intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Ninh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

54
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn hướng tới việc đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nợ xấu, kiểm soát tỷ lệ nợ xấu trong ngưỡng cho phép, từ đó, đạt được môi trường an toàn trong giao dịch tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Ninh trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Ninh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI ------------------------- TRỊNH NGỌC KHA QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC NINH LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ HÀ NỘI, NĂM 2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI ------------------------- TRỊNH NGỌC KHA QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH BẮC NINH CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ MÃ SỐ : 834.04.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS. LÊ THỊ KIM NHUNG HÀ NỘI, NĂM 2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Luận văn: “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Ninh” được tôi nghiên cứu, học tập tại khoa Sau Đại học - Trường đại học Thương Mại và thực tế kinh doanh tại Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Ninh trong giai đoạn 2016 – 2019. Tôi cam kết mọi vấn đề được nêu, giải pháp được đề xuất và các kiến nghị trong luận văn là hoàn toàn xuất phát từ nghiên cứu, tổng kết, đánh giá về mặt lý luận, thực tiễn kinh doanh của Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam nói chung và chi nhánh Bắc Ninh nói riêng mà không được sao chép, copy từ bất cứ kết quả nghiên cứu nào đã công bố trước đó. Hà Nội, ngày ….. tháng ….. năm 2020 Học viên
  4. ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thiện luận văn: “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Ninh”, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô, đồng nghiệp đang công tác trong hệ thống Vietcombank nói chung, Vietcombank – chi nhánh Bắc Ninh nói riêng. Cũng như, sự khuyến khích, động viên của gia đình tôi và bạn bè trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thâm nhập thực tiễn kinh doanh ngân hàng. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cô giáo hướng dẫn PGS.TS Lê Thị Kim Nhung, các thầy cô trong Trường đại học Thương Mại và các thầy cô trong khoa Tài chính ngân hàng – Trường Đại học Thương Mại đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám đốc Vietcombank – chi nhánh Bắc Ninh đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi có cơ hội làm việc và trong quá trình thâm nhập, đánh giá thực tế kinh doanh của chi nhánh để thực hiện đề tài. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ, động viên trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày …. tháng ….. năm 2020 Học viên
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii MỤC LỤC ....................................................................................................... iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU............................................................ viii PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU VÀ QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ........................................... 8 1.1. Những vấn đề lý luận về tín dụng của ngân hàng thƣơng mại ......... 8 1.1.1. Khái niệm tín dụng ........................................................................... 8 1.1.2. Khái niệm rủi ro tín dụng ................................................................ 8 1.1.3. Phân loại rủi ro tín dụng................................................................ 10 1.2. Những vấn đề lý luận cơ bản về nợ xấu............................................. 12 1.2.1. Khái niệm nợ xấu ........................................................................... 12 1.2.2. Phân loại nợ xấu ............................................................................ 14 1.2.3. Các nguyên nhân của nợ xấu ........................................................ 17 1.2.4. Tác động của nợ xấu ...................................................................... 20 1.3. Những lý luận về quản lý nợ xấu của Ngân hàng thƣơng mại ......... 22 1.3.1. Khái niệm quản lý nợ xấu ................................................................ 22 1.3.2. Những chỉ tiêu cơ bản đánh giá quản lý nợ xấu............................. 22
