intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:117

24
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Eximbank; nhận diện được nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Eximbank; đgiá các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Eximbank, những kết quả đạt được và hạn chế của các giải pháp hiện tại; đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Eximbank.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2019
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆTNAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THANH HUYỀN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 8 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐÀM MINH ĐỨC TP.HỒ CHÍ MINH - NĂM 2019
  3. TÓM TẮT LUẬN VĂN Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập như hiện nay, một trong những vấn đề đặt ra cho sự tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại (NHTM) là khả năng quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng (RRTD) một cách toàn diện và hệ thống. RRTD thường khó kiểm soát và dẫn đến những thiệt hại, thất thoát về vốn và thu nhập của ngân hàng. Hoạt động nhận diện, đánh giá và phòng ngừa hạn chế RRTD được thực hiện tốt sẽ đem lại những lợi ích cho ngân hàng như: (i) Giảm chi phí, nâng cao được thu nhập, bảo toàn vốn cho NHTM; (ii) Tạo niềm tin cho khách hàng gửi tiền và nhà đầu tư; (iii) Tạo tiền đề để mở rộng thị trường và tăng uy tín, vị thế, hình ảnh, thị phần cho ngân hàng. Luận văn “Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Khẩu Việt Nam (Eximbank) đã hệ thống hóa khung lý thuyết cơ bản về rủi ro tín dụng tại NHTM, đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng và các biện pháp đã và đang thực hiện nhằm hạn chế rủi ro tín dụng thông qua hoạt động cho vay tại Eximbank trong giai đoạn 2014-2018 bằng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích, thống kê so sánh, quy nạp và diễn dịch, từ đó, luận văn nhận xét những mặt đạt được và hạn chế làm cơ sở cho đề xuất giải pháp, kiến nghị phù hợp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Eximbank trong thời gian tới.
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi tên Nguyễn Thị Thanh Huyền Học viên lớp: CH19A - Trường Đại học ngân hàng Tp Hồ Chí Minh Tôi cam đoan Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Ký tên Nguyễn Thị Thanh Huyền
  5. LỜI CÁM ƠN Để có thể hoàn thành tốt luận văn này, đầu tiên tôi xin gửi đến lời cám ơn chân thành tới thầy TS. Đàm Minh Đức đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin gửi lời cám ơn đến quý thầy, cô tại Trường Đại học Ngân Hàng, những người đã tận tình giảng dạy, trang bị kiến thức nền tảng cho tôi trong quá trình học tập tại trường. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn đến ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam và các anh chị em đồng nghiệp tại Phòng Quản lý rủi ro tín dụng đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu đề tài này. Cuối cùng tôi xin chân thành cám ơn đến bạn bè, gia đình đã luôn động viên, ủng hộ tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thời gian thực hiện luận văn. Trong quá trình thực hiện luận văn này, nếu có những vấn đề thiếu sót, hạn chế rất mong nhận được những ý kiến đánh giá, nhận xét của tất cả mọi người. Tôi xin chân thành cảm ơn. Ký tên Nguyễn Thị Thanh Huyền
  6. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................................I 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI:.............................................................................I 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................................ II 2.1. Mục tiêu tổng quát: .....................................................................................................ii 2.2. Mục tiêu cụ thể: ...........................................................................................................ii 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ....................................................................................... III 3.1. Câu hỏi tổng quát: ......................................................................................................iii 3.2. Câu hỏi cụ thể:............................................................................................................iii 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................... III 4.1. Đối tượng nghiên cứu: ...............................................................................................iii 4.2. Phạm vi nghiên cứu: ..................................................................................................iii 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................................................... IV 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................... IV 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI..................................................................................... IV 8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU..................................................... V CHƯƠNG 1 .......................................................................................................................... 