intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của công nghiệp hóa và đô thị hóa đến đời sống người dân trên địa bàn huyện Bến Lức - Tỉnh Long An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

25
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài nghiên cứu này nhằm mục tiêu tìm hiểu hiện trạng đời sống của những người dân mất đất do công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đánh giá các tài sản sinh kế, đánh giá tác động của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đến đời sống của các hộ dân. Trên cơ sở phân tích hiện trạng đề ra các giải pháp hỗ trợ người dân mất đất chuyển đổi nghề nghiệp, xây dựng sinh kế bền vững.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của công nghiệp hóa và đô thị hóa đến đời sống người dân trên địa bàn huyện Bến Lức - Tỉnh Long An

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------------- TÔ CÔNG THÀNH TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BẾN LỨC - TỈNH LONG AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2008
  2. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU CHƯƠNG I: ĐÔ THỊ HÓA, PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ..................................................................................................................................1 1.1. Đô thị hoá và phát triển công nghiệp ...........................................................................2 1.1.1. Đất nông nghiệp và xu hướng biến động đất nông nghiệp ....................................2 1.1.2. Tình hình đô thị hoá và phát triển công nghiệp......................................................3 1.1.2.1. Đô thị hoá.......................................................................................................3 1.1.2.2. Phát triển công nghiệp vùng nông thôn .........................................................4 1.2. Lý thuyết sinh kế bền vững của DFID .........................................................................5 1.3. Bài học kinh nghiệm ....................................................................................................9 1.3.1. Đô thị hóa bền vững ở Hàn Quốc: thành tựu và những vấn đề đặt ra....................9 1.3.2. Quá trình đô thị hóa vùng ven đô thành phố Hồ Chí Minh từ sau đổi mới (1986 – 1996) ......................................................................................................12 1.3.3. Bài học kinh nghiệm được đúc kết.......................................................................14 Tóm tắt chương I .....................................................................................................................15 CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN BẾN LỨC – TỈNH LONG AN ..................................................................................................................................................16 2.1. Vị trí địa lý Long An ..................................................................................................17 2.2. Vị trí địa lý huyện Bến Lức .......................................................................................18 2.3. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội huyện Bến Lức ..................................................20 2.3.1. Tăng trưởng kinh tế ...............................................................................................20 2.3.2. Cơ cấu kinh tế........................................................................................................21 2.3.3. . Thu nhập dân cư ...................................................................................................21 2.3.4. . Văn hóa xã hội......................................................................................................21 2.3.5. Hệ thống kết cấu hạ tầng ......................................................................................22 2.3.6. Tốc độ tăng dân số và cơ cấu dân số .....................................................................23 2.4. Các điều kiện phát triển...............................................................................................25 2.4.1. Đất đai ..................................................................................................................25 2.4.2. Dân số - Lao động .................................................................................................26 2.4.2.1. Quy mô lực lượng lao động ..........................................................................26 2.4.2.2. Cơ cấu lao động ............................................................................................26
  3. 2.5. Tình hình phát triển công nghiệp Bến Lức .................................................................33 2.6. Tình hình sử dụng đất quy hoạch ................................................................................34 2.7. Tình hình bồi thường, giải phóng mặt bằng vá giải quyết khiếu nại đất đai ..............36 Tóm tắt chương II ....................................................................................................................37 CHƯƠNG III: KẾT QUẢ KHẢO SÁT VÀ CÁC PHÂN TÍCH.......................................38 3.1. Mô tả các đặc trưng mẫu ............................................................................................39 3.2. Các đặc điểm về sinh kế của người dân .....................................................................40 3.2.1. Vốn con người .......................................................................................................40 3.2.2. Đất đai (Vốn tự nhiên)...........................................................................................42 3.2.3. Vốn tài chính .........................................................................................................44 3.2.4. Tài sản vật chất......................................................................................................45 3.2.5. Tài sản xã hội (vốn xã hội) ....................................................................................48 3.3. Các khả năng tiếp cận..................................................................................................50 3.3.1. Sử dụng điện..........................................................................................................50 3.3.2. Nước sinh hoạt.......................................................................................................50 3.3.3. Giao thông đi lại ....................................................................................................51 3.3.4. Vệ sinh – Rác thải..................................................................................................52 3.4. Các tác động của phát triển công nghiệp ....................................................................53 3.4.1. Đất đai ...................................................................................................................53 3.4.2. Việc làm.................................................................................................................56 3.4.3. Thu nhập và chi tiêu của hộ...................................................................................57 3.4.3.1. Thu nhập của hộ............................................................................................57 3.4.3.2. Chi tiêu..........................................................................................................59 3.4.4. Môi trường.............................................................................................................61 3.4.5. Tệ nạn xã hội .........................................................................................................62 Tóm tắt chương III...................................................................................................................63 CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................64 4.1. Kết luận .......................................................................................................................65 4.2. Kiến nghị .....................................................................................................................66 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  4. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: So sánh mức độ đô thị hóa ..............................................................................10 Bảng 2.1: Diện tích, dân số năm 2007 huyện Bến Lức ...................................................24 Bảng 2.2: Mức độ đô thị hóa giữa huyện Bến Lức với toàn tỉnh Long An .....................24 Bảng 2.3: Cơ cấu các loại đất...........................................................................................25 Bảng 2.4: Biến động về các loại đất ở huyện Bến Lức....................................................26 Bảng 2.5: Lực lượng lao động phân theo nhóm tuổi .......................................................26 Bảng 2.6 : Trình độ học vấn của lực lượng lao động giai đoạn 2000-2006 ....................29 Bảng 2.7: Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật theo khu vực ..............30 Bảng 2.8: Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động ở khu vực thành thị chia theo nhóm tuổi..................................................................................................................32 Bảng 2.9: Số cơ sở công nghiệp chia theo loại hình kinh tế............................................33 Bảng 2.10: Số lao động trong các doanh nghiệp..............................................................34 Bảng 2.11: Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu của huyện Bến Lức ..............................34 Bảng 3.1: Các xã tiến hành khảo sát ................................................................................39 Bảng 3.2: Giới tính các chủ hộ tiến hành khảo sát...........................................................39 Bảng 3.3: Số lao động chính trong các hộ khảo sát .........................................................40 Bảng 3.4: Giới tính của chủ lao động thứ 1 trong số hộ khảo sát....................................41 Bảng 3.5: Thống kê độ tuổi chủ hộ và tình trạng giảm đất huyện Bến Lức ....................41 Bảng 3.6: Thống kê độ tuổi lao động huyện Bến Lức .....................................................41 Bảng 3.7: Trình độ học vấn các thành viên trong hộ .......................................................42 Bảng 3.8: Cơ cấu đất sử dụng bình quân hộ ....................................................................43 Bảng 3.9: Diện tích đất thổ cư huyện Bến Lức................................................................43 Bảng 3.10: Số hộ vay vốn ở huyện Bến Lức ...................................................................44 Bảng 3.11: Các hình thức hỗ trợ vốn ở huyện Bến Lức ..................................................44 Bảng 3.12: Tình trạng vay vốn của các hộ sau khi có khu công nghiệp..........................45
  5. Bảng 3.13: Thống kê các loại tài sản vật chất chủ yếu ở huyện Bến Lức .......................45 Bảng 3.14: Diện tích nhà ở huyện Bến Lức.....................................................................46 Bảng 3.15: Thống kê mái nhà ở huyện Bến Lức .............................................................47 Bảng 3.16: Thống kê vách nhà ở huyện Bến Lức............................................................47 Bảng 3.17: Thống kê nền nhà ở huyện Bến Lức..............................................................48 Bảng 3.18: Thống kê sự giúp đỡ, hỗ trợ dành cho các hộ huyện Bến Lức......................49 Bảng 3.19: Tình trạng sử dụng điện ở các hộ huyện Bến Lức.........................................50 Bảng 3.20: Tình trạng sử dụng nước ở các hộ huyện Bến Lức .......................................50 Bảng 3.21: Tình trạng sử dụng nước các hộ huyện Bến Lức...........................................51 Bảng 3.22: Khoảng cách từ nhà đến đường chính các hộ huyện Bến Lức ......................51 Bảng 3.23: Các yếu tố chính ảnh hưởng đến cuộc sống các hộ huyện Bến Lức .............52 Bảng 3.24: Tình trạng sử dụng nhà vệ sinh các hộ huyện Bến Lức ................................52 Bảng 3.25: Tình trạng xử lý rác thải các hộ huyện Bến Lức ...........................................53 Bảng 3.26: Số liệu về đất nông nghiệp huyện Bến Lức...................................................54 Bảng 3.27: Tỷ lệ các nguyên nhân giảm đất nông nghiệp ...............................................54 Bảng 3.28: Khoảng cách từ nhà đến đường chính ...........................................................55 Bảng 3.29: Thống kê cách thức sử dụng tiền đền bù ở huyện Bến Lức ..........................55 Bảng 3.30: Tình hình thuê đất dùng canh tác ở huyện Bến Lức......................................56 Bảng 3.31: Nghề nghiệp của hộ trước và sau khi có khu công nghiệp ở huyện Bến Lức ... 57 Bảng 3.32: Cơ cấu nghề nghiệp ở huyện Bến Lức ..........................................................57 Bảng 3.33: Số liệu về thu nhập các hộ huyện Bến Lức ...................................................58 Bảng 3.34: Tình hình thu nhập hộ gia đình huyện Bến Lức............................................58 Bảng 3.35: Các nguồn thu nhập hộ gia đình huyện Bến Lức ..........................................59 Bảng 3.36: Tình hình chi tiêu các hộ huyện Bến Lức......................................................59 Bảng 3.37: Tỷ lệ các khoản chi phí các hộ huyện Bến Lức.............................................60 Bảng 3.38: Tình trạng thiếu ăn các hộ huyện Bến Lức....................................................61