  6. iv 1.3.3. Nội dung quản lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại ................... 24 1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý nợ xấu........................ 33 1.4.1. Nhân tố khách quan ....................................................................... 33 1.4.2. Nhân tố chủ quan ........................................................................... 37 1.5. Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của các Ngân hàng Thƣơng mại và bài học rút ra cho Ngân hàng TMCP Ngoại Thƣơng Việt Nam – chi nhánh Bắc Ninh ......................................................................................................... 40 1.5.1. Kinh nghiệm quản lý nợ xấu của một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam ...................................................................................................... 40 1.5.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh................................................................. 45 2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh ............................................................................................. 47 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh .................................................. 47 2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh .................................................................................... 50 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh .................................................. 53 2.2. Thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh .......................................................................... 60 2.2.1. Thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh giai đoạn 2016 – 2019 .............................................. 60
  7. v 2.2.2. Thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh................................................................ 66 2.3. Đánh giá công tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh..................................................... 75 2.3.1. Những kết quả đạt được ................................................................... 75 2.3.2. Hạn chế cần khắc phục .................................................................... 76 2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế.................................................... 77 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỐ PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH BẮC NINH .................. 82 3.1. Định hƣớng phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh .......................................................................... 82 3.1.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh đến năm 2025 ............................................... 82 3.1.2. Định hướng quản lý nợ xấu của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Ninh đến năm 2025 ....................................... 83 3.2. Giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh.......................................... 85 3.2.1. Giải pháp phòng ngừa nợ xấu phát sinh ...................................... 85 3.2.2. Giải pháp xử lý nợ xấu đã phát sinh ............................................. 89 3.3. Một số kiến nghị nhằm tăng cƣờng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam - chi nhánh Bắc Ninh ............................. 97 3.3.1. Đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam ....................... 97 3.3.2. Đối với ngân hàng nhà nước............................................................ 99
  8. vi 3.3.3. Đối với Hiệp hội Ngân hàng.......................................................... 100 KẾT LUẬN .................................................................................................. 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 103
  9. vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Giải nghĩa DN Doanh nghiệp DNNN Doanh nghiệp nhà nước DPRR Dự phòng rủi ro HHNH Hiệp hội ngân hàng NHNN Ngân hàng nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại Cổ phần Ngoại NHTMCPVN thương Việt Nam QLNX Quản lý nợ xấu QLTD Quản lý tín dụng TCTD Tổ chức tín dụng TMCP Thương mại cổ phần TSĐB Tài sản đảm bảo VCB Vietcombank
  10. viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Sơ đồ, Tên sơ đồ, bảng biểu Trang bảng biểu Sơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức Vietcombank Bắc Ninh 50 Bảng nguồn vốn VCB Bắc Ninh giai đoạn 2016 – Bảng 2.1 52 2019 Biểu 2.1 Biểu đồ nguốn vốn huy động của Chi nhánh Bắc 53 Ninh qua các năm Biểu đồ tổng dư nợ tại Ngân hàng Cổ phần Thương Biểu 2.2 55 Mại Việt Nam - Chi nhánh Bắc Ninh qua các năm Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Bắc Ninh 57 qua 4 năm 2016 -2019 Bảng 2.3 Nợ xấu và dư nợ tín dụng của NHTMCP NTVN BN 58 giai đoạn 2016 – 2019 Cơ cấu nợ xấu theo nhóm nợ tại Ngân hàng TMCP Bảng 2.4 Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Ninh 60 2016–2019 Cơ cấu nợ xấu theo nhóm khách hàng tại Ngân hàng Bảng 2.5 TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Bắc 61 Ninh 2016 – 2019 Cơ cấu nợ xấu theo nhóm mục đích vay vốn tại Ngân Bảng 2.6 hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh 62 Bắc Ninh 2016 – 2019
