intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

39
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu đưa ra một bằng chứng thực nghiệm về vai trò của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy bảng cho một mẫu 30 nước đang phát triển trong thời kỳ 1997-2012, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tổng tiết kiệm trong nước so với GDP là thước đo quan trọng trong việc đo lường đóng góp của phát triển tài chính vào tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển trong thời kỳ nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển

  1. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin dữ liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực, các nội dung trích dẫn đều có ghi nguồn gốc và các kết quả trình bày trong luận văn chưa được công bố tại bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây. Nếu phát hiện có bất kỳ gian lận nào, tôi xin chịu toàn bộ trách nhiệm trước Hội đồng. TP.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Bùi Thị Phương Thùy
  2. MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình vẽ, đồ thị Tóm tắt ........................................................................................................... 1 1. Giới thiệu ................................................................................................. 1 2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây ........................................................ 4 2.1. Lý thuyết nền ..................................................................................... 4 2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm .............................................................. 7 3. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu ..................................... 16 3.1. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 16 3.1.1. Các biến nghiên cứu ................................................................... 16 3.1.2. Mô hình ước lượng ..................................................................... 19 3.1.3. Phương pháp hồi quy .................................................................. 19 3.2. Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................... 21 4. Nội dung và kết quả nghiên cứu ............................................................. 31 4.1. Hồi quy với tín dụng trong nước cung cấp bởi hệ thống ngân hàng .. 31 4.2. Hồi quy với tín dụng trong nước cho khu vực tư .............................. 35 4.3. Hồi quy với cung tiền M2 ................................................................ 37 4.4. Phân tích sử dụng hàm phản ứng xung ............................................. 41 5. Kết luận.................................................................................................. 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... i PHỤ LỤC ..................................................................................................... iv
  3. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT DCBS: Tín dụng trong nước cung cấp bởi hệ thống ngân hàng. DCPS: Tín dụng trong nước cho khu vực tư. FEM: Fix effects models. GDP: Tổng thu nhập quốc dân. GDS: Tổng tiết kiệm trong nước. GLS: Phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát. GOV: Chi tiêu chính phủ. GROWTH: Tốc độ tăng trưởng kinh tế. INF: Lạm phát. M2: Cung tiền. M3: Cung tiền. OECD: Tổ chức hợp tác và phát triển Kinh tế. REM: Random effects models. TRADE: Thương mại. WDI: World Bank’s World Development Indicators.
  4. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm ............................................ 12 Bảng 3.1: Giá trị trung bình các biến nghiên cứu trong thời kỳ 1997-2012 ... 23 Bảng 3.2: Tóm tắt về các biến trong mô hình ............................................... 25 Bảng 4.1: Hệ số tương quan giữa các biến.................................................... 31 Bảng 4.2: Kết quả hồi quy với tín dụng trong nước cung cấp bởi hệ thống ngân hàng ..................................................................................................... 32 Bảng 4.3: Kết quả kiểm định phương sai thay đổi và tương quan chuỗi ....... 33 Bảng 4.4: Kết quả hồi quy với tín dụng trong nước cho khu vực tư .............. 36 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định phương sai không đổi và tương quan chuỗi .... 36 Bảng 4.6: Kết quả hồi quy với cung tiền M2 ................................................ 38 Bảng 4.7: Kết quả kiểm định phương sai không đổi và tương quan chuỗi .... 39
