intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ Ngân sách Nhà nước của tỉnh Nghệ An

Chia sẻ: Chuheodethuong10 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

27
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ Ngân sách Nhà nước của tỉnh Nghệ An" là đề xuất định hướng và một số giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện QLNN về xây dựng hạ tầng giao thông, chủ yếu là hạ tầng giao thông đường bộ từ NSNN của tỉnh Nghệ An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ Ngân sách Nhà nước của tỉnh Nghệ An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ---------------------------- NGUYỄN ĐÌNH HIẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ---------------------------- NGUYỄN ĐÌNH HIẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH NGHỆ AN CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ : 8310110 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS,TS. NGUYỄN HOÀNG HÀ NỘI, NĂM 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi. Các số liệu trong luận văn là trung thực. Kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Đình Hiến
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình của các Thầy, Cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp. Với tấm lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, thầy cô giáo trường Đại học Thương Mại Đặc biệt xin chân thành cảm ơn PGS,TS. Nguyễn Hoàng đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn Nguyễn Đình Hiến
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................... vi DANH MỤC BẢNG ................................................................................................vii DANH MUC HÌNH .................................................................................................vii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1:................................................................................................................. 13 CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG HẠ TẦNG ........ 13 GIAO THÔNG TỪ NGÂN SÁCH CẤP TỈNH .................................................... 13 1. 1. Khái quát chung về hạ tầng giao thông và quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách nhà nước của tỉnh.................................................................................. 13 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản có liên quan ....................................................................... 13 1.1.2. Đặc điểm của hạ tầng giao thông ............................................................................... 13 1.1.3. Vai trò của hạ tầng giao thông trong phát triển kinh tế xã hội .................................. 16 1.2. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ nguồn ngân sách nhà nước ..................................................................................................................................... 17 1.2.1. Khái niệm và yêu cầu quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh ................................................................................................................. 17 1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách nhà nước của tỉnh ....................................................................................................................................... 19 1.2.3. Tiêu chí đánh giá kết quả quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách nhà nước cấp tỉnh ......................................................................................................... 28 1.3. Những yếu ảnh hưởng đến quản lý xây dựng hạ tầng giao thông bằng NSNN. ........... 32 1.3.1. Yếu tố chủ quan ......................................................................................................... 32 1.3.2. Nguyên nhân khách quan ........................................................................................... 35 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH NGHỆ AN ..................................................................................................... 37
  6. iv 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng hạ tầng giao thông từ nguồn NSNN của tỉnh Nghệ An ............................................................................ 37 2.1.1. Giới thiệu khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An .............. 37 2.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách Nhà nước của tỉnh Nghệ An ........................................................................................................................ 39 2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ Ngân sách Nhà nước của tỉnh Nghệ An ................................................................................................................. 45 2.2.1. Hệ thống hạ tầng giao thông của tỉnh Nghệ An ......................................................... 45 2.2.2.Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách Nhà nước của tỉnh Nghệ An ................................................................................................................. 46 2.3. Đánh giá chung ............................................................................................................. 62 2.3.1. Kết quả đạt được ........................................................................................................ 62 2.3.2. Những hạn chế ........................................................................................................... 65 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................................... 68 CHƯƠNG 3:ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG HẠ TẦNG GIAO THÔNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH NGHỆ AN ........................................................ 72 3.1. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách nhà nước tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020 – 2025 .......................................................... 