  11. ix Số tiền thu nợ thông qua biện pháp phát mại tài sản Bảng 2.7 67 của chính khách hàng vay giai đoạn 2016 - 2019 Số tiền thu nợ thông qua biện pháp khởi kiện giai Bảng 2.8 68 đoạn 2016 - 2019 Số tiền dự phòng rủi ro sử dụng để xử lý nợ giai đoạn 70 Bảng 2.9 2016 - 2019 Giá trị nợ xấu được thu hồi tại VCB Bắc Ninh từ Bảng 2.10 72 2016 - 2019
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bước sang thế kỉ 21 thực sự là bước ngoặt lớn của nền kinh tế Việt Nam với những cơ hội ngàn vàng khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO. Tuy nhiên đây cũng được coi là thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nước khi phải cạnh tranh với các tổ chức nước ngoài ào ạt tràn vào Việt Nam. Doanh nghiệp nếu không có hướng đi và chính sách đúng đắn sẽ bị chao đảo, mất chỗ đứng trên thị trường trong nước và dẫn đến làm ăn thua lỗ. Và điều này cũng khiến các khoản nợ xấu tại các NHTM ngày càng gia tăng. Nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ lẫn khả năng thu hồi vốn của chủ nợ, điều này thường xảy ra khi các con nợ đã tuyên bố phá sản hoặc đã tẩu tán tài sản, gồm các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên thường quá ba tháng căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng để hạch toán các khoản vay vào các nhóm thích hợp. Đối với các ngân hàng, nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay, thường là các doanh nghiệp, mà không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản,.... Nhìn chung, một doanh nghiệp luôn phải ước tính trước những khoản nợ xấu trong chu kỳ kinh doanh hiện tại dựa vào những số liệu nợ xấu ở kì trước. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008 đến nay, nền kinh tế nước ta đã chịu tác động tiêu cực và kinh tế vĩ mô có nhiều yếu tố không thuận lợi. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, nợ xấu của hệ thống các ngân hàng thương mại (NHTM) có chiều hướng gia tăng nhanh chóng. Thống kê từ số nợ xấu của nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam vừa công bố công khai trên các báo cáo tài chính quý I/2019 cho thấy, tổng số nợ xấu nội bảng của 22 ngân hàng đến hết tháng 3/2019 là hơn 84.200 tỷ đồng, tăng hơn 4.600 tỷ đồng so với thời điểm
  13. 2 đầu năm (theo tapchitaichinh.vn). Do vậy, quản lý nợ xấu, hạn chế nợ xấu có nguy cơ phát sinh và xử lý nợ xấu đã phát sinh là một yêu cầu cấp thiết, có vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động quản lý của ngân hàng. Nhận thức được điều này, Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam nói chung và chi nhánh Bắc Ninh đã coi quản lý nợ xấu là một trong những vấn đề cần được giải quyết hàng đầu nhằm nghiêm túc đưa ra những giải pháp quản lý nợ xấu, góp phần tăng cường một cách toàn diện hiệu quả các hoạt động tín dụng ngân hàng, giúp tạo ra điểm tựa vững chắc trong quá trình thực hiện đổi mới, hiện đại hóa Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Ninh” làm đề tài luận án thạc sỹ cho mình. Thông qua đề tài, có thể góp phần giúp các ngân hàng thương mại, đặc biệt Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Ninh trong việc quản lý nợ xấu, giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu trong hoạt động kinh doanh. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại nhận được sự quan tâm và nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước. Qua thời gian tìm hiểu và tham khảo một số tài liệu, nghiên cứu về các đề tài có liên quan đến vấn đề này tác giả đã tìm thấy nhiều tài liệu, công trình, kết quả nghiên cứu, có thể nêu ra một số công trình tiêu biểu sau: - Nguyễn Thị Thu Cúc (2014), “Quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, học viện tài chính. Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về nợ xấu và quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại. Luận án kết hợp tham khảo kinh nghiệm quản lý nợ xấu của một số ngân hàng thương mại trên thế giới từ
