intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh thành phố Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:102

28
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của đề tài "Quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh thành phố Hà Nội" là nghiên cứu, bổ sung vào lý luận và giải pháp đối với công tác quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội - chi nhánh Thành phố Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh thành phố Hà Nội

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ------------------------------------- ĐÀM QUỐC THỊNH QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI-CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Hà Nội, Năm 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI ĐÀM QUỐC THỊNH QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng Mã số: 834.02.01 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Tuấn Anh Hà Nội, năm 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đã thực hiện việc kiểm tra mức độ tương đồng nội dung luận văn qua phần mềm Turnitin một cách trung thực và kết quả mức độ tương đồng 15 % toàn bộ nội dung luận văn. Bản luận văn kiểm tra qua phần mềm là bản cứng luận văn đã nộp để bảo vệ trước hội đồng. Nếu sai, tôi xin chịu các hình thức kỷ luật theo quy định hiện hành của Trường. Hà Nội, ngày tháng năm 20 HỌC VIÊN CAO HỌC
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường Đại học Thương Mại, dưới sự hướng dẫn tận tình của các Thầy Cô, tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài “Quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh thành phố Hà Nội”. Để hoàn thành Luận văn này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, động viên, giúp đỡ từ các thầy cô, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè trong suốt quá trình học tập và công tác. Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các Thầy Cô giáo Khoa Sau đại học, các thầy cô trường Đại học Thương mại đã giảng dạy cho tôi, đặc biệt là PGS.TS. Phạm Tuấn Anh – Người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới Ban lãnh đạo, cán bộ, nhân viên trong Ngân hàng Chính sách xã hội Chi nhánh Thành Phố Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình điều tra, khảo sát thực tế, thu thập số liệu phục vụ cho việc nghiên cứu viết luận văn này. Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thành luận văn, tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những sai sót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp chân thành để Luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................................ iii BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .....................................................................................vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ .............................................................................vii DANH MỤC HỘP ...................................................................................................vii PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài............................................................1 2. Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài luận văn ........................................3 3. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ......................................................................7 5. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................................7 6. Dự kiến đóng góp của luận văn về mặt khoa học và thực tiễn .........................8 7. Kết cấu của luận văn .............................................................................................9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢNN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH .....................................10 1.1 Rủi ro trong cho vay hộ nghèo ........................................................................10 1.1.1 Hộ nghèo, khái niệm về rủi ro trong cho vay hộ nghèo. ...............................10 1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng ................................................................................ 11 1.1.3 Đặc trưng của rủi ro tín dụng hộ nghèo ........................................................12 1.1.4 Hậu quả của rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo. ..................................13 1.2 Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo ........................................... 14 1.2.1. Khái niệm về quản trị rủi ro tín dụng. .......................................................... 14 1.2.2 Mục tiêu của quản trị rủi ro tín dụng. ........................................................... 16 1.2.3. Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tín dụng. ....................................................... 16 1.2.4 Quy trình, kỹ thuật quản trị rủi ro tín dụng................................................... 17 1.3 Các yếu tố tác động đến quản trị rủi ro tín dụng ...........................................28