72 3.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển hạ tầng giao thông tỉnh Nghệ An giai đoạn 2020 – 2025 ..................................................................................................................................... 72 3.1.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách nhà nước tại tỉnh Nghệ An ........................................................................................... 74 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ Ngân sách Nhà nước của tỉnh Nghệ An ........................................................................................ 76 3.2.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông ... 76 3.2.2. Nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về tầm quan trọng của quy hoạch và xây dựng hạ tầng giao thông....................................................................................................... 79 3.2.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy và nâng cao năng lực cán bộ quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách nhà nước .......................................................................... 81
  7. v 3.2.4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách nhà nước .............................................................................................................. 84 3.2.5. Đẩy mạnh các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng trong xây dựng các công trình giao thông .................................................................................................................... 87 3.3. Một số ý kiến với hệ thống quản lý nhà nước và TW ........................................ 88 3.3.1. Kiến nghị hoàn thiện hệ thống pháp luật về đất đai ........................................ 88 3.3.2. Kiến nghị hoàn thiện hệ cơ chế chính sách quản lý xây dựng hạ thồng giao thông .......................................................................................................................... 89 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 92 PHỤ LỤC ................................................................................................................. 94
  8. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Nguyên nghĩa NSNN Ngân sách nhà nước BGTVT Bộ Giao thông vận tải QLDA CTGT Quản lý dự án công trình giao thông BXD Bộ Xây dựng CTGT Công trình giao thông HTGT Hạ tầng giao thông GPMB Giải phóng mặt bằng GTVT Giao thông vận tải KCHT Kết cấu hạ tầng KSTK Khảo sát thiết kế HĐKT Hợp đồng kinh tế HTGT Hạ tầng giao thông HSMT Hồ sơ mời thầu KHĐT Kế hoạch đầu tư KHTH Kế hoạch tổng hợp KTXH Kinh tế xã hội MB Mặt bằng QL Quản lý QLCL Quản lý chất lượng QLDA Quản lý dự án QĐ Quyết định UBND Uỷ ban nhân dân TCKT Tài chính kế toán TDT Tổng dự toán TMĐT Tổng mức đầu tư XDCB Xây dựng cơ bản DA Dự án
  9. vii DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Thu thập dữ liệu và thông tin thứ cấp ........................................................... 9 Bảng 2.1: Thống kê hiện trạng mạng lưới giao thông của tỉnh Nghệ An hiện nay .46 Bảng 2.2: Kế hoạch đầu tư xây dựng HTGT trung hạn giai đoạn 2018-2020 ngành giao thông vận tải tỉnh Nghệ An ...............................................................................52 DANH MUC HÌNH Hình 2.1: Quy trình quản lý nhà nước trong lập kế hoạch đầu tư đầu tư xây dựng HTGT từ nguồn vốn ngân sách tỉnh Nghệ An ..........................................................51 Hình 2.2: Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách nhà nước ....................................................................................62
  10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Hệ thống giao thông vận tải được ví như mạch máu trong cơ thể, nền kinh tế của mỗi quốc gia muốn phát triển ổn định thì vấn đề phát triển mạng lưới GTVT có ý nghĩa quan trọng. Hơn 35 năm đổi mới và phát triển, ở cấp quốc gia mạng lưới GTVT đã xây dựng mới và nâng cấp được nhiều công trình giao thông quan trọng như sân bay, bến cảng và các tuyến quốc lộ huyết mạch là yếu tố căn bản góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội đất nước và mở rộng giao lưu với nước ngoài. Ở cấp địa phương, chính quyền cấp tỉnh/thành phố qua các nhiệm kỳ đều coi phát triển xây dựng hạ tầng giao thông là nhiệm vụ quan trọng với những định hướng, mục tiêu cụ thể. Một mặt để kết nối với mạng lưới giao thông quốc gia và mặt khác kết nối với các địa phương trong tỉnh/thành phố tạo đà phát triển kinh tế - xã hội. Nghệ An là tỉnh có vị trí trung tâm kinh tế giao thương quốc tế của vùng Bắc Trung Bộ, cửa ngõ quan trọng của vùng Trung Thượng Lào, Đồng Bắc Thái Lan vào miền Trung và Việt Nam. Với sự nỗ lực vượt bậc, trong 5 năm qua, kinh tế Nghệ An phát triển khá nhanh, toàn diện, theo hướng bền vững. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân giai đoạn 2016 - 2020 ước đạt 7,2%. GRDP bình quân đầu người năm 2020 ước đạt 44,01 triệu đồng, tăng gần gấp 1,5 lần so với năm 2015; dự kiến đến cuối năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm xuống còn 3%; Thu ngân sách hàng năm tỉnh Nghệ An đều đạt và vượt dự toán được giao, năm 2015: 8.717 tỷ đồng; năm 2016: 11.791 tỷ đồng; năm 2017: 12.959 tỷ đồng; năm 2018: 14.066 tỷ đồng; năm 2019: 16.609 tỷ đồng; dự kiến năm 2020 đạt khoảng 17.500 tỷ đồng; xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả khả quan. Để đạt dược những kết quả đó chính quyền tỉnh Nghệ An đã luôn chủ trương ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, đáp ứng yêu cầu GTVT đi trước “mở đường” để tạo tiền đề thúc đẩy kinh tế phát triển nhờ đó tỉnh Nghệ An đã hình thành mạng lưới giao thông gắn kết giữa giao thông quốc gia và giao thông địa phương xuống tận huyện, xã kết hợp với chương trình xây dựng nông thôn mới…hệ thống giao thông của tỉnh có sự thay đổi số lượng và chất lượng được đảm bảo.