  6. Bảng 3.39: Thời gian thiếu ăn các hộ huyện Bến Lức.....................................................61 Bảng 3.40: Thực trạng ô nhiễm ở huyện Bến Lức...........................................................62 Bảng 3.41: Tình trạng tệ nạn xã hội ở huyện Bến Lức ....................................................62 Bảng 3.42: Nhận xét về tình hình an ninh huyện Bến Lức..............................................63
  7. DANH MỤC BIỂU, HÌNH Hình 1.1: Khung sinh kế bền vững ..............................................................................................7 Hình 1.2 : Ngũ giác tài sản ..........................................................................................................8 Hình 2.1: Bản đồ tỉnh Long An .................................................................................................17 Hình 2.2: Bản đồ huyện Bến Lức ..............................................................................................18 Biểu 2.1: Lực lương lao động phân chia theo ngành, nghề, khu vực năm 2006........................27 Biểu 2.2: Lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật từ sơ cấp học nghề cả tỉnh Long An và huyện Bến Lức..................................................................................................31 Biểu 2.3: Lực lượng lao động có trình độ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên của huyện Bến Lức so với cả tỉnh Long An .......................................................................................31
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Xuất phát từ xu hướng công nghiệp hóa và đô thị hóa ở các địa phương trong cả nước nói chung và địa bàn huyện Bến Lức (tỉnh Long An) nói riêng, bên cạnh những tác động tích cực như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải thiện cơ sở hạ tầng, tạo nhiều việc làm, qua đó cải thiện đời sống của địa phương, còn có những tác động tiêu cực như ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội và đặc biệt là vấn đề sinh kế của người dân mất đất do công nghiệp hóa và đô thị hóa. Trong phạm vi tham khảo tài liệu của tác giả, các đề tài nghiên cứu về đô thị hóa, công nghiệp hóa chủ yếu quan tâm đến các kinh nghiệm phát triển công nghiệp, nghiên cứu các ngành công nghiệp chủ lực, các giải pháp thu hút đầu tư… Đối tượng nghiên cứu chính là các khu công nghiệp và các doanh nghiệp hiện diện trong đó. Bên cạnh đó là các đề tài nghiên cứu đối tượng nông dân mất đất do công nghiệp hóa, hiện đại hóa với nhiều khía cạnh nghiên cứu và trên nhiều địa bàn với quy mô khác nhau. Tuy nhiên trên địa bàn tỉnh Long An và riêng huyện Bến Lức chưa có một nghiên cứu về tình trạng nên trên. Các nghiên cứu dạng này có vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu hiện trạng và từ đó đưa ra các giải pháp thiết thực hỗ trợ người dân mất đất một cách hiệu quả. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài nghiên cứu này nhằm mục tiêu tìm hiểu hiện trạng đời sống của những người dân mất đất do công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đánh giá các tài sản sinh kế, đánh giá tác động của quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá đến đời sống của các hộ dân. Trên cơ sở phân tích hiện trạng đề ra các giải pháp hỗ trợ người dân mất đất chuyển đổi nghề nghiệp, xây dựng sinh kế bền vững. 3. Cách thức thu thập số liệu của đề tài Dữ liệu thu thập phục nghiên cứu này chia làm 2 loại: + Sơ cấp: điều tra khảo sát trực tiếp 281 hộ dân bằng phiếu phỏng vấn. Khảo sát trên địa bàn huyện Bến Lức được 281 hộ, gồm 4 xã, Mỹ Yên (72 hộ), Long Hiệp (89 hộ), Lương Bình và thị trấn Bến Lức (50 hộ). Trong đó, 31% số hộ được khảo sát thuộc xã Long Hiệp tại các ấp Voi Lá, Long Bình và Phước Tỉnh, tại xã Lương Bình chiếm 17,8% số hộ được khảo sát và tập trung tại hai ấp 3 và 4.
  9. + Thứ cấp: các báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội của Long An nói chung và Bến Lức nói riêng: Các quy hoạch, định hướng phát triển đến năm 2010 và tầm nhìn 2020; Số liệu điều tra nông nghiệp nông thôn 2006. Các đề tài nghiên cứu có liên quan đến lĩnh vực phát triển công nghiệp trong nước. 4. Phương pháp thực hiện chính Phương pháp nghiên cứu chủ yếu dùng thống kê mô tả. Đây là phương pháp khá thông dụng trong nghiên cứu, là cách thức thu thập thông tin, số liệu để kiểm chứng những giả thiết hoặc để giải quyết những vấn đề có liên quan đến đối tượng nghiên cứu. Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích, đánh giá tình hình đời sống, thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình tại địa bàn huyện Bến Lức, một trong 3 huyện phát triển công nghiệp quan trọng của tỉnh Long An. Trong phần mô tả, chúng tôi dùng một số chỉ tiêu như số tương đối, số tuyệt đối, số trung bình, tốc độ phát triển trung bình…cho các chỉ tiêu nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề cơ bản trên địa bàn nghiên cứu. 5. Điểm mới của đề tài Trong phạm vi tham khảo tài liệu nghiên cứu của tác giả đã có những nghiên cứu về công nghiệp hóa, đô thị hoá và mức sống, thu nhập, phân hoá giàu nghèo của các hộ gia đình trong vùng đô thị hoá và công nghiệp hoá. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có nghiên cứu về phát triển công nghiệp, đô thị nhằm tạo việc làm và nâng cao đời sống người nghèo. Trong nghiên cứu này Bộ KH&ĐT đã phân tích đánh giá tổng quát tình hình và đề xuất các chính sách và giải pháp nhằm cải thiện đời sống của người dân nghèo. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có nghiên cứu về công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn thời kỳ 2001 – 2010. Bộ Lao động – Thương Binh và Xã hội đã tổ chức một số hội thảo, nghiên cứu về xu hướng chuyển đổi nghề nghiệp, nhu cầu lao động việc làm ở một số vùng nhất là những vùng đô thị và công nghiệp đang phát triển, các vùng kinh tế trọng điểm.
