intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:78

25
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn có cấu trúc gồm 3 chương trình bày cơ sở lý luận, thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản đang áp dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam; giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH  TRẦN THỊ TÂM THẢO QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 60.31.12 NGƯỜI HƯỚNG DẪN: TS NGUYỄN QUỐC KHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH – NĂM 2011
  2. MỤC LỤC: Danh mục các bảng: Bảng 21: MỘT SỐ CHỈ SỐ THANH KHOẢN TĨNH NĂM 2010 VÀ QUÝ 2 NĂM 2011 26 Bảng 22: TỶ LỆ KHẢ NĂNG CHI TRẢ CHO NGÀY HÔM SAU 30 Bảng 23: BÁO CÁO KHE HỞ THANH KHOẢN32 Bảng 24: BÁO CÁO CUNG CẦU THANH KHOẢN 37 Danh mục các hình vẽ, đồ thị: Hình 21: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn NHNo& PTNT VN năm 2010 22 Mở đầu Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN 4 1.1 THANH KHOẢN: 4 1.2 RỦI RO THANH KHOẢN: 6 1.2.1 Rủi ro thiếu vốn khả dụng 6 1.2.2 Rủi ro mất khả năng thanh toán 7 1.2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản: 8 1.2.4 Sự cần thiết phải quản trị rủi ro thanh khoản: 8 1.2.5 Dấu hiệu thị trường nhận biết rủi ro thanh khoản: 9 1.3 ĐO LƯỜNG RỦI RO THANH KHOẢN: 10 1.3.1 Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn: 10 1.3.2 Phương pháp tiếp cận cấu trúc quỹ: 12 1.3.3 Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản: 15 1.3.4 Phương pháp thang đáo hạn:18 1.4 BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN: 20 1.4.1 Quản trị thanh khoản tài sản có: 20 1.4.2 Quản trị thanh khoản tài sản nợ: 20 1
  3. 1.4.3 Quản trị thanh khoản phối hợp: 21 Chương 2 : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN ĐANG ÁP DỤNG TẠI NHNo&PTNT VN 22 2.1 THỰC TRẠNG THANH KHOẢN CỦA HỆ THỐNG NHNo& PTNT VN TRONG GIAI ĐOẠN TỪ QUÝ 3 NĂM 2010 ĐẾN QUÝ 3 NĂM 2011: 22 2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG RỦI RO THANH KHOẢN ĐANG ÁP DỤNG TẠI NHNo& PTNT VN 26 2.2.1 Chỉ số thanh khoản tĩnh: 26 2.2.2 Chỉ số thanh khoản động 30 2.3 HẠN MỨC/ GIỚI HẠN THANH KHOẢN: 41 2.3.1 Dư thừa thanh khoản: 42 2.3.2 Thiếu hụt thanh khoản: 42 2.3.3 Khủng hoảng thanh khoản: 43 2.4 QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NHNo& PTNT VN: 44 2.4.1 Quản lý kế hoạch kinh doanh 44 2.4.2 Đầu tư, phân bổ và sử dụng giấy tờ có giá 45 2.4.3 Xử lý khi dư thừa thanh khoản 45 2.4.4 Xử lý khi thiếu hụt thanh khoản 46 2.4.5 Xử lý trong trường hợp khủng hoảng thanh khoản 48 2.4.6 Thông báo lượng tiền thanh toán lớn 50 2.5 ĐÁNH GIÁ mô hình QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN NHNo& PTNT VN 50 2.5.1 Ưu điểm: 50 2.5.2 Nhược điểm: 51 Chương 3 : GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NHNo& PTNT VN 53 3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHNo& PTNT VN TRONG VIỆC QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN THỜI GIAN TỚI 2
  4. 53 3.1.1 Cơ cấu lại mô hình tổ chức hoạt động: 53 3.1.2 Hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật:59 3.2 HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM 61 3.2.1 Xử lý dứt điểm nợ tồn đọng 61 3.2.2 Tăng cường các biện pháp huy động vốn 63 3.2.3 Duy trì tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn ở một mức hợp lý 63 3.2.4 Gắn rủi ro thanh khoản với rủi ro thị trường trong quản trị: 63 3.2.5 Tăng vốn chủ sở hữu của NHNo: 64 3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 65 3.3.1 Kiến nghị đối với NHNo& PTNT VN: 65 3.3.2 Kiến nghị với NHNN Việt Nam: 65 3
