intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận văn thạc sĩ Kinh tế: Tác động của tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi của các công ty ngành hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

21
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu này chỉ xem xét tác động của thanh khoản lên tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp trong một ngành để tránh bị rơi vào tình trạng bị chệch dữ liệu và bị các yếu tố mang tính đặc thù riêng của từng ngành ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận văn thạc sĩ Kinh tế: Tác động của tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi của các công ty ngành hàng tiêu dùng trên thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------- PHAN CÔNG TUẤT TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH THANH KHOẢN ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG TRÊN TTCK VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ------------- PHAN CÔNG TUẤT TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH THANH KHOẢN ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG TRÊN TTCK VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN NGỌC ĐỊNH TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014
  3. LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Ngọc Định, thầy đã hướng dẫn rất tận tình, đóng góp nhiều ý kiến quý báu cũng như động viên giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn đến tất cả các thầy cô vì những kiến thức cũng như kinh nghiệm từ những bài giảng mà các thầy cô đã truyền đạt trong quá trình học tập tại trường Đại học Kinh tế TPHCM. Tác giả Phan Công Tuất
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ kinh tế “TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH THANH KHOẢN ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG TRÊN TTCK VIỆT NAM ” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu trong luận văn là số liệu trung thực. Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2013 PHAN CÔNG TUẤT Học viên cao học khóa 19 Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Trƣờng Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
  5. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU TÓM TẮT ..................................................................................................................1 CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI........................................................................2 CHƢƠNG 2. BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH THANH KHOẢN ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÔNG TY ...............................................................................................................................5 2.1. Các nghiên cứu trước đây về tác động của tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi của công ty. ........................................................................................................5 2.2. Tổng kết các nghiên cứu đã thực hiện trước đây về tác động của thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi. .....................................................................................12 CHƢƠNG 3. DỮ LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................15 3.1. Dữ liệu .........................................................................................................15 3.2. Mô hình hồi quy ..........................................................................................15 3.3. Các biến trong mô hình ...............................................................................16 3.3.1. Biến phụ thuộc - Tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư (ROI) ..................16 3.3.2. Biến độc lập .......................................................................................17 3.4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................21 3.4.1. Các giả thuyết của phương pháp OLS:..............................................21 3.4.2. Các kiểm định của mô hình hồi quy ..................................................22 3.4.2.1. Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến ............................................22 3.4.2.2. Kiểm định hiện tượng phương sai thay đổi ...................................23 3.4.2.3. Kiểm định hiện tượng tự tương quan ............................................25
  6. 3.4.2.4. Mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên REM và mô hình hiệu ứng cố định FEM ....................................................................................................... 26 3.5. Giả thuyết của bài nghiên cứu .................................................................... 26 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ HỒI QUY VÀ THẢO LUẬN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH THANH KHOẢN ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC CÔNG TY NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM ..................................................... 27 4.1. Thống kê mô tả các biến: ............................................................................ 27 4.2. Phân tích hồi quy ........................................................................................ 32 4.2.1. Kết quả hồi quy theo mô hình Pooled OLS được trình bày trong bảng sau: .......................................................................................................... 32 4.2.2. Kết quả kiểm định giữa các biến ...................................................... 