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠINGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI....... 1 1.1 Lý luận chung về rủi ro tín dụng ................................................................................ 1 1.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng ........................................................................................... 1 1.1.2 Đặc điểm của rủi ro tín dụng ..................................................................................... 2 1.1.3 Phân loại rủi ro tín dụng ............................................................................................ 2 1.1.4 Nguyên nhân gây ra RRTD ........................................................................................ 3 1.1.5 Hậu quả của RRTD ...................................................................................................10 1.2 Quy trình quản trị RRTD trong hoạt động cho vay ................................................12 1.2.1 Nhận diện RRTD .......................................................................................................13 1.2.2 Đo lường RRTD ........................................................................................................13 1.2.3 Quản lý và kiểm soát RRTD .....................................................................................13
  7. 1.2.4 Xử lý RRTD ...............................................................................................................13 1.3 Chỉ tiêu đánh giá RRTD trong hoạt động cho vay .................................................14 1.4 Biện pháp hạn chế RRTD tại Ngân hàng ................................................................ 16 1.4.1 Tổ chức bộ máy quản trị RRTD ...............................................................................16 1.4.2 Thiết lập chính sách tín dụng ...................................................................................17 1.4.3 Phân tích và thẩm định tín dụng ..............................................................................18 1.4.4 Thiết lập quy trình cấp tín dụng ...............................................................................18 1.4.5 Xây dựng công cụ đo lường RRTD ..........................................................................19 1.4.6 Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ .....................................................................21 1.4.7 Bảo đảm tín dụng ......................................................................................................21 1.4.8 Trích lập dự phòng....................................................................................................22 1.4.9 Chuyển giao và phân tán RRTD ..............................................................................22 1.5 Bài học kinh nghiệm về hạn chế RRTD tại một số Ngân hàng thương mại. ........24 1.5.1 Kinh nghiệm về hạn chế RRTD tại các ngân hàng .................................................24 1.5.2 Bài học rút ra từ kinh nghiệm hạn chế rủi ro của các ngân hàng .........................27 CHƯƠNG 2 ........................................................................................................................29 THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI EXIMBANK..............................................29 2.1 Tổng quan về Eximbank........................................................................................... 29 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: .........................................................................29 2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh .................................................................................29 2.2 Thực trạng RRTD của Eximbank ............................................................................33 2.3 Biện pháp hạn chế RRTD đã và đang được thực hiện tại Eximbank ....................42 2.3.1 Tổ chức bộ máy quản trị RRTD ...............................................................................42 2.3.2 Chính sách tín dụng tại Eximbank ...........................................................................45 2.3.3 Phân tích và thẩm định tín dụng ..............................................................................47 2.3.4 Thiết lập quy trình cấp tín dụng ...............................................................................50 2.3.5 Xây dựng công cụ đo lường RRTD ..........................................................................52 2.3.6 Hệ thống kiểm soát nội bộ ........................................................................................54 2.3.7 Bảo đảm tín dụng ......................................................................................................55