  6. iv 1.3.1 Các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài .........................................................28 1.3.2 Các yếu tố thuộc môi trường bên trong .........................................................31 1.4 Kinh nghiệm tại Việt Nam và một số ngân hàng ở các nước có mô hình tín dụng đối với người nghèo về phòng ngừa rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với hộ nghèo ................................................................................................ 32 1.4.1 Kinh nghiệm phát triển tài chính vi mô đối với hộ nghèo từ một số ngân hàng trên thế giới. .................................................................................................... 32 1.4.2 Kinh nghiệm từ Ngân hàng phục vụ người nghèo ở Việt Nam……………35 1.4.3. Những bài học kinh nghiệm có thể áp dụng tại Việt Nam. ......................... 36 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI - CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI........................................................................................................... 38 2.1. Khái quát về Ngân hàng Chính sách xã hội - chi nhánh Thành phố Hà Nội………….. ...........................................................................................................38 2.1.1 Lịch sử, chức năng, nhiệm vụ, cấu trúc tổ chức. ..........................................38 2.1.2 Đặc trưng môi trường hoạt động....................................................................43 2.1.3 Tình hình hoạt động của tại Ngân hàng Chính sách xã hội - chi nhánh Thành phố Hà Nội. ..................................................................................................44 2.2 Tình hình quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội - chi nhánh Thành phố Hà Nội. ..............................................54 2.2.1 Tình hình nợ rủi ro. ........................................................................................ 54 2.2.2 Kết quả khảo sát quan điểm, nhận thức về công tác quản trị rủi ro tín dụng và một số nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và mong muốn của nhà quản trị. 58 2.2.3 Bộ máy, tổ chức quản trị rủi ro tín dụng. ......................................................62 2.2.4 Quy trình và kỹ thuật quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo tại NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội. ................................................................64 2.3 Đánh giá về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội - chi nhánh Thành phố Hà Nội ...............................................70 2.3.1 Các kết quả đạt được .......................................................................................70
  7. v 2.3.2 Những tồn tại, hạn chế. ..................................................................................72 2.3.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế. ....................................................73 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN, ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ CÁC KIẾN NGHỊ VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI –..................................... 76 CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI .................................................................. 76 3.1 Chiến lược, mục tiêu của Ngân hàng Chính sách xã hội - chi nhánh Thành phố Hà Nội ...............................................................................................................76 3.1.1 Chiến lược phát triển của Ngân hàng Chính sách xã hội - chi nhánh Thành phố Hà Nội ...............................................................................................................76 3.1.2 Các mục tiêu của Ngân hàng Chính sách xã hội - chi nhánh Thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2020-2025. ...............................................................................77 3.2 Các giải pháp đề xuất với Ngân hàng Chính sách xã hội - chi nhánh Thành phố Hà Nội ...............................................................................................................78 3.2.1 Giải pháp 1: Nâng cao chất lượng công tác xét duyệt cho vay, ngăn ngừa rủi ro tín dụng. .........................................................................................................78 3.2.2 Giải pháp 2: Tiếp tục xây dựng phát triển công cụ để hỗ trợ công tác quản trị rủi ro tín dụng. ..................................................................................................... 80 3.2.3 Giải pháp 3: Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra kiểm soát. ..................81 3.2.4 Giải pháp 4: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực .....................................83 3.2.5 Giải pháp 5: Nâng cao chất lượng hoạt động tổ TK&VV. ............................ 86 3.3 Các kiến nghị nhằm thực hiện giải pháp ........................................................87 3.3.1 Kiến nghị 1: Đối với UBND thành phố Hà Nội, UBND các cấp. ................. 87 3.3.2 Kiến nghị 2: Đối với NHCSXH trung ương. ................................................. 89 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
