intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An

Chia sẻ: ViJiji ViJiji | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

54
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn được nghiên cứu với mục tiêu nhằm tổng hợp hệ thống hóa lý luận liên quan quản lý thu thuế xuất nhập khẩu và hiệu quả quản lý thu thuế xuất nhập khẩu; phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An giai đoạn 2015-2018, nêu lên những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN VÕ VĂN THÁI QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8.34.02.01 Long An, tháng 05/2020
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ CÔNG NGHIỆP LONG AN VÕ VĂN THÁI QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 8.34.02.01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS NGUYỄN THỊ NHUNG Long An, tháng 05/2020
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, và kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong các tạp chí khoa học và công trình nào khác. Các thông tin số liệu trong luận văn này đều có nguồn gốc và được ghi chú rõ ràng./. Học viên thực hiện luận văn Võ Văn Thái
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc và chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã tận tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian tôi học tập tại trường. Tôi cũng xin chân thành cám ơn Ban Lãnh đạo và các Anh/Chị đồng nghiệp đang công tác tại Cục Hải quan tỉnh Long An đã hết lòng hỗ trợ, cung cấp số liệu và đóng góp ý kiến quý báu trong quá trình làm luận văn. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn Cô PGS.TS Nguyễn Thị Nhung, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện đề tài. Tác giả cũng xin chân thành cám ơn Phòng SĐH&QHQT Trường Đại học Kinh Tế Công Nghiệp Long An và các anh, chị và các bạn học viên cao học của đã nhiệt tình hỗ trợ, động viên và chia sẻ những kinh nghiệm, kiến thức trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn. Tác giả Võ Văn Thái
  5. iii NỘI DUNG TÓM TẮT Đề tài: "Quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An" nghiên cứu trên cơ sở tổng hợp những lý luận cơ bản về quản lý thu thuế xuất nhập khẩu và hiệu quả quản lý thu thuế xuất nhập khẩu từ các giáo trình chuyên ngành, các nguồn tài liệu trên Internet, các tạp chí chuyên ngành, các nghiên cứu trước đây và kết hợp kiến thức được học, kinh nghiệm thực tế của bản thân và sự tận tình của giảng viên hướng dẫn để viết luận văn này. Luận văn đã thực hiện nghiên cứu được những kết quả như sau: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý thu thuế xuất nhập khẩu, sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế xuất nhập khẩu. Đề tài đã nêu ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý thu thuế xuất nhập khẩu để làm nền tảng cho việc phân tích thực trạng quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu thuế xuất nhập khẩu dựa trên những số liệu thực tế và cụ thể về công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An; từ đó nêu ra những mặt đạt được, những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của hạn chế Trên cơ sở định hướng, chiến lược nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu. Tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An trong thời gian đến.
  6. iv ABSTRACT Subject: "Management of import-export tax collection at the Customs Department of Long An province" is researched on the basis of summarizing the basic theories about import-export tax collection management and the efficiency of import-export tax collection management from specialized textbooks, Internet resources, industry journals, previous studies and a combination of the knowledge learned, personal experience and the dedication of instructors to write this thesis. The thesis has conducted the research with the following results: Systematize the theoretical basis of the management of import and export tax collection, the need of improving the efficiency of import and export tax collection management. The thesis has raised the criteria to evaluate the effectiveness of import and export tax collection management as a basis for analyzing the situation of import and export tax collection management at the Customs Department of Long An province. Analyze and assess the current situation of import and export tax collection management based on actual and specific data on the management of import and export tax collection at the Customs Department of Long An province; Since then, the issues were achieved, the limitations and the causes of the limitations On the basis of orientation, strategy to improve the effectiveness of the management of import and export tax collection. The author proposes a number of solutions and recommendations to improve the efficiency of import and export tax collection management at the Customs Department of Long An Province in the coming time.
