intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:107

34
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về nguồn nhân lực nguồn nhân lực chất lượng cao; công nghiệp hóa, hiện đại hóa; phân tích thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực ở TP.HCM thúc đẩy CNH, HĐH; đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực; đề xuất các giải pháp chủ yếu giải quyết về nguồn nhân lực chất lượng cao cho CNH, HĐH tại TP.HCM.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM LÊ KHẮC THÀNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO THÚC ĐẨY CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TẠI TP.HCM ĐẾN NĂM 2025 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM LÊ KHẮC THÀNH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO THÚC ĐẨY CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TẠI TP.HCM ĐẾN NĂM 2025 Chuyên ngành : Kinh tế chính trị Mã số : 8310102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LƯU THỊ KIM HOA Tp. Hồ Chí Minh - Năm 2019
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên: Lê Khắc Thành là học viên cao học khóa 25 chuyên ngành Kinh tế chính trị - Trường Đại học Kinh tế TP.HCM. Tôi xin cam đoan luận văn cao học với đề tài: “PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO THÚC ĐẨY CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2025” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và nguồn trích dẫn rõ ràng, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực. Tác giả luận văn Lê Khắc Thành
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng - biểu MỞ ĐẦU 1 Chương 1- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC, NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO THÚC ĐẨY CNH, HĐH 13 1.1 LÝ LUẬN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO VÀ CÁC TIÊU THỨC XÁC ĐỊNH 13 1.1.1 Quan niệm về nguồn nhân lực (Human resource-HR) 13 1.1.2 Nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao 15 1.1.2.1 Nguồn nhân lực chất lượng cao 15 1.1.2.2 Phát triển NNL CLC 17 1.2.3 Các tiêu thức xác định nguồn nhân lực chất lượng cao 19 1.2.3.1 Năng lực thể chất (thể lực) của NNL 19 1.2.3.2 Năng lực tinh thần (trí lực) của nguồn nhân lực 19 1.2.3.3 Chỉ số phát triển nhân lực HDI (Human Development Index) 21 1.2.3.4 Kinh nghiệm sống, năng lực hiểu biết thực tiễn, phẩm chất đạo đức, thái độ và phong cách làm việc của người lao động. 21 1.2.4 Vai trò của NNL CLC đối với CNH, HĐH và nhân tố ảnh hưởng 1.2.4.1 Vai trò của nguồn nhân lực chất lượng cao 22 1.2.4 2 Nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực chất lượng cao 22 1.2 TẦM QUAN TRỌNG VÀ YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA PHÁT TRIỂN NNL CLC TRONG QUÁ TRÌNH CNH, HĐH Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 25 1.2.1 Lý luận công nghiệp hóa 25 1.2.2 Lý luận về hiện đại hóa 25 1.3 TÍNH QUY LUẬT TRONG CHUYỂN DỊCH NNL/NNL CLC THEO HƯỚNG CNH, HĐH. 29 1.3.1 Các yếu tố tác động đến xu hướng chuyển dịch cơ cấu NNL theo hướng CNH, HĐH 29
  5. 1.3.2 Xu hướng và tính qui luật trong dịch chuyển cơ cấu (CC) NNL theo hướng CNH, HĐH 30 1.3.2.1 Xu hướng trong chuyển dịch cơ cấu NNL theo hướng CNH, HĐH. 30 1.3.2.2 Tính quy luật trong dịch chuyển CC NNL theo hướng CNH, HĐH 30 1.4 KINH NGHIỆM MỘT SỐ TỈNH THÀNH TRONG NƯỚC PHÁT TRIỂN NNL CLC CHO CNH, HĐH 31 1.4.1 Kinh nghiệm của Thành phố Hà Nội 31 1.4.2 Kinh nghiệm của TP. Đà Nẵng 33 1.4.3 Những bài học rút ra đối với TP. Hồ Chí Minh trong phát triển NNL CLC thúc đẩy CNH, HĐH. 34 Tóm tắt Chương 1 35 Chương 2 - THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO THÚC ĐẨY CNH, HĐH Ở TP.HCM 36 2.