intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:80

34
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nêu ra thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển hoạt động Bancassurance tại BIDV; phân tích thực trạng phát triển Bancassurance tại BIDV, chỉ ra các nhân tố tác động đến việc phát triển hoạt động này tại ngân hàng; đưa ra định hướng và giải pháp để phát triển hoạt động Bancassurance tại BIDV.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH ĐINH VĂN HOÀN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH ĐINH VĂN HOÀN PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã ngành: 8 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HOÀNG VĨNH LỘC TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2018
  3. TÓM TẮT LUẬN VĂN Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới và trong nước đang từng bước phục hồi sau ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, sức ép cạnh tranh đối với các ngân hàng ngày càng tăng cao. Để duy trì sự tồn tại và phát triển, đòi hỏi các ngân hàng luôn phải đổi mới, nâng cao chất lượng dịch vụ đồng thời phát triển các sản phẩm mới nhằm thu hút khách hàng. Đó cũng là lý do mà hiện nay việc các ngân hàng tham gia hoạt động Bancassurance được xem như là một xu thế tất yếu. Tại các nước châu Âu, có tới hơn 70% các ngân hàng có tham gia Bancassurance, trong khi đó ở Việt Nam con số này ở mức thấp khoảng 6% - 7%. Tại Việt Nam hiện đã có khá nhiều ngân hàng bắt tay hợp tác cùng với các doanh nghiệp bảo hiểm hay thành lập công ty con kinh doanh bảo hiểm. Tuy nhiên, sự liên kết mới chỉ ở bước đầu và hứa hẹn nhiều tiềm năng. Được biết đến là một trong những ngân hàng hàng đầu của Việt Nam về thị trường, tiềm lực hạ tầng, chất lượng dịch vụ…, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng không nằm ngoài xu hướng chung của thị trường. Từ năm 2006, BIDV đã mua lại phần vốn góp của Tập đoàn Bảo hiểm Quốc tế QBE (Australia) trong Liên doanh Bảo hiểm Việt Úc và thành lập Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) chuyên kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ. Không dừng lại ở đó, năm 2014 BIDV, BIC và Tập đoàn MetLife đã liên doanh để thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm Nhân thọ BIDV MetLife (BIDV MetLife) hoạt động chủ yếu trong mảng bảo hiểm nhân thọ. Việc hợp tác đã bước đầu đem lại kết quả, tuy nhiên sự phát triển hoạt động Bancassurance tại BIDV vẫn còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Phát triển hoạt động Bancassurance tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam” để nghiên cứu nhằm đánh giá đúng thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại BIDV. Để thực hiện luận văn, đầu tiên tác giả trình bày cơ sở lý thuyết về Bancassurance, những lợi ích của nó với nền kinh tế và các chủ thể tham gia. Đồng thời nêu lên chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động Bancassurance, các nhân tố tác động đến sự phát triển này. Với việc thu thập tài liệu từ báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của BIDV từ năm 2012 – 2017, cũng như số liệu được công bố bởi các đơn vị có uy tín trong lĩnh vực bảo hiểm như Cục quản lý giám sát bảo hiểm, Hiệp hội Bảo
  4. hiểm Việt Nam… tác giả sử dụng các phương pháp phân tích tổng hợp, thống kê so sánh để rút ra các đánh giá, nhận xét về chỉ tiêu đánh giá sự phát triển hoạt động Bancassurance tại BIDV, từ đó đưa ra định hướng và giải pháp phát triển hoạt động này tại ngân hàng sao cho đạt hiệu quả cao và tương xứng với tiềm năng hiện có.
