intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sinh viên đại học Tiền Giang có nên đi làm thêm

Chia sẻ: Ganuongmuoimatong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:66

35
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận văn đã đưa ra một số kiến nghị để giúp thị trường lao động vận hành được tốt hơn. Trong đó, đối tượng có thể tạo nên sự thay đổi khả thi nhất chính là nhà trường vì đây là đơn vị trực tiếp đào tạo và quản lý sinh viên. Doanh nghiệp có thể tham gia, nhưng do giới hạn về chi phí và lợi ích nên khả năng tham gia là tương đối hạn chế. Nhà nước, với vai trò quản lý, cùng với nhà trường đóng vai trò quyết định trong việc khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Sinh viên đại học Tiền Giang có nên đi làm thêm

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - - -  - - - Lê Trƣờng Hải SINH VIÊN ĐẠI HỌC TIỀN GIANG CÓ NÊN ĐI LÀM THÊM? LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2012
  2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------ CHƢƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT Lê Trƣờng Hải SINH VIÊN ĐẠI HỌC TIỀN GIANG CÓ NÊN ĐI LÀM THÊM? Chuyên ngành: Chính sách công Mã số: 603114 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS DWIGHT H. PERKINS TP. Hồ Chí Minh - Năm 2012
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh hay Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 27/04/2012 Học viên Lê Trƣờng Hải
  4. ii LỜI CẢM ƠN Lời cảm ơn đầu tiên xin dành cho gia đình tôi, những ngƣời luôn ủng hộ tôi tham gia chƣơng trình MPP của Fulbright, ngay từ những ngày tôi dự định nộp đơn thi vào khóa MPP2. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô trong Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright vì đã truyền cho tôi những kiến thức quý báu mà tôi khó có thể tìm đƣợc đâu đó trên con đƣờng học vấn của mình. Đặc biệt, tôi xin dành lời cảm ơn sâu sắc cho Cô Đinh Vũ Trang Ngân, ngƣời đã mang lại định hƣớng cho tôi trong những tháng ngày tôi cảm thấy vô cùng lạc lõng vì luận văn. Tôi cũng không thể nào quên đƣợc sự nhiệt tình của các bạn sinh viên trƣờng ĐH TG. Nhờ đó, tôi mới có thể thu thập đƣợc bộ số liệu quý giá để hỗ trợ cho lập luận của bài luận văn. Tôi cũng xin chân thành cám ơn anh Trƣơng Minh Hòa và chị Phạm Hoàng Minh Ngọc vì đã vô cùng nhiệt tình giúp tôi truy tìm những bài báo mà tôi nghĩ là tôi sẽ không bao giờ có đƣợc. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các bạn lớp MPP3, xin cám ơn vì khoảng thời gian hạnh phúc mà các bạn mang lại cho tôi trong suốt hai năm học. Xin chân thành cảm ơn. TP HCM, ngày 27 tháng 04 năm 2012 Lê Trƣờng Hải
  5. iii TÓM TẮT Vấn đề sinh viên không tìm đƣợc việc làm đang là mối quan tâm của xã hội. Rất nhiều bài viết, dƣới góc độ lý thuyết lẫn thực tiễn đều chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện tƣợng này là do sinh viên thiếu kinh nghiệm và các kỹ năng cơ bản. Ngƣời ta cũng đã đƣa ra nhiều biện pháp giải quyết dƣới các góc độ khác nhau. Trong khi đó, sinh viên vốn là ngƣời trực tiếp đối diện với vấn đề này có thể có một cách giải quyết đầy tính thực tiễn: làm thêm. Trong khi sinh viên vẫn đang thiếu việc làm, quá trình phát triển của Việt Nam vẫn đang cần nguồn lao động có kỹ năng cao phục vụ. Nghịch lý này ngày càng trở nên nghiêm trọng khi, hàng năm, hệ thống trƣờng đại học vẫn đều đặn cho ra đời nguồn nhân lực mới. Bài viết muốn tìm hiểu liệu hoạt động gần nhƣ là tự phát của sinh viên – làm thêm trong thời gian học đại học của sinh viên, có giúp ích gì cho quá trình giải quyết trục trặc trong quá trình tìm việc của họ không. Bài viết tiến hành nghiên cứu trong phạm vi trƣờng Đại học Tiền Giang. Kết quả cho thấy đời sống của sinh viên có nhiều điểm đáng chú ý. Áp lực học tập ở trƣờng có thể coi là nhẹ nhàng. Sinh viên dễ dàng tham gia các hoạt động khác ngoài học tập mà không sợ kết quả học tập bị ảnh hƣởng quá xấu. Đa số sinh viên lại có mong muốn đi làm thêm. Nếu phân bổ thời gian hợp lý, hoạt động làm thêm là một hoạt động có tác dụng hỗ trợ tích cực cho việc xin việc sau khi tốt nghiệp. Quá trình xin việc của sinh viên ở đây tƣơng đối khó khăn, do họ vừa phải tìm cách phát tín hiệu chứng minh khả năng làm việc của bản thân, vừa phải tìm kiếm và sàng lọc thông tin từ nhà tuyển dụng. Từ kết quả nghiên cứu có đƣợc, bài viết đã đƣa ra một số kiến nghị để giúp thị trƣờng lao động vận hành đƣợc tốt hơn. Trong đó, đối tƣợng có thể tạo nên sự thay đổi khả thi nhất chính là nhà trƣờng vì đây là đơn vị trực tiếp đào tạo và quản lý sinh viên. Doanh nghiệp có thể tham gia, nhƣng do giới hạn về chi phí và lợi ích nên khả năng tham gia là tƣơng đối hạn chế. Nhà nƣớc, với vai trò quản lý, cùng với nhà trƣờng đóng vai trò quyết định trong việc khắc phục tình trạng thông tin bất cân xứng.
