intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Rủi ro trong quản lý hải quan đối với hoạt động sản xuất xuất khẩu tại Cục Hải quan TP Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:94

29
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là xác định rõ các nhân tố tác động đến rủi ro trong quản lý hải quan đối với hoạt động sản xuất xuất khẩu tại Cục Hải quan TP Cần Thơ; định lượng được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Qua đó, đề xuất được những giải pháp nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động sản xuất xuất khẩu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Rủi ro trong quản lý hải quan đối với hoạt động sản xuất xuất khẩu tại Cục Hải quan TP Cần Thơ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------- TRẦN MINH SẢN RỦI RO TRONG QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT XUẤT KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TP CẦN THƠ LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Cần Thơ – Năm 2011
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ---------------------- TRẦN MINH SẢN RỦI RO TRONG QUẢN LÝ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT XUẤT KHẨU TẠI CỤC HẢI QUAN TP CẦN THƠ Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính-Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS. NGUYỄN HỒNG THẮNG TP. Cần Thơ – Năm 2011
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu thu thập được và kết quả nghiên cứu trình bày trong đề tài này là trung thực. Các tài liệu tham khảo có nguồn trích dẫn rõ ràng. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và tính trung thực của đề tài nghiên cứu này. Tác giả: Trần Minh Sản
  4. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................3 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài .............................................................................3 6. Nội dung Luận văn ..........................................................................................4 7. Lời cảm ơn ......................................................................................................5 CHƯƠNG 1 Cơ sở lý thuyết 1.1. Rủi ro và độ lớn của rủi ro ............................................................................6 1.1.1. Khái niệm rủi ro ........................................................................................6 1.1.2. Nhận diện rủi ro.........................................................................................7 1.1.3. Định lượng độ lớn rủi ro .......................................................................... 10 1.2. Rủi ro trong quản lý hải quan đối với hoạt động sản xuất xuất khẩu........... 15 1.2.1. Quản lý hải quan đối với hoạt động sản xuất xuất khẩu ........................... 15 1.2.2. Rủi ro trong công tác hải quan ................................................................. 16 1.2.3. Quản lý rủi ro và quy trình quản lý rủi ro trong công tác hải quan ........... 18 1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về đề tài ................................................... 19 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong công tác hải quan ......................... 22 1.4.1. Rủi ro hoạt động hải quan theo Công ước KYOTO ................................. 22 1.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong quản lý nhà nước ...................... 23 1.4.3. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong công tác hải quan ......... 24 * Kết luận Chương 1 ......................................................................................... 26 CHƯƠNG 2 Quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động sản xuất xuất khẩu thuộc địa bàn Hải quan Cần Thơ
  5. 2.1. Đặc điểm và tình hình hoạt động SXXK thuộc địa bàn HQ Cần Thơ.......... 27 2.1.1. Đặc điểm và tình hình.............................................................................. 27 2.1.2. Mô hình quản lý hoạt động SXXK của Hải quan Cần Thơ ...................... 29 2.2. Quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu................................................................................ 29 2.2.1. Quy trình sản xuất xuất khẩu ................................................................... 29 2.2.2. Quy trình nghiệp vụ quản lý hải quan đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu ....................................................................... 31 2.3. Quy trình thanh khoản thuế của nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu .................................................................................................. 