  10. Ngành Thống kê hàng năm và định kỳ 5 năm tổ chức các cuộc điều tra kinh tế - xã hội hộ gia đình và mức sống dân cư. Gần đây nhất, Tổng Cục Thống kê tổ chức khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2004 và tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2006. Trên lĩnh vực đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có nhiều cuộc khảo sát về tình hình quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn cả nước, đặc biệt là những vùng có có mức độ chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nhanh. Một nghiên cứu gần nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy trên cả nước từ năm 2001 đến năm 2005, tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi là trên 360.000 ha, ảnh hưởng đến đời sống của 600.000 hộ dân, 950.000 lao động và 2,5 triệu người khác. Trung bình, một ha đất bị thu hồi sẽ làm 10 lao động mất việc. Ở một số nơi bị thu hồi đất đến 67% số hộ vẫn quay lại nghề nông (Mai Ái Trực, 2007) Theo số liệu của Chính phủ, trong giai đoạn 2001 -2005, đất phi nông nghiệp của cả nước tăng 375.440 ha, trong đó: đất ở tăng 155.250 ha, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp tăng 81.900 ha, trong đó có 51.320 ha đất khu công nghiệp, đất sử dụng vào các mục đích công cộng như giao thông, thuỷ lợi, giáo dục, y tế… tăng 136.000 ha (Chính phủ, 2006). Đối với một số tỉnh và thành phố có tốc độ phát triển kinh tế, phát triển đô thị nhanh có số người bị mất việc làm tăng cao. Từ năm 2001 -2004, Hà Nội có gần 80.000 người (bình quân 2 lao động/hộ) bị mất việc làm, Hà Nam 12.360 người, Hải Phòng 13.274 người, Hải Dương 11.964 người, Tiền Giang 1.459 người, Quảng Ngãi 997 người, Bắc Ninh 2.222 người (Nguyễn Phúc Thọ và Nguyễn Tấn Nhật, 2007). Về việc làm và thu nhập của các hộ dân sau khi bị thu hồi đất, một nghiên cứu ở 2 xã: Long Châu và Phong Khuê – huyện Yên Phong – tỉnh Bắc Ninh cho thấy, trước khi bị thu hồi đất các hộ sử dụng 72,3 – 73,4% thời gian lao động trong năm, thời gian nhàn rỗi 26,6 – 27,7%; trong thời gian làm việc thì có tới 86 – 87% dành cho sản xuất nông nghiệp, sau khi thu hồi đất giảm xuống còn 54,9 – 55,9%. Dù giảm đất canh tác nhưng thu nhập bình quân hộ vẫn tăng nhưng không đáng kể (500.000 – 590.000 đ/năm). Nguyên nhân chủ yếu là do các hộ có thay đổi ngành nghề lao động sau khi bị thu hồi đất (Nguyễn Phúc Thọ và Trần Tất Nhật, 2007). Một nghiên cứu khác tại cụm công nghiệp Phú Nghĩa – huyện Chương Mỹ - tỉnh Hà Tây cho kết quả về tình hình sử dụng tiền bồi thường đất để mua sắm thiết bị hoặc để xây nhà cửa, chiếm 73,33%; những hộ đầu tư vào sản xuất để tạo công ăn việc làm và có được nguồn thu nhập ổn định rất thấp, chiếm 6,6% và 16,57% gởi vào ngân hàng. Cụm công nghiệp giải quyết
  11. việc làm cho 26,66% số hộ bị thu hồi đất; lao động độ tuổi 45- 60 khó chuyển đổi nghề nghiệp và tìm việc làm ổn định. Đặc biệt, còn 17,82% số hộ không đồng tình với thủ tục đền bù, 36,67% số hộ xin góp vốn bằng quyền sử dụng đất với doanh nghiệp (Nguyễn Bá Long, Nguyễn Thị Hảo, Cao Đại Nghĩa và Nguyễn Đức Sỹ, 2007). Những công trình nghiên cứu trên chủ yếu thể hiện luận điểm, luận chứng của các nhà nghiên cứu, nhà khoa học và các cơ quan quản lý Nhà nước về biến động đất đai, xu hướng chuyển đổi cơ cấu lao động, xu hướng phát triển đô thị, công nghiệp trong thời gian qua. Một số nghiên cứu có đi sâu phân tích về mức sống, thu nhập, lao động ở một số vùng, địa phương và những dự án. Đối với địa bàn tỉnh Long An và huyện Bến Lức cũng có những nghiên cứu tương tự ở mức độ tổng thể, trong phạm vi các tài liệu mà học viên tiếp cận được thì chưa có để tài phân tích, đánh giá cụ thể về tình trạng nông dân bị giảm diện tích đất nông nghiệp do đô thị hoá và phát triển công nghiệp và tác động của tình trạng này đến đời sống của họ. Trên cơ sở kế thừa, cập nhật và phát triển những nội dung, vấn đề đã được nghiên cứu ở các công trình đi trước và các tài liệu báo cáo, đề án có sẵn và các kết quả khảo sát thực tế, nghiên cứu này cố gắng tổng hợp, phân tích nhằm giải quyết tốt nhất những mục tiêu của đề tài. Vì vậy, đề tài nghiên cứu cung cấp một số kết quả mới chính yếu sau: - Hiện trạng đời sống của người dân mất đất trên địa bàn huyện Bến Lức (tỉnh Long An). - Hiện trạng các tài sản sinh kế của các hộ dân mất đất. - Tác động của đô thị hoá và công nghiệp hoá đến đời sống của các hộ dân.
