intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:119

50
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản và đánh giá thực trạng sự phát triển thị trường bán lẻ của TP.HCM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cả mặt tích cực và những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế, luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở TP.HCM theo hướng tăng cường khả năng liên kết giữa các doanh nghiệp bán lẻ, cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN trên thị trường bán lẻ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- NGUYỄN THỊ NGỌC DIỄM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------- NGUYỄN THỊ NGỌC DIỄM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số : 60310102 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG AN QUỐC TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (GIAI ĐOẠN 2010 - 2015)” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Luận văn được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Hoàng An Quốc. Các số liệu và trích dẫn trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận văn không trùng với các công trình khoa học khác đã công bố. TP.HCM, ngày tháng năm 2017 Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Diễm
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG VÀ BIỂU PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 ..................................................................................................... 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ............... 1 1.1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ ......................... 1 1.1.1 Khái niệm bán lẻ và thị trường bán lẻ ............................................ 1 1.1.2 Vị trí, vai trò của thị trường bán lẻ ................................................. 3 1.1.3 Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển của thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng .......................................................... 8 1.1.4 Yêu cầu phát triển thị trường bán lẻ trong bối cảnh HNKTQT ..... 10 1.2 MỘT SỐ LÝ THUYẾT VÀ QUAN ĐIỂM VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ TRONG BỐI CẢNH HNKTQT ................................... 13 1.2.1 Một số lý thuyết về phát triển thị trường bán lẻ trong bối cảnh HNKTQT ................................................................................................ 13 1.2.2 Quan điểm của Đảng và Nhà Nước về phát triển thị trường bán lẻ trong bối cảnh HNKTQT......................................................................... 18 1.3 KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ TRONG BỐI CẢNH HNKTQT TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRONG NƯỚC ..................... 26 1.3.1 Kinh nghiệm phát triển thị trường bán lẻ tại các địa phương ........ 26 1.3.2 Những bài học rút ra cho TP.HCM .............................................. 29
  5. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ Ở TP.HCM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 ........................................................................................ 32 2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI TP.HCM ................... 32 2.1.1 Vai trò, vị trí của TP.HCM .......................................................... 32 2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội TP.HCM.............................................. 33 2.1.3 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại TP.HCM trong bối cảnh HNKTQT ................................................................................................ 36 2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG TIÊU DÙNG Ở TP.HCM ...................................................................................... 37 2.2.1 Đặc trưng thị trường bán lẻ ở TP.HCM........................................ 37 2.2.2 Thực trạng nhu cầu hàng hóa của dân cư TP.HCM ...................... 