụng Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN KHẮC QUỐC BẢO TP. Hồ Chí Minh – Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung nghiên cứu và kết quả nêu trong đề tài này là trung thực, chưa được công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Các số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về luận văn của mình. TP. Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 12 năm 2019 Phạm Thị Ánh Ly
  4. MỤC LỤC TRANG BÀI PHỤ LỜI CAM ĐOAN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1 1.1. Giới thiệu chủ đề nghiên cứu ............................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .........................................................................................2 1.3. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................3 1.4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................4 1.5. Kết cấu nghiên cứu ...........................................................................................4 CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT......................................................................5 2.1. Các lý thuyết nền tảng liên quan.......................................................................5 2.1.1. Lý thuyết nền tảng về mối quan hệ giữa giá dầu và cán cân thương mại ..5 2.1.2. Lý thuyết nền tảng về mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại .....7 2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm liên quan ..........................................................11 2.2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của giá dầu lên cán cân thương mại ......................................................................................................................11 2.2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại ......................................................................................................................16 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................24 3.1. Thiết lập mô hình thực nghiệm .......................................................................24 3.1.1. Lựa chọn biến nghiên cứu ........................................................................24 3.1.2. Mô hình nghiên cứu .................................................................................26 3.2. Dữ liệu nghiên cứu .........................................................................................27
  5. 3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................30 3.3.1. Phương pháp ARDL .................................................................................30 3.3.2. Kiểm định nhân quả Toda-Yamamoto .....................................................31 3.3.3. Các bước thực hiện ...................................................................................33 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ .........................................................................................34 4.1. Kiểm định tính dừng .......................................................................................34 4.2. Kết quả hồi quy mô hình ARDL.....................................................................35 4.3. Kiểm định nhân quả ........................................................................................38 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ......................................................................................40 5.1. Kết luận chính .................................................................................................40 5.2. Các hàm ý chính sách .....................................................................................41 5.3. Hạn chế của nghiên cứu ..................................................................................42 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Định nghĩa ARDL Mô hình tự hồi quy phân phối trễ ML Điều kiện Marshall-Lerner VECM Mô hình vectơ sai số hiệu chỉnh SVAR Mô hình vectơ tự hồi quy cấu trúc
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Tóm tắt các nghiên cứu về tác động của giá dầu lên cán cân thương mại ...................................................................................................................................17 Bảng 2.2. Tóm tắt các nghiên cứu về tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại .22 Bảng 3.1. Các biến nghiên cứu và kỳ vọng dấu (giai đoạn 1987–2018) ..................28 Bảng 3.2. Thống kê mô tả các biến nghiên cứu........................................................29 Bảng 4.1. Kết quả kiểm định tính dừng PP ..............................................................34 Bảng 4.2. Kết quả kiểm định ARDL(4,3,4,0)...........................................................37 Bảng 4.3. Kết quả kiểm định nhân quả Toda-Yamamoto ........................................39
  8. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1. Khung lý thuyết giải thích tác động của cú sốc giá dầu lên cán cân thương mại. ..............................................................................................................................8 Hình 2.2. Minh họa hiệu ứng đường cong J. ............................................................11 Hình 3.1. Khung phân tích trong nghiên cứu. ..........................................................26 Hình 3.2. Xu hướng của các biến nghiên cứu. .........................................................29 Hình 4.1. Kết quả kiểm định tính ổn định của các hệ số hồi quy.............................38
  9. TÓM TẮT Làn sóng cú sốc giá dầu toàn cầu và mất cân bằng thương mại đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm điều tra tác động của giá dầu lên cán cân thương mại của Việt Nam bằng cách sử dụng phương pháp ARDL. Thêm nữa, nghiên cứu tìm hiểu hướng nhân quả giữa cán cân thương mại và cú sốc giá dầu trong bối cảnh Việt Nam, trong giai đoạn 1987–2018. Kết quả cho thấy tồn tại mối quan hệ ngược chiều đáng kể giữa giá dầu và cán cân thương mại tại Việt Nam, tức là, nếu giá dầu tăng 1%, cán cân thương mại giảm 0,097%. Ngoài ra, kết quả kiểm định nhân quả Granger cho thấy sự tồn tại của quan hệ nhân quả một chiều chạy từ giá dầu đến cán cân thương mại. Các phát hiện cung cấp một số khuyến nghị và đề xuất cho các nhà hoạch định chính sách trong nỗ lực nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực của cú sốc giá dầu lên cán cân thương mại Việt Nam. Từ khóa: Mất cân bằng thương mại; giá dầu; đồng liên kết; ARDL.
