intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của môi trường làm việc đến nguy cơ tăng huyết áp ở nhân viên văn phòng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

27
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp đưa ra những lời khuyên nhằm ngăn ngừa THA, giúp mọi người cải thiện chất lượng sức khỏe của mình, nhất là đối tượng NVVP. Qua đó, góp phần duy trì và gia tăng nguồn lực kinh tế. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của môi trường làm việc đến nguy cơ tăng huyết áp ở nhân viên văn phòng

  1. ............................... LÝ BÁ PHƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC ĐẾN NGUY CƠ TĂNG HUYẾT ÁP Ở NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG TP. HỒ CHÍ MINH-NĂM 2015
  2. TP. ............................... LÝ BÁ PHƯỚC TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC ĐẾN NGUY CƠ TĂNG HUYẾT ÁP Ở NHÂN VIÊN VĂN PHÒNG TS. HAY SINH TP. HỒ CHÍ MINH-NĂM 2015
  3. - Tên đề tài: “Tác động của môi trường làm việc đến nguy cơ tăng huyết áp ở nhân viên văn phòng”. - Giáo viên hướng dẫn: TS. Hay Sinh - Tên học viên: Lý Bá Phước - Địa chỉ học viên: Thành phố Hồ Chí Minh - Số điện thoại liên lạc: 0906639573 - Ngày nộp luận văn: 02/06/2015 ận văn này là công trình do chính tôi nghiên cứu và soạn thảo. Tôi không sao chép từ bất kỳ một bài viết nào đã được công bố mà không trích dẫn nguồn gốc. Nếu có bất kỳ sự vi phạm nào, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm”. TP Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 06 năm 2015 Lý Bá Phước
  4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TÓM TẮT CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU..................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1 1.2 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2 1.3 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3 1.3.1 Mục tiêu ......................................................................................................... 3 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 3 1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 3 1.5 Bố cục đề tài ..................................................................................................... 3 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ........... 5 2.1 Tổng quan về huyết áp ...................................................................................... 5 2.1.1 Huyết áp là gì ................................................................................................. 5 2.1.2 Định nghĩa tăng huyết áp ............................................................................... 5 2.1.3 Nguyên nhân tăng huyết áp ........................................................................... 7 2.1.4 Hậu quả của tăng huyết áp ............................................................................. 8 2.2 Tổng quan về môi trƣờng làm việc ................................................................... 9 2.2.1 Định nghĩa môi trƣờng .................................................................................. 9 2.2.2 Môi trƣờng làm việc của nhân viên văn phòng ............................................ 9
  5. 2.3 Lý thuyết về kinh tế sức khỏe ........................................................................ 14 2.4 Các nghiên cứu liên quan ............................................................................... 15 2.4.1 Nhóm yếu tố môi trƣờng vật chất tác động đến THA ................................ 15 2.4.2 Nhóm yếu tố môi trƣờng văn hóa / tâm lý tác động đến THA ................... 16 2.4.3 Nhóm yếu tố cá nhân liên quan đến THA .................................................. 18 2.4 Kết luận chƣơng 2 .......................................................................................... 20 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 21 3.1 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 21 3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu định tính ................................................................ 23 3.2.1 Sự cần thiết của việc phỏng vấn tay đôi ..................................................... 23 3.2.2 Phỏng vấn tay đôi ....................................................................................... 23 3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng ............................................................. 25 3.3.1 Mô hình hồi quy .......................................................................................... 26 3.3.2 Thiết kế khảo sát ......................................................................................... 30 3.4 Kết luận chƣơng 3 .......................................................................................... 32 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 33 4.1 Kết quả nghiên cứu định tính ......................................................................... 33 4.2 Kết quả nghiên cứu định lƣợng ..................................................................... 35 4.2.1 Thống kê mô tả ........................................................................................... 35 4.2.2 Phân tích hồi quy, kiểm định ...................................................................... 42 4.3 Kết luận chƣơng 4 .......................................................................................... 50 CHƢƠNG 5. KẾT QUẢ VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 52 5.1 Kết luận .......................................................................................................... 52 5.2 Kiến nghị ........................................................................................................ 52 5.2.1 Đối với nhân viên văn phòng ..................................................................... 52
