intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Phan Thanh Thủy

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:126

27
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài sẽ có những đóng góp giá trị cho những nghiên cứu sau về quản trị RRLS cả về lý thuyết lẫn thực tiễn, bên cạnh đó góp phần kiện toàn các kỹ thuật, chiến lược quản trị RRLS tại NHTMCP Công thương VN qua việc kết hợp các mô hình tài chính hiện đại với nhau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam - Phan Thanh Thủy

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ---------- PHAN THANH THỦY QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM ---------- PHAN THANH THỦY QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013
  3. -------------------------------------------------------------------- LỜI CAM ĐOAN  Tôi xin cam đoan rằng Luận văn “Quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Đồng thời, các thông tin dữ liệu được sử dụng trong Luận văn là trung thực, được đúc kết từ quá trình học tập và nghiên cứu thực tiễn trong thời gian qua. Những số liệu thống kê tổng hợp, luận cứ nhận xét đánh giá, nội dung truyền tải thông tin, v.v…đều có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng. Ngoài ra, các kết quả nghiên cứu trong luận văn được khai thác dựa trên cơ sở trung thực, khách quan và khoa học. TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2013 Tác giả Luận văn Phan Thanh Thủy --------------------------------------------------------------------
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu, đồ thị Danh mục các hình vẽ, sơ đồ Danh mục các phụ lục LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 12 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 12 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 13 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 13 4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 13 5. Ý nghĩa khoa học của đề tài .................................................................................... 14 6. Kết cấu luận văn ..................................................................................................... 14 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI .............................................................................................................. 15 1.1. Tổng quan về rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng .................. 15 1.1.1. Định nghĩa rủi ro lãi suất .................................................................................. 15 1.1.2. Nguyên nhân của rủi ro lãi suất ........................................................................ 16 1.1.2.1. Sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản Có và tài sản Nợ ..................... 16
  5. 1.1.2.2. NHTM áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình huy động vốn và cho vay ................................................................................................................ 16 1.1.2.3. Sự không phù hợp giữa khối lượng nguồn vốn huy động với việc sử dụng nguồn vốn đó để cho vay và đầu tư ......................................................................... 16 1.1.2.4. Sự không phù hợp giữa thời hạn nguồn vốn huy động với việc sử dụng nguồn vốn đó để cho vay và đầu tư ......................................................................... 17 1.1.2.5. Tỷ lệ lạm phát dự kiến không phù hợp với tỷ lệ lạm phát thực tế ............. 17 1.1.3. Các phương pháp đánh giá rủi ro lãi suất ......................................................... 17 1.1.3.1. Mô hình kỳ hạn đến hạn ............................................................................. 17 1.1.3.2. Mô hình định giá lại ................................................................................... 18 1.1.3.3. Mô hình thời lượng..................................................................................... 21 1.2. Tổng quan về quản trị rủi ro lãi suất .................................................................... 25 1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro lãi suất ...................................................................... 25 1.2.2. Mục tiêu của quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại ........................ 25 1.2.2.1. Giảm thiểu mất mát cho ngân hàng ............................................................ 25 1.2.2.2. Tăng lợi nhuận cho ngân hàng ................................................................... 27 1.2.3. Quy trình quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại ............................. 29 1.2.3.1. Nhận dạng rủi ro ......................................................................................... 29 1.2.3.2. Đo lường rủi ro ........................................................................................... 29 1.2.3.3. Giám sát rủi ro ............................................................................................ 30 1.2.4. Các tiêu chí đánh giá hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại .............................................................................................................................. 33 1.2.5. Chuẩn mực Basel về quản trị rủi ro lãi suất...................................................... 34