  7. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ----------------------------------------------------------------------------------i LỜI CẢM ƠN -------------------------------------------------------------------------------------- ii NỘI DUNG TÓM TẮT ------------------------------------------------------------------------- iii ABSTRACT --------------------------------------------------------------------------------------- iv MỤC LỤC ------------------------------------------------------------------------------------------ v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ---------------------------------------------------------------- viii DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU ------------------------------------------------------ ix PHẦN MỞ ĐẦU ----------------------------------------------------------------------------------- 1 1. Sự cần thiết của đề tài ------------------------------------------------------------------------- 1 2. Mục tiêu nghiên cứu --------------------------------------------------------------------------- 2 2.1. Mục tiêu chung--------------------------------------------------------------------------------- 2 2.2. Mục tiêu cụ thể --------------------------------------------------------------------------------- 2 3. Đối tƣợng nghiên cứu-------------------------------------------------------------------------- 2 4. Phạm vi nghiên cứu ---------------------------------------------------------------------------- 2 4.1. Phạm vi về không gian địa điểm ------------------------------------------------------------ 2 4.2. Phạm vi về thời gian -------------------------------------------------------------------------- 2 5. Câu hỏi nghiên cứu ---------------------------------------------------------------------------- 2 6. Phƣơng pháp nghiên cứu --------------------------------------------------------------------- 2 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU -------------------------------------------------------------------------------------- 3 1.1. Một số vấn đề lý luận về thuế xuất nhập khẩu ------------------------------------ 3 1.1.1. Khái niệm về thuế, quản lý thuế xuất nhập khẩu ---------------------------------- 3 1.1.2. Phân loại thuế xuất nhập khẩu -------------------------------------------------------- 3 1.1.3. Vai trò của thuế xuất nhập khẩu------------------------------------------------------ 5 1.2. Quản lý thu thuế xuất nhập khẩu --------------------------------------------------- 6 1.2.1. Sự cần thiết phải quản lý thu thuế xuất nhập khẩu -------------------------------- 6 1.2.2. Nội dung quản lý thu thuế xuất nhập khẩu ----------------------------------------- 7 1.3. Hiệu quả quản lý thu thuế xuất nhập khẩu-------------------------------------- 15 1.3.1. Khái niệm về hiệu quả quản lý thu thuế xuất nhập khẩu ----------------------- 15
  8. vi 1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá về hiệu quả quản lý thu thuế xuất nhập khẩu ----------- 17 1.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý thu thuế xuất nhập khẩu --------- 20 1.3.4. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế xuất nhập khẩu -------------- 24 1.4. Thực tế về hiệu quả quản lý thu thuế xuất nhập khẩu của một số địa phƣơng và bài học kinh nghiệm cho Cục Hải quan tỉnh Long An --------------- 26 1.4.1. Kinh nghiệm tại Hải quan Cửa Lò, Nghệ An ------------------------------------ 26 1.4.2. Kinh nghiệm tại Cục Hải quan Lạng Sơn ----------------------------------------- 27 1.4.3. Bài học kinh nghiệm về nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An ------------------------------------------------------------ 27 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ----------------------------------------------------------------- 29 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LONG AN --------------------------- 30 2.1. Khái quát về Cục Hải quan tỉnh Long An --------------------------------------- 30 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ---------------------------------------------------- 30 2.1.2. Cơ cấu tổ chức ------------------------------------------------------------------------ 31 2.1.3. Kết quả hoạt động của Cục Hải quan Long An ---------------------------------- 32 2.2. Thực trạng hiệu quả quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An -------------------------------------------------------------------------------- 33 2.2.1. Thực trạng tuyên truyền pháp luật thuế xuất nhập khẩu ------------------------ 33 2.2.2. Thực trạng quản lý đối tượng nộp thuế hàng năm ------------------------------- 