intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông thôn mới trên địa bàn huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đến năm 2030

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:86

27
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Phát triển nông thôn mới trên địa bàn huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đến năm 2030" nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng NTM và đề xuất những giải pháp khả thi, hiệu quả phù hợp với đặc thù địa phương nhằm phát triển NTM theo chuẩn nâng cao trên địa bàn huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang từ nay đến năm 2030.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nông thôn mới trên địa bàn huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đến năm 2030

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VÕ NGUYỄN DUY BÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHỢ GẠO, TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2030 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VÕ NGUYỄN DUY BÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHỢ GẠO, TỈNH TIỀN GIANG ĐẾN NĂM 2030 Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị Hướng đào tạo: Nghiên cứu Mã số: 8310102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LƯU THỊ KIM HOA TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  3. LỜI CAM ĐOAN Đề tài nghiên cứu “Phát triển nông thôn mới trên địa bàn huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đến năm 2030” là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của tác giả dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Lưu Thị Kim Hoa. Các trích dẫn số liệu, tư liệu, thông tin nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, khách quan và khoa học. Trong luận văn không có sự sao chép nào mà không có trích dẫn nguồn. Kết quả nghiên cứu chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi cam đoan những lời trên đây là hoàn toàn đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của công trình nghiên cứu này. TP. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 9 năm 2022 Học viên Võ Nguyễn Duy Bình
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH TÓM TẮT ASTRACT
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nghĩa tiếng việt 1 ATVSTP An toàn vệ sinh thực phẩm 2 BCĐ Ban chỉ đạo 3 BHYT Bảo hiểm y tế 4 BVMT Bảo vệ môi trường 5 BVTV Bảo vệ thực vật 6 CT, PCT Chủ tịch, Phó Chủ tịch 7 CS Chính sách 8 CP Chính phủ 9 GDP Tổng sản phẩm nội địa 10 HĐND Hội đồng nhân dân 11 KT - XH Kinh tế - xã hội 12 NTM Nông thôn mới 13 PGS.TS Phó Giáo sư. Tiến sĩ 14 PTBV Phát triển bền vững 15 WTO Tổ chức thương mại thế giới 16 THCS, THPT Trung học cơ sở, Trung học phổ thông 17 TNTN Tài nguyên thiên nhiên 18 UBND Uỷ ban nhân dân 19 VSMT Vệ sinh môi trường 20 VPHC Vi phạm hành chính
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế chủ yếu của huyện Chợ Gạo.......38 Bảng 2.2. Tổng kinh phí thực hiện xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020.............................................................................................................................41 Bảng 2.3. Số lượng hộ nghèo trên địa bàn huyện Chợ Gạo trong các năm.....49
  7. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân huyện Chợ Gạo giai đoạn 2010 - 2015 và 2015 - 2020........................................................................................37 Hình 2.2. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Chợ Gạo qua các giai đoạn........38 Hình 2.3. Diện tích đất nông nghiệp được sử dụng trên địa bàn huyện Chợ Gạo ............................................................................................................................47 Hình 2.4. Số lượng hộ nghèo trên địa bàn huyện Chợ Gạo qua các năm.........50
  8. TÓM TẮT Xây dựng NTM là chủ trương có ý nghĩa căn bản cả về chính trị, kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Thực hiện thắng lợi chủ trương này sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nền kinh tế của đất nước. Ở bình diện địa phương, từ những thành tựu và kinh nghiệm từ quá trình phấn đấu đạt chuẩn NTM, để tiếp tục phát triển NTM theo chuẩn nâng cao một cách bền vững, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang rất cần có những giải pháp khả thi, hiệu quả phù hợp với đặc thù địa phương trong giai đoạn từ nay đến năm 2030. Với những lý do đó, tác giả chọn đề tài “Công tác phát triển nông thôn mới trên địa bàn huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang từ nay đến năm 2030” làm luận văn tốt nghiệp chương trình cao học chuyên ngành kinh tế chính trị. Mục tiêu nghiên cứu: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng NTM và đề xuất những giải pháp khả thi, hiệu quả phù hợp với đặc thù địa phương nhằm phát triển NTM theo chuẩn nâng cao trên địa bàn huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang từ nay đến năm 2030. Luận văn sử dụng phép biện chứng duy vật và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lênin trong quá trình tiếp cận nghiên cứu và đề xuất các giải pháp, khuyến nghị. Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: Phương pháp trừu tượng hóa khoa học, thống kê, phương pháp logic và lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh. Kết quả nghiên cứu: Luận văn đã phân tích được thực trạng xây dựng NTM và những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển NTM trên địa bàn huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm phát triển NTM theo chuẩn nâng cao trên địa bàn huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang từ nay đến năm 2030. Từ khóa: Nông thôn, Nông thôn mới, phát triển nông thôn mới nâng cao.