34 4.2.2.1. Kiểm định đa cộng tuyến .............................................................. 34 4.2.2.2. Kiểm định tự tương quan .............................................................. 38 4.2.2.3. Kiểm định phương sai thay đổi ..................................................... 39 4.2.2.4. Kiểm định Hausman Test và kết quả mô hình FEM .................... 40 4.3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................ 44 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN ...................................................................................... 46 5.1. Kết quả nghiên cứu ..................................................................................... 46 5.2. Hạn chế của đề tài ....................................................................................... 47 5.3. Hướng nghiên cứu tiếp theo ....................................................................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 48 Phụ lục ..................................................................................................................... 51
  7. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Định nghĩa CTCP Công ty cổ phần FEM Fixed Effect Model HOSE Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội REM Random Effect Model S.E Độ lệch chuẩn
  8. DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH Hình 4.1: Giá trị trung bình các chỉ số đại diện cho tình trạng thanh khoản của các công ty hàng tiêu dùng trong giai đoạn 2007-2012.................................................. 29 Hình 4.2: Giá trị trung bình các chỉ số đại diện cho tình trạng khả năng thanh toán của các công ty hàng tiêu dùng trong giai đoạn 2007-2012. .................................... 30 Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện giá trị trung bình của các biến ITR, CTR và DTR của các công ty hàng tiêu dùng trong giai đoạn 2007-2012.................................................. 31 Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi của ROI trong giai đoạn 2007-2012 của các công ty hàng tiêu dùng Việt Nam............................................................................. 31 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 4.1. Thống kê mô tả các biến .......................................................................... 27 Bảng 4.2. Kết quả hồi quy theo mô hình Pooled OLS ............................................. 33 Bảng 4.3. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến .................................................. 34 Bảng 4.4. Kết quả VIF theo hồi quy phụ ................................................................. 35 Bảng 4.5. Kiểm định Wald về sự phù hợp của biến CR .......................................... 36 Bảng 4.6. Kiểm định Wald về sự phù hợp của biến QR .......................................... 36 Bảng 4.7. Kết quả hồi quy mới không có biến CR .................................................. 37 Bảng 4.8. Kết quả VIF theo hồi quy phụ mô hình hồi quy không có biến CR ........ 38 Bảng 4.9. Kết quả hồi quy kiểm định tự tương quan ............................................... 39 Bảng 4.10. Kết quả hồi quy kiểm định phương sai thay đổi .................................... 40 Bảng 4.11. Kết quả hồi quy theo mô hình REM ...................................................... 41 Bảng 4.12. Kết quả hồi quy theo mô hình FEM ...................................................... 42 Bảng 4.13. Kiểm định Hausman Test ...................................................................... 43
  9. 1 TÓM TẮT Nghiên cứu này được xây dựng dựa trên dữ liệu của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành sản xuất kinh doanh Hàng tiêu dùng tại Việt Nam trong giai đoạn 2007 đến 2012, được niêm yết trên sàn HOSE và HNX với mục đích nhằm xem xét tác động của tính thanh khoản đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành hàng này ở Việt Nam. Trong quá trình phân tích, bài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp hồi quy Pooled OLS và tiến hành các kiểm định cần thiết như kiểm định đa cộng tuyến, phương sai thay đổi cũng như hiện tượng tự tương quan. Bên cạnh việc hồi quy theo mô hình Pooled OLS, bài nghiên cứu còn thực hiện kiểm định Hausman Test để lựa chọn mô hình hồi quy nào là phù hợp hơn giữa mô hình hiệu ứng cố định (FEM) và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM). Kết quả cho thấy có sự tồn tại tác động của tính thanh khoản đến khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp, thông qua chỉ số ROI. Cụ thể, tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (DER) và vòng quay khoản phải trả (DTR) có mối tương quan dương với tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng ban đầu, kết quả thực nghiệm cho thấy khả năng thanh toán nhanh (QR) của các doanh nghiệp sản xuất Hàng tiêu dùng ở Việt Nam có mối tương quan âm với tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải duy trì khả năng thanh khoản ở mức thích hợp để mang lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp, cổ đông và các bên liên quan. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn xem xét sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vừa qua với đỉnh điểm vào năm 2008 trong mối quan hệ giữa tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp. Từ khoá : Thanh khoản, tỷ suất sinh lợi, sự đánh đổi giữa tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi, quyết định đầu tư của doanh nghiệp.
