intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của tài chính vi mô đối với cuộc sống các hộ phụ nữ nghèo nông thôn tỉnh Bến Tre

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:113

27
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mụ tiêu của đề tài là phân tích tác động của tài chính vi mô đối với cuộc sống các hộ phụ nữ nghèo nông thôn tỉnh Bến Tre. Việc nhận định tác động này sẽ giúp ích cho việc đưa ra các chính sách hỗ trợ hộ phụ nữ nghèo nông thôn tỉnh Bến Tre phát triển kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Tác động của tài chính vi mô đối với cuộc sống các hộ phụ nữ nghèo nông thôn tỉnh Bến Tre

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------- PHẠM THỊ THANH THẢO TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH VI MÔ ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG CÁC HỘ PHỤ NỮ NGHÈO NÔNG THÔN TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH --------------------- PHẠM THỊ THANH THẢO TÁC ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH VI MÔ ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG CÁC HỘ PHỤ NỮ NGHÈO NÔNG THÔN TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành: Chính sách công. Mã số ngành: 60340402. LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS – TS Nguyễn Trọng Hoài TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn, số liệu sử dụng đều có trích dẫn nguồn cụ thể và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Bến Tre, ngày 23 tháng 3 năm 2015 Tác giả luận văn Phạm Thị Thanh Thảo
  4. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt Quỹ Hỗ trợ phụ Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh Fund to support women's nữ PTKT economic development tế ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á International Fund for Quỹ Quốc tế về Phát triển nông IFAD Agriculture Development nghiệp Vietnam Bank for Social NH CSXH VN Ngân hàng chính sách xã hội VN Policies Vietnam Bank for Ngân hàng Ngân hàng Nông nghiệp và phát Agriculture and Rural NN&PTNT triển nông thôn Development NHNN State Bank Ngân hàng Nhà nước Non- Government NGO Tổ chức phi chính phủ Orgazination Central People' s Credit Quỹ TDND Quỹ tín dụng nhân dân Fund Dự án Phát triển kinh doanh với DBRP người nghèo nông thôn tỉnh Bến Tre TCVM Microfinance Tài chính vi mô UBND People's Committees Ủy ban nhân dân United Nations Chương trình phát triển Liên hiệp UNDP Development Programme quốc UNFPA United Nations Population Quỹ dân số Liên hiệp quốc
  5. Fund WB World Bank Ngân hàng Thế giới United Nations International UNICEF Quỹ Nhi đồng Liện Hiệp quốc Children's Emergency Fund VSMT Environmental sanitation Vệ sinh môi trường SHG The self-help group Nhóm tự quản Ngân hàng Bank Rakyat - BRI Bank Rakyat Indonesia Indonesia Ngân hàng làng xã của Grameen GB Grameen Bank Bank - Bangladesh
  6. DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU, HỘP MINH HỌA, HÌNH ẢNH Sơ đồ Sơ đồ 2.1.3: Vai trò của các tổ chức TCVM đối với kinh tế - xã hội. Sơ đồ 3.1: Khung phân tích đánh giá tác động TCVM đối với hộ phụ nữ nghèo nông thôn tỉnh Bến Tre. Sơ đồ 4.4: Sơ đồ tổ chức của Quỹ. Hình vẽ Hình 2.2.2.7. Quan điểm về sự bền vững của tổ chức tài chính vi mô Hình 2.2.2.8. Quan điểm về sự bền vững của tổ chức tài chính vi mô. Hình 4.1: Biểu đồ so sánh các nguồn vốn vay trước kia (khi chưa vay vốn ở Quỹ) và hiện nay. Hình 4.1.3: Biểu đồ người vay sử dụng vốn để phát triển kinh tế. Hình 4.2.1.1: Biểu đồ thể hiện hiệu quả mà nguồn vốn Quỹ CIG góp phần đem lại cho hộ gia đình vay vốn. Hình 4.2.1.2. Hình ảnh giới thiệu 01 số hộ phụ nữ nghèo đời sống được cải thiện từ nguồn vốn của Quỹ. Hình 4.2.2.1: Tổng hợp ngành nghề người vay làm ăn phát triển kinh tế. Bảng biểu Bảng 2.2.2.3: Các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính vi mô tại Việt Nam. Bảng 2.2.2.7: Mức độ hài lòng của khách hàng về hoạt động của các tổ chức. Bảng số liệu 4.2: Hộ nghèo từng huyện. Hộp Hộp 4.2.1.3: Chị Tỏ - xã An Định vay vốn để mở quán bán hủ tiếu tại nhà. Hộp 4.2.2.2: Chị Bình - người buôn bán ve chai ở xã Châu Hưng, huyện Bình Đại.