  9. ABSTRACT New rural construction is a guideline with fundamental significance in terms of politics, economy and society of our Party and State. Successful implementation of this guideline will create a strong impetus for development of agriculture, rural economy and national economy. At the local level, from the achievements and lessons learned from the process of striving for new rural standards, in order to continue developing new rural areas according to the enhanced standards in a sustainable way, Cho Gao district, Quang Ninh province Tien Giang urgently needs feasible and effective solutions suitable to local characteristics by 2030. For these reasons, the author chooses the topic "New rural development in Cho Gao district, Tien Giang province by 2030" as a Master's thesis in Political Economy. Research objectives: Systematize the theoretical and practical bases of new rural construction and propose feasible and effective solutions suitable to local characteristics in order to develop new rural areas according to advanced standards in Cho Gao district, Tien Giang province by 2030. The topic uses material dialectics and historical materialism of Marxism- Leninism in the process of approaching research and proposing solutions and recommendations. The topic uses specific research methods as follows: Method of abstraction of science and Research result: The topic has described and analyzed the current situation of new rural construction and factors affecting new rural development in Cho Gao district, Tien Giang province. Thereby, propose solutions to develop new rural areas according to advanced standards in Cho Gao district, Tien Giang province by 2030. Keywords: rural area, new rural area, enhanced new rural development.
  10. 10 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xây dựng NTM là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nền kinh tế của đất nước, hướng hoạt động sản xuất nông nghiệp theo chiều sâu, hình thành một số vùng chuyên canh tập trung sản xuất hàng hóa nông sản đạt tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế. Kết cấu hạ tầng nông thôn ngày càng hoàn thiện nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sinh hoạt, sản xuất của người dân nông thôn. Người dân nông thôn có việc làm và thu nhập nhờ các ngành dịch vụ nông thôn và thương mại phát triển, từ đó chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng dần tỷ trọng sản xuất công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng sản xuất nông nghiệp. Bộ máy hành chính ở cơ sở được củng cố, trật tự an toàn xã hội, an ninh chính trị được đảm bảo. Từ đó góp phần phát triển KT - XH, giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang cách thành phố Mỹ Tho là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh 10 km về phía Đông. Cùng với các địa phương khác của tỉnh, công tác xây dựng NTM theo Chương trình mục tiêu quốc gia trên huyện Chợ Gạo đã trở thành sự nghiệp chung của toàn Đảng, toàn dân, được cả hệ thống chính trị đồng lòng, chung sức thực hiện; nhiều xã thuộc huyện đã có cách làm hay, sáng tạo, khơi dậy ý thức tự giác trong nhân dân, huy động được nhiều nguồn lực trong xã hội. Trong giai đoạn 2010 - 2020, công tác xây dựng NTM trên địa bàn huyện Chợ Gạo đã mang lại sắc diện mới, dần đã rút ngắn được khoảng cách giữa nông thôn với thành thị. Đến tháng 10 năm 2020, Thủ tướng CP đã có quyết định công nhận huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đạt chuẩn NTM. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, địa phương vẫn cần phải tiếp tục phấn đấu nhằm khắc phục những hạn chế, tồn tại mang tính chủ quan và những trở ngại khách quan như: diễn biến hạn mặn xâm nhập sâu vào địa bàn; dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi, vốn đầu tư xây dựng các công trình theo phân cấp cho ngân sách địa phương còn nhiều hạn hẹp; nguồn nhân lực khoa học - công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu,… Đứng trước yêu cầu cao của công tác phát triển NTM theo chuẩn nâng cao, huyện Chợ Gạo rất cần có những giải pháp khả thi, hiệu quả để đạt được mục tiêu hoàn thành các tiêu chí NTM nâng cao một cách bền vững, nhất là trong bối cảnh Trung