  6. 5.2.2 Đối với quản lý, chủ doanh nghiệp ............................................................ 53 5.2.3 Đối với cơ quan quản lý Y tế ..................................................................... 55 5.3 Hạn chế của đề tài .......................................................................................... 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Phân độ THA theo WHO/ISH 2003 ....................................................... 6 Bảng 2.2 Phân độ THA theo Hội THA Việt Nam ................................................. 6 Bảng 2.3 Phân độ THA theo JNC VII ................................................................... 7 Bảng 2.4 Tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì của WHO năm 2002 ............................ 14 Bảng 2.5 Tóm tắt các yếu tố nguy cơ đến THA và bài nghiên cứu liên quan ..... 19 Bảng 3.1 Các biến trong mô hình . ....................................................................... 28 Bảng 3.2 Bảng phân nhóm mẫu ........................................................................... 31 Bảng 4.1 Tổng hợp phỏng vấn tay đôi với bác sỹ ............................................... 33 Bảng 4.2 Kết quả thống kê mô tả biến Huyết áp (Y) .......................................... 35 Bảng 4.3 Kết quả thống kê mô tả nhóm yếu tố cá nhân (biến liên tục) ............... 36 Bảng 4.4 Kết quả thống kê mô tả nhóm yếu tố cá nhân (biến nhị phân) ............. 37 Bảng 4.5 Kết quả thống kê mô tả nhóm yếu tố môi trƣờng vật chất ................... 39 Bảng 4.6 Kết quả thống kê mô tả nhóm yếu tố môi trƣờng văn hóa / tâm lý ...... 41 Bảng 4.7: Kết quả phân tích hồi quy đa biến (Nhóm yếu tố cá nhân) ................. 43 Bảng 4.8: Kết quả phân tích hồi quy đa biến (Nhóm yếu tố MT vật chất) ......... 47 Bảng 4.9: Kết quả phân tích hồi quy đa biến (Nhóm Yếu tố MT VH/ Tâm lý) .. 49
  8. DANH MỤC HÌNH Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ............................................................................. 22
  9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BN Bệnh nhân WHO Tổ chức Y tế Thế giới BMI Chỉ số khối lƣợng cơ thể HA Huyết áp THA Tăng huyết áp ko THA Không tăng huyết áp HATT Huyết áp tâm thu HATr Huyết áp tâm trƣơng BVĐK Bệnh viện Đa khoa NVVP Nhân viên văn phòng MTLV Môi trƣờng làm việc
  10. TÓM TẮT Bài nghiên cứu này thực hiện nhằm nghiên cứu tác động của môi trường làm việc đến nguy cơ tăng huyết áp ở nhân viên viên văn phòng (NVVP). Theo số liệu được đưa ra trong hội nghị “Vì trái tim khỏe Việt Nam” diễn ra tại Viện Tim mạch Trung ương tại Hà Nội vào ngày 25/03/2015, mỗi năm trên thế giới có 17,5 triệu người tử vong do tăng huyết áp (THA) và bệnh lý tim mạch. Ước tính đến năm 2025 sẽ có 1,56 tỷ người trên thế giới mắc bệnh này. Tại Việt Nam, mỗi năm Trung bình bệnh lý này cướp đi sinh mạng của 200.000 người và chiếm 1/4 tổng số trường hợp tử vong tại Việt Nam. Qua cuộc điều tra gần đây của Viện Tim mạch Trung ương tại 8 tỉnh thành, tỷ lệ THA ở những người từ 25 tuổi trở lên là 25%, có nghĩa là cứ 4 người thì có một người THA. Nhưng đáng quan ngại là có đến 30% số người biết bị THA nhưng không điều trị (Nguyễn Lân Việt, 2015). Qua đó cho thấy bệnh lý THA đang tăng mạnh, tập trung chủ yếu nhóm người cao tuổi và nhất là đối tượng nhân viên văn phòng, mà nhận thức của người dân về căn bệnh này còn chưa cao. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ đến THA: trang thiết bị và công cụ làm việc; nhiệt độ môi trường làm việc, đãi ngộ (Chantal Guimont, 2006); Số giờ làm việc (Haiou Yong & Peter Lchnall, 2006); Mối quan hệ với đồng nghiệp (N Wager, G.fieldman, 2003). Nhóm các yếu tố cá nhân tác động đến nguy cơ THA của tác giả Việt Nam: tuổi, giới tính, hoạt động thể lực, hút thuốc lá, uống rượu bia, chế độ ăn uống, tiền sử gia đình (Lê Thị Quyên – 2012). Nhưng phần lớn các nghiên cứu trên chỉ tập trung vào phân tích tác động của từng yếu tố riêng lẻ hoặc là chưa nghiên cứu cụ thể vào đối tượng nhân viên văn phòng. Trước thực trạng đó, tác giả đã thực hiện đề tài này. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài hướng đến việc nghiên cứu các nhóm yếu tố môi trường làm việc (MTLV) tác động đến nguy cơ tăng huyết áp ở nhân viên văn phòng. Và câu hỏi trong vấn đề nghiên cứu: những yếu tố nào trong MTLV tác động đến nguy cơ THA ở NVVP?