  10. ABSTRACT Global oil price shock waves and continuous trade imbalance have raised serious alarms among the policy makers around the world. The objective of this study is to investigate the impact of oil prices on the trade balance of Vietnam by using ARDL approach. Further, this study explores the causality direction between trade balance and oil price shocks in the context of Vietnam over a period of 1987–2018. The result shows that there is a significant negative relationship between oil prices and trade balance in Vietnam, i.e., if there is 1% increase in oil prices, the trade balance decreases by 0,097%. In addition, the result of Granger causality indicates that there is a unidirectional causality running from oil prices to trade balance. These findings allow some recommendations and suggestions for policy makers in an effort to reduce negative effects of oil price shocks on Vietnam’s trade balance. Keywords: Trade imbalance; oil prices; cointegration; ARDL.
  11. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Giới thiệu chủ đề nghiên cứu Nghiên cứu thực nghiệm mối liên kết giữa giá dầu thô và hoạt động kinh tế đã trở thành chủ đề tranh luận sôi nổi kể từ giữa những năm 80 của thế kỷ trước. Phần lớn các nghiên cứu về chủ đề này tập trung vào việc xác định ảnh hưởng của biến động giá dầu lên các biến số kinh tế vĩ mô trong nước, như tăng trưởng (Lee và cộng sự, 1995; Jones và cộng sự, 2004), lạm phát và lãi suất (Sek và cộng sự, 2015; Abounoori và cộng sự, 2014), giá cổ phiếu (Basher và cộng sự, 2012; Diaz và cộng sự, 2016), hay tỷ lệ việc làm (Alkhateeb và cộng sự, 2017; Karaki, 2018). Kể từ giữa những năm 1990, xu thế toàn cầu hóa đã lan rộng nhanh chóng trên khắp thế giới. Theo Rubin (2009), do toàn cầu hóa hiện nay dựa trên vận tải giá rẻ, nên toàn cầu hóa sẽ đảo ngược khi giá dầu tăng vọt. Tác giả cho rằng nếu giá dầu tăng quá cao sẽ làm chi phí vận chuyển đắt đỏ, làm tăng giá xuất khẩu và nhập khẩu, tạo ra trở ngại lớn cho thương mại quốc tế. Do đó, thời gian qua xuất hiện ngày càng nhiều nghiên cứu nhìn nhận tầm ảnh hưởng của biến động giá dầu lên cán cân thương mại của một quốc gia (ví dụ Backus và Crucinic, 2000; Kilian và cộng sự, 2009; Bodenstein và cộng sự, 2011; Hassan và Zaman, 2012; Le và Chang, 2013; Rafiq và cộng sự, 2016). Nghiên cứu đầu tiên về chủ đề này được Backus và Crucini (2000) thực hiện thông qua mô hình cân bằng động của chu kỳ kinh doanh quốc tế (dynamic equilibrium model of international business cycle) dựa trên các đặc tính chu kỳ kinh doanh ở 8 quốc gia phát triển giai đoạn 1955–1990. Nghiên cứu cho thấy dầu thô chiếm phần lớn sự thay đổi trong tỷ lệ trao đổi (terms of trade)1 trong giai đoạn năm 1972–1987. Kết quả dường như vẫn đúng bất kể cấu trúc thị trường tài chính. Bằng cách áp dụng phương pháp vectơ tự hồi quy (SVAR) cho 26 quốc gia xuất khẩu dầu và 14 quốc gia nhập khẩu dầu, Kilianvà cộng sự 1 Tỷ lệ trao đổi (term of trade–TOT) là chỉ số giá biểu thị tỷ lệ giữa giá xuất khẩu và giá nhập khẩu. Nó được tính toán như sau: (1) Tính chỉ số giá hàng xuất khẩu, (2) tính chỉ số giá hàng nhập khẩu, (3) lấy chỉ số thứ nhất chia cho chỉ số thứ hai. Khi giá hàng xuất khẩu của một nước tăng nhanh hơn giá hàng nhập khẩu của nó, nước đó có sự cải thiện tỷ lệ trao đổi.