  6. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................ii TÓM TẮT ................................................................................................................................ iii MỤC LỤC ................................................................................................................................ iv DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT .............................................................. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU .....................................................................................................vii DANH MỤC HỘP ................................................................................................................ viii Chƣơng 1 DẪN NHẬP............................................................................................................. 1 1.1 Giới thiệu vấn đề sinh viên ra trƣờng không tìm đƣợc việc làm .................................... 1 1.2 Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 2 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................................... 2 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3 1.5 Cấu trúc bài viết .............................................................................................................. 3 Chƣơng 2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC .................................................... 4 2.1. Các nghiên cứu trƣớc ...................................................................................................... 4 2.1.1. Thông tin bất cân xứng ............................................................................................ 4 2.1.2. Mối liên hệ giữa việc làm thêm và kết quả học tập ................................................. 5 2.1.3. Mối liên hệ giữa việc làm thêm và khả năng xin việc ............................................. 6 2.2. Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan ........................................................................... 7 2.3. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................................ 8 2.4. Tóm tắt chƣơng 2 ............................................................................................................ 8 Chƣơng 3 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ NGUỒN THÔNG TIN ......................................... 9 3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................................. 9 3.2. Nguồn thông tin và cách thu thập thông tin .................................................................... 9 3.2.1. Thông tin thứ cấp ..................................................................................................... 9 3.2.2. Thông tin sơ cấp ....................................................................................................... 9 3.3. Những khiếm khuyết có thể có của bộ số liệu .............................................................. 10 3.4. Thiết kế bảng câu hỏi .................................................................................................... 10 3.5. Tóm tắt chƣơng 3 .......................................................................................................... 10 Chƣơng 4 PHÂN TÍCH VÀ NHỮNG PHÁT HIỆN ........................................................... 11 4.1. Kết quả phát phiếu khảo sát .......................................................................................... 11 4.2. Thảo luận kết quả .......................................................................................................... 11 4.2.1. Quá trình học tập .................................................................................................... 11
  7. v 4.2.2. Quá trình làm thêm ................................................................................................ 13 4.2.2.1. Nguyên nhân sinh viên đi làm thêm ............................................................... 13 4.2.2.2. Những việc làm thêm mà sinh viên thƣờng tham gia ..................................... 14 4.2.2.3. Sinh viên đã gặt hái đƣợc những lợi ích gì thông qua việc đi làm thêm? ....... 17 4.2.2.4. Tác động tiêu cực của việc làm thêm.............................................................. 18 4.2.2.5. Tác động tổng hợp của quá trình làm thêm .................................................... 20 4.2.3. Quá trình xin việc sau khi tốt nghiệp ..................................................................... 20 4.2.3.1. Việc làm hiện tại của sinh viên ....................................................................... 21 4.2.3.2. Con đƣờng xin việc ......................................................................................... 23 4.2.3.3. Khó khăn mà sinh viên gặp phải khi đi xin việc............................................. 25 4.2.4. Hoạt động của trƣờng trong việc giải quyết vấn đề làm thêm và hỗ trợ sinh viên tìm việc sau khi tốt nghiệp ............................................................................. 27 4.3. Thảo luận về mối quan hệ việc làm thêm – kết quả học tập – khả năng xin việc ......... 