  8. 2.3.8 Trích lập dự phòng....................................................................................................56 2.3.9 Bảo hiểm tín dụng .....................................................................................................56 2.4 Những nguyên nhân dẫn đến RRTD tại Eximbank ................................................56 2.4.1 Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài ....................................................................56 2.4.2 Nguyên nhân từ khách hàng .....................................................................................58 2.4.3 Nguyên nhân từ ngân hàng ......................................................................................59 2.5 Đánh giá các giải pháp hạn chế RRTD tại Eximbank ............................................61 2.5.1 Những kết quả đã đạt được ......................................................................................61 2.5.2 Những hạn chế ..........................................................................................................63 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..................................................................................................66 CHƯƠNG 3 ........................................................................................................................67 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI EXIMBANK.................................67 3.1 Định hướng phát triển tín dụng của Eximbank .......................................................67 3.1.1 Định hướng phát triển chung giai đoạn 2018-2020 ...............................................67 3.1.2 Định hướng phát triển tín dụng của Eximbank giai đoạn 2018-2020...................68 3.2 Các giải pháp hạn chế RRTD tại Eximbank trong thời gian tới ............................ 68 3.2.1 Xây dựng bộ máy quản trị RRTD tập trung ............................................................ 68 3.2.2 Điều chỉnh chính sách tín dụng................................................................................71 3.2.3 Xây dựng cơ chế cảnh báo sớm chất lượng tín dụng của khách hàng ..................72 3.2.4 Xây dựng công cụ đo lường RRTD ..........................................................................73 3.2.5 Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ .....................................................................74 3.2.6 Đào tạo nguồn nhân lực ........................................................................................... 76 3.2.7 Công tác xử lý nợ ......................................................................................................77 3.2.8 Xây dựng hệ thống thông tin phục vụ công tác thẩm định, theo dõi tín dụng.......80 3.2.9 Thực hiện bảo hiểm tín dụng ....................................................................................80 3.3 Một số kiến nghị........................................................................................................80 3.3.1 Kiến nghị với NHNN và CIC ....................................................................................80 3.3.2 Kiến nghị với Chính phủ ........................................................................................... 81 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................................................82
  9. KẾT LUẬN ........................................................................................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................84 PHỤ LỤC .......................................................................................................................... 84
  10. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 ACB Ngân hàng TMCP Á Châu 2 ALCO Ủy ban quản lý tài sản -nợ phải trả (Asset-liability Committee) 3 BĐS Bất động sản 4 BIDV Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam 5 BO Hỗ trợ tín dụng 6 CBTD Cán bộ tín dụng 7 CIC Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia 8 CN Cá nhân 9 DN Doanh nghiệp 10 DPRR Dự phòng rủi ro Eximbank, 11 Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam EIB 12 GTCG Giấy tờ có giá HDBank, 13 Ngân hàng TMCP phát triển Tp. Hồ Chí Minh HDB 14 KSNB Kiểm soát nội bộ 15 KPI Key Performance Indicator, chỉ số đánh giá hiệu quả công việc 16 MMTB Máy móc thiết bị 17 NH Ngân hàng 18 NHNN Ngân hàng Nhà nước 19 NHTM Ngân hàng thương mại 20 PGD Phòng giao dịch 21 QLRRHĐ Quản lý rủi ro hoạt động 22 QLRRTT Quản lý rủi ro thị trường 23 QTRRTD Quản trị rủi ro tín dụng 24 RM Quan hệ khách hàng 25 RRTD Rủi ro tín dụng
  11. STT Ký hiệu Nguyên nghĩa 26 TKTG Tài khoản tiền gửi 27 TMCP Thương mại cổ phần 28 TSBĐ Tài sản bảo đảm 29 VAMC Công ty quản lý và khai thác tài sản Việt Nam 30 XHTD Xếp hạng tín dụng