  12. 2 (2009) phân tích tác động của giá dầu lên cán cân thương mại (bao gồm cả cán cân thương mại dầu và các hàng hóa ngoài dầu). Nghiên cứu phát hiện sự biến động của giá dầu dường như đóng vai trò quan trọng để xác định cân bằng đối ngoại (external balance). Nghiên cứu nổi bật của Hassan và Zaman (2012), thông qua phương pháp ARDL, được xem là nghiên cứu đầu tiên khẳng định được rõ mối quan hệ ngược chiều giữa giá dầu và cán cân thương mại ở Pakistan trong giai đoạn 1975–2010. Việt Nam là nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào việc nhập khẩu dầu và do đó, khó thể tránh khỏi hậu quả do các cú sốc dầu mang lại (Nguyễn Khắc Quốc Bảo, 2013). Mặt khác, trong quá trình công nghiệp hóa hiện nay, thương mại quốc tế đang là động lực và cơ hội cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, và mục tiêu này đạt được chủ yếu bằng các hoạt động xuất nhập khẩu. Nói cách khác, ổn định cán cân thương mại sẽ là tiền đề cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Do đó, việc xem xét các phản ứng của cán cân thương mại Việt Nam đối với những thay đổi của giá dầu thế giới là rất quan trọng và mang lại nhiều ý nghĩa chính sách lẫn thực tiễn có giá trị. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở cho các đề xuất về các điều chỉnh phù hợp cho các chính sách kinh tế khi đối mặt với cú sốc giá dầu. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của giá dầu lên cán cân thương mại tại Việt Nam trong khuôn khổ đa biến, thông qua các phân tích đồng liên kết trong giai đoạn 1987–2018. Các mục tiêu cụ thể bao gồm: 1) Kiểm chứng mối quan hệ dài hạn tiềm năng giữa các biến số: cán cân thương mại, tỷ giá hối đoái, lỗ hổng sản lượng và giá dầu; 2) Xác minh hướng nhân quả giữa cán cân thương mại và cú sốc giá dầu.tại Việt Nam trong giai đoạn 1987–2018. 3) Do sử dụng khung đa biến, có kết hợp biến cán cân thương mại và tỷ giá, do vậy, tác giả cũng song song kiểm định sự hiện diện của hiệu ứng đường cong J trong mẫu hình thương mại của Việt Nam.
  13. 3 Để giải quyết các mục tiêu trên, nghiên cứu tiến hành giải đáp các câu hỏi nghiên cứu thực nghiệm chính sau: 1) Mối quan hệ đồng liên kết dài hạn giữa cán cân thương mại và các yếu tố xác định có hiện diện trong trường hợp của Việt Nam giai đoạn 1987–2018 hay không? 2) Nếu quan hệ dài hạn được thiết lập, quan hệ nhân quả giữa cán cân thương mại và giá dầu có tồn tại hay không? Nếu có, hướng nhân quả xuất phát từ cán cân thương mại đến giá dầu, hay ngược lại, hoặc cả hai (quan hệ nhân quả hai chiều)? 3) Sau khi phá giá nội tệ (VND), cán cân thương mại của Việt Nam xấu đi hay cải thiện trong ngắn hạn? Trong dài hạn, phá giá nội tệ có giúp cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam hay không? 1.3. Đối tượng nghiên cứu Khung phân tích đa biến trong nghiên cứu này không thể bao gồm toàn bộ các khía cạnh và các nhân tố của tự do hóa thương mại và các cú sốc năng lượng, nhưng giới hạn ở các biến sau: 1) Cán cân thương mại: Giá dầu cao dẫn đến thâm hụt thương mại và hạn chế sự tăng trưởng kinh tế (Hassan và Zaman, 2012). Nghiên cứu của Le (2011) cho thấy các quốc gia xuất khẩu dầu cải thiện cán cân thương mại nhờ vào doanh thu từ dầu tăng; nhưng đối với các quốc gia nhập khẩu dầu, cú sốc giá dầu làm xấu đi cán cân thương mại chung. 2) Tỷ giá hối đoái: Nikbakht (2010) xác nhận giá dầu thực là nguồn gốc chi phối các bước đi của tỷ giá hối đoái thực. Do đó, tồn tại mối quan hệ dài hạn và cùng chiều giữa giá dầu thực và tỷ giá hối đoái thực. 3) Lỗ hổng sản lượng: Tác động của các cú sốc dầu thế giới đã được tìm thấy trong việc tạo ra sai lệch trong sản lượng khỏi sản xuất tiềm năng (Deserres và cộng sự, 1995).