  5. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Hình 4.1: Phản ứng của tăng trưởng kinh tế trước cú sốc DCPS ................... 42 Hình 4.2: Phản ứng của tăng trưởng kinh tế trước cú sốc GDS ..................... 43 Hình 4.3: Phản ứng của tăng trưởng kinh tế trước cú sốc của TRADE ......... 45 Hình 4.4: Phản ứng của tăng trưởng kinh tế trước cú sốc GOV .................... 46 Hình 4.5: Phản ứng của tăng trưởng kinh tế trước cú sốc INF ...................... 47
  6. 1 Tóm tắt Bài nghiên cứu đưa ra một bằng chứng thực nghiệm về vai trò của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Sử dụng phương pháp ước lượng hồi quy bảng cho một mẫu 30 nước đang phát triển trong thời kỳ 1997-2012, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ tổng tiết kiệm trong nước so với GDP là thước đo quan trọng trong việc đo lường đóng góp của phát triển tài chính vào tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển trong thời kỳ nghiên cứu. Hơn nữa, các biến khác như thương mại và chi tiêu chính phủ cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giải thích tăng trưởng kinh tế. Do đó, phát triển tài chính là điều kiện cần để tiến đến tăng trưởng kinh tế bền vững ở các nước đang phát triển. 1. Giới thiệu Tăng trưởng kinh tế bền vững là mục tiêu hàng đầu và là thước đo chủ yếu về sự tiến bộ của mỗi quốc gia. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế chịu sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế vĩ mô mà đặc biệt là phát triển tài chính. Sự hình thành và hoạt động của các thể chế tài chính làm gia tăng hiệu quả và giảm thiểu chi phí giao dịch, đồng thời cung cấp các dịch vụ tài chính cho tất cả các ngành và khu vực của nền kinh tế là các đặc trưng cơ bản của phát triển tài chính. Levine (1997) cho rằng các trung gian tài chính giúp phân bổ nguồn vốn một cách hiệu quả đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Một hệ thống tài chính hoạt động hiệu quả sẽ góp phần làm giảm chi phí giao dịch, tăng độ sâu tài chính từ đó thúc đẩy gia tăng tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế. Thông qua đầu tư, nguồn vốn được tích lũy sẽ tạo nên tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, việc sàng lọc và hỗ trợ cho các dự án hiệu quả thông qua một hệ thống tài chính hoạt động tốt sẽ làm gia tăng hiệu quả sử dụng vốn từ đó góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế.
  7. 2 Ý thức được tầm quan trọng cũng như vai trò của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế, trong các thập kỷ gần đây đã có nhiều nghiên cứu thực hiện về vấn đề này. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu cho các nước và các khu vực khác nhau đưa ra các quan điểm khác nhau về vai trò của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế. Mối quan hệ cũng như vai trò của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế vẫn là một vấn đề gây nhiều tranh luận. Hiểu rõ tác động cũng như vai trò của phát triển tài chính đối với tăng trưởng sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách có những định hướng rõ ràng hơn trong chính sách phát triển của quốc gia và khu vực. Do đó, tôi chọn đề tài “Phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển” làm đề tài nghiên cứu của mình. Bài nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu xác định vai trò của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế. Đồng thời xác định các yếu tố quan trọng đại diện cho phát triển tài chính trong việc giải thích tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Sử dụng phương pháp hồi quy bảng thông qua ba mô hình pooled regression, fix effects model (FEM) và random effects model (REM), bài nghiên cứu tiến hành ước tính các hệ số hồi quy và lựa chọn một mô hình hồi quy hiệu quả nhất để xác định vai trò của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển trong giai đoạn từ năm 1997 đến 2012 thông qua các câu hỏi nghiên cứu sau: + Phát triển tài chính có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển hay không? + Các yếu tố nào đóng vai trò quan trọng đại diện cho phát triển tài chính trong việc giải thích tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển? Cấu trúc bài nghiên cứu bao gồm các nội dung chủ yếu sau: phần hai của bài nghiên cứu là tổng quan các kết quả nghiên cứu trước đây về vai trò của
  8. 3 phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế. Phần ba trình bày phương pháp nghiên cứu của bài như cơ sở đưa ra mô hình nghiên cứu, phương pháp ước lượng mô hình và cách thức lấy mẫu nghiên cứu. Nội dung và kết quả nghiên cứu được trình bày trong phần bốn. Và cuối cùng, phần năm là kết luận của bài nghiên cứu. Thêm vào đó các hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài cũng được trình bày trong phần năm.