  5. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Đinh Văn Hoàn, học viên lớp cao học CH18B1, trường Đại học Ngân Hàng Tp.HCM, niên khóa 2016 – 2018. Luận văn tốt nghiệp này do tôi nghiên cứu bằng việc vận dụng những kiến thức tích lũy trong suốt quá trình học tập của mình. Mọi trích dẫn trong luận văn này đều được nêu rõ trong danh mục tài liệu tham khảo và trong nội dung luận văn. Tôi cam đoan không sao chép bất cứ tài liệu của tác giả nào khác, các số liệu được chú thích rõ ràng minh bạch. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của tôi. Tp.HCM, ngày ….. tháng…. năm 2018 Tác giả
  6. LỜI CẢM ƠN Sau hơn hai năm học tập tại trường Đại học Ngân hàng TP.HCM, được sự giảng dạy nhiệt tình của Quý thầy cô, đặc biệt là các thầy cô Khoa Sau Đại học, tôi đã được truyền đạt những kiến thức quý báu từ lý thuyết đến thực tiễn. Nay tôi có thể hoàn thành đề tài Luận văn thạc sĩ, để tỏ lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô trường Đại học Ngân hàng TP.HCM nói chung và Quý thầy cô khoa Sau Đại học nói riêng. Mặc dù đã hết sức cố gắng, song luận văn hẳn còn những hạn chế nhất định, rất mong Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sĩ trường Đại học Ngân hàng TP.HCM và những ai quan tâm đóng góp để luận văn được hoàn thiện hơn. Tp.HCM, ngày ….. tháng…. năm 2018 Tác giả
  7. i MỤC LỤC MỤC LỤC...............................................................................................................i DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ iv DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. v DANH MỤC HÌNH .............................................................................................. vi PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. GIỚI THIỆU ................................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề ..................................................................................................... 1 1.2 Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 1 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 2 2.1 Mục tiêu tổng quát: ...................................................................................... 2 2.2 Mục tiêu cụ thể: ............................................................................................ 2 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: ............................................................................. 2 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................ 2 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 3 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................... 3 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................. 3 8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU............................................. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM - KINH DOANH BẢO HIỂM VÀ BANCASSURANCE ....................................................................................... 7 1.1 Tổng quan về Bảo hiểm và Kinh doanh bảo hiểm ......................................... 7 1.1.1 Khái niệm .................................................................................................... 7 1.1.2 Vai trò ......................................................................................................... 9 1.2 Khái quát về Bancassurance ......................................................................... 10 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm .............................................................................. 10 1.2.2 Các loại hình Bancassurance ..................................................................... 13 1.2.2.1 Phân loại theo cấu trúc ........................................................................ 13 1.2.2.2 Phân loại theo sản phẩm ...................................................................... 14 1.3 Lợi ích của Bancassurance ............................................................................ 15
  8. ii 1.3.1 Đối với nền kinh tế ................................................................................. 15 1.3.2 Đối với Ngân hàng ................................................................................ 16 1.3.3 Đối với công ty bảo hiểm ...................................................................... 18 1.3.4 Đối với khách hàng ............................................................................... 19 1.4 Phát triển hoạt động Bancassurance ............................................................ 20 1.4.1 Khái niệm sự phát triển .......................................................................... 20 1.4.2 Phát triển hoạt động Bancassurance ....................................................... 20 1.5 Chỉ tiêu đánh giá sự phát triển Bancassurance ............................................ 21 1.5.1 Chỉ tiêu định lượng ................................................................................ 21 1.5.2 Chỉ tiêu định tính.................................................................................... 23 1.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động Bancassurance ......... 25 1.6.1 Nhân tố khách quan................................................................................ 25 1.6.2 Nhân tố chủ quan ................................................................................... 26 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ........................................................................... 30 2.1 Thị trường Bancassurance tại Việt Nam ...................................................... 30 2.2 Giới thiệu về ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) .................................................................. 32 2.2.1 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) ........................ 32 2.2.2 Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) ........................................................ 37 2.3 Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam .................................................................................. 39 2.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh Bancassurance tại BIDV ......................... 39 2.3.2 Mạng lưới hoạt động Bancassurance ...................................................... 44 2.3.3 Thị phần Bancassurance ......................................................................... 45 2.3.4 Số lượng sản phẩm dịch vụ .................................................................... 46 2.3.5 Tính tiện ích, chất lượng dịch vụ Bancassurance và uy tín BIDV ........... 48
