intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của vốn con người đến tình trạng nghèo ở thành phố Bến Tre

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:86

24
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của Luận văn nhằm phân tích tác động của vốn con người đến tình trạng nghèo trên địa bàn thành phố Bến Tre, qua đó đánh giá thực trạng nghèo và đưa ra khuyến nghị, giải pháp để giảm nghèo bền vững. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của vốn con người đến tình trạng nghèo ở thành phố Bến Tre

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM *** ĐỖ HIỀN TRÍ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA VỐN CON NGƯỜI ĐẾN TÌNH TRẠNG NGHÈO Ở THÀNH PHỐ BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh, năm 2019
  2. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM *** ĐỖ HIỀN TRÍ PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA VỐN CON NGƯỜI ĐẾN TÌNH TRẠNG NGHÈO Ở THÀNH PHỐ BẾN TRE Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế Mã số chuyên ngành: 8340410 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. ĐINH PHI HỔ Tp. Hồ Chí Minh, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Đinh Phi Hổ. Các số liệu và những kết luận nghiên cứu thực hiện trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố tại bất kỳ công trình nào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Tác giả Đỗ Hiền Trí
  4. ii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan i Mục lục ii Danh mục các bảng biểu iii Danh mục các hình, biểu đồ iv CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 01 1 Lý do thực hiện đề tài 02 2 Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát 2.2. Mục tiêu cụ thể 3. Câu hỏi nghiên cứu 02 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4. Đối tượng nghiên cứu 02 4.1. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp thu thập dữ liệu 03 5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 03 5.1.1. Công cụ thu thập dữ liệu 5.1.2. Qui mô mẫu 6. Kết cấu Luận văn 04 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 06 2.1. Cơ sở lý thuyết 06 2.1.1. Một số khái niệm 2.1.2. Một số khái niệm về nghèo 08
  5. iii 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo 11 2.1.4. Một số lý thuyết về nghèo đói 2.2. Cơ sở thực tiễn 14 2.2.1. Nghiên cứu thực nghiệm giảm nghèo ở nước ngoài 2.2.2. Nghiên cứu thực nghiệm giảm nghèo ở một số địa phương trong nước 18 2.2.3. Một số công trình phân tích định lượng về nghèo đói trên thế giới và trong nước Các công trình phân tích định lượng về nghèo đói trên thế giới và 22 trong nước 2.3 Tổng quan về kinh tế-xã hội ở thành phố Bến Tre 26 2.4 Đặc điểm tự nhiên 2.4.1 Đặc điểm kinh tế 2.4.2. Đặc điểm xã hội 2.5. Thực trạng nghèo ở thành phố Bến Tre 33 2.5.1. Cơ sở xác định hộ nghèo 2.5.2. Công tác giảm nghèo trên địa bàn thành phố Bến Tre 2.5.3 Nguyên nhân nghèo CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH 41 3.1. Thiết kế nghiên cứu 41 3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ 3.1.2. Nghiên cứu chính thức 3.1.3. Khung phân tích 3.2. Phương pháp nghiên cứu 42 3.2.1. Phương pháp nghiên cứu, khảo sát 3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu 3.3. Mô hình nghiên cứu 44
  6. iv 3.3.1. Mô hình nghiên cứu định tính 3.3.2. Mô hình định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến nghèo 3.3.3. Ý nghĩa mô hình 3.3.4. Mô tả các biến và kỳ vọng dấu trong mô hình hồi quy CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 47 4.1. Kết quả thống kê 47 4.1.1. Hộ nghèo 4.1.2. Mối quan hệ giữa nghèo và các yếu tố tác động 4.1.3 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo của hộ gia đình 4.2. Kết quả hồi qui mô hình Binary logistic xác định các yếu tố ảnh hưởng 51 4.2.1. đến xác suất nghèo của hộ gia đình có tiêu chuẩn Sig.