  7. Hộp 4.2.2.4. Chị Phước mạnh dạn giao tiếp sau 2 năm tham gia tổ vay vốn. Hộp 4.2.2.5. Chị Mười được nhận giải thưởng doanh nhân vi mô tiêu biểu xuất sắc năm 2014 tại Hà Nội vào ngày 10/12/2014. Hộp 4.2.3. Phát biểu bế mạc Hội thảo đánh giá hiệu quả tác động của Quỹ hỗ trợ phụ nữ PTKT vào tháng 4 năm 2014 của ông Trần Anh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh. Hình ảnh Hình 1, 2: Hình ảnh thăm hộ gia đình và phỏng vấn sâu các hộ gia đình (đặc biệt là các hộ mới thoát nghèo) đã giúp đề tài đánh giá được những câu chuyện tác động cụ thể, và thực tế… Hình 3: Hình ảnh trao quyết định của UBND tỉnh Bến Tre về việc cấp phép hoạt động Quỹ hỗ trợ PNPTKT thuộc Hội LHPN tỉnh Bến Tre do bà Võ Thị Thủy – Chủ tịch Hội LHPN tỉnh và bà Phạm Thị Thanh Thảo – Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Bến Tre tiếp nhận. Hình 4, 5, 6: Quỹ hỗ trợ phụ nữ PTKT tỉnh Bến Tre học tập kinh nghiệm tại ASA Philippines Foundation. Hình 7: Tham dự hội nghị hướng tới sự hài hòa giữa hiệu quả xã hội và tài chính trong tài chính vi mô Hình 8, 9, 10, 11: Các bộ phận của Quỹ hỗ trợ phụ nữ PTKT tham dự các lớp tập huấn Hình 12,13, 14,15, 16,17: Hộ phụ nữ nghèo tỉnh Bến Tre vay vốn để chăn nuôi, trồng trọt, buôn bán, làm nhiều ngành nghề... để phát triển kinh tế Hình 18: Tổ phụ nữ đan giỏ lục bình được quỹ hỗ trợ phụ nữ PTKT hỗ trợ vốn vay và mời giáo viên hướng dẫn về mặt kỹ thuật Hình 19: Điểm dạy nghề cho phụ nữ nghèo ở huyện Mỏ Cày Nam. (Ảnh: H.C) Hình 20: Nụ cười rạng ngời của chị chủ sạp hàng (mặc áo đỏ) 04 năm liền vay vốn từ Quỹ hỗ trợ phụ nữ PTKT tỉnh Bến Tre mở cửa hàng tạp hóa, từ quầy hàng nhỏ đến nay đã mở rộng. Hình 21: Mô hình thoát nghèo đan lưới bằng chỉ sơ dừa ở xã Tân Thanh Tây, huyện Mỏ Cày Bắc. (Ảnh: H.C)
  8. Hình 22: Các tập thể và cá nhân điển hình được biểu dương tại hội nghị tổng kết hoạt động quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo 5 năm (2008 – 2013). Hình 23: Hình ảnh chị Trần Thị Mười – tại Tiên Thủy huyện Châu Thành được nhận giải thưởng Citi - doanh nhân Việt Nam năm 2014 xuất sắc nhất (giải thưởng cá nhân cao nhất trị giá 40 triệu đồng). Hình 24: Hình ảnh hoạt động cấp vốn cho phụ nữ nghèo, phụ nữ khó khăn của Quỹ Hình 25: Hình sơ đồ, vẽ thảo luận nhóm
  9. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU, HỘP MINH HỌA, HÌNH ẢNH TÓM TẮT...........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU................................................................3 1.1. Vấn đề nghiên cứu .......................................................................................... 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 4 1.2.1. Mục tiêu tổng quát..................................................................................... 4 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 4 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................... 4 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 4 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 5 1.4. Cấu trúc của nghiên cứu ............................................................................. 5 CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN.....6 2.1. Lý thuyết liên quan.......................................................................................... 6 2.1.1. Khái niệm của tài chính vi mô (TCVM) ................................................... 6 2.1.2. Quan điểm và sự cần thiết về tính bền vững ............................................ 7 2.1.3. Khách hàng của TCVM ............................................................................ 8 2.1.4. Vai trò của tổ chức TCVM đối với kinh tế - xã hội .................................. 8 2.2. Lược khảo nghiên cứu liên quan ................................................................... 10 2.2.1. Tài chính vi mô ở các khu vực trên thế giới........................................... 10