  10. 2 CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1.1. Lý do chọn đề tài Mục tiêu trong vấn đề thanh khoản của từng nhóm ngành là khác nhau do những đặc điểm riêng của từng nhóm ngành. Do đó, việc đi sâu vào nghiên cứu để xem xét tác động của tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp trong từng nhóm ngành là một điều cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay của nền kinh tế Việt Nam, khi mà các doanh nghiệp đang phải đối mặt với rất nhiều bất ổn về tình hình tài chính, trong đó có vấn đề thanh khoản. Việc tìm hiểu rõ tác động của tính thanh khoản đối với tỷ suất sinh lợi sẽ giúp các doanh nghiệp trong việc xây dựng và thực hiện chính sách quản trị thanh khoản, giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh và sử dụng vốn đầu tư bởi vì luôn có một sự đánh đổi giữa mục tiêu thanh khoản và mục tiêu sinh lợi. Bài nghiên cứu này được thực hiện nhằm đi sâu vào phân tích tìm ra tác động cụ thể cũng như một mức đánh đổi hợp lý giữa mục tiêu thanh khoản và mục tiêu sinh lợi của các doanh nghiệp thuộc ngành Hàng tiêu dùng ở Việt Nam. Việc lựa chọn ngành Hàng tiêu dùng là do trong giai đoạn khủng hoảng này, ngành Hàng tiêu dùng là một trong những ngành ít bị ảnh hưởng nhất, dẫn đến việc điều chỉnh chính sách thanh khoản ở các doanh nghiệp với biên độ không quá lớn và ít bị chệch hơn. Ngoài ra, việc lựa chọn ngành Hàng tiêu dùng để thực hiện nghiên cứu này là do những ảnh hưởng của ngành Hàng tiêu dùng Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Có khá nhiều vụ mua bán, sáp nhập được diễn ra trong ngành trong giai đoạn hiện nay mà một phần là do yêu cầu tăng trưởng của ngành, một phần là do các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế, gây áp lực lên khả năng trả nợ vay, làm giảm khả năng thanh khoản dẫn đến bị các doanh nghiệp lớn hơn tiến hành thâu tóm. Đây là một vấn đề nóng hiện nay khi có ngày càng nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam rơi vào tình trạng phải tái cơ cấu lại toàn bộ doanh nghiệp hay thậm chí đứng trước nguy cơ phá sản.
  11. 3 1.2. Mục tiêu và các vấn đề nghiên cứu Bài nghiên cứu nhằm kiểm định tác động của tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp ngành Hàng tiêu dùng ở Việt Nam trong 6 năm, giai đoạn 2007-2012. Ở đây, bài nghiên cứu này chỉ xem xét tác động của thanh khoản lên tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp trong một ngành để tránh bị rơi vào tình trạng bị chệch dữ liệu và bị các yếu tố mang tính đặc thù riêng của từng ngành ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. Cụ thể, bài nghiên cứu này tiến hành giải quyết các vấn đề sau:  Thứ nhất, Liệu có tồn tại tác động của tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp trong ngành Hàng tiêu dùng ở Việt Nam hay không?  Thứ hai, Nếu có tồn tại tác động này thì sự đánh đổi giữa tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi trong doanh nghiệp là như thế nào? 1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu Dữ liệu bao gồm 378 quan sát được thu thập từ 63 doanh nghiệp thuộc ngành Hàng tiêu dùng ở Việt Nam trong giai đoạn 2007-2012. Bài nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồi quy Pooled OLS với bộ dữ liệu bảng1 kết hợp hồi quy theo mô hình REM và FEM. Các thao tác phân tích đều chạy trên Excel và Eview 6. Bài nghiên cứu này bao gồm biến phụ thuộc: tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp được đại diện bằng tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư (ROI) và các biến độc lập bao gồm: tỷ số khả năng thanh toán hiện hành (CR), tỷ số khả năng thanh toán nhanh (QR), tỷ số khả năng thanh toán bằng tiền mặt (SQR), tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (DER), tỷ số khả năng thanh toán lãi vay (ICR), vòng quay hàng tồn kho (ITR), vòng quay các khoản phải trả (DTR), vòng quay các khoản phải thu (CTR). 1.4. Bố cục bài nghiên cứu Bài nghiên cứu được chia thành 5 chương chính như sau: 1 Dữ liệu bảng: là kiểu dữ liệu kết hợp hai kiểu dữ liệu chéo và dữ liệu chuỗi thời gian.