  9. iii 2.4 Đánh giá thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại BIDV .......... 49 2.4.1 Kết quả đạt được ....................................................................................... 49 2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân ............................................................................ 51 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 53 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG BANCASSURANCE TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM ........................................................................... 54 3.1 Định hướng phát triển hoạt động Bancassurance tại BIDV ........................ 54 3.1.1 Mục tiêu .................................................................................................... 54 3.1.2 Định hướng ............................................................................................... 55 3.2 Giải pháp ........................................................................................................ 57 3.2.1 Giải pháp từ phía BIDV............................................................................. 57 3.2.2 Giải pháp khác........................................................................................... 61 3.3 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý và công ty con ........................................ 61 3.3.1 Cơ quan quản lý ........................................................................................ 61 3.3.2 Công ty con (BIC) ..................................................................................... 62 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................... 64 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 66
  10. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nguyên nghĩa BIDV Ngân hàng Thương mại cổ phẩn Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIC Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV MetLife Công ty trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm Nhân thọ BIDV MetLife
  11. v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Doanh thu Bancassuracne tại BIDV 2012 - 2017 ................................... 40 Bảng 2.2: Chi phí Bancassuracne tại BIDV 2012 - 2017........................................ 42 Bảng 2.4: Mạng lưới chi nhánh – phòng giao dịch của BIDV giai đoạn 2012 – 2017 .............................................................................................................................. 44 Bảng 2.5: Thị phần của BIC giai đoạn 2012 – 2017 ............................................... 45
  12. vi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Sơ đồ liên kết ngân hàng và bảo hiểm .................................................... 12 Hình 1.2: Lợi ích Bancassurance với ngân hàng .................................................... 17 Hình 1.3: Phân phối bảo hiểm qua ngân hàng ........................................................ 18 Hình 1.4: Mức độ đáp ứng nhu cầu của Bancassurane với khách hàng .................. 19 Hình 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức BIDV ............................................................... 35 Hình 2.2: Tình hình tài chính BIDV giai đoạn 2013 - 2017 ................................... 36 Hình 2.3: Mức tăng trưởng lợi nhuận tại BIDV 2013 - 2017 .................................. 36 Hình 2.4: Tổng công ty bảo hiểm BIDV ................................................................ 37 Hình 2.5: Doanh thu phí bảo hiểm và lợi nhuận trước thuế BIC 2011 – 2017 ........ 38 Hình 2.6: Doanh thu Bancassurance so với doanh thu dịch vụ ............................... 41 Hình 2.7: Chi phí Bancassurance so với tổng chi dịch vụ....................................... 42 Hình 2.8: Thị phần BIC 2016 ................................................................................ 41 Hình 2.9: Sản phẩm bảo hiểm của BIC .................................................................. 48 Hình 3.1: Doanh thu bảo hiểm qua kênh Bancassurance ........................................ 56 Hình 3.2: Sản phẩm Bancassurance theo nhu cầu khách hàng................................ 60
  13. vii
  14. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ và đồng ý việc thực hiện tốt 8 chữ mà ngân hàng nhà nước (NHNN) đề ra tại hội nghị: “Chủ động, an toàn, linh hoạt, hiệu quả”. Với nhu cầu vay vốn tại các ngân hàng nhằm phục vụ cho mua sắm tiêu dùng cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế ngày càng tăng cao như hiện nay, thì rủi ro tài chính xảy ra là điều khó tránh khỏi, gây thiệt hại lớn đối với nền kinh tế nói chung và các chủ thể tham gia vào hoạt động tài chính nói riêng. Chính vì vậy, việc liên kết hoạt động giữa Ngân hàng và công ty bảo hiểm hiện nay là rất cần thiết để đảm bảo sự an toàn, linh hoạt trong nguồn vốn trả nợ của chủ thể đi vay khi xảy ra rủi ro cũng như tính hiệu quả trong hoạt động tài chính của Ngân hàng và Công ty Bảo hiểm. Mặc dù nhận thức rõ về lợi ích của các sản phẩm Bancassurace nhưng thực tế ở Việt Nam các ngân hàng chỉ dừng lại ở việc giới thiệu khách hàng, thu hộ phí, chưa tư vấn cho khách hàng nhiều về Bancassurance … số Ngân hàng hoạt động theo hướng hợp nhất sản phẩm với các công ty bảo hiểm còn quá ít. Trên thị trường hiện nay thì BIC, HSBC Insurance (Asia-Pacific) Holdings Limited, Công ty Bảo hiểm nhân thọ Ngân hàng Kỹ thương, Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội (BSH) là những công ty con của các Ngân hàng đi đầu trong mô hình liên kết sản phẩm Bancassurance. 1.2 Tính cấp thiết của đề tài Với chiến lược phấn đấu trở thành 1 trong 20 Ngân hàng hiện đại có chất lượng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2020 thì ngoài hoạt động chính là Ngân hàng, BIDV đã đầu tư và phát triển các sản phẩm liên kết ngân hàng – bảo hiểm, nhằm đem tới cho khách hàng nhiều lợi ích khi sử dụng dịch vụ tài chính.