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1. Lĩnh vực làm việc chính của chủ hộ phân theo nhóm 12 Bảng 4.1. Tình trạng hộ nghèo theo từng tiêu chí 47 Bảng 4.2. Các nguồn thu nhập hộ gia định 48 Bảng 4.3. Mối liên hệ giữa nghèo và giới tính của chủ hộ 49 Bảng 4.4. Mối liên hệ giữa nghèo và học vấn của chủ hộ 50 Bảng 4.5. Mối liên hệ giữa nghèo và kỹ năng của chủ hộ 50 Bảng 4.6. Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình lựa chọn 51 Bảng 4.7. Tóm tắt mô hình hồi quy 52 Bảng 4.8. Mức độ dự báo tính chính xác của mô hình 52 Bảng 4.9. Kiểm định về mức độ phù hợp của mô hình 53
  8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Số hiệu hình Tên hình, sơ đồ Trang Hình 1.1 Đồ thị nghèo đói theo quan điểm WB 9 Hình 2.3 Số liệu hộ nghèo phân loại theo tiêu chí 34 Hình 2.4 Đặc trưng hộ nghèo 36 Hình 2.5 Mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo 37
  9. CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do thực hiện đề tài Lịch sử phát triển xã hội chỉ ra rằng không thể có tiến bộ xã hội thật sự nếu vẫn còn tình trạng bất bình đẳng, phân hóa giàu nghèo. Thực tế không phủ nhận cho thấy hiện nay, tình trạng bất bình đẳng, phân hóa giàu nghèo đang ngày càng gia tăng, người nghèo ở nông thôn hay ở thành thị nói chung là đối tượng dễ bị tổn thương và chịu nhiều tác động của quá trình phát triển kinh tế. Kinh tế phát triển đã mang đến cho họ nhiều cơ hội nhưng cũng nảy sinh những vấn đề bất lợi, hạn chế, mất công bằng trong các mối quan hệ xã hội, cũng như trong hoạt động sản xuất, nhất là trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình. Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được thành tích lớn về tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Đi cùng với sự tăng trưởng kinh tế là sự bất bình đẳng về thu nhập và các cơ hội khác đang tăng, do chênh lệnh về phát triển giữa nông thôn và thành thị đang tiếp tục mở rộng, cũng như chênh lệnh trong hưởng thụ các dịch vụ về y tế, văn hóa, giáo dục, cơ sở hạ tầng xã hội, cơ sở hạ tầng về thông tin…đang ngày càng gia tăng. Trong đó, thu nhập là vấn đề then chốt để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống trong bối cảnh kinh tế - xã hội không ngừng phát triển như hiện nay. Đó không những là vấn đề cần quan tâm của cá nhân, hộ gia đình, mà còn là vấn đề bức xúc của toàn xã hội cần phải có biện pháp giải quyết. Thành phố Bến Tre là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của tỉnh Bến Tre, với tổng diện tích tự nhiên 6.749 ha, quy mô dân số 117.700 người, gồm 17 đơn vị hành chính cấp xã, phường. Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương đã có những bước chuyển biến tích cực, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, đã xóa hẳn tình trạng đói; tỷ lệ hộ nghèo năm
  10. 2 2016 là 2,34%, đến cuối năm 2018 giảm còn là 1,38%. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng và tác động đến nghèo, tuy nhiên nguồn lực giảm nghèo có hạn nên cần phải xem xét, sàng lọc lựa chọn để có những quyết sách ưu tiên nhất định, tập trung các giải pháp cho công tác giảm nghèo để mang lại hiệu quả cao. Trước thực trạng đó, tác giả chọn đề tài “Phân tích tác động của vốn con người đến tình trạng nghèo ở thành phố Bến Tre” với mục đích phân tích tác động của vốn con người đến tình trạng nghèo trên địa bàn thành phố Bến Tre, qua đó đánh giá thực trạng nghèo và đưa ra khuyến nghị, giải pháp để giảm nghèo bền vững. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát Phân tích tác động của vốn con người đến tình trạng nghèo ở thành phố Bến Tre. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng nghèo của hộ gia đình trên địa bàn thành phố Bến Tre. - Phân tích tác động của vốn con người đến tình trạng nghèo trên địa bàn thành phố Bến Tre. - Đưa ra một số giải pháp góp phần giảm nghèo bền vững trên địa bàn thành phố Bến Tre. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng hộ nghèo trên địa bàn thành phố Bến Tre? - Vốn con người tác động như thế nào đến tình trạng nghèo trên địa bàn thành phố Bến Tre như thế nào?