  12. 1 CHƯƠNG I ĐÔ THỊ HÓA, PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
  13. 2 CHƯƠNG I: ĐÔ THỊ HÓA, PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1.1. Đô thị hoá và phát triển công nghiệp 1.1.1. Đất nông nghiệp và xu hướng biến động đất nông nghiệp Đất đai là tài sản quý của mỗi quốc gia. Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất xã hội, không những phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp mà còn phục vụ cho các ngành khác như xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, khai khoáng, nhà ở, phát triển đô thị. Với đặc tính có giới hạn về diện tích, đòi hỏi con người phải biết tính toán, đánh giá đầy đủ về đất đai không chỉ về mặt kỹ thuật mà cả về mặt kinh tế và xã hội của đất đai. Trong lĩnh vực nông nghiệp, đất nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng, được sử dụng vào việc trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản. Quỹ đất nông nghiệp là tổng thể về diện tích ruộng đất trên một vùng lãnh thổ theo ranh giới nhất định, nằm trong phạm vi một một đơn vị sản xuất (hộ gia đình, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp) của một địa phương. Các thay đổi về quỹ đất thường diễn ra theo hai hướng: - Thu hẹp do quá trình đô thị hoá, do sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, do sự hình thành các trung tâm công nghiệp mới làm cho quỹ đất nông nghiệp bị thu hẹp lại. Xu hướng này đã và đang diễn ra một cách nhanh chóng. Đây là xu hướng tất yếu nên vấn đề đặt ra là lựa chọn địa điểm để xây dựng đô thị và khu công nghiệp cũng như các cơ sở hạ tầng như thế nào cho hiệu quả. - Mở rộng do sức ép về lao động và việc làm, do nhu cầu về nông sản ngày càng tăng trong khi quỹ đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, việc khai khẩn đất chưa sử dụng, đất hoang hoá đưa vào hoạt động sản xuất nông nghiệp đã làm cho quỹ đất nông nghiệp tăng lên. Cung và cầu về đất đai, xét trên tổng quỹ đất thì cung đất đai là cố định, đường cung có dạng đường thẳng, tuy nhiên cung của từng loại đất có thể biến động do có sự chuyển đối mục đích sử dụng qua lại lẫn nhau. Cầu về đất đai là cầu phát sinh do sự tăng lên của nhu cầu đối với các sản phẩm từ đất đai và các nhu cầu khác của các ngành, của nhu cầu xây dựng nhà ở. Đối với đất nông nghiệp, mức cung đất nông nghiệp có thể tăng hoặc giảm. Sự tăng lên của diện tích đất nông nghiệp có thể biểu hiện ở một số khía cạnh như: (i) Chuyển những diện tích đất hoang hoá thành đất nông nghiệp mới khai phá; (ii) Chuyển một phần đất khác,
  14. 3 chủ thể. Tuy biểu hiện sau cùng không làm tăng cung đất nông nghiệp nhưng có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng thị trường đất nông nghiệp. Về cầu đất nông nghiệp, xét về lâu dài do quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá, tổng lượng cầu về đất nông nghiệp có xu hướng giảm tương đối và sẽ giảm tuyệt đối so với các loại đất khác. Cơ sở của xu hướng này là sự phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng cao tạo điều kiện để tăng năng suất cây trồng, vật nuôi trong nông nghiệp. Ngoài ra còn một nguyên nhân khá quan trọng gây ra giảm cầu đất nông nghiệp là do xu hướng giảm sút tương đối tỷ suất lợi nhuận của sản xuất nông nghiệp so với các ngành khác, nguyên nhân này tạo ra sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các lĩnh vực khác. 1.1.2. Tình hình đô thị hoá và phát triển công nghiệp 1.1.2.1. Đô thị hoá Quá trình phát triển kinh tế xã hội cho thấy đô thị hoá là xu hướng tất yếu của mọi quốc gia. Đô thị hoá phát triển trước hết sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự phân công sản xuất, đem lại sự phát triển kinh tế hàng hoá và đẩy nhanh quá trình phát triển hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống sinh hoạt của con người. Quá trình đô thị hoá là tổng thể của nhiều lĩnh vực, trong đó việc tổ chức các khu dân cư, sự hình thành các quy hoạch không gian lãnh thổ, sự quy hoạch hoá các thể loại kiến trúc gắn liền với những đặc điểm lịch sử, xã hội và nhân văn của thị dân. Trong đó, theo Lưu Đức Hải (Phó giáo sư, Tiến sĩ - Viện trưởng Viện qui hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng) : Đô