intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quy định của Tổ chức thương mại thế giới về trợ cấp trong lĩnh vực nông nghiệp và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

20
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích cơ bản của luận văn này là trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về trợ cấp, quy định của WTO về trợ cấp trong thương mại nông sản, mục tiêu chính của luận văn là đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện quy định của WTO của Việt Nam cho phù hợp với tình hình thực tế, giúp nông sản Việt ngày càng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quy định của Tổ chức thương mại thế giới về trợ cấp trong lĩnh vực nông nghiệp và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------o0o--------- LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VỀ TRỢ CẤP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế VŨ PHƯƠNG NGA Hà Nội - 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ---------o0o--------- LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY ĐỊNH CỦA TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI VỀ TRỢ CẤP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM Ngành: Kinh tế học Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế Mã số: 60310106 Họ và tên: Vũ Phương Nga Người hướng dẫn Khoa học: PGS, TS Vũ Thị Thanh Xuân Hà Nội - 2017
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép của ai. Nội dung của luận văn có tham khảo và sử dụng tài liệu, thông tin được đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu của luận văn. Tác giả luận văn Vũ Phương Nga
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Vũ Thị Thanh Xuân đã tận tình chỉ bảo, góp ý và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Tôi xin gửi lời tri ân đến các quý Thầy Cô Trường Đại Ngoại Thương Hà Nội, những người đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học cao học vừa qua. Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến bố mẹ, người thân trong gia đình và bạn bè đã hết lòng quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này.
  5. iii MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................... v DANH MỤC BẢNG, HÌNH ......................................................................................vi TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ...............................................vii LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRỢ CẤP VÀ QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ TRỢ CẤP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP ..................................................... 6 1.1. Lý luận chung về trợ cấp ...................................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm trợ cấp .............................................................................................. 6 1.1.2. Phân loại trợ cấp ................................................................................................ 7 1.1.2.1.Trợ cấp nông nghiệp và phi nông nghiệp: ...................................................... 7 1.1.2.2. Trợ cấp trong nước và trợ cấp xuất khẩu ....................................................... 8 1.1.2.3. Trợ cấp bị cấm, trợ cấp có thể đối kháng và trợ cấp không thể đối kháng .... 9 1.1.3. Tác động của trợ cấp ....................................................................................... 11 1.1.3.1.Trợ cấp trong nước ........................................................................................ 11 1.1.3.2.Trợ cấp xuất khẩu .......................................................................................... 14 1.2. Quy định của WTO về trợ cấp trong lĩnh vực nông nghiệp.............................. 16 1.2.1. Sự ra đời của Hiệp định trợ cấp nông nghiệp ................................................. 16 1.2.2. Quy định của WTO về trợ cấp trong lĩnh vực nông nghiệp............................ 21 1.2.2.1.Quy định về các biện pháp hỗ trợ trong nước ............................................... 22 1.2.2.2. Quy định về các biện pháp trợ cấp xuất khẩu .............................................. 24 1.2.3. Vai trò của Hiệp định nông nghiệp của WTO ................................................ 25 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM ....... 28 2.1. Tổng quan về nền nông nghiệp Việt Nam ......................................................... 28 2.1.1. Tình hình sản xuất nông nghiệp của Việt Nam............................................... 28 2.1.2. Tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam .................................................. 38 2.2. Thực trạng trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam .................................................. 42 2.2.1. Các biện pháp trợ cấp nông nghiệp Việt Nam sử dụng trước khi gia nhập WTO ................................................................................................................................... 42