  11. 2 Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ NSNN tại tỉnh Nghệ An còn những bất cập. Một mặt, về phía vĩ mô hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách còn chồng chéo, thiếu đồng bộ. Mặc khác, ở cấp tỉnh tuy được phân cấp mạnh về quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng từ NSNN. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện đang bộc lộ những bất cập trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch, triển khai thực hiện, quản lý giám sát,…dẫn đến những sai sót, lãng phí, thất thoát, kể cả lợi dụng bất cập trong quản lý để trục lợi cá nhân…làm suy giảm chất lượng các công trình, dự án, làm giảm hiệu lực và hiệu quả của quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ NSNN. Từ thực tế đó, tác giả chọn đề tài “Quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ Ngân sách Nhà nước của tỉnh Nghệ An” làm luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế của mình. 2. Một số công trình có liên quan đến đề tài Quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ NSNN đến nay đã có nhiều nghiên cứu được công bố dưới các hình thức như: Nghiên cứu khoa học, luận án, luận văn, sách, giáo trình, tạp chí chuyên đề…có thể liệt kê một số như sau: Trần Thị Quỳnh Như (2012), “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng giao thông đường bộ khu vực duyên hải Nam Trung Bộ” Luận án tiến sỹ quản lý xây dựng, Đại học Giao thông vận tải. Luận án đi sâu nghiên cứu về hiệu quả đầu tư, trong đó đưa ta một số quan điểm phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của đầu tư giao thông đường bộ, nêu những nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của giao thông đường bộ trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ. Nguyễn Hải Hưng (2013), “Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ NSNN tại tỉnh Quảng Bình”, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Kinh tế Huế. Trên cơ sở tổng quan lý luận thực tiễn, luận văn đã phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ NSNN, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông từ NSNN tại tỉnh Quảng Bình. Ngoài dữ liệu thứ cấp, luận văn còn điều
  12. 3 tra, phỏng vấn các doanh nghiệp xây dựng, các ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, các đơn vị hưởng lợi trên địa bàn như: UBND các huyện, thành phố trên địa bàn, các chuyên gia, các cán bộ quản lý công tác trong lĩnh vực đầu tư nói chung trên địa bàn tỉnh, thông qua phiếu điều tra. Nguồn tài liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thực hiện với 150 phiếu điều tra phát ra cho 30 đơn vị cơ sở là các đơn vị đã thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, quản lý dự án và hưởng lợi từ các dự án. Sử dụng phần mềm SPSS 11.5 để tập hợp dữ liệu điều tra nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý vốn đầu tư từ NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, luận văn mới dừng lại ở công tác quản lý vốn đầu tư hạ tầng giao thông chưa đi sâu và phân tích rộng hơn đối với quản lý đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông về quy hoạch, tổ chức và phối hợp thực hiện với các doanh nghiệp trong quá trình triển khai thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông của tỉnh Quảng Bình. Hồ Thị Hương Mai (2015), “Quản lý nhà nước vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị Hà Nội.” Luận án tiến sỹ, Trường Học viện chính trị quốc gia. Tác giả đã nghiên cứu quy trình quản lý nhà nước về vốn đầu tư từ NSNN cấp Thành phố (từ lập kế hoạch vốn, huy động vốn, phân bổ, thanh quyết toán và kiểm tra, giám sát vốn) trong phát triển mới kết cấu hạ tầng giao thông và đường sắt đô thị Hà Nội. Thực trạng quản lý nhà nước về vốn đầu tư trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội được khảo sát trong khoảng thời gian từ 2008 – 2013, đề xuất giải pháp đến năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2030. Tác giả cũng tiến hành phát phiếu điều tra xã hội học và phỏng vấn 80 người với 3 đối tượng là cán bộ quản lý nhà nước ở các sở, ban ngành thành phố, các chủ đầu tư cả chủ thầu công trình giao thông đô thị Hà Nội có sử dụng vốn từ NSNN; các chuyên gia, các Nhà khoa học trong ngành. Tuy nhiên, luận án chưa đề cập đến kết cấu hạ tầng giao thông nói chung mà chỉ đi sâu vào phân tích đánh giá hạ tầng giao thông đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nguyễn Tuấn Dũng (2015), “Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã nêu lên được cơ sở lý luận về