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN NNL CLC CHO CNH, HĐH 36 2.1.1 Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến phát triển NNL CLC ở TP.HCM 36 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của TP.HCM ảnh hưởng đến sự phát triển NNL CLC. 37 2.1.3 Khát quát quá trình thực hiện CNH, HĐH tại TP.HCM 40 2.2 THỰC TRẠNG NNL CLC CHO CNH, HĐH ở TP.HCM. 42 2.2.1 Tình hình đào tạo NNL CLC ở TP.HCM 42 (1) Hệ thống đào tạo trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) và công nhân kỹ thuật 44 (2) Hệ thống đào tạo cao đẳng, đạo học 47 2.2.2 Qui mô, cơ cấu NNL CLC tại TP.HCM 50 2.2.3 Chất lượng NNL CLC tại TP.HCM 54 2.2.4 Yếu tố khoa học công nghệ đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở TP.HCM 57 2.2.5 Chính sách đào tạo và thu hút NNN CLC ở TP.HCM 58 2.2.6 Thực trạng chuyển dịch cơ cấu NNL CLC thúc đẩy CNH, HĐH tại TP.HCM 60 2.2.6.1. Chuyển dịch cơ cấu nguồn nhân lực chất lượng cao theo trình độ chuyên môn kỹ thuật 60 2.2.6.2. Cơ cấu NNL theo ngành kinh tế 63
  6. 2.2.6.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nguồn nhân lực theo thành phần kinh tế 64 2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO THÚC ĐẨY CNH, HĐH Ở TP.HCM 65 2.3.1 Những lợi thế, ưu điểm trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thúc đẩy CNH, HĐH ở TP.HCM 65 2.3.2 Những bất cập đối với phát triển NNL CLC ở TP.HCM thúc đẩy CNH, HĐH ở TP.HCM. 67 2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM 69 Tóm tắt Chương 2 69 Chương 3 - QUAN ĐIỂM, DỰ BÁO VÀ PHƯƠNG HƯỚNG; MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO THÚC ĐẨY CNH, HĐH TẠI TP.HCM ĐẾN NĂM 2025 70 3.1 NHỮNG QUAN ĐIỂM CHÍNH TRONG PHÁT TRIỂN NNL CLC THÚC ĐẨY CNH, HĐH TẠI TP.HCM 70 3.1.1 Xác định vai trò quyết định của phát triển NNL CLC thúc đẩy CNH, HĐH tại TP.HCM 70 3.1.2 Hoạch định chính sách phát triển NNL CLC một cách hợp lý 70 3.1.3 Cải cách giáo dục phù hợp với yêu cầu đổi mới. 72 3.1.4 Có chiến lược bồi dưỡng, sử dụng và phát triển NNL CLC hợp lý, đồng bộ 72 3.2 DỰ BÁO, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NNL CLC 73 3.2.1 Dự báo tình hình trong nước ảnh hưởng đến phát triển NNL CLC thúc đẩy CNH, HĐH 73 3.2.1.1 Hội nhập quốc tế và phát triển thị trường lao động 73 3.2.1.2 Nhu cầu nguồn nhân lực các ngành trọng điểm 74 3.2.1.3 Dự báo nhu cầu nhân lực TP.HCM giai đoạn 2017-2020 đến 2025. 75 3.2.2 Phương hướng cơ bản 78 3.2.3 Những mục tiêu chủ yếu 79 3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO THÚC ĐẨY CNH, HĐH TẠI TP.HCM 80 3.3.1 Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực thúc đẩy CNH, HĐH. 80 3.3.1.1 Xem phát triển giáo dục - đào tạo là nhân tố quyết định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thúc đẩy CNH, HĐH. 80
  7. 3.3.1.2 Nâng cao tình trạng sức khỏe, nâng cao chất lượng dân số, cải thiện môi trường sống của người lao động 83 3.2.1.3 Nâng cao ý thức, tác phong, kỷ luật lao động của người lao động 85 3.2.1.4 Giải pháp về khoa học công nghệ đối với phát triển NNL CLC 85 3.3.2 Nhóm giải pháp khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao thúc đẩy CNH, HĐH ở TP.HCM 85 3.3.2.1 Khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đã qua đào tạo 85 3.3.2.2 Tạo môi trường và động lực để phát huy khả năng sáng tạo của nguồn nhân lực 86 3.3.2.3 Thực hiện chính sách trọng dụng và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao 88 Tóm tắt Chương 3 88 KẾT LUẬN 90 Danh mục tài liệu tham khảo Danh mục các website
