intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của di cư lao động đến phúc lợi của trẻ em ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:119

47
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là kiểm tra tác động của di cư lao động đến tình trạng giáo dục và lao động của trẻ em ở hộ gia đình mà có thành viên di cư trong ngắn hạn và dài hạn. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của di cư lao động đến phúc lợi của trẻ em ở Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ HOÀNG ĐỨC TÁC ĐỘNG CỦA DI CƯ LAO ĐỘNG ĐẾN PHÚC LỢI CỦA TRẺ EM Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH LÊ HOÀNG ĐỨC TÁC ĐỘNG CỦA DI CƯ LAO ĐỘNG ĐẾN PHÚC LỢI CỦA TRẺ EM Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế phát triển MÃ SỐ: 60310105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS: TRƯƠNG ĐĂNG THỤY TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn "Tác động của di cư lao động đến phúc lợi trẻ em ở Việt Nam'' là nghiên cứu do tôi thực hiện. Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc và có độ chính xác cao trong phạm vi hiểu biết của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên thực hiện Luận văn
  4. MỤC LỤC Trang bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục bảng biều Danh mục hình Danh sách các chữ viết tắt CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ....................................................................................1 1.1. Đặt vấn đề ....................................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................3 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ...................................................................3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................3 1.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................4 1.5. Bố cục đề tài ................................................................................................4 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ......................................................................5 2.1. Các khái niệm ..............................................................................................5 2.2. Một số lý thuyết về di cư .............................................................................8 2.2.1 Lý thuyết về hai khu vực của Lewis .........................................................8 2.2.2 Lý thuyết hút đẩy (the push pull theory of migration) .............................9 2.2.3 Mô hình Todaro ........................................................................................9 2.2.4 Lý thuyết kinh tế mới của di cư lao động ...............................................10 2.2.5 Các lý thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa di cư lao động với phúc lợi của trẻ em khía cạnh giáo dục và lao động .................................................11
  5. 2.3. Một số nghiên cứu thực nghiệm trước đây giải quyết các vấn đề tương tự có liên quan đến nghiên cứu ................................................................................14 2.4. Khung lý thuyết nghiên cứu.......................................................................17 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................19 3.1. Giới thiệu mô hình nghiên cứu ..................................................................19 3.2. Mô hình Probit với vấn đề nội sinh ...........................................................20 3.2.1 Mô hình Probit ........................................................................................20 3.2.2 Vấn đề nội sinh và biến công cụ .............................................................21 3.2.3 Phương pháp và mô hình Probit với biến công cụ .................................22 3.3. Nội sinh trong di cư ...................................................................................23 3.4. Ước lượng phương trình kinh tế lượng ......................................................24 3.5. Dữ liệu .......................................................................................................29 3.5.1 Nguồn dữ liệu .........................................................................................29 3.5.2 Mô tả biến và