32 2.4. Quy trình quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan...................... 35 * Kết luận Chương 2 ......................................................................................... 37 CHƯƠNG 3 Đánh giá mức độ rủi ro trong quản lý hải quan đối với hoạt động sản xuất xuất khẩu thuộc địa bàn Hải quan TP Cần Thơ. 3.1. Mô hình khảo sát ........................................................................................ 38 3.2. Quy trình khảo sát ...................................................................................... 39 3.2.1. Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi............................................................... 39 3.2.2. Bước 2: Xác định số lượng mẫu cần thiết và thang đo cho việc khảo sát . 40 3.2.3. Bước 3: Gửi phiếu khảo sát ..................................................................... 40 3.2.4. Bước 4: Nhận kết quả trả lời.................................................................... 41 3.2.5. Bước 5: Xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS........................................... 41 3.3. Kết quả khảo sát ......................................................................................... 42 3.3.1. Phân tích mô tả ........................................................................................ 42 3.3.1.1. Phân tích mô tả đối tượng được khảo sát về mức độ hiểu biết, giới tính, đơn vị công tác, độ tuổi và số năm công tác ...................................................... 42 3.3.1.2. Phân tích mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong công tác hải quan đối với hoạt động sản xuất xuất khẩu ........................................................ 42
  6. 3.3.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo ............................................................. 44 3.3.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) .......................................................... 45 3.3.3.1. Phân tích nhân tố biến độc lập .............................................................. 45 3.3.3.2. Phân tích nhân tố biến phụ thuộc (Y).................................................... 52 3.3.3.3. Mô hình nghiên cứu điều chỉnh ............................................................ 53 3.3.4. Hồi quy tuyến tính ................................................................................... 54 3.3.5. Kiểm định mô hình.................................................................................. 56 * Kết luận Chương 3 ......................................................................................... 58 CHƯƠNG 4 Khuyến nghị về mặt chính sách 4.1. Thảo luận về kết quả nghiên cứu ................................................................ 59 4.1.1. Về khung pháp lý cho hoạt động sản xuất xuất khẩu ............................... 59 4.1.2. Vấn đề quản lý nhà nước về hải quan của cơ quan hải quan .................... 60 4.1.3. Vấn đề phối hợp giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất xuất khẩu............................................................................................. 63 4.1.4. Về bản thân doanh nghiệp hoạt động SXXK ........................................... 64 4.2. Khuyến nghị chính sách ............................................................................. 65 4.2.1. Nâng cao tính pháp lý trong pháp luật hải quan ....................................... 65 4.2.2. Đào tạo và tổ chức thực hiện ................................................................... 65 4.2.3. Hiện đại hóa công tác quản lý hàng SXXK.............................................. 66 4.2.4. Quản lý rủi ro hoạt động sản xuất xuất khẩu............................................ 67 4.2.5. Xây dựng cơ chế tiếp nhận và phản hồi thông tin từ doanh nghiệp và cơ chế giám sát hoạt động hải quan........................................................................ 68 * Kết luận chương 4 .......................................................................................... 69 KẾT LUẬN .............................................................................................. 70 Danh mục tài liệu tham khảo ..................................................................... 71 Phụ lục 1.................................................................................................... 72 Phụ lục 2.................................................................................................... 77