28 4.4. Tóm tắt chƣơng 4 .......................................................................................................... 31 Chƣơng 5 HÀM Ý CHÍNH SÁCH ....................................................................................... 32 5.1. Kinh nghiệm quốc tế ..................................................................................................... 32 5.1.1. Kinh nghiệm quốc tế về giải quyết vấn đề sinh viên làm thêm trong quá trình học ................................................................................................................. 32 5.1.2. Kinh nghiệm quốc tế về việc giải quyết tình trạng sinh viên không có việc làm.......................................................................................................................... 32 5.2. Hàm ý chính sách .......................................................................................................... 34 5.2.1. Các kiến nghị đối với việc sinh viên làm thêm trong thời gian đi học .................. 34 5.2.2. Đối với việc hỗ trợ sinh viên tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp ...................... 35 5.3. Tóm tắt chƣơng 5 .......................................................................................................... 37 Chƣơng 6 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................... 40 PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 43 Phụ lục 1.1: Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp tìm đƣợc việc làm 1 năm sau khi tốt nghiệp ở một số trƣờng đại học ................................................................................................... 43 Phụ lục 3.1 Bảng câu hỏi phỏng vấn sinh viên ......................................................................... 44 Phụ lục 3.2 Bảng câu hỏi phỏng vấn các đơn vị quản lý của Trƣờng Đại học Tiền Giang ...... 55 Phụ lục 4.1: Số lần đăng tuyển dụng tại các trang web tìm việc thông dụng, với tiêu chí tìm kiếm là địa điểm làm việc ....................................................................................... 56
  8. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT BGDĐT: Bộ Giáo dục và đào tạo ĐH TG: Đại học Tiền Giang SV: Sinh viên TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh TTHTSV & QHDN: Trung tâm hỗ trợ sinh viên và quan hệ doanh nghiệp
  9. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Tiêu chí lựa chọn SV để thực hiện phỏng vấn sâu ...................................................... 9 Bảng 4.1 Tƣơng quan giữa thời gian tự học và thi lại .............................................................. 11 Bảng 4.2 Nguyên nhân sinh viên làm thêm .............................................................................. 14 Bảng 4.3 Việc làm thêm của sinh viên ..................................................................................... 15 Bảng 4.4 Nhận xét của sinh viên về tính phù hợp chuyên môn của việc làm thêm ................. 17 Bảng 4.5 Tác động tích cực của việc làm thêm ........................................................................ 18 Bảng 4.6 Tác động tiêu cực của việc làm thêm ........................................................................ 19 Bảng 4.7 Nhận xét về tác động tổng hợp của quá trình làm thêm ............................................ 20 Bảng 4.8 Tỷ lệ sinh viên có việc làm ........................................................................................ 21 Bảng 4.9 Các cách thức tìm việc .............................................................................................. 23 Bảng 4.10 Khó khăn mà sinh viên gặp phải khi đi xin việc ..................................................... 26 Bảng 4.11 Thời gian tự học của sinhviên ................................................................................. 28 Bảng 4.12 So sánh điểm trung bình của hai nhóm sinh viên .................................................... 29 Bảng 4.13 Lƣơng khi làm việc toàn thời gian của hai nhóm sinh viên .................................... 30
  10. viii DANH MỤC HỘP Hộp 4.1 ÁP LỰC HỌC TẬP TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG ................................. 12 Hộp 4.2 BẢN CHẤT ĐIỂM SỐ ............................................................................................... 13 Hộp 4.3 CÁCH NHÌN CỦA SINH VIÊN VỀ CHUYÊN MÔN CỦA VIỆC LÀM THÊM .... 17 Hộp 4.4 SƠ LƢỢC THỊ TRƢỜNG LAO ĐỘNG Ở TIỀN GIANG ........................................ 24 Hộp 4.5 XIN VIỆC PHẢI NHỜ VÀO MỐI QUAN HỆ .......................................................... 25