đo lường...........................................................................30 CHƯƠNG 4: TỔNG QUAN DI CƯ VIỆT NAM ...............................................39 4.1. Di cư lao động quốc tế ...............................................................................39 4.2. Di cư lao động trong nước .........................................................................42 CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................47 5.1. Tổng quan về biến và dữ liệu nghiên cứu ..............................................47 5.2. Kết quả ước lượng ...................................................................................52 5.2.1 Kiểm định hiện tượng nội sinh ...............................................................52 5.2.2 Kiểm định đa cộng tuyến và phương sai thay đổi ..................................53 5.2.3 Kết quả nghiên cứu .................................................................................54 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN.....................................................................................71 6.1. Kết luận ......................................................................................................71
  6. 6.2. Kiến nghị ....................................................................................................72 6.3. Hạn chế của đề tài ......................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Mô tả và đo lường các biến.....................................................................35 Bảng 4.1: Số lượng lao động Việt Nam đi lao động theo hợp đồng có thời hạn ở một số thị trường chủ yếu: 2000-2010 ....................................................................40 Bảng 4.2: Loại công việc và thu nhập của lao động Việt Nam tính đến 2006 ........41 Bảng 4.3: Số người nhập cư, xuất cư và di cư thuần chia theo vùng kinh tế-xã hội 1999 và 2009 ...........................................................................................................44 Bảng 4.4: Số lượng và phân bố số người di cư từ 15 tuổi trở lên năm 2013 ..........46 Bảng 5.1: Khu vực trẻ em từ 6 đến dưới 18 tuổi có người thân di cư trong ngắn hạn và dài hạn .................................................................................................................48 Bảng 5.2: Vùng miền của trẻ em từ 6 đến dưới 18 tuổi có người thân di cư trong ngắn hạn và dài hạn .................................................................................................49 Bảng 5.3: Đặc điểm của trẻ em từ 6 đến dưới 18 tuổi trong phạm vi cả nước .......51 Bảng 5.4: Các yếu tố tác động đến việc đi học và đi làm của trẻ ở lại trong trường hợp di cư lao động ngắn hạn ..................................................................................58 Bảng 5.5: Các yếu tố tác động đến việc làm bên ngoài và việc làm bên trong gia đình của trẻ ở lại trong trường hợp di cư lao động ngắn hạn ..................................61 Bảng 5.6: Các yếu tố tác động đến việc đi học và đi làm của trẻ ở lại trong trường hợp di cư lao động dài hạn .....................................................................................65 Bảng 5.7: Các yếu tố tác động đến việc làm bên ngoài và việc làm bên trong gia đình của trẻ ở lại trong trường hợp di cư lao động ngắn hạn ..................................68
  8. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Khung lý thuyết về tác động của di cư đến phúc lợi của trẻ em .............18 Hình 3.1: Biểu đồ chi tiêu bình quân đầu người trong 1 năm .................................35 Hình 3.2: Biểu đồ logarithm chi tiêu bình quân đầu người trong 1 năm ................35
  9. DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tên viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt CIEM Central Institute for Viện Nghiên cứu Quản lý Economic Management Kinh tế Trung ương GSO General statistic office Tổng cục thống kê ILO International Labour Tổ chức Lao động Quốc tế Organization IV Instrumental variables Biến công cụ NELM New Economics of Lý thuyết kinh tế mới của di Labour Migration cư lao động UNCRC United Nations Công ước của Liên Hợp Quốc Convention on the Rights về Quyền trẻ em of the Child UNICEF United Nations Cơ quan Cứu trợ Nhi đồng International Children's Liên Hiệp Quốc Emergency Fund VHLSS Vietnam Household Khảo sát mức sống hộ gia Living Standard Survey đình
