intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của biến đổi khí hậu đến thu nhập từ cây ăn quả của nông hộ ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:97

15
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích chính của nghiên cứu này là sử dụng phương pháp định lượng để đánh giá tác động của BĐKH đối với ngành trồng trọt, cụ thể là cây ăn quả. Bài nghiên cứu nhằm tìm câu trả lời cho câu hỏi chính là: BĐKH tác động như thế nào đến thu nhập ròng từ cây ăn quả của nông hộ?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của biến đổi khí hậu đến thu nhập từ cây ăn quả của nông hộ ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM HỒ HUY HOÀNG TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN THU NHẬP TỪ CÂY ĂN QUẢ CỦA NÔNG HỘ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM HỒ HUY HOÀNG TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN THU NHẬP TỪ CÂY ĂN QUẢ CỦA NÔNG HỘ Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60310105 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN HỮU DŨNG TP. Hồ Chí Minh – Năm 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các nội dung nghiên cứu và kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng, không sao chép bất kỳ tài liệu nào và chưa được công bố toàn bộ nội dung này ở bất kỳ đâu. Những số liệu sử dụng trong việc ước lượng các hệ số trong mô hình là trung thực được chính tác giả thu thập và có nguồn gốc rõ ràng, minh bạch; các số liệu khác phục vụ cho việc phân tích, nhận xét đánh giá được thu thập từ các nguồn trích dẫn khác nhau và đã ghi trong phần tài liệu tham khảo. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 11 năm 2014 Người cam đoan Hồ Huy Hoàng
  4. MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU – ĐỒ THỊ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TÓM TẮT CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU.............................................................. 1 1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 1 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu............................................................. 2 1.5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................. 2 1.6. Kết cấu luận văn ...................................................................................................... 3 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ............................................................... 4 2.1. Biến đổi khí hậu ..................................................................................................... 4 2.1.1. Định nghĩa, nguyên nhân gây nên BĐKH ...................................................... 4 2.1.2. Biểu hiện của BĐKH ..................................................................................... 8 2.1.3. Kịch bản BĐKH ............................................................................................ 9 2.1.3.1. Xu hướng BĐKH Việt Nam trong những thập kỷ gần đây .................. 10 2.1.3.2. Kịch bản BĐKH tại Việt Nam .............................................................. 11 2.1.4. Tác động BĐKH ở Việt Nam ....................................................................... 13 2.1.5. Những thách thức của Việt Nam với BĐKH................................................ 18 2.2. Tác động của BĐKH đối với ngành trồng trọt Việt Nam ..................................... 19 2.2.1. Tác động của BĐKH đối với cây trồng nói chung ....................................... 19 2.2.2. Tác động của BĐKH đối với cây ăn quả ...................................................... 24 2.3. Lý thuyết mô hình ................................................................................................. 30 2.3.1. Mô hình phân vùng sinh thái nông nghiệp (the agro-ecological zoning approach – AEZ) .......................................................................................................... 31
  5. 2.3.2. Mô hình kinh tế nông học (the agronomic-economic approach) ................. 32 2.3.3. Mô hình Ricardian ........................................................................................ 34 2.3.3.1. Mô hình phân tích Ricardian ............................................................... 35 2.3.3.2. Nghiên cứu ứng dụng mô hình Ricardian ............................................ 38 2.4. Kết luận chương .................................................................................................... 42 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................... 43 3.1. Dữ liệu nghiên cứu ................................................................................................ 43 3.1.1. Dữ liệu trích từ điều tra mức sống hộ gia đình 2010, 2012 .......................... 43 3.1.2. Dữ liệu về khí tượng Việt Nam .................................................................... 45 3.1.3. Lý do sử dụng dữ liệu hộ gia đình ................................................................ 47 3.1.4. Xử lý dữ liệu ................................................................................................. 47 3.2. Mô hình Ricardian cho sản xuất nông nghiệp Việt Nam ...................................... 47 3.2.1. Mô hình Ricardian ........................................................................................ 