  12. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1 Tình hình tài sản và vốn chủ sở hữu .................................................................29 Bảng 2.2 Tình hình huy động và dư nợ ............................................................................30 Bảng 2.3 Tổng dư nợ cho vay tại các ngân hàng ............................................................. 31 Bảng 2.4 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh .......................................................... 31 Bảng 2.5 Lợi nhuận sau thuế tại các ngân hàng ............................................................... 33 Bảng 2.6 Nợ nhóm 2, nợ quá hạn trên tổng dư nợ ........................................................... 33 Bảng 2.7 Tỷ lệ nợ nhóm 2 tại các ngân hàng ...................................................................34 Bảng 2.9 Tỷ lệ nợ quá hạn tại các ngân hàng ...................................................................34 Bảng 2.10 Nợ xấu trên tổng dư nợ ....................................................................................35 Bảng 2.11 Tỷ lệ nhóm 5 tại các ngân hàng.......................................................................35 Bảng 2.12 Tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng ........................................................................36 Bảng 2.13 Nợ xấu theo đối tượng khách hàng .................................................................36 Bảng 2.14 Nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn ................................................................ 37 Bảng 2.15 Nợ xấu theo tài sản bảo đảm ...........................................................................38 Bảng 2.16 Dự phòng rủi ro cho vay ..................................................................................38 Bảng 2.17 Dự phòng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành .......................................39 Bảng 2.18 RRTD từ chỉ tiêu dự phòng rủi ro ...................................................................40 Bảng 2.19 Tỷ lệ trích lập DPRR tại các ngân hàng..........................................................41 Bảng 2.20 RRTD tại Eximbank có tính các khoản nợ nội bảng và ngoại bảng .............41 Bảng 2.21 Thẩm quyền quyết định cấp tín dụng tại Eximbank năm 2018 ................... 41 Bảng 2.22 Thời hạn kiểm tra sau cho vay, định giá lại TSBĐ ..................................... 50
  13. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Mô hình quản trị RRTD tại Eximbank .............................................................. 42
  14. i PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI: Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển cao của nền kinh tế - xã hội, nền kinh tế thị trường ngày càng mở rộng và phát triển tạo điều kiện thuận lợi để các hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng phát triển. Tuy nhiên, mức độ rủi ro tiềm ẩn trong nền kinh tế hiện đại cũng nhiều hơn.. Hoạt động của ngân hàng có quan hệ mật thiết với khách hàng và nền kinh tế thông qua quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng như huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán và các hoạt động dịch vụ ngân hàng khác. Trong đó, hoạt động tín dụng luôn là nghiệp vụ chủ yếu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng luôn chứa đựng nhiều rủi ro gây tổn thất trong hoạt động kinh doanh và đây cũng là tổn thất lớn nhất đối với hoạt động của ngân hàng. Rủi ro tín dụng luôn song hành với hoạt động tín dụng, không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro tín dụng mà phải quản trị rủi ro tín dụng một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận diện, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro tín dụng đối với hoạt động của ngân hàng. Trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, một số NHTM đã coi chính sách mở rộng tín dụng là giải pháp để thu hút khách hàng, chiếm lĩnh thị phần; kéo theo đó là việc hạ thấp các tiêu chuẩn đánh giá khách hàng, tìm cách lách rào kiểm soát, thông tin sai lệch, không tuân thủ quy trình tín dụng. Những khoản cho vay không thu hồi được cả gốc và lãi đúng hạn ngày càng lớn, tỷ lệ nợ xấu ngày càng gia tăng, đặc biệt là trong lĩnh vực tín dụng bất động sản, chứng khoán. Bên cạnh đó, trong thời gian vừa qua, hoạt động của hệ thống NHTM Việt Nam đã và đang trải qua nhiều khó khăn, thách thức. Sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã kéo theo nhiều hệ lụy và gây ra không ít những hậu quả nghiêm trọng đến hoạt động tín dụng, đặc biệt là vấn đề nợ xấu. Nợ xấu không những làm tắc nghẽn dòng tín dụng trong nền kinh tế mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, chất lượng cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM.
  15. ii Do vậy, hạn chế rủi ro tín dụng là một yêu cầu cấp thiết, có vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động của ngân hàng nói riêng và cả hệ thống tài chính nói chung. Được thành lập từ năm 1989, qua nhiều năm hình thành và phát triển, Ngân hàng TMCP Xuất Khẩu Việt Nam (Eximbank) đã không ngừng đổi mới cả về chất và luợng, góp phần không nhỏ vào sự phát triển chung của hệ thống NHTM. Tuy nhiên, trong mấy năm gần đây, Eximbank trở thành tâm điểm chú ý của thị trường. Từ những thông tin về khả năng sáp nhập với Ngân hàng TMCP Nam Á, các vụ chuyển nhượng cổ phiếu lớn, thông tin về thanh tra, về nhân sự cấp cao, kết quả kinh doanh đột ngột sụt giảm, nợ xấu tăng đến các tin đồn bị kiểm soát đặc biệt hay lãnh đạo bị bắt giữ, hoạt động kinh doanh của Eximbank gặp khó khăn hơn trước