34 2.2.3. Thực trạng thực hiện quy trình nộp thuế hàng năm ----------------------------- 35 2.2.4. Thực trạng tính thuế và thu thuế --------------------------------------------------- 37 2.2.5. Thực trạng kiểm tra và thanh tra thuế hàng năm --------------------------------- 42 2.2.6. Thực trạng kết quả xử lý sau kiểm tra --------------------------------------------- 42 2.3. Khảo sát thực tế hiệu quả quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An ------------------------------------------------------------------------- 43 2.4. Đánh giá chung về hiệu quả quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An ------------------------------------------------------------------------- 49 2.4.1. Về quản lý đối tượng nộp thuế ----------------------------------------------------- 49 2.4.2. Về xây dựng và lựa chọn quy trình quản lý thuế -------------------------------- 50 2.4.3. Về tính thuế và thu thuế ------------------------------------------------------------- 51
  9. vii 2.4.4. Về kiểm tra sau thông quan và thanh tra thuế ------------------------------------ 51 2.4.5. Về các yếu tố liên quan đến mức sai phạm --------------------------------------- 53 2.4.6. Về các yếu tố liên quan đến nợ thuế đọng ---------------------------------------- 53 2.4.7. Về các yếu tố liên quan đến hiệu suất thu thuế----------------------------------- 53 2.4.8. Về các yếu tố liên quan đến dịch vụ cung cấp cho người nộp thuế ----------- 54 2.4.9. Về các yếu tố liên quan đến mức tuân thủ của người nộp thuế ---------------- 54 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ----------------------------------------------------------------- 55 CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TỈNH LONG AN -------------------- 56 3.1. Quan điểm và phƣơng hƣớng nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế xuất nhập khẩu ------------------------------------------------------------------------------------------------ 56 3.1.1. Quan điểm ----------------------------------------------------------------------------- 56 3.1.2. Phương hướng ------------------------------------------------------------------------ 57 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An ------------------------------------------------------------------------- 58 3.2.1. Nâng cao hiệu quả quản lý đối tượng nộp thuế ---------------------------------- 58 3.2.2. Nâng cao hiệu quả tính thuế -------------------------------------------------------- 59 3.2.3. Kiện toàn bộ máy tổ chức, quy trình nghiệp vụ, đào tạo cán bộ công chức -- 59 3.2.4. Nâng cao hiệu quả kiểm tra sau thông quan và thanh tra thuế ----------------- 60 3.4. Kiến nghị -------------------------------------------------------------------------------- 61 3.4.1. Kiến nghị Tổng Cục Hải quan ------------------------------------------------------ 61 3.4.2. Kiến nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ---------------------------------------- 62 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ----------------------------------------------------------------- 63 KẾT LUẬN ---------------------------------------------------------------------------------- 64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ------------------------------------------------ I
  10. viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Chữ đầy đủ 1 BTC Bộ Tài chính 2 DN Doanh nghiệp General Agreement on Tarriffs and Trade (Hiệp định 3 GATT trị giá GATT) 4 NK Nhập khẩu 5 NSNN Ngân sách nhà nước 6 TCHQ Tổng cục hải quan Vietnam Automated Cargo Clearrence System (Hệ 7 VNACCS thống thông quan hàng hóa tự động) Vietnam Customs Intelligence Information System 8 VCIS (Hệ thống thông tin tình báo hải quan) Vietnam Automated Cargo And Port Consolidated VNACCS System (Hệ thống thông quan hàng hóa tự động)/ 9 /VCIS Vietnam Customs Intelligence Information System (Hệ thống thông tin tình báo hải quan) 10 XNK Xuất nhập khẩu 11 XK Xuất khẩu World Trade Organization (Tổ chức thương mại thế 12 WTO giới)