  11. 11 ương chưa có hướng dẫn tổ chức thực hiện cụ thể, phù hợp với đặc thù vùng miền, địa phương. Từ những lý do quan trọng trên, tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài: “Phát triển nông thôn mới trên địa bàn huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đến năm 2030” làm luận văn tốt nghiệp chương trình cao học chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Tổng quan nghiên cứu Trong nhiều năm qua, lĩnh vực nghiên cứu về lý luận và thực tiễn công tác xây dựng NTM đã thu hút sự quan tâm, nghiên cứu của nhiều cơ quan quản lý, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước với nhiều công trình nghiên cứu khoa học, báo cáo khoa học tại các hội thảo khoa học, điển hình như: 2.1. Nghiên cứu ngoài nước Frans ELLits (2004). Chính sách nông nghiệp trong các nước phát triển. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Trong ấn bản này, tác giả đã nêu lên các vấn đề cơ bản trong CS nông nghiệp các nước đang phát triển thuộc Châu Á, Châu Phi, Mỹ La-tinh. Đi sâu đề cập đến CS nông nghiệp, thương mại nông sản và những vấn đề phát sinh trong tiến trình đô thị hóa nền nông nghiệp của các nước đang phát triển, quá trình chuyển sang sản xuất hàng hóa luôn gắn liền với thương mại nông sản toàn cầu, tác giả chỉ ra những mô hình có hiệu quả trong phát triển nông nghiệp và giải quyết các vấn đề nông dân. Benedict J.tria Kerrkvliet, Jamesscott Nguyễn Ngọc, Đỗ Đức Thịnh (2000). Một số vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các nước và Việt Nam Nhà xuất bản Hà Nội. Trong ấn bản này, nhóm tác giả nghiên cứu về vai trò, đặc điểm của nông dân, thiết chế nông thôn ở một số nước trên thế giới và làng nghề truyền thống ở Việt Nam. Góp phần tham khảo cho việc đưa ra các giải pháp phát triển NTM ở nước ta như: nông dân với khoa học, các hình thức sở hữu đất đai, những mô hình tiên tiến nông thôn ở các nước nông nghiệp trồng lúa. Nhóm tác giả cũng đưa ra một số kết quả nghiên cứu liên quan đến quan hệ làng xóm, nhà nước ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế qua quá trình nghiên cứu về các làng nghề truyền thống ở Việt Nam. GS.TS Nguyễn Thế Nhã và TS. Hoàng Văn Hoan (1995). Vai trò của Nhà nước trong phát triển nông nghiệp của Thái Lan. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Trong
  12. 12 ấn bản này, các tác giả đã phân tích quá trình hoạch định và chỉ đạo thực hiện CS nông nghiệp của Thái Lan, đưa ra nội dung có giá trị tham khảo rất tốt cho Việt Nam là CS phát triển của các hợp tác xã nông nghiệp, nông thôn và nông dân ở nước ta. Ngô Văn Toại (2011). Kinh nghiệm thành công của Hàn Quốc về phát triển nông thôn. Báo điện tử Hà Tĩnh. Bài viết đã phân tích công tác quản lý của CP Hàn Quốc về xây dựng nông thôn; đồng thời, chỉ ra kinh nghiệm đối với Việt Nam là quá trình xây dựng NTM chỉ thực sự thành công khi chính người nông dân tự làm chủ vận mệnh của mình, với sự hỗ trợ của Nhà nước để thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn cùng với việc tăng thu nhập một cách ổn định. 2.2. Nghiên cứu trong nước Đào Thế Tuấn (2008). Vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn ở nước ta trong thời kỳ mới. Tạp chí Cộng sản, Tác giả cho rằng cần coi trọng vai trò của nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ đầu của công nghiệp hóa - hiện đại hóa, cần phát huy nội lực, đầy mạnh các hoạt động phi nông nghiệp, chú trọng các mô hình liên kết hợp tác xã. Đặng Kim Sơn chủ biên (2008), Kinh nghiệm quốc tế nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hóa. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Nghiên cứu đã nêu lên những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn trong mối quan hệ nông nghiệp, nông thôn và nông dân, đồng thời tác giả cũng trình bày nghịch lý trong nền nông nghiệp ở nước ta với nguồn tài nguyên (đất, nước, lao động,...) vừa thiếu vừa lãng phí, hiệu quả sản xuất nông nghiệp chưa mang lại hiệu quả kinh tế như kỳ vọng. Đề tài nghiên cứu khoa học (2017). Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng NTM. Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Đề tài do GS.TS Hồ Xuân Hùng làm chủ nhiệm đã cho thấy: Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM giai đoạn 2010 - 2020 với sự tham gia của toàn hệ thống chính trị và toàn dân nhằm phát triển KT - XH của đất nước về kết cấu hạ tầng KT - XH hiện đại; chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn kết nông nghiệp với nền công nghiệp hiện đại, phát triển dịch vụ, nâng cao đời sống người dân góp phần nâng cao bản sắc văn hoá dân tộc, BVMT. Đề tài cũng nêu ra những tồn tại, hạn chế trong quá trình xây dựng