  7. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DN Doanh nghiệp EFA Exploratory Factor Analysis (phân tích nhân tố khám phá) GTGT Giá trị gia tăng HQ Hải quan ISO Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế NK Nhập khẩu NSNN Ngân sách nhà nước QLNN Quản lý nhà nước QLRR Quản lý rủi ro SXXK Sản xuất xuất khẩu TTHQ Thủ tục hải quan WTO Tổ chức thương mại thế giới WCO Tổ chức hải quan thế giới XNK Xuất nhập khẩu XK Xuất khẩu
  8. DANH MỤC BẢNG - Bảng 3.1. Phân tích mô tả các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong công tác hải quan đối với hoạt động sản xuất xuất khẩu ........................................................ 42 - Bảng 3.2: Phân tích nhân tố EFA các biến độc lập lần 1 ................................. 45 - Bảng 3.3: Phân tích nhân tố EFA các biến độc lập lần 2 ................................. 49 - Bảng 3.4: Kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc ........................................... 52 - Bảng 3.5: Kết quả phân tích hồi quy ............................................................... 54 DANH MỤC HÌNH - Hình 1.1: Rủi ro là tích giữa mức nguy hiểm và khả năng xảy ra ......................7 - Hình 1.2: Quy trình quản lý rủi ro cơ bản..........................................................8 - Hình 1.3: Mối quan hệ và trình tự các bước trong quy trình QLRR...................8 - Hình 1.4: Ví dụ đơn giản dùng sơ đồ xương cá định vị rủi ro.......................... 11 - Hình 1.5: Một số chiến lược và minh họa các phương pháp đối phó rủi ro thường gặp ........................................................................................................ 13 - Hình 1.6: Phân loại rủi ro theo mức độ rủi ro .................................................. 17 - Hình 1.7: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong công tác HQ......... 25 - Hình 2.1: Mô hình quản lý hoạt động SXXK của Hải quan Cần Thơ .............. 29 - Hình 2.2: Quy trình quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan........... 35 - Hình 3.1: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong quản lý hải quan đối với hoạt động sản xuất xuất khẩu ...................................................................... 39 - Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu được điều chỉnh .............................................. 53
  9. Phụ lục 1: Phân tích mô tả đối tượng được khảo sát về mức độ hiểu biết, giới tính, đơn vị công tác, độ tuổi và số năm công tác .............................................. 72 - Bảng PL.1.1: Hiểu biết về Phương thức qlnn về HQ đv hđ SXXK ................. 72 - Bảng PL.1.2: Về Giới tính được khảo sát........................................................ 73 - Bảng PL.1.3: Về Đơn vị công tác hiện nay những người được khảo sát.......... 74 - Bảng PL.1.4: Về Độ tuổi của những người được khảo sát .............................. 75 - Bảng PL.1.5: Về Thâm niên công tác của những người được khảo sát............ 76 Phụ lục 2: Đánh giá độ tin cậy của thanh đo ..................................................... 77 - Bảng PL.2.1: Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với các biến quan sát về Phương thức qlnn về hải quan đối với hoạt động SXXK ................................... 77 - Bảng PL.2.2: Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với các biến về cơ chế chính sách ................................................................................................................... 78 - Bảng PL.2.3: Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với các biến liên quan đến doanh nghiệp hoạt động sản xuất xuất khẩu ...................................................... 79 - Bảng PL.2.4: Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với các biến liên quan đến công tác hải quan............................................................................................... 79 - Bảng PL.2.5: Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với các biến liên quan đến đạo đức.............................................................................................................. 80 - Bảng PL.2.6: Đánh giá độ tin cậy của thang đo đối với nhóm công tác qlnn về hải quan ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất xuất khẩu ...................................... 80