  6. 1.2.5.1. Hiệp ước Basel I ......................................................................................... 34 1.2.5.2. Hiệp ước Basel II........................................................................................ 35 1.2.5.3. Hiệp ước Basel III ...................................................................................... 38 1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro lãi suất tại ngân hàng thương mại . 38 1.2.6.1. Môi trường kinh tế vĩ mô và sự phát triển của thị trường tài chính ........... 38 1.2.6.2. Môi trường pháp lý ..................................................................................... 40 1.2.6.3. Trình độ công nghệ, năng lực chuyên môn của cán bộ .............................. 40 1.2.6.4. Hệ thống thông tin, dự báo về tình hình lãi suất thị trường ....................... 41 1.2.7. Kinh nghiệm quản trị rủi ro lãi suất tại một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam ............................................................................................................................. 41 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................... 45 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM .................................................................................................. 47 2.1. Khái quát NHTMCP Công Thương Việt Nam .................................................... 47 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHTMCP Công Thương Việt Nam.... 47 2.1.2. Khái quát hoạt động kinh doanh NHTMCP Công Thương Việt Nam giai đoạn 2010-2012 ................................................................................................................... 48 2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn ............................................................................ 48 2.1.3.2. Hoạt động tín dụng ..................................................................................... 51 2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ ...................................................................................... 55 2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh.................................................................... 58 2.2. Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại NHTMCP Công Thương Việt Nam ......... 61 2.2.1. Tình hình biến động lãi suất giai đoạn 2010-2012 ........................................... 61
  7. 2.2.2. Cơ chế quản lý vốn tại NHTMCP Công Thương Việt Nam ............................ 65 2.2.2.1. Nội dung cơ bản của cơ chế quản lý vốn tập trung .................................... 65 2.2.2.2. Giá mua bán vốn trong hệ thống FTP của NHTMCP Công thương Việt Nam ......................................................................................................................... 68 2.2.2.3. Vai trò của cơ chế quản lý vốn tập trung trong công tác quản trị RRLS ... 69 2.2.3. Tình hình quản trị rủi ro lãi suất tại NHTMCP Công thương Việt Nam thời gian gần đây ................................................................................................................ 70 2.2.3.1. Cơ chế quản trị rủi ro lãi suất tại NHTMCP Công thương Việt Nam ....... 70 2.2.3.2. Ứng dụng mô hình định giá lại và mô hình mô phỏng trong việc đo lường và phòng ngừa rủi ro lãi suất tại NHTMCP Công thương Việt Nam ..................... 78 2.2.3.2.1. Lượng hóa rủi ro lãi suất bằng mô hình định giá lại ............................... 78 2.2.3.2.2. Phòng ngừa rủi ro lãi suất bằng mô hình mô phỏng ............................... 81 2.2.3.3. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro lãi suất đã và đang áp dụng tại NHTMCP Công Thương Việt Nam .......................................................................................... 85 2.2.4. Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại NHTMCP Công thương Việt Nam ......................................................................................................................... 87 2.2.4.1. Những kết quả đạt được ............................................................................. 87 2.2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại .......................................................................... 89 2.2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế ............................................................... 91 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................... 93 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM .................................................................................................. 94 3.1. Định hướng quản trị rủi ro lãi suất tại NHTMCP Công Thương Việt Nam........ 94
