intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của các yếu tố rủi ro tài chính lên dự báo tỷ suất sinh lợi cổ phiếu

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

29
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu này xem xét bằng cách nào những rủi ro lãi suất, tỷ giá hối đoái và giá cả hàng hóa tác động đến tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của nhà đầu tư cũng như các nhà phân tích. Những rủi ro tài chính này có tạo ra sự không chắc chắn về tỷ suất sinh lợi dự báo của nhà đầu tư và nhà đầu tư có giải quyết được sự không chắc chắn này hay không.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của các yếu tố rủi ro tài chính lên dự báo tỷ suất sinh lợi cổ phiếu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM ---------------- NGUYỄN THỊ CẨM HỒNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ RỦI RO TÀI CHÍNH LÊN DỰ BÁO TỶ SUẤT SINH LỢI CỔ PHIẾU LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HCM ---------------- NGUYỄN THỊ CẨM HỒNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ RỦI RO TÀI CHÍNH LÊN DỰ BÁO TỶ SUẤT SINH LỢI CỔ PHIẾU Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng Mã số : 60340201 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2013
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Tác động của các yếu tố rủi ro tài chính lên dự báo tỷ suất sinh lợi cổ phiếu” là công trình nghiên cứu của chính tôi. Ngoài những tài liệu tham khảo đã được trích dẫn trong luận văn, tôi cam đoan rằng mọi số liệu và kết quả nghiên cứu của luận văn này chưa từng được công bố hoặc được sử dụng dưới bất cứ hình thức nào. TP. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Cẩm Hồng
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SỬ DỤNG TRONG BÀI TÓM LƯỢC .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG ............................................................................... 2 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 2 2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 2 3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 2 4. Bố cục bài nghiên cứu ............................................................................................. 3 CHƯƠNG 2: CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY.......................................................... 4 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU, CÁC BIẾN RỦI RO VĨ MÔ VÀ MÔ HÌNH KIỂM ĐỊNH ................................................................................................................... 8 1. Dữ liệu nghiên cứu .................................................................................................. 8 2. Mô tả các biến nghiên cứu và cách xử lý các biến ................................................... 8 3. Mô hình kiểm định ................................................................................................ 10 3.1 Kiểm định phương sai sai số thay đổi – heteroskedasticity ............................... 11 3.2 Kiểm định Wooldridge test: Kiểm định hiện tượng tương quan chuỗi .............. 13 CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............ 22 1. Mô hình nghiên cứu............................................................................................... 22 1.1 Hồi quy tỷ suất sinh lợi theo báo cáo khi có sự thay đổi của lãi suất, tỷ giá hối đoái và giá cả hàng hóa .................................................................................... 24 1.2 Hồi quy phân tích sai số dự báo khi có sự thay đổi của lãi suất, tỷ giá hối đoái và giá cả hàng hóa ........................................................................................... 36
  5. 2. Gia tăng thông tin dự báo cho nhà phân tích .......................................................... 45 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ............................................................................................. 48 MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA BÀI NGHIÊN CỨU............................................................ 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SỬ DỤNG TRONG BÀI Bảng 1: Kiểm định phương sai sai số thay đổi của mô hình khi thay đổi rủi ro trong hiện tại và độ trễ 3 quý ....................................................................... 11 Bảng 2: Kiểm định phương sai sai số thay đổi của mô hình khi thay đổi rủi ro trong hiện tại ................................................................................................ 12 Bảng 3: Kiểm định phương sai sai số thay đổi của mô hình khi ảnh hưởng các rủi ro có độ trễ 3 quý .............................................................................................. 