  13. 4 quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN trên địa bàn cấp tỉnh/thành phố; phân tích thực trạng để đưa ra các giải pháp quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản của tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên, các giải pháp đưa ra lại mang tính tổng quát, chưa đi vào chi tiết các nội dung cụ thể trong quy trình quản lý chi. Vương Thị Thành Hưng (2015), “Quản lý dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ tại Ban Quản lý dự án công trình giao thông Nghệ An”. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học quốc gia Hà Nội. Luận văn đã đưa ra các lý luận về quản lý dự án công trình giao thông như: các khái niệm, nội dung quản lý dự án, các công cụ quản lý dự án, các nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý dự án, các tiêu chí đánh giá công tác quản lý dự án. Nêu thực trạng và đánh giá công tác quản lý dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ tại Ban QLDA Công trình giao thông Nghệ An trong những năm qua. Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản lý các dự án xây dựng công trình giao thông đường bộ tại Ban QLDA Công trình giao thông Nghệ An trong thời gian tới. Tuy nhiên, cách tiếp cận phương pháp nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở tài liệu thứ cấp mà chưa sử dụng đến điều tra khảo sát, phỏng vấn – tài liệu sơ cấp để từ đó đánh giá sát với thực tế hơn nữa. Nguyễn Hoài Sơn (2017), “Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Thương mại. Nội dung luận văn đã hệ thống hóa có sở lý luận và phân tích thực tế quản lý, sử dụng nguồn vốn NSNN cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn tại huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Từ nghiên cứu thực trạng, tác giả luận văn đã đề xuất 5 nhóm giải pháp quản lý hiệu quả vốn NSNN cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn trên địa bàn huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Tuy nhiên, trong nội dung chương 3 phần giải pháp tác giả chưa đưa ra hết được các giải pháp khắc phục những tồn tại còn hạn chế để từ đó hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông trên địa bàn huyên Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang. Nguyễn Đình Thông (2020), “Quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Báo Nhân Dân ở khu vực phía Bắc”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Thương
  14. 5 mại. Nội dung luận văn đã hệ thống hóa các lý luận liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của cơ quan Báo Nhân Dân từ nguồn vốn NSNN theo quy định của Luật đầu tư công Trung hạn giai đoạn 2021 – 2025; đánh giá được thực trạng quản lý đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các dự án tiêu biểu của Báo Nhân Dân ở khu vực phía Bắc để rút ra được những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế từ đó tác giả đưa ra sáu giải pháp như: Hoàn thiện công tác lập dự án, lập kế hoạch nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản để đáp ứng cơ sở hạ tầng; nâng cao chất lượng thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ bản; hoàn thiện công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu; nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; đẩy nhanh công tác quyết toán, thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát các dự án. Tuy nhiên, tác giả chỉ dừng lại ở phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp, chưa sử dụng tài liệu sơ cấp nên việc phân tích thực trạng và đưa ra các giải pháp chưa cập nhật được tính thời sự tại thời điểm hiện tại. Đặng Tiến (2020), “Xây dựng hạ tầng giao thông bằng vốn ngân sách” bài viết đăng trên tạp chí Tài chính Việt Nam. Trong nghiên cứu của mình tác tác đã nhấn mạnh, đầu tư có chọn lọc để lựa chọn những dự án thiết yếu Thời gian gần đây, nhiều địa phương đã có văn bản xin đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Việc phát triển hạ tầng giao thông để phát triển kinh tế là cần thiết, nhưng cần phải đầu tư có chọn lọc để lựa chọn những dự án, công trình thiết yếu phục vụ thiết thực cho người dân. Việc đầu tư phải chọn những dự án, công trình thiết yếu nếu không sẽ dẫn đến gánh nặng cho đầu tư công. Nếu ngân sách dư giả (bội thu) thì chúng ta có thể triển khai đường cao tốc, sân bay, đường sắt tốc độ cao, đường sắt trên cao… bởi đây là việc cần phải làm đối với một xã hội phát triển. Nhưng hiện nay ngân sách đang còn eo hẹp buộc chúng ta phải có tính toán và lựa chọn kỹ, không thể đầu tư dàn trải, hiệu quả đầu tư không cao mà có thể dẫn đến thất thoát và lãng phí. Trần Anh Phương (2021), “Quản lý nguồn lực tài chính đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông ở Việt Nam”, Bài viết đăng trên tạp chí Công Thương.