  8. 3.2. Giải pháp nhằm hoàn thiện hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro lãi suất tại NHTMCP Công Thương Việt Nam............................................................................ 95 3.2.1. Xây dựng hoàn thiện chính sách quản trị rủi ro lãi suất ................................... 95 3.2.2. Xây dựng hoàn thiện qui trình quản trị rủi ro lãi suất ...................................... 97 3.2.2.1. Về nhận dạng rủi ro .................................................................................... 97 3.2.2.2. Về phương pháp đo lường và báo cáo RRLS............................................. 97 3.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác kiểm tra kiểm soát rủi ro lãi suất ........ 98 3.2.4. Hoàn thiện các công cụ về hạn mức ............................................................... 101 3.2.5. Sử dụng các công cụ phái sinh để che chắn rủi ro lãi suất ............................. 102 3.2.6. Tăng cường khả năng dự báo biến động lãi suất và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro lãi suất chuyên nghiệp ........................................................................ 104 3.3. Các kiến nghị ..................................................................................................... 105 3.3.1. Các kiến nghị đối với Chính phủ .................................................................... 105 3.3.2. Các kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước................................................... 105 3.3.2.1. Lành mạnh hóa thị trường tài chính Việt Nam, vận hành theo cơ chế thị trường .................................................................................................................... 106 3.3.2.2. Tạo hành lang pháp lý để phát triển các công cụ phái sinh trên thị trường tài chính Việt Nam ................................................................................................ 107 3.3.2.3. Hoàn thiện các điều kiện cần thiết để có một cơ chế kiểm soát lãi suất hiệu quả ......................................................................................................................... 107 3.3.2.4. Hoàn thiện khung pháp lý và các qui định về đo lường và quản lý rủi ro lãi suất của các ngân hàng thương mại ....................................................................... 108
  9. 3.3.2.5. Cung cấp cho các ngân hàng thương mại các thông lệ, chuẩn mực quản lý rủi ro lãi suất, hỗ trợ các ngân hàng thương mại trong việc đào tạo cán bộ nghiệp vụ ........................................................................................................................... 108 3.3.2.6. Thiết lập các tổ chức dự đoán chỉ số tài chính ......................................... 109 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 109 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 110 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 111
  10. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT BLĐ : Ban lãnh đạo CN : Chi nhánh FTP : Cơ chế quản lý vốn tập trung HĐQT : Hội đồng quản trị HSC : Hội sở chính IRRBB : Rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng KHTC : Kế hoạch tài chính LS : Lãi suất MTV : Một thành viên NH : Ngân hàng NHCT : Ngân hàng Công thương NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần QLCĐV : Quản lý cân đối vốn QLRRHĐ : Quản lý rủi ro hoạt động QLRRLS : Quản lý rủi ro lãi suất QLRRTD : Quản lý rủi ro tín dụng
  11. QLRRTT : Quản lý rủi ro thị trường RRLS : Rủi ro lãi suất. TCTD : Tổ chức tín dụng TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TS : Tài sản UB : Ủy ban VN : Việt Nam