  11. -1- Chƣơng 1 DẪN NHẬP 1.1 Giới thiệu vấn đề sinh viên ra trƣờng không tìm đƣợc việc làm Sinh viên (SV) ra trƣờng không tìm đƣợc việc làm đang là một vấn đề chung của các trƣờng đại học Việt Nam hiện nay. Năm 2011 có 37% SV ra trƣờng không tìm đƣợc việc làm1, con số này dự kiến sẽ tăng lên đến mức 50% trong năm 20122. Ngoài ra, số liệu thống kê của từng trƣờng đại học về tỷ lệ có việc làm của SV sau khi tốt nghiệp cũng cho thấy kết quả tƣơng tự3. Số liệu các trƣờng đƣợc thống kê cho thấy, cho đến một năm sau ngày tốt nghiệp vẫn có SV chƣa tìm đƣợc việc làm. Thậm chí có trƣờng có tỷ lệ SV chƣa tìm đƣợc việc làm lên đến 30%. Chƣa bàn đến tính xác thực của những con số này4, ngay cả trƣờng có tỷ lệ SV tìm đƣợc việc làm cao cũng tồn tại những vấn đề nội tại. Trong nhóm trƣờng đƣợc thống kê, trƣờng Đại học Nông lâm TP HCM (2011) có tỷ lệ SV có việc làm một năm sau ngày tốt nghiệp lên đến 95.75%. Trong đó, có 19.32% số SV làm việc trái ngành, còn lại 80.68% SV làm việc đúng ngành hoặc gần ngành. Nếu trừ nhóm SV có việc làm trái ngành này ra, tỷ lệ SV thật sự tìm việc làm không thể coi là cao. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Về phía SV, họ thƣờng thiếu các kỹ năng mềm nhƣ kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý công việc, kỹ năng xử lý tin học văn phòng và kỹ năng ngoại ngữ. Bản thân SV lại thiếu định hƣớng nghề nghiệp5. Họ không có định hƣớng nghề nghiệp rõ ràng ngay từ khi nộp đơn vào trƣờng và thậm chí khi tốt nghiệp, họ cũng chƣa hẳn đã rõ ràng là mình sẽ gắn bó với nghề nghiệp gì6. Cơ sở đào tạo thì chƣa thật sự bám sát nhu cầu của xã hội, khiến cho đầu ra của đào tạo bị dƣ thừa nhất định. Khi ngành đào tạo là phù hợp với nhu cầu, thì chất lƣợng đào tạo lại là vấn đề tiếp theo cần phải xem xét7. Phía nhà 1 L.T.T (2011) 2 Cảnh Thái (2012) 3 Phụ lục 1.1 4 Các con số này do mỗi trƣờng tự thu thập nên có thể đã đƣợc nâng cao lên hơn so với con số thực tế 5 Hồng Hạnh (2011) 6 Quốc Tuấn (2010) 7 Sở Giáo dục đào tạo Hải Phòng (2010)
  12. -2- tuyển dụng cũng chƣa thật sự chủ động đƣa ra yêu cầu của mình về nguồn nhân lực8. Ngoài ra, họ lại thƣờng đƣa ra yêu cầu về kinh nghiệm làm việc thực tế, trong khi có quá ít SV đáp ứng đƣợc yêu cầu này, khiến rất nhiều SV bị loại khỏi thị trƣờng lao động9. Để giải quyết vấn đề tìm kiếm việc làm sau tốt nghiệp, các giải pháp đã đƣợc đƣa ra dƣới nhiều cách tiếp cận khác nhau. Nhà trƣờng thì cố gắng đào tạo sát với nhu cầu của doanh nghiệp, cơ quan quản lý giáo dục cố gắng đƣa ra các định hƣớng, doanh nghiệp thì đào tạo lại lao động mới tốt nghiệp, nhà khoa học thì tìm cách đƣa ra các giải pháp khoa học. Trong khi đó, SV thông thƣờng có một cách giải quyết trực tiếp hơn: làm thêm trong thời gian đi học. Làm thêm là một hoạt động thƣờng thấy trong đời sống SV nhƣng không hẳn là mọi SV đi làm thêm là vì mục đích tìm kiếm kỹ năng và kinh nghiệm. Nhƣng dƣới một góc độ nào đó, việc làm thêm là một sự chuẩn bị rất cụ thể và chính xác cho việc đi làm trong tƣơng lai. 1.2 Lý do chọn đề tài Vấn đề SV không tìm đƣợc việc sau khi tốt nghiệp đang là nỗi lo của xã hội. Vấn đề này lại ngày càng nghiêm trọng hơn khi mỗi năm lại có một lƣợng SV mới ra trƣờng với cùng chung tình trạng. Việt Nam đang trong quá trình phát triển, nên nhu cầu về lực lƣợng lao động đƣợc đào tạo là một nhu cầu không cần bàn cãi. Điều này tạo nên tình trạng vừa thừa, lại vừa thiếu trong thị trƣờng lao động. Các nhóm có liên quan nhƣ nhà trƣờng, doanh nghiệp, chính phủ đang có những nỗ lực nhất định để giải quyết tình trạng này. Về phần SV, họ chính là ngƣời đối diện với rủi ro không tìm đƣợc việc làm nên họ cần phải có những bƣớc chuẩn bị nhất định trong thời gian đi học. Việc làm thêm có vẻ nhƣ là một sự chuẩn bị, nhƣng liệu hoạt động này có mang lại tác dụng tốt cho tƣơng lai của SV hay không? Đây là lý do thúc đẩy tôi thực hiện bài viết này. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Bài viết dự kiến sẽ trả lời câu hỏi nghiên cứu:“Việc làm thêm trong thời gian học tại trường đại học có giúp ích cho việc xin việc sau khi tốt nghiệp của sinh viên hay không?”. Để 8 Thanh Bình (2011) 9 Hồng Hạnh (2011)
  13. -3- trả lời cho câu hỏi nghiên cứu này, ngƣời viết sẽ tìm cách làm rõ vấn đề sau: “Những kinh nghiệm của quá trình làm thêm trong thời gian học đại học có giúp SV tăng khả năng tìm việc sau khi tốt nghiệp không?” 1.4 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là SV trƣờng Đại học Tiền Giang tốt nghiệp trong hai năm 2011 và 2012. Lý do chọn lựa đối tƣợng này là vì Đại học Tiền Giang vốn mới đƣợc thành lập không lâu, uy tín của trƣờng và chất lƣợng đào tạo vốn không phải là vƣợt trội nhƣng nơi đây lại là nguồn cung lao động lớn mà các nhà tuyển dụng trong địa bàn có thể dễ dàng tiếp cận. Xuất phát từ điều kiện này, nguồn cung của trƣờng và nhu cầu doanh nghiệp có thể tạo thành một thị trƣờng lao động tƣơng đối tách biệt. 1.5 Cấu trúc bài viết Bài viết đƣợc chia thành sáu chƣơng. Chƣơng 1 giới thiệu nguyên nhân dẫn tới việc thực hiện đề tài. Chƣơng 2 trình bày các nghiên cứu đã có trƣớc đó. Trên cơ sở các nghiên cứu này, bài viết xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm phục vụ cho mục tiêu trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Chƣơng 3 mô tả cách thức bài viết thu thập thông tin để trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Trong chƣơng này, bài viết cũng trình bày cụ thể cách thức xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn nhằm thu thập các thông tin cần thiết. Chƣơng 4 mô tả kết quả của quá trình thu thập thông tin. Bài viết sẽ xử lý các kết quả này để trả lời các câu hỏi nghiên cứu. Từ các kết quả ở chƣơng 4, bài viết sẽ đƣa ra các kiến nghị ở chƣơng 5. Chƣơng 6 tổng kết lại tất cả những nội dung ở năm chƣơng trƣớc đó.