  10. 2.2.1.1. Khu vực châu Âu và Bắc Mỹ ......................................................... 10 2.2.1.2. Khu vực Mỹ La tinh....................................................................... 11 2.2.1.3. Khu vực châu Phi .......................................................................... 11 2.2.1.4. Khu vực châu Á ............................................................................. 12 2.2.2. Tài chính vi mô tại Việt Nam ................................................................. 14 2.2.2.1. Đặc điểm tài chính vi mô tại Việt Nam ......................................... 14 2.2.2.2. Các tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam ..................................... 17 2.2.2.3. Mô hình hoạt động ........................................................................ 18 2.2.2.4. Tình hình phát triển TCVM ở Việt Nam thời gian qua ................. 18 2.2.2.5. Vai trò của tài chính vi mô trong xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam 2.2.2.6. Vai trò của TCVM đến mức sống của người nghèo .............................. 23 2.2.2.7 Mức độ bền vững của các tổ chức TCVM...................................... 24 2.3. Vấn đề nghèo đói tại Việt Nam và chính sách tín dụng giảm nghèo............ 26 2.4. Những tồn tại đối với tổ chức TCVM của Việt Nam ................................... 27 CHƯƠNG 3: KHUNG PHÂN TÍCH, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......... 31 VÀ DỮ LIỆU, NGUỒN TÀI LIỆU ............................................................................ 31 3.1. Khung phân tích ............................................................................................ 31 3.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 33 3.3. Dữ liệu ........................................................................................................... 34 3.3.1. Khảo sát hộ và nghiên cứu định tính ..................................................... 34 3.3.2. Dữ liệu nghiên cứu gồm hai nhóm dữ liệu Thứ cấp và Sơ cấp ............. 35 3.3.3. Đối tượng tham gia đánh giá ................................................................. 35 3.4. Nguồn tài liệu ................................................................................................ 36 CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG TCVM ĐẾN GIẢM NGHÈO VÀ TÍNH BỀN VỮNG CỦA QUỸ .................................................................................... 37
  11. 4.1. Tổng quan hoạt động TCVM tại Bến Tre ..................................................... 37 4.2. Tác động tới việc giảm nghèo ....................................................................... 40 4.2.1. Tác động tới việc giảm nghèo khía cạnh kinh tế ................................... 41 4.2.1.1. Thu nhập: ...................................................................................... 41 4.2.1.2. Tài sản:. ........................................................................................ 42 4.2.1.3. Về tiết kiệm: .................................................................................. 43 4.2.2. Tác động tới việc giảm nghèo khía cạnh xã hội .................................... 44 4.2.2.1. Việc làm: ....................................................................................... 44 4.2.2.6. Nâng cao năng lực xã hội ............................................................. 46 4.4. Tính bền vững của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế (PNPTKT) ........... 49 4.4.2. Bền vững về tài chính ............................................................................. 52 4.4.3. Bền vững về nguồn nhân lực (con người và năng lực) .......................... 53 CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH ............................... 57 5.1. Kết luận từ nghiên cứu .............................................................................. 57 5.2. Kiến nghị chính sách ................................................................................. 60 5.2.1. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre .................................................. 60 5.2.1.1. Quan tâm chính sách hỗ trợ người nghèo .................................... 60 5.2.1.2. Liên kết thị trường......................... Error! Bookmark not defined. 5.2.2. Đối với Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tỉnh Bến Tre .................. 62 5.2.2.1. Nâng cao các tác động của TCVM từ quỹ đến các hộ vay ........... 62 5.2.2.2. Nâng cao tính bền vững của Quỹ.................................................. 63 5.3. Hạn chế của đề tài nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo .................... 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC HÌNH ẢNH