  14. 3 đó rút ra những kinh nghiệm cho ngân hàng Agribank. Qua đó, đánh giá thực trạng nợ xấu, quản lý nợ xấu tại ngân hàng Agribank trong giai đoạn 2010- 2014, đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm quản lý nợ xấu tại Agribank trong giai đoạn 2015-2020. Tuy nhiên, với đặc thù hệ thống Agribank có nhiều chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước nên không phải giải pháp nào cũng phù hợp để áp dụng. - Nguyễn Thị Hoài Phương (2013), “Quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam”, Luận án tiến sỹ kinh tế, ĐHKTQD. Luận án nghiên cứu lý luận nợ xấu ngân hàng thương mại, kinh nghiệm quản lý nợ xấu ngân hàng ở một số nước trên thế giới sau khủng hoảng kinh tế. Thực trạng và giải pháp quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại Việt Nam. Trong đó tập trung khái quát những vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng, nợ xấu và hoạt động quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại. Luận án cũng đã nghiên cứu về diễn biến, nguyên nhân bùng nổ nợ xấu tại một số quốc gia trên thế giới qua các cuộc khủng hoảng cũng như phương pháp quản lý nợ xấu tại các quốc gia đó để rút ra bài học kinh nghiệm cho hoạt động quản lý nợ xấu tại các NHTMVN và đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam. - Vũ Ngọc Minh (2019), “Quản trị nợ xấu trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam – chi nhánh Đông Đô”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Thương Mại. Luận văn tập trung nghiên cứu về những vấn đề cơ bản về xử lý nợ xấu trong cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại thông qua đặc điểm, phân loại, ảnh hưởng và nguyên nhân phát sinh nợ xấu trong cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại. Luận văn cũng đưa ra thực trạng về xử lý nợ xấu trong cho vay tiêu dùng tại BIDV – chi nhánh Đông Đô, đánh giá thực trạng và đưa ra phương hướng
  15. 4 tăng cường xử lý nợ xấu trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng BIDV – chi nhánh Đông Đô. - Lê Thị Quyên (2017), “Quản trị nợ xấu tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thông Việt Nam – chi nhánh Tràng An”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Thương Mại. Luận văn đã khái quát có hệ thống một số vấn đề cơ bản về nợ xấu và quản trị nợ xấu tại ngân hàng thương mại, nêu được những nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nợ xấu, phân tích thực trạng quản trị nợ xấu tại Agribank chi nhánh Tràng An, chỉ ra những kết quả nổi bật và những hạn chế trong hoạt động quản trị nợ xấu và đề xuất giải pháp và kiến nghị hoàn thiện công tác quản trị nợ xấu tại Agribank chi nhánh Tràng An. - Nguyễn Thị Thu Hiền (2012), “Giải pháp hạn chế và xử lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai”, Luận văn thạc sỹ quản lý kinh doanh, Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã tập trung phân tích, đánh giá tình hình nợ xấu trong 03 năm (2009 - 2011) của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, nêu lên nội dung và nguyên nhân chủ yếu gây nên nợ xấu của ngân hàng, những tồn tại, hạn chế trong công tác hạn chế xử lý nợ xấu của ngân hàng và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế phát sinh nợ xấu và các giải pháp nhằm xử lý nợ xấu tại chi nhánh. - Tạp chí Tài chính số 11-2012, PGS.TS Nguyễn Thị Mùi “Thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam và giải pháp tháo gỡ”. Bài viết trình bày một cách khái quát về tình hình nợ xấu của các ngân hàng và đề xuất một số kiến nghị nhằm xử lý nợ xấu. - Tạp chí khoa học Phát triển và hội nhập, Số 7 (17) tháng 11-12/2012, Nguyễn Kim Đức, “Hoạt động thẩm định giá trong việc quản lý nợ xấu tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay”. Bài viết nghiên cứu về một số nguyên nhân về thẩm định giá có ảnh hưởng trực tiếp đến nợ xấu và từ đó
  16. 5 đưa ra các giải pháp (liên quan đến hoạt động thẩm định giá) trong việc quản lý nợ xấu tại các tổ chức tín dụng. Như vậy, có rất nhiều các công trình nghiên cứu về nợ xấu và quản lý nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam. Các công trình được nghiên cứu dưới góc độ kinh tế hay góc độ pháp luật; có những công trình nghiên cứu trên phạm vi toàn hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam hoặc tại một ngân hàng cụ thể hay trên một địa bàn xác định,…Nhưng có thể nhận thấy chưa có công trình nghiên cứu nào nhìn nhận một cách toàn diện về quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, chi nhánh Bắc Ninh. Chính vì vậy, tác giả quyết định nghiên cứu tình hình quản lý nợ xấu tại Vietcombak – chi nhánh Bắc Ninh từ năm 2016 đến nay. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận cơ bản về nợ xấu và quản lý nợ xấu của các NHTM, từ việc phân tích quản lý nợ xấu của Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Ninh, luận văn hướng tới việc đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nợ xấu, kiểm soát tỷ lệ nợ xấu trong ngưỡng cho phép, từ đó, đạt được môi trường an toàn trong giao dịch tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Ninh trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, đề tài xác định cho mình những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Hệ thống hóa và làm rõ những lý luận cơ bản về vấn đề nợ xấu và quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại.