47 3.2.2. Tác động biên và xu hướng tác động ........................................................... 50 3.3. Kết luận chương .................................................................................................... 50 CHƢƠNG 4: TÁC ĐỘNG KINH TẾ CỦA BIẾN ĐỐI KHÍ HẬU LÊN THU NHẬP RÒNG TỪ CÂY ĂN QUẢ CỦA NÔNG HỘ .............................................. 52 4.1. Kết quả ước lượng của mô hình thực nghiệm ....................................................... 52 4.2. Giải thích kết quả .................................................................................................. 57 4.2.1. Tác động của các biến khí hậu lên thu nhập ròng từ cây ăn quả của nông hộ .................................................................................................................................. 57 4.2.2. Tác động của các biến khác .......................................................................... 58 4.2.3. Giá trị tác động biên ..................................................................................... 59 4.3. Sự thích nghi của nông hộ với tác động của BĐKH ............................................. 60 4.4. Kết luận chương .................................................................................................... 65 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN ......................................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU – ĐỒ THỊ Bảng 2.1: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải thấp (B1) Bảng 2.2: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) Bảng 2.3: Mức tăng nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải cao (A2) Bảng 2.4: Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải thấp (B1) Bảng 2.5: Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải trung bình (B2) Bảng 2.6: Mức thay đổi lượng mưa năm (%) so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát thải cao (A2) Bảng 2.7: Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980 – 1999 Bảng 2.8: Tóm tắt tác động tiềm năng của BĐKH tới các vùng/lĩnh vực Bảng 2.9: Hiện trạng, biến động sử dụng đất đai cả nước năm 1990 – 2012 Bảng 2.10: Diện tích sử dụng đất bị ảnh hưởng bởi độ mặn Bảng 2.11: Tình hình xâm nhập mặn tại ĐBSH Bảng 2.12: Diện tích trồng cây ăn quả của Việt Nam, 2000-2012 Bảng 2.13: Diện tích một số cây ăn quả Bảng 3.1: Mô tả các biến Bảng 4.1: Mô tả mẫu năm 2010 Bảng 4.2: Nhiệt độ trung bình theo vùng Bảng 4.3: Lượng mưa theo vùng Bảng 4.4: Diện tích trồng cây ăn quả bình quân/hộ mỗi vùng Bảng 4.5: Kết quả ước lượng hàm Ricardian năm 2010 Bảng 4.6: Mô tả mẫu năm 2012 Bảng 4.7: Kết quả ước lượng hàm Ricardian năm 2012
  7. Biểu đồ 2.1: Kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam, 1996- 2013 và kế hoạch 2020 Biểu đồ 2.2: Tình hình xâm nhập mặn tháng 1 trong 3 năm 2009, 2010, 2011 của 3 sông Ninh Cơ, sông Trà Lý, sông Hồng Biểu đồ 2.3: Sản lượng cây ăn quả phân theo sản lượng, 2012 Biểu đồ 2.4: Cơ cấu diện tích cây ăn quả Việt Nam, 2012 Hình 2.1: Diễn biến chuẩn sai nhiệt độ trung bình toàn cầu Hình 2.2: Diễn biến lượng mưa năm ở các vùng khác nhau trên thế giới Hình 2.3: Diễn biến của mực nước biển trung bình toàn cầu Hình 2.4: Diễn biến của nhiệt độ (a) và lượng mưa (b) ở Việt Nam trong 50 năm qua Hình 2.5: Quỹ đạo của bão ở Tây Bắc Thái Bình Dương và Biển Đông Hình 2.6: Diễn biến của mực nước biển tại Trạm hải văn Hòn Dáu Hình 2.7: Các tác động của BĐKH đến tài nguyên đất Việt Nam Hình 2.8: Khung lý thuyết của mô hình vùng sinh thái nông nghiệp Hình 3.1: Mạng lưới trạm khí tượng Đồng Bằng Bắc Bộ Hình 3.2: Mạng lưới trạm khí tượng Việt Bắc Hình 3.3: Mạng lưới trạm khí tượng Đông Bắc Hình 3.4: Mạng lưới trạm khí tượng Tây Bắc Hình 3.5: Mạng lưới trạm khí tượng Bắc Trung Bộ Hình 3.6: Mạng lưới trạm khí tượng Trung Trung Bộ Hình 3.7: Mạng lưới trạm khí tượng Nam Trung Bộ Hình 3.8: Mạng lưới trạm khí tượng Tây Nguyên Hình 3.9: Mạng lưới trạm khí tượng Nam Bộ
  8. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AEZ Mô hình phân vùng sinh thái nông nghiệp BĐKH Biến đổi khí hậu Bộ nông nghiệp và PTNT Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Bộ TNMT Bộ tài nguyên môi trường CEE Trung tâm kỹ thuật môi trường ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSH Đồng bằng sông Hồng FAO Tổ chức lương nông thế giới GDP Tổng sản phẩm quốc nội IPCC Uỷ ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu VHLSS Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam
  9. TÓM TẮT Bài nghiên cứu áp dụng phương pháp tiếp cận Ricardian để đo lường tác động của BĐKH đến sản xuất nông nghiệp, cụ thể là ảnh hưởng của nhiệt độ và lượng mưa đến thu nhập ròng từ cây ăn quả của nông hộ, sử dụng bộ dữ liệu điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) năm 2010, năm 2012 và dữ liệu các trạm khí tượng trên cả nước năm 2010 và 2012 từ trang web của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (Bộ nông nghiệp và PTNT). Loại cây trồng tác giả hướng đến là cây ăn quả do đặc điểm nhạy cảm với thời tiết của những loại này. Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là gần 600 hộ gia đình phân bổ trên khắp 63 tỉnh thành trong cả nước. Từ việc ước lượng ảnh hưởng của nhiệt độ và lượng mưa, nghiên cứu đã đưa ra một số nhận định về sự thích nghi của nông hộ trồng cây ăn quả với hiện tượng biến đổi khí hậu (BĐKH) đã và đang diễn ra.