  12. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ Bảng 1.1. Quan hệ giữa khe hở nhạy cảm lãi suất và thu nhập ..................................... 20 Bảng 1.2. Phương pháp quản trị chủ động RRLS .......................................................... 21 Bảng 1.3. Tác động của sự thay đổi lãi suất đối với giá trị ròng của NH ...................... 24 Bảng 1.4. Quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất năng động ................................................ 27 Bảng 1.5. Phản ứng loại trừ khe hở nhạy cảm lãi suất................................................... 28 Bảng 2.1. Tình hình tiền gửi của khách hàng tại Vietinbank giai đoạn 2010-2012 ...... 48 Bảng 2.2. Tình hình dư nợ tín dụng của Vietinbank giai đoạn 2010-2012 ................... 52 Bảng 2.3. Tình hình hoạt động dịch vụ của Vietinbank giai đoạn 2010-2012 .............. 55 Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh Vietinbank giai đoạn 2010-2012 .................. 58 Bảng 2.5. Diễn biến lãi suất điều hành năm 2010 của NHNN ...................................... 61 Bảng 2.6. Lãi suất huy động NHTMCP Công thương VN năm 2010 và 2011 ............. 63 Bảng 2.7. Chênh lệch TSC với TSN nhạy cảm lãi suất của NHTMCP Công thương giai đoạn 2010 - 2012 ............................................................................................................ 81 Bảng 2.8. Kết quả phân phối xác suất mức thay đổi lãi suất ......................................... 82 Bảng 3.1. Đánh giá RRLS qua các tiêu chí kiểm toán ................................................... 99 Đồ thị 2.1. Quy mô tăng trưởng nguồn vốn Vietinbank giai đoạn 2010-2012 .............. 51 Đồ thị 2.2. Tỷ lệ nợ xấu Vietinbank giai đoạn 2010-2012 ............................................ 55 Đồ thị 2.3. Tăng trưởng quy mô của Vietinbank giai đoạn 2010-2012 ......................... 59 Đồ thị 2.4. Lợi nhuận trước thuế Vietinbank giai đoạn 2010 – 2012 ............................ 60 Đồ thị 2.5. Tổng hợp lãi suất trung bình 40 ngân hàng năm 2012 ................................ 65 Đồ thị 2.6. Hệ số an toàn vốn CAR của NHTMCP Công thương VN .......................... 89
  13. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 2.1. Mục tiêu thực hiện của cơ chế quản lý vốn tập trung ................................... 67 Hình 2.2. Giá mua bán vốn FTP của NHTMCP Công thương VN ............................... 69 Hình 2.3. Phân tích khe hở nhạy cảm lãi suất Vietinbank năm 2012 ............................ 80 Hình 2.4. Hàm phân phối xác suất mức thay đổi lãi suất .............................................. 82 Hình 2.5. Thống kê thay đổi NIM các nhóm thời gian .................................................. 83 Hình 2.6. Thống kê kết quả thay đổi NIM nhóm “đến một tháng” ............................... 84 Sơ đồ 2.1. Cơ chế quản trị RRLS tại NHTMCP Công thương VN ............................... 71 Sơ đồ 2.2. Vai trò, trách nhiệm và sự tương tác giữa các bộ phận trong quản trị RRLS tại NHTMCP Công thương VN ..................................................................................... 72
  14. DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC PHỤ LỤC 01: Phân tích khe hở nhạy cảm lãi suất NHTMCP Công thương năm 2012 PHỤ LỤC 02: Các tài sản Có và tài sản Nợ có thể và không thể định giá lại PHỤ LỤC 03: Lãi suất tái cấp vốn do NHNN ban hành giai đoạn 2003-2012 PHỤ LỤC 04: Lãi suất tái chiết khấu do NHNN ban hành giai đoạn 2003-2012 PHỤ LỤC 05: Lãi suất cơ bản do NHNN ban hành giai đoạn 2003-2012 PHỤ LỤC 06: Cơ cấu tổ chức NHTMCP Công thương Việt Nam PHỤ LỤC 07: Bộ máy quản lý NHTMCP Công thương Việt Nam
  15. 12 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, nền kinh tế VN đã có những biến chuyển vô cùng phức tạp, kèm theo đó sự biến động không ngừng của lãi suất trong nước tác động không nhỏ đến hoạt động của các NHTM tại VN. Trong số các rủi ro mà một NHTM có thể đối mặt trong quá trình hoạt động, RRLS là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên sự yếu kém của NH. Tài sản Nợ và Có của NH bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi lãi suất dẫn đến biến động nguồn vốn chủ sở hữu. Hiện nay, mặc dù các NH hoạt động đa năng, nhưng trên thực tế hoạt động kinh doanh chủ đạo của các NHTM VN vẫn là huy động vốn và cho vay, nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ khác chỉ chiếm tỷ lệ khá thấp. Với các NHTM thì nguồn thu từ sự chênh lệch lãi suất giữa huy động và đầu tư cũng như cho vay chiếm tỷ trọng lớn. Cơ chế điều hành lãi suất tại các NHTM VN đang trong quá trình tự do hóa tài chính, đây là điều kiện để các NHTM cạnh tranh nhau giúp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình, nhưng cơ chế này cũng làm gia tăng rủi ro cho NH do biến động thường xuyên của lãi suất thị trường. Mặt khác, trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng tự do hóa hoàn toàn lãi suất, cạnh tranh giữa các tổ chức tài chính nói chung và giữa các NHTM nói riêng trở nên ngày càng mạnh mẽ, dẫn đến chênh lệch giữa lãi suất đầu ra – đầu vào cũng bị rút ngắn rất nhiều. Chính những yếu tố trên đã gây áp lực cho hệ thống NH nên việc quản lý RRLS trở thành trọng tâm chú ý đối với các nhà quản lý NH. Trong thời gian qua ở VN, cuộc đua lãi suất giữa các NH đang ngày càng trở nên nóng bỏng thì RRLS là khó tránh khỏi đối với các NHTM nói chung và NHTMCP Công Thương VN nói riêng. Sự biến động của lãi suất trong những năm gần đây đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công Thương VN. Xuất phát từ những lý do này, tác giả đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Quản trị rủi ro lãi suất tại NHTMCP Công thương Việt