  15. 6 Trong nghiên cứu của mình tác giả đã đề cập đến vấn đề: Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đã xác định phát triển cơ sở hạ tầng là một trong ba trụ cột chính nhằm hỗ trợ để đạt được mục tiêu hướng nền kinh tế tới phát triển bền vững. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải là một trong những nội dung chủ chốt và để phát triển, cần một nguồn lực tài chính rất lớn. Chính vì vậy, quản lý nguồn lực tài chính cho đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông là một vấn đề luôn được các nhà quản lý quan tâm. Duy Anh (2021), “Nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước”. Bài viết đăng trên báo điện tử Bắc Cạn. Trong nghiên cứu của mình tác giả đã đề cập đến vấn đề: Ngay sau khi ban hành Đề án, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp của Đề án, đưa nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo công tác đầu tư xây dựng vào chương trình, kế hoạch công tác thường xuyên của các cấp ủy, chính quyền cơ quan, đơn vị, địa phương. Các cấp, các ngành và các địa phương tích cực, chủ động trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công, tập trung vào giải quyết các khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án cũng như giải ngân vốn xây dựng cơ bản. Việc xây dựng kế hoạch thực hiện cơ bản được đồng bộ, thống nhất và sát với tình hình thực tế địa phương. Theo đánh giá của UBND tỉnh, qua 4 năm triển khai thực hiện Đề án, công tác quản lý đầu tư trên địa bàn tỉnh ngày càng đảm bảo tập trung, đồng bộ, chất lượng, hiệu quả, đồng thời đảm bảo công khai, minh bạch, phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và khả năng cân đối nguồn lực của tỉnh. Cùng với kết quả đầu tư từ những năm trước, trong giai đoạn 2016 - 2020, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục được đầu tư xây dựng ngày càng đồng bộ, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh Trần Kim Chung “Giải pháp vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng gắn với tái cơ cấu đầu tư”, bài viết đăng trên Tạp chí Tài chính kỳ 1, số tháng 3/2017. Tác giả bài viết khẳng định: Kết cấu hạ tầng vật chất kỹ thuật (đường sá, sân bay, bến cảng, hệ thống thông tin liên lạc) có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội
  16. 7 đất nước. Phát triển KCHT là một nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế quốc dân. Để phát triển KCHT đồng bộ và hiện đại phải trải qua nhiều thời gian, giai đoạn và cần rất nhiều vốn. Vì vậy, nhà nước phải có cơ chế, chính sách để đa dạng hóa nguồn vốn cho phát triển KCHT. Đồng thời, bài nghiên cứu cũng đề xuất các giải pháp tạo nguồn vốn cho phát triển KCHT giai đoạn 2016-2020. Tuy nhiên, các giải pháp truyền thống về tăng các yếu tố nguồn đầu tư công hiện đang gặp trở ngại do NSNN không đủ để đáp ứng nhu cầu mở rộng đầu tư KCHT. Từ đó, đề xuất nguồn đầu tư KCHT trong giai đoạn tới phải hướng đến các nguồn vốn trong nước khác và vốn nước ngoài với các hình thức đa dạng, phong phú. Thông qua tổng quan các công trình nghiên cứu, tác giả đã tìm ra được các luận cứ khoa học làm nền tảng cho việc triển khai các luận điểm của mình và tìm ra được các hạn chế, khoảng trống mà các công trình trước chưa phát hiện, chưa nghiên cứu để tiếp tục nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu trên đã phân tích và đánh giá các ưu điểm và những tồn tại trong công tác quản lý về đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng giao thông tại các địa phương khác nhau, thông qua đó để xác định được các nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp áp dụng cho địa phương đó. Các nghiên cứu trên đã có những đóng góp nhất định, giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn rõ hơn về thực trạng, những kết quả, những yếu kém, tồn tại trong công tác quản lý về xây dựng hạ tầng giao thông tại các địa phương khác nhau. Tuy nhiên, mỗi địa phương