12 Bảng 4: Kiểm định Wooldridge test cho mô hình của bảng 15 ................................ 13 Bảng 5: Kiểm định Wooldridge test cho mô hình của bảng 16 ................................ 13 Bảng 6: Kiểm định Wooldridge test cho mô hình của bảng 17 ................................ 13 Bảng 7: Kết quả khắc phục phương sai sai số và tự tương quan bằng mô hình GLS ................................................................................................. 14 Bảng 8: Kết quả khắc phục phương sai sai số thay đổi và tự tương quan bằng mô hình GLS chỉ xem xét ảnh hưởng các rủi ro hiện tại ............................. 16 Bảng 9: Kết quả hồi quy khắc phục hiện tượng tương quan chuỗi và phương sai sai số thay đổi đối với mô hình chỉ xem xét ảnh hưởng các rủi ro biến trễ ba quý ............................................................................................................ 17 Bảng 10: Kiểm tra đa cộng tuyến và khắc phục hiện tương đa cộng tuyến bằng cách sử dụng VIF (Variance Inflation Factor) .................................... 18 Bảng 11: Bảng kết quả kiểm định loại bỏ biến trễ ...................................................... 20 Bảng 12: Hồi quy loại bỏ biến giá trị hiện tại của IR, FX và COM ............................ 21 Bảng 13: Bảng thống kê mô tả rủi ro tài chính từ các biến vĩ mô ............................... 22 Bảng 14: Bảng thống kê biến tỷ suất sinh lợi theo báo cáo và biến kiểm soát được sử dụng trong phân tích hồi quy ....................................................................... 25 Bảng 15: Hồi quy tỷ suất sinh lợi bất thường ba ngày trước ngày công bố lợi nhuận của biến động lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá cả hàng hóa ở thời điểm hiện tại
  7. và độ lệch chuẩn của tổng sản phẩm quốc nội, độ bất ổn của thị trường thay đổi . ............................................................................................................... 29 Bảng 16: Hồi quy tỷ suất sinh lợi bất thường ba ngày trước ngày công bố lợi nhuận của độ trễ của lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá cả hàng hóa và độ lệch chuẩn của tổng sản phẩm quốc nội, độ bất ổn của thị trường thay đổi .......................... 31 Bảng 17: Hồi quy tỷ suất sinh lợi bất thường ba ngày trước ngày công bố lợi nhuận của lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá cả hàng hóa ở thời điểm hiện tại và độ trễ của nó, độ lệch chuẩn của tổng sản phẩm quốc nội, độ bất ổn của thị trường thay đổi.......................................................................................................... 33 Bảng 18: Thống kê các công ty trong mẫu có dữ liệu dự báo đến thời điểm hiện tại ........................................................................................................... 36 Bảng 19: Hồi quy chênh lệch tỷ suất sinh lợi dự báo với các biến độc lập gồm rủi ro hiện tại .......................................................................................................... 41 Bảng 20: Hồi quy chênh lệch tỷ suất sinh lợi dự báo với các biến độc lập gồm rủi ro với độ trễ 3 quý ............................................................................................. 42 Bảng 21: Hồi quy chênh lệch tỷ suất sinh lợi dự báo với các biến độc lập gồm rủi ro hiện tại và độ trễ 3 kỳ.................................................................................... 43
  8. 1 ĐỀ TÀI: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỔ RỦI RO TÀI CHÍNH LÊN DỰ BÁO TỶ SUẤT SINH LỢI CỔ PHIẾU TÓM LƯỢC Bài nghiên cứu này xem xét bằng cách nào những rủi ro lãi suất, tỷ giá hối đoái và giá cả hàng hóa tác động đến tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của nhà đầu tư cũng như các nhà phân tích. Những rủi ro tài chính này có tạo ra sự không chắc chắn về tỷ suất sinh lợi dự báo của nhà đầu tư và nhà đầu tư có giải quyết được sự không chắc chắn này hay không. Kết quả bài nghiên cứu này cho thấy nhà đầu tư và nhà phân tích gặp khó khăn trong việc ước tính các rủi ro tài chính đến tỷ suất sinh lợi dự báo. Kết quả cho thấy rủi ro tài chính là nguyên nhân gây ra sự không chắc chắn về lợi nhuận dự báo của nhà đầu tư. Mô hình sử dụng trong bài nghiên cứu này để giải quyết sự không chắc chắn được tạo ra từ rủi ro tài chính đến tỷ suất sinh lợi dự báo của nhà đầu tư. Kết quả cho thấy nhà đầu tư không hoàn toàn giải quyết được sự không chắc chắn này mà chỉ giải quyết được một phần sự không chắc chắc, khoảng gần 20% trong tổng sự không chắc chắn được giải quyết trong bài nghiên cứu này.