  6. iv 2.2.2. Tình hình trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam sau khi gia nhập WTO ........... 54 2.2.2.1. Cam kết của Việt Nam thực thi các quy định của WTO về trợ cấp trong lĩnh vực nông nghiệp ........................................................................................................ 54 2.2.2.2. Tình hình sử dụng trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam sau khi gia nhập WTO ................................................................................................................................... 55 2.3. Những vấn đề đặt ra đối với chính sách hỗ trợ Nông nghiệp của Việt Nam so với quy định của WTO .................................................................................................... 67 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP NÔNG NGHIỆP CỦA VIỆT NAM CHO PHÙ HỢP VỚI TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ .............................................................................................................................. 71 3.1. Xu hướng trợ cấp nông nghiệp trên thế giới ...................................................... 71 3.1.1. Chính sách trợ cấp của một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam .. 71 3.1.1.1. Chính sách trợ cấp của Hoa Kỳ................................................................... 71 3.1.1.2. Chính sách trợ cấp của Trung Quốc ............................................................. 72 3.1.1.3. Bài học rút ra đối với Việt Nam ................................................................... 75 3.1.2. Xu hướng trợ cấp nông nghiệp trên thế giới ................................................... 76 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam ................................................................................................................................... 77 3.2.1. Xây dựng chiến lược trợ cấp nông nghiệp sát với tình hình thực tiễn ........... 77 3.2.2. Nâng cao lợi ích cho người nông dân trong chính sách trợ cấp...................... 78 3.2.3. Tận dụng triệt để khả năng trợ cấp theo quy định WTO ................................ 79 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 85
  7. v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AOA Agreement on Agriculture - Hiệp định Nông nghiệp BVTV Bảo vệ thực vật DSB Dispute Settle Body - Cơ quan giải quyết tranh chấp GATT General Agreement on Tariffs and Trade - Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch NĐ-CP Nghị định chính phủ NHTM Ngân hàng thương mại NN Nông nghiệp NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn QD-TTg Quyết định –Thủ tướng SCM Agreement on Subsidies and Countervailing Measures - Hiệp định về Trợ cấp và các Biện pháp đối kháng SPS Sanitary and Phytosanitary Measure - Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật XNK Xuất nhập khẩu XK Xuất khẩu WTO World Trade Organization- Tổ chức thương mại thế giới
  8. vi DANH MỤC BẢNG, HÌNH DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng vật nuôi giai đoạn 1995 - 2006 ................................................. 28 Bảng 2.2. Sản lượng chăn nuôi của Việt Nam trước khi gia nhập WTO ................. 29 Bảng 2.3. Số lượng vật nuôi giai đoạn 2007 - 2015 ................................................. 30 Bảng 2.4. Sản lượng chăn nuôi của Việt Nam sau khi gia nhập WTO ..................... 32 Bảng 2.5. Sản lượng lúa giai đoạn 1995 - 2006 ........................................................ 33 Bảng 2.6. Sản lượng lúa giai đoạn 2007-2015 .......................................................... 35 Bảng 2.7. So sánh sản lượng lúa trước và sau Việt Nam gia nhập WTO ................. 36 Bảng 2.8. Tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam trước khi gia nhập WTO ......... 38 Bảng 2.9. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu giai đoạn 2001-2006 .............................. 39 Bảng 2.10. Trợ cấp xuất khẩu các mặt hàng nông sản Việt Nam ............................. 48 Bảng 2.11. Danh mục mặt hàng nông sản vay vốn tín dụng xuất khẩu .................... 50 Bảng 2.12. Một số chính sách nhằm trợ giá gạo trong nước sau khi gia nhập WTO ................................................................................................................................... 63 DANH MỤC HÌNH Hình 2.1 Sản lượng cây có hạt từ 1995 - 2015 ......................................................... 36 Hình 2.2. Sản lượng thủy sản từ 1995 - 2015 ........................................................... 37 Hình 2.3. Kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sau khi nhập WTO .......... 40 trước khi gia nhập WTO ........................................................................................... 48 Hình 2.4. Trợ cấp của Việt Nam cho công tác thủy lợi ............................................ 58 Hình 2.5. Tình hình tín dụng ưu đãi được giải ngân hàng năm ................................ 60
  9. vii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Luận văn đã tiến hành hệ thống hóa cơ sở lý luận về trợ cấp nông nghiệp, theo đó, nội dung chính của chương 1 là đưa ra các khái niệm về trợ cấp, trợ cấp nông nghiệp, sự ra đời của Hiệp định nông nghiệp. Tác giả cũng nêu lên những quy định của WTO về trợ cấp trong lĩnh vực nông nghiệp mà các nước tham gia WTO phải cam kết thực hiện. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra những bài học kinh nghiệm từ chính sách trợ cấp của một số nước trên thế giới như Hoa Kỳ và Trung Quốc, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam. Luận văn cũng đã phân tích thực trạng cam kết trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam khi gia nhập WTO, đồng thời đã nêu lên những chính sách trợ cấp nông nghiệp trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Trên cơ sở đó, tác giả cũng phân tích những hạn chế còn tồn tại trong chính sách trợ cấp xuất khẩu của Việt Nam trong khuôn khổ tuân theo những quy định của WTO. Nhìn chung, so với các quy định của WTO về cam kết trợ cấp nông nghiệp, thì các quy định của Việt Nam đều đáp ứng trong khuôn khổ, nhưng hiệu quả của các chính sách trợ cấp này chưa cao, điều này hạn chế đến việc phát triển nông nghiệp tại Việt Nam. Cuối cùng, dựa trên những hạn chế về chính sách trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam so với quy định của WTO, luận văn đã đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn chính sách trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam trong chương 3. Theo đó, các giải pháp chính là xây dựng chiến lược trợ cấp nông nghiệp sát với tình hình thực tiễn; Nâng cao lợi ích cho người nông dân trong chính sách trợ cấp; Tận dụng triệt để khả năng trợ cấp theo quy định WTO.