có những đặc thù và có những hạn chế khác nhau trong công tác quản lý vì vậy giải pháp đưa ra trong mỗi đề tài nghiên cứu được áp dụng cá biệt cho địa phương được nghiên cứu. Mặt khác, cho đến thời điểm hiện nay chưa có công trình nghiên cứu nào đối với quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông của tỉnh Nghệ An để đưa ra những đánh giá mang tính sát thực và có ý nghĩa thực tế. Cụ thể những nội dung trong quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông như: Ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách nhà nước. Tổ chức bộ máy quản lý về xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách nhà nước. Thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng hạ tầng giao thông từ ngân sách Nhà nước chưa
  17. 8 được đề cập một cách rõ ràng cụ thể trong những nghiên cứu trên. Chính vì thế việc nghiên cứu đề tài này là cấp thiết và có tính mới, không trùng lặp với những nghiên cứu trước đó. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất định hướng và một số giải pháp khả thi nhằm hoàn thiện QLNN về xây dựng hạ tầng giao thông, chủ yếu là hạ tầng giao thông đường bộ từ NSNN của tỉnh Nghệ An. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn cần giải quyết 3 nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết QLNN về xây dựng hạ tầng giao thông từ NSNN. - Phân tích và đánh giá thực trạng QLNN về xây dựng hạ tầng giao thông từ NSNN. Để rút ra được thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế - Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ NSNN của tỉnh Nghệ An. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến hoạt động QLNN về xây dựng hạ tầng giao thông. Do đặc thù tỉnh Nghệ An chủ yếu là đường bộ nên luận văn tập trung chủ yếu vào nội dung QLNN về hạ tầng giao thông đường bộ từ NSNN tỉnh Nghệ An. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Nội dung luận văn tập trung nghiên cứ QLNN về xây dựng hạ tầng giao thông nói chung và hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng từ NSNN của tỉnh Nghệ An như: Xây dựng quy hoạch, kế hoach; ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; tổ chức bộ máy quản lý và công tác thanh tra, kiểm tra giám sát của nhà nước.
  18. 9 - Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ NSNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018 – 2020 và các giải pháp được đề xuất trong luận văn đến năm 2025. - Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Thu thập dữ liệu tài liệu thứ cấp từ các báo cáo thống kê, tổng hợp về xây dựng hạ tầng giao thông từ NSNN của tỉnh Nghệ An: Cục Thống kê; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở GTVT; KBNN; Sở Tài chính; Ban QLDA đầu tư xây dựng... Các số liệu và tình hình phát triển kinh tế xã hội từ niên giám thống kê của tỉnh qua các năm tại Cục thống kê tỉnh Nghệ An. Các sách; báo; giáo trình; luận án, luận văn, nghiên cứu khoa học,….tài liệu liên quan đến nội dung luận văn đã được công bố. Bảng 1: Thu thập dữ liệu và thông tin thứ cấp Thông tin Loại tài liệu Nguồn thu thập Cơ sở lý luận của đề tài, các số - Các bài báo từ các tạp chí, sách liệu, dẫn chứng về QLNN về giáo trình, bài báo khoa học có liên xây dựng hạ tầng giao thông từ Internet; quan tới đề tài; NSNN. Các công trình nghiên Sách, báo và các tài - Các tài liệu từ các website; cứu QLNN về xây dựng hạ liệu có liên quan. - Các luận văn liên quan đến đề tài tầng giao thông từ NSNN đã nghiên cứu. được công bố. - Báo cáo thống kê, tổng hợp về xây dựng hạ tầng giao thông từ NSNN HĐND; Số liệu về xây dựng hạ tầng của tỉnh Nghệ An; UBND; giao thông từ NSNN tại địa - Các Nghị quyết, quyết định, thông Cục thống kê; bàn nghiên cứu, trong giai tư về QLNN về XD hạ tầng giao Sở Nội vụ tỉnh Nghệ đoạn 2018 - 2020 thông từ NSNN của tỉnh; An. - Báo cáo tình hình phát triển kinh tế -