  11. ix DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ Số hiệu Tên sơ đồ Trang sơ đồ 2.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức Cục Hải quan tỉnh Long An 25 Số hiệu Tên bảng biểu Trang bảng biểu Kết quả hoạt động của Cục Hải quan tỉnh Long An từ 2015 2.1. 32 – 2018 Số lượng doanh nghiệp thực hiện thủ tục hải quan tại Cục 2.2. 34 Hải quan tỉnh Long An từ 2015 – 2018 Số lượng tờ khai xuất nhập khẩu và kết quả phân luồng 2.3. 36 của Cục Hải quan tỉnh Long An từ 2015 - 2018 Kim ngạch xuất nhập khẩu của Cục Hải quan tỉnh Long 2.4. 38 An năm 2015 – 2018 Số thu thuế xuất nhập khẩu của Cục Hải quan Long An 2.5. 39 năm 2015 – 2018 Nợ đọng và công tác thu hồi nợ đọng thuế xuất nhập khẩu 2.6. 41 của Cục Hải quan Long An năm 2015 – 2017 Số liệu công tác kiểm tra sau thông khẩu của Cục Hải quan 2.7. 43 Long An từ 2015 – 2018 2.8. Mô tả mẫu 44 Thống kê số liệu khảo sát về các yếu tố liên quan đến mức 2.9. 44 sai phạm Thống kê số liệu khảo sát về các yếu tố liên quan đến nợ 2.10. 45 thuế đọng Thống kê số liệu khảo sát về các yếu tố liên quan đến hiệu 2.11. 46 suất thu thuế Thống kê số liệu khảo sát về các yếu tố liên quan đến dịch 2.12. 47 vụ cung cấp cho người nộp thuế Thống kê số liệu khảo sát về các yếu tố liên quan đến mức 2.13. 48 tuân thủ thuế của người nộp thuế
  12. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Thất thu thuế xuất nhập khẩu không những chỉ ảnh hưởng đến nguồn thu của ngân sách nhà nước mà còn là vấn đề đạo đức xã hội ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường kinh doanh, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Gian lận dẫn đến thất thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chủ yếu xuất phát từ các hành vi khai sai hoặc không khai về tên hàng, đơn giá, trị giá, số lượng, chủng loại, chất lượng, thuế suất, mã số hàng hoá, khai thấp trị giá tính thuế hoặc chưa nắm rõ các chính sách ưu đãi về đầu tư, quy định xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu dẫn đến khai sai tiền thuế phải nộp…... Một trong những nguyên nhân dẫn đến thất thu thuế xuất nhập khẩu là gian lận khai sai mã số hàng hóa xuất nhập khẩu vì phân loại áp mã hàng liên quan trực tiếp đến áp mức thuế suất và tính số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước. Cục Hải quan tỉnh Long An là đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về Hải quan trên địa bàn 03 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre. Năm 2015, đơn vị được Tổng cục Hải quan giao dự toán thu nộp Ngân sách là: 1.850 tỷ đồng tăng 10.1% so với chỉ tiêu được giao năm 2014; Chỉ tiêu thu nộp ngân sách năm 2016 là 2.180 tỷ đồng, tăng 15.3% so với chỉ tiêu được giao năm 2015; Chỉ tiêu thu nộp ngân sách năm 2017 là 2.255 tỷ đồng tăng 3.44% so với chỉ tiêu được giao năm 2016. Chỉ tiêu thu Ngân sách được giao năm sau luôn cao hơn năm trước, trong khi đó thì lộ trình hội nhập và cam kết khi nước ta gia nhập các tổ chức thương mại và Hiệp ước quốc tế thì chính sách thuế buộc phải cắt giảm hàng năm việc hoàn thành chỉ tiêu thu Ngân sách là rất khó khăn. Mặt khác, xu hướng khối lượng công việc tăng lên hàng năm trong điều kiện về nguồn lực tại đơn vị có hạn thì việc nghiên cứu các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động trong quản lý thu thuế xuất nhập khẩu là vấn đề luôn luôn được quan tâm. Từ thực tế trên nên tác giả đã chọn đề tài “Quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An” để làm luận văn nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục ti u chung: Nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An.
  13. 2 2.2 Mục ti u cụ th : Tổng hợp hệ thống hóa lý luận liên quan quản lý thu thuế xuất nhập khẩu và hiệu quả quản lý thu thuế xuất nhập khẩu; phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An giai đoạn 2015-2018, nêu lên những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân. Đề xuất những giải pháp cho việc nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế XNK tại đơn vị. 3. Đối tƣợng nghiên cứu: Quản lý thu thuế xuất nhập khẩu trong lĩnh vực Hải quan và thực tiễn hiệu quả quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan Long An. 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1 Phạm vi về không gian địa đi m: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu có liên quan đến công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An. 4.2 Phạm vi về thời gian: Số liệu sử dụng trong đề tài năm 2015 - 2018 5. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng hiệu quả quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An giai đoạn 2015-2018 như thế nào? - Cần có giải pháp gì để nâng cao hiệu quả quản lý thu thuế xuất nhập khẩu tại Cục Hải quan tỉnh Long An? 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp định tính, cụ thể là: thu thập, tổng hợp số liệu, điều tra khảo sát thực tế phân tích, thống kê và ứng dụng thực tiễn để nghiên cứu về lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp. Phương pháp tổng hợp, đối chiếu, so sánh các số liệu phát sinh tại Cục Hải quan tỉnh Long An. Phương pháp nghiên cứu dữ liệu thứ cấp (thu thập thông tin từ các website, số liệu thống kê của đơn vị, sách báo, tạp chí....)