  12. 1 TÓM TẮT Hoạt động tài chính vi mô là cách tiếp cận giảm nghèo thông qua cung cấp vốn cho cá nhân và hộ gia đình có thu nhập thấp, được nhà nước Việt Nam sử dụng như một phương pháp hữu hiệu trong việc cung cấp vốn cho người nghèo, giúp họ nỗ lực tạo sinh kế, cải thiện thu nhập, đời sống và giảm nghèo bền vững. Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tỉnh Bến Tre thực hiện chương trình tài chính vi mô với nguồn vốn nhận ủy thác từ các tổ chức: Terre des Hommes Scheweiz - Thụy Sĩ, Tập đoàn Unilever, Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế IFAD. Quỹ hỗ trợ phụ nữ PTKT thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bến Tre theo quyết định của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bến Tre đã ban hành số 1100/QĐ-UBND ngày 28 tháng 6 năm 2013 về việc cấp phép hoạt động và công nhận điều lệ hoạt động với mục tiêu tổng thể của quỹ là “hướng tới bình đẳng về cơ hội tiếp cận dịch vụ tài chính và phi tài chính chất lượng cao và bền vững cho tất cả những hộ phụ nữ nghèo, phụ nữ có thu nhập thấp, phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở các vùng nghèo của tỉnh Bến Tre giúp họ có đủ năng lực để có thể nắm bắt và tận dụng các cơ hội nhằm phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống, tăng cường năng lực quản lý rủi ro, bảo vệ và cải thiện chất lượng cuộc sống cũng như vị thế người phụ nữ trong gia đình và xã hội”. Các sản phẩm vốn vay nhỏ, với cách thức trả dần mà Quỹ hỗ trợ phụ nữ PTKT đang cung cấp, rất cần thiết và phù hợp với hộ phụ nữ nghèo, hộ thu nhập thấp, hộ khó khăn của tỉnh Bến Tre. Qua phân tích, đánh giá tác động của tài chính vi mô thông qua Quỹ hỗ trợ phụ nữ PTKT tỉnh Bến Tre nhằm xác định tác động đối với các khía cạnh kinh tế, khía cạnh xã hội và tính bền vững của Quỹ có tác động tích cực đến hiệu quả kinh tế và nâng cao hiệu quả cho xã hội, góp phần vào việc hỗ trợ hộ phụ nữ nghèo từng bước giảm nghèo. Nghiên cứu này dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp của Quỹ hỗ trợ phụ nữ PTKT, Sở Lao động – thương binh và xã hội tỉnh Bến Tre, điểm khác biệt so với các nghiên cứu khác
  13. 2 là luận văn này sử dụng hình thức thống kê mô tả thông qua các báo cáo số liệu từ nguồn dữ liệu thứ cấp và kết quả phỏng vấn 216 khách hàng đang vay vốn của Quỹ, gồm cả phụ nữ, nam giới; đặc biệt là đại diện của những hộ nghèo, hộ khó khăn, hộ có phụ nữ làm chủ gia đình; lãnh đạo và cán bộ Quỹ (bán chuyên trách và chuyên trách), Ban phát triển các xã, cán bộ ấp và người dân/ khách hàng. Qua phân tích 200 phiếu (hợp lệ), có thể xác định một cách rõ ràng, cụ thể hiệu quả, tác động của Quỹ Hỗ trợ phụ nữ PTKT tỉnh Bến Tre đối với việc giảm nghèo cũng như những thay đổi của khách hàng từ khi vay vốn của Quỹ. Với tình hình thực tế của tỉnh Bến Tre nói riêng và Việt Nam nói chung; qua tham khảo, học hỏi từ những thành công của các tổ chức tài chính vi mô trên thế giới, từ đó đề xuất chính sách với các nhà hoạch định chính sách liên quan là nên có sự hỗ trợ nguồn lực ban đầu cho hoạt động của các tổ chức TCVM; nhanh chóng chuẩn hoá và đồng bộ cơ sở pháp lý liên quan đến vấn đề lãi suất trong hoạt động TCVM; Quan tâm kết hợp sử dụng những chính sách hỗ trợ gián tiếp như chính sách đầu tư, chính thu hút nguồn lực vào lĩnh vực TCVM; Kết hợp tài chính vi mô với các chương trình đào tạo, nâng cao năng lực và các chương trình tạo việc làm đa dạng; quan tâm chương trình tài chính vi mô bền vững hướng tới hiệu quả xã hội... nhằm nâng cao hiệu quả các tác động TCVM đến cuộc sống hộ phụ nữ nghèo nông thôn tỉnh Bến Tre.