  10. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Đặt vấn đề: Ngày càng có nhiều lo ngại về ảnh hưởng của BĐKH đối với đời sống con người. BĐKH có thể có tác động tiêu cực cả trực tiếp và gián tiếp đến phúc lợi chung của con người; mà những người phụ thuộc rất lớn vào tài nguyên thiên nhiên như nông nghiệp và lâm nghiệp cho sinh kế của họ có khả năng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi BĐKH. Liên quan đến nông nghiệp, Tobey (1992) đã chỉ ra rằng tác động BĐKH là khác nhau tại những khu vực địa lý khác nhau. Ngân hàng thế giới (2007) xác định năm nhân tố chính mà qua đó BĐKH sẽ ảnh hưởng đến năng suất của cây trồng nông nghiệp là: thay đổi lượng mưa, nhiệt độ, lượng khí carbon dioxide, thay đổi khí hậu và mực nước biển dâng (Calzadilla và cộng sự, 2010). Tuy nhiên, hai nhân tố là thay đổi nhiệt độ và lượng mưa sẽ đem đến kết quả thay đổi trong chế độ đất và nước, sau đó ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Trước sự thay đổi trong khí hậu toàn cầu, có một sự quan tâm ngày càng tăng về tác động của BĐKH đối với nông nghiệp ở các nước đang phát triển và một số nỗ lực đã được thực hiện để đánh giá tác động này (Winter và cộng sự, 1996; Dinar và cộng sự, 1998; Kumar và Parikh, 1998; Mendelsohn và Tiwari, 2000). Do đó, tác động của BĐKH trên lĩnh vực nông nghiệp là một vấn đề có liên quan, đặc biệt là ở các nước có mức thu nhập thấp mà đa số người dân sống ở khu vực nông thôn. Sự hiểu biết về tác động của BĐKH đối với nông nghiệp tại các nước đang phát triển là rất quan trọng nhằm đề ra chính sách để giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực từ nó. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Tác động của BĐKH đến nông nghiệp tăng lên kể từ một thập kỉ gần đây. Bài nghiên cứu sẽ đề cập đến tác động chung của hiện tượng này đến nông nghiệp Việt Nam, đi sâu phân tích tác động của nhiệt độ, lượng mưa đến thu nhập ròng từ cây ăn quả của nông hộ thông qua số liệu điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS).
