intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của các nhân tố vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia mới nổi Châu Á

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

20
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chính của luận văn này là tập trung nghiên cứu tác động của sự bất ổn kinh tế vĩ mô đối với tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia mới nổi Châu Á. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của các nhân tố vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia mới nổi Châu Á

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM DƢƠNG KIM PHÚ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ Ở CÁC QUỐC GIA MỚI NỔI CHÂU Á LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP.Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM DƢƠNG KIM PHÚ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ ĐẾN TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ Ở CÁC QUỐC GIA MỚI NỔI CHÂU Á Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ LIÊN HOA TP.Hồ Chí Minh – Năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan nội dung và số liệu phân tích trong luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của tác giả với sự giúp đỡ của PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hoa. Số liệu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào. Tp. HCM, ngày 25 tháng 10 năm 2013 Tác giả Dƣơng Kim Phú
  4. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan. Mục lục. Danh mục các từ viết tắt. Danh mục bảng biểu và hình vẽ. Tóm tắt ....................................................................................................................... 1 1. GIỚI THIỆU.......................................................................................................... 2 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT ................................................................................ 5 2.1 Những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về bất ổn ảnh hƣởng đến tăng trƣởng kinh tế ............................................................................................................ 5 2.2. Sự bất ổn kinh tế vĩ mô ...................................................................................... 9 2.2.1 Khái niệm ........................................................................................................... 9 2.2.2 Các quan điểm nghiên cứu về Sự bất ổn kinh tế vĩ mô ..................................... 9 2.2.2.1 Quan điểm truyền thống .................................................................................. 9 2.2.2.2 Quan điểm của các nhà thể chế .................................................................... 13 2.2.2.3 Quan điểm hiện đại ....................................................................................... 15 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 21 3.1 Mẫu và nguồn dữ liệu ....................................................................................... 21 3.2 Mô hình và phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................. 23 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 35 5. KẾT LUẬN .......................................................................................................... 41 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Phụ lục: Mô hình ước lượng Within-Group
  5. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP : Tổng sản phẩm quốc nội GNP : Tổng sản phẩm quốc gia HDI : Chỉ số phát triển con người IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế MII : Chỉ số bất ổn trong các nhân tố kinh tế vĩ mô WB : Ngân hàng thế giới
  6. DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ A/ DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1. Các biến và nguồn dữ liệu tương ứng. Bảng 2. Các giá trị thống kê mô tả của các biến. Bảng 3. Hệ số tương quan giữa các biến. Bảng 4. Kết quả kiểm định các giả thiết Panel Data. Bảng 5. Kết quả kiểm định các giả thiết của mô hình Within-Group. Bảng 6. Kết quả hồi quy mô hình Within-Group đối với toàn bộ quốc gia mới nổi Châu Á. Bảng 7. Kết quả hồi quy mô hình Within-Group đối với nhóm quốc gia mới nổi Đông Nam Á và nhóm quốc gia mới nổi còn lại ở Châu Á (sử dụng biến chỉ số bất ổn tổng hợp). Bảng 8. Kết quả hồi quy mô hình Within-Group đối với nhóm quốc gia mới nổi Đông Nam Á và nhóm quốc gia mới nổi còn lại ở Châu Á (sử dụng các biến chỉ số bất ổn thành phần). B/ DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1. Chỉ số bất ổn trong các nhân tố kinh tế vĩ mô bình quân và tỷ lệ tăng trưởng GDP thực trên đầu người bình quân của các quốc gia mới nổi Châu Á.