  11. Để thực hiện đề tài này, tác giả đã dùng phương pháp nghiên cứu định tính, phỏng vấn chuyên gia gồm 10 bác sỹ tại một số bệnh viện, để xác định những yếu tố nguy cơ đến THA ở đối tượng nhân viên văn phòng. Trên ý kiến của các chuyên gia, kết hợp với cơ sở lý thuyết và kết quả từ các nghiên cứu liên quan, tác giả hình thành mô hình và các thang đo và đề xuất ra bảng khảo sát. Tiến hành khảo sát thử trên 10 NVVP để đánh giá sự thuận tiện và hoàn thiện bảng câu hỏi. Tiếp theo đó tiến hành khảo sát lấy mẫu trên 340 quan sát. Đối tượng mẫu lựa chọn theo phương pháp thuận tiện bao gồm hai nhóm, nhóm thứ nhất là các bệnh nhân là NVVP đang điều trị THA tại một số bệnh viện công và tư nhân, nhóm thứ hai là các NVVP đang làm việc tại một số cơ quan hành chánh - sự nghiệp và khu vực kinh doanh - thương mại. Sau khi xử lý dữ liệu thì được 300 quan sát hợp lệ và tổng hợp thành bảng số liệu. Tác giả dùng phương pháp nghiên cứu định lượng với mô hình hồi quy Ordered Probit, biến phụ thuộc là biến THA có 3 giá trị: giá trị 0 là không THA, giá trị 1 là THA loại 1, giá trị 2 là THA loại 2. Tiến hành chạy hồi quy, kiểm định Prob > chi2, đánh giá thông số Log likelihood và R2 của mô hình, phân tích tác động biện (mfx) và đánh giá mức ý nghĩa P-value của từng yếu tố tác động. Phần mềm Stata 12.0 được sử dụng để xử lý thông tin, kiểm định mô hình và các giả thuyết. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 3 nhóm yếu tố môi trường làm việc tác động đến nguy cơ THA ở nhân viên văn phòng. Nhóm thứ nhất là môi trường vật chất: trang thiết bị, nhiệt độ môi trường làm việc, thường phải làm việc ngoài giờ, thu nhập. Nhóm thứ hai là môi trường tâm lý - văn hóa: áp lực công việc, phổ biến về kế hoạch phát triển công ty, tạo điều kiện học tập và nâng cao nghiệp vụ, mối quan hệ với đồng nghiệp. Ngoài ra nhóm thứ ba là các yếu tố cá nhân cũng có ảnh hưởng đến THA của NVVP: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, chỉ số BMI, hút thuốc lá, uống rượu bia, tiền sử gia đình. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số kiến nghị dành cho các đối tượng là nhân viên văn phòng, các đối tượng là người quản lý – chủ doanh nghiệp và cuối cùng là cơ quan quản lý Y tế.
  12. 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ. Ngày nay, Tăng huyết áp (THA) là một bệnh tim mạch thường gặp, trở nên phổ biến và là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Vì THA thường tiến triển âm thầm trong thời gian dài, người bị THA vẫn sống và làm việc bình thường trong khi bệnh đang hủy hoại cơ thể dần dần (Đào Duy An, 2007). Do đó, các nhà tim mạch học gọi THA là kẻ giết người thầm lặng, gây ra những biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng người bệnh hoặc để lại gánh nặng tàn phế, gây thiệt hại về hiệu quả kinh tế và nguồn lực y tế của xã hội. Theo ước đoán của các nhà khoa học Mỹ - đến năm 2025 - tổng số người mắc bệnh THA trên toàn thế giới khoảng 1,56 tỷ người mà 3/4 trong số đó là nhóm người thuộc các nước đang phát triển (Kearney PM et al, 2005). Các số liệu điều tra thống kê THA ở Việt Nam cho thấy tỷ lệ THA năm 1982 là 1,9%. Năm 2002 ở Miền Bắc là 16,3%, riêng thành phố Hà Nội có tỷ lệ 23,2%. Năm 2004, thành phố Hồ Chí Minh là 20,5% (Đào Duy An, 2007). Theo số liệu được đưa ra trong hội nghị “Vì trái tim khỏe Việt Nam” diễn ra tại Viện Tim mạch Trung ương ở Hà Nội vào ngày 25/03/2015, mỗi năm trên thế giới có 17,5 triệu người tử vong do tăng huyết áp (THA) và bệnh lý tim mạch. Tại Việt Nam, mỗi năm trung bình bệnh lý này cướp đi sinh mạng của 200.000 người và chiếm 1/4 tổng số trường hợp tử vong tại Việt Nam (Hội nghị tim mạch, 2015). Qua cuộc điều tra gần đây của Viện Tim mạch Trung ương tại 8 tỉnh thành, tỷ lệ THA ở những người từ 25 tuổi trở lên là 25%, có nghĩa là cứ 4 người thì có một người THA. Nhưng đáng quan ngại là có đến 30% số người biết bị THA nhưng không điều trị. Tại Việt Nam, các bệnh về tim mạch, tăng huyết áp đang tăng mạnh, trong đó, tập trung chủ yếu ở nhóm người cao tuổi, cán bộ – viên chức - nhân viên văn phòng (Nguyễn Lân Việt, 2015).