  11. 2 1.3. Câu hỏi nghiên cứu: Mục đích chính của nghiên cứu này là sử dụng phương pháp định lượng để đánh giá tác động của BĐKH đối với ngành trồng trọt, cụ thể là cây ăn quả. Bài nghiên cứu nhằm tìm câu trả lời cho câu hỏi chính là: BĐKH tác động như thế nào đến thu nhập ròng từ cây ăn quả của nông hộ? Để trả lời câu hỏi này, ba câu hỏi chi tiết được đặt ra trong đề tài như sau: (1) BĐKH có tác động tiêu cực đến nông hộ trồng cây ăn quả ở Việt Nam hay không? (2) Nông hộ mất bao nhiêu tiền do tác động của BĐKH? (3) Nông hộ có những biện pháp điều chỉnh gì để thích nghi với BĐKH? 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận Ricardian, thực chất là hồi quy xem xét ảnh hưởng của các yếu tố khí hậu, đất đai, kinh tế-xã hội và các yếu tố khác đến sự thay đổi của thu nhập ròng của nông hộ. Phương pháp này giả định rằng sự thích nghi xảy ra không có tính đến chi phí giao dịch. Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu chéo tại 2 thời điểm để đo lường tác động của nhiệt độ, lượng mưa, bên cạnh các yếu tố khác đến thu nhập ròng từ cây ăn quả của nông hộ Việt Nam. Dữ liệu phân tích được lấy từ các nguồn điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam (VHLSS) 2010, 2012. Dữ liệu khí hậu được thu thập từ trang web của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Bộ nông nghiệp và PTNT) và Bộ Tài nguyên và môi trường (Bộ TNMT). 1.5. Phạm vi nghiên cứu: Việt Nam là một nước đang phát triển với tỉ trọng lao động nông nghiệp khá cao 48,7% đóng góp 20,6% GDP, riêng ngành trồng trọt chiếm 73,4% giá trị (Tổng cục thống kê, 2010). Rõ ràng nông nghiệp vẫn có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và đời sống của người dân. Cây ăn quả khá phổ biến trên khắp đất nước Việt Nam, đóng góp một phần quan trọng vào thu nhập của nhiều hộ dân. Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào cây ăn quả, số liệu thu thập từ VHLSS trong 2 kỳ khảo sát năm 2010 và 2012.
  12. 3 1.6. Kết cấu luận văn: Kết cấu luận văn gồm 5 chương chính. Sau chương giới thiệu này, phần còn lại của luận văn được sắp xếp như sau. Chương II nêu các khuôn khổ lý thuyết và mô hình sử dụng trong nghiên cứu. Nội dung chính là thảo luận tổng quan về BĐKH, về ngành trồng trọt Việt Nam và mô tả các kịch bản BĐKH. Ngoài ra, chương này sẽ trình bày ba phương pháp có thể được sử dụng để đánh giá các tác động của BĐKH. Cuối cùng, những lập luận và ý kiến của các nghiên cứu thực nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu này sẽ được trình bày trong chương. Chương III trình bày phương pháp luận, mô tả các nguồn dữ liệu, các biến và đặc điểm kỹ thuật mô hình. Phân tích thực nghiệm về tác động của nhiệt độ, lượng mưa đến thu nhập ròng từ cây ăn quả của nông hộ Việt Nam, được trình bày tại Chương IV. Chương V kết thúc với một bản tóm tắt các kết quả chính, từ đó cung cấp thông tin và luận cứ khoa học để các nhà làm chính sách đề ra các kế hoạch và biện pháp cụ thể.
  13. 4 CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT Mục đích chính của chương này là trình bày tổng quan lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến tác động của BĐKH đến ngành trồng trọt. Phần thứ nhất nêu những khái niệm về BĐKH, tác động của BĐKH, kịch bản BĐKH ở Việt Nam và những thách thức của Việt Nam với BĐKH. Tiếp theo, tổng quan về tác động của BĐKH đối với ngành trồng trọt Việt Nam sẽ được trình bày cụ thể trong chương. Cuối cùng của chương, ba lý thuyết mô hình được sử dụng để ước tính tác động của BĐKH đối với nông nghiệp, cụ thể là, mô hình phân vùng sinh thái nông nghiệp, mô hình kinh tế nông học và mô hình Ricardian. 2.1. Biến đổi khí hậu: 2.1.1. Định nghĩa, nguyên nhân gây nên BĐKH: 2.1.1.1. Định nghĩa: Theo Bộ TNMT, 2009: “BĐKH trái đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm”. Sự biển đổi có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự BĐKH có thể giới hạn trong một vùng nhất định hay có thể xuất hiện trên toàn địa cầu. Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách môi trường, BĐKH thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay. Các biểu hiện của BĐKH là: (i) sự nóng lên của bầu khí quyển và bề mặt trái đất; (ii) sự thay đổi thành phần và chất lượng của khí quyển có hại đến môi trường sinh thái và sự sống trên trái đất; (iii) sự dâng cao của nước biển do băng tan làm ngập úng các vùng đất thấp, trũng;