  9. 4 2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây 2.1. Lý thuyết nền Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về chất lượng, số lượng, tốc độ và quy mô của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Và đây cũng là một trong những mục tiêu hàng đầu của các quốc gia nói chung và của các nước đang phát triển nói riêng. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia chịu sự tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như: vốn đầu tư, lao động, khoa học công nghệ, khả năng tự do hóa dòng vốn, tác động từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, vai trò của tài chính khu vực, …Trong các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế, phát triển tài chính là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Phát triển tài chính được thể hiện thông qua việc hình thành và phát triển của hệ thống tài chính. Một hệ thống tài chính hoạt động tốt sẽ tạo ra sự cải tiến công nghệ bằng cách xác định, lựa chọn và tài trợ cho các nhà doanh nghiệp được kỳ vọng sẽ thực hiện thành công sản phẩm và tiến trình sản xuất. Bên cạnh đó, tồn tại những nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm cho rằng cách thức huy động tiết kiệm, phân bổ nguồn lực và đa dạng hóa rủi ro của các trung gian tài chính cũng góp phần vào quá trình tăng trưởng kinh tế. Các trung gian tài chính thực hiện sàng lọc rủi ro làm giảm thiểu những tác động của thông tin, làm giảm chi phí giao dịch, ảnh hưởng của những quyết định đầu tư trong nâng cao năng suất hoạt động thông qua đánh giá doanh nghiệp tiềm năng và tài trợ cho những doanh nghiệp có triển vọng. Quan điểm trung gian tài chính có vai trò quan trọng trong việc kích thích tăng trưởng kinh tế được ủng hộ bởi nghiên cứu của Levine (1997), McKinnon (1973) và Shaw (1973). Đánh giá được tầm quan trọng của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế, các nhà nghiên cứu trước đây đã đưa ra nhiều nghiên cứu về
  10. 5 vai trò của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế. Lập luận của các bài nghiên cứu chủ yếu dựa trên nền tảng các mô hình tăng trưởng như: mô hình tăng trưởng cổ điển, mô hình tăng trưởng tân cổ điển và mô hình tăng trưởng nội sinh. Mô hình tăng trưởng cổ điển Harrod-Domar cho một nền kinh tế đóng cho thấy tỷ lệ tiết kiệm quốc gia và vốn-sản lượng quốc gia kích thích mức tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc dân. Và sự mở rộng nguồn vốn mới thông qua đầu tư chỉ thực hiện được khi nền kinh tế tiết kiệm được một phần thu nhập quốc dân. Sự đầu tư thông qua nguồn tiết kiệm này sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, mô hình Harrod-Domar vẫn có những điểm hạn chế nhất định. Do dựa vào giả định hệ số cố định cho nên mô hình thiếu tính linh hoạt, không chính xác khi xác định trong một khoảng thời gian dài và khi các doanh nghiệp thay đổi các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất thực tế. Phát triển dựa trên mô hình Harrod-Domar, Solow (1956) giới thiệu một mô hình tăng trưởng mới – Mô hình tăng trưởng Solow (Tân cổ điển). Trong mô hình tăng trưởng Solow, các tỷ số vốn-sản xuất và vốn-lao động thay đổi theo nguồn vốn và lao động của nền kinh tế và quá trình sản xuất. Cũng như mô hình Harrod-Domar, mô hình tăng trưởng Solow cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của tiết kiệm và vốn đầu tư trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Và đóng góp gần đây nhất cho lý thuyết tăng trưởng kinh tế là mô hình tăng trưởng nội sinh. Lý thuyết tăng trưởng nội sinh của Lucas (1988) làm nổi bật vai trò của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế trong dài hạn ở các nước đang phát triển thông qua tác động của dịch vụ tài chính khu vực dựa vào việc tích lũy vốn và đổi mới công nghệ. Các dịch vụ tài chính trên bao gồm hoạt động huy động nguồn tiết kiệm, thu thập thông tin hoạt động đầu tư, phân bổ nguồn lực, và tối thiểu hóa rủi ro. Khi xét về vai trò của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế, cũng như mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế, các