  14. 4 4) Giá dầu: Những thay đổi lớn trong sự tăng trưởng của nền kinh tế, tỷ giá hối đoái, giá cả hàng hóa, lỗ hổng sản lượng, phúc lợi (welfare), các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và thâm hụt thương mại đều do giá dầu mang lại (Sanchez, 2011). 1.4. Phương pháp nghiên cứu Nhằm thực hiện mục tiêu thứ nhất là kiểm chứng mối quan hệ dài hạn giữa các biến số, tác giả sử dụng khuôn khổ mô hình đồng liên kết ARDL và kiểm định đường bao (bound test) của Pesaran và cộng sự (2001). Phương pháp này cho phép kết hợp các hiệu ứng động ngắn hạn lẫn dài hạn trong cùng một phương trình. Đồng thời và cũng là ưu điểm chính của phương pháp, đó là cho phép hỗn hợp tính chất dừng của các biến, cụ thể là I(0), I(1) hoặc kết hợp cả hai. Đối với mục tiêu thứ hai, xác định hướng nhân quả giữa các biến, tác giả sử dụng phương pháp kiểm định nhân quả của Toda-Yamamoto (1995) nhằm khắc phục các hạn chế trước đây của phương pháp nhân quả Granger truyền thống–liên quan đến vấn đề đặc tả sai mô hình và lựa chọn độ trễ (Gujarati, 1995). 1.5. Kết cấu nghiên cứu Kết cấu nghiên cứu bao gồm: 1) Chương 1 giới thiệu chủ đề nghiên cứu, lý do chọn đề tài, xác định rõ mục tiêu nghiên cứu. 2) Chương 2 cung cấp các lý thuyết nền tảng cùng các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan. 3) Chương 3 mô tả phương pháp ARDL và dữ liệu nghiên cứu. 4) Chương 4 trình bày các kết quả thực nghiệm 5) Chương 5 cung cấp các kết luận.
  15. 5 CHƯƠNG 2: KHUNG LÝ THUYẾT 2.1. Các lý thuyết nền tảng liên quan 2.1.1. Lý thuyết nền tảng về mối quan hệ giữa giá dầu và cán cân thương mại Tác động của cú sốc giá dầu lên tài khoản đối ngoại (external account) của một nền kinh tế hoạt động thông qua 2 kênh chính là kênh thương mại (trade channel) và kênh tài chính (financial channel). Kênh thương mại hoạt động thông qua những thay đổi về số lượng và giá cả hàng hóa trao đổi trong khi kênh tài chính hoạt động thông qua thay đổi vị thế danh mục đầu tư đối ngoại và giá tài sản (Kilian và cộng sự, 2009). Nghiên cứu này tập trung vào trình bày kênh thương mại và thảo luận về các cơ chế theo đó giá dầu dự kiến sẽ thúc đẩy cán cân thương mại. Cú sốc giá dầu có tác động kinh tế trực tiếp và gián tiếp lên cả nền kinh tế nhập khẩu và xuất khẩu dầu. Tác động gián tiếp là việc truyền dẫn cú sốc thông qua thương mại quốc tế. Đầu tiên, giá dầu thế giới tăng thường được cho là mang lại áp lực lạm phát và gia tăng giá cả tại các quốc gia đối tác thương mại. Điều này đến lượt làm tăng giá nhập khẩu trong nước ở cả nền kinh tế nhập khẩu và xuất khẩu dầu. Cơ quan tiền tệ của các nền kinh tế đối tác thương mại có thể tăng lãi suất trong nỗ lực kiềm chế lạm phát, dẫn đến giảm tiêu dùng, đầu tư và do đó hạ nhiệt tăng trưởng kinh tế. Điều này đến lượt làm giảm nhu cầu đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu từ nền kinh tế trong nước của cả quốc gia nhập khẩu và xuất khẩu dầu. Đối với nền kinh tế xuất khẩu