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Stt Từ viết tắt Viết đầy đủ 1 CDCCKT chuyển dịch cơ cấu kinh tế 2 CC NNL chuyển dịch nguồn lao động 3 CNH, HĐH công nghiệp hóa, hiện đại hóa 4 CNKT công nhân kỹ thuật 5 CNTT công nghệ thông tin 6 CNXH Chủ nghĩa xã hội 7 CMKT chuyên môn kỹ thuật 8 KCN khu công nghiệp 9 KCX khu chế xuất 10 KHCN khoa học và công nghệ 11 KTKT kinh tế kỹ thuật 12 KTNV kinh tế nghiệp vụ 13 KTTTh kinh tế tri thức 14 LĐ lao động 15 TCCN trung cấp chuyên nghiệp 16 THPT trung học phổ thông 17 THCS trung học cơ sở 18 TP.HCM, Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh 19 TT DBNL TP.HCM Trung tâm Dự báo Nhu cầu Nhân lực và Thông tin Thị trường lao động Thành phố Hồ Chí Minh 20 UNDP Chương trình phát triển Liên hiệp quốc 21 WB World Bank – Ngân hàng Thế giới 22 XHCN Xã hội chủ nghĩa
  9. DANH MỤC CÁC BẢNG-BIỂU Bảng 2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế Thành phố giai đoạn 2006-2016 38 Bảng 2.2 Tổng sản phẩm theo giá hiện hành theo khu vực kinh tế 38 Bảng 2.3 Cơ cấu thành phần kinh tế TP.HCM 2011-2016 39 Bảng 2.4 Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm tại TP.HCM 43 Bảng 2.5 Cơ cấu đào tạo trên địa bàn TP.HCM (2010-2015) 44 Bảng 2.6 Doanh nghiệp hoạt động tại TP.HCM (thời điểm 31/12/2014) 50 Bảng 2.7 Doanh nghiệp hoạt động tại TP.HCM (thời điểm 31/12/2015) 50 Bảng 2.8 Số liệu lao động-việc làm TP.HCM (2010-2015) 51 Bảng 2.9 Cơ cấu nhân lực theo trình độ nghề trên địa bàn TP.HCM 52 Bảng 2.10 Nhu cầu nguồn lực theo trình độ của KCN- KCX tại TP.HCM giai đoạn 2011-2015 53 Bảng 2.11 Tỷ lệ LĐ trong độ tuổi lao động đang làm việc đã qua đào tạo(%) 55 Bảng 2.12 Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động TP.HCM (2010-2015) 60 Bảng 2.13 Nhu cầu tìm việc theo kinh nghiệm (2010-2015) 61 Biểu đồ 2.1 Nhu cầu tuyển dụng nhân lực theo trình độ đào tạo năm 2015 62 Bảng 2.14 Lao động trong các doanh nghiệp phân theo ngành kinh tế 63 Bảng 2.15 Lao động từ 15 tuổi làm việc theo loại hình kinh tế TP.HCM (2010- 2014-2017) 65 Bảng 3.1: Nhu cầu nhân lực phân theo ngành kinh tế tại TP.HCM giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025 75 Bảng 3.2: Nhu cầu nhân lực phân theo loại hình kinh tế tại TP.HCM giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025 76 Bảng 3.3: Nhu cầu nhân lực 04 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu tại TP. HCM giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025 76 Bảng 3.4: Nhu cầu nhân lực 09 nhóm ngành dịch vụ tại TP. HCM giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025 76 Bảng 3.5: Nhu cầu nhân lực ngành nghề khác thu hút nhiều lao động tại TP.HCM giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025 77
  10. Bảng 3.6: Nhu cầu nhân lực qua đào tạo phân theo 08 nhóm ngành tại TP.HCM giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025 77 Bảng 3.7: Nhu cầu nhân lực theo trình độ nghề tại TP. HCM giai đoạn 2018 – 2020 đến năm 2025 77
  11. 1 MỞ ĐẦU 1. Vấn đề nghiên cứu. Cho đến nay, sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH, HĐH) của nước ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn, từng bước đưa đất nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Công nghiệp hóa - hiện đại hóa đòi hỏi nhiều nhân tố quan trọng như: vốn. khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên… và yếu tố quan trọng, quyết định nhất là con người. Thật vậy, nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao luôn chiếm vị trí trung tâm và đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nhất là trong giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế hiện nay ở nước ta nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nói riêng. Nước ta đã thực hiện đào tạo khá tốt nguồn nhân lực (NNL), đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao (NNL CLC) phục vụ cho CNH, HĐH. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Văn kiện ĐH Đảng XII đã nêu rõ: “Giáo dục và đào tạo chưa thực sự trở thành quốc sách hàng đầu, thành động lực phát triển. Chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo còn thấp so với yêu cầu, nhất là giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp. Hệ thống giáo dục và đào tạo thiếu liên thông giữa các trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; còn nặng lý thuyết, nhẹ thực hành. Đào tạo thiếu gắn kết với nghiên cứu khoa học, sản xuất kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động; chưa chú trọng đúng mức việc giáo dục đạo đức, lối sống và kỹ năng làm việc”. Đảng nêu định hướng sắp tới: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn tới là tiếp tục đẩy mạnh thực hiện mô hình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế gắn với phát triển kinh tế tri thức, lấy khoa học, công nghệ, tri thức và nguồn nhân lực chất lượng cao làm động lực chủ yếu”; “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ;
  12. 2 phát huy vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước”. Quan điểm trên được nhấn mạnh trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa XII: “Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, tranh thủ cơ hội và thành tựu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”. TP. HCM là một trong những trung tâm về kinh tế, văn hóa - giáo dục, khoa học - công nghệ (KHCN) lớn của cả nước, là đầu mối giao lưu và hội nhập quốc tế. Sự phát triển của thành phố là động lực thu hút và lan tỏa lớn của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cũng như trong cả nước. Để TP.HCM tiếp tục phát triển nhanh, bền vững với chất lượng và tốc độ cao, đóng góp ngày càng lớn cho khu vực và cả nước, chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa về thực hiện CNH, HĐH mà nguồn động lực quan trọng bật nhất để thực hiện là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Phát triển nguồn nhân lực ở TP. HCM trong quá trình CNH, HĐH được xem là một trong những khâu đột phát chiến lược, là yếu tốt quyết định đảm bảo cho thành phố phát triển nhanh và bền vững. Thực tiễn cho thấy, nguồn nhân lực ở TP.HCM tuy đông về số lượng nhưng chưa mang tính ổn định và bền vững, vì cơ cấu nguồn nhân lực chưa phù hợp, do cơ cấu lao động, cơ cấu đào tạo chưa theo kịp nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố; chất lượng nguồn nhân lực tuy có trình độ chuyên môn cao nhưng vẫn còn bất cập giữa đào tạo với thực tiễn, công tác đào tạo nguồn nhân lực nhất là nhân lực chất lượng cao còn thiếu và chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực chưa thật hợp lý, còn tình trạng vừa thiếu, vừa thừa, tỷ lệ thiếu việc làm và thất nghiệp vẫn còn ở mức cao, điều đó gây lãng phí lớn cho đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực. Bên cạnh đó, một số vấn đề cần được giải quyết như: chính sách phát triển nguồn nhân lực chưa theo kịp với yêu cầu phát triển chung của thành phố; chất lượng giáo dục và đào tạo chưa tương xứng với phát triển và hội nhập; còn những hạn chế và bất cập trong khai thác tiềm lực khoa học và công nghệ; một số vấn đề về văn hóa - xã hội bức xúc chậm được khắc phục làm ảnh hưởng đến chất
  13. 3 lượng nguồn nhân lực; vẫn còn tồn tại mâu thuẫn giữa cung và cầu lao động trong quá trình CNH, HĐH ở thành phố. TP. HCM đã xác định định nguồn nhân lực là một trong những nhân tố tạo nền tảng cho việc phát triển kinh tế - xã hội. Đảng bộ Thành phố đã đưa chủ trương phát triển nguồn nhân lực tại Đại hội đại biểu Thành phố lần thứ X (2015-2020). Đại hội đã phân tích nhu cầu cấp bách tái cấu trúc kinh tế thành phố trong giai đoạn 2015- 2020, xác định “nâng cao chất lượng nguồn nhân lực” là một trong bảy chương trình đột phá: “Xây dựng nhanh nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế; trong đó tập trung nguồn nhân lực cho những ngành có hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng cao, bảo đảm nhu cầu lao động chất lượng cao cho 9 ngành dịch vụ, 4 ngành công nghiệp trọng yếu và xuất khẩu lao động”. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025” làm đề tài luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế - chính trị. 2. Tổng quan lịch sử các công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 2.1 Các công trình nghiên cứu nguồn nhân lực, nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong nhiều thập niên gần đây vấn đề nguồn lực con người (nguồn nhân lực), phát triển nguồn lực con người đã thu hút nhiều người quan tâm nghiên cứu. Thẩm Vinh Hoa, Ngô Quốc Diệu (1996) với cuốn sách “Tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài kế lớn chấn hưng đất nước”, cho rằng nhân tài là then chốt của phát triển. Theo tác giả việc bồi dưỡng và giáo dục nhân tài liên quan trực tiếp đến nhu cầu chiến lược của cách mạng và xây dựng. Nguyễn Bá Ngọc và Trần Văn Hoan (2002) với công trình nghiên cứu về NNL CLC trong bối cảnh hội nhập quốc tế - cho rằng quá trình toàn cầu hóa có tính hai mặt, một mặt tạo ra cơ hội, mặt khác đặt ra những thách thức đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
  14. 4 Lê Thị Ái Lâm (2003), Phát triển NNL thông qua giáo dục-đào tạo – Kinh nghiệm Đông Á. Tác giả đưa ra luận giải lý thuyết và phát triển NNL thông qua giáo duc – đào tạo trên cơ sở trình bày khái niệm phát triển NNL, phát triển con người, mối quan hệ giữa phát triển NNL với CNH. Theo tác giả: NNL đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, đóng góp cho nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và bất bình đẳng; xu thế kinh tế tri thức và toàn cầu hóa tạo ra nhu cầu đại chúng đối với NNL CLC... để luận giải vai trò của nâng cao chất lượng NNL thông qua giáo dục – đào tạo. Phạm Thành Nghị và Vũ Hoàng Ngân (chủ biên) (2004), với cuốn sách: “Quản lý nguồn nhân lực ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn”. Cuốn sách đi sâu phân tích cơ sở khoa học về quản lý nguồn nhân lực cũng như các yếu tố tác động đến quản lý nguồn nhân lực ở nước ta trong thời kỳ CNH, HĐH. Ngoài ra, tác giả nêu một số kinh nghiệm về quản lý phát triển NNL ở một số nước trên thế giới. Nguyễn Thanh (2005), sách “Phát triển NNL phục vụ cho CNH, HĐH đất nước”. Tác giả trình bày quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng ta về phát triển con người, phát triển NNL và khẳng định nguồn lực con người có vai trò quyết định đối với quá trình CNH, HĐH ở nước ta. Tác giả cũng làm rõ vai trò của giáo dục với tư cách là yếu tố quyết định trong chiến lược phát triển con người, phát triển NNL chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Đoàn Văn Khải (2005) với cuốn: Nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Tác giả trình bày bản chất và tính tất yếu của CNH, HĐH ở Việt Nam, phân tích vai trò của nguồn lực con người, xem đây là yếu tố quyết định đến sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, tác giả đề ra một số biện pháp chủ yếu phát triển NNL phục vụ CNH, HĐH ở nước ta. Vũ Bá Thế (2005), với cuốn sách: Phát huy nguồn lực con người để CNH, HĐH – Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn cho Việt Nam. Tác giả phân tích làm sáng tỏ vấn đề lý luận liên quan đến NNL cũng như kinh nghiệm phát triển NNL ở Nhật, Mỹ. Tác giả đề xuất 4 nhóm giải pháp nhằm phát triển NNL Việt Nam trong thời gian tới:
  15. 5 nhóm giải pháp phát triển giáo dục phổ thông; phát triển giáo dục cao đẳng, đại học; nâng cao hiệu quả sử dụng NNL hiện có; nâng cao trạng thái sức khỏe NNL. Mạc Văn Tiến (2005), An sinh xã hội và phát triển NNL. Cuốn sách tập hợp hơn 100 bài viết đề cập đến nhiều nội dung khác nhau của an sinh xã hội và phát triển NNL. Như, một số vấn đề về phát triển NNL ở nước ta; phát triển NNL và chính sách phát triển NNL của một số nước...; Trong đó đáng chú ý là bài viết: Vai trò của NNL trong nền kinh tế tri thức. Theo tác giả, nhân loại đang đứng trước xu hướng phát triển mới của xã hội loài người là chuyển sang nền kinh tế tri thức, ở Việt Nam bước đầu tiến hành CNH, HĐH cần phải đi tắt, đón đầu để chuyển sang nền kinh tế tri thức. Điều này chỉ có thể làm được khi chúng ta có chiến lược đầu tư phát triển NNL. Nguyễn Văn Khánh (Chủ biên), 2012: “Nguồn lực trí tuệ Việt Nam – Lịch sử, hiện trạng và triển vọng”. Cuốn sách nêu lý luận chung về trí tuệ, nguồn lực trí tuệ; kinh nghiệm xây dụng và phát huy nguồn lực trí tuệ của Việt Nam và một số nước trên thế giới; thực trạng nguồn lực trí tuệ Việt Nam trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Nguyễn Văn Phúc và Mai Thị Thu (2012), với cuốn sách “Khai thác và phát triển nhân lực Việt Nam” đã đưa ra định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, phát triển tài nguyên nhân lực Việt Nam 2012-2020. Trong đó có giải pháp “Cải cách và nâng cấp hệ thống đào tạo và phát triển tài nguyên nhân lực”. Trần Thị Thu Hương (2014) với bài viết “Phát huy nguồn lực con người trong xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ở nước ta hiện nay”, theo tác giả, phát huy nguồn lực con người là động lực để xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay. Nguyễn Thị Giáng Hương (2013), LATS với đề tài “Vấn đề phát triển NNL nữ chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay”. Tác giả đi sâu phân tích tầm quan trọng, nét đặc thù cũng như những yếu tố cơ bản tác động đến phát triển NNL nữ chất lượng cao ở Việt Nam. Nêu ba nhóm giải pháp chủ yếu phát triển NNL nữ chất lượng cao ở Việt Nam.
  16. 6 Nguyễn Thị Kim Nguyên (2015), “Nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng Đồng bằng sông Hồng”. LATS. Luận án làm rõ vai trò của NNL phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và những yêu cầu của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đối với nguồn nhân lực. Xây dựng các tiêu chí đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm để phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. 2.2 Những công trình nghiên cứu về NNL với CNH, HĐH và Kinh tế tri thức (KTTh). Nguyễn Văn Hoàn, 2003. Chính sách nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Việt Nam - Thực trạng và giải pháp. Tác giả nêu cao vai trò của chính sách nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao đáp ứng yêu cầu CNH, HÐH. Ðánh giá thực trạng chính sách nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao của Việt Nam giai đoạn 1991-2002. Ðề xuất những vấn đề cần điều chỉnh chính sách nhập khẩu công nghệ mới, công nghệ cao của Việt Nam đến năm 2020. Nguyễn Văn Hòa, 2004. Nâng tầm tư tưởng và trí tuệ của Ðảng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ðánh giá thực trạng tầm tư tưởng và tầm trí tuệ của Ðảng và những yêu cầu đối với lãnh đạo của Ðảng trong sự nghiệp CNH, HÐH đất nước. Ðề xuất một số giải pháp nhằm nâng tầm tư tưởng và trí tuệ của Ðảng. Lê Thị Ngân (2004), LATS “Nâng cao chất lượng NNL tiếp cận KTTTh ở Việt Nam”. Luận án đã lý giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng NNL tiếp cận KTTTh, đưa ra các tiêu chí đánh giá chất lượng NNL; phân tích các nhân tố tác động đến NNL; luận giải vai trò của NNL CLC trong nền KTTTh. Hoàng Thái Triển, 2005. Nhân tố con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay. Luận án tiến sĩ. Phân tích vai trò nhân tố con người trong sự nghiệp CNH, HĐH và giải pháp về con người trong thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta.