thị hoá nông thôn là một quá trình phát triển tất yếu của một quốc gia, đặc biệt đối với nước ta đang trong giai đoạn đầu của công cuộc công nghiệp hoá đất nước. Tốc độ đô thị hoá trong thời gian qua còn diễn ra nhanh hơn nữa. Đô thị hoá đã, đang và sẽ mang lại các mặt tích cực như thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội rõ rệt, đồng thời nó cũng nảy sinh những mặt tiêu cực như thu hẹp đất đai canh tác nông nghiệp, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường; đồng thời đô thị hoá không bó hẹp ở việc hình thành các đô thị trong đó có công nghiệp về nông thôn thông qua các xí nghiệp vừa và nhỏ, thu hút lao động nông thôn, hạn chế sự di động nhân lực từ nông thôn vào thành thị (Lâm Quang Huyên, 2003). Như vậy, nội dung của đô thị hoá rất đa dạng và các ảnh hưởng của nó đối với xã hội cũng rất phong phú; xu hướng và tiến trình đô thị hoá phụ thuộc vào đặc điểm, điều kiện của từng địa phương, vùng và quốc gia. Tuy nhiên, một số biểu hiện chung của đô thị hoá là sự
  15. 4 gia tăng tỷ lệ dân số đô thị, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nhiều ngành, nghề mới, phát triển các hoạt động dịch vụ, tăng tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp; kết cấu hạ tầng cơ sở, văn hoá - xã hội, môi trường sinh thái thay đổi. Đối với Việt Nam, quá trình phát triển đô thị có thể chia thành các giai đoạn như sau: Giai đoạn trước 1954, chính quyền Pháp thiết lập bộ máy quản lý tại Việt Nam, củng cố và mở rộng các thành phố cũ và phát triển các thành phố mới, đặc trưng là Hải Phòng, Hà Nội, Sài Gòn. Thời kỳ này công nghiệp phát triển nhưng còn yếu. Giai đoạn từ năm 1954 – 1975 tốc độ đô thị hoá của Việt Nam đã phát triển nhưng còn chậm (Đỗ Quý Trung, 2007). Từ năm 1975 đến 1990, nền kinh tế Việt Nam trong tình trạng trì trệ, đô thị hoá diễn ra yếu. Giai đoạn từ 1990 trở lại đây đô thị hoá ở Việt Nam phát triển nhanh, Năm 1990, cả nước có 500 đô thị lớn, nhỏ; đến năm 2000 đã tăng lên 649 đô thị, năm 2003 số đô thị tăng lên 656. Dân số đô thị tăng từ 11,87 triệu người (năm 1986 chiếm 19,3 % dân số cả nước) lên 13 triệu người (năm 1990 chiếm 20,75% dân số cả nước); năm 2000 chiếm 25%; năm 2002 chiếm 25,3%; dự báo năm 2010 là 33% và đến năm 2020 sẽ là 45%. Đô thị hoá cũng làm diện tích đất đô thị tăng dần. Năm 1999, diện tích đất các đô thị chiếm 0,2% trên tổng diện tích tự nhiên của quốc gia, đã tăng lên 1% vào năm 2003. Các khu công nghiệp cũng phát triển mạnh, năm 1991 cả nước mới có 1 khu công nghiệp, đến năm 2003 đã lập thêm 82 khu công nghiệp (Đỗ Quang Quý, 2007). 1.1.2.2. Phát triển công nghiệp vùng nông thôn Phát triển công nghiệp vùng nông thôn gắn liền với quá trình phát triển đô thị. Trong xu thế phát triển kinh tế, đô thị dần trở thành các trung tâm giao lưu kinh tế, thương mại, văn hoá và các dịch vụ xã hội khác; các cơ sở sản xuất công nghiệp sẽ được chuyển về khu công nghiệp sử dụng nhiều lao động. Năm 1997, cả nước có 688 cơ sở sản xuất công nghiệp quan trọng, trong đó có 195 cơ sở trên địa bàn nông thôn đã có những đóng góp đáng kể trong nền kinh tế. Hầu hết các cơ sở chế biến nông lâm sản đều có nguyên liệu sản xuất tại nông thôn, nên có tới 80% cơ sở được xây dựng ở nông thôn; tốc độ tăng trưởng công nghiệp nông thôn từ 1991 – 1996 tăng liên tục. Tỷ lệ hộ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng năm 2001 chiếm 5,8% đến năm 2006 tăng lên 10%; hộ dịch vụ từ 11,25 tăng lên 14,8%. Sau 5 năm (2001 - 2006), tỷ trọng các loại hệ phi nông nghiệp ở khu vực nông thôn đã tăng thêm 8% so với năm 2001