  13. 2 Do đặc thù công việc mà đối tượng nhân viên văn phòng (NVVP) thường tiếp xúc với môi trường làm việc (MTLV) tiềm ẩn nhiều nguy cơ THA cao như: thời gian làm việc dài, nhiệt độ phòng không phù hợp, sự đầu tư trang thiết bị chưa phù hợp, chế độ đãi ngộ thấp, tính chất công việc căng thẳng (Chantal Guimont & partner, 2006) và yếu tố cá nhân như: số năm đi học, ăn mặn, béo phì, hoạt động thể lực, rượu bia, giới tính, tuổi cao, di truyền (Huỳnh Văn Minh và cộng sự, 2007; Lê Thị Quyên, 2012) đều là những yếu tố có thể gây THA ở NVVP. Tình trạng THA trong cộng đồng ngày một gia tăng mà nhận thức của NVVP về THA còn bị xem nhẹ, hướng phòng bệnh chưa triệt để, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ tác động đến THA. Nhưng phần lớn các nghiên cứu trên chỉ mới tập trung vào phân tích tác động của từng yếu tố riêng lẻ hoặc là chưa nghiên cứu cụ thể vào đối tượng nhân viên văn phòng. Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, tác giả quyết định chọn đề tài nghiên cứu tác động của môi trường làm việc đến nguy cơ tăng huyết áp ở nhân viên văn phòng (NVVP) để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ. Kết quả nghiên cứu có thể giúp đưa ra những lời khuyên nhằm ngăn ngừa THA, giúp mọi người cải thiện chất lượng sức khỏe của mình, nhất là đối tượng NVVP. Qua đó, góp phần duy trì và gia tăng nguồn lực kinh tế. 1.2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này sẽ tìm hiểu, phân tích tác động của các nhóm yếu tố trong môi trường làm việc đến nguy cơ tăng huyết áp ở nhân viên văn phòng. Phạm vi nghiên cứu giới hạn ở NVVP, có nghĩa là không bao gồm tất cả các loại nhân viên. Theo từ điển (Oxford Advanced learn’s, 2010) “NVVP là những người làm việc trong văn phòng của một doanh nghiệp, công ty hoặc tổ chức nào đó (tổ chức hành chánh sự nghiệp hoặc thương mại, dịch vụ, sản xuất kinh doanh)”.