  12. 4 Chương 1: Giới thiệu đề tài. Trong chương này, bài nghiên cứu trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu cũng như tổng quan về phương pháp hồi quy, nguồn dữ liệu và các biến trong mô hình. Chương 2: Bằng chứng thực nghiệm trên thế giới về tác động của tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp. Trong chương này, bài nghiên cứu trình bày tổng quan một số nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới trước đây về đề tài tác động của tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp. Chương 3: Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu. Chương này sẽ trình bày cụ thể về mô hình hồi quy, các kiểm định của mô hình, nguồn và cách lấy dữ liệu cũng như định nghĩa về các biến và đưa ra các giả thiết trong bài. Chương 4: Kết quả hồi quy và thảo luận về tác động của tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp ngành Hàng tiêu dùng ở Việt Nam. Chương này trình bày kết quả thống kê mô tả các biến, phân tích tương quan giữa các biến, đưa ra kết quả hồi quy và thảo luận các kết quả hồi quy. Chương 5: Kết luận. Chương này sẽ tóm tắt tất cả các kết quả nghiên cứu, trình bày những hạn chế và đưa ra đề xuất cho những nghiên cứu tiếp theo.
  13. 5 CHƢƠNG 2. BẰNG CHỨNG THỰC NGHIỆM TRÊN THẾ GIỚI VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TÍNH THANH KHOẢN ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÔNG TY 2.1. Các nghiên cứu trƣớc đây về tác động của tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi của công ty. Mối quan hệ giữa tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi đã được đề cập đến trong nhiều bài nghiên cứu trước đây. Bởi vì, tính thanh khoản đảm bảo cho sự tồn tại trong ngắn hạn còn tỷ suất sinh lợi đảm bảo cho một sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp. Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để xem xét mối quan hệ này, nhưng chỉ xoay quanh hai trường phái tư tưởng khác nhau. Một trường phái cho rằng việc duy trì một mức thanh khoản cao không phải là một nhân tố nâng cao tỷ suất sinh lợi và có thể còn tồn tại một mối tương quan âm giữa chúng. Ngược lại, một trường phái tư tưởng khác lại cho rằng đầu tư vào tài sản ngắn hạn, hay nói cách khác đảm bảo thanh khoản cao là một trong những nhân tố giúp nâng cao tỷ suất sinh lợi nếu như có thể đảm bảo lượng tài sản ngắn hạn, nợ ngắn hạn,… trong thực tế giống như trong các lý thuyết phân tích. Bài nghiên cứu này sẽ trình bày tổng quan một số bằng chứng thực nghiệm trên thế giới về tác động của tính thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp. Đầu tiên, năm 1996, Rafuse, M.E trong bài nghiên cứu “Working Capital Management: An Urgent Need to Refocus” cho rằng việc cố gắng cải thiện lượng vốn ngắn hạn để trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ với các chủ nợ có thể gây ra tác động gián tiếp làm giảm tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp và tác động xấu đến nền kinh tế nói chung. Trong bài nghiên cứu này, tác giả kêu gọi các tổ chức tìm kiếm các chiến lược làm giảm vốn ngắn hạn để tập trung vào các chiến lược quản lý cổ phiếu dựa trên kỹ thuật “chuỗi tự cung ứng”. Ông là một trong những người đầu tiên có những nghiên cứu trực tiếp về tác động của thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi.