  10. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là một tổ chức thương mại lớn với sự tham gia của nhiều nước, hoạt động theo các Hiệp định và quy tắc về kinh tế, thương mại v.v, trong đó các quy định về tổ chức và thực hiện các quan hệ kinh tế quốc tế chiếm một số lượng lớn. Đặc biệt các quy tắc về nông nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của WTO, có thể nói rằng, nông nghiệp là một trong các trụ cột chính của WTO do tính phức tạp ảnh hưởng đến hàng tỷ nông dân và người tiêu dùng trên toàn thế giới. Việc đưa ra các nghiên cứu Hiệp định nông nghiệp cũng như các đánh giá thực hiện Hiệp định này trong nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ban hành chính sách pháp luật nông nghiệp quốc gia các nước, trong đó có Việt Nam. Việt Nam là một đất nước nghèo với nền kinh tế nông nghiệp là nền tảng, trong những năm gần đây, dù là một trong những quốc gia hàng đầu về xuất khẩu nông sản, nhưng đời sống của nông dân vẫn còn thấp. Mặc dù giai đoạn hiện nay, với sự cố gắng hiện đại hóa - cơ giới hóa ngành nông nghiệp nhưng nền kinh tế nông nghiệp của Việt Nam chưa hệ thống, năng suất còn kém và phát triển thiếu tính bền vững. Năm 2007, khi Việt Nam là thành viên của WTO, ngành nông nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển nhưng đồng thời cũng gặp nhiều thách thức. Những thách thức lớn đó là khả năng cạnh tranh thấp, hay phải đương đầu với trợ cấp xuất khẩu của các nước giàu, năng lực của Việt Nam thực thi các điều khoản cam kết, việc cắt giảm thuế quan và các trợ cấp nông nghiệp, việc Việt Nam không được tiếp cận đối với cơ chế tự vệ đặc biệt cho các sản phẩm chăn nuôi v.v. Đồng thời, là một nước nghèo, lạc hậu, khó có thể có sự phù hợp hoàn toàn giữa thực trạng nền kinh tế đất nước với những quy định trợ cấp từ phía WTO. Tính đến thời điểm này, năm 2017, Việt Nam đã gia nhập WTO được 10 năm, nhưng những chính sách trợ cấp của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế như mức trợ cấp nông nghiệp còn thấp, chưa tận dụng được hết giới hạn trợ cấp nông nghiệp theo quy định WTO v.v thì khi nền kinh tế hội nhập sâu rộng thì vấn đề đặt ra cho ngành nông nghiệp Việt Nam làm sao có thể tránh được những thua thiệt trong việc thực
  11. 2 hiện các cam kết và đảm bảo được các điều kiện nhận trợ cấp trong lĩnh vực nông nghiệp càng trở nên cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quy định của Tổ chức thương mại thế giới về trợ cấp trong lĩnh vực nông nghiệp và một số vấn đề đặt ra đối với Việt Nam” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu - Lê Văn Lam (2013), Xây dựng pháp luật trợ cấp nông nghiệp Việt Nam theo các quy định của tổ chức thương mại thế giới (WTO), Luận án tiến sỹ - ĐH Quốc Gia Hà Nội Luận án đã nghiên cứu về các quy định của tổ chức thương mại thế giới (WTO) và trên cơ sở đó, đưa ra những điểm phù hợp với nền kinh tế Việt Nam, phân tích thực trạng những chính sách trợ cấp của Việt Nam và từ đó đề xuất những quan điểm, định hướng cũng như giải pháp Xây dựng pháp luật trợ cấp nông nghiệp Việt Nam. - Trần Văn Hinh (2014), Tác động của các quy định trợ cấp nông nghiệp của WTO đến Việt Nam, tham luận Tạp chí Đầu tư, số 6 ngày 2/5/2014 Bài viết tổng quan những nét chính của các quy định trợ cấp nông nghiệp của WTO và nêu ra những ảnh hưởng rõ nhất của các quy định này đến Việt Nam, đưa ra những thay đổi trong chính sách nông nghiệp của Việt Nam. Bài viết cũng cho những đánh giá và định hướng trong việc xây dựng, điều chỉnh những chính sách của Việt Nam đối với lĩnh vực nông nghiệp để có lợi nhất cho người nông dân. -Lê Quốc Phong (2012), Quy định trong hiệp định nông nghiệp của GATT/WTO về trợ cấp nông sản, luận văn thạc sỹ, Đại học Nông Nghiệp Luận văn đã hệ thống hóa và nghiên cứu quy định trợ cấp nông nghiệp của GATT/WTO và đưa ra những cơ hội, thách thức đối với nền nông nghiệp Việt Nam, đồng thời đưa ra những phương hướng, giải pháp cho Việt Nam trong việc làm sao để có thể thích nghi, phù hợp với các quy định nhằm giúp người nông dân hưởng lợi nhất. Kohr, Martin (2002), “WTO: Những mối đe dọa mới đối các nước đang phát triển và tính bền vững”, Motion Magazine.