40 2.2.3 Thực trạng về cung ứng của thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở TP.HCM.................................................................................................. 42 2.2.4 Mạng lưới cung ứng hàng hóa của hệ thống bán lẻ ở TP.HCM .... 44 2.2.5 Chính sách phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở TP.HCM…. ............................................................................................. 46 2.3 KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ................... 50 2.3.1 Những kết quả đạt được ............................................................... 50 2.3.2 Một số hạn chế, bất cập và nguyên nhân ...................................... 59 CHƯƠNG 3 QUAN ĐIỂM, PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ Ở TP.HCM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ ........................................................................ 66 3.1 NHỮNG QUAN ĐIỂM CƠ BẢN ........................................................ 66 3.2 PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ TP.HCM TRONG BỐI CẢNH HNKTQT .............................................. 71 3.2.1 Phương hướng phát triển thị trường bán lẻ TP.HCM trong bối cảnh HNKTQT ................................................................................................ 71
  6. 3.2.2 Mục tiêu phát triển thị trường bán lẻ TP.HCM trong bối cảnh HNKTQT ................................................................................................ 76 3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ HÀNG TIÊU DÙNG TẠI TP.HCM TRONG BỐI CẢNH HNKTQT. ................................................................................................... 77 3.3.1 Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính sách ........................ 77 3.3.2 Nhóm giải pháp về khai thác và phát huy các nguồn lực .............. 84 3.3.3 Nhóm giải pháp về hoàn thiện và khai thác hợp lý cơ sở hạ tầng thương mại .............................................................................................. 87 3.3.4 Nhóm giải pháp về công tác quản trị của doanh nghiệp bán lẻ tại TP.HCM.................................................................................................. 88 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AEC : Cộng đồng kinh tế ASEAN AFTA : Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN APEC : Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á BTA : Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ CHTL : Cửa hàng tiện lợi DN : Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước ENT : Kiểm tra nhu cầu kinh tế FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài FMCG : Nhóm hàng tiêu dùng nhanh FTA : Khu vực mậu dịch tự do GRDP : Tổng sản phẩm nội địa tại TP.HCM HNKTQT : Hội nhập kinh tế quốc tế HTX : Hợp tác xã M&A : Việc mua bán và sáp nhập các DN trên thị trường NTD : Người tiêu dùng OECD : Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế ST : Siêu thị TFP : Năng suất các nhân tố tổng hợp TMĐT : Thương mại điện tử TPP : Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương TTTM : Trung tâm thương mại UBND : Ủy ban nhân dân WTO : Tổ chức thương mại thế giới
  8. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG VÀ BIỂU SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1: Các kênh lưu thông (phân phối) hàng hóa chủ yếu từ sản xuất đến tiêu dùng………………………………………………………………………...4 ***0*** BẢNG Trang Bảng 1.1: Mô hình Ansoft về phát triển thị trường.….………………….……17 Bảng 2.1: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành phân theo địa phương TP.HCM…………..……………….……….42 Bảng 2.2: Số lượng chợ có tại TP.HCM tính đến 31/12 hàng năm….…….…..45 Bảng 2.3: Số lượng siêu thị có tại TP.HCM tính đến 31/12 hàng năm ….……46 Bảng 2.4: Thu nhập bình quân và chi tiêu đời sống bình quân đầu người một tháng theo giá thực tế phân theo thành thị, nông thôn …………..……….……52 Bảng 2.5: Số lượng TTTM có tại TP.HCM tính đến 31/12 hàng năm…….…. 54 Bảng 2.6: Số lượng siêu thị Co-opmart tại các khu vực…………………...…..54 Bảng 2.7: Khảo sát mối quan tâm của NTD tại TP.HCM……………………..56 Bảng 2.8: Tổng mức bán lẻ hàng hóa tiêu dùng theo giá hiện hành phân theo loại hình kinh tế………………………………………………………………..58 Bảng 2.9: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa tiêu dùng theo giá hiện hành phân theo loại hình kinh tế…………………………………………………………..58 Bảng 2.10: Số DN bán lẻ đang hoạt động tại thời điểm 31/12/2014 phân theo loại hình DN.. …………………………………………………………………59