  5. • : CƠ SỞ LÝ LUẬN • THANH KHOẢN: Dưới góc độ tài sản: Thanh khoản được hiểu là khả năng chuyển hoá thành tiền của tài sản. Một tài sản có tính thanh khoản cao nếu nó thoả mãn đồng thời đặc điểm: có thị trường giao dịch để có thể chuyển hoá tài sản thành tiền ngay và ngược lại; Có giá cả tương đối ổn định, không bị ảnh hưởng bởi số lượng và thời gian giao dịch. Như vậy, tính thanh khoản của tài sản được đo lường thông qua thời gian và chi phí để chuyển hoá tài sản thành tiền. Một tài sản có tính thanh khoản cao nếu thời gian để chuyển hoá thành tiền rất ngắn, chi phí về chuyển nhượng thấp bao gồm các chi phí về giao dịch, chênh lệch giữa giá bán tài sản ngay tức thì và giá thị trường của tài sản. Nội dung tài sản có tính thanh khoản cao hay còn gọi là tài sản có động khác nhau ở các nước vì nó phụ thuộc vào sự phát triển công nghệ ngân hàng, thị trường chứng khóan, thị trường tiền tệ của quốc gia đó. Theo quy định của NHNN Việt Nam, tài sản có động của các NHTM bao gồm: + Tiền mặt tồn quỹ + Vàng bạc tồn kho + Tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước + Các hợp đồng cam kết được vay + Tín phiếu kho bạc Dưới góc độ ngân hàng: thanh khoản được hiểu là khả năng ngân hàng đáp ứng các yêu cầu về vốn khả dụng của mình hay còn gọi là khả năng thanh toán của ngân hàng. Khả năng thanh toán của ngân hàng có thể xem xét và hiểu theo nhiều góc độ khác nhau. 4
  6. Theo nghĩa hẹp, khả năng thanh toán bao gồm các khoản dự trữ tiền mặt để sẵn sàng đáp ứng cho những nhu cầu rút tiền bất ngờ của khách hàng.Vì vậy điều cần thiết mà các ngân hàng phải thực hiện là để lại lượng tiền mặt tối thiểu nhằm ứng phó với những biến cố như trên. Hiểu theo nghĩa rộng hơn thì thanh khoản là tình trạng tiền mặt sẵn sàng để chi trả hay gia tăng tài sản có. Có thể hiểu điều này đơn giản như sau: giả sử có khách hàng đủ điều kiện được cấp tín dụng đến xin vay nhưng ngân hàng không thể cho vay được vì dự trữ quá ít thì người ta gọi đây là “kẹt thanh khoản”. Ngược lại, trường hợp ngân hàng đáp ứng được ngay yêu cầu xin vay này thì ngân hàng đó được gọi là “đủ thanh khoản”. Khả năng và yêu cầu về thanh khoản thể hiện trong nguồn cung và cầu thanh khoản. Cung thanh khoản Cầu thanh khoản Nhận tiền gửi từ khách hàng Khách hàng rút tiền gửi Doanh thu từ các dịch vụ Cấp tín dụng cho khách hàng Tín dụng được hoàn trả Hoàn trả các khoản đi vay Bán tài sản Chi phí về nghiệp vụ và thuế Vay từ thị trương tiền tệ Chi trả cổ tức bằng tiền Đối với hầu hết các ngân hàng, cầu thanh khoản phát sinh từ hai nguồn chính: Khách hàng rút tiền gửi, Cấp tín dụng cho khách hàng. Việc thanh toán các khoản vay, chi phí về nghiệp vụ và thuế, chi trả cổ tức cũng làm tăng cầu thanh khoản. Để đáp ứng cầu về thanh khoản nêu trên, ngân hàng có thể sử dụng một số nguồn cung thanh khoản. Nguồn cung quan trọng nhất là nguồn tiền gửi bổ sung của khách hàng, ngoài ra nguồn cung quan trọng nữa là các khoản thanh toán nợ 5
  7. của khách hàng, và nguồn thu từ bán tài sản và vay từ thị trường tiền tệ. Sự khác biệt về cung cầu thanh khoản xác định trạng thái thanh khoản ròng của ngân hàng (NLP). Trạng thái thanh khoản ròng = cung thanh khoản - Cầu thanh khoản + Nếu cung thanh khoản lớn hơn Cầu thanh khoản: NLP > 0 => Ngân hàng phải đối mặt với thặng dư thanh khoản, như vậu cần xác định nên đầu tư hiệu quả khoản thặng dư thanh khoản này như thế nào cho tới khi chúng cần sử dụng để đáp ứng nhu cầu thanh khoản tương lai. + Nếu Cung thanh khoản nhỏ hơn Cầu thanh khoản: NLP < 0 => Ngân hàng đối mặt với thâm hụt thanh khoản, như vậy cần xác định bổ sung vốn thanh khoản ở