  9. 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG 1. Lý do chọn đề tài: Trong thực tế người bên ngoài luôn có ít thông tin về tình hình hoạt động của công ty hơn các nhà quản trị, ban giám đốc công ty, vì vậy có nhiều lý thuyết được xây dựng để làm thế nào những rủi ro tài chính ảnh hưởng đến dự báo tỷ suất sinh lợi của nhà đầu tư. Những rủi ro tài chính nào tạo ra sự không chắc chắn cho dự báo của nhà đầu tư. Những thông tin trên báo cáo tài chính được các công ty công bố ra bên ngoài là những thông tin vừa mang tính lịch sử vừa không phản ánh đầy đủ các rủi ro mà công ty đang đối mặt hoặc sẽ đối mặt trong tương lai. Những rủi ro này ảnh hưởng đến khả năng dự báo tỷ suất sinh lợi công ty của các nhà phân tích, các nhà đầu tư. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Liệu nhà đầu tư có giải quyết được sự không chắc chắn được tạo ra từ rủi ro tài chính lên tỷ suất sinh lợi cổ phiếu. 3. Phương pháp nghiên cứu: Trong bài nghiên cứu này tôi sử dụng các mô hình hồi quy. Trước hết tôi sử dụng các mô hình để kiểm định phương sai sai số thay đổi (heteroskedasticity) và kiểm định Wooldridge test để kiểm định hiện tượng tương quan chuỗi. Các mô hình hồi quy như:  Hồi quy tỷ suất sinh lợi theo báo cáo của công ty khi lãi suất, tỷ giá hối đoái và giá cả hàng hóa thay đổi.
  10. 3  Hồi quy tỷ suất sinh lợi bất thường của chứng khoán trong ba ngày trước ngày công bố báo cáo của công ty khi lãi suất, tỷ giá hối đoái và giá cả hàng hóa thay đổi.  Hồi quy sai số dự báo của nhà phân tích và những thay đổi lãi suất, tỷ giá hối đoái và giá cả hàng hóa. 4. Bố cục bài nghiên cứu:  Tôi thiết kế cấu trúc bài nghiên cứu để kiểm tra các chuỗi sự kiện sau:  1) Các nhà đầu tư và các nhà phân tích quan sát thông tin chung về những thay đổi của lãi suất (IR), tỷ giá hối đoái (FX) và giá cả hàng hóa (COM) trong quý t và quý t-1, t-2, t-3.  2) Ngay cuối quý t hoặc gần cuối quý t, các nhà đầu tư và các nhà phân tích sử dụng thông tin mà họ có được về độ nhạy cảm rủi ro tài chính công ty để tạo thành những kỳ vọng về những thay đổi của lãi suất, tỷ giá hối đoái và giá cả hàng hóa xảy ra tại thời điểm và độ trễ của nó có thể sẽ ảnh hưởng đến các lợi nhuận công ty trong quý t.  3) Lợi nhuận của công ty trong quý t được báo cáo trong quý t +1 và sai số dự báo của nhà phân tích và nhà đầu tư (ví dụ, báo cáo tỷ suất sinh lợi) được quan sát.  Bài nghiên cứu này được trình bày như sau:  Chương 2: Các nghiên cứu trước đây.  Chương 3: Mô tả các lựa chọn mẫu và rủi ro của các nhân tố vĩ mô.  Chương 4: Báo cáo kết quả về mối liên quan giữa thay đổi của lãi suất, tỷ giá hối đoái và giá cả hàng hóa và tỷ suất sinh lợi theo báo cáo và dự báo tỷ suất sinh lợi của nhà đầu tư.  Chương 5: Tổng kết.