  10. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, áp lực từ cộng đồng quốc tế đòi hỏi ngành Hải quan phải đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thông thoáng cho hoạt động xuất nhập khẩu và rút ngắn thời gian thông quan hàng hóa. Đồng thời theo yêu cầu của Chính phủ, ngành Hải quan phải quản lý chặt chẽ hoạt động xuất nhập khẩu, đảm bảo chống thất thu thuế, hạn chế buôn lậu và gian lận thương mại, thực hiện các yêu cầu về quản lý vĩ mô do Chính phủ đề ra cũng như đẩy mạnh xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, bảo hộ sản xuất trong nước. Cách thức quản lý theo phương pháp thủ công truyền thống đã không thể đáp ứng được với đòi hỏi hiện tại. Do đó, ngành Hải quan đã và đang không ngừng đổi mới phương pháp quản lý, đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin vào quản lý; triển khai thí điểm hải quan điện tử; chuyển từ tiền kiểm (trong thông quan) sang hậu kiểm (kiểm tra sau thông quan); đặc biệt là chuyển dần từ quản lý thủ công truyền thống sang áp dụng phương pháp quản lý hiện đại hay quản lý rủi ro. Cục hải quan TP Cần Thơ quản lý địa bàn rộng lớn gồm TP Cần Thơ, các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Vĩnh Long và Trà Vinh, với khối lượng công việc tăng liên tục trên 15%/năm qua các năm gần đây. Trong đó, loại hình sản xuất xuất khẩu chiếm tỉ trọng khoảng 50% khối lượng công việc nghiệp vụ phải giải quyết tại các Chi cục, số tiền thuế xem xét hoàn thuế, không thu thuế hàng năm lên đến hàng trăm tỉ đồng. Để quản lý tốt loại hình này Cục hải quan TP Cần Thơ thường xuyên chỉ đạo các Chi cục trực thuộc kiểm tra, rà soát các văn bản pháp
  11. 2 quy và các văn bản hướng dẫn nhằm tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, triển khai thực hiện một cách thống nhất. Quản lý tốt hoạt động sản xuất xuất khẩu là một thách thức đối với Cục hải quan TP Cần Thơ. Bởi hoạt động sản xuất xuất khẩu mặc dù sản phẩm xuất khẩu phụ thuộc và sử dụng nguồn nguyên liệu chủ yếu từ nước ngoài, nhưng không đơn thuần là làm công hưởng lương, giải quyết công ăn việc làm cho người dân, mà còn thúc đẩy hoạt động sản xuất, đổi mới công nghiệp, nâng cao tay nghề cho công nhân, đưa sản phẩm Việt Nam từng bước xâm nhập vào thị trường thế giới. Mặc dù, Cục hải quan TP Cần Thơ thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra, thanh tra, công tác kiểm tra sau thông quan hoạt động sản xuất xuất khẩu tại các Chi cục trực thuộc để phát hiện sai sót nhằm kịp thời khắc phục, truy thu đủ thuế nộp vào NSNN và đưa ra các chỉ đạo, các giải pháp để hạn chế các sai sót nhưng chỉ mang tính định hướng. Tuy nhiên, do chưa có những nghiên cứu định lượng cụ thể về mức độ của các nhân tố gây ra rủi ro đối với quản lý hải quan hoạt động sản xuất xuất khẩu nên chưa thể đề xuất giải pháp trọng tâm nhằm giảm thiểu rủi ro, từ đó vừa nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động sản xuất xuất khẩu vừa khuyến khích phát triển hoạt động này. Chính vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài “Rủi ro trong quản lý hải quan đối với hoạt động sản xuất xuất khẩu tại Cục Hải quan TP Cần Thơ” ngoài việc đáp ứng yêu cầu hoàn thành bậc cao học kinh tế còn mong muốn đóng góp những giải pháp cụ thể nâng cao hiệu quả QLRR trong lĩnh vực này. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định rõ các nhân tố tác động đến rủi ro trong quản lý hải quan đối với hoạt động sản xuất xuất khẩu tại Cục Hải quan TP Cần Thơ.
  12. 3 - Định lượng được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố. Qua đó, đề xuất được những giải pháp nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động sản xuất xuất khẩu. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro trong công tác hải quan đối với hoạt động sản xuất xuất khẩu. - Luận văn nghiên cứu hoạt động sản xuất xuất khẩu trên địa bàn quản lý của Cục hải quan TP Cần Thơ từ năm 2006 đến năm 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. - Nghiên cứu định tính được tiến hành với phương thức thảo luận nhóm. Nhóm lựa chọn gồm các công chức hải quan đang trực tiếp thực hiện công tác quản lý nhà nước về hải quan tại Phòng Nghiệp vụ, các Chi cục thuộc Cục hải quan TP Cần Thơ và một số cán bộ ở các Ban Quản lý Khu công nghiệp tại các tỉnh, thành phố thuộc địa bàn quản lý của Cục hải quan TP Cần Thơ. - Nghiên cứu định lượng được thực hiện bằng kỹ thuật thu thập thông tin bằng Phiếu khảo sát từ các công chức hải quan thuộc Cục hải quan TP Cần Thơ, các cán bộ ở các Ban Quản lý Khu công nghiệp tại các tỉnh, thành phố thuộc địa bàn quản lý của Cục hải quan TP Cần Thơ và các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất xuất khẩu thuộc địa bàn quản lý của Cục hải quan TP Cần Thơ. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Từ trước đến nay, các cấp quản lý của ngành hải quan khi đánh giá về rủi ro trong công tác hải quan đối với hoạt động sản xuất xuất khẩu thường bằng những nhận xét chung chung mà chưa có bước thống kê định lượng cụ thể.