  16. 5 (Nguyễn Sinh Cúc, 2007). Công nghiệp nông thôn phát triển làm thay đổi cơ cấu kinh tế, ngành nghề và lao động nông thôn theo hướng tăng số lượng và tỷ trọng của các nhóm hộ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng hộ công nghiệp. Về mặt tích cực, đô thị hoá và phát triển công nghiệp từng bước hình thành các trung tâm đô thị, thương mại, du lịch, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, thu nhập và đời sống của người dân về vật chất lẫn tinh thần ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, song song với quá trình đô thị hoá và phát triển công nghiệp cũng đã nảy sinh nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết, trước tiên là một phần đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp chuyển sang mục đích sử dụng khác, một bộ phận nông dân phải chuyển đổi nghề nghiệp và thu nhập, đời sống có những chuyển biến nhất định; tình trạng ô nhiễm môi trường, hạ tầng cơ sở phát triển không đồng bộ, vần để lao động - việc làm, phân hoá giàu nghèo, tệ nạn xã hội. 1.2. Lý thuyết sinh kế bền vững của DFID Nghiên cứu này sử dụng lý thuyết về tiếp cận sinh kế bền vững (SLA) của Uỷ ban phát triển Quốc tế (DFID). Định nghĩa sinh kế bền vững Thuật ngữ sinh kế bền vững được sử dụng lần đầu tiên như một khái niệm phát triển vào đầu thập niên 90. Chambers và Conway (1991) đã định nghĩa sinh kế bền vững như sau: “Sinh kế bao gồm con người, những khả năng của họ và phương tiện sinh sống, bao gồm thức ăn, thu nhập và tài sản. Tài sản hữu hình là tài nguyên và tích luỹ, và tài sản vô hình là quyền yêu sách và quyền tiếp cận”. Một sinh kế gồm có những khả năng, những tài sản (bao gồm cả nguồn tài nguyên vật chất và xã hội) và những hoạt động cần thiết để kiếm sống. Một sinh kế được xem là bền vững khi nó có thể đối phó và khôi phục trước tác động của những áp lực và những cú sốc, và duy trì hoặc tăng cường những năng lực lẫn tài sản của nó trong hiện tại và tương lai, trong khi không làm suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên. Sự bền vững có nhiều khía cạnh, nhưng quan trọng nhất là cách tiếp cận sinh kế bền vững. Sinh kế bền vững khi chúng: • Mau khôi phục khi đối mặt với những cú sốc và những áp lực từ bên ngoài.
  17. 6 • Không phụ thuộc vào sự giúp đỡ từ bên ngoài (hoặc nếu có phụ thuộc thì sự giúp đỡ này cũng chỉ nên là sự giúp đỡ ổn định về kinh tế và thể chế). • Duy trì năng suất của tài nguyên thiên nhiên trong dài hạn. • Không làm xói mòn sinh kế, hoặc làm hại đến những lựa chọn sinh kế mở ra với những người khác. Cách tiếp cận sinh kế bền vững: Lấy trung tâm là con người và sinh kế của họ, thứ tự ưu tiên tài sản của họ (tài sản vô hình và hữu hình), khả năng chống chịu những cú sốc (xem xét khả năng bị tổn thương), và chính sách và thể chế phản ánh quyền ưu tiên của người nghèo. Đối tượng của cách tiếp cận sinh kế bền vững DFID là một trong những người đầu tiên đề xuất tiếp cận sinh kế bền vững. Đối tượng của cách thức tiếp cận này là: - Sự hiểu biết hiện thực hơn về sinh kế của người nghèo và yếu tố hình thành nên chúng. - Xây dựng môi trường chính sách và thể chế hỗ trợ sinh kế của người nghèo. - Hỗ trợ phát triển dựa trên thế mạnh của người nghèo và cung cấp cho họ cơ hội để cải thiện sinh kế. Khung sinh kế bền vững Được dùng để cải thiện hiểu biết của chúng ta về sinh kế, cụ thể là sinh kế của người nghèo. Nó được phát triển bởi Ủy ban cố vấn sinh kế bền vững ở nông thôn, xây dựng trước đó bởi Viện nghiên cứu phát triển. Nó có thể được sử dụng để lên kế hoạch cho những hoạt động phát triển mới và đánh giá sự đóng góp vào sự bền vững sinh kế của những hoạt động hiện tại.
  18. 7 Hình 1.1 Khung sinh kế bền vững Nguồn: DFID (Department For International Development), năm 1999, Sustainable Livelihoods Guidance Sheets, tại Website:www.dfid.gov.uk Các thành phần của khung sinh kế bền vững: Hoàn cảnh dễ bị tổn thương Hoàn cảnh dễ bị tổn thương là môi trường sống bên ngoài của con người. Sinh kế và tài sản sẵn có của con người bị ảnh hưởng cơ bản bởi những xu hướng chủ yếu, cũng như bởi những cú sốc và tính thời vụ. Chính những điều này khiến sinh kế và tài sản trở nên bị giới hạn và không kiểm soát được. Ví dụ: - Xu hướng: xu hướng dân số, xu hướng tài nguyên kể cả xung đột, xu hướng kinh tế quốc gia, quốc tế, những xu hướng cai trị (bao gồm chính sách, những xu hướng kỹ thuật. - Cú sốc: cú sốc về sứ khoẻ con người, thiên tai, chiến tranh, dịch bệnh cây trồng vật nuôi. - Tính thời vụ: biến động giá cả, sản xuất, sức khoẻ, những cơ hội làm việc. Những nhân tố cấu thành hoàn cảnh dễ bị tổn thương quan trọng vì chúng có tác động trực tiếp lên tình trạng tài sản và những lựa chọn của con người mà với chúng sẽ mở ra cơ hội để họ theo đuổi những kết quả sinh kế có lợi.