dầu ròng, tác động trực tiếp của cú sốc tăng giá dầu thế giới được dự kiến là dương (tích cực), xuất phát từ gia tăng doanh thu xuất khẩu. Tuy nhiên, các tác động gián tiếp được dự kiến là âm (tiêu cực). Đầu tiên, như đã đề cập, giá dầu toàn cầu tăng làm tăng giá nhập khẩu trong nước ở cả quốc gia nhập khẩu và xuất khẩu dầu. Thứ hai, sự gia tăng ngoại sinh của giá dầu thế giới tạo ra cú sốc cung cho các quốc gia nhập khẩu dầu ròng, dẫn đến sự hạ nhiệt tăng trưởng kinh tế trong nước của quốc gia nhập khẩu dầu ròng và làm giảm xuất khẩu dầu và xuất khẩu khác từ các quốc gia xuất khẩu dầu. Vì thế, lợi ích cho nền kinh tế
  16. 6 xuất khẩu dầu không lớn như chúng ta nghĩ. Tác động ròng của cú sốc giá dầu lên cán cân thương mại của nền kinh tế xuất khẩu dầu phụ thuộc vào độ lớn của doanh thu xuất khẩu dầu cao so với giá nhập khẩu tăng. Lập luận này củng cố mối quan tâm chung rằng biến động lớn của giá dầu thế giới không chỉ mang lại tác động bất lợi cho nền kinh tế nhập khẩu dầu mà còn đặt ra thách thức cho các nhà hoạch định chính sách trong các nền kinh tế xuất khẩu dầu. Đối với các quốc gia xuất khẩu dầu, doanh thu từ dầu đặt ra những thách thức tài khóa xuất phát từ thực tế là dầu thô đang dần cạn kiệt, dễ bốc hơi và phần lớn phụ thuộc vào cầu từ bên ngoài. Tăng giá dầu có thể gây thêm bất ổn, đặc biệt đối với những nền kinh tế rủi ro như các thị trường mới nổi. Tài khoản vốn cũng có thể chịu ảnh hưởng bất lợi do sự suy giảm danh mục đầu tư nước ngoài và đầu tư trực tiếp vào trong nước, hoặc thậm chí là một cú cất cánh vốn (capital flight). Do đó, mặc dù giá dầu toàn cầu tăng vọt nên được coi là có lợi đối với các quốc gia xuất khẩu dầu ròng và gây bất lợi đối với các quốc gia nhập khẩu dầu ròng, nhưng thực tế không đơn giản. Đành rằng, các nền kinh tế xuất khẩu dầu ròng vẫn có thể được hưởng lợi từ giá dầu cao hơn nhờ khả năng cải thiện tỷ lệ trao đổi TOT và tăng doanh thu xuất khẩu dầu, có thể được sử dụng cho cả tiêu dùng và đầu tư (Korhonen và Ledyaeva, 2010). Đối với nền kinh tế nhập khẩu dầu ròng, sự gia tăng ngoại sinh trong giá dầu thô nhập khẩu thường được coi là cú sốc tỷ lệ trao đổi TOT tiêu cực thông qua các tác động của chúng lên các quyết định sản xuất (xem, Backus và Crucini, 2000; Kim và Loungani, 1992). Dầu nhập khẩu được coi là đầu vào trung gian trong sản xuất trong nước và do đó, giá dầu tăng dẫn đến sự gia tăng trực tiếp chi phí đầu vào và dẫn đến giảm tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực. Các doanh nghiệp và hộ gia đình sẽ phải cắt giảm kế hoạch chi tiêu và đầu tư. Sản lượng thực giảm ít nhất là tạm thời trong các nền kinh tế nhập khẩu dầu. Nền kinh tế trong nước của các quốc gia nhập khẩu dầu ròng sẽ sản xuất ít hơn và do đó xuất khẩu ít hơn, nhưng có thể không tiêu thụ tương ứng ít sản phẩm nhập khẩu. Tác động của việc tăng giá ngoại sinh lên cán cân thương mại chung của các quốc gia nhập khẩu dầu ròng dự kiến sẽ là tiêu cực.