  10. 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Kể từ khi công cuộc đổi mới kinh tế vào năm 1986, Việt Nam đã có những bước đi thành công trong phát triển kinh tế. Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế của Việt Nam là không đồng đều giữa khu vực thành thị-nông thôn và giữa các vùng miền. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (2012) mức chênh lệch thu nhập trung bình giữa nhóm thu nhập thấp và nhóm thu nhập cao có xu hướng gia tăng theo thời gian khi mà mức chênh lệch này tăng từ 7 lần lên 8,5 lần trong giai đoạn 2004-2010. Theo kết quả nghiên cứu của CIEM (2012) thì khu vực thành thị có mức thu nhập cao gấp hơn 2 lần khu vực nông thôn và mức thu nhập cũng khác nhau theo vùng miền. Đây có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến quyết định di cư lao động nhằm tìm kiếm cơ hội cải thiện thu nhập cho bản thân và gia đình. Theo kết quả báo cáo của Tổng cục Thống kê (2010) cho thấy trong giai đoạn 2004-2009 có hơn 6,6 triệu người di cư giữa trong và ngoài tỉnh ở Việt Nam và mỗi năm trên 80.000 người đi lao động nước ngoài theo báo cáo của tổ chức di cư quốc tế (IOM, 2011). Di cư lao động như là một chiến lược nhằm đối phó với tình trạng thất nghiệp, thu nhập thấp và rủi ro có thể gặp phải trong gia đình như hạn hán, mất mùa, bệnh tật, cú sốc kinh tế v.v. Như vậy, đa số di cư ở Việt Nam nhằm đa dạng hóa nguồn thu nhập của họ và cải thiện cuộc sống gia đình. Một mặc di cư lao động có thể làm gia tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho hộ gia đình. Những khoản tiền gởi của người di cư sẽ hỗ trợ hộ gia đình trang trải cuộc sống hằng ngày, đặc biệt là lúc kinh tế gia đình đang gặp khó khăn. Trẻ em có thể được hưởng lợi từ việc di cư của người thân khi mà một phần khoản thu nhập tăng thêm được sử dụng trong giáo dục, chăm sóc y tế. Mặc khác, di cư lao động cũng gây ra nhiều thách thức, khó khăn cho chính bản thân người đi di cư và gia đình họ. Đối với bản thân họ thiếu sự quan tâm chăm sóc, hỗ trợ của gia đình trong cuộc sống. Đối với người ở lại thì phải gánh vác trách nhiệm của gia đình từ người di cư lao động và trẻ em cũng phải thay thế gánh vác một phần trách nhiệm
  11. 2 đó. Ngoài ra, trẻ em còn phải đối mặc với việc thiếu sự chăm sóc về sức khỏe và giáo dục của người thân, đặc biệt người di cư lao động đó chính là cha, mẹ của những đứa trẻ. Điều đó có thể dẫn tới chất lượng cuộc sống của những đứa trẻ này có thể bị suy giảm. Như vậy, có thể thấy mối quan hệ giữa di cư và những người ở lại trong đó có trẻ em là phức tạp. Tác động của di cư lao động đối với trẻ em trong hộ gia đình có người di cư là lĩnh vực cần được quan tâm. Đây là một mảng nghiên cứu tiềm năng về vấn đề di cư. Hiện nay, trên thế giới có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này. Tuy nhiên, tương đối ít nghiên cứu xem xét tác động việc di cư lao động đến phúc lợi của trẻ em ở Việt Nam. Do đó, tôi chọn đề tài nghiên cứu "Tác động của di cư lao động đến phúc lợi trẻ em ở Việt Nam'' Các nghiên cứu cả lý thuyết và thực nghiệm trước đây đã tìm ra những kết quả khác nhau về tác động của di cư đối với phúc lợi của trẻ em ở những khía cạnh khác nhau và từng điều kiện phạm vi nghiên cứu khác nhau. Do đó, không có một kết quả thống nhất từ tác động của di cư đến phúc lợi của trẻ em. Luận văn này sẽ cung cấp thêm thông tin về tác động của di cư lao động đối với phúc lợi của trẻ em thông qua hai tiêu chí đánh giá là giáo dục và lao động của trẻ em. Bài nghiên cứu này với mong muốn xem xét tác động của thành viên di cư trong ngắn hạn và dài hạn để làm việc sẽ tác động như thế nào đến phúc lợi của trẻ em thông qua hai tiêu chí là giáo dục và lao động của trẻ em. Kết quả của nghiên cứu này sẽ cung cấp cho những người di cư, người di cư tiềm năng có thêm thông tin để quyết định lựa chọn loại hình di cư nhằm cải thiện cuộc sống tốt hơn không chỉ cho họ mà còn cho những người ở lại trong đó trẻ em. Nghiên cứu này cũng đưa ra một số hàm ý cho chính sách giúp những nhà lập chính sách có thêm thông tin để giải quyết hiệu quả hơn về vấn đề di cư đến sự phát triển của trẻ em Việt Nam.