  17. 7 Nguyễn Bắc Sơn, 2005. Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Luận án tiến sĩ kinh tế. Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức Việt Nam hiện nay đặc biệt đi sâu vào đội ngũ cán bộ công chức quản lý nhà nước. Phân tích tìm ra nguyên nhân dẫn tới những hạn chế về chất lượng của đội ngũ công chức, đề xuất những quan điểm, phương hướng, giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lí nhà nước. Hoàng Văn Chương (chủ biên) (2006), Tài năng trong thời kinh tế tri thức và toàn cầu hóa. Sách tập hợp nhiều bài tham luận của các nhà khoa học hàng đầu về giáo dục – đào tạo và văn hóa, như GS. Hoàng Tụy, GS Đặng Hữu... Bài tham luận: “Tài năng trong thời kỳ KTTTh và toàn cầu hóa” của GS Hoàng Tụy đã khái quát được sự hình thành nhân tài qua các thời kỳ, nêu các giải pháp phát triển tài năng trong thời đại KTTTh và toàn cầu hóa như: tạo môi trường làm việc để giữ chân người tài. Theo tác giả KTTTh là nền kinh tế dựa vào tài năng, xu hướng tất yếu là tài năng sẽ di chuyển tập trung đến các nước giàu mạnh. Do vậy phải biết quy tụ và sử dụng nhân tài. Bài tham luận “Đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài theo yêu cầu phát triển KTTTh” của GS Đặng Hữu. Tác giả so sánh kinh tế công nghiệp khác với KTTTh, từ đó khẳng định trong nền KTTTh, vốn tri thức trở thành nguồn lực quan trọng nhất của sản xuất và sức sáng tạo. Lê Ðăng Doanh, 2007. Cơ sở khoa học hình thành đồng bộ hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW. Đề tài trình bày cơ sở khoa học và kinh nghiệm quốc tế hình thành đồng bộ chính sách kinh tế vĩ mô. Nêu một số bài học thực tiễn ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay: cơ sở khoa học, thực tiễn, kết quả. Ðề xuất hình thành đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nguyễn Ngọc Phú (chủ biên) (2010), Thực trạng NNL, nhân tài của đất nước hiện nay: Những vấn đề đặt ra – Giải pháp. Nxb ĐHQG Hà Nội. Sách tập hợp nhiều bài viết của nhiều tác giả, nội dung tập trung phân tích về NNL, NNL CLC như: Phát
  18. 8 triển NNL có kỹ năng, đặc trưng của NNL CLC; Đào tạo nhân tài trong các trường đại học... Lê Thị Hồng Điệp (2010), LATS: Phát triển NNL để hình thành KTTTh ở Việt Nam. Luận án đã trình bày những vấn đế chung về NNL CLC để hình thành KTTTh; khẳng định vai trò tiên phong của NNL CLC, đưa ra tiêu chí NNL CLC, nêu kinh nghiệm nâng cao chất lượng NNL của Mỹ, Singapore và rút ra bài học cho Việt Nam. Lê Đình Tiến, 2011. Đổi mới cơ chế quản lý nhà nước nhằm nâng cao hoạt động của khoa học xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giới thiệu cơ sở lý luận của đổi mới cơ chế quản lý nhà nước (QLNN) về khoa học xã hội (KHXH). Trình bày hiện trạng cơ chế QLNN về KHXH giai đoạn 2001-2010. Trình bày những cải tiến, hạn chế, nguyên nhân và bài học của cơ chế QLNN về KHXH giai đoạn 2001-2010. Đề xuất phương hướng đổi mới cơ chế QLNN nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của KHXH giai đoạn 2011-2020. Trần Thị Tuyết Mai, 2014. Lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2020. Trình bày cơ sở lý luận, phương pháp luận nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Ðề xuất nội dung, phương pháp nghiên cứu xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực phục vụ CNH, HÐH đến năm 2020. 2.3 Các bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành. Nguyễn Trọng Châu (1994) với bài viết “Nguồn nhân lực trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, tác giả phân tích làm sáng tỏ nhiều vấn đề liên quan đến nguồn nhân lực, chỉ ra tầm quan trọng, yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Nguyễn Hữu Dũng (2002), Phát triển NNL trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế. Tạp chí Lý luận chính trị số 8. Tác giả cho rằng giữa chất lượng NNL và NNL CLC có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là mối quan hệ cái chung và cái riêng. NNL CLC là một phận cấu thành tinh túy của chất lượng NNL.