đâu, khi nào? Từ trạng thái thâm hụt thanh khoản, có thể hiểu về rủi ro thanh khoản như sau. • RỦI RO THANH KHOẢN: Rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng không có được đủ vốn khả dụng (cung thanh khoản) với chi phí hợp lý vào đúng thời điểm mà ngân hàng cần để đáp ứng cầu thanh khoản. Như vậy rủi ro thanh khoản có thể chi tiết thành 2 loại rủi ro là rủi ro thiếu vốn khả dụng và rủi ro mất khả năng thanh toán. • Rủi ro thiếu vốn khả dụng Để thu được lợi nhuận cực đại, các ngân hàng tích cực thực hiện chức năng chuyển hóa các phương tiện tiền tệ hay còn gọi là quá trình chuyển đổi tài sản theo kiểu đi vay ngắn hạn nhưng cho vay dài hạn. Quá trình này đem lại lợi nhuận cực đại cho ngân hàng đồng thời cũng có thể đem lại rủi ro thiếu vốn khả dụng. Rủi ro này xuất phát từ chức năng chuyển hóa các kỳ hạn sử dụng vốn và nguồn vốn của ngân hàng. Thông thường kỳ hạn sử dụng vốn thường dài hơn kỳ hạn nguồn vốn, nên ngân hàng có thể vấp phải hai tình huống khó khăn: không thể đáp ứng các cam kết ngắn hạn của mình, có nguồn vốn kỳ hạn ngày càng ngắn lại 6
  8. trong khi sử dụng vốn vẫn theo kỳ hạn không đổi. Tình huống thứ nhất gọi là rủi ro thiếu vốn khả dụng tức thời. Ngân hàng không có khả năng rút vốn ồ ạt và ngoài dự kiến của khách hàng hay của các tổ chức tín dụng khác. Các cơ quan chức trách tiền tệ giám sát mức độ rủi ro này thông qua một hệ số đánh giá khả năng sẵn sàng chi trả cho khách hàng trong một thời gian ngắn được gọi là hệ số vốn khả dụng. Tình huống thứ hai được gọi là rủi ro chuyển hóa vốn, được giám sát qua hệ số chuyển hóa vốn. Hệ số này là hệ số giữa vốn tự có và nguồn vốn thường xuyên ổn định, nhằm mục đích hạn chế quá nhiều các nguồn vốn ngắn hạn ổn định cho vay dài hạn. • Rủi ro mất khả năng thanh toán Sự an toàn của các ngân hàng vẫn luôn là mối quan tâm với nhiều người vì những vụ phá sản ngân hàng có lẽ ảnh hưởng bất lợi đến đối với nền kinh tế hơn bất kỳ vụ phá sản ở bất cứ loại hình doanh nghiệp nào khác. Các thua lỗ của ngân hàng, nếu nghiêm trọng không những làm các cổ đông mất vốn đầu tư, mất mát các khoản tiền gửi bao gồm các khoản tiết kiệm của khách hàng cá nhân và vốn hoạt động của doanh nghiệp mà còn ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng và chuyển sang các thành phần kinh tế khác mang tính chất dây chuyền. Mặc dù khó nhận ra một cách chính xác nguyên nhân của những vụ phá sản ngân hàng, tuy nhiên lịch sử của những vụ phá sản cho thấy các điều kiện mất khả năng thanh tóan của ngân hàng cũng là một nguyên nhân góp phần quan trọng. Từ đó, các ngân hàng quan tâm đến vai trò vốn tự có trong việc ngăn ngừa những vụ phá sản. Rủi ro mất khả năng thanh tóan thường là hậu quả của một hay nhiều rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng mà các ngân hàng không lường trước được. Việc phân tích rủi ro này chủ yếu là nghiên cứu vốn tự có của ngân hàng vì đây là điều kiện pháp lý cơ bản đồng thời là yếu tố tài chính quan trọng nhất trong 7
  9. việc đảm bảo các khoản nợ đối với khách hàng. Vốn tự có được các ngân hàng thương mại Việt Nam sử dụng vào các mục đích như mua sắm tài sản cố định, nhà cửa thiết bị, bù đắp các tổn thất khi không có nguồn trang trải, đồng thời vốn tự có cũng là thước đo giới hạn các hoạt động kinh doanh cũng như năng lực đề kháng rủi ro của ngân hàng. Hiện nay các ngân hàng đang sử dụng hệ số Cooke (CAR) được lập ra vào 12/1987 để đánh giá độ an tòan vốn và xác định khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng thương mại. Hệ số này được xác định theo công thức: Trong đó: ∑ Tổng giá