  12. 3 Nội dung của bản tham luận được tác giả phân tích tác động của WTO đến các nước phát triển, trong đó có nội dung phân tích đến tác động ngành nông nghiệp của các nước này thông qua quy định trợ cấp nông nghiệp của WTO. Bài viết đưa ra những đánh giá về khó khăn, cơ hội, thách thức và những yếu tố để có thể phát triển kinh tế các nước đang phát triển nói chung, và ngành nông nghiệp các nước này nói riêng trong quá trình hội nhập một cách bền vững, hiệu quả. Ingco, Merlinda D (1997) “Tự do hóa thương mại nông sản có cải thiện phúc lợi ở các nước kém phát triển nhất? Có”. Tài liệu nghiên cứu chính sách 1748, Washington DC, Ngân hàng Thế giới. Bài viết giải quyết vấn đề về tự do hóa thương mại nông sản đến khả năng phúc lợi của các nước đang phát triển. Trong quá trình phân tích vấn đề, tác giả đề cập đến những quy định phải tuân theo khi muốn tham gia tự do hóa thương mại, mà cụ thể là việc các quốc gia gia nhập WTO, theo đó các nước phải tuân theo các quy định của WTO trong đó có quy định về trợ cấp nông nghiệp. Tác giả dẫn dắt vấn đề từ việc tuân theo các quy định đó, đến khả năng phát triển nông nghiệp và nền kinh tế các nước, trên cơ sở giá trị tăng thêm của nền kinh tế, sẽ là tiền đề để cải thiện phúc lợi tại các nước đó. Feeman, F.J.Melanie, I.Roberts (2009), Tác động của tự do hóa thương mại nông sản đối với các nước đang phát triển khi gia nhập WTO, Báo cáo nghiên cứu của ABARE 2009. Nhóm tác giả đã phân tích tác động của việc tự do thương mại nông sản đối với các nước đang phát triển, theo đó cũng đề cập những quy định mà các nước này phải tuân theo để có thể đẩy mạnh tự do hóa thương mại khi gia nhập WTO. Theo đó, các nội dung phân tích tập trung ở tác động mà WTO mang lại, những quy định của ngành nông nghiệp khi gia nhập WTO và những giải pháp nhằm tận dụng những cơ hội WTO đem lại trong phát triển nông nghiệp, trong đó có xây dựng chính sách trợ cấp nông nghiệp. Ngoài ra, cũng có rất nhiều những nghiên cứu khác về quy định này của WTO nữa như các bài tham luận, các bài báo, nghiên cứu, tạp chí hay các ấn phẩm của Bộ Nông Nghiệp, của tổ chức WTO hay của các ban ngành liên quan.