  7. 1 Tóm tắt Bài viết này nghiên cứu tác động của các nhân tố vĩ mô đối với tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia mới nổi Châu Á trong khoảng thời gian từ năm 1994 đến năm 2011, trong đó chú trọng vào nhân tố bất ổn kinh tế vĩ mô thông qua chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô được tổng hợp từ 4 chỉ số bất ổn thành phần: lạm phát, tỷ giá hối đoái thực, thâm hụt ngân sách và chỉ số mậu dịch quốc tế. Thông qua việc áp dụng kỹ thuật ước lượng Bình phương Bé nhất Tổng quát đối với mô hình Within-Group, kết quả thu được cho thấy bất ổn kinh tế vĩ mô có tác động tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia mới nổi Châu Á. Trong số các chỉ số bất ổn thành phần, chỉ có chỉ số bất ổn lạm phát và chỉ số bất ổn thâm hụt ngân sách là có tác động đối với tăng trưởng kinh tế nhưng với chiều hướng tác động trái ngược nhau. Chỉ số bất ổn lạm phát có tác động tiêu cực trong khi chỉ số bất ổn thâm hụt ngân sách lại có tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế. Bằng cách chia các quốc gia mới nổi Châu Á thành 2 nhóm: nhóm các quốc gia mới nổi Đông Nam Á và nhóm các quốc gia mới nổi còn lại, kết quả hồi quy cho thấy có sự khác biệt lớn về tác động của bất ổn kinh tế vĩ mô đối với tăng trưởng kinh tế giữa chúng. Trong khi sự bất ổn kinh tế vĩ mô có tác động tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia mới nổi Đông Nam Á thì bài nghiên cứu lại không tìm thấy bằng chứng tương tự đối với các quốc gia mới nổi còn lại. Hơn nữa, giữa hai nhóm quốc gia mới nổi còn có sự khác nhau trong vai trò của các chỉ số bất ổn thành phần tác động đến tăng trưởng kinh tế. Đối với các quốc gia mới nổi Đông Nam Á thì chỉ số bất ổn thành phần lạm phát có tác động mạnh và tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế trong khi đối với các quốc gia mới nổi còn lại thì chỉ số bất ổn thành phần tỷ giá có tác động mạnh và tích cực đối với tăng trưởng kinh tế. Cuối cùng, ngoài nhân tố bất ổn kinh tế vĩ mô, các nhân tố tuổi thọ kỳ vọng trung bình lúc mới sinh, tỷ lệ gia tăng dân số và tỷ lệ đầu tư so với GDP cũng có tác động đến tăng trưởng kinh tế, phù hợp với các lý thuyết và các kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây. Từ khóa: tăng trưởng kinh tế, chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô (MII), các quốc gia mới nổi Châu Á, Within-Group Estimation.
  8. 2 1. GIỚI THIỆU Tăng trưởng kinh tế có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia. Tăng trưởng kinh tế giúp nâng cao mức sống của người dân, giảm tỷ lệ thất nghiệp, giảm nợ của chính phủ, tăng phúc lợi xã hội… Vì thế, việc làm thế nào để nền kinh tế có thể tăng trưởng một cách bền vững luôn là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu mà những người làm chính sách cần phải giải quyết, đặc biệt là đối với nền kinh tế của các nước mới nổi Châu Á, trong đó có Việt Nam, sau quá trình tăng trưởng nhanh nhưng không bền vững. Việc giải quyết câu hỏi tăng trưởng bền vững đòi hỏi các nhà làm chính sách cần phải nắm bắt được các nhân tố có tác động đến tăng trưởng kinh tế để có thể có được những chính sách can thiệp đúng đắn. Chính vì những lý do trên, tác giả thực hiện đề tài “Tác động của các nhân tố vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia mới nổi Châu Á”. Do có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội nên tăng trưởng kinh tế là một đề tài được quan tâm và nghiên cứu rộng rãi bởi nhiều tác giả từ trước tới nay. Các mô hình nghiên cứu cũng khá đa dạng với nhiều nhân tố vĩ mô được các nhà nghiên cứu xem xét và phân tích trong mối liên hệ với tăng trưởng kinh tế. Trong bài nghiên cứu thực nghiệm về độ vững chắc của các nhân tố có tác động đến tăng trưởng kinh tế ở 119 quốc gia, Levine & Renelt (1992) đã thống kê và sử dụng hơn 50 nhân tố có mối quan hệ đối với tăng trưởng kinh tế có ý nghĩa thống kê trong ít nhất một phương trình hồi quy của các nghiên cứu thực nghiệm của các tác giả khác trước đó. Tương tự, trong bài nghiên cứu về độ vững chắc của 67 nhân tố - kết quả của các nghiên cứu thực nghiệm trước đây - có tác động đến tăng trưởng kinh tế ở 88 quốc gia bằng phương pháp BACE, Sala-i-Martin et al. (2004) xác định được 18 nhân tố có ý nghĩa thống kê và vững chắc tương quan từng phần với tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.