trị quy đổi của tài sản có rủi ro= ∑ (Tổng tài sản có rủi ro nội bảng x Hệ số rủi ro)+ ∑ (Tổng tài sản có rủi ro ngoại bảng x Hệ số rủi ro) Theo nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, ngân hàng đạt mức an toàn cao khi duy trì hệ số này trên 8%. • Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản: Có 3 nguyên nhân chính khiến cho NH phải đối mặt với rủi ro thanh khoản: Một là, do sự mất cân xứng về thời hạn đến hạn giữa Tài sản có và Tài sản nợ. Do các ngân hàng huy động vốn với thời hạn ngắn nhưng lại cho vay với thời hạn dài hơn, dẫn đến sự khác biệt về thời điểm xuất hiện cũng như quy mô các luồng tiền ra vào ngân hàng và như vậy sẽ ảnh hưởng đến khả thanh khoản của ngân hàng … Hai là, do sự nhạy cảm của tài sản tài chính với những thay đổi lãi suất. Khi lãi suất tăng, nhiều người gửi tiền sẽ rút tiền ra tìm cơ hội đầu tư có mức lãi suất cao hơn. Những người vay tiền sẽ hạn chế vay, hoặc rút hết số dư hạn mức tín dụng với lãi suât thấp đã thoả thuận. Như vậy, thay đổi lãi suất ảnh hưởng đồng thời đến luồng tiền gửi cũng như luồng tiền vay, và cuối cùng là đến thanh khoản của ngân hàng. Ngoài ra, lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng đến thị giá của các tài sản 8
  10. mà NH đem bán để tăng thanh khoản, và trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí đi vay trên thị trường tiền tệ của NH. Ba là, Ngân hàng luôn phải đáp ứng nhu cầu thanh khoản một cách hoàn hảo. Những trục trặc về thanh khoản sẽ làm xói mòn niềm tin của dân chúng vào NH. Ví dụ, chúng ta có thể hình dung được phản ứng của khách hàng khi đến rút tiền tại một máy ATM, hoặc tại quầy giao dịch mà không được đáp ứng do ngân hàng tạm thời không có đủ tiền mặt. Như vậy, một trong những công việc quan trọng đối với nhà quản lý Ngân hàng là luôn liên hệ chặt chẽ với những khách hàng có số dư tiền gửi lớn và những khách hàng đang còn hạn mức tín dụng lớn chưa sử dụng để biết kế hoạch của họ khi nào thì rút tiền và rút bao nhiêu để có phương án thanh khoản thích hợp. • Sự cần thiết phải quản trị rủi ro thanh khoản: Các ngân hàng phải đối mặt với vấn đề thanh khoản hàng ngày trong hoạt động kinh doanh của mình. Vậy quản trị thanh khoản hay gọi là quản trị rủi ro thanh khoản là vấn đề rất cần thiết, yêu cầu phải được thực hiện một cách thường xuyên liên tục, nó xuát phát từ những lý do cơ bản sau: Thứ nhất: Có sự đánh đổi giữa thanh khoản và khả năng sinh lời. Ngân hàng càng tập trung nhiều vốn để đáp ứng yêu cầu thanh khoản thì khả năng sinh lời dự tính của nó các thấp và ngược lại. Như vậy, vấn đề đặt ra các ngân hàng phải thực hiện quản trị thanh khoản để một mặt để giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh nhưng mặt khác đảm bảo được khả năng sinh lời cần thiết. Thứ hai: Nếu rủi ro thanh khoản xảy ra sẽ để lại những hậu quả nghiêm trọng, mức độ nhẹ sẽ là giảm thu nhập và uy tín của ngân hàng. Cụ thể: - NH phải huy động với lãi suất cao hơn để đáp ứng nhu cầu thanh khoản (mua thanh khoản trên thị trường). Điều này dẫn tới sự tăng chi phí vốn của ngân hàng. 9