  16. 13 Nam” nhằm đánh giá về hoạt động quản trị RRLS tại NH này, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản trị RRLS . 2. Mục tiêu nghiên cứu Xuất phát từ nhu cầu bức thiết của công tác quản trị RRLS tại NHTMCP Công thương VN và thực tiễn nghiên cứu trong thời gian qua, đề tài nghiên cứu được thực hiện với các mục tiêu sau: Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị RRLS của các NHTM và những kinh nghiệm thực tiễn về quản trị RRLS, từ đó rút ra các bài học thực tiễn đối với Vietinbank. Phân tích, đánh giá tình hình RRLS và quản trị RRLS đối với hoạt động của NHTMCP Công thương VN trong giai đoạn nghiên cứu, từ đó rút ra những mặt đã làm được và những mặt chưa làm được trong công tác quản trị rủi ro lãi suất. Nguyên nhân của các tồn tại này là gì? Đề xuất giải pháp quản trị RRLS một cách xuyên suốt và khả thi tại NH để hoàn thiện công tác quản trị RRLS tại các NHTM, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của NH. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu RRLS và quản trị RRLS (đối với Việt Nam đồng), các yếu tố tác động tới RRLS và quản trị RRLS tại NHTMCP Công thương VN. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi thu thập dữ liệu của đề tài tính từ năm 2010 đến hết năm 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu đề ra, đề tài đã vận dụng các phương pháp:
  17. 14 Phương pháp thu thập số liệu: số liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của NHTMCP Công thương VN, internet và báo chí. Phương pháp toán kinh tế - thống kê mô tả: Các số liệu thu thập được xử lý và diễn dịch ý nghĩa thông qua các bảng biểu, hình vẽ, tiêu chí thống kê. Trên cơ sở đó, các nhận xét và kết luận ban đầu về vấn đề được rút ra, tạo nền tảng cho các phân tích định lượng sâu hơn như mô hình mô phỏng Monte Carlo kết hợp với mô hình tái định giá trong quản trị RRLS NH. 5. Ý nghĩa khoa học của đề tài Khi đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, đề tài sẽ có những đóng góp giá trị cho những nghiên cứu sau về quản trị RRLS cả về lý thuyết lẫn thực tiễn, bên cạnh đó góp phần kiện toàn các kỹ thuật, chiến lược quản trị RRLS tại NHTMCP Công thương VN qua việc kết hợp các mô hình tài chính hiện đại với nhau. 6. Kết cấu luận văn Luận văn gồm có 3 chương với kết cấu như sau: Chương 1: Tổng quan về quản trị rủi ro lãi suất tại Ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro lãi suất tại NHTMCP Công thương Việt Nam. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của NHTMCP Công thương Việt Nam.
  18. 15 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. Tổng quan về rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh ngân hàng 1.1.1. Định nghĩa rủi ro lãi suất Lãi suất được hiểu là giá cả của tín dụng, là giá mà người cho vay đặt ra để đánh đổi lấy quyền sử dụng vốn cho vay của họ. Lãi suất cũng chính là tỷ lệ giữa mức phí mà người đi vay phải trả để nhận được quyền sử dụng vốn trên giá trị khoản vay. Rủi ro thị trường được định nghĩa là rủi ro giá trị của các trạng thái nội hoặc ngoại bảng cân đối kế toán chịu ảnh hưởng bất lợi bởi những biến động trong các thị trường chứng khoán, lãi suất, tỷ giá hối đoái hay giá cả hàng hóa. Rủi ro thị trường có thể được phát hiện một cách rõ ràng tổng các danh mục đầu tư như: chứng khoán, hang hóa, … do các loại hình đầu tư này được giao dịch một cách trực tiếp. Tuy nhiên, rủi ro thị trường chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi một yếu tố ngầm đó là RRLS. RRLS là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc của những yếu tố liên quan đến lãi suất, dẫn đến tổn thất về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của NH. Khi lãi suất thay đổi, các NH thường phải đương đầu với hai loại RRLS: rủi ro về giá và rủi ro tái đầu tư. Rủi ro về giá: Giá trị thị trường của tài sản Có, tài sản Nợ dựa trên khái niệm giá trị hiện tại của tiền tệ. Do đó, rủi ro sẽ phát sinh nếu lãi suất thị trường tăng lên, dẫn đến mức chiết khấu giá trị tài sản cũng tăng theo và giá trị hiện tại của tài sản Có hoặc tài sản Nợ giảm xuống. Rủi ro tái đầu tư (tái định giá): Rủi ro này xuất hiện khi có sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản Có, tài sản Nợ hoặc khi các NH áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình huy động vốn và cho vay.