  11. 6 nghiên cứu trước đây đã đưa ra nhiều quan điểm khác nhau. Nghiên cứu của Patrick (1966) đã đề cập đến mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Vấn đề ông đưa ra ở đây là phát triển tài chính là kết quả của tăng trưởng kinh tế (hiện tượng nhu cầu sau) hay ngược lại tăng trưởng tài chính là kết quả của phát triển tài chính (hiện tượng cung ứng sau). Theo Patrick, trong thực tế dường như có sự tác động qua lại giữa hiện tượng nhu cầu sau và hiện tượng cung ứng sau. Trong giai đoạn đầu của phát triển kinh tế, phát triển tài chính dẫn đến tăng trưởng kinh tế bằng sự hình thành vốn thực trên đầu người. Vào giai đoạn sau của tiến trình phát triển kinh tế sẽ tạo ra sự gia tăng nhu cầu về các dịch vụ tài chính, từ đó tạo ra sự mở rộng tài chính khu vực. Đây chính là nguyên nhân tạo ra sự tác động của tăng trưởng kinh tế đến phát triển tài chính. Blackburn and Huang (1998) cũng đã thiết lập một mối quan hệ nhân quả hai chiều tích cực giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển tài chính. Theo phân tích của họ, các đại lý thông tin tiếp nhận các nguồn tài trợ từ bên ngoài cho các dự án của họ thông qua các hợp đồng cho vay ưu đãi được thực thi thông qua hoạt động giám sát tốn kém mà người cho vay có thể ủy quyền cho các tổ chức tài chính trung gian. Mặt khác, nghiên cứu của Christopoulos and Tsionas (2004) đã tiến hành khảo sát mối quan hệ trong dài hạn giữa độ sâu tài chính và tăng trưởng kinh tế. Kết quả bài nghiên cứu ủng hộ cho giả thuyết có một mối quan hệ cân bằng duy nhất giữa độ sâu tài chính, tăng trưởng và các biến phụ thuộc. Mối quan hệ đồng liên kết duy nhất này ngụ ý rằng chỉ có quan hệ nhân quả một chiều từ độ sâu tài chính đối với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu khác cho rằng tăng trưởng kinh tế tạo ra nhu cầu ngày càng cao đối với các dịch vụ tài chính từ đó tạo ra một sự mở rộng và phát triển trong lĩnh vực tài chính. Quan điểm này được hỗ trợ bởi Gurley and Shaw (1967), Goldsmith (1969).
  12. 7 2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm Bên cạnh các nghiên cứu lý thuyết còn tồn tại nhiều nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế. Waheed and Younus (2010) đã sử dụng số liệu xuyên quốc gia để phân tích tác động của phát triển tài chính khu vực và hiệu quả của tài chính khu vực đến tăng trưởng kinh tế ở các nước phát triển và đang phát triển. Bài nghiên cứu dùng hai chỉ số tỷ lệ cung tiền M2 so với GDP và tỷ lệ tín dụng tư nhân so với GDP làm thước đo cho tài chính khu vực và hiệu quả của tài chính khu vực được đo lường thông qua chỉ số chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay. Qua phân tích tác giả cho thấy ở các nước đang phát triển hai chỉ số đại diện cho tài chính khu vực là tỷ lệ cung tiền M2 so với GDP và tỷ lệ tín dụng tư nhân so với GDP có tác động tích cực và có ý nghĩa thông kê cao. Từ đây cho thấy tài chính khu vực có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển. Bên cạnh đó, yếu tố đo lường cho tác động của hiệu quả khu vực tài chính đối với tăng trưởng kinh tế là chỉ số chênh lệch lãi suất tiền gửi và tiền vay cũng có tác động dương và có ý nghĩa thống kê. Tương tự như kết quả ở các nước đang phát triển, kết quả hồi quy cũng cho thấy các chỉ số đo lường cho tài chính khu vực ở các nước phát triển cũng có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, chỉ số đại diện cho hiệu quả tài chính khu vực lại không có ý nghĩa thống kê. Đối với kết quả hồi quy cho toàn bộ mẫu 98 nước, các chỉ số đo lường tài chính khu vực và hiệu quả tài chính khu vực đều có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và có ý nghĩa thống kê. Bằng chứng thực nghiệm thể hiện trong bài nghiên cứu đã cung cấp một ủng hộ chắc chắn cho quan điểm phát triển tài chính khu vực là tác động chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và hiệu quả của tài chính khu vực là một tiềm lực quan trọng cho hiệu quả tăng trưởng kinh tế trong dài hạn ở các nước