  19. 8 Những tài sản sinh kế Các tài sản sinh kế bao gồm: Vốn con người (H), Vốn xã hội (S), Vốn tự nhiên (N), Vốn vật chất hữu hình (P), Vốn tài chính Hình 1.2 Ngũ giác tài sản (F). Hình dạng của ngũ giác diễn tả khả năng tiếp cận của người dân với các loại tài sản. Tâm điểm ngũ giác là nơi không tiếp cận được với loại tài sản nào. Các điểm nằm trên chu vi tiếp cận tối đa với các loại tài sản. Những hình dạng ngũ giác khác nhau có thể được phác thảo cho những cộng đồng khác nhau hoặc những nhóm xã hội bên trong những cộng đồng. Nguồn: DFID Đặc điểm của ngũ giác tài sản: - Hình dạng của ngũ giác diễn tả khả năng tiếp cận của người dân với các loại tài sản. Tâm điểm là nơi không tiếp cận được với loại tài sản nào. Các điểm nằm trên chu vi là tiếp cận tối đa với các loại tài sản. - Những ngũ giác có hình dạng khác nhau có thể được vẽ cho những cộng đồng khác nhau hoặc cho những nhóm xã hội khác nhau trong cộng đồng đó. - Một tài sản riêng lẻ có thể tạo ra nhiều lợi ích. Nếu một người có thể tiếp cận chắc chắn với đất đai (tài sản tự nhiên) họ cũng có thể có được nguồn tài chính vì họ có thể sử dụng đất đai không chỉ cho những hoạt động sản xuất trực tiếp mà còn cho thuê. - Phẩm chất của tài sản thay đổi thường xuyên vì vậy ngũ giác cũng thay đổi liên tục theo thời gian. Qua hình này, ta có thể so sánh mức độ tiếp cận tài sản của các nhóm xã hội khác nhau. từ đó xác định nhu cầu của từng nhóm đảm bảo sự cân bằng giữa các loại tài sản. Mối quan hệ giữa các loại tài sản: Các loại tài sản liên kết với nhau theo nhiều cách để sinh ra kết quả thu nhập thực. Hai cách kết hợp thông dụng nhất là: • Sự tuần tự: người ta bắt đầu thoát nghèo bằng những kết hợp tài sản nào? Tiếp cận một hay một vài tài sản cụ thể nào đó là cần và đủ để thoát nghèo? Nếu như vậy, nó có
  20. 9 thể cung cấp những chỉ dẫn quan trọng về nơi mà những hỗ trợ sinh kế sẽ đặt trọng tâm, ít nhất là lúc bắt đầu. Ví dụ: người dân dùng tiền (nguồn vốn tài chính) để mua sắm vật dụng sản xuất và tiêu dùng (nguồn vốn vật thể). • Sự thay thế: Liệu một loại tài sản có thể thay thế cho một loại khác? Ví dụ tăng tài sản con người có thể bù đắp thiếu hụt vốn tài chính trong hoàn cảnh cụ thể không? Từ đó mở rộng các lựa chọn để hỗ trợ. 1.3. Bài học kinh nghiệm 1.3.1. Đô thị hóa bền vững ở Hàn Quốc: thành tựu và những vấn đề đặt ra Là một trong những quốc gia được đánh giá có tốc độ đô thị hóa cao nhất ở châu Á, Hàn Quốc đã gặt hái được nhiều thành tựu cũng như nhìn ra được những mặt trái của quá trình đô thị hóa. Đây là những bài học kinh nghiệm đối với các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Những thành tựu đạt được Ngay từ những năm 70, chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra chính sách điều chỉnh nhanh chóng chiến lược phát triển đô thị bằng cách mở rộng vùng đô thị, nâng cấp mở rộng các đô thị đã có. Một loạt các thành phố vệ tinh mới có quy mô vừa và nhỏ lần lượt được xây dựng. Các thành phố mới đều là các trung tâm công nghiệp lớn, tạo thành hành lang đô thị nối từ thành phố trung tâm thông ra các cảng biển nằm ở miền Nam của Hàn Quốc. Những thành phố này có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Chẳng hạn như thành phố Un- xan vào năm 1960 còn là một làng chài nhỏ bé với vài ngàn dân, nhưng sau 20 năm (đến năm 1980) đã trở thành thành phố lớn thứ 7 của Hàn Quốc, nơi có công ty Hun-đai và tổ lọc dầu lớn nhất Hàn Quốc. Việc xây dựng các đô thị vừa và nhỏ một cách kịp thời đã khiến Hàn Quốc tránh khỏi những đổ vỡ lớn mà các quốc gia khác gặp phải trong tiến trình đô thị hoá nhanh như ở châu Á và châu Phi. Đô thị hóa ở Hàn Quốc gắn liền với quá trình công nghiệp hoá và là hệ quả trực tiếp của quá trình này. Sau 5 năm đầu thực hiện đô thị hóa nhanh chóng, các thành phố lớn như Xơ-un, Pu-san của Hàn Quốc đã trở thành “khối nam châm” khổng lồ thu hút nguồn tài nguyên và lao động từ các vùng miền khác nhau trên cả nước. Chỉ trong vòng 15 năm (1975- 1990), các thành phố vệ tinh của Xơ-un đã tăng từ 4 (Kung-nam, Ư-giông-bu, An-yang, Bu- chon) với số dân là 7.514 người lên 11 thành phố (thêm các thành phố Koan-mi-ung, Koa-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2