  14. 3 Do hạn chế thời gian và nguồn lực, tác giả không thể chọn tất cả các văn phòng để nghiên cứu. Vì vậy nhóm NVVP trong nghiên cứu được phân thành hai nhóm: nhóm có THA và nhóm không THA. Trong nhóm có THA, tác giả thực hiện nghiên cứu ở BVĐK tỉnh Kiên Giang và BVĐK Sài Gòn Bình Dương, các đối tượng khảo sát ở đây là những bệnh nhân đang điều trị THA là nhân viên văn phòng từ 25 tuổi trở lên. Đối với nhóm không THA, tác giả thực hiện nghiên cứu tại một số tổ chức hành chánh nhân sự và tổ chức thương mại, dịch vụ, sản xuất kinh doanh: Trung tâm văn hóa quận Bình Thạnh, Ủy ban nhân dân các phường thuộc quận Bình Thạnh, công ty TNHH Menon, ngân hàng Sacombank chi nhánh Thị Nghè. Các đối tượng khảo sát ở đây là những NVVP trong độ tuổi từ 25 – 65 tuổi và không bị THA. 1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.3.1 Mục tiêu : Nghiên cứu tác động của môi trường làm việc đến nguy cơ tăng huyết áp ở nhân viên văn phòng. 1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu: - Các yếu tố nào trong MTLV tác động đến nguy cơ THA ở NVVP ? 1.4 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện qua hai phương pháp sau: Nghiên cứu định tính: là nghiên cứu thực hiện phương pháp phỏng vấn, thảo luận cùng các chuyên gia, nhân viên làm việc trong môi trường văn phòng để tìm hiểu và khám phá các yếu các yếu tố nào của MTLV tác động đến HA của nhân viên văn phòng. Từ cơ sở đó tác giả đề xuất ra bảng câu hỏi khảo sát, để tiến hành phỏng vấn, lấy số liệu phục vụ cho nghiên cứu định lượng. Nghiên cứu định lƣợng: xử lý bằng phương pháp dùng công cụ thống kê mô tả, mô hình hồi quy, kiểm định mô hình hồi quy. Chi tiết phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày cụ thể ở chương ba.
  15. 4 1.5 BỐ CỤC ĐỀ TÀI Đề tài sẽ bao gồm năm chương. Chương một sẽ trình bày tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Chương hai là tổng quan về lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm liên quan mà tác giả vận dụng cho đề tài nghiên cứu. Chương ba là phương pháp nghiên cứu. Chương bốn diễn giải kết quả nghiên cứu. Và cuối cùng là chương năm bao gồm phần kết luận và kiến nghị chính sách dựa trên kết quả nghiên cứu đạt được.
  16. 5 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 2.1 TỔNG QUAN VỀ HUYẾT ÁP: 2.1.1 Huyết áp là gì: Mọi người đều có và cần huyết áp. Nếu không có huyết áp, máu không tuần hoàn được trong cơ thể của con người. Nếu không có tuần hoàn máu, các cơ thể sống không nhận đủ oxy và dinh dưỡng để hoạt động theo nhu cầu. Huyết áp được hiểu là áp lực của dòng máu đi nuôi cơ thể thông qua hệ thống mạch máu. Huyết áp được tạo bởi sức co – bóp, hút - đẩy máu của tim và sự co giãn của thành mạch. HA thay đổi tùy lúc và tùy vào hoạt động của cơ thể. HA xuống thấp hơn lúc ta ngủ, nghỉ và lên cao hơn khi tinh thần ta kích động, hoặc khi chơi thể dục thể thao. Bình thường, huyết áp của người lớn là khoảng 120/80 mmHg. Huyết áp được thể hiện bằng 2 số. Số trên (120) được gọi là áp suất systolic (áp suất tâm thu): sức ép của máu vào lòng động mạch mỗi khi tim co bóp để tống máu đi đến các cơ quan. Số dưới (80) được gọi áp suất diastolic (áp suất tâm trương): áp suất trong lòng động mạch khi tim giãn ra giữa hai nhịp co bóp. Số trên tượng trưng áp suất cực đại trong lòng động mạch và số dưới tượng trưng áp suất cực tiểu trong lòng động mạch (Phạm Mạnh Hùng, 2010). 2.1.2 Định nghĩa THA: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), liên ủy ban quốc gia về THA của Hoa Kỳ (JNC) và hội THA Việt Nam đã thống nhất đưa ra định nghĩa về THA như sau: “khi trị số huyết áp tâm thu (HATT) > 140mmHg và huyết áp tâm trương (HATTr) >90 mmHg (bảng 2.2) thì được xem là THA”. Đối với người bị bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận, chỉ số này là 130/80 mmHg. (Nguyễn Lân Việt, 2007).