  14. 3 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Vấn đề nghiên cứu Tài chính vi mô (TCVM) đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong công cuộc giảm nghèo và phát triển xã hội tại các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Tài chính vi mô áp dụng các cơ chế cung cấp mới và sản phẩm mới, được thiết kế để mở rộng tín dụng, tiết kiệm và các dịch vụ tài chính khác cho người nghèo, giúp họ giảm bớt tính dễ bị tổn thương, ổn định, tăng thu nhập và phát triển tài sản. Các nghiên cứu lý thuyết của Legerwood, 1999; ADB, 2000; Morduch and Haley, 2002; Khandker, 2003, cũng như các nghiên cứu thực nghiệm nổi tiếng tại Bangladesh (Grameen Bank), Indonesia (Bank RakyatIndonesia), Phillipines (CARD Bank), Bolivia (BalcoSol)… là bằng chứng thuyết phục cho vai trò của TCVM với phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển. Tài chính vi mô bền vững góp phần cho sự phát triển kinh tế cũng như công cuộc xóa đói giảm nghèo mà các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Để giúp người dân nói chung, phụ nữ tỉnh Bến Tre nói riêng giảm nghèo bền vững, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bến Tre thực hiện chương trình tài chính vi mô với nguồn vốn nhận ủy thác từ các tổ chức: Terre des Hommes - Thụy Sĩ, Tập đoàn Unilever, Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế IFAD. Đây là mô hình tín dụng cho vay theo phương thức tín chấp, cho vay trả dần gốc và lãi hàng tháng nên tốc độ quay vòng vốn nhanh, người trước trả nợ người sau được vay, do đó tuy số vốn ban đầu hạn chế song lại hỗ trợ được rất nhiều hộ nghèo nói chung, hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ nói riêng tiếp cận được vốn vay khi có nhu cầu, giúp cho họ biết cách làm ăn và tiết kiệm để tạo dựng tài sản gia đình, nâng cao vai trò, vị thế của phụ nữ trong gia đình và xã hội.
  15. 4 Ở Bến Tre có nhiều tổ chức quốc tế trợ giúp phát triển hệ thống tài chính vi mô cho khu vực nông thôn, nhưng chưa đánh giá được các tác động của nó và cần thiết để có những chính sách phù hợp. Vì vậy, xuất phát từ đặc trưng của thị trường tài chính vi mô tại Bến Tre và các tổ chức tham gia trên thị trường tài chính vi mô trong thời gian qua, nhằm làm rõ hơn những đóng góp quan trọng của hoạt động tài chính vi mô đối với hộ phụ nữ nghèo nông thôn tỉnh Bến Tre, trên cơ sở thực tiễn hoạt động tài chính vi mô ở Bến Tre, đề tài “Tác động của tài chính vi mô đối với cuộc sống các hộ phụ nữ nghèo nông thôn tỉnh Bến Tre” được lựa chọn để nghiên cứu. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Phân tích tác động của tài chính vi mô đối với cuộc sống các hộ phụ nữ nghèo nông thôn tỉnh Bến Tre. Việc nhận định tác động này sẽ giúp ích cho việc đưa ra các chính sách hỗ trợ hộ phụ nữ nghèo nông thôn tỉnh Bến Tre phát triển kinh tế. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định tác động của TCVM đối với các khía cạnh kinh tế về thu nhập, tài sản, tiết kiệm và các khía cạnh xã hội về việc làm, tăng tình đoàn kết, tự tin, nâng cao năng lực xã hội. - Phân tích tính bền vững về các khía cạnh nguồn lực con người, tài chính, thể chế của Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tỉnh Bến Tre có tác động đến giảm nghèo bền vững đối với các hộ phụ nữ nghèo nông thôn của tỉnh. - Đề xuất chính sách nhằm nâng cao hiệu quả tác động tài chính vi mô đến cuộc sống hộ phụ nữ nghèo nông thôn tỉnh Bến Tre. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu về mối liên hệ giữa tài chính vi mô và giảm nghèo tại tỉnh Bến Tre. Trước khi tiến hành đánh giá, phân tích tác động Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tỉnh Bến Tre đến vấn đề giảm nghèo.