  17. 6 - Khảo sát thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Ninh, từ đó chỉ ra được hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Ninh. - Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Ninh. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Ninh. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về mặt nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý nợ xấu trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương Mại nói chung và tại Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Ninh nói riêng. - Về mặt không gian: Nghiên cứu tại Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Ninh - Về mặt thời gian: Thời gian nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu thực trạng quản lý nợ xấu của Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Ninh trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Thu thập số liệu từ báo cáo thường niên, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tại Chi nhánh Bắc Ninh. Các tài liệu, sách báo, tạp chí kinh tế, các công trình nghiên cứu có liên quan, các văn bản và tài liệu đã được thông báo trên các phương tiện thông tin
  18. 7 đại chúng được thu thập từ nguồn Internet, từ thư viện của trường Đại học Thương Mại,... 5.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu + Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp chủ yếu dùng trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển, yếu kém từ đó tìm ra các giải pháp quản lý tối ưu trong từng trường hợp. + Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để tập hợp số liệu theo các chỉ tiêu, trên cơ sở đó tính ra số tương đối, số lượng, cơ cấu... Sử dụng số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, các bảng biểu số liệu và diễn tả bằng lời văn để phân tích thực trạng quản lý nợ xấu và những biện pháp Chi nhánh đã thực hiện trong thời gian qua. 6. Kết cấu đề tài đề tài luận văn . Ngoài lời mở đầu, kết luận, luận văn được chia thành ba chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nợ xấu và quản lý nợ xấu của Ngân hàng Thương Mại Chương 2: Thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Ninh Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam – chi nhánh Bắc Ninh
  19. 8 CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NỢ XẤU VÀ QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. Những vấn đề lý luận về tín dụng của ngân hàng thƣơng mại 1.1.1. Khái niệm tín dụng Khái niệm tín dụng đã xuất hiện từ rất lâu, nó xuất phát từ gốc Latinh CREDITUM có nghĩa là sự tin tưởng, tín nhiệm hay chính là lòng tin. Theo cách biểu hiện này thì tín dụng là quan hệ vay vốn lần nhau dựa trên sự tin tưởng số vốn đó sẽ được hoàn trả vào một thời điểm xác định trong tương lai. Mác cho rằng : “Tín dụng là quá trình chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu đến người sử dụng, sau một thời gian nhất định thu hồi một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu”. Có thể hiểu tổng quát về khái niệm tín dụng : Tín dụng là quan hệ chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị (dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng sau một thời gian nhất định để thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Mối quan hệ tín dụng bao gồm 2 mặt cơ bản là quan hệ cho vay và quan hệ hoàn trả được thể hiện như sau : (1)- Người vay chuyển giao cho người đi vay một lượng giá trị nhất định. Giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, hàng hóa, máy móc, thiết bị, bất động sản... (2)- Người đi vay chỉ được sử dụng tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định, khi hết thời gian sử dụng theo thỏa thuận người đi vay phải trả cho người cho vay. Thông thường, giá trị khi hoàn trả lớn hơn giá trị cho vay, nói cách khác người đi vay phải trả thêm một phần lợi tức. 1.1.2. Khái niệm rủi ro tín dụng Rủi ro tín dụng là các tổn thất phát sinh từ việc khách hàng không trả
  20. 9 được đầy đủ cả gốc và lãi của khoản vay hoặc khách hàng thanh toán nợ gốc và lãi không đúng hạn sau khi được cấp các khoản tín dụng. Rủi ro tín dụng ngân hàng là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng. Đây là loại rủi ro lớn nhất, thường xuyên xảy ra và thường gây hậu quả nặng nề nhất cho ngân hàng. Hoạt động cho vay là 1 hoạt động lớn nhất và chủ yếu của ngân hàng thương mại. Thông thường các nghiệp vụ này mang lại 2/3 thu nhập cho ngân hàng, còn ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay thu nhập từ hoạt động tín dụng mang lại thường chiếm 90% tổng thu nhập của mỗi ngân hàng. Nhưng trong lĩnh vực này cũng chứa nhiều rủi ro bởi các khoản tiền vay bao giờ cũng có xác xuất vỡ nợ cao hơn với những tài sản có khác. Rủi ro tín dụng là rủi ro phức tạp nhất, quản lý và phòng ngừa nó rất khó khăn, nó có thể xảy ra ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào. Rủi ro tín dụng nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời sẽ làm nảy sinh các rủi ro khác. Các định nghĩa khá đa dạng nhưng tựu trung lại chúng ta có thể rút ra các nội dung cơ bản của rủi ro tín dụng như sau: Xét trên khía cạnh nhất định, rủi ro tín dụng có thể được xem xét là : - Là những tổn thất do khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng có thể không trả một phần hoặc hoàn toàn không trả được nợ hoặc chậm trả nợ. - Cũng có thể rủi ro tín dụng xảy ra khi xuất hiện các biến cố bất thường khiến cho khách hàng không thực hiện được các cam kết với ngân hàng. Như vậy, cần hiểu rủi ro tín dụng theo nghĩa xác suất, là khả năng, do đó có thể xảy ra hoặc không xảy ra tổn thất. Điều này có nghĩa là một khoản vay dù chưa quá hạn nhưng vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tổn thất, một ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn thấp nhưng nguy cơ rủi ro tín dụng sẽ rất cao nếu danh mục đầu tư tín dụng tập trung vào một nhóm khách hàng, ngành
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2