  9. ***0*** BIỂU Trang Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng GDP ở TP. HCM…………………………………..34 Biểu đồ 2.2: Số lượng siêu thị có tại TP.HCM so với cả nước qua các năm.…46 Biểu đồ 2.3: Dự kiến nhu cầu tuyển dụng theo trình độ tháng 9/2016…….…..50 Biểu đồ 2.4: Bảy nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng cao trong năm 2016…..50 Biểu đồ 2.5: Số lượng siêu thị của các hãng bán lẻ tại Việt Nam……………..53 Biểu đồ 2.6: Đánh giá về năng lực cạnh tranh của DN nội địa so với FDI từng khía cạnh……………………………………………………………………….57
  10. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, thị trường bán lẻ Việt Nam đã được hình thành về cơ bản và trong nhiều năm liên tiếp, thị trường bán lẻ Việt Nam luôn nằm trong top 10 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới. Nhìn chung, thị trường bán lẻ của chúng ta đang phát triển nhanh chóng, kết hợp được cả yếu tố truyền thống và hiện đại với sự tham gia của hầu hết các khu vực kinh tế. Theo báo cáo nghiên cứu về thị trường bán lẻ Việt Nam đến năm 2014 của Tổ chức tư vấn AT Kearney (Mỹ), thị trường bán lẻ Việt Nam - một thị trường đang phát triển với gần 90 triệu dân - được coi có mức tăng trưởng rất hấp dẫn (đến 23%/năm). Ở thời điểm này, dù mức tăng trưởng thực tế không cao đến như vậy nhưng hàng loạt nhà đầu tư ngoại đã và đang tiếp tục hành trình thâm nhập và chinh phục thị trường Việt Nam và điều này đã làm cho sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, gay gắt hơn giữa các DN nội với các tập đoàn nước ngoài trong bối cảnh thị trường bán lẻ của Việt Nam nói chung và của TP.HCM nói riêng tuy không còn non yếu nhưng vẫn chưa thật sự trưởng thành. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thị trường bán lẻ của Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như: Quy mô nhỏ, sức mua yếu, hiệu suất thấp, thị trường chủ yếu là bán lẻ truyền thống, bán lẻ hiện đại chỉ chiếm khoảng 20% trên cả nước, doanh nghiệp bán lẻ có sức cạnh tranh thấp và yếu về nhiều mặt và quan trọng nhất là các DN nội chưa liên kết với nhau để tạo ra tiếng nói chung, cùng xây dựng chiến lược chung về kế hoạch bán hàng, bởi vì phải có kế hoạch phát triển lâu dài, bền vững mới có thể đương đầu với các đối thủ nước ngoài. Hệ thống lưu thông hàng hóa chưa thực sự hiệu quả, tư duy nhận thức về lĩnh vực phân phối bán lẻ trong cơ chế thị trường hiện nay còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tham gia ký kết AFTA với các nước đối tác chiến lược, tham gia đàm phán hiệp định TPP và gần đây nhất, vào ngày 31/12/2015 Cộng đồng ASEAN chính thức
  11. được thành lập… đã mang lại nhiều cơ hội, nhưng cũng không ít thách thức lớn cho thị trường bán lẻ Việt Nam nói chung và của TP.HCM nói riêng. Chính điều này đặt ra thách thức trong việc quản lý Nhà nước nhằm đảm bảo cân bằng thương mại và phát triển ngành dịch vụ phân phối nói chung và hệ thống bán lẻ nói riêng của TP.HCM theo cơ chế kinh tế thị trường và theo hướng văn minh, hiện đại để đáp ứng tốt nhất yêu cầu phát triển của đất nước. Vậy, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp bán lẻ cần phải làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình, Nhà nước sẽ hỗ trợ, tạo điều kiện như thế nào nhằm giúp các doanh nghiệp bán lẻ hoạt động có hiệu quả theo hướng phát triển hiện đại, đồng thời thị trường bán lẻ TP.HCM cần phải làm gì để tăng cường sự liên kết giữa các nhà phân phối trong nước trước sự xâm nhập của các tập đoàn phân phối lớn nước ngoài? Cũng như trong quá trình chuyển từ hình thức bán lẻ truyền thống sang bán lẻ hiện đại thì bán lẻ truyền thống cần duy trì, kế thừa, cải tiến