  16. 5 Phỏng vấn 216 hộ đang vay vốn của Quỹ, 24 cán bộ Ban phát triển của 8 xã, 8 trưởng ấp, 28 cán bộ và lãnh đạo của 7 Phòng giao dịch, 5 cán bộ của văn phòng chính, 2 lãnh đạo từ Ban điều hành Quỹ. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động và tác động của Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế tỉnh Bến Tre và chính sách hỗ trợ hộ phụ nữ nghèo nông thôn tỉnh Bến Tre phát triển kinh tế. 1.4. Cấu trúc của nghiên cứu Tiếp theo chương 1 đã trình bày trên, chương 2 nêu lý thuyết trong đó nêu rõ khái niệm, vai trò của tài chính vi mô đối với kinh tế - xã hội, quan điểm và sự cần thiết của tính bền vững; đồng thời nêu một số kinh nghiệm và cách tiếp cận TCVM của các nước, một số mô hình tổ chức TCVM thành công các khu vực trên thế giới. Chương 3 nêu khung phân tích và phương pháp nghiên cứu, các dữ liệu thực hiện và nêu các nguồn tài liệu tham khảo của nghiên cứu. Chương 4 nêu tổng quan thực trạng và kết quả của nghiên cứu, sự tác động của TCVM đối với các hộ phụ nữ nghèo nông thôn tỉnh Bến Tre. Chương 5 là phần kết luận, các kiến nghị và gợi ý chính sách để giúp các hộ phụ nữ nghèo nông thôn tỉnh Bến Tre giảm nghèo bền vững dựa trên những phân tích lập luận của các chương trước và đúc kết lại nội dung nghiên cứu.
  17. 6 CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VÀ LƯỢC KHẢO NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 2.1. Lý thuyết liên quan 2.1.1. Khái niệm của tài chính vi mô (TCVM) Khái niệm về TCVM được rất nhiều nhà kinh tế và các tổ chức đưa ra. Theo Nhóm tư vấn hỗ trợ những người nghèo nhất (CGAP), thì “TCVM là việc cung cấp các dịch vụ tài chính cơ bản đáp ứng nhu cầu của người nghèo bao gồm: dịch vụ gửi tiết kiệm, tín dụng, lương hưu, chuyển tiền, bảo hiểm...”. Theo J.Ledgerwood, 1999 “TCVM là một phương pháp phát triển kinh tế thông qua các dịch vụ tài chính nhằm mang lại lợi ích cho dân cư có thu nhập thấp…tài chính vi mô bao gồm cả hai yếu tố: trung gian tài chính và trung gian xã hội”. Còn theo quan điểm của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB, 2000) “TCVM là việc cung cấp các dịch vụ tài chính như tiền gửi, cho vay, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và bảo hiểm cho người nghèo và hộ gia đình có thu nhập thấp hoạt động kinh doanh cá thể và các doanh nghiệp nhỏ của họ”. Tổng hợp những khái niệm trên ta có thể hiểu TCVM là việc cung cấp các dịch vụ tài chính cơ bản đáp ứng nhu cầu của người nghèo bao gồm: dịch vụ gửi tiết kiệm, tín dụng, lương hưu, chuyển tiền, bảo hiểm. Sự khác biệt giữa tài chính vi mô với tín dụng vi mô Theo Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu về Tín dụng vi mô tại Washington tháng 2 năm 1997: “Tín dụng vi mô là việc cung cấp các khoản vay quy mô nhỏ đến đối tượng người nghèo, với mục đích giúp những người thụ hưởng thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh để tạo lợi nhuận từ đó nâng cao chất lượng đời sống cho cả người vay vốn và gia đình của họ”. TCVM khác với tín dụng vi mô ở chỗ: TCVM đề cập đến các hoạt động cho vay, tiết kiệm, bảo hiểm, chuyển giao dịch vụ và các sản phẩm tài chính khác đến cho khách hàng có thu nhập thấp. Tín dụng vi mô chỉ đơn giản là một khoản cho vay nhỏ do ngân hàng hoặc một tổ chức nào đó cấp. Tín dụng vi mô thường dùng cho cá nhân vay, không cần tài sản thế chấp hoặc thông qua việc cho vay theo nhóm.