  12. 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Kiểm tra tác động của di cư lao động đến tình trạng giáo dục và lao động của trẻ em ở hộ gia đình mà có thành viên di cư trong ngắn hạn và dài hạn. 1.2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể Kiểm tra tác động của di cư lao động đến tình trạng giáo dục của trẻ em ở hộ gia đình mà có thành viên di cư lao động trong ngắn hạn và dài hạn trên phạm vi cả nước, nông thôn, thành thị. Kiểm tra tác động của di cư lao động đến tình trạng lao động bao gồm lao động bên trong và bên ngoài của trẻ em ở hộ gia đình mà có thành viên di cư lao động trong ngắn hạn và dài hạn trên phạm vi cả nước, nông thôn, thành thị. Đưa ra gợi ý chính sách cho chính phủ về thúc đẩy hiệu quả của di cư lao động đến phúc lợi cho trẻ em của gia đình có người di cư. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Trẻ em trong độ tuổi từ 6-18 tuổi có người thân đang di cư lao động đến nơi khác để làm việc hiện không có ở trong hộ. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là các hộ có trẻ em trong độ tuổi từ 6-18 tuổi trong cả nước. Ngoài ra, bài nghiên cứu cũng phân chia thêm hai tiểu mẫu nghiên cứu là trong phạm vi vùng nông thôn và phạm vi thành thị từ nguồn thông tin phạm vi cả nước. Nghiên cứu dựa trên dữ liệu của cuộc khảo sát mức sống hộ gia đình (VHLSS) của Tổng cục Thống kê năm 2010 và năm 2012. Bài nghiên cứu tập trung vào đánh giá tác động của di cư lao động bao gồm di cư trong nước và di cư nước ngoài đến phúc lợi của trẻ em trong năm 2012.
  13. 4 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu là phương pháp định lượng sử dụng mô hình Probit với biến công cụ để giải quyết vấn đề nội sinh trong di cư. Phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày rõ ở chương 3. Bên cạnh đó đề tài cũng sử dụng phương pháp phân tích mô tả các đặc điểm di cư lao động để làm rõ hơn cho nghiên cứu định lượng. 1.5. Bố cục đề tài Luận văn bao gồm 6 chương: Chương 1: Giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu. Chương 2: Trình bày cơ sở lý thuyết và một số nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài đã được thực hiện. Mô hình phân tích sẽ được xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết và thực nghiệm này. Chương 3: Xây dựng phương pháp và mô hình nghiên cứu. Giới thiệu dữ liệu và mô tả các biến số trong nghiên cứu. Chương 4: Tổng quan tình hình di cư trong trường hợp ở Việt Nam trong những năm trở lại đây. Chương 5: Kết quả thực nghiệm sau khi chạy hồi quy và giải thích kết quả xuất hiện trong mô hình. Chương 6: Kết luận tóm lược những vấn đề mà đề tài đã giải quyết. Từ đó, đưa ra một số gợi ý chính sách. Đồng thời, đưa ra một số hạn chế đề tài nhằm tạo hướng đi cho những nghiên cứu tiếp theo.