  11. - NH phải bán các chứng khoán hoặc các tài sản khác với giá thấp. Từ đó, làm giảm thu nhập của ngân hàng. Có thể giải thích điều này là do nhiều ngân hàng giữ rất ít các khoản tiền mặt và tiền gửi, thay vào đó là nắm các chứng khoán hoặc cho vay; khi nhu cầu thanh khoản lên cao, ngân hàng có thể phải bán bớt tài sản. Hậu quả được đo bằng sự sụt giảm giá bán chứng khoán so với giá thị trường của chứng khoán ấy. - Khi NH gặp những khó khăn trong thanh toán sẽ dẫn tới sự mất lòng tin của dân chúng cũng như của bạn hàng. Điều đó đồng nghĩa với việc uy tín của NH sẽ bị sụt giảm một cách đáng kể. Thứ ba: Trong các trường hợp đặt biệt, rủi ro thanh khoản đẩy NH vào tình trạng mất khả năng thanh toán và đưa ngân hàng đối mặt với khả năng bị phá sản, bị bán hoặc bị sát nhập. Ví dụ, Khủng hoảng tài chính tại Châu Á năm 1997 cũng bắt đầu bằng việc các NH đối mặt với rủi ro thanh khoản. Hơn thế rủi ro thanh khoản mang tính hệ thống, có thể đe dọa đến sự ổn định của cả hệ thống tài chính. Như vậy, việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng một cách thường xuyên và trong những trường hợp đặc biệt khẩn cấp là yêu cầu cấp thiết và là nội dung quan trọng trong công tác quản trị của NH nhằm hạn chế rủi ro. Nó liên quan tới sự tồn tại và phát triển của mỗi NH và cả hệ thống. • Dấu hiệu thị trường nhận biết rủi ro thanh khoản: Nhà quản trị thanh khoản có thể nhận biết về rủi ro thanh khoản qua một số thị trường sau đây: Thứ nhất: Lòng tin của công chúng. Có bằng chứng nào cho thấy tiền gửi của NH sẽ giảm do các cá nhân và tổ chức lo ngại rằng NH sẽ thiếu tiền mặt hoặc không thể thanh toán các khoản nợ đến hạn không? Thứ hai: Sự biến động giá cổ phiếu của NH. Liệu cổ phiếu của NH có giảm bởi vì nhà đầu tư nhận thấy rằng khủng hoảng thanh khoản đang hoặc sắp 10
  12. xảy ra với NH? Thứ ba: Phần bù rủi ro. Có bằng chứng nào chứng tỏ NH đang trả một mức lãi suất cao hơn đáng kể trên tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi kỳ hạn và các khoản vay so với các NH khác có cùng quy mô hoạt động hay không? Thứ tư: Lỗ từ việc bán tài sản của NH. Gần đây NH có buộc phải bán tài sản vội vã với tổn thất đáng kể nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu thanh khoản? đây là một sự kiện ít xảy ra hay là một sự kiện thường xuyên. Thứ năm: khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. NH có thể đáp ứng mọi yêu cầu vay vốn hợp lý, có lợi từ những khách hàng chất lượng tín dụng cao hay không? Hay áp lực về thanh khoản buộc nhà quản lý NH từ chối một số yêu cầu vay vốn đáng được chấp nhận. Thứ sáu: NH có buộc phải vay vốn từ Ngân hàng trung ương không? Nếu cần trả lời bất kỳ câu hỏi nào trên đây là có, nhà quản trị cần xem xét cẩn thận chính sách và thực tế quản trị rủi ro thanh khoản của NH để quyết định xem NH cần phải thực hiện những thay đổi gì? • ĐO LƯỜNG RỦI RO THANH KHOẢN: Ở Việt Nam chưa đủ các số liệu đáng tin cậy để đo lường chính xác rủi ro thanh khoản của các ngân hàng nên trong phần lý thuyết này tác giả trình bày các phương pháp đo lường dựa trên kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Các phương pháp đo lường được nêu dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo, việc áp dụng chúng vào Việt Nam cần phải có một số điều kiện nhất định mà sẽ được đề cập ở chương thứ 2. • Phương pháp tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn: Đây là phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản dựa vào phân tích những thay đổi trong tiền gửi và cho vay dự tính. Thực chất của phương pháp này là đo lường cung cầu thanh khoản là tiền gửi, phần chủ yếu của cầu thanh khoản là cho 11