  13. 4 Những nhận xét này chưa xác định chính xác nhân tố nào tác động tích cực dẫn đến thành công và những nhân tố nào tác động tiêu cực ảnh hưởng đến hiệu quả trong công tác quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động sản xuất xuất khẩu. Khi chưa thể xác định chính xác thì chưa thể đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro, gian lận, từ đó, nâng cao hiệu quả quản lý, chống thất thu thuế. Đề tài này hướng đến việc phân tích rõ những nhân tố cụ thể và đo lường mức độ ảnh hưởng của một (hoặc một nhóm) nhân tố. Qua đó, đề xuất những giải pháp mang tính thực tiễn nhằm cải cách thủ tục hải quan, nâng cao năng lực quản lý, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong công tác hải quan đối với hoạt động sản xuất xuất khẩu. 6. Nội dung Luận văn Luận văn bao gồm: 80 trang với 16 bảng, 11 hình và 02 phụ lục. Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết Chương 2: Quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động sản xuất xuất khẩu thuộc địa bàn Hải quan TP Cần Thơ. Chương 3: Đánh giá mức độ rủi ro trong quản lý hải quan đối với hoạt động sản xuất xuất khẩu thuộc địa bàn Hải quan TP Cần Thơ. Chương 4: Khuyến nghị về mặt chính sách.
  14. 5 7. Lời cảm ơn Trong quá trình thực hiện luận văn, tôi đã gặp không ít khó khăn, tuy nhiên luận văn cũng đã hoàn tất. Mặc dù bản thân tôi đã có nhiều cố gắng nhưng thành quả này còn có sự đóng góp rất lớn từ nhiều người. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế Tp Hồ Chí Minh đã giúp tôi trang bị những kiến thức bổ ích, các kỹ năng tổng hợp và phân tích trong suốt quá trình học tập tại đây; xin chân thành cảm ơn bạn bè và đồng nghiệp từ các nơi đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo hướng dẫn – Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Hồng Thắng, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và động viên tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện luận văn, từ việc định hướng đề tài, xây dựng đề cương, thực hiện và hoàn tất. Mặc dù luận văn đã được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng, song sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và độc giả nhằm giúp tôi có thể hoàn thiện hơn kiến thức, các kỹ năng nghiên cứu và có thể vận dụng vào thực tiễn công tác của bản thân mình.
  15. 6 CHƯƠNG 1 Cơ sở lý thuyết 1.1. Rủi ro và độ lớn của rủi ro 1.1.1. Khái niệm rủi ro Hiểu theo nghĩa chung nhất, rủi ro là những nhân tố có thể xảy ra và (khi xảy ra thì) tác động tiêu cực đến mục tiêu. Khái niệm rủi ro nội hàm hai ý đồng thời. Ý thứ nhất, rủi ro là những nhân tố có thể xảy ra. Những nhân tố hoặc biến cố chắc chắn xảy ra (xác suất bằng 1) và những nhân tố chắc chắn không xảy ra (xác suất bằng 0) không thuộc phạm vi của rủi ro. Như vậy, rủi ro là những nhân tố mà xác suất xảy ra lớn hơn 0 và nhỏ dưới 1. Ý thứ hai, rủi ro là những nhân tố gây tác động tiêu cực đến mục tiêu. Những nhân tố có thể xảy ra nhưng không ảnh hưởng gì đến mục tiêu thì không thuộc phạm vi của rủi ro. Nói theo cách khác, rủi ro chính là sự kết hợp giữa mức độ nguy hiểm và khả năng có thể xảy ra. Mức độ nguy hiểm chính là hậu quả gây ra bởi một sự cố hay một tai nạn nào đó. Khả năng có thể xảy ra chính là xác suất của sự cố. Do đó, độ lớn của rủi ro là tích số giữa mức độ nguy hiểm và xác suất xảy ra sự cố gây nguy hiểm như mô tả trong hình 1.1. Ngoài ra, ta có thể viết dưới dạng công thức dưới đây. Rủi ro = Mức độ nguy hiểm × Khả năng xảy ra.