  14. 6 Tiếp theo, vào năm 1997, trong bài nghiên cứu “Measuring Association between Working Capital and Return on Investment”, Smith và các cộng sự đã nêu lên rằng tỷ suất sinh lợi và tính thanh khoản là những mục tiêu nổi bật của việc quản lý tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Vấn đề phát sinh ở đây là tối ưu hóa tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp có thể đe dọa nghiêm trọng đến tính thanh khoản của doanh nghiệp, và nếu theo đuổi tính thanh khoản thì có thể dẫn đến sự pha loãng vốn đầu tư, gián tiếp làm giảm tỷ suất sinh lợi. Vấn đề được tác giả nghiên cứu dựa trên bộ dữ liệu của các doanh nghiệp công nghiệp được liệt kê trên thị trường chứng khoán Johannesbeurg – Nam Phi để kiểm chứng có tồn tại hay không một mối quan hệ giữa tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi. Kết quả cho thấy rằng tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi có tương quan âm và các chỉ số đại diện cho thanh khoản có mối quan hệ đáng kể với tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư - ROI. Năm 2004, P. C. Narware, trong đề tài “Working capital and profitability – An empirical analysis” cho rằng cần thiết phải nghiên cứu vai trò của tài sản ngắn hạn trong quá trình tạo ra tài sản, nâng cao tỷ suất sinh lợi. Ông đưa ra lập luận rằng khá nhiều doanh nghiệp quá chú tâm vào lượng vốn đầu tư trong quá trình tạo ra tỷ suất sinh lợi mà bỏ quên mất một vai trò không nhỏ của tài sản ngắn hạn. Nghiên cứu này xem xét tác động của tài sản ngắn hạn lên tỷ suất sinh lợi ở một doanh nghiệp, để giúp nhà quản trị đưa ra quyết định lựa chọn giữa tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi với các quyết định về yêu cầu vốn hoạt động. Bài nghiên cứu đã trình bày kết quả của nghiên cứu trên các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong khoảng thời gian 1990-1991 đến 1999-2000, sử dụng các phương pháp hồi quy và xem xét tương quan giữa tỷ suất sinh lợi (ROI) với tỷ lệ tài sản ngắn hạn. Kết quả cho thấy có một mối tương quan âm giữa các biến được xem xét và đã đưa ra kết luận rằng sự gia tăng tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp tương ứng với một sự sụt giảm tài sản ngắn hạn nhưng với tỷ lệ nhỏ hơn. Năm 2007, Garcia-Teruel và Martinez-Solano trong tác phẩm “Effects of working capital management on SME profitability” đã nghiên cứu những tác động của việc quản lý tài sản ngắn hạn đến tỷ suất sinh lợi của một mẫu gồm các doanh
  15. 7 nghiệp vừa và nhỏ ở Tây Ban Nha. Họ nhận thấy các nhà quản lý có thể tạo ra giá trị bằng cách giảm hàng tồn kho và vòng quay hàng tồn kho. Hơn nữa, việc rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt cũng cải thiện tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp. Việc rút ngắn chu kỳ chuyển đổi tiền mặt làm gia tăng tính thanh khoản của doanh nghiệp. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc gia tăng thanh khoản cũng có tác động cải thiện tỷ suất sinh lợi ở các doanh nghiệp được nghiên cứu. Cũng trong năm 2007, một nghiên cứu đáng chú ý khác của Raheman, A. & Nasr, M. là “Working capital management and profitability – case of Pakistani firms” đã được thực hiện trên 94 doanh nghiệp được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Karachi (Pakistan) trong khoảng thời gian 6 năm từ 1999 đến 2004. Ngoài các biến quen thuộc khi nghiên cứu tính thanh khoản của các doanh nghiệp, tác giả còn đưa thêm biến tài sản tài chính và biến đại diện cho quy mô doanh nghiệp vào phương trình hồi quy của mình; cùng với các phân tích tương quan và hồi quy dữ liệu bảng đã cho thấy một mối tương quan âm mạnh mẽ giữa thanh khoản và tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp được phân tích. Đặc biệt biến tỷ lệ nợ và biến chu kỳ chuyển đổi tiền mặt có tương quan âm khá lớn với biến tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp. Năm 2008, Samiloglu, F. and Demirgunes, K. trong bài nghiên cứu “The Effect of Working Capital Management on Firm Profitability: Evidence from Turkey” cũng cho rằng các doanh nghiệp nên thiết lập một sự cân bằng giữa tỷ suất sinh lợi và rủi ro khi nói đến việc quản lý tài sản ngắn hạn. Bài viết đem đến những bằng chứng thực nghiệm cụ thể về tác động của hoạt động quản lý tài sản ngắn hạn trên tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp được lựa chọn trên sàn giao dịch chứng khoán Istanbul trong giai đoạn 2005-2008. Kết quả cho thấy ảnh hưởng rõ ràng của việc quản lý tài sản ngắn hạn đến tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp được nghiên cứu. Các doanh nghiệp cần tập trung vào chu kỳ chuyển đổi tiền mặt có nguồn gốc từ số ngày các khoản nợ phải trả, số ngày phải thu và số vòng quay hàng tồn kho.