  9. 3 Trong số các nhân tố vĩ mô có tác động đến tăng trưởng kinh tế, bất ổn kinh tế vĩ mô (macroeconomic instability) là một trong những nhân tố được nghiên cứu với nhiều quan điểm khác nhau. Nhưng nhìn chung, tất cả các quan điểm này đều khẳng định vai trò to lớn của nó đối với tăng trưởng kinh tế. World Bank (1991) đánh giá sự ổn định kinh tế vĩ mô như là nền tảng đối với sự tăng trưởng bền vững của nền kinh tế. Các nhân tố vĩ mô tác động đến tăng trưởng kinh tế trong luận văn này được xây dựng chủ yếu dựa trên quan điểm của Haghighi et al. (2012), cụ thể gồm các nhân tố: dân số, đầu tư, tuổi thọ kỳ vọng trung bình lúc mới sinh, và bất ổn kinh tế vĩ mô. Trong đó, nhân tố bất ổn kinh tế vĩ mô được phản ánh thông qua chỉ số bất ổn kinh tế vĩ mô. Chỉ số này là một chỉ số tổng hợp được đo lường từ 4 chỉ số thành phần dựa trên quan điểm của Haghighi et al. (2012), cụ thể gồm: Chỉ số bất ổn lạm phát, Chỉ số bất ổn tỷ giá hối đoái thực, Chỉ số bất ổn thâm hụt ngân sách, và Chỉ số bất ổn mậu dịch quốc tế. Mục tiêu chính của luận văn này là tập trung nghiên cứu tác động của sự bất ổn kinh tế vĩ mô đối với tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia mới nổi Châu Á với các câu hỏi nghiên cứu cụ thể cần được giải quyết gồm: - Câu hỏi thứ nhất, sự bất ổn kinh tế vĩ mô có tác động như thế nào đối với GDP thực bình quân đầu người ở các quốc gia mới nổi Châu Á? - Câu hỏi thứ hai, tác động của từng nhân tố thành phần (bao gồm biến động trong tỷ lệ lạm phát, biến động trong tỷ giá hối đoái thực, thay đổi trong thâm hụt ngân sách và biến động trong chỉ số mậu dịch quốc tế) đối với GDP thực bình quân đầu người như thế nào? - Câu hỏi thứ ba, vai trò của sự bất ổn kinh tế vĩ mô đối với GDP thực bình quân đầu người có khác nhau giữa nhóm các quốc gia mới nổi ở khu vực Đông Nam Á và nhóm các quốc gia mới nổi còn lại thuộc Châu Á hay không? Nếu có thì khác nhau ra sao?
  10. 4 Nhằm tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi trên, luận văn này sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua việc áp dụng các mô hình ước lượng đối với dữ liệu bảng. Khởi đầu với các mô hình chủ yếu của dữ liệu bảng như: mô hình hồi quy Pooled OLS (Pooled regression model), mô hình ảnh hưởng cố định (Fixed effects model) và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random effects model), tác giả xem xét một số giả thiết quan trọng của các mô hình trên, từ đó xác định mô hình phù hợp và tiến hành ước lượng các hệ số hồi quy giải đáp cho các câu hỏi nghiên cứu đã đưa ra. Phần còn lại của bài nghiên cứu này được trình bày như sau. Phần 2 trình bày tổng quan các lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan. Phần 3 trình bày mô hình và phương pháp nghiên cứu. Phần 4 trình bày các kết quả nghiên cứu đạt được. Và cuối cùng, Phần 5 trình bày các kết luận của bài nghiên cứu.
  11. 5 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT 2.1 Những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về bất ổn ảnh hƣởng đến tăng trƣởng kinh tế Nghiên cứu của Stanley Fischer về vai trò của các nhân tố vĩ mô đối với tăng trƣởng kinh tế (“The Role of Macroeconomic Factors in Growth”, 1993) Fischer (1993) nghiên cứu về vai trò của các nhân tố vĩ mô đối với tăng trưởng ở các quốc gia trên thế giới với quan điểm sử dụng các nhân tố lạm phát và thâm hụt ngân sách làm đại diện cho sự bất ổn kinh tế vĩ mô. Thông qua mô hình hồi quy với dữ liệu chéo và dữ liệu bảng, Fischer (1993) chứng tỏ rằng tình trạng lạm phát cao và thâm hụt ngân sách có tác động tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế. Lạm phát làm giảm tăng trưởng bằng cách làm giảm đầu tư và năng suất; thâm hụt ngân sách làm giảm cả sự tích lũy vốn lẫn năng suất. Một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định là nhân tố giúp tăng trưởng bền vững. Nghiên cứu của Dhaneshwar Ghura về tác động của chính sách vĩ mô, các ngoại lực đối với tăng trƣởng kinh tế ở nam sa mạc Sahara (“Macro Policies, External Forces, and Economic Growth in Sub-Saharan Africa”, 1995) Ghura (1995) nghiên cứu tác động của các nhân tố vĩ mô đối với tăng trưởng kinh tế ở 33 quốc gia nam sa mạc Sahara trong giai đoạn 1970-1990, với quan điểm sử dụng độ lệch chuẩn của nhân tố lạm phát phản ánh sự bất ổn kinh tế vĩ mô và kết luận rằng sự ổn định kinh tế vĩ mô là tiền đề cần thiết đối với sự tăng trưởng bền vững. Nghiên cứu của Michael F. Bleaney về mối quan hệ của sự bất ổn kinh tế vĩ mô, đầu tƣ và tăng trƣởng ở các quốc gia đang phát triển (“Macroeconomic stability, investment and growth in developing countries”, 1996) Bleaney (1996) nghiên cứu về tác động của sự bất ổn kinh tế vĩ mô đối với đầu tư và tăng trưởng kinh tế ở 41 quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 1980-1990 với quan điểm sử dụng các nhân tố thâm hụt ngân sách, tỷ giá hối đoái thực, lạm