  14. 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ THUẾ VÀ QUẢN LÝ THU THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU 1.1 Một số vấn đề lý luận về thuế xuất nhập khẩu 1.1.1 Khái niệm về thuế, quản lý thuế xuất nhập khẩu Thuế là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước để quản lý vĩ mô nền kinh tế. Thuế là một bộ phận của cải xã hội được tập trung vào ngân sách nhà nước, theo đó các thể nhân, pháp nhân phải chuyển giao bắt buộc một phần của cải của mình cho nhà nước mà không gắn bất kỳ sự ràng buộc nào về sự hoàn trả lợi ích tương quan với số thuế đã nộp nhằm trang trải các chi phí duy trì sự tồn tại, hoạt động của bộ máy nhà nước và chi phí công công, đem lại lợi ích chung cho cộng đồng (Tổng Cục thuế, Tài liệu nội bộ, 2009). Quản lý thuế là quá trình thực thi các chức năng đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế, quản lý hoàn thuế, giảm thuế, miễn thuế; quản lý xóa nợ tiền thuế, tiền phạt; quản lý thông tin về người nộp thuế, kiểm tra, thanh tra, cưỡng chế thi hành các quyết định hành chính thuế; xử lý vi phạm pháp luật thuế và giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế (Luật quản lý thuế Việt Nam, 2006). Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là một loại thuế đánh vào các hàng hoá mậu dịch, phi mậu dịch được phép xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới Việt Nam.Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là công cụ rất quan trọng để khuyến khích xuất nhập khẩu nguyên liệu,vật liệu, ưu tiên loại trong nước chưa đáp ứng nhu cầu; chú trọng phát triển lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ nguồn, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, góp phần bình ổn thị trường và nguồn thu ngân sách nhà nước. (Luật thuế xuất nhập khẩu, 2016). Như vậy có thể nói Thuế XNK là công cụ rất quan trọng để nhà nước thực hiện chính sách kinh tế của mình, quản lý các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu; mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại; nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu. 1.1.2 Phân loại thuế xuất nhập khẩu Có nhiều cách phân loại thuế xuất nhập khẩu: Theo xu hướng vận động của hàng hóa:
  15. 4 - Thuế xuất khẩu: là loại thuế mà được tính vào giá bán của hàng hoá xuất khẩu. - Thuế nhập khẩu: là loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. - Thuế quá cảnh: là loại thuế đánh vào hàng hóa đi qua lãnh thổ quốc gia đến một nước thứ ba. Căn cứ vào mục đích của thuế XNK: - Thuế chống phá giá: là loại thuế được áp dụng đối với hàng hóa bán phá giá vào Việt Nam. - Thuế chống trợ cấp: là loại thuế áp dụng đối với hàng hóa được trợ cấp nhập khẩu vào Việt Nam. - Thuế tự vệ: Thuế tự vệ được áp dụng trong phạm vi và mức độ cần thiết nhằm ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước và tạo điều kiện để ngành sản xuất đó nâng cao khả năng cạnh tranh. Căn cứ vào phạm vi tác dụng của thuế XNK: - Thuế XNK tự quản: là loại thuế thể hiện tính độc lập của một quốc gia. - Thuế XNK theo các cam kết quốc tế: là loại thuế thực hiện theo các cam kết trong các Hiệp định song phương hoặc đa phương đã ký kết. Căn cứ vào cách thức tính thuế: - Tính thuế theo phương pháp tuyệt đối: Số tiền thuế XNK phải nộp theo phương pháp tính thuế tuyệt đối được xác định căn cứ vào lượng hàng hóa thực tế xuất khẩu, nhập khẩu và mức thuế tuyệt đối quy định trên một đơn vị hàng hóa tại thời điểm tính thuế. - Tính thuế theo tỷ lệ phần trăm: Theo phương pháp này, số tiền thuế XNK phải nộp được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế. - Tính thuế theo phương pháp hỗn hợp: Số tiền thuế XNK phải nộp theo phương pháp tính thuế hỗn hợp được xác định là tổng số tiền thuế theo tỷ lệ phần trăm và số tiền thuế tuyệt đối như trình bày ở trên. [12]