  14. 5 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Các khái niệm Trẻ em Theo công ước Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em (UNCRC,1989) mà Việt Nam đã phê chuẩn năm 1990 định nghĩa trẻ em là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn. (Điều 1, UNCRC) Ở Việt Nam, tùy theo từng lĩnh vực mà pháp luật quy định độ tuổi trẻ em khác nhau, nhằm đảm bảo tính pháp lý và bảo vệ thích hợp cho từng lứa tuổi. Ví dụ: Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định thì “Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”, Luật phổ cập giáo dục tiểu học (1991) đã quy định việc giáo dục tiểu học bắt buộc đối với tất cả trẻ em Việt Nam từ 6 đến 14 tuổi; tuy nhiên chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay là 12 năm, cho nên độ tuổi thông thường trong giáo dục phổ thông hiện nay của Việt Nam là từ 6-18 tuổi. Theo bộ luật lao động Việt Nam (số 10/2012/QH13) thì định nghĩa người lao động là trên 15 tuổi có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động (Điều 3) và những người lao động dưới 18 tuổi là lao động chưa thành niên (Điều 161). Với mục đích riêng của bài nghiên cứu liên quan đến phúc lợi của trẻ em với khía cạnh giáo dục và tình trạng lao động trẻ em và dựa vào định nghĩa UNCRC, luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, luật phổ cập giáo dục tiểu học và luật lao động ở Việt Nam thì tác giả sẽ giới hạn lứa tuổi trẻ em trong nghiên cứu này là từ 6-18 tuổi. Định nghĩa này sẽ được sử dụng trong suốt bài nghiên cứu. Phúc lợi cuả trẻ em Có rất nhiều cách đo lường đánh giá phúc lợi của trẻ em. Một trong những cách tiếp cận đánh giá phúc lợi của trẻ em mà nhiều nghiên cứu thực hiện là dựa vào các quyền trẻ em mà đã được UNCRC (1989) đề cập đến trong công ước về quyền trẻ em theo các tiêu chuẩn cao nhất về sức khỏe và giáo dục, và quyền được
  15. 6 tự do trong phân biệt đối xử, bóc lột và ngược đãi. Từ định nghĩa này mà một số nhà nghiên cứu đánh giá phúc lợi trẻ em thông qua các nhóm chỉ số đo lường của các biến về: y tế, giáo dục, hoạt động kinh tế và tâm lý xã hội của trẻ em (UNICEF, 2011). Trong nghiên cứu này cũng dựa vào định nghĩa UNCRC và các nghiên cứu liên quan như của UNICEF (2011) để đánh giá phúc lợi của trẻ em. Bài nghiên cứu này chỉ giới hạn đánh giá phúc lợi của trẻ em thông qua hai yếu tố được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu là yếu tố giáo dục và yếu tố lao động. Với định nghĩa trong nghiên cứu này thì phúc lợi trẻ em được gia tăng khi mà tình trạng giáo dục được cải thiện, trẻ em được quan tâm đến việc học tập và dẫn tới làm giảm khả năng tham gia vào các hoạt động kinh tế của trẻ em. Ngược lại phúc lợi của trẻ em bị suy giảm khi mà trẻ phải lao động nhiều hơn và không được học tập. Với mục tiêu nghiên cứu này thì bài nghiên cứu xem xét di cư lao động có tác động làm tăng phúc lợi hay làm giảm phúc lợi của trẻ Di cư lao động Theo định nghĩa trong tài liệu "giải thích thuật ngữ về di cư" của tổ chức di cư quốc tế (IOM, 2011) di cư lao động là "Sự di chuyển người từ quốc gia này sang quốc gia khác, hoặc trong phạm vi quốc gia cư trú của họ, với mục đích làm việc". Việc di chuyển này có thể là tạm thời hoặc lâu dài. Người di cư Theo định nghĩa của IOM (2011) thì vẫn chưa có một định nghĩa được chấp nhận chung nào trên cấp độ quốc tế về “người di cư”. Thuật ngữ “người di cư” thường được hiểu bao hàm mọi trường hợp di cư do cá nhân tự quyết định vì lý do “tiện ích cá nhân” mà không có sự can thiệp của nhân tố bắt buộc bên ngoài. Thuật ngữ này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình, di chuyển tới một nước hoặc đơn vị lãnh thổ khác để cải thiện điều kiện xã hội và vật chất của họ và mở tương lai cho họ và gia đình.