  11. 3 - Những giải pháp cụ thể nào để thoát nghèo bền vững của hộ nghèo trên địa bàn thành phố Bến Tre? 4. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các hộ nghèo và khác nghèo trên địa bàn thành phố Bến Tre. - Không gian nghiên cứu: 17 xã, phường trên địa bàn thành phố Bến Tre. - Thời gian: Tài liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu từ năm 2015-2018. - Nội dung nghiên cứu: phân tích tác động của vốn con người đến tình trạng nghèo trên địa bàn thành phố Bến Tre. - Số liệu phục vụ nghiên cứu: các tài liệu, số liệu từ năm 2015 – 2018 và tác giả điều tra 200 mẫu quan sát. 5. Phương pháp thu thập dữ liệu 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu 5.1.1. Công cụ thu thập dữ liệu Sử dụng bảng khảo sát thiết kế sẵn, bao gồm các câu hỏi đóng, mở, cả định tính và định lượng. 5.1.2. Qui mô mẫu Phương pháp chọn mẫu theo phương pháp chọn ngẫu nhiên. Kích thước mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích: Theo Hair và cộng sự (2006), Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005) thì: kích thước mẫu tối thiểu gấp 5 lần tổng số biến quan sát: n=5*m
  12. 4 cỡ mẫu tối thiếu cần đạt được: n = 50 + 8*m = 50 + 8x4 (biến độc lập) = 82 mẫu. Trên cơ sở đó, đề tài quyết định chọn 200 mẫu. Sử dụng bảng khảo sát thiết kế sẵn, bao gồm các câu hỏi đóng, mở, cả định tính và định lượng. - Dữ liệu thứ cấp: báo cáo của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Bến Tre; Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Bến Tre, giai đoạn 2015 – 2018; Niên giám thống kê 2015, 2016, 2017 (Cục Thống kê tỉnh Bến Tre, 2015, 2016, 2017). - Dữ liệu sơ cấp: được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên 200 hộ gia đình để khảo sát về hộ nghèo và hộ không nghèo trên địa bàn thành phố. Đồng thời phỏng vấn lấy ý kiến 17 công chức Lao động – Thương binh và Xã hội xã, phường về nguyên nhân ảnh hưởng đến nghèo; thu thập ý kiến của những người có kinh nghiệm trong công tác quản lý nhằm đưa ra các kết luận một cách xác đáng, có căn cứ khoa học nhằm đề xuất giải pháp giảm nghèo bền vững. 6. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, luận văn gồm: Chương 1. Giới thiệu đề tài nghiên cứu: Đặt vấn đề về đến tính cấp thiết của đề tài, trình bày các mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phương pháp nghiên cứu. Chương 2. Cơ sở lý thuyết và thực tiễn: Trình bày cơ sở lý luận về vốn con người để phân tích thực trạng hộ nghèo và các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo trên địa bàn thành phố Bến Tre, kinh ngiệm một số nước và địa phương trong việc giảm nghèo.
  13. 5 Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Trình bày nội dung nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu thực hiện trong đề tài. Chương 4. Kết quả nghiên cứu: Trình bày và thảo luận các kết quả phân tích từ số liệu sơ cấp với các ý kiến tham vấn từ các chuyên gia, ý kiến cá nhân và các nghiên cứu khác có liên quan, đề xuất các giải pháp giảm nghèo bền vững phù hợp với điều kiện thành phố Bến Tre. Chương 5. Kết luận, kiến nghị: Trình bày những kết luận và khuyến nghị rút ra được từ kết quả phân tích và thực tế để vận dụng, giảm nghèo nghèo bền vững cho thành phố Bến Tre.
  14. 6 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 2.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1.1. Một số khái niệm về vốn con người Sinh kế bao gồm các tài sản: vốn con người, vốn tài nguyên, vốn tài sản, vốn vật chất và vốn xã hội, các hoạt động và khả năng tiếp cận các yếu tố này (được các thể chế và các quan hệ xã hội hỗ trợ), mà tất cả cùng với nhau quyết định cuộc sống mà một cá nhân hoặc một hộ đạt được. Vốn con người là loại vốn quan trọng nhất trong ngũ giác sinh kế của một hộ gia đình và một cộng đồng (Karim Hassein, 2002). Nguồn vốn con người thể hiện qua kỹ năng, kiến thức, năng lực để lao động và sức khỏe giúp con người theo đuổi những chiến lược sinh kế khác nhau và đạt được sinh kế của mình. Muốn giảm nghèo bền vững thì việc đầu tư vào con người là nhân tố quan trong cho sự thành công (Scoones, 1998). Theo Becker (1964), vốn