  17. 7 Hình 2.1 trình bày khung lý thuyết giải thích tác động của cú sốc giá dầu lên cán cân thương mại của một quốc gia. Theo đó, giá dầu tăng sẽ góp phần làm tăng giá năng lượng dẫn đến tăng chi phí sản xuất. Sự tăng giá của hàng hóa nông nghiệp và công nghiệp dẫn đến thu nhập quốc gia giảm theo cấp số nhân (phụ thuộc vào hệ số nhân). Kết quả là giá nhập khẩu sẽ tăng (chủ yếu do biến động tỷ giá), có thể gây ra sự mất cân bằng thương mại, tạo ra nhiều hệ lụy vĩ mô, chủ yếu là khủng hoảng tài chính toàn cầu; lạm phát và thất nghiệp làm giảm chất lượng sống của người dân; nền kinh tế phát triển không bền vững (Hassan và Zaman, 2012). 2.1.2. Lý thuyết nền tảng về mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại 2.1.2.1. Điều kiện Marshall-Lerner Về mặt lý thuyết, tỷ giá hối đoái có tác động đến cán cân thương mại. Một trong các cách để chứng minh liên kết này là thảo luận điều kiện Marshall-Lerner (điều kiện ML). Độ co giãn của cầu xuất khẩu và nhập khẩu không chỉ quan trọng trong việc xác định tỷ lệ trao đổi TOT của một quốc gia, tác động lên hạn ngạch và thuế quan, và tác động đến tăng trưởng kinh tế mà còn đóng vai trò chính trong việc đánh giá tác động của sự phá giá (định giá thấp) tiền tệ trong việc cải thiện vị thế cán cân thương mại của nền kinh tế. Phá giá tiền tệ chủ yếu nhằm mục đích thay đổi giá cả tương đối, từ đó khuyến khích xuất khẩu và không khuyến khích nhập khẩu. Phá giá là sự gia tăng có chủ ý của đồng nội tệ so với ngoại tệ, do đó làm tăng giá nhập khẩu trong nước. Tuy nhiên, liên quan đến mức tăng của giá cả trong nước, hiệu ứng chỉ phụ thuộc vào độ co giãn cầu. Cụ thể, khi độ co giãn cầu cao hơn 1, khi đó sự mất giá sẽ gây ra sự sụt giảm tương đối lớn khối lượng nhập khẩu trong nền kinh tế và sẽ đạt được hiệu quả như mong muốn. Ngược lại, nếu độ co giãn thấp hơn 1, mặc dù mất giá sẽ gây ra một số mức giảm trong nhập khẩu, khối lượng giảm có thể không đủ để bù đắp cho sự tăng giá của đồng nội tệ. Do đó, để đạt được hiệu quả như mong muốn, là cải thiện cán cân thương mại, độ co giãn cầu phải tương đối cao.
  18. 8 Cú sốc giá dầu Khủng hoảng kinh tế Giá năng lượng tăng Mất cân bằng Phát triển không thương mại bền vững Sản xuất nông nghiệp giảm Giá đầu vào Sản xuất của nền Lỗ hổng sản lượng Chất lượng cuộc tăng kinh tế giảm tăng sống giảm Sản xuất công nghiệp giảm GDP giảm Chi phí nhập khẩu Thâm hụt thương tăng mại Nguồn: Sắp xếp lại của tác giả từ nghiên cứu của Hassan và Zaman (2012). Hình 2.1. Khung lý thuyết giải thích tác động của cú sốc giá dầu lên cán cân thương mại.
  19. 9 Hơn nữa, độ co giãn còn phụ thuộc vào mức độ của hiệu ứng thay thế (substitution effect) và thu nhập (income effect). Liên quan hiệu ứng thay thế, nếu khối lượng thay thế hàng nhập khẩu trong thị trường nội địa tương đối lớn, thì hiệu ứng thay thế sẽ mạnh mẽ, hàm ý sự sụt giảm lớn trong nhập khẩu. Ngược lại, nếu nhập khẩu trong nước chủ yếu để tạo ra nhu yếu phẩm, trong nước có ít hoặc không có sản phẩm thay thế, thì hiệu ứng thay thế đối với hàng nhập khẩu sẽ tương đối nhỏ, hàm ý triển vọng kém của mục đích phá giá. Đôi khi, những trường hợp như vậy được xác nhận ở các quốc gia đang phát triển, kể cả các quốc gia phát triển như Pháp, Nhật Bản, Đức và Mỹ, khi không có sản phẩm thay thế cho một số hàng hóa nhập khẩu chính như dầu mỏ (Dunn và Mutii, 2000). Mặt khác, hiệu ứng thu nhập được coi là mạnh hơn nếu nhập khẩu chiếm phần đáng kể trong ngân sách trung bình của một công dân. Đây là lý do tại sao phá giá không phổ biến trong tình huống