  16. 5 1.1.3 Vai trò của thuế xuất nhập khẩu Tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước: Thuế XNK góp phần quan trọng trong việc hình thành nguồn thu cho NSNN khi thực hiện chức năng quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế và bảo hộ sản xuất trong nước. Tùy thuộc vào từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử khác nhau, sự phát triển kinh tế đối ngoại và quan điểm sử dụng mà thuế XNK có vai trò khác nhau ở những quốc gia khác nhau trong việc tạo lập nguồn thu cho NSNN. Các nước đang phát triển như Việt Nam,thuế XNK luôn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng thu ngân sách, từ năm 2012 đến nay chiếm tỷ trọng từ 10% - 15% trong tổng thu Ngân sách và dần ổn định, phù hợp với xu hướng chung các nước trong khu vực. Là công cụ để nhà nước thực hiện kiểm tra, kiểm soát và quản lí các hoạt động thương mại quốc tế: Cùng với các công cụ hành chính như giấy phép, hạn ngạch; các rào cản kỹ thuật như điều kiện kinh doanh, tiêu chuẩn chất lượng.... thì hàng rào thuế quan có thể cản trở hay tham gia mở cửa thị trường trong hoạt động mậu dịch quốc tế nhằm mục tiêu bảo đảm quyền lợi quốc gia ở mức tối ưu kết hợp. Thuế xuất nhập khẩu còn thể hiện về chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước về các chính sách ưu đãi về thuế theo khu vực và quốc tế, đây là một biện pháp quản lý tiến bộ thay vì sử dụng những biện pháp phi thuế quan như cấm nhập khẩu. Là công cụ để bảo hộ sản xuất trong nước: Thuế XNK có thể coi là là công cụ bảo hộ sản xuất trong nước trước sự xâm nhập của hàng hoá nhập ngoại. Thuế nhập khẩu cao giúp giảm nhập khẩu bằng cách làm cho chúng trở nên đắt hơn so với các mặt hàng thay thế có trong nước và điều này làm giảm thâm hụt trong cán cân thương mại, hay bảo hộ các ngành then chốt, bảo vệ các ngành còn non trẻ để đủ khả năng cạnh tranh. Còn thuế xuất khẩu có thể dùng để giảm xuất khẩu các mặt hàng sử dụng các nguồn tài nguyên khan hiếm đang bị cạn kiệt hay các mặt hàng mà tính chất quan trọng của nó đối với sự an toàn lương thực hay an ninh quốc gia. Tuy nhiên khi quá trình tự do hóa thương mại quốc tế được đẩy mạnh gắn với các thỏa thuận đa phương và song phương thì vai trò này giảm dần, đặc biệt về cắt giảm thuế nhập khẩu. Việc tăng cường vai trò kinh tế xã hội của nhà nước dẫn đến tốc độ chi tiêu của nhà nước ngày càng tăng lên và hậu quả tất yếu là đòi hỏi nhà nước phải mở
  17. 6 rộng quỹ tài chính, hình thành chủ yếu từ việc thu thuế, trong đó có thuế nhập khẩu. Nhu cầu về nguồn tài chính càng lớn thì nhà nước cần phải tăng cường chức năng của thuế, chính trong quá trình đó, chức năng điều chỉnh của thuế được phát huy hiệu quả. Nhà nước có thể sử dụng công cụ thuế nhập khẩu để kích thích hoặc kìm hãm tốc độ tăng trưởng của hoạt động nhập khẩu, hoặc làm yếu đi sự tích luỹ, tiết kiệm, mở rộng hoặc thu hẹp nhu cầu có khả năng thanh toán của dân cư… Thuế nhập khẩu được sử dụng để tác động lên lợi ích kinh tế của các chủ thể. Với công cụ này, sự can thiệp của nhà nước không còn mang tính chất mệnh lệnh, bắt buộc các chủ thể phải kinh doanh hay không kinh doanh, mà chủ yếu tạo ra sự lựa chọn đối với các chủ thể kinh doanh. Đồng thời hệ thống pháp luật về thuế nhập khẩu được áp dụng chung cho các thành phần kinh tế kinh doanh trong các lĩnh vực khác nhau, đảm bảo sự công bằng và bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Điều này được thể hiện thông qua chính sách động viên giống nhau giữa các đơn vị, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có những