  14. 5 (iv) sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng ngàn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe doạ sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người; (v) sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác; (vi) sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thuỷ quyển, sinh quyển và các địa tuyến. Theo Công ước Khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH thì BĐKH là “những ảnh hưởng có hại của BĐKH”, là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khoẻ và phúc lợi của con người. Theo định nghĩa của Tổ chức Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) trong báo cáo lần thứ Tư (AR4) năm 2007, BĐKH là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. Như vậy, BĐKH là bất kỳ sự thay đổi có hệ thống của các nhân tố khí hậu (nhiệt độ, áp suất hoặc gió) qua một thời gian dài do các quá trình tự nhiên như thay đổi trong quá trình phát năng lượng của mặt trời, hoặc các thay đổi chậm chạp của trục quay trái đất, hoặc do các quá trình tự nhiên nội tại của hệ thống khí hậu; hoặc do các tác động từ hoạt động của con người. 2.1.1.2. Một số nguyên nhân gây nên BĐKH: Nguyên nhân chính làm BĐKH Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ và bể chứa khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác. Nguyên nhân của hiện tượng BĐKH có thể được lý giải như sau: Những nhân tố có thể hình thành khí hậu là thay đổi bức xạ khí quyển, bao gồm các quá trình như biến đổi bức xạ mặt trời, độ lệch quỹ đạo Trái Đất, quá trình kiến tạo núi, kiến tạo trôi
  15. 6 dạt lục địa và sự thay đổi nồng độ khí nhà kính. Trên thực tế, “nhiệt độ của Trái đất là cân bằng nếu nó phát ra trở lại vào không gian cùng một lượng năng lượng mà nó nhận được từ mặt trời (khoảng 340 watts cho mỗi mét vuông)” (Kolstad, 2000). Khoảng 100 w/m2 được phản xạ trở lại vào khí quyển do những đám mây và 240 w/m2 vào bề mặt trái đất. Bầu không khí có nhiều thành phần, những chất khí có khả năng giữ nhiệt, được gọi là "khí nhà kính". Khi tăng quá trình đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, các luồng khí nhà kính vào khí quyển cũng phát triển, làm tăng hiệu ứng nhà kính cả nồng độ và cường độ. Nhiều phản ứng khác nhau của môi trường về BĐKH có thể tăng hoặc giảm bớt các biến đổi ban đầu. Một số thành phần của hệ thống khí hậu, chẳng hạn như các đại dương và chỏm băng, phản ứng chậm với biến đổi bức xạ mặt trời vì khối lượng lớn. Do đó, hệ thống khí hậu có thể mất thời gian lâu hơn để phản ứng hoàn toàn với những biến đổi từ bên ngoài. Đặc biệt những hoạt động của con người trong thời gian gần đây cũng là nguyên nhân gây nên BĐKH. Khoảng từ năm 1750 đến nay, con người đã sử dụng ngày càng nhiều năng lượng chủ yếu từ việc đốt các nhiên liệu hóa thạch (than đá, dầu mỏ, …) phục vụ các hoạt động công nghiệp, giao thông vận tải, … và thay đổi mục đích sử dụng đất bao gồm thay đổi trong nông nghiệp và nạn phá rừng (Nguyễn Đức Ngữ, 2013). Ngoài ra còn một số hoạt động khác như đốt sinh khối, sản phẩm sau thu hoạch. Qua đó, thải vào khí quyển ngày càng tăng các chất khí gây hiệu ứng nhà kính, dẫn đến tăng nhiệt độ của trái đất. 2.1.1.3. Tác động của BĐKH trên phạm vi toàn cầu: Theo ấn phẩm “BĐKH và tác động ở Việt Nam” do Nguyễn Văn Thắng và cộng sự (2010) chỉ ra rằng: a. Tác động của BĐKH đến hệ thống tự nhiên và sinh thái: - Gia tăng và mở rộng các hồ bang, phần đất nện trên các khu vực băng vĩnh cửu và tuyết lở ở các vùng núi. Gia tăng dòng chảy và dòng chảy sớm đạt đỉnh trên các dòng sông băng vào mùa xuân. Các sông, hồ nóng lên và do đó thay đổi cơ chế nhiệt và cả chất lượng nước.