  13. 8 nghiên cứu. Nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế bền vững trong dài hạn, phát triển tài chính là một yếu tố chiến lược quan trọng. Các nghiên cứu của McKinnon (1973), King and Levine (1993a), Levine et al (2000) cũng ủng hộ cho quan điểm phát triển tài chính sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Điều này có nghĩa là các chính sách hướng đến sự phát triển hệ thống tài chính sẽ tác động dẫn đến tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu thực nghiệm của Giri and Mohapatra (2012) đã tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ từ năm 1970 đến 2009. Nghiên cứu sử dụng tăng trưởng kinh tế được định nghĩa như là tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội. Chỉ số phát triển trong mô hình là tổng tín dụng của khu vực tư so với GDP và tỷ lệ tiết kiệm tài chính được đo lường bằng khác biệt giữa M3 và M1. Kết quả kiểm định Johansen đã hỗ trợ cho sự tồn tại mối quan hệ cân bằng trong dài hạn giữa các biến của phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế cho nền kinh tế Ấn Độ. Hơn nữa, kết quả từ kiểm định nhân quả Granger dựa trên mô hình vector hiệu chỉnh sai số cho rằng chỉ có mối quan hệ một chiều từ phát triển tài chính đến tăng trưởng kinh tế. Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng cho việc thực hiện các chính sách kinh tế ở Ấn Độ. Điều này cho thấy sự phát triển của lĩnh vực tài chính có xu hướng, hoặc có nhiều khả năng kích thích và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế khi cơ quan tiền tệ thông qua tự do hóa đầu tư và chính sách mở cửa, cải thiện quy mô thị trường với sự ổn định kinh tế vĩ mô. Chee and Nair (2010) sử dụng dữ liệu bảng để phân tích tác động của FDI và phát triển tài chính khu vực đến tăng trưởng kinh tế cho một mẫu 44 nước ở khu vực châu Á và châu Đại dương dựa trên phương pháp fix effect - estimate và random effect - estimate. Qua kết quả hồi quy, tác giả kết luận rằng FDI có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Về tác động của phát triển tài chính khu vực đến tăng trưởng kinh tế, không phụ thuộc vào chỉ số sử
  14. 9 dụng là khả năng thanh khoản (được đo lường bằng tỷ lệ M3 so với GDP và có thể thay tế bằng M2 khi M3 không có giá trị) hay tỷ lệ tín dụng tư nhân so với GDP, kết quả đều thể hiện một tác động nghịch chiều với tăng trưởng kinh tế và có ý nghĩa thống kê ở cả hai phương pháp ước lượng. Khi xét tác động của biến tương tác giữa FDI và phát triển tài chính khu vực đối với tăng trưởng kinh tế, các kết quả kiểm định đều thể hiện một hệ số tác động dương đối với tăng trưởng ở các nước phát triển và các nước đang phát triển. Hay nói cách khác, phát triển tài chính khu vực làm tăng đóng góp của FDI trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong khu vực và có vai trò quan trọng như nhau ở các nước phát triển và đang phát triển. Nyamongo et al (2012) sử dụng dữ liệu bảng của 36 nước châu Phi cho thời kỳ 1980-2009 để nghiên cứu vai trò của kiều hối và phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế thông qua ước lượng sử dụng mô hình pooled regression, mô hình FEM và mô hình REM. Mô hình nghiên cứu với biến phụ thuộc là tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân đầu người – thước đo tăng trưởng kinh tế. Các biến giải thích bao gồm kiều hối, tính bất ổn của kiều hối và chỉ số phát triển tài chính được đo lường thông qua tỷ lệ cung tiền M2 so với GDP và tỷ lệ tín dụng