  17. 6 Bảng 2.1: Phân độ tăng huyết áp theo WHO/ISH 2003 Phân loại HATT(mmHg) HATTr(mmHg) HA tối ưu
  18. 7 Bảng 2.3: Phân độ HA theo JNC VII Phân loại HATT(mmHg) HATTr(mmHg) Bình thường
  19. 8 làm giữ muối, nước. Trong chương trình mục tiêu Quốc gia phòng chống tăng huyết áp, ở những trường hợp THA không rõ nguyên nhân, người ta nghĩ đến nhiều yếu tố phối hợp với nhau gây THA như: tuổi cao; giới tính (nữ ở độ tuổi sinh đẻ ít mắc bệnh tim mạch hơn nam giới); di truyền (cha mẹ mắc bệnh THA sẽ có một tỷ lệ con cũng bị THA); béo phì; tiểu đường; hút thuốc lá; ít vận động; stress; thói quen ăn mặn... Điểm khác biệt là tăng huyết áp có nguyên nhân (THA thứ phát) thì chữa triệt để được, ví dụ tăng huyết áp do hẹp động mạch thận thì sau khi nong động mạch hẹp, huyết áp bình thường trở lại, không phải uống thuốc lâu dài (Hội tim mạch Việt Nam, 2015). 2.1.4 Hậu quả của THA: THA nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ gây ra biến chứng trên các cơ quan như: tim, não, mắt, động mạch ngoại biên. Biến chứng tức thời: Có thể nguy hiểm đến tính mạng, xuất huyết não, nhồi máu cơ tim cấp, bóc tách động mạch chủ, phù phổi cấp, suy thận cấp. Biến chứng lâu dài: Xảy ra nếu bệnh nhân sau một thời gian dài THA mà không được chẩn đoán và điều trị đúng. Biến chứng gồm: Rối loạn tiền đình, bệnh lý mắt, tim to, suy tim, đau thắt ngực do thiếu máu cục bộ cơ tim, suy thận mãn, đau cách hồi. THA kéo dài làm tổn thương thành mạch, nhưng chỉ tổn thương trong lòng các mạch máu nào dễ bị chất mỡ cholesterol và các tế bào tiểu cầu (luôn luôn có sẵn trong máu) bám vào. Cơ chế dây chuyền này lại càng làm các thành mạch máu tổn thương thêm nữa và dần dần nhỏ hẹp lại, đến một ngày nào đó, sẽ không còn mang đủ máu về nuôi tim. Nếu một phần tim thiếu máu nuôi trầm trọng, phần tim đó có thể chết và gây ra hiện tượng chết cơ tim cấp tính. Tương tự, THA làm tổn thương các mạch máu nuôi não, nuôi thận, nuôi mắt,... gây các biến chứng tai biến mạch máu não, suy thận, giảm thị giác,... Nếu không chữa, dễ bị bệnh hẹp tắc các động mạch tim khiến tim lâu ngày bị
  20. 9 thiếu máu nuôi gấp 3 lần, dễ suy tim gấp 6 lần và dễ bị tai biến mạch máu não gấp 7 lần so với người bình thường (Đào Duy An, 2007). 2.2 TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƢỜNG LÀM VIỆC 2.2.1 Định nghĩa môi trƣờng: Theo (Masn và Langenhim, 1957 – trích từ Bùi Huy Khiêm, 2013) môi trường là tổng hợp các yếu tố tồn tại xung quanh sinh vật và ảnh hưởng đến sinh vật. (Joe Whiteney, 1993 - trích từ Bùi Huy Khiêm, 2013) môi trường là tất cả những gì bên ngoài cơ thể, có liên quan mật thiết và ảnh hưởng đến sự tồn tại của con người như: đất, nước, không khí, ánh sáng mặt trời, rừng, biển, sự đa dạng của động thực vật... Theo luật Bảo vệ môi trường (Việt Nam) môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật. Tổ chức bảo vệ môi trường của Liên Hiệp Quốc (UNEP) môi trường là tập hợp các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, kinh tế - xã hội, tác động lên từng cá nhân hay cả cộng đồng. Có nhiều định nghĩa khác nhau về môi trường theo nghĩa hẹp và rộng, nhưng ta có thể tóm lại như sau: môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, tạo điều kiện cho ta sống, hoạt động và phát triển (Bùi Huy Khiêm, 2013). 2.2.2 Môi trƣờng làm việc của nhân viên văn phòng: MTLV là sự kết hợp yếu tố con người và các phương tiện vật chất để giúp con người làm việc đạt năng suất, chất lượng và hiệu quả. MTLV được nhìn nhận theo hai khía cạnh: vật chất và phi vật chất. Về phương diện vật chất là những điều kiện thực tế mà chúng ta đang làm việc trong đó đóng một vai trò quan trọng như: ánh sáng, không khí, thiết bị được sử dụng tại công sở. Khung cảnh làm việc là một trong những yếu tố tự tạo nằm trong phương diện vật chất của môi trường. Về phương diện phi vật chất là: bầu không khí tâm lý, truyền thống tổ chức, văn hóa công sở, phong cách lãnh đạo. Các yếu tố trên kết hợp lại hình thành môi trường làm việc. Hoặc
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2