những yếu tố nào và bán lẻ hiện đại cần phát triển như thế nào để phù hợp với tình hình chung? …Để góp phần giải đáp những câu hỏi cấp bách đặt ra, tác giả chọn đề tài “Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng trên địa bàn TP.HCM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế “ làm Luận văn Thạc sĩ kinh tế của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Các nghiên cứu khoa học trong nước “Phân tích hiện trạng thị trường hàng hóa trên địa bàn TP.HCM”. (Năm 2012). Chuyên đề này đã nêu lên tổng quan về thị trường hàng hóa bình ổn trên địa bàn TP.HCM và phân tích hiện trạng của nó, tập trung nghiên cứu 09 nhóm mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, nằm trong Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm, gắn liền với đời sống hàng ngày của nhân dân Thành phố, gồm các mặt hàng cụ thể: gạo trắng thường, đường, dầu ăn, thịt heo, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, thủy hải sản, rau củ quả.. “Giải pháp thực hiện hiệu quả cam kết về mở cửa thị trường bán lẻ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”. (Tháng 2 năm 2013). Đề tài đã đi sâu nghiên
  12. cứu, phân tích thực trạng nhằm tìm ra những khó khăn tồn tại trực tiếp và gián tiếp tác động, cản trở quá trình thực thi cam kết từ phía các doanh nghiệp bán lẻ trong và ngoài nước, cũng như từ phía cơ quan QLNN. Để từ đó trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, xu hướng phát triển của bán lẻ hiện đại, … cũng như thực tiễn kinh nghiệm và một số quy định về mở cửa thị trường bán lẻ của một số nước trên thế giới ... đồng thời bám sát các mục tiêu mở cửa thị trường bán lẻ Việt Nam và bối cảnh, triển vọng phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng trong tương lai để đề xuất một số các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả cam kết WTO, mở đường cho ngành bán lẻ thành phố phát triển, hội nhập nhanh và sớm định vị trên bản đồ bán lẻ thế giới. “Hoàn thiện chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập”, Nguyễn Thanh Bình, Luận án Tiến sĩ, Viện Nghiên cứu Thương mại, năm 2013. Tác giả đã tổng kết thực trạng chính sách phát triển dịch vụ phân phối bán lẻ của Việt Nam thời gian từ năm 2001 đến nay, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những thành công và hạn chế, bất cập trong việc xây dựng và thực thi các chính sách phát triển DVPPBL hàng hóa ở Việt Nam, xác lập cơ sở thực tiễn cho các đề xuất hoàn thiện chính sách tới 2020. Bên cạnh đó, tác giả đề xuất hệ thống quan điểm, phương hướng hoàn thiện chính sách phát triển DVPPBL hàng hóa ở Việt Nam tới năm 2020, kiến nghị hoàn thiện chính sách hội nhập quốc tế mở cửa thị trường DVPPBL, chính sách phát triển mặt hàng và thị trường DVPPBL, chính sách phát triển thương nhân, phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực phân phối bán lẻ… “Phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn Việt Nam thời kỳ 2010 - 2020”, Phạm Hồng Tú, Luận án cấp tiến sĩ kinh tế, Viện Nghiên cứu Thương mại, năm 2013. Trên cơ sở cách tiếp cận mới về lý luận, luận án đã phân tích, đánh giá một cách khoa học thực trạng phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở nông thôn, các chính sách phát triển thị trường của Nhà nước
  13. trong những năm qua và chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân để làm cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu, đề xuất các giải pháp. “Phát triển hệ thống bán lẻ Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc”, Hồ Kim Hương, Luận án Tiến sĩ, Trường ĐH Kinh Tế - ĐHQGHN, năm 2015. Luận án phân tích và đánh giá khách quan về những kết quả đã đạt được cũng như những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân cần khắc phục trong phát triển hệ thống bán lẻ Việt Nam thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, qua đó đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển hệ thống bán lẻ của Việt Nam theo hướng ngày càng văn minh hiện đại, tăng cường khả năng liên kết và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ cũng như đưa ra những nhận định về bối cảnh phát triển của hệ thống bán lẻ Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Nghiên cứu về bán lẻ ở nước ngoài cũng đã có nhiều công trình đề cập đến trên nhiều khía cạnh và lĩnh vực. Có những công trình đề cập đến các vấn đề mang tính tổng quan, khái quát về ngành bán lẻ nói chung, điển hình như công trình nghiên cứu sau: AT Kearney: “Những cánh cửa hy vọng của bán lẻ toàn cầu – Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu 2009”. Tài liệu xếp hạng các thị trường bán lẻ trên thế giới dựa trên cơ sở đánh giá 4 nhóm chỉ tiêu để xác định chỉ số phát triển bán lẻ của từng quốc gia. 3. Mục tiêu đề tài và nhiệm vụ nghiên cứu  Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản và đánh giá thực trạng sự phát triển thị trường bán lẻ của TP.HCM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, cả mặt tích cực và những hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế, luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở TP.HCM theo hướng tăng cường khả năng liên kết giữa
  14. các doanh nghiệp bán lẻ, cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của các DN trên thị trường bán lẻ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.  Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản về thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở TP.HCM và những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển của thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở TP.HCM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; - Đánh giá những kết quả đạt được, phân tích và làm rõ những hạn chế, bất cập trong phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở TP.HCM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; - Đề xuất các quan điểm, phương hướng và các giải pháp để tiếp tục phát triển thị trường bán lẻ của TP.HCM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thị trường bán lẻ hàng hóa tiêu dùng ở TP.HCM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, bao gồm các vấn đề liên quan đến sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam nói chung và ở TP.HCM nói riêng, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ TP.HCM cũng như khả năng liên doanh liên kết giữa các nhà bán lẻ trong nước trước sự xâm nhập của các tập đoàn phân phối hàng đầu thế giới và vấn đề phát triển các loại hình bán lẻ Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng theo hướng kế thừa yếu tố truyền thống, kết hợp truyền thống với việc chuyển lên yếu tố hiện đại trong thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở TP.HCM.  Phạm vi nghiên cứu - Luận văn tập trung nghiên cứu thị trường bán lẻ hàng hóa tiêu dùng TP.HCM bao gồm cả loại hình bán lẻ truyền thống (chợ, các CH truyền thống) và các loại hình bán lẻ hiện đại (các ST, TTTM, CH tiện lợi…)
  15. - Phạm vi không gian: nghiên cứu thị trường bán lẻ hàng hóa tiêu dùng TP.HCM. Tuy nhiên, luận văn cũng nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường bán lẻ của một số TP lớn tại VN để đúc rút bài học kinh nghiệm cho TP.HCM. - Thời gian nghiên cứu: Tình hình phát triển thị trường bán lẻ TP.HCM từ năm 2010 đến năm 2015 và đề xuất giải pháp đến năm 2020. 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu - Phương pháp nghiên cứu chung: Phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp phân tích và tổng hợp. - Các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác: Ngoài các phương pháp trên đây, luận văn còn sử dụng một số các phương pháp khác đó là: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê - mô tả, … - Số liệu được sử dụng của luận văn chủ yếu là số liệu thứ cấp được tổng hợp, phân loại từ Tổng cục Thống kê, Niên giám Thống kê TP.HCM và các báo cáo có liên quan của của Đảng và Nhà nước, các báo cáo kinh tế - xã hội của các cơ quan ban ngành TP.HCM, các kết quả nghiên cứu đã công bố của các hội nghị, hội thảo, các cuộc điều tra, khảo sát và đề tài nghiên cứu khoa học do các tổ chức, cá nhân có liên quan trong và ngoài nước thực hiện,… 