  18. 7 2.1.2. Quan điểm và sự cần thiết về tính bền vững Có nhiều quan điểm khác nhau về tính bền vững của tổ chức TCVM. Tính “bền vững” là “tồn tại lâu dài” (theo từ điển tiếng Việt). Phát triển bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng nhu cầu của thế hệ mai sau (UN, 1992). Sự bền vững của tổ chức là sự phát triển và cân bằng của 4 nhóm yếu tố: khách hàng, các quy trình nội bộ, đào tạo và nhân viên, và tài chính của tổ chức (Pau Niven, 2009). Theo Richard Beckhard1, phát triển bền vững một tổ chức nghĩa là “một nỗ lực để (1) lập kế hoạch, (2) mở rộng tổ chức, (3) quản lý từ cấp cao nhằm mục đích (4) tăng cường hiệu lực và sức mạnh của tổ chức thông qua (5) các công cụ can thiệp có tổ chức vào quá trình hoạt động của tổ chức, sử dụng kiến thức khoa học về hành vi” (Smith, 1998, tr.261). Theo Warren Bennis2, phát triển bền vững một tổ chức là một chiến lược phức tạp nhằm thay đổi quan điểm, niềm tin, giá trị, cấu trúc của tổ chức một cách lâu dài nhằm thích ứng với công nghệ mới, thị trường mới và những thách thức. Theo CGAP3, bền vững trong ngành TCVM có nghĩa là “năng lực của một tổ chức TCVM bù đắp được mọi chi phí và có lãi trong khi cung cấp được các dịch vụ tài chính cho cộng đồng dân nghèo”. Từ các quan điểm trên, tổ chức TCVM được coi như phát triển bền vững nếu duy trì được sự cân bằng giữa an toàn – sinh lời trong thời gian dài; phục vụ lợi ích của khách hàng; và gia tăng lợi ích cho cộng đồng, xã hội, môi trường. 1 Richard Beckhard là người đi tiên phong trong lĩnh vực phát triển tổ chức. Ông là người đã cùng sáng tạo ra Addison-Wesley Organization Development Series và khai sinh ra Organization Development Network năm 1967. Ông từng là giáo sư của trường Quản lý MIT Sloan thời kỳ 1963-1984. Nguồn: www.wikipedia.org cập nhật ngày 19/4/2007. 2 Warren Gameliel Bennis là một nhà nghiên cứu người Mỹ, chuyên gia về tổ chức và được giới nghiên cứu tôn vinh là người tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu về quản trị. Ông là giáo sư đại học, giáo sư danh dự và là chủ tịch sáng lập ra Viện Lãnh đạo, Đại học Nam California. Nguồn: www.wikipedia.org cập nhật ngày 19/4/2007. 3 Eric Duflos, 2013), “CGAP – Các thực tiễn tốt trên toàn cầu về chuyển đổi và tự vững”, Bài trình bày tại hội thảo “Sustainable Interest Rate Setting and Risk Management in Microfinance Institutions”, Hội thảo của IFC- TYM-VMFWG ngày 16/5/2013.