  13. 4 Điểm mới nghiên cứu của đề tài: Tuy đã có nhiều nghiên cứu về trợ cấp nông nghiệp của WTO, nhưng thời gian thực hiện là trước năm 2015. Trong khi đó, vấn đề trợ cấp nông nghiệp của WTO lại trở nên nóng bỏng khi ngày 19 tháng 12 năm 2015, tại Hội nghị bộ trưởng lần thứ 10 tổ chức tại Nairobi - Kenya, 162 thành viên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đạt được một thỏa thuận mang tính chất đột phá về loại bỏ trợ giá đối với mặt hàng nông sản xuất khẩu. Thỏa thuận này được các quốc gia thành viên coi là một đột phá lớn của WTO đối với lĩnh vực nông nghiệp. Điều này mở ra nhiều vấn đề mới trong vấn đề trợ cấp nông nghiệp WTO với Việt Nam, nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu từ sau khi thỏa thuận Nairobi được thực hiện. Do đó, đề tài mang tính cập nhật về vấn đề trợ cấp nông nghiệp WTO mà các đề tài trước chưa có. 3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về trợ cấp, quy định của WTO về trợ cấp trong thương mại nông sản, mục tiêu chính của luận văn là đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện việc thực hiện quy định của WTO của Việt Nam cho phù hợp với tình hình thực tế, giúp nông sản Việt ngày càng có chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về trợ cấp nông nghiệp, các quy định của WTO về trợ cấp nông nghiệp - Phân tích thực trạng ngành nông nghiệp Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO - Phân tích các chính sách trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam trước và sau khi gia nhập WTO - Đánh giá việc thực hiện các chính sách trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam theo quy định của WTO - Đưa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam sao cho vừa phù hợp với quy định WTO 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu
  14. 5 Đối tượng nghiên cứu của luận văn là trợ cấp trong lĩnh vực nông nghiệp và việc thực thi các cam kết của Việt Nam về cắt giảm trợ cấp nông nghiệp khi gia nhập WTO. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Luận văn nghiên cứu chính sách trợ cấp nông nghiệp tại Việt Nam Phạm vi về thời gian: Từ năm 2007 (sau khi gia nhập WTO) 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu dựa trên sự kết hợp của các phương pháp: thu thập tài liệu, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu và luận giải. Thông tin thứ cấp được sử dụng dựa trên các nghiên cứu, bài viết, báo cáo, thống kê của Việt Nam và nước ngoài. 6. Kết cấu của luận văn Chương 1: Lý luận chung về trợ cấp và quy định của WTO về trợ cấp trong lĩnh vực nông nghiệp Chương 2: Thực trạng trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam Chương 3: Giải pháp đổi mới chính sách trợ cấp nông nghiệp của Việt Nam cho phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
  15. 6 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRỢ CẤP VÀ QUY ĐỊNH CỦA WTO VỀ TRỢ CẤP TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP 1.1. Lý luận chung về trợ cấp 1.1.1. Khái niệm trợ cấp Trợ cấp là một công cụ chính sách được sử dụng rộng rãi và phổ biến ở hầu hết các nước nhằm đạt các mục tiêu của chính phủ về kinh tế - xã hội - chính trị, v.v.Tuy vậy, việc đi đến một khái niệm tương đối chính xác và thống nhất về “trợ cấp” là một chủ đề gây tranh cãi không chỉ giữa các quốc gia mà còn giữa các học giả (Lê Tuyết Anh 2013, tr. 21) Tùy theo mục đích mà định nghĩa trợ cấp có thể rộng hay hẹp. Chẳng hạn, định nghĩa rất hẹp về trợ cấp có thể chỉ bao gồm mỗi biện pháp cấp tiền trực tiếp cho một ngành hoặc một số doanh nghiệp cụ thể. Nhược điểm của định nghĩa này là bỏ qua nhiều biện pháp trợ cấp khác có ảnh hưởng về mặt kinh tế tương đương với biện pháp cấp tiền trực tiếp này. Do đó, có thể gây khó khăn hoặc nhầm lẫn trong việc so sánh mức trợ cấp giữa các nước khác nhau. Tuy nhiên, định nghĩa rộng hơn về trợ cấp lại cũng có những điểm yếu riêng như bao trùm cả ảnh hưởng do các hoạt động của Chính phủ vào phạm vi định nghĩa, dẫn