do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân là việc quản lý hoạt động tín dụng yếu kém tại nhiều chi nhánh, phòng giao dịch dẫn đến tỷ lệ nợ xấu tăng cao, làm tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, giảm hiệu quả sử dụng nguồn vốn, hiệu quả kinh doanh giảm sút, điển hình năm 2015, lợi nhuận sau thuế của Eximbank chỉ có 40 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu năm 2019 lên đến 2,9%, số tiền trích lập dự phòng năm 2016 lên đến 688 tỷ đồng, trong khi năm 2015 phải sử dụng dự phòng số tiền 648 tỷ đồng. Vì vậy, hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng là mục tiêu hàng đầu trong công tác quản trị tín dụng nói riêng cũng như điều hành hoạt động kinh doanh tại Eximbank nói chung. Nhận thấy tầm quan trọng và tính cấp bách của vấn đề trên, tôi đã đi sâu nghiên cứu đề tài: “Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình. Qua đó, tôi muốn đem đến những thực tiễn nghiên cứu về rủi ro tín dụng cũng như đưa ra một số biện pháp, kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng, đóng góp một phần vào công tác quản lý nợ xấu tại Eximbank hiện nay. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu tổng quát: − Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Eximbank dựa trên các chỉ tiêu đánh giá. − Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Eximbank trong giai đoạn tiếp theo. 2.2. Mục tiêu cụ thể:
  16. iii − Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Eximbank. − Nhận diện được nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại Eximbank. − Đánh giá các giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Eximbank, những kết quả đạt được và hạn chế của các giải pháp hiện tại. − Đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Eximbank. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 3.1. Câu hỏi tổng quát: − Thực trạng rủi ro tín dụng tại Eximbank trong thời gian vừa qua như thế nào? − Biện pháp nào để hạn chế rủi ro tín dụng tại Eximbank? 3.2. Câu hỏi cụ thể: − Cơ sở lý thuyết vể rủi ro tín dụng như thế nào? − Đánh giá rủi ro tín dụng tại Eximbank hiện nay theo các chỉ tiêu đánh giá cho kết quả ra sao? − Nguyên nhân nào dẫn đến rủi ro tín dụng tại Eximbank? − Các biện pháp mà Eximbank đã thực hiện để hạn chế rủi ro tín dụng ra sao? − Những kết quả đạt được và hạn chế của các giải pháp mà Eximbank đã áp dụng như thế nào? − Những biện pháp để hạn chế RRTD tại Eximbank trong thời gian tới là gì? 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4.1. Đối tượng nghiên cứu: − Đối tượng nghiên cứu: hoạt động cho vay và rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay. − Khách thể nghiên cứu: Các đơn vị trong toàn hệ thống của Eximbank (Hội sở, Chi nhánh, Phòng giao dịch,…) và khách hàng có quan hệ tín dụng với Eximbank. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: 4.2.1.Phạm vi về nội dung: thực trạng rủi ro tín dụng và biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Eximbank. 4.2.2.Phạm vi về không gian: tại Eximbank.
  17. iv 4.2.3.Phạm vi về thời gian: Số liệu sử dụng phân tích trong đề tài được thu thập từ năm 2014 đến năm 2018. Một số dữ liệu có thể lấy rộng hơn từ một số năm trước đó để so sánh, nghiên cứu làm rõ xu hướng và diễn biến thực trạng rủi ro tín dụng tại Eximbank. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích, liệt kê so sánh, quy nạp và diễn dịch. Cụ thể các phương pháp áp dụng trong quá trình thực hiện nghiên cứu: 5.1. Phương pháp tổng hợp: phương pháp này được sử dụng để tổng hợp những lý luận về rủi ro tín dụng từ sách, báo, tạp chí, văn bản pháp luật,.. để xây dựng cơ sở lý luận cho luận văn. 5.2. Phương pháp liệt kê và toán học: phương pháp này được sử dụng để thu thập số liệu về hoạt động tín dụng trong giai đoạn năm 2014 đến năm 2018 của Eximbank. Sau đó sẽ liệt kê và tổng hợp lại để làm dữ liệu phân tích so sánh với các chỉ tiêu đánh giá. 5.3. Phương pháp diễn giãi và quy nạp: phương pháp này dựa trên những thông tin đã thu thập được tại Eximbank để đưa ra kết luận về rủi ro tín dụng tại Eximbank. 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Nội dung nghiên cứu của đề tài được thể hiện qua ba chương nghiên cứu: − Chương 1 đưa ra những cơ sở lý luận liên quan đến rủi ro tín dụng NHTM. − Chương 2 đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Eximbank. − Chương 3 định hướng phát triển tín dụng và đưa ra các biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng của Eximbank. 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI − Thứ nhất, đề tài góp phần tổng hợp các cơ sở lý luận liên quan đến rủi ro tín dụng, những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và các biện pháp để hạn chế rủi ro tín dụng của NHTM. − Thứ hai, đề tài đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng tại Eximbank giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2018. Từ đó, việc nghiên cứu đề tài mang đến ý nghĩa thực tiễn như sau: Đề tài chỉ ra những ưu điểm, mặt ha ̣n chế và nguyên nhân của những ha ̣n chế, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng ta ̣i Eximbank và khả năng ứng dụng trong thực tiễn.