  12. 6 phát, nợ nước ngoài để phản ánh bất ổn kinh tế vĩ mô. Bằng cách sử dụng mô hình hồi quy với dữ liệu chéo, Bleaney (1996) kết luận rằng sự bất ổn kinh tế vĩ mô do chính sách gây ra có ảnh hưởng rất tiêu cực đối với đầu tư và tăng trưởng ở các quốc gia đang phát triển. Nghiên cứu của Blanca Sanchez-Robles về mối quan hệ của sự bất ổn kinh tế vĩ mô và tăng trƣởng kinh tế ở Tây Ban Nha (“Macroeconomic stability and economic growth: the case of Spain”, 1998) Sanchez-Robles (1998) nghiên cứu về tác động của sự bất ổn kinh tế vĩ mô đối với tăng trưởng kinh tế ở quốc gia Tây Ban Nha trong giai đoạn 1962-1995 với quan điểm sử dụng các nhân tố lạm phát, thâm hụt ngân sách và chi tiêu công đại diện cho sự bất ổn kinh tế vĩ mô. Kết quả cho thấy lạm phát có tác động tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế. Sanchez-Robles (1998) kết luận rằng sự ổn định kinh tế vĩ mô cùng với sự tự do hóa thị trường là những tiền đề cần thiết đối với quá trình tăng trưởng kinh tế ở Tây Ban Nha. Nghiên cứu của Mustafa Ismihan, Kivilcim Metin-Ozcan và Aysit Tansel về mối quan hệ giữa bất ổn kinh tế vĩ mô, quá trình tích lũy vốn đầu tƣ tƣ nhân và tăng trƣởng kinh tế ở Thổ Nhĩ Kỳ (“The Role of Macroeconomic instability and private capital accumulation and growth: the case of Turkey 1963-1999”, 2005) Ismihan et al. (2005) nghiên cứu mối quan hệ thực nghiệm giữa sự bất ổn kinh tế vĩ mô, quá trình tích lũy vốn đầu tư công và đầu tư tư nhân, và tăng trưởng kinh tế ở Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 1963-1999 bằng cách sử dụng kỹ thuật kinh tế lượng đối với dữ liệu chuỗi thời gian, với công cụ phân tích đồng liên kết và phản ứng đẩy. Sự bất ổn kinh tế vĩ mô được đo lường thông qua việc sử dụng phương pháp luận tính toán Chỉ số phát triển con người (United Nations Development Programme, 1992) và dựa trên 4 nhân tố, cụ thể gồm: tỷ lệ lạm phát, sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái, tỷ lệ thâm hụt ngân sách so với GNP và hệ số nợ nước ngoài so với GNP. Ismihan et al. (2005) kết luận rằng sự gia tăng trong mức độ bất ổn
  13. 7 kinh tế vĩ mô, bằng cách tạo ra sự biến động trong môi trường kinh tế vĩ mô ở thời điểm hiện tại cũng như ở tương lai, đều có tác động tiêu cực đối với các quyết định đầu tư tư nhân. Hệ quả kéo theo là kiềm hãm việc tích lũy tư bản cũng như tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của Andy Berg, Jonathan D. Ostry, và Jeromin Zettelmeyer về những nhân tố ảnh hƣởng đến sự tăng trƣởng bền vững của nền kinh tế (“What Makes Growth Sustained”, 2008) Berg et al. (2008) xác định các điểm gãy cấu trúc trong tăng trưởng kinh tế ở 140 quốc gia và sử dụng những điểm gãy này để định nghĩa “growth spell” (thời kỳ giữa điểm gãy tăng tốc thể hiện cho sự tăng tốc trong tăng trưởng và điểm gãy giảm tốc thể hiện cho sự giảm tốc trong tăng trưởng hoặc cuối thời kỳ của mẫu nghiên cứu). Growth spell có xu hướng ngắn hơn ở những quốc gia thuộc Châu Phi và Châu Mỹ Latin. Một trong những kết luận được rút ra là một môi trường kinh tế vĩ mô ổn định (được phản ánh bởi 2 chỉ số truyền thống: tỷ lệ lạm phát thấp và tỷ giá hối đoái danh nghĩa ít biến động) giúp làm cho thời kỳ tăng trưởng kéo dài hơn. Nghiên cứu của Mustapha Sadni Jallab, Monnet Benoit Patrick Gbakou, René Sandretto về tác động của đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và bất ổn kinh tế vĩ mô đến tăng trƣởng kinh tế ở các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi (“Foreign Direct Investment, Macroeconomic Instability and Economic Growth in MENA countries”, 2008) Jallab et al. (2008) nghiên cứu tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài và bất ổn kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia Trung Đông và Bắc Phi trong giai đoạn 1970-2005 bằng cách sử dụng mô hình GMM và 2SLS, trong đó biến đại diện cho sự bất ổn kinh tế vĩ mô chính là lạm phát. Kết quả quan trọng nhất của nghiên cứu này là phát hiện cho rằng tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế không chỉ phụ thuộc vào mức độ mở cửa thương mại và thu nhập bình quân đầu người mà còn phụ thuộc vào sự ổn định kinh tế vĩ mô.