  19. 10 xã hội tỉnh Nghệ An. Nguồn: Tác giả tổng hợp - Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp + Đối tượng điều tra bao gồm: Các cán bộ quản lý, chuyên viên thuộc các cơ quan QLNN của tỉnh Nghệ An như: Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính, Thanh tra tỉnh, các Ban QLDA đầu tư thuộc tỉnh; các cán bộ của chủ đầu tư, nhà thầu xây lắp, tư vấn xây dựng,... đã và đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Nghệ An. + Phương pháp điều tra: Bằng phiếu hỏi với 12 câu hỏi, chủ yếu là câu hỏi đóng về những nội dung liên quan đến QLNN về xây dựng hạ tầng giao thông từ NSNN của tỉnh Nghệ An. Trong quá trình tiến hành điều tra xã hội học, tác giả đã phát ra 92 phiếu, do tình hình dịch bệnh Covid 19 nên chỉ thu về được 76 phiếu với đối tượng trả lời có độ tuổi từ 22 đến trên 65 tuổi, trong đó có 58 nam và 18 nữ; trình độ đại học 30 người, trên đại học là 39 người và dưới đại học là 7 người; cán bộ lãnh đạo, quản lý là 41 người, nhân viên trực tiếp làm chuyên môn là 35 người. Với đối tượng điều tra như trên, kết quả điều tra xã hội học của tác giả là đáng tin cậy và có cơ sở thực tiễn cho các đánh giá trong luận văn dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và black, 1998; Cormey, 1973; Roger, 2006 vào lý thuyết cơ bản của thống kê, khi đảm bảo số lượng phiếu hợp lệ tối thiểu lớn hơn 30 phiếu. Kích thước mẫu điều tra được xác định theo công thức: n= 5*m Trong đó: m là số lượng câu hỏi trong bảng hỏi; n tổng số phiếu Thời gian khảo sát: Tháng 4 năm 2021. Số phiếu thu về: Tổng số phiếu phát ra là 92 phiếu, do ảnh hưởng dịch nên tổng số phiếu thu về là 76 phiếu, Số phiếu không hợp lệ: Không có. Quy trình khảo sát: Bước 1: Thiết kế phiếu điều tra theo tiêu chí đánh giá quản lý thu NSNN. Trong đó có các câu hỏi mở và các câu hỏi đóng với các ý trả lời có sẵn. Bước 2. Gửi phiếu đến các đối tượng cần điều tra
  20. 11 Bước 3. Thu phiếu điều tra và sử lý làm sạch phiếu kết hợp nhập số liệu để phân tích đánh giá. - Phương pháp tổng hợp xử lý dữ liệu: Tác giả sẽ tổng hợp các kết quả phân tích theo các vấn đề thuộc nội dung QLNN về xây dựng HTGT từ NSNN của tỉnh và đánh giá hiệu quả việc thực hiện các nội dung quản lý tại tỉnh Nghệ An. Các tài liệu được thu thập sẽ được tác giả hệ thống hóa theo danh mục, chọn lọc và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên liên quan đến nội dung thực hiện của đề tài. Các bước tính toán được thực hiện trên phần mềm Microsoft Excel. - Phương pháp phân tích, xử lý dữ liệu + Phương pháp thống kê mô tả: Dựa trên các dữ liệu thống kê, số liệu mô tả sự biến động cũng như những thay đổi về số liệu... Phương pháp này sử dụng để mô tả thực trạng công tác quản lý nhà nước về xây dựng hạ tầng giao thông từ NSNN. + Phương pháp tổng hợp: Những vấn đề sẽ được phân tích theo nhiều góc độ khác nhau, phân tích từng chỉ tiêu rồi tổng hợp lại lôgic với nhau. Phân tích thực trạng QLNN về xây dựng hạ tầng giao thông từ NSNN tỉnh Nghệ An và qua đó chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, những hạn chế, tồn tại của công tác xây dựng hạ tầng giao thông từ NSNN nhằm đề xuất những giải pháp có tính khả quan để giải quyết, khắc phục những hạn chế, tồn tại. + Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sử dụng trong quá trình phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về xây dựng hạ tầng giao thông từ NSNN tỉnh Nghệ An qua các năm. Tiến hành so sánh, nếu quá trình thực hiện nhiệm vụ QLNN về xây dựng hạ tầng giao thông từ NSNN tỉnh Nghệ An giai đoạn nghiên cứu. Từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá tạo cơ sở cho các phương pháp phân tích, tổng hợp. + Phương pháp quy nạp diễn dịch: Luận văn sử dụng phương pháp quy nạp, diễn dịch để đưa ra những đánh giá mang tính tổng quát về thực trạng ở địa phương và từ đó đề ra những giải pháp hoàn thiện QLNN về xây dựng hạ tầng giao thông từ NSNN trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2