  19. 8 2.1.3. Khách hàng của TCVM Là khách hàng nghèo/ thu nhập thấp tại nông thôn và khu vực khó khăn, bị hạn chế khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính. + Là đối tượng không có tài sản thế chấp; sống tại khu vực nông thôn, vùng khó khăn. + Người nghèo, người thu nhập thấp; dễ bị tổn thương. + Trình độ hạn chế; thiếu kiến thức; thiếu kinh nghiệm kinh doanh. 2.1.4. Vai trò của tổ chức TCVM đối với kinh tế - xã hội Các tổ chức TCVM là thành tố và giữ vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn. Về khía cạnh tài chính, thông qua quá trình cung cấp các dịch vụ tài chính, các tổ chức TCVM thực hiện các chức năng quan trọng là (i) huy động tiết kiệm; (ii) tái phân bổ tiết kiệm cho đầu tư, và (iii) tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi thương mại hàng hóa và dịch vụ, trở thành một công cụ đắc lực để giảm nghèo đói và tăng thu nhập. Về khía cạnh xã hội, các tổ chức TCVM tạo ra cơ hội cho người dân ở nông thôn – nhất là người nghèo – tiếp cận được với dịch vụ tài chính, tăng cường sự tham gia của họ vào cuộc sống cộng đồng nói chung, tăng cường năng lực xã hội của họ. Tính bền vững của tổ chức TCVM cần thiết đối với cả tổ chức, khách hàng và xã hội Đối với tổ chức Tổ chức TCVM sẽ được bù đắp tất cả các chi phí (vận hành, tài chính, mất vốn) và có lãi, thay vì phải phụ thuộc vào tiền từ thiện hoặc trợ cấp của nhà nước. Điều này rất quan trọng vì không bao giờ đủ tiền tài trợ để phục vụ tất cả những người có nhu cầu tiếp cận được với dịch vụ tài chính và vì tiền tài trợ có thể được dùng cho các mục đích khác (Ví dụ, giúp những người rất nghèo thông qua các dịch vụ xã hội và trợ cấp). Nếu tổ chức TCVM không tự bền vững vốn tự có của tổ chức TCVM sẽ bị giảm dần để bù vào phần thua lỗ (trừ khi có các khoản cho, tặng thêm để bù đắp cho các
  20. 9 khoản này). Như vậy, sẽ có ít vốn hơn để cho người nghèo được vay và tổ chức TCVM có thể gặp khó khăn trong phát triển dài hạn. Sự bền vững của tổ chức TCVM là đảm bảo khả năng huy động vốn của tổ chức, đặc biệt là vấn đề huy động tiền gửi nhằm có nguồn vốn bền vững hơn, ít phụ thuộc vào nguồn tài trợ; và tổ chức TCVM thực hiện quản lý, kiểm soát và phát triển sở hữu có hiệu quả hơn. Đối với khách hàng Sự bền vững của tổ chức TCVM đảm bảo tính liên tục của các dịch vụ TCVM (tín dụng, tiết kiệm, chuyển tiền…) được cung cấp, từ đó giúp hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sự phát triển của khách hàng tốt hơn. Điều này hết sức quan trọng vì người nghèo, cũng như tất cả mọi người, cần được tiếp cận một cách ổn định các dịch vụ tài chính. Sự liên tục của các dịch vụ TCVM giúp khách hàng tiếp cận được vốn vay liên tục để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh; khách hàng tiết kiệm liên tục và ổn định; khách hàng được học hỏi các kinh nghiệm quản lý tài chính cá nhân hỗ trợ cuộc sống tốt hơn. Từ đó, sự tin tưởng và gắn kết của khách hàng đối với tổ chức tăng lên, khách hàng thu được nhiều lợi ích hơn từ các dịch vụ bổ sung như nâng cao năng lực, hòa nhập xã hội. Khách hàng được tiếp cận liên tục với các dịch vụ tài chính mà họ cần. Đối với xã hội Tính bền vững của tổ chức TCVM giúp đảm bảo tổ chức TCVM thực hiện lâu dài và bền vững các trách nhiệm của tổ chức đối với xã hội và môi trường trên các giác độ: Góp phần gìn giữ môi trường xã hội lành mạnh; Có ý thức về những tác động trong hoạt động của mình đến môi trường tự nhiên, môi trường văn hóa; và với sự hỗ trợ và bảo vệ của các nhà tài trợ - các nhà đầu tư, những người muốn tạo sự khác biệt bằng cách đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng đến các thế hệ tương lai.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2