  14. 8 Nghiên cứu của Valeriano Martínez và Blanca Sanchez-Robles về tác động của đầu tƣ nội địa, đầu tƣ nƣớc ngoài và sự ổn định kinh tế vĩ mô đối với tăng trƣởng kinh tế ở các quốc gia Đông Âu (“Macroeconomic stability and growth in Eastern Europe”, 2009) Trong bài nghiên cứu này, các tác giả tiến hành phân tích thực nghiệm các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ở 13 quốc gia Đông Âu trong giai đoạn 1992-2008 thông qua kỹ thuật phân tích dữ liệu bảng. Các kết quả cho thấy tầm quan trọng của đầu tư nội địa và sự ổn định kinh tế vĩ mô – được thể hiện thông qua mức độ lạm phát thấp và tình trạng ngân sách cân bằng – là những nhân tố then chốt đối với tăng trưởng kinh tế. Nghiên cứu của Hassan Karnameh Haghighi, Majid Sameti và Rahim Dallali Isfahani về tác động của sự bất ổn kinh tế vĩ mô đối với tăng trƣởng kinh tế ở Iran (“The Effect of Macroeconomic Instability on Economic Growth in Iran”, 2012) Haghighi et al. (2012) nghiên cứu tác động của sự bất ổn kinh tế vĩ mô đối với tăng trưởng kinh tế ở Iran trong giai đoạn 1974-2008 với quan điểm sử dụng mức biến động trong tỷ lệ lạm phát, biến động trong tỷ giá hối đoái thực, biến động trong thâm hụt ngân sách và biến động trong chỉ số mậu dịch quốc tế để xây dựng chỉ số tổng hợp phản ánh sự bất ổn kinh tế vĩ mô. Kết quả cho thấy bất ổn kinh tế vĩ mô có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế ở Iran. Nghiên cứu của Macroeconomic Advisers về tác hại của sự bất ổn trong chính sách tài khóa của Mỹ (“The cost of Crisis-Driven Fiscal Policy”, 2013) Macroeconomic Advisers (một trong những công ty nghiên cứu độc lập hàng đầu của Mỹ chuyên nghiên cứu triển vọng nền kinh tế Mỹ, chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa…) cho rằng kể từ cuối năm 2009 đến nay, sự bất ổn trong chính sách tài khóa đã làm cho GDP của Mỹ bốc hơi bình quân 0,3% mỗi năm, tỷ lệ thất nghiệp năm 2013 tăng 0,6%, tương đương mất 900.000 việc làm.
  15. 9 2.2. Sự bất ổn kinh tế vĩ mô 2.2.1 Khái niệm Như đã đề cập ở phần trước, bài viết này tập trung nghiên cứu tác động của sự bất ổn trong các nhân tố kinh tế vĩ mô đối với tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia mới nổi Châu Á. Trong khi khái niệm về tăng trưởng kinh tế hầu như đều được đồng thuận bởi nhiều tác giả thì khái niệm về sự bất ổn trong các nhân tố kinh tế vĩ mô thì khá khác nhau. Theo quan điểm của Riot Researches Institution, sự ổn định trong các nhân tố kinh tế vĩ mô là một khái niệm dùng để mô tả mức độ biến động tối thiểu trong nền kinh tế mà một quốc gia đạt được do tác động của các cú sốc bên ngoài. Và sự bất ổn trong các nhân tố kinh tế vĩ mô thì có nghĩa ngược lại. Trong khi theo quan điểm của Norwegian Agency for Development Coorporation thì bất ổn kinh tế vĩ mô được định nghĩa