  11. 4 CHƯƠNG 2: CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 1. Wayne Guay và cộng sự (2003) “The influence of corporate risk exposures on the accuracy of earnings forescasts”: xem xét bằng cách nào những biến động của lãi suất, tỷ giá hối đoái và giá cả hàng hóa ảnh hưởng đến lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư. Kết quả cho thấy nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc đo lường ảnh hưởng của các rủi ro tài chính lên tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của nhà đầu tư. Tỷ suất sinh lời của cổ phiếu phụ thuộc vào những biến động của lãi suất, tỷ giá hối đoái và giá cả hàng hóa ở hiện tại và độ trễ của nó. Những rủi ro tài chính này làm gia tăng sự không chắc chắn về lợi nhuận dự kiến của nhà đầu tư, và nhà đầu tư giải quyết được khoảng từ 28% đến 56% sự không chắc chắn được tạo ra bởi sự biến động của lãi suất, tỷ giá hối đoái và giá cả hàng hóa. 2. Võ Thị Thúy Anh và Nguyễn Thanh Hải (2013) “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Việt Nam”: Kết quả cho thấy tỷ suất sinh lợi cổ phiếu chịu tác động của hai nhân tố cơ bản là lạm phát và chỉ số Nikkei, đại diện cho tình hình kinh tế khu vực trong đó tác động của lạm phát mạnh hơn rất nhiều. Ngành công nghiệp và ngành tiêu dùng chịu tác động tiêu cực của lạm phát ngoài kỳ vọng lớn nhất. Các cổ phiếu của các doanh nghiệp có hiệu quả kinh doanh tốt chịu tác động của lạm phát thấp nhất. Tác động của chỉ số Nikkei yếu nhưng mức độ tác động đến cổ phiếu các ngành ít phân tán hơn. 3. Bhattacharya (1979): “Imperfect information, dividend policy and ‘the bird in the hand’ fallacy”: tác giả giả định rằng nhà đầu tư bên ngoài luôn có thông tin không hoàn hảo về lợi nhuận của công ty và việc chi trả cổ tức bằng tiền mặt bị đánh thuế cao hơn so với thuế thu nhập. Bài nghiên cứu này giải thích lý do tại sao công ty chi trả cổ tức bằng tiền mặt mặc dù có những bất
  12. 5 lợi về thuế như vậy. Kết quả bài nghiên cứu này cho thấy rằng chính sách chi trả cổ tức như là một dấu hiệu về dòng tiền kỳ vọng của nhà đầu tư. 4. Myers và Majluf (1984) “Corporate financing and investment decisions when firms have information that investors do not have”: tác giả xem xét rằng một công ty phải phát hành cổ phiếu để huy động vốn từ nhà đầu tư để thực hiện các cơ hội đầu tư. Giả định rằng các nhà quản lý có đầy đủ thông tin hơn so với các nhà đầu tư tiềm năng bên ngoài. Các nhà đầu tư giải thích quyết định của công ty một cách hợp lý: mô hình cân bằng của quyết định phát hành – đầu tư vào các dự án khả thi đã được chọn trước. Mô hình này cho thấy rằng các công ty có thể từ chối phát hành cổ phiếu và do đó họ có thể bỏ qua cơ hội đầu tư. Mô hình này cũng giải thích được một số khía cạnh của tài chính hành vi, trong đó xu hướng dựa vào nguồn lực nội bộ từ các quỹ và việc ưa thích sử dụng đòn bẩy tài chính nếu công ty huy động từ nguồn vốn bên ngoài. 