  13. vay nên phương pháp này tập trung vào đo lường những thay đổi dự tính trong tiền gửi và cho vay của NH. Phương pháp này bao gồm ba bước: Bước một: Dự báo nhu cầu vay vốn và tiền gửi Một số phương pháp dự báo về tiền gửi và tiền vay: Xây dựng mô hình dự báo: +Xác định các yếu tố làm thay đổi tổng tiền vay của ngân hàng: F (Loan) = f (Growth, Coporate Earnings,Money supply, Inflation) Loan: Thay đổi dự tính trong tiền vay Coporate Earnings: Thu nhập doanh nghiệp Growth: Tăng trưởng của nền kinh tế: GDP Money Supply: Tỷ lệ tăng trưởng hiện tại trong lượng tiền cung ứng Inflation: Tỷ lệ lạm phát dự tính + Xác định thay đổi trong tổng tiền gửi: f(Deposits) = f (Personal Income, Retail Sales, Money suppply, Yield, Inflation) Deposits: Thay đổi dự tính trong tổng tiền gửi Personal Income: tăng trưởng dự tính của thu nhập cá nhân Retail Sales: Tăng dự tính về doanh thu bán lẻ Money Supply: Tỷ lệ tăng trưởng hiện tại trong lượng tiền cung ứng Yield: Lợi tức dự tính trên thị trường tiền tệ Inflation: Tỷ lệ lạm phát dự tính Sử dụng kinh nghiệm và số liệu thống kê Một cách tiếp cận đơn giản trong việc ước tính lượng tiền gửi và cho vay trong tương lai là phân chia dự báo về sự tăng trưởng của tiền gửi và cho vay thành 3 bộ phận chính: - Phần xu hướng: ngân hàng có thể ước tính phần này bằng cách xây dựng 12
  14. một đường xu thế sử dụng giá trị tại các thời điểm cuối năm, cuối quý, cuối tháng … đối với tổng tiền gửi và cho vay trong vòng ít nhất 10 năm gần đây (hoặc theo một cơ sở thời gian khác, đủ dài để xác định xu hướng thay đổi tỷ lệ tăng trưởng dài hạn bình quân). - Phần mùa vụ: Phần này đo lường sự thay đổi của tổng tiền gửi và cho vay trong những tuần, những tháng nhất định dưới tác động của yếu tố thời vụ trên cơ sở so sánh với tiền gửi và cho vay tại thời điểm cuối năm gần nhất. - Phần chu kỳ: Phần này thể hiện sự sai lệch so với tổng tiền gửi và cho vay dự tính (đo được bằng phần xu hướng và phần mùa vụ), phụ thuộc vào tình trạng của nền kinh tế trong năm. Bước hai: Tính toán sự tăng giảm dự tính về cho vay và tiền gửi: + Khả năng thanh khoản tăng khi tiền gửi tăng và cho vay giảm. + Khả năng thanh khoản giảm khi tiền gửi giảm và cho vay tăng. Bước ba: Xác định khe hở thanh khoản: (Một trường hợp của trạng thái thanh khoản ròng). Khe hở này được đo bằng độ chênh lệch giữa tổng cung thanh khoản (tăng tiền gửi và giảm cho vay) và cầu thanh khoản (tăng cho vay và giảm tiền gửi). + Khi cung thanh khoản: (tăng tiền gửi hoặc giảm cho vay) lớn hơn cầu thanh khoản (giảm tiền gửi hoặc cho vay), ngân hàng sẽ có một khe hở thanh khoản dương. + Khi cầu thanh khoản vượt quá nguồn cung thanh khoản, khe hở thanh khoản âm xuất hiện hay ngân hàng phải đối mặt với thâm hụt thanh khoản. • Phương pháp tiếp cận cấu trúc quỹ: Nếu như phương pháp nguồn vốn và sử dụng vốn giúp ngân hàng đo lường cả nguồn cung và nguồn cung thanh khoản thì phương pháp tiếp cận cấu trúc vốn chỉ quan tâm đến Cầu thanh khoản. Phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản dựa vào việc phân chia cơ cấu nguồn vốn huy động theo khả năng nguồn vốn này bị 13
  15. rút ra khỏi ngân hàng để xác định yêu cầu thanh khoản của ngân hàng. Đây là một phương pháp đo lường phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm, đánh giá của nhà quản trị ngân hàng. Phương pháp này bao gồm một số bước sau: Bước 1: Tiền gửi và các nguồn vốn khác của ngân hàng được phân chia thành nhiều nhóm dựa trên khả năng vốn rút khỏi ngân hàng. Cụ thể: có thể chia tiền gửi và những khoản mục vốn phi tiền gửi thành ba nhóm: - Nguồn vốn nóng: vốn vay và tiền gửi nhạy cảm với lãi suất hoặc được dự tính sẽ bị rút khỏi NH trong kỳ kế hoạch. - Nguồn vốn kém ổn định: các khoản tiền gửi của khách hàng trong đó một phần đáng kể (25-30%) sẽ có thể bị rút khỏi ngân hàng tại một thời điểm nào đó trong kỳ kế hoạch. - Nguồn vốn ổn định: (thường được gọi là tiền gửi cơ sở hay vốn cơ sở) khoản mục vốn mà nhà quản trị ngân hàng tin tưởng chắc chắn rằng ít có khả năng bị rút khỏi ngân hàng (trừ một bộ phận rất nhỏ trong tổng số). Bước hai: Xác định yêu cầu dự trữ thanh khoản cần thiết cho nguồn vốn trên. Nhà quản trị thanh khoản dành riêng một phần vốn thanh khoản cho mỗi nguồn vốn trên, tùy theo những nguyên tắc quản trị của ngân hàng. Thông thường tỷ lệ dự trữ thanh khoản được lựa chọn như sau: - Tỷ lệ dự trữ thanh khoản lớn nhất cho nguồn vốn nóng, thường là 95% - Tỷ lệ dự trữ thanh khoản cho nguồn vốn kém ổn định, thường là 30% - Tỷ lệ dự trữ thanh khoản thấp nhất cho nguồn vốn ổn định:
  16. Ngân hàng cần nỗ lực đáp ứng mọi yêu cầu vay vốn chất lượng cao nhằm xây dựng quan hệ lâu dài với khách hàng, và những khách hàng này trong tương lai sẽ tạo ra những khoản tiền gửi, những khoản cho vay đối với NH và sử dụng các dịch vụ khác của ngân hàng. Theo đó, ngân hàng cần dự tính nhu cầu vay tối đa tiềm năng và cần có dự trữ thanh khoản đối với các khoản cho vay, thường là 100% phần chênh lệch giữa tổng cho vay tối đa tiềm năng và dư nợ thực tế. Bước bốn: Xác định tổng yêu cầu thanh khoản của ngân hàng. Tổng yêu cầu thanh khoản của ngân hàng được xác định bằng tổng yêu cầu dự trữ thanh khoản vốn và yêu cầu thanh khoản cho vay Tổng dự trữ Dự trữ thanh Dự trữ thanh Thanh khoản = Khoản vốn + Khoản cho vay Tổng dư trữ thanh khoản = 0.95*(Nguồn vốn nóng – DTBB) + 0.30* (Nguồn vốn kém ổn định – DTBB) + 0.15* (Nguồn vốn ổn định – DTBB) + 1.00* (Quy mô cho vay tối đa – dư nợ hiện tại) 15
  17. Ví dụ: Đo lường và yêu cầu thanh khoản của ngân hàng với cách tiếp cận cấu trúc vốn: • Ngân hàng ACB dự tính phân chia nguồn vốn tiền gửi và phi tiền gửi thành: Nguồn vốn nóng: 25 tỷ VND Nguồn vốn kém ổn định: 24 tỷ VND Nguồn vốn ổn định: 100 tỷ VND Ngân hàng ABC (trừ 3% dự trữ bắt buộc đối với các khoản tiền gửi) dự tính sẽ duy trì 95% dự trữ đối với nguồn vốn nóng, 30% dự trữ đối với nguồn vốn kém ổn định, 15% dự trữ đối với nguồn vốn ổn định • Dư nợ cho vay hiện tại của ABC là 135 tỷ VND, mức tối đa gần đây là 140 tỷ VND, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng bình quân là 10% năm. Ngân hàng muốn sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu vay vốn của khách hàng có chất lượng tốt. Kết quả: Tổng nhu cầu thanh khoản của ABC được tính như sau: 0.95* (25-0.03*25) + 0.30* (24-0.03* 24) + 0.15* (100-0.03*100)+140*0.1 + (140- 135) =23.04 + 6.98 + 14.55 + 19 = 63.57 Bước năm: Để dự đoán nhu cầu thanh khoản một cách chính xác hơn, các nhà quản trị sẽ tiếp tục xây dựng các kịch bản trong các điều kiện khác nhau và xác định xác suất xảy ra cho từng kịch bản. Khi đó: yêu cầu thanh khoản dự tính sẽ là: Yêu cầu thanh khoản dự tính = Pr(xi)*NLPxi) + Xi: Các kịch bản được xây dựng + Pr(xi): Xác suất kịch bản i xảy ra + NLPxi: Yêu cầu thanh khoản Xi Các kịch bản thường được đưa ra là: - Trạng thái thanh khoản xấu nhất có thể xảy ra: VD: như tăng trưởng trong tiền gửi giảm đáng kể, tổng mức tiền gửi có thể giảm thấp hơn mức thấp nhất 16
  18. trong lịch sử ngân hàng. Nhu cầu vay vốn chất lượng cao tăng đáng kể, tăng hơn mức cao nhất trong lịch sử của ngân hàng. Trong trường hợp này, dự trữ thanh khoản của ngân hàng chịu áp lực tối đa, rất có thể ngân hàng phải đối mặt với thâm hụt thanh khoản. - Trạng thái thanh khoản tốt nhất có thể xảy ra: Giả sử tăng trưởng trong tiền gửi vượt quá mức dự tính của nhà quản trị và đạt mức cao nhất trong lịch sử. Giả sử nhu cầu vay vốn chất lượng cao hạ thấp hơn ước tính và đạt mức thấp nhất trong lịch sử. Trong trường hợp này áp lực dự trữ thanh khoản là thấp nhất và ngân hàng có thể đối mặt với thặng dư thanh khoản. - Trạng thái thanh khoản