là sự biến động trong ngắn hạn của các biến kinh tế vĩ mô, như: GDP, lạm phát, và thâm hụt ngân sách. Còn theo quan điểm của Maastricht Principles thì sự ổn định trong các nhân tố vĩ mô được đo lường bằng 5 biến: lạm phát thấp (không quá 3%), lãi suất dài hạn thấp (không quá 9%), tỷ số nợ quốc gia so với GDP thấp (không quá 60%), thâm hụt ngân sách hàng năm so với GPD thấp (không quá 3%), và tỷ giá hối đoái ổn định (thay đổi không quá 2,5%) 2.2.2 Các quan điểm nghiên cứu về Sự bất ổn kinh tế vĩ mô Nhìn chung, cho tới nay chỉ có một vài tài liệu nghiên cứu về sự bất ổn trong các nhân tố kinh tế vĩ mô nên thật khó tìm thấy các nền tảng lý thuyết vững chắc. Bài viết này cố gắng trình bày và mở rộng những lý thuyết cũng như những nghiên cứu thực nghiệm có liên quan. 2.2.2.1 Quan điểm truyền thống Trong các mô hình nghiên cứu các biến động của nền kinh tế dựa trên những giả thuyết khác nhau về chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, mức độ cứng nhắc
  16. 10 của giá cả, khả năng xảy ra các cú sốc kinh tế khác nhau cũng như các cú sốc cung và cú sốc cầu, một hệ số nào đó – được gọi là “Hệ số gia tăng” (Increasing Coefficient) – gắn liền với mỗi cú sốc, cho thấy mức độ tác động của cú sốc đó đối với sản lượng quốc gia. Hệ số gia tăng này được xem như một hàm của các tham số mô hình - các nhân tố cấu trúc kinh tế. Mức độ nhạy cảm của nền kinh tế đối với một cú sốc nào đó có thể được đo lường thông qua hệ số gia tăng của cú sốc đó. Hệ số gia tăng của một cú sốc nào đó càng lớn thì cú sốc đó có tác động càng lớn đối với sản lượng quốc gia. Vì thế, mức độ bất ổn kinh tế vĩ mô cũng sẽ càng cao. (Haghighi et al., 2012) Chẳng hạn, trong mô hình IS-LM, mức độ nhạy cảm của sản lượng đối với chi tiêu chính phủ được trích ra như sau: (Dornbusch et al., 2007) yo h G  (*) G h  bk G trong đó: “b” là mức độ nhạy cảm của đầu tư đối với lãi suất, “h” và “k” lần lượt là mức độ nhạy cảm của cầu tiền đối với lãi suất và đối với thu nhập tương ứng. Số nhân chi tiêu chính phủ “αG” được xác định như sau: 1 G  1  c(1  t ) trong đó: ”c” là khuynh hướng tiêu dùng biên và “t” là thuế suất thuế thu nhập. Phương trình (*) cho thấy rằng một lượng thay đổi trong chi tiêu của chính phủ sẽ tạo ra bao nhiêu thay đổi (bất ổn) trong thu nhập quốc dân. Như đã thấy, mức độ thay đổi trong thu nhập quốc dân bị chi phối bởi các biến ngoại sinh như là các hệ số của hàm cầu tiền, hàm đầu tư tư bản, và/hoặc hàm tiêu dùng, và/hoặc các nhân tố được thiết lập bởi chính sách, như thuế suất thuế thu nhập chẳng hạn. Chúng cho biết cấu trúc phản ứng của mỗi cá nhân trong nền kinh tế. Vì thế, một vài đặc tính cấu trúc của nền kinh tế sẽ quyết định mức độ bất ổn trong các hoạt động kinh tế bị gây ra bởi sự xuất hiện của một sự bất ổn và/hoặc một cú sốc nào đó.