  14. -4- Chƣơng 2 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC 2.1. Các nghiên cứu trƣớc 2.1.1. Thông tin bất cân xứng Thị trƣờng lao động ở là một thị trƣờng chịu ảnh hƣởng của vấn đề thông tin bất cân xứng. Theo R. S. Pindyck và D. L. Rubinfeld (1999), thông tin bất cân xứng là tình trạng một số ngƣời có đƣợc thông tin nhiều hơn một số ngƣời khác. Trong thị trƣờng lao động, ngƣời lao động sẽ có thông tin nhiều hơn ngƣời tuyển dụng. Ngƣời lao động biết rõ trình độ, năng lực làm việc của chính mình. Trong khi đó, nhà tuyển dụng phải đƣa ra quyết định có nhận một ngƣời lao động vào làm việc hay không mà không hiểu rõ toàn bộ khả năng làm việc của ngƣời lao động. Theo ghi chú bài giảng Thông tin bất cân xứng (2010), nếu có tình trạng thông tin bất cân xứng, thị trƣờng sẽ chỉ còn tồn tại hàng xấu hay thậm chí là thị trƣờng sẽ bị đổ vỡ. Khi tồn tại tình trạng thông tin bất cân xứng, ngƣời tuyển dụng có xu hƣớng trả lƣơng ở mức độ trung bình cho mọi lao động đƣợc tuyển dụng. Điều này khiến những ngƣời lao động có năng suất quy đổi cao hơn mức lƣơng trung bình này sẽ rời bỏ thị trƣờng. Thị trƣờng sẽ chỉ còn lại những lao động có năng suất quy đổi thấp hơn mức lƣơng đƣợc trả. Nhƣ vậy, thị trƣờng chỉ còn tồn tại những lao động năng suất thấp. Nếu ngƣời tuyển dụng tiếp tục hạ lƣơng, ngƣời lao động có năng suất quy đổi cao tiếp tục rời khỏi thị trƣờng, thì đến một lúc nào đó thị trƣờng sẽ bị đổ vỡ do lƣơng thấp và không ai chấp nhận làm việc. Ghi chú bài giảng Thông tin bất cân xứng (2011) cũng nêu rằng sàng lọc và phát tín hiệu là hai cách cơ bản để giảm bớt tình trạng thông tin bất cân xứng. Về phía ngƣời tuyển dụng, họ sẽ đƣa ra các tiêu chí sàng lọc để chọn ra những ngƣời có năng suất lao động tƣơng ứng với số lƣơng đƣợc nhận. Nếu ngƣời lao động đáp ứng đƣợc những tiêu chí tuyển dụng này, thì có nghĩa là ngƣời lao động có đủ năng lực làm việc. Về phía ngƣời lao động, họ sẽ phải phát tín hiệu đến nhà tuyển dụng. SVmới tốt nghiệp là một trƣờng hợp cụ thể. Họ phát tín hiệu thông qua công cụ chủ yếu là bằng cấp. Bằng cấp chứng minh SV có đủ kiến thức và kỹ năng làm việc. Ngoài ra, SV còn có thể sử dụng việc làm thêm trong quá trình học nhƣ là một cách phát tín hiệu. Việc làm thêm với thời gian đủ dài phát tín hiệu rằng SV có năng lực làm việc. Bởi vì việc làm thêm cho thấy SV đã từng đƣợc nhà tuyển dụng khác quan sát và chấp nhận về thái độ, tác phong và năng lực làm việc.
  15. -5- 2.1.2. Mối liên hệ giữa việc làm thêm và kết quả học tập Các nghiên cứu có liên quan xác nhận có mối quan hệ giữa việc làm thêm và kết quả học tập. Kết quả học tập sẽ bị ảnh hƣởng nếu nhƣ SV dành quá nhiều thời gian cho việc làm thêm. Tuy nhiên, không hẳn là việc làm thêm chỉ mang lại tác động tiêu cực cho việc học tập. Vickers, Lamb và Hinkley (2003) đã thực hiện một nghiên cứu dựa trên số liệu của cuộc Khảo sát thanh niên Úc theo chiều dọc vào năm 1995. Mục tiêu nghiên cứu là kiểm tra tác động của việc làm thêm lên khả năng không hoàn thành chƣơng trình trong giai đoạn phổ thông và giai đoạn đại học. Bài nghiên cứu dựa trên nghiên cứu về tác động của việc làm thêm lên kết quả giáo dục dựa trên bộ số liệu của của Cuộc khảo sát theo chiều dọc thanh niên Mỹ. Số quan sát trong cuộc khảo sát vào năm 1995 là 13,613 thanh niên và tới thời điểm năm 2000, số quan sát còn lại là 7,889 thanh niên. Bài nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp hồi quy logit. Bài nghiên cứu đƣa ra kết luận là có mối quan hệ tuyến tính đồng biến giữa số giờ làm thêm và việc không hoàn thành chƣơng trình lớp 12. Trong giai đoạn đại học, số giờ làm thêm có ảnh hƣởng đến khả năng SV không hoàn thành khóa học. Tuy nhiên, số giờ làm thêm dƣới 20 giờ/tuần thì ảnh hƣởng là không đáng kể. Trƣờng hợp SV làm thêm hơn 20 