  15. 2 Qua hơn 10 năm triển khai hoạt động Bancassurance, mặc dù đã gặt hái được nhiều thành công nhưng BIDV vẫn chưa thật sự khai thác hết tiềm năng của mảng kinh doanh này. Do đó, với mong muốn hoạt động Bancassurance tại BIDV sẽ được phát triển hơn nữa trong thời gian tới, tác giả chọn đề tài: “Phát triển hoạt động Bancassurance tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam” cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1 Mục tiêu tổng quát: Phân tích, đánh giá về việc phát triển hoạt động Bancassurance tại BIDV dựa trên chỉ tiêu đánh giá sự phát triển. 2.2 Mục tiêu cụ thể: - Nêu ra thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển hoạt động Bancassurance tại BIDV. - Phân tích thực trạng phát triển Bancassurance tại BIDV, chỉ ra các nhân tố tác động đến việc phát triển hoạt động này tại ngân hàng. - Đưa ra định hướng và giải pháp để phát triển hoạt động Bancassurance tại BIDV. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU: - Thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance của BIDV thời gian qua như thế nào và còn tồn tại những hạn chế gì? - BIDV cần làm gì để phát triển hoạt động Bancassurance của mình trong thời gian tới ? 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động kinh doanh các sản phẩm dựa vào sự liên kết ngân hàng - công ty bảo hiểm tại BIDV. - Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Tại ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
  16. 3 + Thời gian: Bài viết sử dụng số liệu về Bancassurance giai đoạn 2012 – 2017. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu đánh giá để phân tích việc phát triển hoạt động Bancassurance tại BIDV. 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU - Cơ sở lý thuyết về bảo hiểm – kinh doanh bảo hiểm và Bancassurance. - Xây dựng chỉ tiêu đánh giá sự phát triển, đưa ra các nhân tố tác động tới sự phát triển Bancassurance tại BIDV. - Nêu lên thuận lợi, khó khăn, điểm đạt được, chưa đạt được của việc phát triển hoạt động Bancassurance tại BIDV. - Định hướng và giải pháp phát triển hoạt động Bancassurance tại BIDV. 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Luận văn hệ thống được cơ sở lý luận về bảo hiểm – kinh doanh bảo hiểm và Bancassurance. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển hoạt động Bancassurance tại BIDV thời gian qua. Đưa ra định hướng và giải pháp về phát triển hoạt động Bancassurance trong thời gian tới góp phần hiện thực hóa mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ uy tín nhất Việt Nam trong môi trường cạnh tranh gay gắt hiện nay giữa các ngân hàng. 8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU “Bancassurance : A Valuable Tool for Developing Insurance in Emerging Markets” (Gonulal Serap O, Goulder Nick, Lester Rodney, 2012, No. 6196, World Bank Washington. Chỉ ra rằng Bancassurance là công cụ có giá trị để phát triển bảo hiểm tại các thị trường mới nổi. Bancassurance là quá trình sử dụng mối quan hệ khách hàng của ngân hàng để bán các sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ. Ở một số nước phát triển, nó đã có tác động đáng kể đến việc phát triển doanh số bán bảo hiểm qua ngân hàng, chiếm được thị phần cao, nhưng một số nước phát triển khác thì tác động của Bancassurance là không nhiều.