cho khu vực tư so với GDP. Kết quả của nghiên cứu cho thấy kiều hối có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Kiều hối như là một nguồn lực quan trọng của tăng trưởng đối với các nước Châu Phi trong thời kỳ nghiên cứu. Mặt khác, tính bất ổn của kiều hối có ảnh hưởng trái chiều đối với tăng trưởng ở các nước Châu Phi và kiều hối là một yếu tố bổ sung cho phát triển tài chính. Về vai trò của phát triển tài chính, kết quả nghiên cứu cho thấy một tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tỷ lệ tín dụng trong nước cho khu vực tư so với GDP và tỷ lệ M2 so với GDP có hệ số tác động âm. Ngoài ra, các yếu tố như lạm phát và chi tiêu chính phủ có tác
  15. 10 động cản trở tăng trưởng kinh tế, hệ số ước lượng của các yếu tố này đều mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê. Nghiên cứu của Ayadi et al (2013) sử dụng mẫu trong thời kỳ 1985-2009 ở các nước bắc và nam Địa Trung Hải để khám phá mối quan hệ giữa phát triển tài chính khu vực và tăng trưởng kinh tế. Kết quả cho thấy tín dụng cho khu vực tư có mối tương quan âm với tăng trưởng kinh tế. Hay nói cách khác, gia tăng tín dụng cho khu vực tư ở các nước Nam Địa trung hải không đóng góp vào tăng trưởng. Điều này có thể giải thích bởi mức độ áp chế tài chính cao. Ngoài ra, tiền gửi ngân hàng cũng có mối tương quan âm với tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy quy mô, khả năng thanh toán của thị trường chứng khoán và đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra tác giả còn tìm thấy một tác động âm của GDP thực bình quân đầu người ban đầu đối với tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của Hassan et al (2011) đã cung cấp một bằng chứng thực nghiệm về vai trò của phát triển tài chính trong việc đo lường tăng trưởng kinh tế ở các nước thu nhập thấp và trung bình được phân loại theo khu vực. Bằng cách sử dụng ước lượng bảng và phân rã phương sai của tốc độ tăng trưởng GDP thực bình quân đầu người để ước tính yếu tố đo lường nào của phát triển tài chính là quan trọng nhất trong giải thích tăng trưởng kinh tế qua thời gian và các yếu tố này giải thích được bao nhiêu về tác động đến tăng trưởng theo khu vực và nhóm thu nhập. Trong bài nghiên cứu tác giả sử dụng GDP thực bình quân đầu người làm thước đo cho tăng trưởng kinh tế và sử dụng các chỉ số tín dụng trong nước được cung cấp bởi hệ thống ngân hàng, tín dụng cho khu vực tư, cung tiền M3, tỷ lệ tiết kiệm trong nước, thương mại đo lường bằng xuất khẩu cộng nhập khẩu, chi tiêu chính phủ và tỷ lệ lạm phát để đại diện cho phát triển tài chính và quy mô khu vực. Ngoài ra, tác giả còn
  16. 11 nghiên cứu tác động của GDP thực bình quân đầu người ban đầu của mỗi nước đối với tăng trưởng kinh tế. Kết quả hồi quy cho từng nhóm nước và toàn mẫu cho thấy rằng mức GDP thực bình quân đầu người ban đầu thấp liên kết với một mức tăng trưởng kinh tế cao và có ý nghĩa thống kê cho hầu hết các nhóm nước đang phát triển, ngoại trừ các nước Mỹ Latin và vùng Caribbean. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy thương mại có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích tăng trưởng kinh tế. Trong khi đó, chi tiêu chính phủ và lạm phát làm suy giảm tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu còn tìm thấy mối quan hệ thuận chiều giữa tổng tiết kiệm trong nước và tăng trưởng kinh tế. Và cả hai nhân tố đo lường phát triển tài chính là tín dụng trong nước cung cấp bởi hệ thống ngân hàng và tín dụng trong nước cho khu vực tư đều có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Như vậy, qua các kết quả kiểm định, tác giả đưa ra kết luận trong ngắn hạn tồn tại một mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế ở hầu hết các khu vực, và ở hai khu vực nghèo nhất thì chỉ có mối quan hệ một chiều từ tăng trưởng kinh tế đến phát triển tài chính.