giờ/tuần thì khả năng không hoàn thành khóa học là 17%. Một nghiên cứu khác đƣợc thực hiện bởi Curtis và Shani vào năm 2002. Bài nghiên cứu này muốn tìm hiểu tác động (cả tốt và xấu) của việc làm thêm lên kết quả học chuyên môn của SV. Bài nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 359 SV thuộc khoa Nghiên cứu kinh doanh và quản trị ở trƣờng Manchester Metropolitan vào năm 2000. Các tác giả đã tiến hành phân tích định tính dựa trên kết quả khảo sát. Bài nghiên cứu đƣa ra kết luận rằng SV đi làm thêm (cả học toàn thời gian và bán thời gian) đều gặp áp lực rất lớn trong giai đoạn thi cử. Việc làm thêm tác động tiêu cực lên việc học của SV đi làm thêm, bao gồm: (i) 22% SV bỏ lỡ giờ giảng vì lý do phải làm việc, (ii) 9% SV nộp bài trễ, (iii) 4% SV không thể nộp bài, (iv) 4% SV nhận điểm rớt, và (v) 46% SV cho rằng nếu không đi làm thì họ sẽ có điểm bài tập cao hơn. Lingard (2007) cũng có một nghiên cứu về mối quan hệ này. Trong bài nghiên cứu, tác giả muốn thực hiện 3 mục tiêu chính: (i) tìm hiểu mức độ kiệt sức của SV khi tham gia làm thêm trong thời gian học kỳ đang diễn ra, (ii) phát triển một mô hình mô tả mức độ hài lòng của SV đối với mâu thuẫn giữa việc làm và việc học, và (iii) kiểm định mô hình này bằng cách
  16. -6- sử dụng thông tin khảo sát SV của khóa học tài sản và xây dựng. Bài nghiên cứu này đƣợc thực hiện dựa trên mô hình mối quan hệ giữa công việc và gia đình do Frone et al đề xuất và kiểm định năm 1997. Bài nghiên cứu tiến hành khảo sát 102 SV năm cuối của khóa học Cử nhân về tài sản và xây dựng trƣờng Đại học Melbourne năm 2003. Bài nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả và phân tích nhân tố. Kết quả cho thấy số giờ làm việc tỷ lệ nghịch với số giờ dành cho việc học và số ngày trong tuần mà SV có mặt ở khuôn viên trƣờng. Bài nghiên cứu cũng xác nhận SV làm thêm bị kiệt sức trong quá trình học tập. SV bị kiệt sức về mặt tinh thần, cảm thấy hoang mang về việc học và hiệu suất làm việc cá nhân giảm. Tháng 05/2006, Hội đồng giáo dục Mỹ (ACE) đã phát hành bài báo cáo với cùng chủ đề. Bài báo cáo muốn tìm hiểu: (i) Những SV nào đang làm việc, (ii) SV làm việc bao nhiêu giờ một tuần, (iii) Tại sao SV làm việc, (iv) SV đang làm loại công việc gì, (v) Làm việc gây ra những tác động gì cho SV và (vi) Làm thêm đóng vai trò nhƣ thế nào trong việc hỗ trợ tài chính cho việc trang trải chi phí học tập. Báo cáo đƣa ra hai kết luận về mối quan hệ việc làm thêm – kết quả học tập. Thứ nhất, SV làm việc với thời gian làm việc dƣới 15 giờ/tuần, với địa điểm làm việc trong khuôn viên trƣờng đại học hoặc làm công việc có liên quan đến chuyên ngành đang học có khả năng hoàn thành chƣơng trình học tốt hơn. Thứ hai, SV làm việc trong khu vực chính phủ hoặc khu vực phi lợi nhuận nếu làm trên 20 giờ/tuần sẽ có điểm tổng kết (GPA) thấp hơn so với SV không đi làm, số giờ làm tính theo mỗi tuần càng tăng thì điểm tổng kết càng thấp. Tuy nhiên, đối với SV làm trong khu vực có lợi nhuận thì tình hình lại khác. SV có thời gian làm 35 giờ/tuần và cao hơn lại có điểm tổng kết cao hơn so với nhóm SV không làm gì cả và nhóm SV làm bán thời gian. Báo cáo cũng xác nhận rằng, sự thật này thật khó giải thích. 2.1.3. Mối liên hệ giữa việc làm thêm và khả năng xin việc Các nghiên cứu cho thấy, việc làm thêm trong thời gian đi học sẽ mang lại cho SV một số lợi thế khi đi xin việc. Bản thân nhà tuyển dụng nhà đã rất quan tâm tới kinh nghiệm làm việc của SV. Đồng thời, việc làm thêm cũng giúp nâng cao tỷ lệ có việc làm của SV. Perrone và Vickers (2003) có một nghiên cứu đề cập tới tầm quan trọng của kinh nghiệm trong quá trình xin việc. Nghiên cứu này muốn tìm hiểu giai đoạn chuyển đổi từ nhà trƣờng sang công việc. Nghiên cứu thực hiện dựa trên phƣơng pháp nghiên cứu tình huống.