  15. 7 con người gồm tri thức, thông tin, ý tưởng, kỹ năng, sức khỏe là nguồn vốn quan trọng trong nền kinh tế hiện đại khi mà yếu tố kỹ thuật công nghệ đang chiếm lĩnh. Vốn con người hay nguồn nhân lực được xác định là tài sản vô hình của mỗi quốc gia. Vốn con người được đo lường bằng kết hợp giữa trí thức và sức khỏe của người dân. Các nhà kinh tế cho rằng khi định giá tài sản quốc gia cần phải tính toán phần giá trị của vốn con người vào tổng tài sản. Vai trò của vốn con người trong việc thúc đẩy kinh tế được ghi nhận trong các lí thuyết về tăng trưởng nội sinh. Theo Mincer, J (1981), vốn con người cũng giống như vốn hữu hình, muốn có thì con người phải đầu tư tích lũy thông qua giáo dục rèn luyện trong lao động và thuộc về mỗi người, nó đem lại cho người sở hữu nó khoản thu nhập. Vốn con người là những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tích lũy trong mỗi con người nhờ quá trình học tập, rèn luyện và lao động được thể hiện trong quá trình sử dụng trong sản xuất. Từ điển kinh tế học Penguin định nghĩa vốn con người là “các kỹ năng, năng lực và khả năng của một cá nhân giúp người đó kiếm được thu nhập cho mình”. Theo OECD (2001) khi nghiên cứu về vốn con người cũng nhấn mạnh đến các kỹ năng và phẩm chất quan trọng trong việc phát triển vốn con người, bao gồm: khả năng giao tiếp, khả năng số học, khả năng làm việc theo nhóm. Ở cấp độ hộ gia đình, vốn con người là yếu tố về số lượng và chất lượng lao động của hộ; yếu tố này khác nhau tùy thuộc vào kích cỡ của hộ, trình độ giáo dục, kỹ năng nghề nghiệp, khả năng quản lý, tình trang sức khỏe... Học vấn đóng vai trò then chốt đối với sự phát triển của một cá nhân, một tổ chức cũng như một quốc gia (Foster & Rosenzweig, 1996; Yang,
  16. 8 2004). Học vấn quyết định lợi thế của mỗi người trong việc tạo ra thu nhập bởi học vấn cao sẽ dễ tiếp thu, áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất và sử dụng hiệu quả các nguồn lực khác, đồng thời, học vấn giúp tăng cường khả năng nắm bắt và xử lý thông tin thị trường để tạo cơ hội đa dạng hóa nghề nghiệp, dễ có cơ hội tìm được việc làm góp phần gia tăng thu nhập hộ gia đình. 2.1.2. Một số khái niệm về nghèo 2.1.2.1 Khái niệm nghèo của thế giới Ngân hàng thế giới cũng có những cách tiếp cận khác nhau về nghèo trong các báo cáo: - Theo Ngân hàng thế giới (1990), cho rằng nghèo bao gồm tình trạng thiếu thốn các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu như giáo dục, y tế, dinh dưỡng. Đến năm 2000/2001, báo cáo này đã bổ sung thêm và làm cho khái niệm về nghèo được cụ thể và chi tiết hơn “Xét về mặt phúc lợi, nghèo có nghĩa là khốn cùng, không có nhà cửa, quần áo, ốm đau không ai chăm sóc, mù chữ và không được đến trường. Nhưng đối với người nghèo, sống trong cảnh bần hàn còn mang nhiều ý nghĩa hơn thế. Người nghèo đặc biệt dễ tổn thương trước những sự kiện bất thường nằm ngoài khả năng kiểm soát. Họ thường bị các thể chế của nhà nước và xã hội đối xử tồi tệ, bị gạt ra bên lề xã hội nên không có tiếng nói và quyền lực trong các thể chế đó”. - Theo Ngân hàng thế giới (2008), “Nghèo là tình trạng đói, nghèo là thiếu nơi cư trú. Nghèo là bị bệnh và không thể gặp bác sĩ. Nghèo là không thể đi học và không biết cách đọc như thế nào. Nghèo là không tìm được việc làm, lo lắng cho tương lai”. Hình 1.1: Đồ thị nghèo đói theo quan điểm của WB
  17. 9 Nguồn: TS. Nguyễn Hoàng Bảo (2013) 2.1.2.2 Khái niệm nghèo của Việt Nam Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (2003), “Nghèo đói đồng nghĩa với nhà ở bằng tranh, không có đủ đất đai, không có trâu bò, không có tivi, con cái thất học, ốm đau không có tiền khám chữa bệnh”. Tiêu chí nghèo và sử dụng ngưỡng nghèo theo quy định theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020. Quyết định này là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội; hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác trong giai đoạn 2016-2020. Theo đó, Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020: Hộ nghèo: Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:  Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
  18. 10  Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Hộ cận nghèo: Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Hộ có mức sống trung bình: Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng. Hộ “khác nghèo”: là hộ thuộc hộ cận nghèo và hộ có mức sống trung bình. Do hạn chế về điều kiện và thời gian nên đề tài nghiên cứu chọn khảo sát hộ khác nghèo là những hộ thuộc hộ cận nghèo và hộ có mức sống trung bình. Tất cả những tiêu chí về nghèo đói nêu trên đều phản ảnh 02 khía cạnh chủ yếu của người nghèo: (i) có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư; (ii) thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản tại cộng đồng (y tế, giáo dục; nhà ở, nước sạch và vệ sinh; thông tin). 2.1.2.3. Nghèo tuyệt đối Nghèo tuyệt đối là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn nhu cầu cơ bản, tối thiểu để duy trì cuộc sống. Nhu cầu cơ bản, tối thiểu đó là mức bảo đảm tối thiểu về ăn, mặc, nhà ở, nước sinh hoạt, y tế, giáo dục và vệ sinh môi trường. Nhu cầu này cũng có sự thay đổi, khác biệt từng quốc gia và cũng được mở rộng dần. Theo Đinh Phi Hổ (2006), nghèo tuyệt đối được hiểu là một người hoặc một hộ gia đình khi có mức thu nhập thấp hơn mức thu nhập tối thiểu được quy định bởi một quốc gia hoặc tổ chức quốc tế trong khoảng thời gian nhất định.