  8. vi BẢNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ BDT Taka Bangladesh- tiền của Bangladesh CNTT Công nghệ thông tin GDXA Giao dịch xã HCKK Hoàn cảnh khó khăn HĐND Hội đồng nhân dân HĐQT Hội đồng quản trị HĐT Hội đoàn thể HSSV Học sinh Sinh viên MTTQ Mặt trận Tổ quốc NIPPON Chương trình cho vay do quỹ Nippon Nhật Bản tài trợ NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội. NHNoN&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng nhà nước NSVSMT Nước sạch vệ sinh môi trường PGD Phòng giao dịch RRTD Rủi ro tín dụng TCTD Tổ chức tín dụng TCKT Tổ chức kinh tế TK&VV Tiết kiệm và Vay vốn UBND Ủy ban nhân dân VKK Vùng khó khăn XKLĐ Xuất khẩu lao động
  9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn tại NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội ............... 49 Bảng 2.2 Cơ cấu dư nợ theo các chương trình cho vay ........................................... 51 Bảng 2.3 Phân loại nợ theo hình thức cho vay......................................................... 52 Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHCSXH Thành phố Hà Nội 53 Bảng 2.5 Tình hình nợ xấu, nợ khoanh .................................................................... 54 Bảng 2.6 Phân loại nợ bị rủi ro theo chương trình cho vay ..................................... 55 Bảng 2.7 Phân loại nợ quá hạn cho vay hộ nghèo theo đơn vị ủy thác ................... 57 Bảng 2.8. Chất lượng hoạt động cho vay chương trình hộ nghèo. .......................... 58 DANH MỤC BIỂU ĐỒ SƠ ĐỒ Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn vốn tại NHCSXH thành phố Hà Nội ............................ 50 Biểu đồ 2.2 Tỷ trọng nợ quá hạn các chương trình cho vay ................................... . 56 Sơ đồ 1.1: Quy trình quản lý rủi ro tín dụng ............................................................ 18 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của NHCSXH Thành phố Hà Nội ................................. 39 Sơ đồ 2.2 quy trình cho vay hộ nghèo ..................................................................... 47 DANH MỤC HỘP Hộp 2.1: Quan điểm về tầm quan trọng của quản trị rủi ro tín dụng ....................... 59 Hộp 2.2: Ảnh hưởng của chính sách quản lý đến quản trị rủi ro tín dụng ............... 60 Hộp 2.3: Ảnh hưởng của nguồn nhân lực đến quản trị rủi ro tín dụng .................... 60 Hộp 2.4: Ảnh hưởng của khoa học công nghệ đến công tác quản trị rủi ro tín dụng. 60 Hộp 2.5: Hạn chế trong triển khai công tác quản trị tín dụng tại chi nhánh ............ 60 Hộp 2.6: Nguyên nhân từ phía người vay ................................................................ 61 Hộp 2.7: Nguyên nhân trong khâu quản lý, xét duyệt, kiểm tra sử dụng vốn ......... 61 Hộp 2.8: Một số nguyên nhân khách quan dẫn đến rủi ro tín dụng hộ nghèo ......... 61 Hộp 2.9: Một số nguyên nhân chủ quan dẫn đến rủi ro tín dụng hộ nghèo ............. 61
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Ngân hàng Chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng đặc biệt của Việt Nam với 100% vốn của Nhà Nước, được Chính phủ thành lập để triển khai cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, giúp các đối tượng này có điều kiện tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện điều kiện sống, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện chính sách phát triển kinh tế gắn liền với xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội là đơn vị cấp 2 trong hệ thống NHCSXH, với nhiệm vụ triển khai tín dụng chính sách trên địa bàn Thành phố Hà Nội, sau 17 năm hoạt động, chi nhánh đã và đang triển khai 16 chương trình tín dụng giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn để sản xuất, kinh doanh, trang trải chi phí học tập. Chương trình cho vay đối với hộ nghèo được NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội triển khai trong thời gian qua đã giúp các hộ nghèo có cơ hội đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh hướng đến thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Đến nay tổng dư nợ các chương trình cho vay đối với hộ nghèo trên địa bàn đạt 166,9 tỷ đồng với hơn 4.913 hộ nghèo được vay vốn; bình quân số tiền vay là 34 triệu đồng/hộ. Hộ nghèo là những đối tượng yếu thế trong xã hội, họ thường có hạn chế về sức khỏe, học vấn, đồng thời với chính sách cho vay thông thoáng như được vay vốn theo hình thức tín chấp, lãi suất ưu đãi nên xắc suất xảy ra rủi ro tín dụng là tương đối cao. Một số nguyên nhân rủi ro thường gặp trong cho vay hộ nghèo tại NHCSXH bao gồm: Do thiên tai lũ lụt, hỏa hoạn, dịch bệnh; hoạt động kinh doanh thua lỗ do hạn chế về kỹ thuật, kinh nghiệm, công tác