  16. 7 - Gia tăng các quần cư động vật trôi nổi trên các biển vĩ độ cao và các hồ trên cao. Các loài cá di trú sớm hơn trên các sông. Với mức tăng nhiệt độ 1,5 – 2,50C dự kiến có những biến đổi phổ biến về cấu trúc và chức năng của các loài di trú sinh thái trong các đới địa lý cùng với những hậu quả tiêu cực khác. - Nồng độ CO2 trong khí quyển tăng lên dẫn đến độ axít hóa của đại dương tăng lên. Độ pH trung bình gần mặt nước biển giảm đi 0,1 đơn vị kể từ thời kỳ tiền công nghiệp. Nước biển dâng tác động đến vùng đất ngập nước, rừng ngập mặn và gây ra ngập lụt bờ biển trên một số khu vực. b. Tác động của BĐKH đến các lĩnh vực: - Sản xuất lương thực: năng suất một số cây lương thực dự kiến tăng nhẹ trên các vĩ độ cao, vĩ độ trung bình với nhiệt độ tăng 1 – 30C. Trên các vĩ độ thấp, đặc biệt các khu vực nhiệt đới gió mùa, với nhiệt độ tăng 1 – 20C, năng suất lương thực dự kiến giảm. - Công nghiệp và cư dân: nhiều khu công nghiệp, cư dân ven biển trên châu thổ các sông đặc biệt nhạy cảm với sự gia tăng thời tiết cực đoan do BĐKH. Nhiều cộng đồng nghèo, đặc biệt ở những vùng thiên tai, có thể gặp rủi ro và tổn thất nghiêm trọng. - Sức khỏe: tình trạng sức khỏe của hàng triệu dân sa sút nghiêm trọng. - Nguồn nước: tác động của BĐKH đến nguồn nước là nghiêm trọng nhất, xét theo từng khu vực cũng như từng lưu vực. Trên qui mô toàn cầu, BĐKH khuếch đại nguy cơ thiếu nước. Trên qui mô khu vực, BĐKH dẫn đến tổn thất nước do băng tan và giảm lớp tuyết phủ. Biến đổi nhiệt độ và lượng mưa dẫn tới những biến đổi dòng chảy. Dòng chảy giảm 10 – 40% vào giữa thế kỷ ở các vùng vĩ độ cao và nhiệt đới ẩm ướt, bao gồm những vùng đông dân ở Đông Á, Đông Nam Á và giảm 10 – 30% ở các khu vực khô ráo vĩ độ trung bình và nhiệt đới do lượng mưa giảm và cường độ bốc thoát hơi tăng. Diện tích các vùng hạn hán tăng lên, tác động đến nhiều lĩnh vực liên quan: Nông nghiệp, cung cấp nước, sản xuất điện và sức khỏe. Sẽ có sự gia tăng đáng kể trong tương lai về các tai biến do mưa nhiều trên một số khu vực, kể cả những khu vực được dự kiến là lượng mưa trung bình giảm. Nguy cơ
  17. 8 lụt lội gia tăng chắc chắn là thách thức đối với các vấn đề xã hội, hạ tầng cơ sở và chất lượng nước. Có đến 20 % dân cư phải sống ở những vùng lụt lội gia tăng vào thập kỷ 2080. Chắc chắn sự gia tăng về tần số và mức độ nghiêm trọng của lũ lụt cũng như hạn hán sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển bền vững. - Đới bờ biển: chịu nhiều rủi ro hơn các đới khác do nạn xói lở. Hiệu ứng này được khuếch trương khi gia tăng các áp lực nhân sinh khác. Nhiều triệu dân chịu ngập lụt do nước biển dâng, nhất là những vùng thấp đông dân trên các châu thổ của châu Á, châu Phi và các đảo nhỏ. Tác động tích cực của BĐKH: Theo Trương Quang Học, 2008: BĐKH, ở những mức độ nhất định và những khu vực nhất định cũng có những tác động tích cực: - Là một cơ hội thúc đẩy các nước đổi mới công nghệ, phát triển các công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường và các hoạt động R&D nói chung có liên quan; - Phát triển trồng rừng để hấp thu CO2 / giảm phát thải khí nhà kính, v.v... - Ở một số nước ôn đới, khi nhiệt độ tăng lên sẽ thuận lợi hơn để phát triển nông nghiệp; Năng lượng để sưới ấm cũng được tiết kiệm hơn... 2.1.2. Biểu hiện của BĐKH: BĐKH, với các biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng, chủ yếu là do các hoạt động kinh tế - xã hội của con người gây phát thải quá mức vào khí quyển các khí gây hiệu ứng nhà kính. - Sự thay đổi bất thường của thời tiết – xu thế gia tăng nhiệt độ: Theo báo cáo đánh giá lần thứ tư của IPCC năm 2007, tốc độ tăng của nhiệt độ trong 50 năm gần đây gần gấp đôi so với 50 năm trước đó (Hình 2.1). Nhiệt độ trên lục địa tăng nhanh hơn so với trên đại dương. Hơn 100 năm trước, con người đã nói đến hiện tượng Trái đất đang nóng lên và các nhà khoa học đã sử dụng phương trình cân bằng nhiệt để xác định nhiệt độ trung bình trên toàn thế giới đã tăng lên khoảng 0,60C/100 năm (Mai Văn Thắng, 2010).