  18. v 8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU Trong bất kỳ giai đoạn nào triển nào, hoạt động tín dụng luôn là một trong những hoạt động cốt lõi của NHTM. Giữa bối cảnh cạnh tranh và hội nhập như hiện nay, một trong những vấn đề đặt ra cho sự tồn tại và phát triển của một NHTM là khả năng quản trị rủi ro đặc biệt là rủi ro tín dụng một cách toàn diện và hệ thống. Đây là vấn đề đã được rất nhiều nhà khoa học, nhà quản trị ngân hàng nghiên cứu dựa trên nhiều phương pháp để đưa ra những mô hình quản trị cũng như những giải pháp góp phần hạn chế rủi ro tín dụng nhằm duy trì sự ổn định của ngân hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, cũng như góp phần xây dựng thương hiệu của ngân hàng. Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về rủi ro tín dụng dưới nhiều góc độ và quy mô khác nhau. Cụ thể có thể kể đến một số nghiên cứu: − Theo cuốn sách của Ken Brown và Peter Moles về “Credit risk management”, năm 2014, tác giả đã đưa ra những khung lý thuyết để tiếp cận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng, bản chất, nguyên nhận và hậu quả của rủi ro tín dụng, từ đó đưa ra các phương pháp được sử dụng để đánh giá rủi ro tín dụng. Tác giả cũng đưa ra các mô hình để tính toán rủi ro tín dụng dựa trên thông tin của người đi vay. − Theo nghiên cứu của Ara Hosna, Bakaeva Manzura và Sun Juanjuan về “Credit Risk Management and Profitability in Commercial Banks in Sweden” năm 2009, bằng cách phân tích các biến phụ thuộc ROA, ROE và các biến độc lập NPLR và CAR của bốn NHTM lớn ở Thụy Điển là Nordea, SEB, Svenska Handelsbanken và Swedbank, so sánh từng chỉ tiêu của bốn ngân hàng này với nhau, tác giả đã tổng kết lại rằng quản trị rủi ro tín dụng có ảnh hưởng đáng kể trong hoạt động của cả bốn ngân hàng. Trong đó, chỉ số CAR đóng góp tích cực cho khả năng sinh lợi của các ngân hàng (ROE) trong khi NPLR chỉ ra các tác động tiêu cực. Tuy nhiên, khi so sánh hai yếu tố này, NPLR có ảnh hưởng lớn hơn tới ROE so với CAR. Tác giả cũng so sánh tác động của 2 chỉ tiêu NPLR và CAR trước và sau khi áp dụng Basel II vào hoạt động của các ngân hàng. Kết quả cho thấy, NPLR và CAR là yếu tố dự báo yếu kém của những thay đổi trong ROE trước khi thực hiện Basel II, và đã trở thành yếu tố dự báo mạnh mẽ hơn sau khi ứng dụng Basel II. Từ đó tác giả khẳng định rằng, việc áp dụng Basel II làm
  19. vi tăng hiệu quả quản trị rủi ro trong ngân hàng (NPLR và CAR) lên khả năng sinh lời (ROE). − Theo nghiên cứu của Fanli và Yijun Zou về “The impact of Credit risk management on profitability of comercial banks” năm 2014, tác giả đã nhận định rằng các NHTM phải đối mặt với rủi ro khi họ đang hoạt động. Rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro lớn nhất mà các ngân hàng phải đối mặt. Do đó, việc quản lý các rủi ro liên quan đến tín dụng có ảnh hưởng đến lợi nhuận của các ngân hàng. Mục đích của nghiên cứu này là để cung cấp cho các bên liên quan những thông tin chính xác liên quan đến việc quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM và tác động của nó đối với khả năng sinh lời. − Nguyễn Đức Tú (2012), “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. Luận án đã đề xuất khái niệm mới về RRTD, khác biệt với quan điểm của nhiều chuyên gia kinh tế và nhà quản lý thực tiễn ở Việt Nam, trong đó nhấn mạnh là khả năng xảy ra sự khác biệt không mong muốn giữa thu nhập thực tế và thu nhập kỳ vọng đúng hạn, nhận