  11. 2 quản lý lỏng lẻo kém hiệu quả; Hộ vay sử dụng vốn không đúng mục đích vay vốn không đầu tư kinh doanh làm thất thoát nguồn vốn ; Hộ vay chết, bỏ đi khỏi địa phương không có người thừa kế, không còn tài sản xử lý. Trong những năm qua tại NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội đã có nhiều trường hợp khách hàng không trả nợ hoặc không có khả năng trả nợ đúng hạn, một số món vay bị tổ trưởng tổ TK&VV xâm tiêu, chiếm dụng, lợi dụng chính sách để trục lợi dẫn đến thất thoát vốn. Mặc dù NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội kịp thời phát hiện và thu hồi nhiều món vay sai phạm, tuy nhiên đây cũng là lời cảnh báo về rủi ro tín dụng nếu tình trạng này không được giải quyết dứt điểm. Theo số liệu thống kê đến năm 2019 số món vay hộ nghèo thuộc diện nợ quá hạn là 46 hộ với 1,4 tỷ đồng, nhiều trường hợp xâm tiêu chiếm dụng với số tiền hàng tỷ đồng. Bên cạnh đó những rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo theo phương thức ủy thác ngày càng xuất hiện nhiều hơn và có tính hệ thống hơn đòi hỏi phải có những nghiên cứu mang tính tổng thể cả về lý luận và thực tiễn nhằm thống kê, nhận diện và đưa ra những giải pháp để hạn chế những rủi ro tín dụng đó. Từ thực tế trong hoạt động tín dụng, đòi hỏi NHCSXH thành phố Hà Nội phải thường xuyên quan tâm đến quản trị rủi ro tín dụng, đặc biệt đối với hộ nghèo để bảo toàn nguồn vốn của Chính phủ, đưa chính sách đến được với người dân, giúp hộ nghèo có điều kiện vay vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh tăng thu nhập. Xuất phát từ những lý do đó, có thể thấy nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo đối với NHCSXH – chi nhánh Thành phố Hà Nội là một chủ đề nghiên cứu có ý nghĩa thiết thực, phù hợp với chuyên ngành học tập của bản thân cũng như phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng nghiên cứu của học viên cao học.
  12. 3 2. Tình hình nghiên cứu thuộc lĩnh vực đề tài luận văn Vấn đề rủi ro và hạn chế rủi ro tín dụng được tất cả các ngân hàng quan tâm và đây cũng là đề tài được nhiều nhà kinh tế, học viên các trường chuyên nghiệp quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng của NHTM cũng như quản trị rủi ro trong cho vay của NHCSXH, có thể kể ra một số công trình nghiên cứu liên quan như: Tăng Tiến Sỹ (2019), Chất lượng tín dụng hộ nghèo và hộ cận nghèo tại NHCSXH tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Thương Mại. Luận văn đã hệ thống lại những vấn đề về tín dụng hộ nghèo, hộ cận nghèo nhằm làm rõ hơn các đặc điểm, tính chất của các chương trình cho vay đối với hộ nghèo và hộ cận nghèo. Thông qua đó, nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng hộ nghèo và hộ cận nghèo tại NHCSXH tỉnh Phú Thọ để tìm những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ nghèo và hộ cận nghèo tại NHCSXH tỉnh Phú Thọ. Hồ Thị Ánh Ngọc (2017) Quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Đà Nẵng. Luận văn đã hệ thống lại những vấn đề mang tính lý luận về rủi ro tín dụng và phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng. Luận văn đã phân tích thực trạng phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay hộ nghèo tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Kon Tum, từ đó đánh giá kết quả đạt được những hạn chế và nguyên nhân trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng cho vay hộ nghèo và đề xuất ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng đối với hộ nghèo tại Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kon Tum Hoàng Trung Công (2017) Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Nam Định”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế- Đại
  13. 4 học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã hệ thống những vấn đề mang tính lý luận về rủi ro tín dụng và phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng của ngân hàng. Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Nam Định, từ đó đánh giá kết quả đạt được những hạn chế và nguyên nhân trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng và đề xuất ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Chi nhánh NHCSXH tỉnh Nam Định. Nguyễn Thị Sâm (2015) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Luận văn đã hệ thống những vấn đề mang tính lý luận về rủi ro tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, từ đó đánh giá kết quả đạt được những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng và đề xuất ra các giải pháp, kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng. Lê Minh Trung (2016) Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Long An, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng. Luận văn đã hệ thống những vấn đề mang tính lý luận về rủi ro tín dụng của NHTM và công tác quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng. Phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Long An, từ đó đánh giá kết quả đạt được những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng của chi nhánh và đề xuất ra các giải pháp, kiến nghị nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng ngân hàng.