  17. 4 Bài viết này thảo luận về tiềm năng của Bancassurance đóng góp vào sự tăng trưởng, ổn định mà cả sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ có thể mang đến ở các nước đang phát triển. Việc thảo luận dựa trên nghiên cứu chi tiết về hoạt động Bancassurance tại Pháp và Mexico. Vấn đề cốt lõi quan trọng để thúc đẩy sự tăng trưởng hiệu quả của các sản phẩm bảo hiểm ở các nước đang phát triển là môi trường xã hội, chính trị, khung pháp lý cho các ngân hàng và công ty bảo hiểm ở mỗi quốc gia. Các tác giả chỉ ra cơ hội, lợi thế và thách thức của hoạt động Bancassurance ở các thị trường mới nổi. Bên cạnh đó việc bán bảo hiểm qua điện thoại, mạng viễn thông với chi phí thấp cũng cạnh tranh với kênh Bancassurance. Qua nghiên cứu cho thấy, việc phát triển hoạt động Bancassurance đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển bảo hiểm dựa trên việc hợp tác chiến lược, công nghệ, tận dụng các lợi ích về kênh phân phối và lợi ích về chi phí trung gian. Tuy nhiên việc tận dụng hay thay đổi các yếu tố cốt lõi tác động tới việc phát triển hoạt động ở mỗi quốc gia là khác nhau. Luận văn sẽ phân tích sâu hơn các yếu tố này cụ thể tại Việt Nam và BIDV. “The Impact of Bancassurance on Efficiency and Profitability of Banks: Evidence from the Banking Industry in Taiwan” (Jin-Lung Peng, Vivian Jeng, Jennifer L .Wang, Yen-Chih Chen, July 10, 2015) nói về tác động của Bancassurace tới hiệu quả và khả năng sing lời của ngân hàng dựa trên nghiên cứu từ Ngân hàng ở Đài Loan giai đoạn 2004 - 2012. Tác giả thực hiện cuộc điều tra xem hoạt động Bancassurance tác động như thế nào tới lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng bằng cách sử dụng dữ liệu được cung cấp bởi cơ sở dữ liệu của các ngân hàng kinh doanh Bancassurance tại Đài Loan. Thông qua phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA), tính toán tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE) và kiểm tra chiến lược về Bancassurance tại các ngân hàng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hiệu quả và lợi nhuận của ngân hàng đã được cải thiện nhờ sự tham gia của họ vào hoạt động
  18. 5 Bancassurance. Tỷ lệ hoa hồng cao hơn, các ngân hàng có xu hướng hoạt động tốt hơn khi họ chọn hợp tác với nhiều đối tác bảo hiểm. Đây thực sự là nguồn thu nhập ngoài lãi tiềm năng cho các ngân hàng. Không chỉ vậy, bài viết còn đóng góp thêm vào các nghiên cứu trước đây về cách tiếp cận, chỉ ra ưu điểm của Bancassurance cả khi điều chỉnh mức độ rủi ro và hiệu quả. Tóm lại, phát triển hoạt động Bancassurance là một chiến lược khả thi đối với các ngân hàng. Bài viết tập trung phân tích và đánh giá tác động của hoạt động Bancassurance đối với ngân hàng, nhưng viêc lựa chọn hình thức hợp tác giữa ngân hàng và công ty bảo hiểm chưa được đề cập nhiều. Luận văn sẽ bổ sung và cho thấy ưu, nhược điểm của các loại hình Bancassurance. “Benefits and costs of integrated financial services provision in developing countries” (Stijn Claessens, 2002). Bài viết phân tích lợi ích và chi phí của việc cung cấp dịch vụ tài chính tích hợp (IFSP). Các nước đang phát triển cần có sự phát triển mô hình công ty tài chính kết hợp nhiều sản phẩm của từng công ty riêng lẻ. IFSP có lợi cho nền kinh tế và các công ty vì nó nâng cao hiệu quả của lĩnh vực tài chính, mở rộng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính và làm giảm biến động kinh tế quốc gia và tổng thể của khu vực tài chính. Tuy nhiên, IFSP cũng có rủi ro của nó. Xung đột lợi ích tài chính, bất cân xứng thông tin và quy định pháp lý của mỗi quốc gia là