  16. 8 Năm 2008, trong bài nghiên cứu “Working Capital and Profitability: An Empirical Analysis of Their Relationship with Reference to Selected Companies in Indian Pharmaceutical Industry”, Chakraborty đã chứng minh tác động đáng kể của chính sách quản lý tài sản ngắn hạn đến tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp trong ngành và cho rằng việc nắm giữ một lượng tài sản ngắn hạn phụ thuộc vào đặc điểm riêng của các doanh nghiệp trong ngành. Một mối tương quan dương đã được tìm thấy giữa tài sản ngắn hạn và các hoạt động tài chính của các doanh nghiệp dược phẩm ở Ấn Độ. Bài nghiên cứu sử dụng biến ROCE để đại diện cho tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp và đặc biệt quan tâm đến tác động của thuế trong mối quan hệ được nghiên cứu. Bài nghiên cứu đánh giá mối quan hệ của lượng tài sản ngắn hạn và tỷ suất sinh lợi của 25 doanh nghiệp được lựa chọn trong ngành Dược phẩm Ấn Độ trong giai đoạn 1996-1997 đến 2007-2008. Năm 2009, trong bài nghiên cứu “Impact of liquidity management on profitability: A study of the adaptation of liquidity strategies in a financial crisis” của Sanna Lamberg và Sandra Vålming, các tác giả đã xem xét cách thức mà doanh nghiệp sử dụng để điều chỉnh chiến lược quản lý tính thanh khoản của họ trước khi cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu lan rộng trên toàn thế giới. Trong thời gian này, khi các nền kinh tế đang phải đối mặt với nhiều bất ổn cũng như là những hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính, các tác giả đã thực hiện nghiên cứu này để làm sáng tỏ các vấn đề sau:  Thứ nhất, liệu rằng chiến lược quản lý tính thanh khoản một cách chủ động có tác động tích cực đến tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp trong giai đoạn bất ổn kinh tế hay không?  Thứ hai, liệu rằng tầm quan trọng của các tỷ số chính trong việc đo lường tính thanh khoản có thay đổi trong thời gian này hay không?  Cuối cùng, bài nghiên cứu còn xem xét xem sự thay đổi của chiến lược quản lý tính thanh khoản có liên quan đến tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp tính bằng lợi nhuận trên tài sản (ROA) hay không?
  17. 9 Mẫu dữ liệu bao gồm các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Stockholm. Kết quả cho thấy sự thích nghi của các chiến lược quản trị tính thanh khoản không có tác động đáng kể đến ROA. Tuy nhiên, việc gia tăng sử dụng các dự báo về tính thanh khoản và việc tài trợ ngắn hạn trong giai đoạn khủng hoảng tài chính thì có tương quan dương với ROA. Hơn nữa, bài nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của các tỷ số tài chính trong việc đo lường tính thanh khoản của doanh nghiệp không thay đổi giữa các thời điểm nghiên cứu. Tác giả cho rằng việc theo dõi và dự báo thường xuyên hơn về mức độ thanh khoản và thực hiện đầu tư ngắn hạn có thể tạo ra tỷ suất sinh lợi cao hơn. Năm 2011, trong đề tài nghiên cứu “Impacts of liquidity ratios on profitability”, Qasim Saleem và Ramiz Ur Rezhman cho rằng tính thanh khoản có tác động đến tỷ suất sinh lợi, cụ thể hơn là các tỷ số đại diện cho khả năng thanh khoản của doanh nghiệp như tỷ số thanh toán hiện hành (CR), tỷ số thanh toán nhanh (QR) hay tỷ số phản ánh khả năng chuyển đổi tiền mặt (LR) có ảnh hưởng tích cực đến tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA), tuy nhiên ảnh hưởng không đáng kể lên ROI. Và ngoài ra, còn tồn tại một mối tương quan âm giữa thanh khoản và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE). Kết quả này có được khi các tác giả tiến hành phân tích tương quan và hồi quy trên dữ liệu của 26 doanh nghiệp Dầu khí Pakistan. Bài nghiên cứu này là một trong những nỗ lực đầu tiên của Pakistan trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa thanh khoản và tỷ suất sinh lợi. Tuy còn hạn chế ở dữ liệu khi nghiên cứu này chỉ được thực hiện trong 5 năm, từ 2007-2011 với 26 doanh nghiệp nhưng cũng đã khẳng định được có mối quan hệ giữa thanh khoản và tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp được nghiên cứu. Năm 2012, trong bài nghiên cứu “Trade-off between liquidity & profitability: A study of selected manufacturing firms in Sri-Lanka” của J. Aloy Niresh, tác giả đã nghiên cứu sự đánh đổi giữa tính thanh khoản và lợi nhuận của các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất của Sri-Lanka. Mẫu dữ liệu bao gồm 31 doanh nghiệp sản xuất ở Sri-Lanka trong giai đoạn 2007-2011. Bài nghiên cứu tập trung giải quyết các vấn đề sau:
  18. 10  Thứ nhất, bài nghiên cứu xác định tính chất và mức độ của mối quan hệ giữa tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp sản xuất ở Sri- Lanka trong giai đoạn 2007-2012.  Thứ hai, bài nghiên cứu tìm hiểu xem liệu có yếu tố nào khác ảnh hưởng mạnh hơn đến tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp so với tính thanh khoản hay không?  Cuối cùng, bài nghiên cứu cung cấp các khuyến nghị về chính sách quản lý phù hợp đối với các doanh nghiệp sản xuất ở Sri-Lanka. Những phát hiện chính của bài nghiên cứu cho thấy các biến tỷ số thanh toán nhanh, tỷ số thanh toán hiện hành có mối tương quan âm với tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp sản xuất ở Sri-Lanka. Tuy nhiên, mối tương quan này không có giá trị về mặt thống kê giữa tất cả các biến độc lập và biến phụ thuộc sử dụng mô hình hồi quy. Do đó không tồn tại mối quan hệ có ý nghĩa giữa tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi trong số các doanh nghiệp sản xuất ở Sri-Lanka. Năm 2012, các tác giả OWOLABI, Sunday Ajao & OBIDA, Solomon Small trong bài nghiên cứu “Liquidity Management and Corporate Profitability: Case Study of Selected Manufacturing Companies Listed on Nigerian Stock Exchange” cho rằng việc quản lý tính thanh khoản có trong các chính sách tín dụng của doanh nghiệp thông qua việc quản lý dòng tiền mặt và chu trình chuyển đổi tiền mặt, điều này có tác động đáng kể đến tỷ suất sinh lợi doanh nghiệp. Và có kết luận rằng, các nhà quản lý có thể tăng tỷ suất sinh lợi bằng cách hoạt động kinh doanh ở nơi có chính sách tín dụng tốt, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt ngắn và thủ tục quản lý hiệu quả. Công trình nghiên cứu này đo lường mối quan hệ giữa quản lý thanh khoản và tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp bằng việc sử dụng các dữ liệu từ các doanh nghiệp Sản xuất được lựa chọn niêm yết trên sàn chứng khoán Nigeria. Các tác giả đã sử dụng phân tích mô tả và phân tích tương quan để thực hiện bài nghiên cứu. Cũng trong năm 2012, trong bài nghiên cứu “Profitability or Liquidity: Influcencing the Market Value. The Case of Poland”, Monika Bolek và Rafal
  19. 11 Wolski đã cho thấy điểm quan trọng trong việc quản lý tính thanh khoản tốt. Các tác giả tập trung nghiên cứu trên các cấp độ của tính thanh khoản là tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các khoản phải trả. Trong nghiên cứu này, tác giả còn chứng minh rằng việc duy trì tính thanh khoản của các doanh nghiệp thể hiện những dấu hiệu trên thị trường. Khi thanh khoản trên thị trường ở mức cao, sẽ dẫn đến độ linh hoạt của doanh nghiệp cao hơn và làm gia tăng tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp. Qua việc nghiên cứu các doanh nghiệp trên sàn chứng khoán Ba Lan, các tác giả đã tìm được bằng chứng cho một mối tương quan dương giữa thanh khoản và tỷ suất sinh lợi. Trong bài này biến đại diện cho tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp là ROE. Năm 2012, nghiên cứu của Bhunia trong bài “The impact of Liquidity on Profitability: A case Study