  14. 5 Qua phân tích tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế có liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận văn, có thể thấy nổi lên một số điểm thống nhất cơ bản: Thứ nhất, các công trình nghiên cứu đều kết luận về tầm quan trọng sống còn của quản trị rủi ro tín dụng đối với hoạt động cho vay nói chung của các NHTM, của Ngân hàng Chính sách xã hội cũng như hoạt động cho vay hộ nghèo nói riêng. Thứ hai, các định nghĩa, khái niệm, các tiêu chuẩn, chuẩn mực đánh giá rủi ro tín dụng đều được thiết kế đảm bảo tuân thủ thông lệ quốc tế và quy định của Việt Nam về quản trị rủi ro trong tín dụng ngân hàng. Thứ ba, các nghiên cứu chủ yếu dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp, đặc biệt nhấn mạnh các dữ liệu tổn thất quá khứ liên quan đến rủi ro tín dụng trong cho vay. Một số công trình có sử dụng phối hợp dữ liệu thứ cấp về rủi ro tín dụng với các dữ liệu sơ cấp có được từ khảo sát điều tra. Thứ tư, các công trình nghiên cứu đều chủ yếu sử dụng các phương pháp như nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu dữ liệu quá khứ, sử dụng các mô hình đánh giá rủi ro tín dụng, các chỉ số đánh giá chất lượng tín dụng đối với khách hàng, các phương pháp phân tích dựa trên dữ liệu thời gian, sử dụng phân tích chỉ số, phân tích so sánh, nghiên cứu trường hợp cụ thể. Thứ năm, các công trình nghiên cứu đều khuyến khích hướng tới việc tiếp cận quản trị rủi ro trong cho vay của ngân hàng một cách chủ động, kết hợp giữa soạn thảo chính sách tín dụng với các biện pháp thực thi chính sách tín dụng và các giải pháp nhận dạng, đo lường, kiểm soát rủi ro tín dụng, hạn chế, ngăn ngừa và tài trợ tổn thất do rủi ro tín dụng trong cho vay. Quá trình tổng quan tài liệu có liên quan cũng cho thấy, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu trong nước và quốc tế liên quan đến chủ đề nghiên cứu của luận văn, nhưng việc lựa chọn khách thể nghiên cứu là Ngân
  15. 6 hàng Chính sách xã hội – chi nhánh Thành phố Hà Nội, gắn với thời gian nghiên cứu từ năm 2017 đến năm 2020, sẽ đảm bảo tính thực tế, tính kế thừa cũng như tính độc lập tương đối của luận văn, đảm bảo luận văn với chủ đề Quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội – chi nhánh Thành phố Hà Nội sẽ giúp nâng cao hiệu quả công tác quản trị rủi ro của chi nhánh và không trùng lặp với những công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố. 3. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu, bổ sung vào lý luận và giải pháp đối với công tác quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội - chi nhánh Thành phố Hà Nội. Mục tiêu cụ thể: Thứ nhất, luận văn cần đánh giá được quan điểm, nhận thức, sự lãnh đạo của các nhà quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội - chi nhánh Thành phố Hà Nội về quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo. Thứ hai, luận văn cần đánh giá được quy trình, nội dung, các kỹ thuật quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo hiện đang được áp dụng tại Ngân hàng Chính sách xã hội - chi nhánh Thành phố Hà Nội, tập trung vào các khía cạnh như tuân thủ chính sách tín dụng, nhận dạng đo lường đánh giá rủi ro tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế và tài trợ tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra trong cho vay hộ nghèo tại chi nhánh. Thứ ba, luận văn cần phát hiện những điểm tương đồng, những điểm khác biệt với các công trình đã công bố và những điểm cần tiếp tục nghiên cứu liên quan tới chủ đề nghiên cứu của luận văn là quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội - chi nhánh Thành phố Hà Nội; có những đề xuất, kiến nghị với nhà quản trị tại NHCSXH chi nhánh Thành phố Hà Nội nhằm quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo một cách có