điều kiện hoạt động giống nhau. Hiện nay, xu hướng chung của các quốc gia là xây dựng các quy phạm pháp luật về thuế nhập khẩu theo hướng hội nhập quốc tế, đơn giản hoá cơ cấu hệ thống thuế và thuế suất. Chính sách thuế nhập khẩu của các nước đang có xu hướng nới lỏng dần các mức thuế suất theo hướng tự do hoá nên có thể trong tương lai, ranh giới để phân biệt thuế nhập khẩu với thuế nội địa sẽ trở lên rất mong manh và thậm chí có thể bị “xoá nhoà” hoàn toàn. Song, cần phải nhận thức thuế nhập khẩu vẫn có những tác động đáng kể, nhất là đối với các nước đang trên con đường phát triển như Việt Nam. [13] 1.2 Quản lý thu thuế xuất nhập khẩu 1.2.1 Sự cần thiết phải quản lý thu thuế xuất nhập khẩu Quy định về quản lý thuế nói chung và quản lý thuế XNK nói riêng được thực hiện theo Luật Quản lý thuế, các luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế và các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế. Ngoài ra, quản lý thuế đối với hàng hóa XNK còn thực hiện theo Luật Hải quan và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó, nguyên tắc quản lý thuế XNK được áp dụng thống nhất là: Cơ quan hải quan quản lý thuế đối với hàng hóa XNK theo nguyên tắc quản lý rủi ro. Theo
  18. 7 đó, người nộp thuế XNK được áp dụng cách thức quản lý phù hợp tương ứng với 3 mức độ: Doanh nghiệp ưu tiên; doanh nghiệp tuân thủ và doanh nghiệp không tuân thủ pháp luật thuế. [6] Công tác quản lý thu thuế xuất nhập khẩu có một vị trí quan trọng trong quá trình thực hiện của nhà nước về thuế xuất nhập khẩu. Nó là tiền đề quan trọng đánh giá sự thành công khi thực hiện một chính sách thuế. Bởi mục tiêu của một chính sách thuế xuất nhập khẩu đưa ra không nằm ngoài những mục tiêu về ngân sách, và tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế vĩ mô phát triển. Hiện nay nguyên nhân gây thất thoát chính trong hoạt động thu thuế XNK là buôn lậu, gian lận thương mại và nợ đọng thuế kéo dài. Vì vậy nhận thức về sự cần thiết và quan trọng của công tác quản lý thu thuế XNK trong hoạt động của Hải quan cùng với việc tăng cường, đẩy mạnh công tác này là một tất yếu khách quan, nhất là trong giai đoạn hội nhập và phát triển kinh tế khu vực và thế giới nhằm đạt được các mục tiêu. Tập trung, huy động đủ và chính xác kịp thời số thuế XNK phải nộp về NSNN cùng với phát huy vai trò của thuế XNK trong hoạt động ngoại thương, từ đó nâng cao ý thức chấp hành các quy định về Thuế của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan, đặc biệt hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. 1.2.2 Nội dung quản lý thu thuế xuất nhập khẩu: 1.2.2.1 Quản lý đối tượng nộp thuế: Đối tượng nộp thuế là: - Chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. - Tổ chức nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu. - Người xuất cảnh, nhập cảnh có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, gửi hoặc nhận hàng hóa qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam. - Người được ủy quyền, bảo lãnh và nộp thuế thay cho người nộp thuế, bao gồm: + Đại lý làm thủ tục hải quan trong trường hợp được người nộp thuế ủy quyền nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; + Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quốc tế trong trường hợp nộp thuế thay cho người nộp thuế;