  17. 11 Chính vì thế, cấu trúc của nền kinh tế giữ một vai trò quan trọng quyết định mức độ bất ổn của nền kinh tế trước các cú sốc. Các biến số như thuế suất, dưới sự kiểm soát của chính phủ, có tác động đến hệ số gia tăng. Sự gia tăng trong thuế suất thuế thu nhập sẽ làm giảm hệ số gia tăng và kéo theo làm giảm sự bất ổn của nền kinh tế trước các cú sốc. Trợ cấp thất nghiệp là một trong những biến số không được xem xét trong mô hình đơn giản đã được đề cập ở trên nhưng chúng vận hành như là một trong những nhân tố tự ổn định. Khi người lao động bị thất nghiệp và giảm chi tiêu dùng, sản lượng của nền kinh tế sẽ bị sụt giảm nhiều hơn do tác động của số nhân. Tuy nhiên, khi người lao động nhận được trợ cấp thất nghiệp, thu nhập khả dụng của họ sẽ giảm ít hơn nguồn thu nhập bị mất đi, đồng thời tác động của số nhân cũng sẽ giảm. Mặc dù các nhân tố tự ổn định có những hệ quả tốt nhưng cũng không thể được xem xét riêng rẽ mà không xem xét đến tổng thể của nền kinh tế. Số nhân có thể giảm xuống tới 1 nếu thuế suất tăng đến 100%. Tuy nhân tố tự ổn định này có tác động đối với nền kinh tế, nhưng không thể tiếp tục tăng thuế suất đến mức 100% do GDP sẽ bị suy giảm mạnh. Vì thế, có một giới hạn trong việc sử dụng các nhân tố tự ổn định. (Dornbusch et al., 2007) Ngoài nhân tố cấu trúc kinh tế và nhân tố tự ổn định, chính phủ, hoạt động như một định chế, cũng có vai trò quan trọng trong việc ổn định nền kinh tế. Bằng cách thực thi các chính sách khác nhau, đặc biệt là các chính sách ổn định kinh tế, chính phủ cố gắng đương đầu với các biến động cũng như can thiệp vào những bất ổn của nền kinh tế. Cách thức thực thi những chính sách này phụ thuộc nhiều vào các đặc tính cấu trúc cũng như các đặc tính thể chế của chính phủ, giữ vai trò quan trọng không thua kém gì việc lựa chọn chính sách phù hợp. Nếu có một số các rào cản cấu trúc đối với việc lựa chọn chính xác các chính sách thì việc nhận diện chính sách phù hợp cũng như việc thực thi đúng chính sách đó sẽ không khả thi. Mỗi chính sách đều trãi qua 3 giai đoạn. Sự chính xác và thực thi đúng lúc của
  18. 12 mỗi giai đoạn đều có vai trò quan trọng đối với hiệu quả của chính sách. Ba giai đoạn đó gồm: giai đoạn nhận diện, giai đoạn tạo quyết định và giai đoạn thực thi. Giai đoạn đầu tiên đòi hỏi chính phủ cần phải nhận diện được nhu cầu cần thiết phải thông qua một chính sách nào đó (ví dụ như chính sách chống suy thoái hoặc chính sách giảm lạm phát). Giai đoạn này phụ thuộc vào tính chính xác và kịp thời của các thông tin và được xem như giai đoạn nhạy cảm nhất của một chính sách, bởi vì, nếu nhu cầu cần có 1 chính sách không được nhận diện một cách chính xác, thì ở giai đoạn tiếp theo, chính sách sẽ không có kết quả tốt cho dù có được những điều kiện thuận lợi nhất. Giai đoạn này được đánh giá thông qua 2 chỉ số. Chỉ số thứ nhất quyết định mức độ chính xác của thông tin và chỉ số thứ hai cho thấy thời điểm thích hợp để tiếp cận thông tin. Sự thiếu chính xác của thông tin sẽ làm tăng khả năng thông qua các chính sách sai lầm và việc này thường đưa nền kinh tế rơi vào tình trạng tồi tệ và bất ổn hơn. Hơn nữa, việc thực thi một chính sách tốt trong 1 thời điểm bất hợp lý có thể là một nhân tố khác của sự bất ổn. Chẳng hạn như, nếu việc thực thi chính sách chống suy thoái được tiến hành chậm trễ đến mức thời kỳ suy thoái đã chấm dứt và nền kinh tế đi vào giai đoạn tăng trưởng, thì việc thực thi chính sách đó vào lúc này sẽ làm gia tăng lạm phát và sẽ kéo dài thời kỳ lạm phát một cách quá mức. Vì thế, việc thực thi chính sách này sẽ làm tăng sự bất ổn thay vì phải làm giảm nó. Việc nhận diện chính sách một cách chính xác và đúng lúc có vai trò quan trọng đến mức một nhóm các nhà kinh tế, nhất là các nhà tiền tệ, cho rằng chính phủ không nên thực thi các chính sách tiền tệ với mục tiêu ổn định nền kinh tế, bởi vì chính phủ không thể nhận diện các chính sách một cách chính xác và kịp thời nên việc thực thi chúng sẽ làm gia tăng sự bất ổn thay vì phải làm giảm nó. Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn tạo quyết định. Sau khi nhận diện được việc cần thiết phải thông qua một chính sách nào đó, chính phủ phải quyết định cách thức thực thi chính sách này. Chẳng hạn như, trong trường hợp nhận thấy cần phải thông