  19. 16 1.1.2. Nguyên nhân của rủi ro lãi suất 1.1.2.1. Sự không cân xứng về kỳ hạn giữa tài sản Có và tài sản Nợ Trường hợp kỳ hạn của tài sản Có lớn hơn kỳ hạn của tài sản Nợ (NH huy động vốn ngắn hạn cho vay, đầu tư dài hạn), rủi ro xuất hiện nếu lãi suất huy động trong những năm tiếp theo tăng lên trong khi lãi suất cho vay và đầu tư dài hạn không đổi. Trường hợp kỳ hạn của tài sản Có nhỏ hơn kỳ hạn của tài sản Nợ (NH huy động vốn với kỳ hạn dài để cho vay và đầu tư với kỳ hạn ngắn), rủi ro xuất hiện nếu lãi suất huy động trong những năm tiếp theo không đổi trong khi lãi suất cho vay và đầu tư dài hạn giảm xuống. 1.1.2.2. NHTM áp dụng các loại lãi suất khác nhau trong quá trình huy động vốn và cho vay Trường hợp NH huy động vốn với lãi suất cố định để cho vay, đầu tư với lãi suất biến đổi. Khi lãi suất giảm, RRLS sẽ xuất hiện vì chi phí lãi không đổi trong khi thu nhập giảm và làm cho lợi nhuận NH giảm. Trường hợp NH huy động vốn với lãi suất biến đổi để cho vay, đầu tư với lãi suất cố định. Khi lãi suất tăng, RRLS sẽ xuất hiện vì chi phí lãi tăng theo lãi suất thị trường trong khi thu nhập lãi không đổi và làm cho lợi nhuận NH giảm. 1.1.2.3. Sự không phù hợp giữa khối lượng nguồn vốn huy động với việc sử dụng nguồn vốn đó để cho vay và đầu tư Trường hợp NH huy động vốn mà không cân đối được đầu ra làm cho nguồn vốn bị ứ đọng, trong khi đó NH vẫn phải trả lãi cho phần vốn huy động bị thừa và làm cho hiệu quả kinh doanh của NH bị giảm xuống.
  20. 17 1.1.2.4. Sự không phù hợp giữa thời hạn nguồn vốn huy động với việc sử dụng nguồn vốn đó để cho vay và đầu tư Trường hợp NH huy động vốn với thời gian dài sau đó cho vay lại với nền kinh tế với thời gian ngắn. Khi khoản tín dụng này đến hạn mà khoản huy động vẫn chưa đến hạn làm cho khoản vốn này bị nhàn rỗi không đem lại thu nhập cho NH trong khi đó NH vẫn trả lãi cho nguồn vốn huy động, vì vậy làm cho lợi nhuận của NH bị giảm xuống. 1.1.2.5. Tỷ lệ lạm phát dự kiến không phù hợp với tỷ lệ lạm phát thực tế Trường hợp NH cho vay với lãi suất đã cộng với tỷ lệ lạm phát dự kiến, nhưng sau khi cho vay tỷ lệ lạm phát thực tế cao hơn tỷ lệ lạm phát dự kiến làm cho thu nhập thực của NH bị giảm đi. 1.1.3. Các phương pháp đánh giá rủi ro lãi suất 1.1.3.1. Mô hình kỳ hạn đến hạn Nội dung lý thuyết Nội dung của mô hình kỳ hạn đến hạn hướng đến việc lượng hóa RRLS. Gọi MA là kỳ hạn đến hạn bình quân của danh mục tài sản Có; ML là kỳ hạn đến hạn bình quân của danh mục tài sản Nợ, ta có: MA = ∑𝒏𝒊=𝟏 𝑾𝑨𝒊 𝑴𝑨𝒊 ; ML = ∑𝒎 𝒋=𝟏 𝑾𝑳𝒋 𝑴𝑳𝒋 (1.1) Trong đó: WAi là tỷ trọng và MAi là kỳ hạn đến hạn của tài sản Có i. WLj là tỷ trọng và MLj là kỳ hạn đến hạn của tài sản Nợ j. n, m là số loại tài sản Có và Nợ phân theo kỳ hạn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2