  19. 8 + Tổ chức tín dụng hoặc tổ chức khác hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng trong trường hợp bảo lãnh, nộp thuế thay cho người nộp thuế; + Người được chủ hàng hóa ủy quyền trong trường hợp hàng hóa là quà biếu, quà tặng của cá nhân; hành lý gửi trước, gửi sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh; + Chi nhánh của doanh nghiệp được ủy quyền nộp thuế thay cho doanh nghiệp; + Người khác được ủy quyền nộp thuế thay cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật. - Người thu mua, vận chuyển hàng hóa trong định mức miễn thuế của cư dân biên giới nhưng không sử dụng cho sản xuất, tiêu dùng mà đem bán tại thị trường trong nước và thương nhân nước ngoài được phép kinh doanh hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở chợ biên giới theo quy định của pháp luật. - Người có hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế nhưng sau đó có sự thay đổi và chuyển sang đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật. - Trường hợp khác theo quy định của Pháp luật: Như vậy, Người nộp thuế phải có trách nhiệm kê khai thuế, nộp thuế XNK theo quy định Pháp Luật được thực hiện theo quy định tại Điều 16 Luật Hải quan và Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan cụ thể như: + Kê khai số tiền thuế phải nộp; số tiền thuế được miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, hoàn thuế hoặc không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, theo đúng quy định của pháp luật; + Kê khai số tiền thuế phải nộp trên giấy nộp tiền theo quy định của Bộ Tài chính về thu, nộp thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, trong trường hợp thực hiện thủ tục Hải quan điện tử, người khai Hải quan được khai và gửi hồ sơ Hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của Hải quan + Đưa hàng hoá, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định cho việc kiểm tra thực tế hàng hoá, phương tiện vận tải;
  20. 9 + Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Thời hạn nộp hồ sơ hải quan, khai bổ sung hồ sơ hải quan, đăng ký hồ sơ hải quan, thay thế, sửa chữa hồ sơ hải quan, thay thế tờ khai hải quan,… được thực hiện theo quy định pháp luật về hải quan. Ngoài ra giữa cơ quan thuế với người nộp thuế hoặc giữa cơ quan thuế với người nộp thuế và cơ quan thuế các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký Hiệp định thì cần có thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế để tránh đánh thuế hai lần trong đó xác định cụ thể các căn cứ tính thuế, phương pháp xác định giá tính thuế hoặc giá tính thuế theo giá thị trường. Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế được xác lập trước khi người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế. 1.2.2.2 Xây dựng và lựa chọn quy trình quản lý thuế: Hiện nay Việt Nam đang áp dụng mô hình quản lý thuế theo chức năng và cơ quan quản lý thuế trực thuộc sự quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Bước ngoặc quan trọng trong lộ trình cải cách thuế ở nước ta chính là quy định về việc áp dụng quản lý thuế theo cơ chế người nộp thuế tự kê khai, tự nộp thuế - nhằm hướng đến một nền quản lý thuế tiên tiến, phù hợp với thông lệ quốc tế. Ngoài ra, khi nói đến quản lý nhà nước đối với thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu chúng ta phải nói đến nội dung tổ chức triển khai thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.Nội dung cơ bản của việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu bao gồm: * Thu thập thông tin về đối tượng nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. Bước này do một công chức Hải quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện: - Nhập mã số thuế XNK của doanh nghiệp để kiểm tra điều kiện cho phép mở tờ khai của doanh nghiệp trên hệ thống và kiểm tra ân hạn thuế, bảo lãnh thuế; - Nếu doanh nghiệp không được phép mở tờ khai hoặc không thoả mãn các quy định về thuế thì thông báo bằng giấy cho doanh nghiệp biết trong đó nêu rõ lý do không được phép mở Tờ khai;
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2