  16. 7 hiệu quả, qua đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, nâng cao vị thế của ngân hàng, đảm bảo an toàn tài sản của Nhà nước. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: * Đối tượng nghiên cứu: Quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội- Chi nhánh thành phố Hà Nội. * Phạm vi nghiên cứu: Về không gian: luận văn nghiên cứu công tác quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Thành phố Hà Nội Về thời gian: Dữ liệu sơ cấp khảo sát trong thời gian từ tháng 8/2020 đến tháng 10/2020, Dữ liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019 Về nội dung: Tại NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội có một số chương trình cho vay đối với hộ nghèo như: chương trình cho hộ nghèo vay sửa chữa, xây dựng nhà ở; chương trình cho vay Học sinh Sinh viên... nhưng chương trình cho vay hộ nghèo là chương trình được quan tâm đặc biệt, là chương trình được ưu tiên nguồn vốn cho vay hơn, đồng thời về quy trình, nghiệp vụ liên quan (như quy trình xét duyệt, công việc ủy thác, ủy nhiệm, quy trình quản trị rủi ro tín dụng...) là tiêu chuẩn xây dựng đối với các chương trình cho vay khác. Rủi ro trong hoạt động của NHCSXH chủ yếu là rủi ro tín dụng, khả năng xảy ra rủi ro trong cho vay hộ nghèo là cao nhất do các hạn chế của người nghèo cũng như cơ chế cho vay thông qua hình thức tín chấp. Vì vậy luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu về Quản trị rủi ro tín dụng đối với chương trình cho vay hộ nghèo tại NHCSXH chi nhánh thành phố Hà Nội. 5. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng dữ liệu khảo sát và thu thập từ Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Thành phố Hà Nội - Phương pháp thu thập số liệu:
  17. 8 + Đối với dữ liệu sơ cấp, tác giả dự kiến sử dụng kỹ thuật phỏng vấn chuyên gia, quan sát nghiên cứu thực tế. + Đối với dữ liệu thứ cấp, tác giả dự kiến sử dụng các kỹ thuật thu thập thông tin từ các nguồn bên trong ngân hàng như các văn bản của Ngân hàng Chính sách xã hội, các tài liệu, các báo cáo, hồ sơ lưu trữ của NHCSXH chi nhánh Thành phố Hà Nội; phối hợp với các dữ liệu thứ cấp từ nguồn bên ngoài ngân hàng như các bản tin, bài báo khoa học, các cơ sở dữ liệu thống kê kinh tế xã hội có liên quan. - Phương pháp lịch sử: Nhằm kế thừa những thành quả nghiên cứu của các tác giả đã thực hiện trước đây, trong các đề tài đã công bố, các tài liệu khoa học liên quan. - Phương pháp phân tích so sánh: Thông qua các dữ liệu sơ cấp, luận văn chủ yếu sử dụng các kỹ thuật phân tích chỉ số, phân tích xu hướng, so sánh phân tích tình huống trong 3 năm gần nhất. - Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp tận dụng trí tuệ của đội ngũ những người có chuyên môn, có kinh nghiệm để xem xét nhận định bản chất của đối tượng, khám phá tìm giải pháp áp dụng. 6. Dự kiến đóng góp của luận văn về mặt khoa học và thực tiễn Những đóng góp của luận văn hướng đến gồm một số nội dung sau: - Ý nghĩa khoa học: Luận văn hệ thống hóa, phân tích về vấn đề lý luận trong Quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo. - Ý nghĩa thực tiễn: + Khảo sát đánh giá quan điểm, nhận thức và hành động quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo của các nhà quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Thành phố Hà Nội + Giúp làm rõ hơn thực trạng quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại NHCSXH chi nhánh Thành phố Hà Nội
  18. 9 + Đề xuất một số giải pháp chủ yếu đối với chi nhánh và các kiến nghị với NHCSXH, với các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan nhằm tăng cường quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại NHCSXH - chi nhánh Thành phố Hà Nội một cách có hiệu quả. 7. Kết cấu của luận văn Lời cam đoan, mục lục, các danh mục bảng biểu, sơ đồ, phụ lục, phần mở đầu, kết luận, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương, bao gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội - chi nhánh Thành phố Hà Nội Chương 3: Định hướng phát triển và đề xuất các giải pháp, kiến nghị về quản trị rủi ro trong cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội - chi nhánh Thành phố Hà Nội.