  16. 7 Định nghĩa của IOM dựa trên luật di cư quốc tế nên chỉ đề cập đến những người di cư đến quốc gia khác. Từ định nghĩa này ta cũng có thể hiểu rộng hơn về hình thức di cư không chỉ quốc tế mà còn bao hàm về di cư trong nước. Khi mà người di cư từ đơn vị lãnh thổ này đến đơn vị lãnh thổ khác trong trong phạm vi một quốc gia. Người di cư ngắn hạn và di cư dài hạn Theo định nghĩa của IOM (2011) thì người di cư ngắn hạn là người di chuyển đến nơi khác không phải là nơi cư trú thường xuyên của mình trong khoảng thời gian ít nhất ba tháng nhưng chưa tới một năm, trừ trường hợp di chuyển vì mục đích giải trí, du lịch, nghỉ lễ, thăm bạn bè, họ hàng, đi công việc hoặc chữa bệnh. Đối với người di cư dài hạn là người di chuyển đến nơi khác không phải là nơi cư trú thường xuyên của họ trong khoảng thời gian ít nhất một năm. Từ định nghĩa về người di cư dài hạn và di cư ngắn hạn bên trên và cũng như trong bối cảnh của bài nghiên cứu này và số liệu từ dữ liệu bộ điều tra VHLSS2012 thì người di cư lao động được chia thành hai nhóm:  Nhóm người di cư lao động ngắn hạn là những người đang là thành viên trong hộ hoặc từng là thành viên trong hộ rời khỏi hộ ít nhất là 6 tháng nhưng chưa tới 1 năm vì lý do việc làm. Với dữ liệu của bộ VHLSS 2012 thì di cư ngắn hạn là những người rời khỏi hộ ít nhất 6 tháng trong năm 2011 và 2012.  Nhóm người di cư lao động dài hạn: là những người đang là thành viên trong hộ hoặc từng là thành viên trong hộ đã rời khỏi hộ trên 1 năm vì lý do công việc. Với dữ liệu VHLSS 2012 thì nhóm người này là những người rời khỏi hộ trước năm 2011. Với định nghĩa về người di cư lao động trong ngắn hạn và dài hạn đã nêu trên thì trong nghiên cứu này chỉ xem xét đến nhóm người di cư vì mục đích vì
  17. 8 việc làm và không tính đến các mục đích di cư khác có trong bộ dữ liệu VHLSS 2012. 2.2. Một số lý thuyết về di cư 2.2.1 Lý thuyết về hai khu vực của Lewis Mô hình 2 khu vực của Lewis (1954) giải thích việc di chuyển lao động giữa hai khu vực nông nghiệp truyền thống và công nghiệp hiện đại. Khi công nghệ thay đổi, việc áp dụng công nghệ làm cho năng suất lao động tăng và nhu cầu sử dụng lao động trong nông nghiệp truyền thống giảm. Khi thay đổi công nghệ đến một ngưỡng nào đó thì không cần nhiều người làm việc trong khu vực nông nghiệp nữa và dẫn đến nhu cầu sử dụng lao động trong nông nghiệp truyền thống giảm. Lúc này, dù có bổ sung lao động vào khu vực nông nghiệp thì tổng sản phẩm của khu vực nông nghiệp không thay đổi. Trong khi ngành công nghiệp là nơi có nhu cầu thu hút thêm lao động. Do đó, lao động dư thừa trong nông nghiệp sẽ chuyển ra khỏi khu vực truyền thống và vì tiền công trong khu vực công nghiệp cao hơn mức đủ sống tối thiểu trong khu vực nông nghiệp để bù đắp chi phí di chuyển của người lao động. Mô hình của Lewis có những hạn chế xuất phát từ chính những giả định có thể không xảy ra trên thực tế: Giả định thứ nhất là tỷ lệ lao động thu hút từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp tương ứng với tỷ lệ vốn tích lũy của khu vực này. Trên thực tế, không có gì đảm bảo rằng nhà tư bản công nghiệp khi thu được lợi nhuận chỉ có tái đầu tư. Giả định thứ hai rằng nông thôn là khu vực dư thừa lao động sẽ dịch chuyển sang khu vực thành thị. Thực tế, khu vực nông thôn cũng có thể tự giải quyết tình trạng dư thừa lao động thông qua các hình thức tạo việc làm tại chỗ. Giả định thứ ba là tiền lương công nhân cố định khi khu vực nông thôn còn dư thừa lao động. Trên thực tế, vì khu vực công nghiệp cần thu hút lao động có tay nghề cao và áp lực từ hoạt động của các tổ chức công đoàn dẫn đến mức tiền công khu vực công nghiệp có thể tăng lên.