  17. 12 Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu thực nghiệm Phương pháp và mục tiêu Tác giả Năm Đề tài nghiên cứu Kết quả nghiên cứu nghiên cứu Christopoulos 2004 Financial development and Tiến hành khảo sát mối quan Kết quả bài nghiên cứu ủng hộ and Tsionas economic growth: evidence hệ trong dài hạn giữa độ sâu cho giả thuyết có một mối from panel unit root and tài chính và tăng trưởng kinh quan hệ nhân quả một chiều từ cointegration tests tế thông qua kiểm định đơn vị độ sâu tài chính đối với tăng và phân tích đồng liên kết trên trưởng kinh tế. dữ liệu bảng. Waheed and 2010 Effects of Financial Sector’s Sử dụng phân tích xuyên quốc Phát triển tài chính khu vực là Younus Development and Financial gia để kiểm định ảnh hưởng tác động chủ yếu thúc đẩy Sector’s Efficiency on của tài chính khu vực và hiệu tăng trưởng kinh tế và hiệu Economic Growth: Empirical quả tài chính khu vực đối với quả của tài chính khu vực là Evidence from Developing tăng trưởng kinh tế ở các nước một tiềm lực quan trọng cho and Developed Countries. phát triển và đang phát triển. hiệu quả tăng trưởng kinh tế trong dài hạn của các nước.
  18. 13 Phương pháp và mục tiêu Tác giả Năm Đề tài nghiên cứu Kết quả nghiên cứu nghiên cứu Chee and Nair 2010 The Impact of FDI and Sử dụng mô hình FEM và Phát triển tài chính khu vực Financial sector developtment REM để phân tích tác động làm tăng đóng góp của FDI on Economic growth: của đầu tư trực tiếp nước đến việc thúc đẩy tăng trưởng Empirical evidence from Asia ngoài và phát triển tài chính kinh tế trong khu vực và có and Oceania. khu vực đến tăng trưởng kinh vai trò quan trọng như nhau ở tế dựa trên dữ liệu bảng. các nước phát triển và đang phát triển. Hassan et al 2011 Fianancial development and Sử dụng hồi quy bảng để phân Phát triển tài chính có vai trò economic growth: New tích vai trò của phát triển tài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. evidence from panel data. chính đối với tăng trưởng kinh Đồng thời tồn tại mối quan hệ tế. Đồng thời sử dụng mô hình nhân quả hai chiều giữa phát vector tự hồi quy để kiểm định triển tài chính và tăng trưởng mối quan hệ nhân quả giữa kinh tế trong ngắn hạn. phát triển tài chính và tăng trưởng kinh tế.
  19. 14 Phương pháp và mục tiêu Tác giả Năm Đề tài nghiên cứu Kết quả nghiên cứu nghiên cứu Giri and 2012 Financial Development and Sử dụng mô hình vector tự hồi Kết quả nghiên cứu ủng hộ Mohapatra Economic Growth: Evidence quy để kiểm định mối quan hệ quan điểm có mối quan hệ một from Indian Economy. giữa phát triển tài chính và chiều từ phát triển tài chính tăng trưởng kinh tế ở Ấn Độ. đến tăng trưởng kinh tế. Nyamongo et al 2012 Remittances, financial Sử dụng mô hình pooled Kiều hối là một nguồn lực development and economic regression, FEM và REM để quan trọng cho tăng trưởng growth in Africa. nghiên cứu vai trò của kiều kinh tế ở Châu Phi trong thời hối và phát triển tài chính đối kỳ nghiên cứu. Và phát triển với tăng trưởng kinh tế dựa tài chính có tác động thúc đẩy trên dữ liệu bảng. tăng trưởng kinh tế.
  20. 15 Phương pháp và mục tiêu Tác giả Năm Đề tài nghiên cứu Kết quả nghiên cứu nghiên cứu Ayadi et al 2013 Financial Development, Bank Sử dụng mô hình FEM và Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng Efficiency and Economic REM để nghiên cứu mối quan tín dụng cho khu vực tư có Growth across the hệ giữa phát triển tài chính mối tương quan âm với tăng Mediterranean. khu vực và tăng trưởng kinh tế trưởng kinh tế. Ngoài ra, tiền dựa trên dữ liệu bảng. gửi ngân hàng cũng có mối tương quan âm với tăng trưởng kinh tế. Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy quy mô, khả năng thanh toán của thị trường chứng khoán và đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng vai trò quan trọng và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước Địa Trung Hải.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2