  16. 7 Hình 1.1: Rủi ro là tích giữa mức nguy hiểm và khả năng xảy ra Tóm lại, đánh giá rủi ro gồm hai quá trình: định tính và định lượng. Định tính là việc nhận diện các mối nguy hiểm có thể tác động tiêu cực đến mục tiêu của tổ chức. Định lượng nhằm ước lượng độ lớn của tác động tiêu cực để xếp hạng rủi ro rồi quản trị có trọng tâm. Gọi R là độ lớn của rủi ro (hoặc giá trị của rủi ro), L là mức độ nguy hiểm hay mức độ tác hại, pL là xác suất xảy ra mối nguy, ta có công thức như sau: 1.1.2. Nhận diện rủi ro Năm 2009, Tổ chức Tiêu chuẩn quốc tế ban hành ISO 31000:2009, quản lý rủi ro - Các nguyên tắc và các hướng dẫn, nhằm cung cấp các nguyên tắc, khuôn khổ và xử lý hình thức quản lý rủi ro bất kỳ một cách minh bạch, có hệ thống và đáng tin cậy trong mọi phạm vi hoặc ngữ cảnh. Bên cạch đó là bộ tiêu chuẩn ISO Guide 73:2009, quản lý rủi ro - vốn từ vựng, nhằm trình bày các điều khoản và định nghĩa liên quan đến việc quản lý rủi ro.
  17. 8 Theo các Bộ tiêu chuẩn này, có rất nhiều loại rủi ro khác nhau như rủi ro chiến lược, rủi ro hoạt động, rủi ro tài chính, rủi ro chính trị, rủi ro pháp luật, rủi ro quản lý tri thức, rủi ro thông tin,… Việc kiểm soát rủi ro phải được thực hiện theo một quy trình chặt chẽ và phối hợp với đặc thù của từng tổ chức, doanh nghiệp. Tổng quát, quy trình quản lý rủi ro cơ bản bao gồm các bước chính được trình bày ở hình 1.2. Ở mức chi tiết hơn, quy trình quản lý rủi ro bao gồm các bước cùng với trình tự xử lý và mối quan hệ giữa chúng như hình 1.3. Hình 1.2: Quy trình quản lý Hình 1.3: Mối quan hệ và trình tự các bước rủi ro cơ bản trong quy trình quản lý rủi ro Để nhận diện được rủi ro, có nhiều kỹ thuật được áp dụng. Các kỹ thuật này giúp cho dự án "khoanh vùng" và xác định dấu hiệu xuất hiện rủi ro, vừa giúp tránh bỏ sót các dấu hiệu, vừa làm tăng kết quả và độ tin cậy của việc nhận
  18. 9 diện các rủi ro. Từng kỹ thuật đều có những hạn chế riêng, do đó việc kết hợp các kỹ thuật để có kết quả tốt nhất là cần thiết. Các kỹ thuật được sử dụng rộng rãi bao gồm: - Xem xét tài liệu Là cách thức xác định rủi ro cơ bản, đơn giản và thông dụng. Phương thức này thường bao gồm việc xem xét các tài liệu của dự án như các kế hoạch, giả định, cam kết với khách hàng, cơ chế thông tin giữa 2 bên, môi trường dự án, thông tin của các dự án khác trong quá khứ..., từ đó nhận diện các yếu tố có khả năng gây ra rủi ro cho dự án. - Động não Đây là kỹ thuật được sử dụng rộng rãi nhất để nhận diện rủi ro. Đó là sự đóng góp ý kiến từ nhiều người khác nhau, từ các chuyên gia đến các thành viên của dự án, hoặc bất cứ ai có liên quan hoặc có kinh nghiệm về các vấn đề xảy ra trong dự án. Từ những ý kiến này (có thể nhiều ý trùng nhau), các rủi ro sẽ được định vị nhanh chóng. - Kỹ thuật Delphi Tương tự kỹ thuật "Động não", khác biệt chỉ là các thành viên tham gia không biết nhau, do đó