5. Demarzo và Duffie (1995) “Corporate incentives for hedging and hedge accounting”: tác giả cho rằng thông tin ảnh hưởng đến quản trị rủi ro tài chính. Phòng ngừa rủi ro tài chính làm cải thiện thông tin về lợi nhuận của công ty và nó cũng là dấu hiệu cho thấy khả năng quản trị và hiệu quả của dự án đầu tư. Các nhà quản trị và các cổ đông có động cơ truyền tải thông tin có thể khác nhau, tuy nhiên đứng đầu những xung đột này là chính sách phòng ngừa rủi ro tối ưu. Tác giả cho thấy rằng những động cơ đó phụ thuộc vào thông tin kế toán của công ty. Nếu việc thực hiện phòng ngừa rủi ro này không được tiết lộ (ví dụ như báo cáo của công ty chỉ là tổng hợp thu nhập), quản trị rủi ro với mục tiêu là làm giảm rủi ro hơn nếu tất cả rủi ro đều được biết. Trong trường hợp này, điều tốt nhất cho các cổ đông là chỉ yêu cầu tổng hợp các báo cáo của kế toán. Phòng ngừa rủi ro tài chính có thể làm hạn chế
  13. 6 những tổn thất cho công ty và do đó làm giảm sự bất cân xứng thông tin giữa các nhà quản lý và nhà đầu tư. 6. Những bài nghiên cứu mở rộng cho thấy rằng các công ty xem xét chi phí cung cấp thông tin từ khi tiến hành thiết lập đến khi thực hiện. Ngoài ra, cơ quan quản lý gồm Ủy ban Chứng khoán Mỹ - SEC (U.S. Securities and Exchange Commission) và Tổ chức Tài chính kế toán Mỹ - FASB (Financial Accounting Standard Board) đã phát hiện ra sự không chắc chắn đó và đã tiến hành các khảo sát các công ty để làm rõ các lập luận của họ (Ví dụ, giữa năm 1990 và năm 1998 Tổ chức Tài chính kế toán Mỹ - FASB đã ban hành Báo cáo của Chuẩn mực Kế toán tài chính số 105,107, 119, và 133 tất cả nhằm mục đích yêu cầu các công ty phải thuyết minh các thông tin liên quan đến công cụ tài chính chẳng hạn như chứng khoán phái sinh. Năm 1997, Ủy ban Chứng khoán Mỹ - SEC đã ban hành báo cáo tài chính phát hành số 48 yêu cầu có ước tính không chỉ định tính mà phải định lượng được những tổn thất tài chính có thể có từ những biến động bất lợi về lãi suất, tỷ giá hối đoái và giá cả hàng hóa liên quan đến hoạt động của công ty. 7. Barton 2001 “Does the Use of Financial Derivatives Affect Earnings Management Decisions?”: Bài nghiên cứu này cung cấp một bằng chứng phù hợp với nhà quản trị sử dụng các công cụ tài chính phái sinh và chi phí trích trước như là cách thay thế để làm ổn định thu nhập. Bài nghiên cứu này sử dụng dữ liệu từ 1994 đến 1996 của 500 công ty theo tạp chí Fortune, Tác giả ước tính các phương trình mà động cơ của nhà quản trị để duy trì sự ổn định thu nhập thông qua phòng ngừa rủi ro tài chính và trích trước chi phí. Động cơ này bao gồm cả việc gia tăng chi phí và giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và chi phí tài chính, tránh đầu tư không hiệu quả và giảm bớt sự biến động do không đa dạng hóa trong đầu tư hoặc đa dạng hóa thấp. Sau khi tác giả điều
  14. 7 chỉnh, tác giả tìm thấy có một sự liên kết chặt chẽ cùng chiều giữa việc sử dụng các công cụ tài chính phái sinh và trích trước chi phí để ổn định thu nhập. 8. Pincus và Rajgopal (2002) “The Interaction between Accrual Management and Hedging: Evidence from Oil and Gas Firms”: Bài nghiên cứu điều tra liệu các công ty sản xuất dầu mỏ và khí đốt sử dụng các phương pháp trích trước và phòng ngừa rủi ro để ổn định thu nhập. Các công ty tham gia vào thăm dò và khai thác dầu thường phải đối mặt với 2 loại rủi ro đó là rủi ro về giá dầu và rủi ro thăm dò dầu. Các công ty có thể lựa chọn phương pháp trích trước chi phí để làm giảm độ bất ổn của thu nhập gây ra bởi giá dầu, nhưng không thể phòng ngừa rủi ro trong hoạt động thăm dò dầu. Bởi vì chi phí phòng ngừa rủi ro và chi phí trích trước là rất cao, và các nghiên cứu trước đây của Haushalter 2000 và