tới việc đánh đồng nhiều hoạt động của chính phủ cũng mang tính chất của một biện pháp trợ cấp. Ví dụ như bảo hiểm thất nghiệp có thể bị coi là trợ cấp gián tiếp cho một số ngành nghề nhất định mang tính thời vụ hoặc chu kỳ. Hay chi phí của chính phủ cho các hàng hóa công cộng như tư pháp, an ninh, giáo dục, đường sá, quốc phòng,.v.v. cũng có thể bị xem là trợ cấp. Theo định nghĩa của Từ điển Oxford dành cho giới kinh doanh (nhà xuất bản Đại học Oxford 1994), “trợ cấp là khoản tiền do nhà nước cấp cho các nhà sản xuất một số hàng hóa nhất định để giúp họ có thể bán các hàng hóa đó cho dân chúng với giá thấp, để cạnh tranh với các nhà sản xuất nước ngoài, để tránh hàng tồn đọng thừa ế và tránh tạo ra thất nghiệp,v.v. Nhìn chung, trợ cấp gây bóp méo thương mại quốc tế và không phổ biến nhưng đôi khi vẫn được các chính phủ sử dụng để giúp tạo dựng một ngành sản xuất mới trong nước”. (Lê Tuyết Anh 2013, tr. 21)
  16. 7 Như vậy trợ cấp của Chính phủ là một công cụ trực tiếp tái phân phối nguồn thu ngân sách của chính phủ cho một số đối tượng. Trợ cấp có thể dưới dạng cho vay, xóa nợ, hoàn hoặc miễn thuế. Trong một số trường hợp khác, chính phủ không nhất thiết phải trích từ nguồn ngân sách của mình để trợ cấp mà có thể thông qua công cụ luật pháp để hướng nguồn lực từ nhóm đối tượng này chuyển sang cho nhóm đối tượng khác, cụ thể ở đây là làm lợi cho nhà sản xuất bằng tiền từ túi người tiêu dùng thông qua việc hỗ trợ giá. Trong WTO, trợ cấp được hiểu là bất kỳ hỗ trợ tài chính nào của Nhà nước hoặc một tổ chức công (trung ương hoặc địa phương) dưới một trong các hình thức sau mang lại lợi ích cho doanh nghiệp/ngành sản xuất: - Hỗ trợ trực tiếp bằng tiền chuyển ngay (ví dụ cấp vốn, cho vay, góp cổ phần) hoặc hứa chuyển (ví dụ bảo lãnh cho các khoản vay); - Miễn hoặc cho qua những khoản thu lẽ ra phải đóng (ví dụ ưu đãi thuế, tín dụng); - Mua hàng, cung cấp các dịch vụ hoặc hàng hoá (trừ cơ sở hạ tầng chung); Thanh toán tiền cho một nhà tài trợ hoặc giao cho một đơn vị tư nhân tiến hành các hoạt động nêu trên theo cách thức mà Chính phủ vẫn làm. Các khoản hỗ trợ này được hiểu là mang lại lợi ích cho đối tượng được hưởng hỗ trợ nếu nó được thực hiện theo cách mà một nhà đầu tư tư nhân, một ngân hàng thương mại v.v bình thường sẽ không khi nào làm như vậy (vì đi ngược lại những tính toán thương mại thông thường). 1.1.2. Phân loại trợ cấp 1.1.2.1.Trợ cấp nông nghiệp và phi nông nghiệp: Dưới góc độ lĩnh vực kinh tế, người ta chia trợ cấp thành trợ cấp nông nghiệp và trợ cấp phi nông nghiệp. Theo cách hiểu thông thường, trợ cấp nông nghiệp là trợ cấp dành cho các sản phẩm nông nghiệp và cho các hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Ví dụ: trợ cấp nghiên cứu giống cây, giống con; trợ cấp cho nông dân trồng lúa, trợ cấp đầu vào cho sản xuất nông nghiệp; thưởng theo kim ngạch xuất khẩu nông sản; áp dụng cước phí vận tải ưu đăi với nông sản xuất khẩu; v.v. (Trần Ngọc Ca 2006, tr. 27)
  17. 8 Trợ cấp công nghiệp là trợ cấp dành cho các sản phẩm công nghiệp và cho các hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp. Ví dụ: thuế nhập khẩu ưu đãi với sản phẩm cơ khí thực hiện chương trình nội địa hóa; áp dụng lãi suất cho vay ưu đãi với các dự án phát triển sản phẩm công nghiệp trọng điểm v.v. Các hiệp định của WTO cũng tạm chia ra điều chỉnh trợ cấp theo: trợ cấp nông nghiệp (gồm hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu nông sản), trợ cấp phi nông sản. Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SCM) tạm thời được hiểu là chỉ điều chỉnh về trợ cấp phi nông sản (tức là các sản phẩm ngoài phạm vi Hiệp định nông nghiệp) ( Nguyễn Ngọc An 2012, tr. 14). 