kỹ thuật này thích hợp nếu các thành viên ở xa nhau. Ngày nay kỹ thuật Delphi thực hiện dễ hơn trước đây do sự trợ giúp của email và hệ thống hỗ trợ làm việc từ xa. Do thành viên là “vô danh” nên kỹ thuật này hạn chế nhược điểm của kỹ thuật "Động não" là một vài cá nhân (chẳng hạn sếp) sẽ có ảnh hưởng đến suy nghĩ của các thành viên khác. - Nhóm danh nghĩa Nhóm làm việc từ 7-10 người, mỗi thành viên sẽ ghi ý kiến riêng của mình (thường là 1 rủi ro quan trọng nhất) trên 1 mẫu giấy. Các ý kiến sau đó được tập
  19. 10 hợp và nhóm sẽ phân tích và đánh giá trên từng ý kiến. Kết quả là rủi ro quan trọng nhất được sắp xếp trên cùng. Kỹ thuật này không chỉ dùng để nhận biết mà còn để đánh giá rủi ro; không loại bỏ hoàn toàn những người có ảnh hưởng; được thực hiện nhanh và ít tốn kém hơn kỹ thuật Delphi - Hỏi ý kiến chuyên gia Thường được dùng để hỏi ý kiến cá nhân của những người có nhiều kinh nghiệm từ các dự án tương tự hoặc các dự án đã hoàn thành trong quá khứ. Công cụ sử dụng thường là bảng câu hỏi có trả lời sẵn để chọn lựa, hoặc để trống cho người được hỏi tự ghi ý kiến hoặc trả lời. - Sử dụng phiếu kiểm tra hoặc bảng câu hỏi Phiếu kiểm tra hoặc bảng câu hỏi thường đúc kết kinh nghiệm từ các dự án quá khứ đặc biệt và các dự án tương tự, trong đó liệt kê những rủi ro thường hay gặp nhất. Phiếu này giúp cho dự án nhanh chóng xác định rủi ro có thể xảy đến cho dự án. Kỹ thuật này có thể tham khảo các kinh nghiệm từ bên ngoài, một trong những tham khảo tốt theo cách này là sử dụng bảng phân loại và liệt kê các rủi ro thường gặp của Viện Kỹ thuật Phần mềm Hoa Kỳ (SEI Taxonomy-Based Risk Identification) 1.1.3. Định lượng độ lớn rủi ro Độ lớn của rủi ro hay trị số của rủi ro được khái quát qua công thức: Độ lớn Xác suất xảy ra Mức tác động Thời gian có = × × rủi ro sự cố của sự cố thể xảy ra Như vậy, định lượng độ lớn rủi ro được tiến hành bằng việc phân tích độ lớn của ba nhân tố trong công thức.
  20. 11 • Phân tích khả năng xuất hiện của rủi ro (Risk probability) hay xác suất xảy ra sự cố Có 4 mức để đo lường khả năng xuất hiện của rủi ro, mỗi mức độ được gán với một giá trị số (tùy thuộc tổ chức, doanh nghiệp, dự án) để có thể ước lượng sự quan trọng của nó.  6 - Thường xuyên: Khả năng xuất hiện rủi ro rất cao.  4 - Hay xảy ra: Khả năng xuất hiện rủi ro cao.  2 - Đôi khi: Khả năng xuất hiện rủi ro trung bình.  1 - Hiếm khi: Khả năng xuất hiện thấp, chỉ xuất hiện trong những điều kiện nhất định. Hình 1.4: Ví dụ đơn giản dùng sơ đồ xương cá định vị rủi ro • Phân tích mức tác động của rủi ro (sự cố) ( Risk impact) Có 4 mức để đo lường mức tác động của rủi ro, mỗi mức độ được gán với một giá trị số (tùy thuộc tổ chức, doanh nghiệp, dự án) để có thể ước lượng sự tác động của nó.  8 - Trầm trọng  6 - Quan trọng  2 - Vừa phải  1 - Không đáng kể
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2