  18. 9 2.2.2 Lý thuyết hút đẩy (the push pull theory of migration) Lee (1966) đã xây dựng lý thuyết hút đẩy trên cơ sở tóm tắt các quy luật di cư của Ravenstein ở thế kỷ 19 và phân loại các nhóm ảnh hưởng đến quá trình di cư. Theo ông, quyết định di cư được xác định bởi 4 yếu tố chính: (1) Đặc điểm của nguồn gốc nơi người di cư tiềm năng cư trú, (2) Đặc điểm của điểm đến, (3) Các yếu tố cản trở di cư (chi phí, khoảng cách, rào cản vật lý, luật di trú,v.v), (4) Yếu tố cá nhân thuộc về người di cư. Một người di cư tiềm năng sẽ xem xét sự cân bằng của tất cả các yếu tố sự hấp dẫn của điểm đến cùng với khó khăn của các trở ngại và yếu tố tác động để quyết định di cư. Thông thường, các điều kiện kinh tế khó khăn ở nơi đi là yếu tố “đẩy” chủ yếu của việc xuất cư, trong khi cải thiện điều kiện kinh tế của nơi đến là yếu tố “hút” quan trọng của việc nhập cư. 2.2.3 Mô hình Todaro Mô hình Todaro được coi như là một tiền thân của lý thuyết di cư nông thôn. Lý thuyết kinh tế (Todaro, 1969) tập trung về hành vi hợp lý của các cá nhân. Một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến việc ra quyết định của người di cư là sự cân bằng giữa rủi ro và xác suất thất nghiệp trong một thời gian nhất định với mức lương và cơ hội để có một việc làm ổn định. Mô hình này thể hiện căn bản tác động của động cơ kinh tế (tiền công lao động) trong quyết định di cư. Trong đó, yếu tố tiền lương là yếu tố so sánh chính trong việc lựa chọn địa điểm (nông thôn hay thành thị) để di cư đến. Khoảng cách về thu nhập (kì vọng về thu nhập) là một động lực chính để quyết định di cư. Khoảng cách thu nhập càng lớn thì làm xu hướng di cư càng tăng lên. Hạn chế của mô hình này chỉ đề cập đến yếu tố kinh tế (thu nhập) trong khi nhiều nghiên cứu khác chỉ ra rằng có những trường hợp di cư yếu tố kinh tế không
  19. 10 phải là tác động quan trọng duy nhất. Ví dụ như: yếu tố đoàn tụ gia đình, học tập, lấy vợ hoặc chồng, v.v. Các yếu tố về khoảng cách, xã hội, cuộc sống, chính trị cũng đóng góp vai trò quan trọng trong quyết định di cư. Ngoài ra mô hình này không giải thích được hiện tượng di cư ngược từ thành thị và nông thôn, hoặc di cư tuần hoàn. Gần đây hơn, các lý thuyết kinh tế mới đã được mở rộng bao gồm chi phí giao dịch, thông tin không hoàn hảo cũng như thị trường vốn không hoàn hảo ở nông thôn ( Stark, 1991) được trình bày phần tiếp theo. 2.2.4 Lý thuyết kinh tế mới của di cư lao động Lý thuyết kinh tế mới của di cư lao động (New Economics of Labour Migration) đề cập đến đa dạng hóa các yếu tố làm cơ sở quyết định di cư và những ảnh hưởng có thể có của di cư. Lý thuyết NELM (Stark và Bloom,1985) cho rằng các quyết định di cư của một cá nhân không phải là quyết định của bản thân người di cư mà là một phần của chiến lược của hộ gia đình nhằm tăng thu nhập, tạo dựng quỹ đầu tư vào các hoạt động mới và nhằm hạn chế các rủi ro sản xuất và đảm bảo nguồn thu nhập. Stark và Levhari (1982) cho rằng các quyết định của hộ gia đình có thể đa dạng hóa các nguồn lực trong hộ chẳng hạn như lao động để giảm thiểu rủi ro thu nhập tốt hơn so với quyết định của từng cá nhân. Các giả thuyết cơ bản trong lý thuyết này cho rằng các cá nhân, hộ gia đình không chỉ tối đa hóa thu nhập mà còn giảm thiểu các rủi ro như trên thị trường lao động và thị trường vốn không hoàn hảo ở nơi muốn đến và nơi cư trú. Di cư trong nước và quốc tế được coi là giải pháp của hộ gia đình nhằm đáp ứng với rủi ro trong thu nhập, tiền gửi từ người di cư như là một bảo hiểm thu nhập cho hộ gia đình.