1.1.2.2. Trợ cấp trong nước và trợ cấp xuất khẩu Dưới góc độ thương mại quốc tế thì trợ cấp chia thành hai loại: Trợ cấp trong nước và trợ cấp xuất khẩu. Trợ cấp trong nước được hiểu là trợ cấp với đối tượng nhận trợ cấp là các doanh nghiệp sản xuất hàng hoá trước tiên hoặc chủ yếu là để phục vụ thị trường trong nước, hay nói cách khác, hàng hoá được trợ cấp phải là hàng hoá được tiêu thụ tại thị trường nội địa của nhả sản xuất. Doanh nghiệp được trợ cấp không nhất thiết phải là doanh nghiệp 100 % vốn trong nước. Ví dụ chính phủ cung ứng điện với giá thấp cho ngành sản xuất phân bón trong nước (gồm cả DN 100 % vốn trong nước, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghệp liên doanh). Tuy nhiên, trợ cấp trong nước có thể có tác động gián tiếp tới hoạt động xuất khẩu nếu sản phẩm do doanh nghiệp nhận trợ cấp sản xuất ra cuối cùng lại được xuất khẩu. Trong trường hợp đó, trợ cấp trong nước của một nước sẽ được nhìn nhận như một dạng “trợ cấp xuất khẩu” dưới góc độ của nước nhập khẩu hàng hoá được trợ cấp. Như vậy, tuy rằng mục đích thực chất ban đầu của trợ cấp này không nhằm khuyến khích xuất khẩu nhưng ảnh hưởng hay tác động của trợ cấp đối với những sản phẩm được xuất khẩu lại giống với trợ cấp xuất khẩu và do vậy mà có thể bị các nước nhập khẩu đánh thuế chống trợ cấp. (Lê Tuyết Anh 2013, tr. 21) Trợ cấp xuất khẩu hiểu theo nghĩa thông thường là trợ cấp chỉ dành riêng cho hoặc liên quan tới hoạt động xuất khẩu, hay mục đích của trợ cấp là đẩy mạnh sản xuất. Do đó, căn cứ để trợ cấp thông thường là lượng hàng hoá xuất khẩu thực sự
  18. 9 hoặc dự kiến xuất khẩu. Ví dụ: chương trình thưởng xuất khẩu của chính phủ theo đó doanh nghiệp được thưởng 100 đồng cho mỗi sản phẩm xuất khẩu được. Tuy nhiên, việc chính phủ đơn thuần trợ cấp cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu không thể nghiễm nhiên dẫn đến kết luận là trợ cấp xuất khẩu mà còn cần xem xét đến một số yếu tố khác. Trợ cấp xuất khẩu thường có hệ quả là hàng xuất khẩu được bán trên thị trường nước ngoài với giá thấp hơn trên thị trường nội địa của nước xuất khẩu. ( Nguyễn Thị Hải Yến 2008, tr. 16) 1.1.2.3. Trợ cấp bị cấm, trợ cấp có thể đối kháng và trợ cấp không thể đối kháng Thứ nhất là trợ cấp bị cấm Trợ cấp bị cấm gồm những khoản trợ cấp sau: khối lượng trợ cấp, theo luật hoặc trong thực tế, dù là một điều kiện cá biệt hay kèm theo những điều kiện khác, căn cứ vào kết quả xuất khẩu; khối lượng trợ cấp, dù là một điều kiện cá biệt hay kèm theo những điều kiện khác, ưu tiên sử dụng hàng nội địa hơn hàng ngoại. Trợ cấp bị cấm là đối tượng của những vụ kiện giải quyết tranh chấp. Điểm nổi bật là lịch trình giải quyết của Cơ quan Giải quyết Tranh chấp (DSB) nhanh gọn, và nếu cơ quan này nhận thấy rằng khoản trợ cấp này là trợ cấp bị cấm, ngay lập tức phải thu hồi lệnh trợ cấp. Nếu phán quyết không được thực hiện trong thời gian quy định, thành viên khiếu nại được quyền áp dụng các biện pháp trả đũa (Lê Tuyết Anh 2013, tr. 24). Như vậy, tóm lại trợ cấp bị cấm bao gồm: + Trợ cấp xuất khẩu (trợ cấp căn cứ vào kết quả xuất khẩu, ví dụ thưởng xuất khẩu, trợ cấp nguyên liệu đầu vào để xuất khẩu, miễn thuế/giảm thuế cao hơn mức mà sản phẩm tương tự bán trong nước được hưởng, ưu đãi bảo hiểm xuất khẩu, ưu đãi tín dụng xuất khẩu v.v); hoặc + Trợ cấp nhằm ưu tiên sử dụng hàng nội địa so với hàng nhập khẩu Đây là những hình thức trợ cấp mà hiện tất cả các thành viên WTO đều bị cấm áp dụng. Thứ hai, là trợ cấp có thể đối kháng. Hiệp định quy định rằng không một Thành viên nào thông qua việc sử dụng trợ cấp gây ra tác động có hại đến quyền lợi của Thành viên khác, như gây tổn hại cho một ngành sản xuất nội địa của một Thành viên khác, làm vô hiệu hay gây phương