6. Tính mới và đóng góp của Luận văn Luận văn góp phần hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở TP.HCM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; tìm ra mặt tích cực và hạn chế trong thực trạng phát triển của thị trường bán lẻ tại TP.HCM để từ đó đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm phát triển thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng ở TP.HCM theo hướng ngày càng văn minh hiện đại, tăng cường khả năng liên kết và nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bán lẻ cũng như đưa ra những nhận định về thực trạng phát triển của thị trường bán lẻ TP.HCM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu và rộng. 7. Kết cấu của luận văn
  16. Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục sơ đồ, bảng, biểu đồ, nội dung của Luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển thị trường bán lẻ trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường bán lẻ ở TP.HCM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Chương 3: Quan điểm và giải pháp cơ bản phát triển thị trường bán lẻ TP.HCM trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
  17. 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ 1.1.1 Khái niệm bán lẻ và thị trường bán lẻ - Bán lẻ và bán lẻ hàng hóa Theo từ điển American Heritage định nghĩa: bán lẻ là bán hàng cho NTD, thường là với khối lượng nhỏ và không bán lại. Theo NAICS, US năm 2002, lĩnh vực bán lẻ (mã ngành 44-45) bao gồm những cơ sở kinh doanh bán lẻ hàng hoá (thường không có hoạt động chế biến) và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho bán hàng. Quá trình bán lẻ là khâu cuối cùng trong phân phối hàng hoá. Các nhà bán lẻ tổ chức việc bán hàng theo khối lượng nhỏ cho NTD. Nghị định số 23/2007/NĐ-CP về Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của DN có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cho rằng: Bán lẻ là hoạt động bán hàng hoá trực tiếp cho NTD cuối cùng. Bán lẻ liên quan đến quá trình bán hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng cho khách hàng thông qua nhiều kênh phân phối để kiếm được lợi nhuận. Những khái niệm trên đây đã xác định bán lẻ là: bán với khối lượng nhỏ; bán trực tiếp cho NTD; bán lẻ hàng hoá và các dịch vụ có liên quan; NTD mua để phục vụ cho nhu cầu của cá nhân và hộ gia đình, không dùng để kinh doanh (bán lại); không bao gồm tiêu dùng cho sản xuất (phân biệt giữa hàng tư liệu tiêu dùng và tư liệu sản xuất); bán lẻ là công đoạn cuối cùng trong khâu lưu thông để sản phẩm đến với NTD; bán lẻ tại một địa điểm cố định, hoặc không cố định và thông qua các dịch vụ khác.
  18. 2 Về bản chất, bán lẻ là một trong những hoạt động kinh tế của nền kinh tế và thuộc khu vực dịch vụ. Theo danh mục phân loại ngành dịch vụ của Tổ chức Thương mại thế giới, ngành dịch vụ phân phối bao gồm 4 phân ngành: đại lý; bán buôn; bán lẻ (bao gồm cả hoạt động bán hàng đa cấp); nhượng quyền thương mại. Ở VN, Nghị định 75/CP ngày 27/10/1993 về phân ngành kinh tế, bán lẻ thuộc ngành thương nghiệp, sửa chữa thiết bị - phân ngành cấp 1 và thuộc khu vực dịch vụ. Hiện nay, Quyết định số 10/2007/QĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 23/1/2007, bán lẻ thuộc phân ngành cấp 1 - Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác (nhóm G). Thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng Trong kinh tế học hiện đại, thị trường là tổng thể các quan hệ mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào. Khái niệm này cũng đúng với thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, trong khái niệm thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng, ngoại diên đã được thu hẹp và nội hàm được mở rộng hơn. Cụ thể, người bán là người bán lẻ, họ không chỉ bán hàng hóa mà còn cung cấp cho người người mua các dịch vụ hỗ trợ, bổ sung có liên quan đến hàng hóa; người mua là NTD cuối cùng, họ không chỉ mua hàng hóa mà còn quan tâm đến cả dịch vụ do người bán cung cấp; hàng hóa cũng được xác định cụ thể là những hàng hóa phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình. Thực tế, khi NTD thực hiện việc mua hàng hóa cũng đã bao gồm chi phí liên quan đến nhiều dịch vụ khác nhau được cung cấp bởi nhà phân phối. Theo Betancourt (2004) đã phân định các chi phí giao dịch liên quan đến các loại dịch vụ mà NTD phải gánh chịu thành 5 nhóm khác nhau, bao gồm: + Nhóm dịch vụ liên quan đến môi trường của địa điểm. “Môi trường của địa điểm” xác định mức chi phí tâm lý mà khách hàng phải gánh chịu do bản chất của môi trường bán lẻ. Có thể hiểu bản chất của loại dịch vụ này bằng ví dụ về sự khác biệt giữa dịch vụ cung cấp bởi một cửa hàng giảm giá và một cửa
  19. 3 hàng cao cấp. Sản phẩm bán tại cửa hàng cao cấp sẽ có mức giá cao hơn bởi phải mất chi phí cho các nguồn lực cần thiết để tạo ra một môi trường bán lẻ cao cấp, kể cả chi phí thuê địa điểm tại khu vực đắt đỏ hơn. + Nhóm dịch vụ thứ hai là dịch vụ phân loại sản phẩm (được cung cấp bởi nhà phân phối), có thể chia thành: phân loại theo chiều rộng (các dòng sản phẩm - product line) hoặc phân loại theo chiều sâu (các loại sản phẩm khác nhau trong cùng một dòng sản phẩm). + Nhóm dịch vụ thứ ba là sự tiện lợi của địa điểm. Đây là loại dịch vụ dễ định nghĩa và định lượng nhất. Sự tiện lợi ở đây, có thể hiểu đơn giản nhất, là khoảng cách đến cơ sở bán lẻ. Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí đi lại và thời gian của khách hàng cho hoạt động tiêu dùng và thanh toán. Một hệ thống bán lẻ có thể tăng cường sự tiện lợi cho khách hàng bằng cách thiết lập nhiều cơ sở bán lẻ trong cùng khu vực thị trường, tuy nhiên bố trí này cũng làm chi phí cao hơn so với việc vận hành một cơ sở bán lẻ duy nhất. + Nhóm dịch vụ thứ tư là sự bảo đảm về giao hàng, có thể chia ra thành hai loại: giao hàng tại thời điểm mong muốn và theo hình thức mong muốn. Giao hàng tại thời điểm mong muốn đạt được bằng cách tăng thời gian mở cửa hoặc cung cấp tín dụng. Giao hàng theo hình thức mong muốn bao gồm việc thực hiện các chức năng: chia lô hàng, chịu rủi ro thông qua bố trí chuyển giao quyền sở hữu hoặc cung cấp bảo hành. Nhóm dịch vụ thứ năm được cung cấp bởi các cơ sở bán lẻ là thông tin về giá cả, sự sẵn có và các đặc điểm khác của hàng hóa, dịch vụ cung cấp, kể cả thông tin về chính cơ sở bán lẻ. Việc cung cấp dịch vụ này sẽ dẫn đến gia tăng chi phí đối với hệ thống bán lẻ, nhưng mặt khác làm giảm chi phí về tìm kiếm thông tin, giảm mức độ rủi ro cho khách hàng. [2] Việc phân loại các nhóm dịch vụ và chi phí liên quan nêu trên đây làm rõ hơn bản chất của giao dịch mua – bán trên thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng về phương diện dịch vụ bán lẻ giữa người mua và người bán trên thị trường bán lẻ. 1.1.2 Vị trí, vai trò của thị trường bán lẻ
  20. 4 1.1.2.1 Vị trí của thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng Trước hết, trong nền kinh tế, thị trường bán lẻ là thị trường trong lĩnh vực dịch vụ phân phối, có vị trí kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng. Đồng thời, thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng là một thị trường thuộc khu vực dịch vụ của nền kinh tế, nó tồn tại và phát triển song hành với các thị trường hàng hóa tiêu dùng. Trên thị trường bán lẻ hàng tiêu dùng, các dịch vụ hỗ trợ, bổ sung luôn gắn liền với từng loại hàng hóa khác nhau. Thứ hai, thị trường bán lẻ là thị trường mà ở đó kết thúc quá trình lưu thông của hàng hoá, hàng hoá đi vào lĩnh vực tiêu dùng và giá trị hàng hoá được thực hiện đầy đủ. Trong ngành dịch vụ phân phối, các phân ngành dịch vụ có thể thiết lập mối liên kết với nhau để hình thành các kênh phân phối hàng hóa từ sản xuất đến tiêu dùng. Sơ đồ 1.1. Các kênh lưu thông (phân phối) hàng hóa chủ yếu từ sản xuất đến Kênh Người tiêu dùng Người trực tiếp sản tiêu (1) xuất dùng Kênh Người Người Người ngắn sản bán lẻ tiêu (2) xuất dùng Kênh Người Người Người Người trung sản bán bán lẻ tiêu bình (3) xuất buôn dùng Kênh dài Người Đại lý Người Người Người (4) sản môi bán bán lẻ tiêu xuất giới buôn dùng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2