  20. 11 2.2.5 Các lý thuyết liên quan đến mối quan hệ giữa di cư lao động với phúc lợi của trẻ em khía cạnh giáo dục và lao động Có nhiều nghiên cứu trước đây cung cấp lý thuyết, quan điểm về mối quan hệ giữa di cư và phúc lợi của trẻ em, tuy nhiên các nghiên cứu này lại cho thấy một mối quan hệ phức tạp giữa di cư và phúc lợi trẻ em. Lý thuyết về mối quan hệ giữa di cư lao động với giáo dục Trong lý thuyết kinh tế mới của di cư lao động (NELM) thì việc quyết định di cư của một cá nhân thường không được thực hiện bởi cá nhân độc lập đó mà thường là quyết định của cả một tập thể. Quyết định từ tập thể cho việc di chuyển của một cá nhân nhằm tối đa hóa thu nhập dự kiến của việc di cư, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất, và giúp đỡ các hộ gia đình vượt qua thất bại thị trường, chẳng hạn như thị trường tín dụng, bảo hiểm, thị trường lao động, v.v (Taylor, 1999). Hộ gia đình có người di cư kì vọng về những khoản tiền gởi từ những người di cư sẽ hỗ trợ họ trong trang trải cuộc sống, đặc biệt là lúc kinh tế của họ hay địa phương gặp khó khăn. Do đó, trong khuôn khổ lý thuyết này, cũng mong đợi rằng trẻ em sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ sự di cư của một thành viên trong gia đình thông qua chi tiêu trong giáo dục, dinh dưỡng, y tế, nhà ở và đời sống vật chất. Như vậy quyết định di cư của cha hoặc mẹ hoặc cả hai di cư để đi làm việc và con cái họ vẫn ở lại, có thể làm cho cuộc sống gia đình của họ tốt hơn khi họ gửi tiền về cho gia đình, hoặc là kết quả của tối đa hóa lợi ích gia đình có thể được đưa vào và xem xét những rủi ro của việc di chuyển đến nơi làm việc (Funkhouser, 1995). Trong nghiên cứu khác của tác giả Garza (2010) dưới quan điểm di cư và phát triển xã hội thì cho rằng có mối quan hệ tiêu cực giữa di cư của cha mẹ trong dài hạn có tác động tiêu cực đến phúc lợi của trẻ ở lại (children left behind). Trẻ em ở lại dễ bị tổn thương về tâm lý, họ dễ có cảm giác bị bỏ rơi, cuối cùng có thể gây thiệt hại cho phát triển toàn diện của trẻ em. Thanh thiếu niên có cha mẹ di cư thường khó khăn trong quan hệ xã hội, họ thường cô lập mình trong nhóm nhỏ so với những người bạn cùng trang lứa trong những trường hợp tương tự. Tuy nhiên,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2