Barton 2001 cho rằng các nhà quản trị không thể loại bỏ tất cả các rủi ro, tác giả kỳ vọng rằng nhà quản lý sẽ sử dụng các phương pháp khác thay thế để làm ổn định thu nhập. Kết quả cho thấy rằng một quá trình tuần tự theo đó các nhà quản lý các công ty sản xuất dầu và khí đốt đầu tiên phải xác định mức độ mà họ sẽ sử dụng để phòng ngừa rủi ro về giá dầu, sau đó, đặc biệt là trong quý tư, quản lý độ bất ổn của thu nhập còn lại bằng các hoạt động mua bán để ổn định thu nhập. 9. Nghiên cứu thực nghiệm gần đây như Minton và Schrand (1999), Gebhart và cộng sự (2001), Lang và cộng sự (2002), và Easley và cộng sự (2002) đều cho thấy rằng sự không chắc chắn là nguyên nhân gây ra thông tin không hoàn hảo và bất cân xứng thông tin ảnh hưởng đến cấu trúc vốn và giá trị công ty.
  15. 8 CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU, CÁC BIẾN RỦI RO VĨ MÔ VÀ MÔ HÌNH KIỂM ĐỊNH 1. Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu của bài nghiên cứu này là các công ty phi tài chính niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM từ quý 3 năm 2007 đến quý 2 năm 2013. Mẫu ban đầu bao gồm 546 báo cáo công ty theo năm (1.872 báo cáo công ty theo quý). (Mặc dù mức độ rủi ro liên quan độ nhạy cảm rủi ro của các công ty tài chính và công ty dịch vụ công ích đang được quan tâm, tôi loại trừ các công ty này bởi vì bản chất của độ nhạy cảm rủi ro, hoạt động phòng ngừa rủi ro được thực hiện để quản lý những rủi ro này, số lượng và từng loại rủi ro và các hoạt động phòng ngừa rủi ro là khác hơn so với các công ty khác). 2. Mô tả các biến nghiên cứu và cách xử lý các biến  Biến Abs(IR) và Top decile IR: Bước 1: Lấy dữ liệu lãi suất huy động từ nguồn Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam theo tháng công bố tại website của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (xem http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vim/vipages_cstt/laisuat/banglaisuat). Bước 2: Tính biến động lãi suất theo quý – Abs(∆IR) = (Giá trị IR cuối quý/Giá trị IR đầu quý) – 1 Bước 3: Tính tỷ suất sinh lợi từng tháng của từng cổ phiếu và sắp xếp. Bước 4: Để tính Top decile IR: chạy hệ số tương quan giữa tỷ suất sinh lợi theo tháng của từng cổ phiếu và biến động IR của từng tháng. Sử dụng hàm excel “correl” để tính hệ số tương quan giữa tỷ suất sinh lợi hàng tháng theo từng cổ phiếu và biến động IR. Bước 5: Xếp hạng hệ số tương quan theo quý. Sử dụng hàm excel “Rank”
  16. 9 Bước 6: Sắp xếp giá trị đã xếp hạng theo từng quý, lấy top 10% cao nhất từ trên xuống cho giá trị là 1, các mã còn lại cho giá trị là 0.  Biến Abs(FX) và Top decile FX: Bước 1: Lấy dữ liệu tỷ giá Đô la Mỹ và VND hàng tháng từ nguồn thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại website của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam (xem http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vim/vipages_trangchu/qlnh/tygia/tgbq) Bước 2: Tính biến động tỷ giá theo quý – Abs(∆FX) = (Giá trị FX cuối quý/ Giá trị FX đầu quý) – 1 Bước 3: Tính tỷ suất sinh lợi từng tháng của từng cổ phiếu và sắp xếp. Bước 4: Để tính Top decile FX: chạy hệ số tương quan giữa tỷ suất sinh lợi theo tháng của từng cổ phiếu và biến động FX của từng tháng. Sử dụng hàm excel “correl” để tính hệ số tương quan giữa tỷ suất sinh lợi hàng tháng theo từng cổ phiếu và biến động FX Bước 5: Xếp hạng hệ số tương quan theo từng quý. Sử dụng hàm excel “Rank” Bước 6: Sắp xếp giá trị đã xếp hạng theo từng quý, lấy top 10% cao nhất từ trên xuống cho giá trị là 1, các mã còn lại cho giá trị là 0.  