  18. 9 - Lượng mưa: Trong 100 năm qua, lượng mưa có xu hướng tăng ở khu vực vĩ độ cao hơn 300 và có xu hướng giảm ở khu vực nhiệt đới từ giữa những năm 1970 (Hình 2.2). Hiện tượng mưa lớn có dấu hiệu tăng ở nhiều khu vực trên thế giới (IPCC, 2007). - Xâm thực mặn: Mực nước biển toàn cầu đã tăng trong thế kỷ 20 với tốc độ ngày càng cao (Hình 2.3). Số liệu quan trắc mực nước biển trong thời kỳ 1961- 2003 cho thấy tốc độ tăng của mực nước biển trung bình toàn cầu khoảng 1,8 ± 0,5mm/năm, trong đó đóng góp do giãn nở nhiệt khoảng 0,42 ± 0,12mm/năm và tan băng khoảng 0,70 ± 0,50mm/năm (IPCC, 2007). Số liệu đo đạc từ vệ tinh TOPEX/POSEIDON trong giai đoạn 1993 - 2003 cho thấy tốc độ tăng của mực nước biển trung bình toàn cầu là 3,1 ± 0,7mm/năm, nhanh hơn đáng kể so với thời kỳ 1961 - 2003 (IPCC, 2007). Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm (Mai Văn Thắng, 2010). Mực nước biển biến động rất phức tạp do có nhiều nguyên nhân, trong đó rõ nét nhất là quá trình tạo thành biến động chu kì ngắn từ vài phút đến 18,613 năm của mực nước biển (Nguyễn Kim Vinh, 2009). 2.1.3. Kịch bản BĐKH: Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương có diện tích khoảng 330.000 km2 với đường biên giới trên đất liền dài 4.550 km (Atlat Việt Nam, 2001). Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa ở miền Nam với hai mùa (mùa mưa, từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 9, và mùa khô, từ giữa tháng 10 đến giữa tháng 4) và khí hậu gió mùa ở miền Bắc với bốn mùa rõ rệt (mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông). Do nằm dọc theo bờ biển, khí hậu Việt Nam được điều hòa một phần bởi các dòng biển và mang nhiều yếu tố khí hậu biển. Độ ẩm tương đối trung bình là 84% suốt năm. Hằng năm, lượng mưa từ 1.200 đến 3.000 mm, số giờ nắng khoảng 1.500 đến 3.000 giờ/năm và nhiệt độ từ 5°C đến 37°C. Hàng năm, Việt Nam luôn phải phòng chống bão và lụt lội. Điều này ảnh hưởng sâu sắc đến tập tục canh tác và mùa vụ của nông dân.