  17. -7- Trong đó, các tác giả thực hiện những cuộc phỏng vấn bán cấu trúc nhằm phát hiện những đặc điểm chung của quãng đời SV sau tốt nghiệp. Bài nghiên cứu xác nhận rằng tồn tại nghịch lý kinh nghiệm làm việc. Nghịch lý này là việc các nhà tuyển dụng tốt thƣờng kỳ vọng SV mới tốt nghiệp phải có một lƣợng kinh nghiệm làm việc, thậm chí là kinh nghiệm quản lý. Vẫn từ nghiên cứu của Curtis và Shani (2002), ngoài tiền, những lợi ích khác của việc làm thêm bao gồm: phát triển kỹ năng, hiểu biết nhiều hơn về thế giới làm việc, tự tin hơn và có tác động tốt cho việc học, cả hiện tại lẫn việc học tƣơng lai. SV có thể liên hệ kiến thức đƣợc học và thực tế làm việc bên ngoài, đặc biệt là đối với SV khối ngành kinh tế. Những kỹ năng giao tiếp với khách hàng có thể tạo nên sự tự tin cho SV. Những lợi ích của việc làm thêm cũng đƣợc SV kỳ vọng nhƣ là một sự chuẩn bị trƣớc cho việc tìm việc trong tƣơng lai. Ngoài ra, Vickers, Lamb và Hinkley (2003) cũng xác nhận rằng làm thêm trong giai đoạn học phổ thông có tác dụng tích cực đối với xin việc. Học sinh có làm thêm trong khi học phổ thông sẽ có cơ hội lớn hơn trong việc đƣợc nhận học việc và làm toàn thời gian so với học sinh chỉ đi học mà không làm thêm trong thời gian học phổ thông. Học sinh có đi làm thêm sau khi hoàn tất phổ thông có khả năng nhận học nghề cao hơn 65% so với khả năng bị thất nghiệp. Tƣơng tự, những học sinh này cũng có khả năng tìm đƣợc việc làm toàn thời gian cao hơn 46% so với khả năng bị thất nghiệp. 2.2. Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan Các nghiên cứu trƣớc khẳng định đƣợc hai mối quan hệ việc làm thêm – kết quả học tập và việc làm thêm – khả năng xin việc. Việc làm thêm mặc dù có thể có một vài tác động tích cực đến việc học, nhƣng quan trọng hơn, nó là làm kết quả học tập bị ảnh hƣởng tiêu cực rất nặng nề. Việc làm thêm, ngƣợc lại, ảnh hƣởng tích cực đến khả năng xin việc của SV sau khi ra trƣờng. Nhƣ vậy, mối quan hệ làm thêm – kết quả học tập và làm thêm – khả năng xin việc đã đƣợc đề cập ở các nghiên cứu trƣớc. Tuy nhiên, trong giới hạn khả năng, ngƣời viết chƣa tìm thấy nghiên cứu bao trùm cả ba vấn đề việc làm thêm – kết quả học tập – khả năng tìm việc làm ổn định (của SV cấp đại học). Bài luận văn này đƣợc phát triển với hy vọng sẽ tham gia đóng góp thêm sự hiểu biết về mối quan hệ của cả ba yếu tố này.
  18. -8- 2.3. Mô hình nghiên cứu Bài viết sẽ tìm cách trả lời các câu hỏi nghiên cứu dựa trên mô hình sau: Khả năng tìm việc Việc làm thêm • Kinh nghiệm làm việc làm • Kết quả học tập Mô hình nghiên cứu đƣợc xây dựng dựa trên mô hình nghiên cứu của Curtis và Shani (2010) và của Vickers, Lamb và Hinkley (2003). Trong đó, việc làm thêm sẽ có ảnh hƣởng tiêu cực đến kết quả học tập. Mặt khác, nó lại tạo nên kinh nghiệm làm việc và kỹ năng mềm. Trong khi kết quả học tập xấu có ảnh hƣởng tiêu cực đến khả năng phát tín hiệu của đến nhà tuyển dụng, thì ngƣợc lại, kinh nghiệm làm việc và kỹ năng mềm lại là tín hiệu tích cực về khả năng làm việc. Nhƣ vậy, việc làm thêm trong thời gian đi học có thể tạo ra mâu thuẫn nhƣ sau: “Tạo ra kinh nghiệm làm việc, vốn là một yếu tố tích cực giúp làm tăng khả năng phát tín hiệu, nhƣng đồng thời, làm giảm kết quả học tập vốn cũng làm một yếu tố phát tín hiệu vô cùng quan trọng khác trong quá trình xin việc”. Bài viết cố gắng khám phá trong trƣờng hợp cụ thể tại ĐH TG, việc phân bổ thời gian dành cho việc làm thêm song song với việc học có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến khả năng phát tín hiệu trên thị trƣờng lao động. Bài viết sẽ đƣa ra những khuyến nghị liên quan đến việc làm thêm của SV dựa trên cơ sở mong muốn cuối cùng là gia tăng khả năng tìm việc của SV. 2.4. Tóm tắt chƣơng 2 Trong chƣơng 2, bài viết đã tìm hiểu các nghiên cứu liên quan tới ba vấn đề việc làm thêm – kết quả học tập – quá trình xin việc. Lý thuyết về thông tin bất cân xứng là lý thuyết tổng quát cần áp dụng khi nghiên cứu thị trƣờng lao động. Đối với mối quan hệ việc làm thêm – kết quả học tập, tác giả đã tìm hiểu các nghiên cứu của Vickers, Lamb và Hinkley (2003), Curtis và Shani (2002), Lingard (2007) và nghiên cứu của Hội đồng giáo dục Mỹ (ACE) (2006). Đối với mối quan hệ việc làm thêm – khả năng xin việc, tác giả tham khảo các nghiên cứu của Perrone và Vickers (2003), Curtis và Shani (2002), Vickers, Lamb và Hinkley (2003). Trên cơ sở này, bài viết đƣa ra mô hình nghiên cứu bao quát cả ba mối quan hệ trên.