Biến Abs(COM) và Top decile COM: Bước 1: Lấy dữ liệu chỉ số giá cả hàng hóa theo tháng từ nguồn Goldman Sachs Commodity Excess Return Index (xem http://www.goldmansachs.com/what-we-do/securities/products-and-business- groups/products/gsci/components-weights-index-levels.html). Bước 2: Tính biến động giá cả hàng hóa theo quý - Abs(∆COM) = (Giá trị COM cuối quý/ Giá trị COM đầu quý) – 1 Bước 3: Tính tỷ suất sinh lợi từng tháng của từng cổ phiếu và sắp xếp.
  17. 10 Bước 4: Tính Top decile COM, chạy hệ số tương quan giữa tỷ suất sinh lợi theo tháng của từng cổ phiếu và biến động COM của từng tháng Sau đó tính hệ số tương quan. Sử dụng hàm excel “correl” để tính hệ số tương quan giữa tỷ suất sinh lợi hàng tháng theo từng cổ phiếu và biến động COM. Bước 5: Xếp hạng hệ số tương quan theo từng quý. Sử dụng hàm excel “Rank” Bước 6: Sắp xếp giá trị đã xếp hạng theo từng quý, lấy top 10% cao nhất từ trên xuống cho giá trị là 1, các mã còn lại cho giá trị là 0.  Tương tự với biến trễ 3 quý.  Biến độ bất ổn thị trường – Volatility: Bước 1: Tổng hợp dữ liệu tỷ suất sinh lợi theo ngày của tất cả các công ty trong thời gian nghiên cứu Bước 2: Tính độ lệch chuẩn tỷ suất sinh lợi trong quý. Sử dụng hàm excel “STDEV” theo tỷ suất sinh lợi hàng ngày của từng cổ phiếu.  Biến Abs deviation in GDP: Bước 1: Tổng hợp dữ liệu GDP theo quý từ nguồn IMF - International Moneytary Fund (xem chi tiết tại http://www.imf.org/external/data.htm) Bước 2: Tính thay đổi GDP theo từng quý theo công thức = (GDP quý hiện tại/ GDP quý trước) – 1 Bước 3: Tính trung bình giá trị thay đổi GDP trong suốt thời gian nghiên cứu Bước 4: Tính deviation GDP = thay đổi GDP từng quý – Trung bình giá trị GDP trong suốt thời gian nghiên cứu 3. Mô hình kiểm định Tác giả thiết kế các kiểm định để xem liệu những thay đổi của lãi suất, tỷ giá hối đoái và giá cả hàng hóa có gia tăng thông tin không chắc chắn mà nhà đầu tư phải đối mặt với sự ước tính chính xác thu nhập, bằng cách kiểm định phương sai
  18. 11 sai số không đổi – heteroskedasticity và kiểm định Lagram – Multiplier hiện tượng tự tương quan. 3.1 Kiểm định phương sai sai số thay đổi – heteroskedasticity Một trong những giả định quan trọng của mô hình OLS là phương sai sai số không đổi. Do đó để kiểm định giả định này trong bài nghiên cứu sử dụng kiểm định Breusch – Pagan / Cook – Weisberg test. Giả thuyết H 0 cho rằng phương sai sai số không thay đổi qua thời gian. Kết quả kiểm định được trình bày trong bảng 1 đối với phương trình đầy đủ cả giá trị thay đổi rủi ro trong hiện tại và độ trễ 3 quý. Bảng 1: Kiểm định phương sai sai số thay đổi của mô hình khi thay đổi rủi ro trong hiện tại và độ trễ 3 quý Breusch – Pagan/Cook – Weisberg test for heteroskedasticity Ho: Constant variance Variables: fitted values of absolute return Chi2(1) = 40.13 Prob> Chi2 = 0.0000 Giá trị Prob = 0.0000 cho thấy bác bỏ giả thiết H 0 , nghĩa là phương sai sai số thay đổi theo thời gian. Kết quả kiểm định đối với mô hình hồi quy chỉ xem xét ảnh hưởng rủi ro trong hiện tại, được trình bày trong bảng 2.