  13. 13 NTM qua đó đề ra giải pháp nhằm phát huy đúng bản chất của mục tiêu xây dựng NTM đến 2020 tiệm cận năm 2030. Nguyễn Hoàng Hà (2014), Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp huy động vốn đầu tư cho Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM giai đoạn đến năm 2020, Tạp chí Tài chính. Tác giả đã nêu nguyên nhân chính làm hạn chế kết quả huy động vốn trong quá trình xây dựng NTM; tư tưởng trông chờ vào nguồn đầu tư từ TW của các địa phương; khả năng hạn chế của ngân sách địa phương. Qua đó, tác giả đề xuất các giải pháp cụ thể trong thời gian tới. Nguyễn Thị Thục Nguyên (2017). Xây dựng NTM gắn với tái cơ cấu nông nghiệp. Tạp chí Nghiên cứu Luật pháp. Tác giả đã chỉ ra rằng: Chương trình mục tiêu xây dựng NTM thực chất là một chương trình phát triển KT - XH tổng thể, toàn diện và lâu dài: công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, đi liền với đó là xóa đói giảm nghèo bền vững, nâng cao nhận thức của người dân. Nghiên cứu đã đánh giá những thành công, hạn chế cần khắc phục, đồng thời đề xuất một số kiến nghị trong việc xây dựng NTM gắn liền với tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2016 - 2020. Dương Anh Đào (2019). Kinh nghiệm xây dựng NTM ở một số nơi và thực trạng xây dựng NTM ở thành phố Cần Thơ. Tạp chí Cộng sản. Tác giả giới thiệu kinh nghiệm xây dựng NTM ở một số địa phương thuộc thành phố Cần Thơ, là những kinh nghiệm quý để các địa phương thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long học tập. Phạm Thanh Tâm (2019). Nguồn lực thanh niên đồng bằng sông Cửu Long trong xây dựng NTM. Luận án Tiến sĩ. Tác giả đã đóng góp cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn giúp hệ thống chính trị và tổ chức có liên quan tham khảo nhằm xây dựng CS, phát huy vai trò nguồn lực thanh niên trong xây dựng NTM hiện nay. Nguyễn Thị Ánh (2020). Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững ở nước ta. Tạp chí Cộng sản. Tác giả đi sâu phân tích vai trò của Đảng và Nhà nước ta trong triển khai các hoạt động góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Tầm quan trọng của việc xây dựng có hệ thống các giải pháp tổng thể, từ xây dựng CS điều hành vĩ mô, đến các biện pháp về KT - XH, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu, ứng dụng
  14. 14 khoa học và công nghệ để tăng năng suất, tạo ra nhiều sản phẩm xanh đáp ứng thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế rộng lớn,... 2.3 Điểm mới của luận văn Luận văn của tác giả đã kế thừa những nghiên cứu trước như: Các nghiên cứu trước đã đề cập đến các chính sách nông nghiệp các nước đang phát triển thuộc Châu Á, Châu Phi, Mỹ La-tinh; vai trò, đặc điểm của nông dân, thiết chế nông thôn ở một số nước trên thế giới và làng nghề truyền thống ở Việt Nam; công tác quản lý, các vấn đề về phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với công nghiệp,… Luận văn có điểm mới như sau: tác giả sẽ nghiên cứu phát triển NTM trên địa bàn huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đến năm 2030 dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị và đề ra các giải pháp trong bối cảnh phát triển NTM nâng cao; thời gian mới phù hợp với đặc thù của huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng và phát triển NTM; đề xuất những giải pháp khả thi nhằm phát triển NTM theo chuẩn nâng cao trên địa bàn huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang từ nay đến năm 2030. 3.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng và phát triển NTM. - Đánh giá thực trạng trên cơ sở phân tích nội dung phát triển và các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển NTM trên địa bàn huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang từ tháng 10 năm 2020 đến nay. - Đề xuất những giải pháp cơ bản để phát triển NTM theo chuẩn nâng cao trên địa bàn huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang từ nay đến năm 2030. 4. Câu hỏi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm trả lời các câu hỏi sau: - Cơ sở lý luận và thực tiễn của xây dựng NTM ? - Những chỉ tiêu đánh giá và phát triển NTM theo chuẩn nâng cao ? - Thực trạng xây dựng NTM trên địa bàn huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang từ tháng 10 năm 2016 đến nay ?
  15. 15 - Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình phát triển NTM theo chuẩn nâng cao trên địa bàn huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang ? - Những giải pháp nào để phát triển NTM theo chuẩn nâng cao trên địa bàn huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang từ nay đến năm 2030 ? 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình phát triển NTM trên địa bàn huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. 5.2. Phạm vi nghiên cứu 5.2.1. Phạm vi về nội dung Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị vào những vấn đề: nội dung phát triển NTM nâng cao, phân tích thực trạng phát triển NTM nâng cao, đề xuất các giải pháp để phát triển NTM nâng cao về các mặt KT - XH, môi trường trên địa bàn huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đến năm 2030. 5.2.2. Phạm vi về không gian Đề tài tiến hành nghiên cứu trên địa bàn huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. 5.2.3. Phạm vi về thời gian Đề tài nghiên cứu thực trạng quá trình xây dựng NTM trong giai đoạn từ năm 2016 đến tháng 9 năm 2020 và phát triển NTM nâng cao từ tháng 10 năm 2020 đến nay. Đề xuất giải pháp và khuyến nghị đến các cấp, các ngành nhằm phát triển NTM theo chuẩn nâng cao trên địa bàn huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đến năm 2030. 6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 6.1. Phương pháp nghiên cứu 6.1.1. Phương pháp luận Đề tài sử dụng phép biện chứng duy vật và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lênin trong quá trình tiếp cận nghiên cứu và đề xuất các giải pháp, khuyến nghị. 6.1.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp trừu tượng hoá khoa học: Phân tích quan hệ giữa các nhân tố tác động đến phát triển NTM nâng cao trên địa bàn huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang về mặt lý luận và thực tiễn.
  16. 16 Phương pháp logic và lịch sử: Phân tích, lập luận vấn đề theo tiến trình phát triển NTM nâng cao trên địa bàn huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang theo từng thời gian cụ thể. Trong kinh nghiệm thực tiễn xây dựng NTM trên địa bàn huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, rút ra bài học kinh nghiệm để phát triển NTM nâng cao. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết, tiến hành tổng hợp số liệu để làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu. Phương pháp thống kê: Phương pháp thống kê được sử dụng để thu thập và phân tích thực trạng xây dựng NTM trên địa bàn huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang từ năm 2016 đến tháng 10 năm 2020. Các số liệu qua phân tích sẽ nói lên thực trạng và xu hướng vận động của hiện tượng. Các số liệu sau khi được tính toán sẽ được chỉnh lý, tổng hợp và hệ thống hóa lại theo nội dung nghiên cứu Phương pháp so sánh: Phân tích NTM và phát triển NTM nâng cao. 6.2. Nguồn tài liệu Nhằm hình thành cơ sở lý luận liên quan đến xây dựng NTM từ sách chuyên khảo, giáo trình, luận án, bài báo khoa học, các văn bản về CS, pháp luật, các số liệu thống kê có liên quan trên các trang thông tin điện tử, các văn bản báo cáo của UBND tỉnh Tiền Giang, UBND huyện Chợ Gạo. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài các trang bìa, phụ lục các chữ viết tắt, danh mục các bảng, biểu, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung đề tài này được trình bày như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển nông thôn mới. Chương 2: Thực trạng phát triển nông thôn mới trên địa bàn huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang. Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển nông thôn mới nâng cao trên địa bàn huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đến năm 2030.