  19. 13 qua chính sách chống suy thoái và có thể phải đối mặt với tình trạng thâm hụt ngân sách, chính phủ phải quyết định các chi tiêu có liên quan. Nếu tỷ lệ chi tiêu bị gia tăng và tỷ lệ thâm hụt ngân sách cũng gia tăng, chính phủ buộc phải vay nợ quốc tế và/hoặc in thêm tiền, trong điều kiện như thế, chính sách của chính phủ sẽ đưa đến tình trạng lạm phát gia tăng và hệ quả kéo theo là làm tăng bất ổn kinh tế vĩ mô. Vì thế, việc tạo quyết định chính xác và đúng lúc là vấn đề quan trọng nhất. Việc thực thi chính sách là giai đoạn cuối cùng. Trong giai đoạn này, việc nhận diện và tạo quyết định đã được tiến hành cũng như đã xem xét đến tính thực tiễn của chính sách. Chẳng hạn như, chính phủ quyết định thực thi chính sách tăng chi tiêu công, mức độ và thời gian gia tăng trong giai đoạn tiến hành này có thể khác với mức độ và thời gian gia tăng phù hợp, trong tình hình đó, việc thực thi không phù hợp của chính sách sẽ dẫn đến sự gia tăng bất ổn kinh tế vĩ mô. Vì lý do đó, việc thiết lập ba giai đoạn đúng đắn và đúng lúc trên giữ vai trò hàng đầu trong việc làm giảm sự bất ổn. (Dornbusch et al., 2007) 2.2.2.2 Quan điểm của các nhà thể chế Các nhà thể chế tập trung chú ý đặc biệt vào vai trò của các thể chế trong nền kinh tế. North (1998) định nghĩa thể chế như sau: “Các thể chế là những qui định trong xã hội. Nói cách khác, các thể thế là những ràng buộc được tạo ra bởi con người hình thành các mối tương tác qua lại lẫn nhau giữa con người.” Một vài nhà kinh tế thể chế đã thảo luận về vấn đề nghiên cứu vai trò của các thể chế dân chủ đối với sự bất ổn kinh tế vĩ mô và tất cả đều nhấn mạnh rằng các thể chế dân chủ có thể góp phần làm giảm sự bất ổn (Haghighi et al., 2012). Trong một nghiên cứu về mối quan hệ giữa thể chế dân chủ và thành quả kinh tế, Rodrik (1997) tìm thấy bằng chứng thực nghiệm cho thấy các thể chế dân chủ không chỉ giúp kiểm soát các cú sốc tốt hơn mà còn giúp tạo ra sự ổn định hơn đối với thành
  20. 14 quả kinh tế. Tương tự, trong một nghiên cứu tìm hiểu sự tác động của thể chế dân chủ đối với thành quả kinh tế của Quinn & Woolley (2001), kết quả phân tích cho thấy có một mối quan hệ vững chắc, cùng chiều giữa thể chế dân chủ và mức độ ổn định của nền kinh tế. Nói cách khác, sự bất ổn kinh tế vĩ mô trong các chính phủ dân chủ thì thấp hơn những chính phủ không dân chủ. Có được như thế có thể là nhờ vào việc tạo ra các mối tương tác ưu việt hơn giữa con người với con người của thể chế dân chủ. Các quốc gia dân chủ tránh sử dụng các chính sách gây bất hòa và giải quyết các xung đột và tranh cãi xã hội, những nhân tố dẫn đến sự bất ổn kinh tế vĩ mô, bằng những thỏa thuận chung. Rõ ràng rằng, với những chính sách được thảo luận và bàn bạc nhiều hơn, sự đồng hợp tác xã hội và việc giảm các tác động tiêu cực của các nhóm xã hội là những đặc tính nổi bật của các chính phủ dân chủ. Trong một chính phủ dân chủ, tất cả các nhóm xã hội được phép đưa ra quan điểm một cách thoải mái và thân thiện về các quyết định chính trị. Từ đó giúp tránh được sự bộc phát của các tranh chấp xã hội giữa các nhóm văn hóa, góp phần tạo ra một môi trường thân thiện giúp làm giảm sự bất ổn của các chính sách cũng như làm giảm các khủng hoảng xã hội. (Haghighi et al., 2012) Các chính phủ dân chủ có một nền kinh tế ổn định hơn là nhờ các nhà lãnh đạo của chính phủ đó bị chi phối bởi lá phiếu bầu của các công dân ngại rủi ro. Vì thế, khả năng thông qua những chính sách rủi ro, mà chúng dễ dẫn đến sự bất ổn hơn, được giảm thiểu. Chính vì vậy, ở những quốc gia này, nền kinh tế sẽ ổn định hơn. Sự hiện diện của những cá nhân lo ngại rủi ro đối lập với những nhà làm chính sách ưa thích rủi ro là giả định cơ bản của lý thuyết này. Khi các nhà làm chính sách nhận thấy dự đoán của người dân (những người bầu họ) giữ vai trò hàng đầu đối với tương lai chính trị của họ, họ lao vào thực thi chính sách có gắn kết với các ước đoán của người dân. Vì thế, các chính sách được thực thi trong những hệ thống dân chủ này sẽ ít rủi ro hơn và hệ quả là, sự bất ổn định kinh tế vĩ mô cũng sẽ ít hơn. (Haghighi et al., 2012)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2