được đầy đủ gốc và lãi. RRTD sẽ dẫn đến tổn thất tài chính tức là giảm thu nhập ròng và giảm giá trị thị trường của vốn. Khái niệm này là cơ sở lý luận quan trọng để xác định nội dung cụ thể của hoạt động QTRRTD. Luận án đã phát triển hệ thống lý luận về QTRRTD áp dụng cho NH với các nội dung là: Xây dựng mô hình QTRRTD theo hướng tiếp cận những phương pháp QTRRTD hiện đại; Áp dụng các mô hình đánh giá RRTD; Nâng cao hiệu quả và tính minh bạch của QTRRTD ngân hàng, nên xây dựng các chính sách tín dụng mới từ khâu hậu kiểm, tư vấn đến ra quyết định và quản lý khoản vay dựa trên hệ thống phân tích và rà soát tín dụng. Tuy nhiên, luận án đang phân tích dựa trên tình hình thực trạng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam để đưa ra những giải pháp đối với mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng này, do đó, để ứng dụng vào mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Eximbank thì Eximbank cũng cần phải có nguồn lực, hệ thống công ngệ thông tin, cơ sở vật chất tương tự như Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
  20. vii − Bài viết của Nhóm nghiên cứu Đề tài cấp Ngành Ngân hàng 2013 (tháng 2/2014) về “Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng theo công nghệ Basel tại các NHTM Việt Nam: Kết quả ban đầu và khuyến nghị” đăng trên Tạp chí ngân hàng số 4, tháng 2/2014, nêu lên cơ sở lý luận về quản lý rủi ro tín dụng theo thông lệ và thực trạng mô hình quản lý rủi ro tín dụng theo phương pháp truyền thống và theo thông lệ Basel ở các NHTM Việt Nam, từ đó đưa ra được những tồn tại hạn chế, đánh giá khoảng cách giữa Việt Nam và thông lệ quốc tế, từ đó cuối cùng là đưa ra một số giải pháp để phát triển mô hình, công cụ quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng. − Bài viết “Một số ý kiến góp phần nâng cao chất lượng quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại ở nước ta” của tác giả TS Nguyễn Thị Hà, Học viện tài chính, đăng trên tạp chí ngân hàng số 9/2015. Nghiên cứu đã nêu được tình hình quản lý rủi ro và xử lý nợ xấu tại các NHTM ở Việt Nam trong giai đoạn 2013-2014; nêu ra hạn chế và nguyên nhân liên quan đến chất lượng quản trị rủi ro trong hệ thống ngân hàng từ đó đề xuất các kiến nghị góp phần nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM trong điều kiện hiện nay, tác giả cũng nêu lên việc ứng dụng Basel II tại các NH hiện nay tuy nhiên bài viết không đi sâu vào nghiên cứu một ngân hàng cụ thể tại nước ta. Những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về quản trị rủi ro tại các NHTM là những tư liệu và gợi ý tốt cho việc triển khai thực tế tại từng ngân hàng.Tuy đây là đề tài không mới nhưng luận văn của tác giả có những điểm mới như sau: − Về phạm vi không gian và thời gian không bị trùng lắp vì tác giả nghiên cứu tại Eximbank dưới góc độ toàn hệ thống và thời gian nghiên cứu là trong giai đoạn 2014 – 2018. − Về thực tiễn ứng dụng không bị trùng lắp vì mỗi ngân hàng khi áp dụng những biện pháp để giảm thiểu rủi ro tín dụng cần có những đánh giá cụ thể về nguồn lực, công nghệ, con người trước khi triển khai thực hiện. Do đó, các biện pháp xử lý rủi ro tín dụng ở mỗi ngân hàng cũng sẽ khác nhau. Căn cứ vào việc phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Eximbank, luận văn sẽ đưa ra những biện pháp phù hợp nhất để hạn chế rủi ro tín dụng tại chính ngân hàng này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2