  17. 17 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN MỚI 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Nông thôn Theo Từ điển Bách Khoa Việt Nam thì “Nông thôn là phần lãnh thổ của một nước hay của một đơn vị hành chính năm ngoài lãnh thổ đô thị, có môi trường tự nhiên, hoàn cảnh kinh tế xã hội, điều kiện sống khác biệt với thành thị và dân cư chủ yếu làm nông nghiệp”. Giáo trình Phát triển nông thôn (tr 11, 2005) của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội nêu: “Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa - xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác”. Theo Hoàng Chí Bảo (2018).“Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay”. Với việc hình thành tự nhiên, không có sự can thiệp của chính quyền: Làng mang nét đặc trưng riêng vốn có của mình; trải qua quá trình dựng nước và giữ nước của các triều đại, tên gọi làng cũng khác nhau: “làng”, “thôn”, “làng xóm”. Trong một khu vực ranh giới tự nhiên, hành chính, làng xóm được hình thành. Mỗi làng xóm đều có nét riêng về tập quán văn hóa, phong tục và là đơn vị tự trị về chính trị. Theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của CP về CS tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn: “Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thi các thành phố, thị xã, thị trấn, được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là UBND xã. Đặc điểm của các vùng nông thôn nước ta gắn liền với loại hình lao động, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp với tuyệt đại đa số dân cư sinh sống bằng một loại hình lao động bởi vậy diện mạo các vùng nông thôn rất ít có sự thay đổi nhất là về phương diện kinh tế - xã hội”. Tựu trung lại, về mặt địa lý, nông thôn là một khu vực rộng lớn tạo thành các ranh giới bao quanh thành thị. Về kinh tế, nông thôn là môi trường hoạt động của đa số các ngành nghề nông - lâm - ngư nghiệp và một số ngành tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ. Về tổ chức xã hội, cơ cấu dân cư, dân số ở nông thôn chủ yếu là nông dân với mật độ thấp; ngoài ra, một bộ phận dân cư sống ở nông thôn nhưng làm việc ở thành thị và ngược lại. Về văn hóa, nông thôn là nơi lưu giữ và bảo tồn các di sản
  18. 18 văn hóa truyền thống, địa danh lịch sử. Có sự khác nhau về trình độ, dân trí và khả năng áp dụng công nghệ thông tin giữa dân cư nông thôn và thành thị. 1.1.2. Nông thôn mới NTM là nông thôn mà trong đó đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân không ngừng được nâng cao, giảm dần sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị. Nông dân được đào tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật, có bản lĩnh chính trị vững vàng đóng vai trò làm chủ nông thôn mới. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đưa ra mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức sản xuất kinh tế hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường”. Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM xác định 11 nội dung: Quy hoạch xây dựng NTM; phát triển hạ tầng KT - XH; chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập; giảm nghèo và an sinh xã hội; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn; phát triển giáo dục, đào tạo ở nông thôn; phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn; xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn; cấp nước sạch và VSMT nông thôn; nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị, xã hội trên địa bàn; giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn. Tựu trung lại, NTM là nông thôn trong đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng đƣợc nâng cao, cách biệt giữa nông thôn với thành thị đƣợc giảm dần; có làng, xã hiện đại, cơ sở hạ tầng đồng bộ, quy hoạch khoa học tạo điều kiện tốt cho ngƣời dân, hài hòa giữa nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và đô thị; sản xuất hàng hóa hiệu quả và bền vững, hợp lý; người dân làm chủ NTM, được bồi dưỡng, đào tạo và tiếp cận đƣợc khoa học kỹ thuật tiên tiến; môi trường sinh thái được bảo vệ, cảnh quan sạch đẹp, các hủ tục lạc hậu bị bãi bỏ, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; hệ thống chính trị ngày càng nâng cao, an ninh chính trị và trật tự xã hội được giữ vững