này. Khi phá giá làm cho giá của hàng hóa trong nước như nhiên liệu và thực phẩm trong ngân sách của người tiêu dùng tăng lên, làm cho thu nhập thực giảm và do đó làm giảm việc mua hàng hóa khác bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu. Cùng với xuất khẩu, sự mất giá của đồng nội tệ sẽ gây ra cả việc giảm giá cả ngoại tệ và tăng giá cả nội tệ, với độ co giãn tương đối của cung và cầu quyết định kết quả. Trong tình huống giá nội tệ của xuất khẩu không đổi, hàm ý hàm cung co giãn vô hạn, vì giá cả ngoại tệ giảm do phá giá, do đó khiến người nước ngoài phải mua thêm hàng xuất khẩu trong nước. Ngược lại, nếu giá ngoại tệ của xuất khẩu không đổi, hàm ý cầu nước ngoài co giãn vô hạn đối với hàng hóa đó, giá nội tệ của xuất khẩu tăng (kết quả từ phá giá) và do đó sẽ làm tăng xuất khẩu trong nước trên thị trường quốc tế. Khi độ co giãn của cầu xuất khẩu và nhập khẩu tương đối thấp, sự mất giá của đồng nội tệ có thể làm giảm cán cân thương mại thay vì cải thiện nó. Nếu giá của hàng hóa là cố định trong tiền tệ của các nhà xuất khẩu, một điều kiện cần được thỏa mãn để đạt được phản ứng mong muốn của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại. Điều kiện nêu rõ, tổng độ co giãn cầu của xuất khẩu và nhập khẩu dài hạn phải nhiều hơn 1. Điều này có nghĩa là trung bình của cả xuất khẩu và nhập khẩu nên
  20. 10 nhiều hơn 1. Nếu tổng độ co giãn chính xác bằng 1, thì sẽ không có thay đổi trong cán cân thương mại khi phá giá tiền tệ. Tác động bất lợi của phá giá lên cán cân thương mại xảy ra nếu tổng độ co giãn cầu của xuất khẩu và nhập khẩu nhỏ hơn 1. Điều kiện được gọi là điều kiện Marshall-Lerner, được chứng minh bởi Alfred Marshall và Abba Lerner. 2.1.2.2. Hiệu ứng đường cong J Mối quan hệ giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại cũng có thể được giải thích thông qua hiệu ứng đường cong J. Nội dung đằng sau hiệu ứng đường cong J là, cán cân thương mại có thể xấu đi tạm thời trong ngắn hạn do sự phá giá tiền tệ. Tương tự như vậy, sự mất ổn định tỷ giá có thể chỉ là một vấn đề trong ngắn hạn. Kể từ nửa cuối thập niên 1980, hiệu ứng đường cong J đóng vai trò là lý thuyết quan trọng trong việc giải thích vấn đề tạm thời gây ra trong cán cân thương mại do sự phá giá của tiền tệ. Thông thường, các cá nhân mất một thời gian để điều chỉnh sở thích của mình đối với hàng hóa thay thế. Các nhà kinh tế tin rằng điều này là do, thực tế trong ngắn hạn, cầu không co giãn hơn so với dài hạn. Điều này đặc biệt đúng đối với độ co giãn cầu nhập khẩu, bởi vì đường cầu nhập khẩu suy ra từ chênh lệch giữa đường cung và đường cầu của sản phẩm trong nước; với cả cung và cầu không co giãn trong ngắn hạn hơn so với trong dài hạn, sự khác biệt giữa cung và cầu sẽ không co giãn hơn trong ngắn hạn. Điều này hàm ý rằng, khi mất giá tiền tệ, gây ra sự gia tăng giá nhập khẩu, cư dân của quốc gia đó có thể tiếp tục mua hàng nước ngoài vì chưa điều chỉnh sở thích của mình sang hàng hóa thay thế sản xuất trong nước (đường cầu không co giãn) và cũng vì sản phẩm thay thế trong nước có thể không được sản xuất (đường cung trong nước không co giãn). Do đó, nhập khẩu chỉ có thể giảm hoàn toàn sau khi người tiêu dùng quyết định điều chỉnh sở thích của mình sang mua hàng hóa được sản xuất trong nước có sẵn tại thời điểm đó. Tương tự như vậy, xuất khẩu trong nước cũng mở rộng do phá giá nếu sản xuất trong nước tăng để tạo hàng hóa nhiều hơn cho xuất khẩu với cả nếu người tiêu dùng nước ngoài mua các sản phẩm này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2