  19. 10 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH 1.1 Rủi ro trong cho vay hộ nghèo 1.1.1 Hộ nghèo, khái niệm về rủi ro trong cho vay hộ nghèo. Hộ nghèo là hộ gia đình được xác định qua điều tra, rà soát hằng năm của cơ quan nhà nước, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về xác định hộ nghèo được quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết quyết định công nhận. Các tiêu chí xác định hộ nghèo gồm căn cứ vào mức thu nhập và một số dịch vụ xã hội mà hộ đó chưa có. Đây là những hộ có mức thu nhập thấp hơn mức sống tối thiểu, cần được sự hỗ trợ của Nhà nước và cộng đồng. Theo thông tư 41/2016/TT- NHNN ngày 30/12/2016 “Rủi ro tín dụng là rủi ro do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với ngân hàng”. Như vậy, có thể hiểu rủi ro tín dụng là những tổn thất có thể xảy ra trong quá trình cấp tín dụng của ngân hàng, do khách hàng vay vốn không thực hiện nghĩa vụ trả nợ (bao gồm lãi vay và gốc) hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng như đã cam kết trong hợp đồng. Đây là những rủi ro gắn liền với hoạt động tín dụng, dẫn đến tổn thất tài chính cũng như ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản, giảm thu nhập ròng, giảm nguồn vốn, mất vốn. Rủi ro tín dụng là rủi ro rất phức tạp, ngày càng muôn hình vạn trạng, việc quản lý và phòng ngừa gặp nhiều khó khăn. Nó đòi hỏi ngân hàng phải có những giải pháp đồng bộ, hữu hiệu mới có thể quản trị, ngăn ngừa hạn chế bớt rủi ro và giảm thiểu những thiệt hại. Có thể nói rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi, là khách quan, chỉ có thể phòng ngừa, hạn chế chứ không thể loại trừ.
  20. 11 Một số quan niệm khác về rủi ro tín dụng: - Rủi ro tín dụng phát sinh trong trường hợp ngân hàng không thu được đầy đủ gốc và lãi của khoản vay hoặc là khách hàng không thanh toán khoản nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn. - Rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng gặp các biến cố không thể lường trước trong quá trình sản xuất, kinh doanh, đời sống khiến họ không thực hiện được các cam kết đã thoả thuận đối với ngân hàng. - Các tổ chức tài chính vi mô đưa ra khái niệm Rủi ro tín dụng là những khoản cho vay không có khả năng thu hồi có thể trong hiện tại và tương lai, không dự đoán trước được, thường tác động không tốt đến vốn và thu nhập của tổ chức trung gian (tài chính vi mô). Các ngân hàng thường cho vay khi thấy rằng rủi ro tín dụng ít khả năng xảy ra. Tuy nhiên không phải bao giờ ngân hàng cũng dự tính được các vấn đề xảy ra, với đối tượng vay vốn là các hộ nghèo của NHCSXH, rủi ro thường cao khi các khách hàng này là người yếu thế, là đối tượng chỉ định của Chính phủ, các đối tượng này thường không tiếp cận được với nguồn vốn vay của các Ngân hàng Thương mại. 1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng tuy nhiên nếu căn cứ vào nguyên nhân phát sinh, rủi ro tín dụng chính sách được phân chia thành 2 loại rủi ro giao dịch và rủi ro danh mục: - Rủi ro giao dịch (Transaction risk): là một hình thức rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế, sai sót trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay. Rủi ro giao dịch có thể đến từ 3 tác nhân chính đó là: rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2