những rủi ro ảnh hưởng tới việc cung cấp dịch vụ tài chính tích hợp. Bài viết chỉ ra được lợi ích vả rủi ro IFSP, nói cụ thể hơn luận văn sẽ trình bày giá trị và những hạn chế mà Bancassurance mang lại đối với Ngân hàng và công ty bảo hiểm. Đưa ra định hướng để phát triển hoạt động này phù hợp với điều kiện pháp lý tại Việt Nam. “Contribution of Bancassurance on the Performance of Bank: A Case Study of Acquisition of Shares in Max New York Life Insurance by Axis Bank” (N.M.Leepsa and Ranjit Singh, 2017) chỉ ra đóng góp của Bancassurance đến hoạt
  19. 6 động của ngân hàng dựa trên việc mua cổ phần Bảo hiểm nhân thọ Max New York của ngân hàng Axis. Mở đầu bài viết, tác giả cho chúng ta thấy được khái niệm về Bancassurance và giá trị tích cực mà nó mang lại đối với ngân hàng và công ty bảo hiểm. Bằng cách sử dụng phương pháp thống kê và phân tích chỉ tiêu theo CAMEL. Tác giả cho rằng, việc mua lại cổ phần của công ty bảo hiểm không có tác động đến hiệu suất của ngân hàng trong ngắn hạn, nhưng dàn hạn có tác động tích cực đến chỉ số hoạt động của ngân hàng như: lợi nhuận, khả năng thanh khoản, mức độ nhạy cảm của thị trường.. Việc sáp nhập hay hợp nhất các công ty tài chính đều cho thấy giá trị của nó trong dài hạn. Bancassurance cũng vậy, các ngân hàng ngoài việc bán chéo sản phẩm bảo hiểm thì việc thành lập công ty con hoạt động Bancassurance đều mang lại hiệu quả cao cho ngân hàng. Luận văn sẽ phân tích sâu hơn và cụ thể hơn đối với hoạt động Bancassurance dựa trên các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển Bancassurance tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam.
  20. 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM - KINH DOANH BẢO HIỂM VÀ BANCASSURANCE 1.1 Tổng quan về Bảo hiểm và Kinh doanh bảo hiểm 1.1.1 Khái niệm  Bảo hiểm Mặc dù ra đời từ khá sớm từ thập niên thứ 4, thứ 5 thế kỷ XIV tại Châu âu, tuy nhiên đến này vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về bảo hiểm, tùy thuộc vào góc độ nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu đưa ra những khái nhiệm khác nhau về bảo hiểm. Dưới góc độ tài chính bảo hiểm được định nghĩa “là một hoạt động dịch vụ tài chính nhằm phân phối lại những chi phí mất mát không mong đợi”. Dưới góc độ pháp lý giáo sư Hemard đưa ra khái niệm: “Bảo hiểm là một nghiệp vụ, qua đó một bên là người được bảo hiểm chấp nhận trả một khoản tiền cho chính mình hoặc cho bên thứ ba khác để trong trường hợp rủi ro xảy ra sẽ nhận được một khoản tiền bồi thường từ bên khác là người bảo hiểm, người chịu trách nhiệm đối với toàn bộ rủi ro, đền bù thiệt hại theo quy luật thống kê”. Dưới góc độ kinh doanh bảo hiểm, các công ty, tập đoàn bảo hiểm thương mại trên thế giới đưa ra khái niệm: “Bảo hiểm là một cơ chế, theo cơ chế này một người, hay một doanh nghiệp hay một tổ chức chuyển nhượng rủi ro cho các công ty bảo hiểm, công ty đó sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm các tổn thất thuộc phạm vi bảo hiểm và phân chia giá trị thiệt hại giữa tất cả những người được bảo hiểm”. Mặc dù có sự khác biệt trong các khái niệm về bảo hiểm, nhưng nhìn chung các khái niệm đều mô tả được tính chất san sẻ rủi ro của bảo hiểm, chuyển giao rủi ro thông qua cơ chế phí bảo hiểm. Tóm tắt lại luận văn rút ra định nghĩa về bảo hiểm như sau: “Bảo hiểm là một dịch vụ tài chính, thông qua đó một cá nhân hay tổ chức có quyền được hưởng bồi thường hoặc được chi trả tiền bảo hiểm nếu rủi ro hay sự kiện bảo hiểm xảy ra nhờ vào khoản đóng phí bảo hiểm cho mình hay cho
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2