of FMCG Companies in India” xem xét tác động của thanh khoản trên tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp Hàng tiêu dùng nhanh tại Ấn Độ. Nghiên cứu này được dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ cơ sở dữ liệu CMIE cho giai đoạn 2001 đến 2010. Kết quả cho thấy có tồn tại một mối quan hệ giữa các biến đại diện cho việc quản lý tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp. Tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi các doanh nghiệp được nghiên cứu trong mối tương quan dương với nhau, hay nói cách khác là tồn tại một mối quan hệ đồng biến giữa thanh khoản và tỷ suất sinh lợi doanh nghiệp ở một mức độ nào đó. Tác giả cũng nhấn mạnh đến việc các doanh nghiệp nên quan tâm nhiều hơn đến hàng tồn kho và các khoản phải thu, đây là hai biến có tương quan cao với tỷ suất sinh lợi doanh nghiệp. Năm 2013, trong bài nghiên cứu “The Relationship between Liquidity and Profitability of Listed Banks in Ghana” của Victor Curtis Lartey, Samuel Antwi, và Eric Kofi Boadi, các tác giả đã tìm hiểu mối quan hệ giữa tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng được niêm yết trên sàn chứng khoán Ghana trong giai đoạn 2005-2010. Dữ liệu từ các báo cáo tài chính của 7 trong số 9 ngân hàng niêm yết đã được thu thập và sử dụng. Có thể thấy rằng trong giai đoạn 2005-2010, khả năng thanh khoản và lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết đã giảm. Một lần
  20. 12 nữa, bài nghiên cứu cũng đã tìm thấy được rằng có tồn tại một mối tương quan dương giữa tính thanh khoản và lợi nhuận của các ngân hàng niêm yết ở Ghana mặc dù mối tương quan này khá yếu. Cũng trong năm 2013, trong bài nghiên cứu “Liquidity Management and Profitability of Manufacturing Companies in Nigeria”, các tác giả Ben-Caleb, Egbide Olubukunola, Uwuigbe, Uwuigbe và Uwalomwa đã cho rằng tính thanh khoản và việc quản lý tính thanh khoản sẽ quyết định mức độ tăng trưởng và lợi nhuận của một doanh nghiệp. Điều này có thể do thiếu hụt khả năng thanh khoản hoặc cũng có thể do dư thừa khả năng thanh khoản và cả hai trường hợp đều có thể gây ảnh hưởng đến các hoạt động của doanh nghiệp. Mục tiêu chính của nghiên cứu này là xem xét mối quan hệ giữa tính thanh khoản và tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp sản xuất ở Nigeria. Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ 30 doanh nghiệp sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Nigeria trong giai đoạn 2006-2010. Kết quả cho thấy tỷ số thanh toán nhanh và tỷ số khả năng thanh toán hiện hành có mối tương quan dương với tỷ suất sinh lợi trong khi chu kỳ chuyển đổi tiền mặt có mối tương quan âm với tỷ suất sinh lợi của các doanh nghiệp sản xuất tại Nigeria. 2.2. Tổng kết các nghiên cứu đã thực hiện trƣớc đây về tác động của thanh khoản đến tỷ suất sinh lợi. Các bài nghiên cứu đã được thực hiện về đề tài tác động của thanh khoản lên tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp đều xoay quanh hai quan điểm chính. Một là, tính thanh khoản không có tác động đến tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp hoặc nếu có thì chỉ là tác động tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi doanh nghiệp. Hai là, thanh khoản có một tác động tích cực và hỗn hợp đến tỷ suất sinh lợi doanh nghiệp. Tác động tích cực ở đây là tác động làm gia tăng tỷ suất sinh lợi doanh nghiệp và tác động tiêu cực là tác động làm sụt giảm tỷ suất sinh lợi doanh nghiệp, tác động hỗn hợp bao gồm cả 2 tác động trên. Các bài nghiên cứu trước đây cũng tập trung khá nhiều vào tác động của từng biến kinh tế đại diện cho thanh khoản có tác động như thế nào đến tỷ suất sinh lợi. Các biến tỷ số thanh toán hiện hành và tỷ số thanh toán nhanh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2