  19. -9- Chƣơng 3 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ NGUỒN THÔNG TIN 3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu Bài viết sử dụng phƣơng pháp phân tích định tính. Trƣớc hết, bài viết thực hiện phân tích tình hình thực tế của SV tại trƣờng ĐH TG thông qua nội dung của các cuộc phỏng vấn sâu. Sau đó, bài viết sử dụng các số liệu có đƣợc từ cuộc khảo sát để hỗ trợ cho quan điểm đã nêu. Từ đó, bài viết sẽ đƣa ra câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu. 3.2. Nguồn thông tin và cách thu thập thông tin 3.2.1. Thông tin thứ cấp Dữ liệu về “Tỷ lệ có việc làm của một số trƣờng đại học” và dữ liệu về “Số lần đăng tuyển trên một số trang web tìm việc thông dụng” đƣợc thống kê lại dựa vào thông tin của các trang web trong nƣớc. Thông tin liên quan tới việc quản lý sinh viên của Mỹ đƣợc lấy từ trang web của Trƣờng đại học New York. Các thông tin khác có thể đến từ các văn bản pháp luật, báo điện tử trong nƣớc và quốc tế. 3.2.2. Thông tin sơ cấp Thông tin sẽ đƣợc thu thập dƣới hai dạng: phát phiếu điều tra và phỏng vấn sâu. Đối tƣợng thu thập sẽ đƣợc giới hạn trong phạm vi trƣờng ĐH TG. Đối tƣợng phỏng vấn bằng phiếu điều tra sẽ đƣợc chọn từ danh sách SV tốt nghiệp trong hai năm 2011 và 2012 của Khoa Kinh tế xã hội – Trƣờng ĐH TG. Căn cứ trên bộ danh sách này, ngƣời phỏng vấn thực hiện chọn mẫu ngẫu nhiên để tiến hành phỏng vấn. Bảng 3.1 Tiêu chí lựa chọn SV để thực hiện phỏng vấn sâu Tiêu chí SV có làm thêm SV không có làm thêm Tìm việc nhanh 4 SV 4 SV Tìm việc chậm 4 SV 4 SV Đối với thông tin phỏng vấn sâu, ngƣời phỏng vấn sẽ chọn mẫu theo mục đích nghiên cứu. Trƣớc hết, đối với thông tin từ phía nhà trƣờng, ngƣời phỏng vấn thực hiện phỏng vấn đối với các cán bộ quản lý của trƣờng. Đối với thông tin của SV, ngƣời phỏng vấn chọn lựa một số SV ở hai ngành Kế toán và Quản trị, với tiêu chí đƣợc thể hiện trong Bảng 3.1
  20. - 10 - 3.3. Những khiếm khuyết có thể có của bộ số liệu Khiếm khuyết thứ nhất nằm ở tính ngẫu nhiên của bộ số liệu sơ cấp. Mặc dù ngƣời viết đã tìm cách chọn lựa bộ số liệu theo cách ngẫu nhiên, nhƣng việc thu thập đúng bộ số liệu mong muốn là rất khó khăn. Ngoài ra, ngƣời viết cho rằng bộ số liệu dự kiến thu thập vẫn còn chƣa đủ lớn để có thể khái quát từ tình hình cụ thể của một trƣờng đại học lên thành tình hình chung của cả nƣớc. 3.4. Thiết kế bảng câu hỏi Trong bảng câu hỏi phỏng vấn cán bộ quản lý nhà trƣờng, các câu hỏi liên quan tới ba yếu tố trên đƣợc đƣa ra trực tiếp. Do vậy, bảng câu hỏi này không đi theo một khuôn mẫu nào đã có trƣớc đó10. Bảng câu hỏi phỏng vấn SV đƣợc thiết kế chặt chẽ hơn, và đƣợc dựa vào các bảng câu hỏi đƣợc thực hiện trƣớc đó11. Đối với mối quan hệ việc làm thêm – kết quả học tập, bảng câu hỏi đƣợc thiết kế dựa vào các nghiên cứu của Curtis và Shani (2010). Các câu hỏi liên quan đến mối quan hệ việc làm thêm – khả năng xin việc dựa trên nghiên cứu của Lyn Robinson (1999) và Curtis và Shani (2010). Các câu hỏi tìm hiểu quá trình tìm việc của SV sau khi tốt nghiệp dựa trên bảng câu hỏi một cuộc điều tra do Cơ quan đào tạo Bostwana (BOTA) thực hiện vào năm 2010. 3.5. Tóm tắt chƣơng 3 Chƣơng 3 đề cập đến phƣơng pháp nghiên cứu và cách thu thập số liệu. Bài viết sử dụng phƣơng pháp định tính trên cơ sở phân tích các số liệu thu thập đƣợc. Số liệu có thể đến từ nguồn sơ cấp hoặc thứ cấp. Đối với nguồn thứ cấp, các trang web là nơi thu thập chính. Đối với nguồn sơ cấp, bài viết phải thiết kế bảng câu hỏi và gửi bảng câu hỏi này cho nhóm sinh viên đã đƣợc chọn. Ngoài ra, thông tin còn đƣợc thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp đối với sinh viên và một số cán bộ quản lý của trƣờng Đại học Tiền Giang. Chƣơng 3 cũng xác nhận các khiếm khuyết của bộ số liệu sơ cấp và nêu rõ cách xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn. 10 Phụ lục 3.2 11 Phụ lục 3.1
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2