  19. 10 hại đến những quyền lợi mà Thành viên khác trực tiếp hoặc gián tiếp được hưởng từ Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT) 1994 (đặc biệt là những quyền lợi có được từ những ưu đãi thuế quan có ràng buộc), và gây tổn hại nghiêm trọng đối với lợi ích của Thành viên khác. “Thiệt hại nghiêm trọng” sẽ được xem là tồn tại trong trường hợp tổng trị giá trợ cấp theo trị giá cho một sản phẩm vượt quá 5%. Trong trường hợp này, bên trợ cấp có nghĩa vụ chứng minh rằng những khoản trợ cấp đó không gây ra những thiệt hại nghiêm trọng đối với bên khiếu nại. Những thành viên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi trợ cấp có thể đối kháng có thể đưa tranh chấp này lên cơ quan giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp cơ quan giải quyết tranh chấp đưa ra phán quyết có tồn tại tác động tiêu cực, bên trợ cấp phải thu hồi lại khoản trợ cấp hoặc xóa bỏ những tác động tiêu cực này. Như vậy, trợ cấp có thể đối kháng bao gồm tất cả các loại trợ cấp có tính cá biệt (trừ các loại trợ cấp đèn xanh). Các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức trợ cấp này nhưng nếu gây thiệt hại cho nước thành viên khác hoặc ngành sản xuất sản phẩm tương tự của nước thành viên khác thì có thể bị kiện ra WTO. Loại thứ 3, là trợ cấp không thể đối kháng: Là loại trợ cấp có thể là trợ cấp không mang tính chất cá biệt hoặc mang tính chất cá biệt bao gồm hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu công nghiệp và hoạt động phát triển tiền cạnh tranh, hỗ trợ cho các vùng miền khó khăn, hỗ trợ nhằm xúc tiến nâng cấp những phương tiện hạ tầng hiện có cho phù hợp với yêu cầu mới về môi trường do luật pháp, hay các quy định đặt ra. Nếu một thành viên cho rằng trợ cấp không thể đối kháng khác sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực nghiêm trọng đến ngành công nghiệp nội địa, thành viên đó có thể yêu cầu đưa ra phán quyết và khuyến cáo về vấn đề này (Lê Tuyết Anh 2013, tr.24) Tóm lại, trợ cấp không thể đối kháng: Tức là các loại trợ cấp không hướng tới một (một nhóm) doanh nghiệp/ngành/khu vực địa lý nào. Tiêu chí để hưởng trợ cấp là khách quan; không cho cơ quan có thẩm quyền cấp khả năng tùy tiện xem xét và không tạo ra hệ quả ưu đãi riêng đối với bất kỳ đối tượng nào; hoặc các trợ cấp sau (dù cá biệt hay không cá biệt):
  20. 11 + Trợ cấp cho hoạt động nghiên cứu do các công ty, tổ chức nghiên cứu tiến hành (với một số điều kiện về loại trợ cấp và mức trợ cấp cụ thể); + Trợ cấp cho các khu vực khó khăn (với các tiêu chí xác định cụ thể về mức thu nhập bình quân hoặc tỷ lệ thất nghiệp) + Trợ cấp để hỗ trợ điều chỉnh các điều kiện sản xuất cho phù hợp với môi trường kinh doanh mới Các nước thành viên có thể áp dụng các hình thức này mà không bị thành viên khác khiếu kiện (tức là loại trợ cấp được phép vô điều kiện). 1.1.3. Tác động của trợ cấp 1.1.3.1.Trợ cấp trong nước *Tác động tích cực Trợ cấp trong nước mang lại hiệu quả tích cực cho các nước tiến hành trợ cấp. Chính phủ các nước thường chủ động tiến hành trợ cấp cho các doanh nghiệp và sản phẩm các nước mình nhằm đạt được một số mục tiêu kinh tế xã hội nhất định như bảo hộ sản xuất trong nước, hỗ trợ phát triển ngành non trẻ hay ngành trọng điểm của nền kinh tế, khuyến khích đầu tư cải thiện thu nhập của nhà sản xuất, bù đắp chi phí đầu tư ban đầu quá lớn, v.v. Quyết định trợ cấp của chính phủ thường được đưa ra nhằm phục vụ lợi ích của một đối tượng nhất định có vai trò chi phối và ảnh hưởng chính trị lớn đối với chính phủ. + Bảo hộ sản xuất nội địa: Chính phủ có thể trợ cấp trực tiếp cho nhả sản xuất hoặc trợ cấp gián tiếp thông qua đầu vào cho nhả sản xuất. Với mọi hình thức trợ cấp lợi thế và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trong những ngành được trợ cấp luôn được cải thiện và nâng cao. Chẳng những có thể ngăn cản, hạn chế hàng nhập khẩu, trợ cấp sản xuất nội địa đồng thời còn có thể khiến cho cam kết ràng buộc thuế quan trong khuôn khổ WTO mất tác dụng, duy trì bảo hộ sản xuất nội địa. + Hỗ trợ những ngành công nghiệp non trẻ: Đối với những ngành công nghiệp non trẻ, bước đầu còn nhỏ bé về quy mô, yếu kém về năng lực cạnh tranh thì trợ cấp từng bước nâng cao khả năng cạnh tranh mở rộng quy mô, góp phần khởi động và đẩy nhanh sự phát triển của ngành. Đối với những công ty mới gia nhập thị trường, thiếu vốn để trang trải chi phí rất cao trong thời gian đầu, khó cạnh tranh nổi những
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2