  19. 11 2.1.2.4. Nghèo tương đối Nghèo tương đối là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức trung bình của cộng đồng ở một thời kỳ nhất định. Nghèo tương đối gắn liền với sự chênh lệch về mức sống của một bộ phận dân cư so với mức sống trung bình của địa phương ở một thời kỳ nhất định. Theo Đinh Phi Hổ (2006), nghèo tương đối là tình trạng mà một người hoặc hộ gia đình thuộc về nhóm người có thu nhập thấp nhất trong xã hội xét theo không gian và thời gian nhất định. Như vậy, nghèo tương đối được xác định trong mối tương quan xã hội về tình trạng thu nhập với nhóm người. Ở bất kỳ xã hội nào, luôn luôn tồn tại nhóm người có thu nhập thấp nhất trong xã hội, người nghèo đói tương đối sẽ luôn hiện diện bất kể trình độ phát triển kinh tế nào. 2.1.2.5. Giảm nghèo Giảm nghèo tức là tạo điều kiện cho bộ phận dân cư nghèo tiếp cận được với các nguồn lực cần thiết để họ tự nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo giảm xuống làm cho mức sống chung của toàn bộ cộng đồng được nâng lên. Giảm nghèo là quá trình chuyển một bộ phân dân cư nghèo lên mức sống cao hơn nhờ sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng và sự nỗ lực vươn lên của bản thân hộ nghèo. Giảm nghèo là chuyển từ tình trạng có ít điều kiện lựa chọn sang tình trạng có đầy đủ điều kiện lựa chọn hơn để cải thiện đời sống mọi mặt của mỗi người. 2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo Theo nhóm Van de Walle, Dominique & Dileni, Gunewardena (2001), trích trong Đinh Phi Hổ (2008) thì các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói ở nông thôn bao gồm 8 nhóm yếu tố chính: nghề nghiệp, tình trạng việc làm;
  20. 12 trình độ học vấn; giới tính của chủ hộ; quy mô hộ và số người sống phụ thuộc; quy mô diện tích đất của hộ gia đình; quy mô vốn vay từ định chế chính thức; những hạn chế của người dân tộc thiểu số; khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, ở mỗi địa phương khác nhau, mức độ tác động của các yếu tố khác nhau. Theo tác giả, các nguyên nhân dẫn đến nghèo của người dân sinh sống trong khu vực này có thể bao gồm các yếu tố: 2.1.3.1. Nghề nghiệp, tình trạng việc làm Ở Việt Nam, nền nông nghiệp chưa phát triển bền vững, còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, khí hậu thời tiết; giá các sản phẩm nông nghiệp thường không ổn định. Vì vậy, những người làm nghề nông thường có thu nhập thấp và dễ lâm vào cảnh nghèo khó. Người nghèo thường không có việc làm hoặc làm thuê, làm nghề nông. Theo nghiên cứu nghèo tại 152 hộ thuộc huyện Gò Công Đông và Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang của Hồ Duy Khải (2010), nghề nghiệp chính của chủ hộ có ảnh hưởng đến tình trạng nghèo, tỷ lệ hộ có chủ hộ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc nhóm nghèo nhất là 93,1%, nhóm khá nghèo có 78,3% số hộ có chủ hộ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong tỷ lệ này thuộc nhóm khá giàu và giàu chiếm lần lượt là 45,5% và 42,9% (xem bảng 1.4). Như vậy, đa phần những hộ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp ở vùng Gò Công là những hộ thuộc nhóm nghèo hoặc khá nghèo. Bảng 2.1: Lĩnh vực làm việc chính của chủ hộ phân theo nhóm Lĩnh vực Tổng số Nhóm chi tiêu Phi nông nghiệp Nông nghiệp hộ (%) (%) Nhóm nghèo (1) 6,9 93,1 58 Nhóm khá nghèo (2) 21,7 78,3 53
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2