  19. 12 Bảng 2: Kiểm định phương sai sai số không đổi của mô hình khi thay đổi rủi ro trong hiện tại Breusch – Pagan/Cook – Weisberg test for heteroskedasticity Ho: Constant variance Variables: fitted values of absolute return Chi2(1) = 35.32 Prob> Chi2 = 0.0000 Giá trị Prob = 0.0000 cho thấy bác bỏ giả thiết H 0 , nghĩa là phương sai sai số thay đổi theo thời gian. Cuối cùng, đối với mô hình hồi quy chỉ xem xét ảnh hưởng các rủi ro có độ trễ 3 quý, kết quả được trình bày trong bảng 3 cũng cho kết quả tương tự với phương sai sai số thay đổi. Bảng 3: Kiểm định phương sai sai số không đổi của mô hình khi ảnh hưởng các rủi ro có độ trễ 3 quý Breusch – Pagan/Cook – Weisberg test for heteroskedasticity Ho: Constant variance Variables: fitted values of absolute return Chi2(1) = 12.95 Prob> Chi2 = 0.0003 Bài nghiên cứu tiếp tục thực hiện một kiểm định quan trọng nữa là kiểm định tương quan chuỗi trong mô hình.
  20. 13 3.2 Kiểm định Wooldridge test: Kiểm định hiện tượng tương quan chuỗi Một trong những giả định quan trọng của mô hình OLS là không có hiện tượng tương quan chuỗi trong phần dư. Do đó, bài nghiên cứu tiếp tục thực hiện kiểm định Wooldridge test nhằm phát hiện ra hiện tượng tương quan chuỗi. Giả thuyết H 0 : không có hiện tượng tương quan chuỗi. Kết quả kiểm định đối với mô hình của bảng 15 chỉ có ảnh hưởng các rủi ro trong hiện tại, mô hình của bảng 16 đầy đủ các biến rủi ro trong hiện tại và trễ 3 quý, mô hình của bảng 17 chỉ xem xét ảnh hưởng các rủi ro trễ 3 quý được trình bày lần lượt trong các bảng 4, 5 và 6. Bảng 4: Kiểm định Wooldridge test cho mô hình của bảng 15 Wooldridge test for autocorrelatin in panel data Ho: no first – order autocorrelation F (1, 77) = 13.534 Prob> F = 0.0004 Bảng 5: Kiểm định Wooldridge test cho mô hình của bảng 16 Wooldridge test for autocorrelatin in panel data Ho: no first – order autocorrelation F (1, 77) = 44.247 Prob> F = 0.0000 Bảng 6: Kiểm định Wooldridge test cho mô hình của bảng 17 Wooldridge test for autocorrelatin in panel data Ho: no first – order autocorrelation F (1, 77) = 6.486 Prob> F = 0.0129
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2