  19. 9 Phạm Thành Nghị (2007), Phát triển NNL cho nền kinh tế tri thức, Tạp chí Nghiên cứu con người, số 2. Theo tác giả, Việt Nam có nguồn lao động dồi dào nhưng chất lượng thấp, do vậy để rút ngắn con đường CNH, HĐH và chuẩn bị phát triển nền KTTTh cần đầu tư vào phát triển con người. Bùi Việt Phú (2010), Đào tạo NNL trình độ cao để tham gia nền KTTTh. Tạp chí Giáo dục số 233. Theo tác giả, trong bối cảnh phát triển KTTT, đào tạo NNL trình độ cao là vấn đề trọng tâm trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia nhằm chủ động tham gia nền KTTTh. Hà Nhật Thăng (2011), “Đào tạo nhân tài – vấn đề cấp thiết của chiến lược giáo dục thời kỳ CNH, HĐH”, Tạp chí Giáo dục số 269. Tác giả chỉ ra, trong nền kinh tế tri thức yêu cầu con người phải có trình độ cao. 2.4 Một số công trình, văn bản liên quan đến nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao tại TP.HCM. Võ Thị Kim Loan (2014), LATS: “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở TP.HCM”. Luận án khẳng định vai trò to lớn của NNL CLC đối với quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam nói chung và ở TP.HCM nói riêng. Công Thị Phương Nga (2016), LATS “Phát triển KTTTh ở TP.HCM trong quá trình CNH, HĐH”. Luận án làm rõ lý luận về KTTTh, những tiêu chí của KTTTh và sự cần thiết phải xây dựng nhanh các yếu tố để phát triển KTTTh trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở làm rõ thực trạng phát triển của KTTTh hiện nay trên địa bàn TP.HCM, đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển KTTTh trong quá trình CNH, HĐH ở TP.HCM. Những kết luận và vấn đề đặt ra cho luận văn Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến NNL, NNL CLC; CNH, HĐH bước đầu rút ra kết luận như sau: Khảo sát các công trình trên cho ta thấy một số vấn đề lý luận chung về nguồn lực con người, kết quả nghiên cứu cho rằng nguồn lực của sản xuất, nguồn lực con người giữ vai trò quan trọng để tiến hành CNH, HĐH, trong đó nhấn mạnh đến nguồn lực chất lượng cao. Vai trò quan trọng và quyết định của giáo dục và đào tạo
  20. 10 trong phát triển NNL CLC với quy mô lớn và hợp lý về cơ cấu ngành nghề phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế trong nước. Các công trình nghiên cứu khẳng định vai trò to lớn của NNL, trong đó đặc biệt là NNL CLC đối với quá trình CNH, HĐH trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam. Từ đó có thể chiếm lĩnh đỉnh cao của khoa học kỹ thuật và công nghệ mới, giúp nước ta chống nguy cơ tụt hậu, là khâu đột phá nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) và tạo ra bước phát triển rút ngắn theo hướng phát triển kinh tế tri thức. Về mặt thực tiễn, các tác giả đã phân tích nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau về thực trạng NNL ở Việt Nam liên quan đến số lượng, cơ cấu và khả năng đáp ứng yêu cầu của những công việc đòi hỏi trình độ cao. Các nghiên cứu cũng nêu rõ NNL CLC chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay. Những tài liệu cũng đã phát họa được bứt tranh phát triển NNL của Việt Nam nói chung, với nét chủ yếu là thực trạng và nhu cầu NNL, cũng như hạn chế của hệ thống giáo dục cần được khắc phục một cách hiệu quả. Tuy nhiên các công trình trên hoặc là nghiên cứu ở tầm vĩ mô, chưa có nghiên cứu một cách có hệ thống, căn bản từ góc độ kinh tế chính trị về phát triển NNL CLC để thúc đẩy CNH, HĐH ở TP.HCM hiện nay. Đây là vấn đề mà luận văn đi sâu vào nghiên cứu. Vì vậy, trên cơ sở kế thừa và tiếp thu kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, việc bổ sung vào khoảng trống vấn đề nghiên cứu để hoàn thiện những lý luận và thực tiễn về NNL CLC thúc đẩy CNH, HĐH tại TP.HCM được luận văn xác định là hướng phát triển nghiên cứu tiếp theo. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận về nguồn nhân lực / nguồn nhân lực chất lượng cao; công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Phân tích thực trạng nguồn nhân lực chất lượng cao và phát triển nguồn nhân lực ở TP.HCM thúc đẩy CNH, HĐH. - Đánh giá nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nguồn nhân lực. - Đề xuất các giải pháp chủ yếu giải quyết về nguồn nhân lực chất lượng cao cho CNH, HĐH tại TP.HCM.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2