  19. 19 1.1.3. Xây dựng nông thôn mới Về bản chất, xây dựng NTM là một hoạt động phát triển nông thôn có tính chiến lược, đây là cơ sở để phát huy nội lực, hướng vào xây dựng tính bền vững cho việc phát triển. Việc xây dựng NTM là quá trình chuyển đổi căn bản chiến lược phát triển KT - XH Việt Nam từ hướng cung sang hướng cầu vào nhu cầu thị trường và xã hội. 1.1.4. Phát triển nông thôn mới nâng cao Công văn số 521/VPCP-NN ngày 15/01/2018 của Văn phòng CP về nội dung trọng tâm xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao, điều kiện, tiêu chí xét, công nhận xã NTM kiểu mẫu và Công văn số 1345/BNN-VPĐP ngày 08/02/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch xét, công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao cho thấy mục đích xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao nhằm đảm bảo xây dựng NTM là quá trình thường xuyên, liên tục, hướng tới mục tiêu phát triển nông thôn bền vững. Về lộ trình xây dựng NTM nâng cao, các xã được công nhận đạt chuẩn NTM nếu đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016 - 2020 của Thủ tướng CP, tiếp tục xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phấn đấu đạt chuẩn NTM nâng cao giai đoạn 2018 - 2020 nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn, đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển bền vững. Như vậy, phát triển NTM nâng cao chính là bước phát triển mới đối với các xã đã đạt chuẩn NTM qua việc tiếp tục xây dựng và đáp ứng các chỉ tiêu trên tinh thần chỉ đạo của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và hướng dẫn thực hiện của UBND cấp tỉnh. 1.2. Lý thuyết về phát triển nông thôn mới 1.2.1. Mốt số lý thuyết về phát triển nông thôn trên thế giới Ở giai đoạn đầu, nhận thức về phát triển vùng nông thôn còn nhiều hạn chế với giải pháp đưa ra chủ yếu xoay quanh các vấn đề liên quan đến đô thị hóa, công nghiệp hóa kết hợp với hiện đại hóa nông nghiệp. Ngày nay, kinh nghiệm cho thấy, phát triển NTM còn cần phải tập trung vào các vấn đề như: cải thiện chất lượng cuộc sống, sinh kế, môi trường một cách bền vững, phát triển cộng đồng và bình đẳng giới.
  20. 20 1.2.1.1. Thập niên 1950 - 1960 Ngành nông nghiệp được coi là lạc hậu, còn công nghiệp được coi là động lực của tăng trưởng kinh tế. Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp hoá được xem là yếu tố cơ bản trong quá trình tăng trưởng kinh tế thông qua các chỉ số GDP Điển hình là mô hình “Tăng trưởng 05 giai đoạn của Rostow và mô hình ngành kép” của Lewis. Theo Rostow, nông thôn cần chuyển đổi từ “tù đọng” thành “nơi cung cấp thực phẩm”, tận dụng thành tựu khoa học kỹ thuật giúp tăng năng suất nông nghiệp. Còn Lewis cho rằng “nông thôn là nơi để cung cấp lao động thặng dư, giảm lao động thặng dư đồng nghĩa với thương mại hóa nông nghiệp”. Hai mô hình trên nêu giả thuyết về ranh giới giữa thành thị và nông thôn, trong đó thành thị là hiện đại và ngược lại khu vực nông thôn bị cho là kém phát triển. Hạn chế của hai lý thuyết nêu trên chỉ nêu sơ lược về bản chất mà không công nhận tầm quan trọng của việc đổi mới nông thôn và chưa chỉ ra được đích đến cuối cùng của phát triển, nhất là khi đặt trong bối cảnh của các nước đang phát triển hiện nay. Lý thuyết về phát triển nông thôn trong thời gian này được chia thành hai hướng chính: thứ nhất tập trung nâng cao năng suất nông nghiệp, thứ hai là việc nâng cao khả năng điều hành của hệ thống chính trị và nền kinh tế địa phương. 1.2.1.2. Thập niên 1970 Trong thập niên 1970, giải quyết đói nghèo và bất bình đẳng được xem là vấn đề quan trọng của phát triển kinh tế bên cạnh các chỉ số tăng trưởng kinh tế. Các tác động tiêu cực từ sự can thiệp của các nước phát triển vào các nước đang phát triển, đồng thời thúc đẩy sự tự chủ của các nước đang phát triển. Cách tiếp cận dựa trên tăng trưởng không còn hiệu quả trong việc xóa đói giảm nghèo do tập trung trực tiếp vào việc đáp ứng nhu cầu cơ bản của người dân. “Thập niên này cũng chứng kiến sự ra đời của các lý thuyết phụ thuộc quốc tế và đã nhận được sự hưởng ứng từ các nước đang phát triển. Việc thống trị của các nước phát triển về thể chế chính trị, kinh tế làm cản trở sự phát triển tự chủ và độc lập của các nước kém phát triển. Các nước phát triển áp dụng chu trình khai thác xuất khẩu hàng hóa sơ cấp từ các nước đang phát triển sang các ngành công nghiệp chế tạo ở các nước phát triển rồi được bán lại tại các nước nghèo, được coi là có hại với các sản phẩm có giá trị gia
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2