  19. 10 2.1.3.1. Xu hƣớng BĐKH ở Việt Nam trong những thập kỷ gần đây: Từ những thập niên 90 của thế kỷ trước, nghiên cứu BĐKH ở Việt Nam đã được tiến hành bởi các nhà khoa học đầu ngành như Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu. Tuy nhiên, từ những năm sau này, đặc biệt từ năm 2008 đến nay, vấn đề BĐKH mới thực sự được quan tâm chú ý. Các công trình nghiên cứu cũng đã dần dần đi vào chiều sâu và đưa ra những bằng chứng cụ thể của sự BĐKH. Theo Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH, Bộ TNMT, 2008, kết quả phân tích các số liệu khí hậu cho thấy biến đổi của các yếu tố khí hậu và mực nước biển có những điểm đáng lưu ý sau: - Nhiệt độ: Trong 50 năm qua (1958 - 2007), nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam tăng lên khoảng từ 0,50C đến 0,70C. Nhiệt độ mùa đông tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía Bắc tăng nhanh hơn ở các vùng khí hậu phía Nam (Hình 2.4a). Nhiệt độ trung bình năm của 4 thập kỷ gần đây (1961-2000) cao hơn trung bình năm của 3 thập kỷ trước đó (1931-1960). Năm 2007, nhiệt độ trung bình năm ở Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931 - 1940 là 0,8 - 1,30C và cao hơn thập kỷ 1991 - 2000 là 0,4 - 0,50C. - Lượng mưa: Trên từng địa điểm, xu thế biến đổi của lượng mưa trung bình năm trong 9 thập kỷ vừa qua (1911 - 2000) không rõ rệt theo các thời kỳ và trên các vùng khác nhau. Lượng mưa năm giảm ở các vùng khí hậu phía Bắc và tăng ở các vùng khí hậu phía Nam (Hình 2.4b). Tính trung bình trong cả nước, lượng mưa năm trong 50 năm qua (1958-2007) đã giảm khoảng 2%. - Không khí lạnh: Số đợt không khí lạnh ảnh hưởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, các biểu hiện dị thường lại thường xuất hiện. - Bão: Những năm gần đây, bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn. Quỹ đạo bão có dấu hiệu dịch chuyển dần về phía nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, nhiều cơn bão có đường đi (Hình 2.5) dị thường hơn (Thông báo đầu tiên của Việt Nam cho Công ước khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH, Bộ TNMT, 2003).
  20. 11 - Mưa phùn: Số ngày mưa phùn trung bình năm ở Hà Nội giảm dần từ thập kỷ 1981 - 1990 và chỉ còn gần một nửa (15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây (Nguyễn Đức Ngữ, Nguyễn Trọng Hiệu, 2003). - Mực nước biển: Số liệu quan trắc tại các trạm hải văn dọc ven biển Việt Nam cho thấy tốc độ dâng lên của mực nước biển trung bình ở Việt Nam hiện nay là khoảng 3mm/năm (giai đoạn 1993-2008), tương đương với tốc độ tăng trung bình trên thế giới. Trong khoảng 50 năm qua, mực nước biển (Hình 2.6) tại Trạm hải văn Hòn Dáu dâng lên khoảng 20cm. 2.1.3.2. Kịch bản BĐKH tại Việt Nam: Theo “Kịch bản BĐKH, nước biển dâng cho Việt Nam”, tháng 6/2009 của Bộ TNMT: Các tiêu chí để lựa chọn phương pháp tính toán xây dựng kịch bản BĐKH, nước biển dâng Việt Nam bao gồm: (1) Mức độ tin cậy của kịch bản BĐKH toàn cầu; (2) Độ chi tiết của kịch bản BĐKH; (3) Tính kế thừa; (4) Tính thời sự của kịch bản; (5) Tính phù hợp địa phương; (6) Tính đầy đủ của các kịch bản; và (7) Khả năng chủ động cập nhật. Các kịch bản phát thải khí nhà kính được chọn để tính toán xây dựng kịch bản BĐKH cho Việt Nam là kịch bản phát thải thấp (kịch bản B1), kịch bản phát thải trung bình của nhóm các kịch bản phát thải trung bình (kịch bản B2) và kịch bản phát thải trung bình của nhóm các kịch bản phát thải cao (kịch bản A2). Kịch bản phát thải thấp (B1) mô tả một thế giới phát triển tương đối hoàn hảo theo hướng ít phát thải khí nhà kính nhất, tốc độ tăng dân số rất thấp, cơ cấu kinh tế thay đổi nhanh theo hướng dịch vụ và thông tin, các thỏa thuận quốc tế nhằm giảm thiểu phát thải khí nhà kính được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc trên phạm vi toàn cầu. Các kịch bản phát thải cao (A2) mô tả một thế giới không đồng nhất ở quy mô toàn cầu, có tốc độ tăng dân số rất cao, chậm đổi mới công nghệ hoặc sử dụng tối đa năng lượng hóa thạch. Đây là các kịch bản xấu nhất mà nhân loại cần phải nghĩ đến. Các kịch bản BĐKH đối với nhiệt độ và lượng mưa được xây dựng cho bảy vùng khí hậu của Việt Nam: Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2