có khả năng xảy ra cao nhất. • Phương pháp tiếp cận chỉ số thanh khoản: Sự khác biệt của phương pháp chỉ số thanh khoản so với hai phương pháp trên là phương pháp này không tiếp cận tới vấn đề cung – cầu thanh khoản mà dựa vào kinh nghiệm thực tế để các nhà quản trị đưa ra các quyết định về vấn đề thanh khoản. • Các chỉ số tài chính của ngân hàng: Chỉ số về trạng thái tiền mặt: Một tỷ lệ tiền mặt cao hơn ngụ ý rằng ngân hàng có khả năng vững vàng hơn trong việc giải quyết yêu cầu tiền mặt tức thời. Chỉ số về chứng khoán thanh khoản: Các chứng khoán: trái phiếu và tín phiếu kho bạc (gọi chung là chứng khoán chính phủ) là những chứng khoán có độ thanh khoản cao nhất. Chỉ số 17
  19. chứng khoán thanh khoản càng cao, trạng thái thanh khoản của Ngân hàng càng tốt. Chỉ số năng lực cho vay: Đây là một chỉ số có quan hệ nghịch biến với khả năng thanh khoản của NH bởi vì cho vay và cho thuê là những tải sản có tính thanh khoản thấp nhất mà NH nắm giữ. Chỉ số tiền nóng Tiền nóng là các loại tài sản nhạy cảm với lãi suất, thường bao gồm: tiền mặt, tiền gửi không kỳ hạn, chứng khoán chính phủ ngắn hạn và các tài sản khác có thể chuyển hóa thành tiền trong ngắn hạn. Tiền nóng bên tài sản có chính là tài sản có động đã trình bày tại phần lý thuyết thanh khoản (1.1). Tiền nóng bên tài sản nợ là loại tài sản dễ bị rút ra bất cứ lúc nào, đặc biệt là khi ngân hàng gặp khó khăn về tài chính. Tiền nóng bên tài sản nợ bao gồm: + Tiền gửi không kỳ hạn của thị trường 1 (thị trường mà đối tượng phục vụ chính của các ngân hàng là các đơn vị phi tài chính): gồm cả tiết kiệm không kỳ hạn. + Tiền gửi không kỳ hạn của thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng) Chỉ số tiền nóng là chỉ số đo lường khả năng thanh tóan tức thì của ngân hàng. Nếu chỉ số tiền nóng của NH càng cao thì tính thanh khoản của NH càng tốt. Nhưng nếu chỉ số này quá cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng bởi vì tiền nóng là loại tài sản không sinh lời của ngân hàng (khoản dự trữ) hoặc 18
  20. sinh lời thấp. Thông thường các ngân hàng hoạt động tốt có thể duy trì chỉ số này tương đối thấp hơn ngân hàng bị đánh giá là hoạt động kém hiệu quả. Chỉ số cấu trúc tiền gửi: Trong đó, tiền gửi giao dịch bao gồm những khoản tiền gửi có thể được rút thông qua việc phát hành séc. Tiền gửi kỳ hạn có kỳ hạn cố định và phải chịu phạt nếu khách hàng rút tiền trước hạn. Tỷ lệ này đo lường tính ổn định của cơ sở gửi tiền mà ngân hàng sở hữu; tỷ lệ này giảm thể hiện tính ổn định cao hơn của vốn tiền gửi và do đó yêu cầu thanh khoản sẽ giảm. Ngoài 6 chỉ số trên thì trên thế giới còn sử dụng một số chỉ số khác như: chỉ số chứng khoán cam kết, chỉ số tiền gửi môi giới và chỉ số tiền gửi cơ sở. Với các phương pháp đo lường trên, nhà quản trị có thể thấy được tình trạng thanh khoản của NH mình, từ đó đưa ra các biện pháp quản trị rủi ro thanh khoản phù hợp. • Chỉ số thanh khoản: Chỉ số thanh khoản đo lường khoản thất thoát tiềm tàng khi ngân hàng phải bán ngay các tài sản của mình để đáp ứng nhu cầu thanh khoản với giá trị thị trường hợp lý của tài sản ngân hàng có thể bán trong điều kiện bình thường – có thể sẽ lâu hơn do ngân hàng phải đưa qua đấu giá và thực hiện một số khảo sát, nghiên cứu. Nếu giá bán ngày càng khác biệt so với giá thị trường hợp lý của tài sản thì danh mục tài sản đó của ngân hàng càng kém thanh khoản. I = Wi * (Pi/P* i) I: Chỉ số thanh khoản giao động từ 0 – 1; Wi: Tỷ trọng tài sản loại I, Pi là giá bán ngay, P*i là giá thị trường hợp lý của tài sản. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2